Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

2 MÁY BAY SU22 CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM VÀ CHẠM NHAU, HAI PHI CÔNG NHẢY DÙ

Hai máy bay SU - 22 rơi ở khu vực gần đảo Phú Quý

Hình minh họa. (Nguồn: Adrian Pingstone)
Tiếp tục cập nhật

Theo nguồn tin của phóng viên VietnamPlus, vào khoảng 11 giờ 30 phút trưa nay (16/4), tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay quân sự SU 22 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom theo kế hoạch. Đột nhiên, toàn bộ tín hiệu của 2 máy bay này bị mất.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng tìm kiếm đã được đưa ra biển, bao gồm một máy bay MI bay trên không và tàu rà soát ở dưới biển.

Vào thời điểm tìm kiếm lần 1 vào buổi trưa nay, 16/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy một phần dù. Tiếp đó, chiều cùng ngày, nguồn tin của VietnamPlus cho hay đã thấy 3 thùng dầu phụ của 2 máy bay trên. 

Theo đánh giá từ phía nguồn tin, nhiều khả năng cả hai đã chìm xuống biển. Địa điểm tìm kiếm là cách đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.

Thời điểm hiện tại, phía Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia cho hay vẫn chưa nhận được thông tin và sẽ cho kiểm tra.

Hiện chưa có thông tin thương vong về người trong vụ việc trên.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 LẠI ĐI VÀO BIỂN ĐÔNG

Giàn khoan Hải Dương 981 lại đi vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn thành tác nghiệp ở Vịnh Bengal và trên đường vào Biển Đông.

Theo thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 14/4, giàn khoan Hải Dương 981(Haiyang Shiyou 981) đã rời Tam Á ngày 1/1/2015 và vượt qua gần 4.600 hải lý trong thời gian 31 ngày để tới khu vực tác nghiệp ở Vịnh Bengal. Giàn khoan này bắt đầu tác nghiệp từ ngày 7/2 và hoàn thành 99,09% chỉ tiêu đề ra.

Vùng biển mà giàn khoan Hải Dương 981 tác nghiệp có độ sâu 1.732,7 mét và giàn khoan này đã khoan tới độ sâu 5.030 mét, lập kỷ lục tác nghiệp mới đối với các giàn khoan nổi.

CNOOC cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 bắt đầu lên đường về nước vào ngày 6/4 và đi theo hành trình ban đầu vào Biển Đông.

Trịnh Hải Nam (Theo Global Times)

CẨM NANG ĐẼO VẸO

Kệ con mẹ thiên hạ đang nhao lên bởi cây xanh lẫn dưa - hành thì tôi lại đi định hướng cho các anh lấy vợ đặng sướng chim lẫn khao khát kiếm tìm. Cẩm nang được soạn bởi cụ Bùi aka Bòi or Buồi. Như thường lệ, tít tôi lại rút trong quần ra khà khà. Sin chân chọng giới thiệu:))

***

Lời nói đầu.

Nhân loạt bài "Thế nào là thằng đàn ông thất bại", có bạn ưỡn ngực hỏi anh: "Cụ Bùi ơi, em chưa lấy vợ và gần 30t. Theo cụ thì em nên lấy vợ thế nào để chấp cánh thành công ? Lấy con vợ vếu to, BJ giỏi hay con vợ cắm đầu vào học mà éo thèm nấu cơn, rửa chén. Cảm ơn cụ....".

Lo lắng cho một thế hệ đi sau đang hoang mang chọn vợ, anh quyết định biên bài "cẩm nang chọn vợ" để cho các bạn, những con bò tơ đang ngơ ngác không biết đi đâu về đâu trong thời buổi rối ren này có cái mà tham khảo. Bài này đầu tiên anh chỉ định bốt lên núi, nhưng sau nghĩ lại thấy bốt về đồng bằng nếu đéo để giáo dục thì cũng để các bạn đọc cho vui và....ngồi tiếc tại sao hồi đấy mình không có cẩm nang này. 

Chúc các bạn vui. Không vui cũng đéo sao cả há há.

***

Về nguyên tắc, lấy vợ và đánh bạc là không khác gì nhau vì về bản chất đây là trò chơi tung đồng xu. Đen thì bạn ăn mặt sấp còn hên là ăn mặt ngửa. Tuy nhiên, bạn đã hỏi, thì anh phải trả nhời chứ nhể.

