Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

ÔNG FELIX SCHWARZ TỚI THĂM NGUYỄN CHÍ TUYẾN ĐỂ LÀM GÌ?

Khoai@


Tin Nguyễn Chí Tuyến bị đánh đang nóng và ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức đến thăm hỏi Nguyễn Chí Tuyến tại nhà riêng. 

Cho đến lúc này, lý do thực sự khiến anh ta bị đánh (nếu là thật), và bị ai đánh vẫn còn là một câu hỏi. Thực tế, nguyên nhân dẫn đến ẩu đả, đâm chém nhau có đến cả ngàn vạn lý do và với nhân thân và cách hành xử của anh ta, tôi tin có nhiều người muốn thế.

Trong bài viết của Châu Văn Thi đăng trên Dân Luận, người ta đã tìm thấy những mâu thuẫn. Đoạn đầu, anh ta quy kết là "an ninh giả danh côn đồ", nhưng đoạn sau lại kết luận là "Côn đồ được bảo kê". Chỉ với sự bất nhất ấy, người tỉnh táo sẽ hiểu ngay, anh ta không biết ai đã đánh mình. Xem hình chụp từ màn hình sẽ thấy rõ mâu thuẫn này:


Nhìn những tấm hình mà Nguyễn Chí Tuyến chụp trong các tư thế đứng tại hiện trường, với vẻ mặt không hề đau đớn trong khi máu chảy đầm đìa, người ta có cảm giác rằng anh ta đang cố tình tạo dựng vụ việc để đánh bóng bản thân hoặc kiếm tiền từ sự "hảo tâm" của những người khác, đặc biệt là từ nước ngoài. 

Người ta sẽ hỏi: Vì sao ai đó đã chụp được hình anh ta tại hiện trường lại không thể chụp nổi một tấm hình phản ánh những người khác đang đánh anh làm bằng chứng?

Cô Đoan Trang, trong bài viết của mình cũng cố gắng lèo lái để giải thích rằng anh ta bị đánh là liên quan đến phản đối chính quyền Hà Nội chặt cây xanh hoặc do phản đối Trung Quốc xâm lược (Non-U). 

Dành một chút quan tâm đến bộ mặt máu me be bét của Nguyễn Chí Tuyến, trên trang cá nhân của mình, FB Màu Thời Gian đã viết: "Lại nhớ đến vài vụ của các thành viên nhóm này trước đây, người thì "đưa trẻ vị thành niên lên giường", người thì vướng scandal tình ái mà phải vào đồn CA hoặc bị đánh cũng bể đầu, ai đánh thì ko biết, nhưng cũng post lên mạng lu loa rằng, bị đánh do "h/đ dân chủ". 

Chỉ chừng ấy thôi cũng đã đủ làm những người tỉnh táo và sáng suốt bán tín bán nghi vụ này và đặc biệt là "phẩm chất" của các thành viên No-u.

Chưa cần đọc những gì họ nói và viết, nhưng những mỹ từ "nhân quyền" và "dân chủ" đang được họ loan truyền chóng mặt trên mang XH may ra chỉ có sức thuyết phục được những kẻ mù mờ, cả tin hoặc cùng mang ADN bầy đàn, a dua!

Xin đừng lạm dụng các từ Nhân quyền hay Dân chủ nếu các vị chưa hiểu và chưa làm được gì cho nó!".

Chắc chắn, không ít người dân Hà Nội đã biết rõ Nguyễn Chí Tuyến, Đoan Trang, Phạm Thành, cùng các thành viên của Non-U và nhóm Vì Hà Nội Xanh là ai.

Việc ông Felix Schwarz, tham tán Chính trị và Nhân quyền đại sứ quán Đức đến thăm hỏi Nguyễn Chí Tuyến tại nhà riêng - hồi 10:45 ngày 12/05/2015 là việc làm không có gì đáng phàn nàn, vì nó quảng bá cho thương hiệu Đức. Tuy nhiên, quan tâm một cách thái quá đến những kẻ lưu manh mà người dân khinh bỉ, đến những nhân vật chống đối chính quyền sẽ không làm rạng danh thêm nước Đức của ông. 

Những vụ thăm viếng như thế này, dẫu được tiến hành công khai, nhưng người ta cũng sẽ phải đặt câu hỏi, nhà ngoại giao Đức này có mối liên hệ như thế nào và đang làm gì với đám được coi là lưu manh chính trị kia tại Việt Nam?

BÁO HÀ NỘI MỚI XIN LỖI VỤ TỐ TỈNH ĐOÀN "ĂN" 2000 ĐỒNG/1KG DƯA HẤU

Hoàng Đan 


Ảnh: TĐQN

Do tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, nhầm lẫn giá các loại dưa nên các bài báo của Hà Nội Mới đã đặt nghi vấn, hiểu nhầm Tỉnh đoàn Quảng Ngãi "ăn" 2.000 đồng/kg dưa từ thiện.

Hiểu nhầm Tỉnh đoàn Quảng Ngãi

Liên quan đến các bài viết "tố" Tỉnh đoàn Quảng Ngãi "ăn" 2.000 đồng/kg dưa từ thiện mua của nông dân, chiều 12/5, Báo Hà Nội Mới đã đưa ra thông báo cải chính.

Báo Hà Nội Mới cho biết, đã đăng các bài viết: "Họ đã "ăn" trên lưng nông dân 2.000 đồng/kg dưa?” - ngày 7/5/2015; " Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa Tỉnh đoàn Quảng Ngãi?" - ngày 8/5/2015; "Nhiều vấn đề cần tiếp tục làm rõ"- ngày 9/5/2015. 

Nội dung các bài báo đặt nghi vấn cần được làm rõ:

Bên cạnh việc làm thiện nguyện của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi và các tổ chức cá nhân giúp nông dân tiêu thụ dưa hấu có hiệu quả, một số cán bộ của Tỉnh đoàn đã thu gom dưa của dân với giá 2000 đồng/kg bán ra 4000 đồng/kg hưởng chênh lệch 2000 đồng/kg.

Thu gom dưa không đảm bảo chất lượng bán cho các đầu mối với giá cao gây bức xúc cho người mua dưa ủng hộ...?

Thanh niên Quảng Ngãi hỗ trợ bán dưa cho nông dân. Ảnh: Tỉnh đoàn QN.

Sau khi có phản hồi của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi, ngày 9/5/2015 báo Hà Nội Mới đã cử đại diện vào làm việc trực tiếp với Tỉnh đoàn Quảng Ngãi để nắm thông tin đầy đủ, đồng thời rà soát lại các nguồn thông tin, tư liệu của phóng viên.

Nay báo Hà Nội Mới xin cải chính như sau:

Do tiếp cận thông tin chưa đầy đủ, do nhầm lẫn giá giữa các loại dưa khác nhau, nên thông tin trong các bài báo của báo Hà Nội Mới đã đặt nghi vấn và từ đó hiểu nhầm rằng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu gom và bán giá cao hưởng chênh lệch 2000 đ/kg dưa của nông dân, là không chính xác.

Báo Hà Nội Mới xin cải chính và cáo lỗi cùng Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.

Uy tín đã được lấy lại

Trao đổi với chúng tôi vào chiều 12/5, bà Hà Thị Anh Thư, Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cho biết đã nắm được thông tin cải chính và xin lỗi của báo Hà Nội Mới.

Theo bà Thư, việc cải chính và xin lỗi của báo Hà Nội Mới là niềm mong mỏi của các cán bộ Tỉnh đoàn Quảng Ngãi cũng như những người đồng hành cùng chương trình giải cứu dưa hấu cho nông dân.

Cũng theo bà Thư, ngay sau khi có lời cải chính của báo Hà Nội Mới, nhiều cá nhân từng do dự trong việc hỗ trợ nông dân tiêu thụ dưa đã quay lại, đồng ý, giúp đỡ.