Trước hết, vợ nó có khoảng 5 đến 7 loại tùy cấp độ, nhưng để các bạn lựa chọn, anh sẽ đưa ra hai cấp độ ở hai thái cực cực đoan rồi các bạn tự xếp người yêu, vợ, người tình, bồ của các bạn vào các loại tương ứng và tự xem các bạn có tiềm năng trở thành thằng đàn ông thành đạt hay không.

Loại 1: Tủ sách di động.

Anh xin được khẳng định mấy con vợ thuộc loại...tủ sách di động này là mấy con chỉ biết cắm đầu vào học hành, đéo biết nấu cơm, rửa chén là những con có tố chất đầu tiên để thất bại hóa các loại thằng chồng. Bản chất của bọn này là phấn đấu vì bản thân chúng nó. Việc chúng lấy bạn cũng chỉ vì có thể bạn trót hứa rằng "sau này anh sẽ thổi cơm cho em", hay "sau này anh sẽ lau nhà cho em" và bất kỳ lời hứa tào lao chi khươn nào đấy chứng tỏ bạn đéo ngại nhảy vào bếp để tề gia nội trợ. Bạn đừng ngạc nhiên khi các bạn rước mấy em này về để nhận các cú điện thoại kiểu: "hôm nay bố trông con, mẹ làm nốt mấy việc", hay "hôm nay ba nấu cơm, mẹ có cái họp muộn", tệ hơn là "anh với con cứ ăn trước, em tiếp khách về không ăn cơm".

Đặc điểm nhận dạng của các em vợ thuộc loại tủ sách di động này là mắt cận, ti nhỏ, chân to và ngắn, cái đéo gì về sách vở thì cũng biết nhưng kinh nghiệm thực tiễn đôi khi là con số 0.

Điểm yếu của mấy bạn này là rất khó đào tạo, thường câu cửa miệng sẽ là: "thôi, kinh lắm" hoăc "có nhất thiết phải thế không" hay nhẹ hơn tí là "em thấy hơi mất vệ sinh". Vị trí truyền thống là...hết sức truyền thống. Tất cả các tư thế mới, tư tưởng mới mẻ đều được các bạn này tìm cách lảng tránh, từ chối và cáu gắt thẳng thừng. Túm lại, loại này mà lấy về thì nguy cơ các bạn trở thành thằng đàn ông thất bại là hết sức hiện hữu.

Loại 2: Tài đức vẹn toàn.

Các bạn vợ này thường được đào tạo trong một gia đình có trên có dưới. Thường là bố các bạn này là người cầm trịch trong gia đình nên việc "con gái là phải biết nữ công gia chánh" và "sau này phục vụ nhà chồng" trở thành mặc định. Vớ được các bạn này thì ngon nhưng các bạn này lại được chia ra hai hướng rõ rệt mà hai hướng này sẽ dẫn bạn, các con bò đi theo hai hướng khác nhau dù xuất phát điểm là tương tự.

Tài đức vẹn toàn nhưng nhan sắc thì từ xấu đến...rất xấu. Các bạn này do biết hình thức của mình cũng không bằng chị bằng em và cũng tự ý thức được vị trí của mình nên thay vì thời gian tô son, trát phấn, lượn lờ Vincom hay Tràng Tiền Plaza, hoặc lươn phươn Starbuck đong giai thì các bạn này ở nhà nấu ăn, nội trợ, quét dọn nhà cửa. Các bạn này vớ được anh người yêu thì cứ gọi là chăm như….mẹ chăm con. Chàng hắt hơi, ĐM có ngay một túi thuốc to và nồi cháo gà cả nhà ăn đéo hết. Chàng ho, ĐM có ngay cái áo lạnh cùng lời chúc cuối ngày là “để điều hòa, máy lạnh 28 độ đi ngủ thôi”. Và vâng, nếu bạn lấy được các bạn này, thì bạn sẽ luôn yên tâm khi đi làm về thì con cái của bạn luôn được tắm rửa sạch sẽ, nhà cửa luôn gọn gàng, chó mèo luôn được ăn uống đầy đủ và quan trọng hơn, nhà đéo cần thuê oshin. Khoản này đỡ tốn.

Tuy nhiên, song hành với các mặt mạnh kể trên thì loại tứ đức vẹn toàn nhưng không được phần sắc lại có những điểm yếu khá đặc trưng của một cái TV tiếng rất hay nhưng mất mẹ phần hình. Tỷ dụ có tí hình thì cũng nhiễu thôi rồi Lượm ơi. Các thể loại bạn này mà cho đi ăn tiệc cuối năm cùng công ty mà nó bôi tí son môi thì phải gọi là nó nhuộm phẩm màu lên mồm chứ đéo phải son với gió. Quần áo thì đảm bảo cả tủ đéo bao giờ tìm được hai cái quần và áo mà tone-sur-tone trừ mấy cái bộ đồ mua 150 ngàn cả áo lẫn quần, dẻo mồm mặc cả thì được khuyến mại thêm cái silip cốt-tông to bằng nửa cái gối.

Túm lại, lấy các bạn thuộc dạng này về bạn vẫn có thể trở thành thằng đàn ông thành đạt, nhưng đi với bạn bè bạn sẽ đéo bao giờ trở thành một quý ông sang trọng. Kết cục là, các bạn lấy phải em này thì thường bao giờ cũng có mấy em “người yêu” ngực tấn công, mông phòng thủ nuôi ở bên ngoài và tốn kha khá thu nhập để nuôi mấy con mèo này….làm cảnh.

Bọn tài đức vẹn toàn mà lại xinh, ấy người ta gọi là tứ đức vẹn toàn, tức là Công – Dung – Ngôn – Hạnh. Loại này anh nói thật, các bạn đéo tìm được chúng nó trước khi bạn bước qua tuổi 30 đâu. Đéo phải là không có, mà bọn tứ đức vẹn toàn, nghĩa là bọn “mặt xinh ngất ngây, tí to như Tây, da trắng như mây, và ngất ngây…khoản ấy” tầm 21 đến 26 tuổi thì chắc chắn nó đã có người yêu thuộc dạng vứt đi cũng phải đi…MBA rồi. MBA ở đây đéo phải là bọn có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh gì đó mà bọn MBA này là bọn ít nhất đi chơi thì cũng phải đi xe.....Mercedes, BMW và Audi. Do vậy, anh khuyên các bạn đừng lấy vợ mà mua xe, xây dựng sự nghiệp xong rồi đi tán gái để kiếm được bọn này là thế.

Loại 3: Các loại….còn lại.

Trừ 2 bọn ở trên, mỗi bọn chiếm khoảng 10% đàn bà con gái thì 80% bọn còn lại nó tập trung quanh khoảng…giữa để cho các con bò lựa chọn. Không giống kiểu chắc chắn thất bại hay chắc chắn thành công kể trên, bọn còn lại nó tiềm ẩn đầy các yếu tố rủi ro mà các con bò phải tự...tìm hiểu, tự chịu. Có lẽ cũng không phải ngẫu nhiên mà các cụ ngày trước có dạy là “phải tìm hiểu trước khi cưới”, nhưng bọn đàn ông trước tuổi 30 nó có chịu hiểu đéo đâu, bao giờ nó “tìm” xong là bố mày sướng quá rồi nên nằng nặc đòi lấy luôn. Thành ra 80% chán vợ và thấy chán cuộc hôn nhân là chủ yếu. Đây là lý do mà càng ngày, xu hướng bọn con bò bỏ nhau càng đông và anh tin chắc rằng, quanh những người mà các bạn biết, các bạn có thể kể nhanh được một đống đôi bỏ nhau mặc dù các bạn nghĩ nát óc chả hiểu tại sao vợ chồng chúng nó nhà cao, cửa rộng, con cái xinh xắn, học giỏi mà chúng nó chia tay.

Thành ra, như một câu kết luận, nếu anh được đề xuất, thì anh đề xuất các bạn, nên tập trung làm sự nghiệp trước. Khi nào các bạn gây dựng được một sự nghiệp, một công việc mà thu nhập trung bình tối thiểu 100,000 đô/năm các bạn hãy chọn vợ. Việt Nam ngày nay, nếu các bạn cố gắng, chăm chỉ và dám nghĩ, dám làm thì anh khẳng định rằng, bạn sẽ đạt được mức thu nhập trên ở tuổi 30-35, lúc này bạn quay trở lại chọn bọn từ 20 đến 25 là cực đẹp. Còn nếu bạn trót lấy rồi, thì anh khẳng định, thành công của các bạn trong việc lấy vợ hoàn toàn mang yếu tố may mắn.