Bí thư Tỉnh đoàn Quảng Ngãi: Bà Hà Thị Anh Thư: Điều quan trọng hơn cả và mong muốn lớn nhất của chúng tôi lúc này chính là làm sao có được một đầu ra ổn định, vững chắc cho không chỉ dưa mà các sản phẩm khác. Bởi thực tế, ở Quảng Ngãi hiện nay, nếu không có thanh niên tình nguyện xuống mua thì tư thương ép giá dưa chỉ còn 1.000 - 1.200 đồng/kg nhưng nếu biết có thanh niên thì nâng lên 2.000 đồng/kg. Điều nay cho thấy còn nhiều điều chúng tôi sẽ phải làm. Chúng tôi mong rằng, mọi người đã tin tưởng thì sẽ tiếp tục như thế và đồng hành cùng chúng tôi giúp đỡ nông dân. Đó mới là điều cần kíp nhất". 

"Qua đây, uy tín của Tỉnh đoàn cũng như của những người tham gia cùng hỗ trợ giải cứu dưa cho bà con nông dân đã được trả lại. Nhưng hơn thế, ngay sau khi nhận được thông tin này, nhiều người thời gian qua còn tỏ ý do dự, nghi ngờ Tỉnh đoàn thì nay đã đồng ý đồng hành cùng Tỉnh đoàn, giúp đỡ tiêu thụ dưa cho nông dân.

Ngay trong hôm nay, một số tổ chức đã thông báo sẽ giúp đỡ tiêu thụ gần 70 tấn dưa cho nông dân và người khởi xướng chương trình tiêu thụ dưa giúp nông dân cũng đã đồng ý quay trở lại giúp bà con.

Đó là điều mừng nhất đối với chúng tôi và bà con", bà Thư chia sẻ.

Bà Thư cũng cho rằng, hiện nay vẫn còn gần 300 tấn dưa hấu của nông dân Quảng Ngãi đang chín, bị tư thương ép giá, cần tiêu thụ nên rất cần sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân.

Qua đây, bà Thư cũng gửi lời cảm ơn các cơ quan thông tấn, báo chí, các tổ chức, cá nhân đã đồng hành, giúp đỡ Tỉnh đoàn và bà con nông dân trong việc tiêu thụ nông sản.

Theo Trí Thức Trẻ

HÃY HỌC NGƯỜI ĐỨC

Copy từ Màu Thời Gian

Những người Việt đang ca ngợi Mỹ và phương Tây hãy học ngay người Đức qua sự có mặt của bà thủ tướng Đức tại Matxcva hôm qua ngày 10/5.

Người Đức rất rõ ràng trong việc đánh giá vai trò của LX trong chiến thắng phát xít Đức trong quá khứ và bê bối giữa Nga-Ucraine hiện nay. Và dù Nga có chấp nhận để Đức hòa giải trong vụ bê bối này hay không thì cũng không hề ảnh hưởng đến mối bang giao Nga- Đức!

Trong khi đó thì Mỹ và phương Tây đem hiện tại để kỳ thị quá khứ qua việc không hiện diện trong ngày Kỷ niệm cuộc CT Vệ quốc của ND Nga. Đó là điều hết sức vô lý và thiếu sáng suốt, bởi chính Mỹ, Anh.. từng là đồng minh chống phát xít của Nga trong ĐCTG2

Và cũng chẳng phải riêng gì phát biểu của thủ tướng VN về "tội ác của đế quốc Mỹ" trong ngày kỷ niệm 30/4 mới là "ấu trĩ, ngu dốt" như nhiều ng Việt đang bình luận, chế nhạo mà cả Mỹ, thần tượng của số người Việt này cũng rưa rứa mà thôi, thua cả Nga khi Pu để Tập và phu nhân luôn đứng cạnh mình trong khi chủ tich VN TTS chỉ giành được vị trí xa xa trên lễ đài.

Chẳng có ai là hoàn thiện và cũng chẳng có quốc gia nào là hoàn mỹ 100%, kể cả giàu có và đầy sức mạnh như Mỹ!

https://www.facebook.com/phi.nguyenhong.7?fref=nf&pnref=story#
************************************
Ảnh ăn cắp trên mạng.
Trelang đã sửa một số lỗi chính tả cho dễ đọc.

CÁC MẸ ƠI, VẢI LẠI SẮP CHÍN RỒI...

Các mẹ ơi, vải lại sắp chín rồi, chuẩn bị tinh thần ta ủng hộ bà con thôi.

Từ thiện luôn là một điểm nhấn trong bức tranh PR bởi vì nó khơi gợi lên cảm xúc tốt đẹp về doanh nghiệp. Các mẹ biết đấy, hành vi mua sắm là một hành vi thiên về cảm xúc hơn là lí tính.

Các mẹ xem quảng cáo trên tivi nhé, giờ clip nào cũng rất nhân văn và tràn ngập tình yêu thương.

Chúng ta hạnh phúc nhìn bé bi khi Omo cho trẻ học điều hay, ngại gì vết bẩn. Chúng ta lắng sâu khi nghe bà cụ thì thầm bảo ông cụ về chai Neptune nhưng không phải chuyện ỡm ờ, tình củm mà là rưng rưng "cái gì cũng có, chỉ thiếu chúng nó". Chúng ta ưỡn ngực ngẩng cao đầu khi được Saigon cổ vũ "dù bạn không cao nhưng ai cũng phải ngước nhìn".

Đấy, các mẹ mua hàng toàn vì những cảm xúc trào dâng cả chứ mặt hàng tiêu dùng đa phần cái nào chả giống cái nào. Thề không phét đâu, tôi nghiên cứu tư vấn tạo sản phẩm mới bao năm nay rồi.

Và thế là các mẹ mua hành, mua lạc, mua dưa chuột, dưa hấu, dưa gang, can làn, dép nhựa, mua ngựa, mua bò. Thậm chí là mua về đem cho. Mua từ niềm tin vào một tương lai tươi rói khi người nông dân rũ bùn đứng dậy sáng loà. Mua từ tình thương nhân loại, từ nghĩa đồng bào chung bọc trứng xa xưa, từ khủng hoảng thừa do thằng Trung Quốc (ví dụ thế).

Và thế là anh Vượng cũng bán hành trong Vinmart với giá từ tâm. Chuyển động 24, tấm lòng dưa một trái, anh Long Trăng Đen và Quảng Ngãi tỉnh đoàn cũng bán dưa ưu đãi. Họ đều thành công cả.

Thậm chí lìu tìu như anh Cao Son cũng nhanh tay triển khai những chương trình cứu trợ thần kì để gọi là nghĩa tình ăn ở. Anh bán sản vật ĐẶC SẢN BA MIỀN từ bà con bao năm nay giờ coi như đền đáp lại. Anh cũng thành công và sắp mở luôn cửa hàng thứ 2 ở Khuất Duy Tiến để phủ sóng Thanh Xuân.

Tôi hỏi anh, đợt tới anh có làm gì với trái vải? Anh bảo rằng, chơi chứ. Tú hú kêu lên là anh sẽ xuống luôn Lục Ngạn.

Thôi thì chúc anh sẽ gặp được chị Lê Bình đi tác nghiệp để biết đâu nhờ vả được cho cái HP Food của anh lên sóng CĐ24. Chỉ mong anh đừng để thằng nào phải đi nuôi con tu hú, hehe.

Nguồn: 
https://www.facebook.com/buichonloc?fref=nf&pnref=story#

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

MỘT THẰNG NGU

Ong Bắp Cày


Trên báo Thanh Niên điện tử có bài viết: "Video: Tai nạn do CSGT 'điều tiết' bất ngờ trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây", phản ánh rằng, xe đang lưu thông trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây thì bị CSGT đứng giữa đường điều tiết, vì thế xe trước dừng lại đột ngột nên xe sau không né kịp, khiến tai nạn xảy ra.

Đây là một bài báo không biết xếp vào dạng gì. Chị cũng đoán và thầm ước rằng, đó không phải là của một phóng viên đích thực.