By Phẹt lìn tru

TẢN MẠN VỀ BỨC CUNG, NHỤC HÌNH VÀ SỰ GIAN DỐI

Cuteo@

Có 1 điều rất lạ, dân ta rất khoái nghe tin "bức cung, nhục hình" và hầu như với tất cả các vụ án các phóng viên đều tìm cách đặt câu hỏi hoặc úp mở rằng có bức cung, nhục hình ở đây.

Tất nhiên, việc nghi ngờ có bức cung, nhục hình là có cơ sở và không sai. Nhưng họ lại quên mất rằng, tội phạm thường vin vào đó để chối tội và có một bộ phận "không nhỏ" PV báo chí vin vào đó để tấn công chính quyền. Ở đây, sự gian dối gắn liền với việc chối tội và lý do tuyệt vời nhất khi phủ nhận tội lỗi trước tòa là tố rằng mình bị bức cung, bị nhục hình.

Chắc chắn là đâu đó vẫn có chuyện bức cung, nhục hình trong hỏi cung bị can, vì thế mới có oan sai. 

Bài học từ vụ ông Chấn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh cho cơ quan điều tra trong quá trình tác nghiệp, và dường như, việc lắp camera tại buồng hỏi cung và cho phép luật sư có mặt trong quá trình hỏi cung được coi như một giải pháp ngăn chặn tình trạng này.

Tuy nhiên, dường như tội phạm ngày nay có xu hướng lấy lý do này để cản trở quá trình điều tra xét xử vụ án.

Thực tế, chả có vụ nào mà bị can, bị cáo không phủi tay, tìm cách chứng minh minh vô tội bằng cách phản cung, phủ nhận những gì đã khai tại cơ quan điều tra. Một trong số các lý do được đưa ra là họ bị bức cung, ép cung, mớm cung, dụ cung, nhục hình trong quá trình bị giam giữ và xét hỏi.

Trong vụ Vinashine, các bị cáo đều khai bị ép cung, và tất nhiên họ không chứng minh được. Vẫn chỉ là những câu chuyện kể và được phóng viên chuyển tải đến người dân.

Xin mạo muội nói thẳng, có thể có chuyện đó, nhưng ta cũng cần xem lại, bởi sự gian dối vẫn thường trực trên môi những con người như thế này.

Trước hết, các bạn cứ nghĩ xem, quan chức tham nhũng, móc ngoặc, tham ô cả tỉ đồng, dối trên lừa dưới mà họ còn dám làm, huống hồ bịa ra vài ba câu chuyện để mong thoát tội, hoặc câu giờ.

Đấy là quan, còn dân thì sao? Tới Bắc Ninh, Bắc Giang, chúng ta sẽ thấy, đến vị con mà người dân còn dám dùng thủ thuật để biến thành chim sẻ lừa thực khách. Hãy về làng Dương Nội, hay Đông Ngạc ta cũng thấy, từ chăn ga gối đệm đến đủ các loại bánh kẹo, mứt tết tẩm đầy hóa chất độc hại người dân cũng dám làm để lừa người mua đây thôi. Chả nói đâu xa, các bạn cứ vào làng lụa Vạn Phúc, sát ngay Thủ đô là thấy liền, gần như cả làng bán áo lụa nhập từ Trung Quốc, nhưng mồm thì lại nói là hàng Vạn Phúc. Thế không gian, không lừa thì là cái gì?

Các bà, các chị hay đi chợ, cứ ra chợ là thấy ngay, từ miếng thịt, con cá cho đến mớ rau, quả chuối, tất cả đều bị chính người dân ta phù phép nhằm kiếm lời. Xa hơn nữa, ra ngoại ô Hà Nội chúng ta sẽ thấy làm gì có rau sạch? Ấy vậy nhưng khi được hỏi, bà nào cũng "thật thà" rằng, rau nhà iem là rau sạch, còn rau nhà hàng xóm là rau phun thuốc đấy. 

Hãy lên Sơn La, Điện Biên, các bạn sẽ được nếm món đặc sản thịt trâu sấy khô. Sự thật thì sao? Đó là thịt lợn thối được chế biến và phù phép để lừa đảo. Còn nhớ, chương trình VTV đã từng có phóng sự về vấn đề này.