Link đây: http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/video-tai-nan-do-csgt-dieu-tiet-bat-ngo-tren-duong-cao-toc-long-thanh-dau-giay-561501.html

Video: Tai nạn giao thông trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây do CSGT bất ngờ đứng giữa đường 'điều tiết": 

https://youtu.be/FnearcSh0Es


Tác giả Đàm Huy viết thế này: "Ô tô đang lưu thông trên đường cao tốc Long Thành - Dầu Giây vào ban đêm thì bất ngờ thấy CSGT đứng giữa đường rọi đèn pin “điều tiết”nên đã thắng gấp, khiến xe sau không “né” kịp nên xảy ra tai nạn". 

Theo tác giả Đàm Huy, sở dĩ xe đi sau đâm vào xe đi trước là do CSGT chứ không phải do lỗi của người lái xe.

Đó là kết luận hồ đồ và quá trẻ con.

Đọc bài báo, xem clip và nghiên cứu luật giao thông đường bộ, chị thấy thế này:

Chị chưa thấy các CSGT ở đây sai chỗ nào, họ đang làm nhiệm vụ phân luồng phương tiện về Phú Mỹ do nút giao thông An Phú bị tắc. CSGT mặc áo phản quang, cầm đèn pin theo đúng quy định và phía trước có đặt nhiều vật phát quang hình nón để điều hướng. Điều dễ thấy là đoạn cao tốc này, có đèn đường rất sáng, và mọi lái xe đều có thể quan sát được nếu chú ý vào lái xe. 

Ngược lại, chị thấy chiếc xe ô tô đi sau (chủ nhân chiếc xe này quay và cung cấp clip) đã sai.

Chạy xe không giữ tốc độ và khoảng cách an toàn giữa các xe theo quy định của Điều 12 của Chương 2, Luật giao thông đường bộ, dẫn đến đâm vào đuôi xe tải phía trước, đó là cái sai thứ nhất. 

Điều 12 quy định: "1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo".

Nghiên cứu clip, chị thấy chiếc xe Ford Ranger phía trước đã quan sát thấy các chiến sĩ CSGT ra tín hiệu và dừng lại, nhưng chiếc xe sau thì không. Có lẽ chủ nhân của nó đang mải quay video nên thiếu chú ý quan sát, không làm chủ tốc độ, dẫn đến không phát hiện ra chiếc xe phía trước đã giảm tốc độ và dừng lại. Điều này dẫn đến lái xe bị bất ngờ, không xử lý kịp nên đã đâm vào đuôi xe Ford Ranger. Đây chính là cái sai thứ hai.

Cũng nghiên cứu clip, chị phát hiện thấy, ban đầu chiếc xe của bị chủ chạy ở làn đường trong cùng, đến giây thứ 11, chiếc xe của bị chủ đã vượt một chiếc xe khác (có lẽ là xe Jolie), sau đó vào giây thứ 17 lại vượt tiếp một chiếc xe khác. Chú ý là, cả 2 lần vượt này, lái xe đều vượt bên phải, đây là cái sai thứ ba.

Điều 14, chương 2: Quy tắc giao thông đường bộ quy định, khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: (a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; (b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; (c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. 

Như vậy, lái xe (sau) đã sai.

Sai thì nhận sai và sửa chữa, rất không nên vì ghét CSGT mà đổ lỗi cho họ phải không các bạn?

Biết sai mà không nhận sai lại còn đổ lỗi cho CSGT bằng cách đưa lên mặt báo, rốt cuộc cũng chỉ là một thằng ngu.

VÌ SAO TRƯỢT TUYỂN DỤNG?

Khoai@ 

Mới đây, tôi có đọc 1 bài báo nói về sự thất vọng của một số thạc sĩ, tiến sĩ loại giỏi tốt nghiệp ở nước ngoài về, nhưng lại bị trượt trong một kỳ thi tuyển công chức tại Hà Nội. Vì sao lại có chuyện như thế?