Thói gian dối vừa đề cập mới chỉ nói đến dân thường, và điều này lại đúng cả với những người được coi là bề trên, hoặc ngay cả những người được coi là "luật sư", các nhà "hoạt động zân chủ". 

Bạn không tin ư? cứ xem toàn bộ các videoclip nói về vụ Nghi Phương, Nghệ An đi, sự việc sai trái được báo đài phản ánh kĩ càng vậy mà Giám mục Nguyễn Thái Hợp vẫn lên đài, lên báo lu loa rằng công an đánh người, chính quyền hà hiếp dân. Thế không phải gian dối thì là gì? 

Hãy xem video Lê Thị Công Nhân gây rối trật tự công cộng, bị bà già U70 dùng cán chổi vụt cho te tua, và ngay sau đó lại la lên: Công an đánh người! Thế không phải vu oan giá họa thì là cái gì?

Hãy xem Bùi Hằng gào thét giữa Sài Gòn, làm mất mỹ quan thành phố, và cản trở việc làm ăn buôn bán của người dân, bị chị bún riêu vẩy cho tí đặc sản Phú Quốc, vậy là Bùi Hằng la lên: Công an, chính quyền đàn áp dân thường! Thế chả phải vu oan, gian dối đó sao?

Quan thì tham, dân cũng chẳng vừa. Ngay cả những người được gọi là bề trên cũng còn bộc lộ phẩm chất lưu manh, lá mặt lá trái. Vậy ta có nên dễ dàng bố thí lòng tin cho những gì họ nói?

Vòng vèo như thế để thấy lời khai của các bị cáo trước tòa rằng họ bị bức cung, nhục hình mặc dù cần phải được xem xét, nhưng liệu có phải mọi trường hợp họ khai bị bức cung, nhục hình là đúng?

Hãy cẩn trọng khi "bức cung, nhục hình" được xem như một con bài để chối tội, bôi xấu hoặc "câu giờ".

Rõ ràng, bức cung, nhục hình phải bị trừng trị, nhưng gian dối cũng cần phải được lên án.

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

CHỬI NHAU VỚI VOZ VỀ BẦN NÔNG VÀ DƯA HẤU

Chửi nhau với voz về bần nông và dưa hấu

Tao ví dụ, dcm dân chúng mài lắm mồm lắm: 

Sáng 27.11, cả hệ thống chính trị của UBND xã Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) gồm cả Đảng ủy, chính quyền, công an, dân quân do ông Đặng Thọ Liễu, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã dẫn đầu hùng hậu xuống cánh đồng xóm Bắc Tân Dân…phá ruộng mạ của người dân. Trước sự việc này, hàng chục người dân đã bao quanh phản đối, hai bên xảy ra xô xát và tấn công nhau bằng bùn ruộng.

Đây là giống lúa bị cấm gieo, do năng suất cao nhưng chất lượng như con cạc.

Thế nhưng dân tham nhiều cứ trồng, cản thì chúng nó đánh lại. Lý do là ruộng nhà nó thì nó cứ trồng. Địt mẹ cái giống cứng đầu bố mài thả bom nguyên tử chết cụ chúng mài.

Chúng mài giỏi đi mà khuyên dân đừng trồng dưa, nó chả chém chết cụ chúng mài..

Dưa đéo bán được, là dưa phò.

- Chúng nó (nông dân) tham nặng, nên tháo nước vào để dưa tự tích nước nặng thêm.

- Chúng nó (nông dân) dùng thuốc kích thích để dưa to mau hơn.

Cả 2 loại này đều dẫn đến dưa nhạt như nước luộc lồn, và chóng hỏng.

Bọn Tầu nó giam dưa lại của khẩu vài hôm là chúng nó lòi đuôi ra ngay, dưa đểu sẽ thối.

Nông dân chúng mài chỉ tử tế đc 1 vụ, thấy lãi là xô vào làm điêu, tầu nó dễ tính mà cũng chịu không nổi với chúng mài, nếu mua dưa đó, đi chưa hết 1 tỉnh của tầu thì dưa đã thối hết.

Chúng mài nghĩ Tầu nó ngu hả mà mua dưa phò phạch của chúng mài?? 

Dưa đó cho bò đéo đắt

Địt con mẹ thàng nào mua dưa bán kiểu tình thương vào đây bố chửi chết cụ chúng mài.

Lại con có con kền kền đéo gì đang kêu gọi mua hành ế cho nông dân nữa hehe.

Cái lũ lừa này toàn làm những việc đéo giống ai hết dcm đen.

Chúng mài chả việc đéo gì phải bỏ tiền mua dưa nhạt cho chúng nó. Vì: 

1: Đó là dung dưỡng cho thói + sản và kinh tế kiểu + sản.

2: Đó là dung dưỡng cho thói bần nông ngu xuẩn sản suất manh mún đéo có kế hoạch cụ thể.

3: Dưa đó bán ra hoàn toàn trốn thuế và đéo có kiểm tra an toàn thực phẩm. Từ thiện mà, thuế má với an toàn cái đéo gì ơ kìa.

4: Phá hoại 1 nền kinh tế thị trường lành mạnh.

5: Tiếp tay cho 1 số lưu manh mượn gió bẻ măng thu lợi bất chính.

6: Đẩy các thương gia chân chính vào thế kẹt.

Chúng mài tấy chay để bọn Tân hiệp Pháp ế hàng, đồng nghĩa với việc cả chục ngàn thàng công nhân mất việc hóa nghèo đói .Nhưng chúng mài lại kêu gọi giúp đỡ bọn dưa ế nghèo đói.

Ơ thế não chúng mài là não chó hay não người, công nhân mất việc thì đéo đáng thương hơn nông dân ế dưa hả???

Lần này voz thấm nhuần nhanh, chửi thế thôi là đủ 


nguồn: 

AI MUA HÀNH, MUA DƯA ĐÊ

Ai mua hành, mua dưa đê

Trước khi bạn đọc tiếp, phải găm vào đầu rằng, tôi rất trân trọng các bạn đang nỗ lực tiêu thụ dưa và hành tím cho bà con nông dân. Thậm chí, tôi còn kêu gọi anh em, bạn bè hùn sức mua giùm nữa. Rào đón vậy, vì tôi chúa ghét mấy người đọc loáng thoáng, chẳng cần hiểu ất giáp gì, úp cả sọt đá vào đầu người khác. Rào đón vậy, vì tôi sắp đặt ra một vấn đề hoàn toàn khác.

Năm nay, anh em kêu gọi mua giúp bà con dưa và hành tím, vì thương lái ép giá, dồn bà con vào cảnh khốn cùng. Tôi nhớ rằng, hè năm ngoái cũng khá nhiều người kêu gọi người Hà Nội mua giúp bà con vải thiều bị chất đống vì không vượt được cửa khẩu sang Trung Quốc. Đồ chừng, dăm tháng nữa, sẽ lại có một loại nông sản nào đó cần cấp cứu, bởi vì, với kiểu này, rồi thì nông dân vẫn đổ dồn vào một loại cây, loại trái nào đó mà họ tưởng rằng sẽ được thu mua nhiều;rồi thì sẽ được mùa; rồi thì thương lái lại dở trò mua rẻ mua ép; rồi thì hàng đống nông sản lại nguy cơ đổ bỏ… Cái vòng luẩn quẩn ấy sẽ lặp lại, chỉ khác là mỗi mùa tội đồ lại là một loại nông sản khác.

Trong khi ấy, báo chí chính thống thì nhất mực than thở, lo lắng và cảnh báo thương lái thao túng. Truyền thông xã hội thì xôn xao kêu gọi mua hàng từ thiện. Chẳng anh nào bày cho người nông dân một cách thấu đáo làm thế nào để họ trồng cây gì, nuôi con gì thì thương lái không ép uổng được, bởi thị trường nhất định sẽ cần, bởi có nhà máy, có doanh nghiệp nhất định sẽ thu mua để chế biến, để gia tăng giá trị nông sản. Mà bày thế đách nào được, vì nông dân quê tôi có lên phây quái đâu, có đọc báo quái đâu, hoạ hoằn thì xem tivi cốt chỉ để xem mấy cô minh tinh Hàn sướt mướt hoặc mấy tay xã hội đen Tàu vẩy súng là cùng (!)

Quay trở về với chuyện mua dưa, mua hành. Bởi anh bạn thân của tôi bên Bộ Công thương đang nỗ lực hô hào, vận động mang dưa ra bắc bán hộ bà con nông dân, nên tôi cũng muốn đóng góp bằng cách xơi dưa cho thật nhiều. Đưa con vào quán cà phê, dõng dạc ép cả nhà uống nước ép dưa hấu ủng hộ, cậu chạy bàn mặt ngượng nghịu bảo, nhà em mấy hôm nay không nhập… Ơ hơ, thế là thế quái nào? Muốn ủng hộ nông dân thì phải ăn căng bụng dưa miếng, chứ dùng đồ chế biến là không xong rồi.

Đọc đến đây, bạn lại đổ lỗi cho chính sách nhà nước chứ gì, đổ lỗi cho hệ thống lưu thông hàng hoá chứ gì. Câu ấy lúc quái nào mà chả đúng, bởi nhà nước và hệ thống chẳng là thằng cha nào cả. Câu hỏi của tôi là, lúc mà hàng chục ngàn hộ nông dân a dua, đổ dồn trồng hành, trồng dưa thì truyền thông ở đâu? Công cụ nhà nước trong tay mà các kênh truyền thông chuyên biệt cho nông dân èo uột, lèo tèo, và chả đủ hấp dẫn để kéo nông dân quê tôi ra khỏi các kênh tin giật gân, đấu đá, ra khỏi các bộ phim diễm tình. Nghe nói, bên Thái có hẳn một kênh truyền hình nông nghiệp cực kỳ ăn khách, và họ chẳng hề mượn giấy phép để phát phim truyện hoặc game truyền hình thực tế để câu khách. Sao ta không có nhỉ?

Còn, truyền thông xã hội khá là dễ dàng khơi gợi sự thương cảm của công chúng, kích động sự phẫn nộ, nếu cần. Chỉ cần thông qua vài KOL (những người có ảnh và dẫn dắt dư luận), vài người có danh phận là có thể tạo ra một làn sóng ủng hộ hoặc phản đối. Nhưng những vấn đề mà họ ủng hộ hay phản đối thành trào lưu rất hiếm khi là một đề tài nghiên cứu khoa học, một chính sách xã hội, một dự án corporate philanthropy (từ thiện xã hội của doanh nghiệp).

Điều gì mà truyền thông, và nhất là truyền thông xã hội làm dễ hơn nhỉ? Kêu gọi các tấm lòng thiện nguyện, góp cơm, góp áo, mua giúp vài chục cân dưa, vài lạng hành tím? Hay là vận động mang tri thức đến cho nông dân, đưa báo chí và internet đến mỗi thôn làng, dạy họ làm nông nghiệp theo cơ chế thị trường, làm marketing, chọn làm ăn với doanh nghiệp uy tín, tham gia vào vùng nguyên liệu được quy hoạch...? 

Chắc chắn là điều thứ nhất rồi. Cho nên, các bạn hãy chuẩn bị một mùa mua hàng thiện nguyện tiếp theo nhé.

By: Lê Quốc Vinh

LÀM LUẬT NHƯ VÁ XĂM XE ĐẠP

Làm luật như ‘vá săm xe đạp’

TS. Trần Văn Biên (Viện Nhà nước và Pháp luật)

VNN - Mong rằng, sau lần ban hành mới Bộ luật Dân sự lần này, từ lần sau khi sửa đổi Bộ luật Dân sự chúng ta sẽ thực hiện theo phương thức “vá săm xe đạp”.

Theo Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của Quốc hội, nếu không có gì thay đổi thì trong năm 2015, Việt Nam sẽ có Bộ luật Dân sự mới. Như vậy, theo chu kỳ cứ sau 10 năm nước ta lại ban hành một Bộ luật Dân sự (1995, 2005 và 2015). Hiếm có nước nào như Việt Nam chỉ trong 1 thời gian ngắn mà sắp có tới 3 Bộ luật Dân sự.

Có một luật gia từng ví: “Làm luật ở Việt Nam giống như vá săm xe đạp, thủng chỗ nào vá chỗ đó”. Câu ví này ý nói, việc xây dựng và ban hành luật ở Việt Nam mang tính chắp vá, không có tính chất dài hơi. Tuy nhiên, theo quan điểm của tôi, riêng với việc xây dựng Bộ luật Dân sự ở Việt Nam, nếu được thực hiện theo phương thức “vá săm xe đạp” thì lại có nhiều ý nghĩa tích cực.

Nghĩa là, sau khi ban hành và đưa vào thực hiện trong cuộc sống, nếu phát hiện những quy định, chế định nào của Bộ luật Dân sự bất cập cần sửa đổi, bổ sung thì chúng ta ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Dân sự. Để bảo đảm cho hệ thống pháp luật dân sự đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, nâng cao hiệu quả thi hành, thì chúng ta hợp nhất, đưa nội dung sửa đổi, bổ sung trong văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của văn bản đã được ban hành trước đó vào văn bản được sửa đổi, bổ sung. Chúng ta đã có hẳn một pháp lệnh quy định về quy trình và kỹ thuật thực hiện việc này, đó là Pháp lệnh Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật năm 2012.

Nói một cách hình ảnh, sau một thời gian chạy trên đường nếu “chiếc bánh xe Bộ luật Dân sự” bị xuống hơi hay bị thủng thì chúng ta “bơm, vá” để nó có thể chạy bình thường trở lại. Cứ như thế chúng ta tiếp tục bơm, vá cho đến khi nào không còn bơm, vá được thì thôi; tức là lúc này các quy định của Bộ luật Dân sự đã trở nên tương đối ổn định và hoàn thiện, thì mới tính đến chuyện ban hành Bộ luật Dân sự mới (thay săm mới).

Làm như thế chúng ta sẽ tránh được tình trạng ban hành quá nhiều Bộ luật Dân sự trong một thời gian ngắn. Các luật gia vẫn thường ca ngợi Bộ luật Dân sự Pháp năm 1804 có tuổi đời trên 200 năm. Tuy nhiên, để có được sức sống lâu bên và trở thành công trình pháp luật khắc ghi lịch sử nước Pháp như vậy, Bộ luật này cũng đã trải qua một số lần sửa đổi, bổ sung.

Thực tiễn làm luật ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, các đạo luật được thông qua đa phần đều có dung lượng khá lớn các quy phạm và đối tượng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh rộng. Chính sự đầu tư nhân, tài, vật lực cho các đạo luật có quy mô lớn đã làm cho công việc soạn thảo các dự thảo văn bản bị kéo dài, tính chất đồng bộ và thống nhất của dự thảo trong mối quan hệ với các đạo luật khác nhiều khi không được đảm bảo.

Đặc biệt các đạo luật lớn thường phải tranh luận, thảo luận kéo dài vì phức tạp mới mong đạt được sự thống nhất các quan điểm và cách thức thể hiện. Do vậy, thời gian chuẩn bị xây dựng dự thảo tại các ban soạn thảo, thẩm định, thảo luận, chỉnh lý và thông qua tại Quốc hội thường kéo dài: Khoảng cách giữa nhu cầu cấp bách phải điều chỉnh và khả năng điều chỉnh của đạo luật ngày càng xa đã dẫn đến tình trạng, đợi được luật ra đời, thì cuộc sống đã biến chuyển sang một mức độ phát triển khác.

Để khắc phục tình trạng này, thay vì xây dựng và thông qua các đạo luật có quy mô lớn, chúng ta nên tập trung xây dựng và thông qua các đạo luật có quy mô điều chỉnh hẹp. Một đạo luật với ít các điều khoản sẽ được nhanh chóng xây dựng, kịp thời đáp ứng các nhu cầu điều chỉnh pháp luật, dễ dàng tương thích với các không gian pháp lý quốc tế. Tính hữu ích của một đạo luật ít điều khoản, không chỉ thể hiện ở sự gọn nhẹ về nội dung, dễ xây dựng, mà còn ở chỗ dễ kiểm soát tính đồng bộ và thống nhất, dễ sửa đổi khi có nhu cầu và dễ áp dụng trên thực tế.

Sau một thời gian xây dựng và thảo luận, dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đang được đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, do tính chất và quy mô của Bộ luật Dân sự, hiện nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau đối với kết cấu cũng như nội dung của dự thảo.

Mong rằng, sau lần ban hành mới Bộ luật Dân sự lần này, từ lần sau khi sửa đổi Bộ luật Dân sự chúng ta sẽ thực hiện theo phương thức “vá săm xe đạp”. Biết đâu đấy, sau hơn 200 năm nữa Việt Nam cũng có một Bộ luật Dân sự có sức sống lâu bền và trở thành khuôn mẫu cho việc xây dựng và ban hành Bộ luật Dân sự của nhiều quốc gia trên thế giới như của nước Pháp.

Theo: Phuocbeo