Là người đã từng đi xin việc, từng bị từ chối tuyển dụng, đã từng trải qua nhiều kỳ thi khác nhau, tôi có mấy ý kiến thế này:


1. Xin thưa với độc giả rằng, đã là thạc sĩ, tiến sĩ người ta không đánh giá bằng đó là loại trung bình, khá, hay giỏi, mà gần như mặc định, đó là nguồn lao động có chất lượng cao. Hãy dành một chút thời gian, ghé qua các thư viện và có thể thấy, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ hiếm có có cái nào không phải loại giỏi cả. Vì thế, nói đến thạc sĩ, hay tiến sĩ thì không nên đề cập đến loại giỏi hay không ở đây.


2. Trong bài viết, tác giả có xu hướng mặc định rằng, thạc sĩ, tiến sĩ ở Tây về thì tốt hơn ở Việt Nam, vì thế, tôi mới đặt câu hỏi: thạc sĩ, tiến sĩ ở tây hay ở ta tốt hơn?


Đây là câu hỏi khó và xem ra là câu hỏi ngớ ngẩn, bởi rất khó để phân định hay so sánh chất lượng. Người ta chỉ có thể so sánh chất lượng cống hiến của một tiến sĩ khi anh ta ra làm ngoài thực tế với những sản phẩm khoa học do mình tạo ra. Không có sản phẩm khoa học tốt, không thể nói anh ta là tiến sĩ giỏi được.


Nói câu chuyện này để thấy, việc thi tuyển công chức, hầu hết là thạc sĩ, tiến sĩ mới ra trường, chưa có công ăn việc làm và chưa hề có sản phẩm khoa học, chưa hiểu thực tế Việt Nam, thiếu kinh nghiệm thục tế, vì vậy, ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về mà lại trượt kỳ thi tuyển dụng.


Điều cần nhớ ở đây là, không phải cứ cầm được tấm bằng thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài về là tốt hơn ở Việt Nam.


Trên bình diện chung, với hệ thống giáo dục tiên tiến, với thầy giỏi, các điều kiện học tập và nghiên cứu tốt, kết hợp với nỗ lực của cá nhân, tôi cho rằng, các thạc sĩ và tiến sĩ có chất lượng tốt theo đúng chuyên ngành đào tạo.


Tuy nhiên, sản phẩm của quá trình đào tạo lại phụ thuộc vào: (1). Quy chuẩn đầu ra của cơ sở đào tạo, (2) sản phẩm đầu vào, và (3) trình độ giảng viên và điều kiện đảm bảo cho việc học tập nghiên cứu của người học.


Thực tế là có một số anh chị tốt nghiệp thạc sĩ ở Mỹ, Anh, Newzealand..thường có chất lượng (bản luận văn) tốt hơn ở Nhật, Hàn hay Trung Quốc (ý kiến chủ quan của tôi). Cơ quan tôi có vài người học thạc sĩ tại Nhật, Trung Quốc về Việt Nam, khi dịch xong (tiếng Anh) sang tiếng Việt mới tá hỏa ra vì nó không khác gì một khóa luận tốt nghiệp của một sinh viên tốt nghiệp đại học (chuẩn đầu ra thạc sĩ của các nước này không đòi hỏi cao). Nếu chất lượng thạc sĩ như vậy thì không thể nói rằng cứ làm thạc sĩ ở nước ngoài là tốt hơn ở Việt Nam. 


Tuy nhiên, đây mới chỉ là một góc nhìn có phần chủ quan của tôi, và có thể tôi đã sai.


Ai cũng biết rõ, có một bộ phận con ông cháu cha hoặc con cái gia đình có chút vốn, khi ở VN thì lêu lổng, và nói thẳng ra là học dốt. Nhưng sau khi cố gắng tốt nghiệp, thậm chí không cần tốt nghiệp đã được gia đình bỏ tiền cho sang nước ngoài học tiếp đại học và thậm chí cao hơn. Những cô cậu này thực tế học kém, và rồi cũng có được tấm bằng thạc sĩ hay tiến sĩ trở về và sự thật là có một số cực ít có được kết quả học tập tốt, số còn lại phần đa chỉ có tấm bằng. Với sản phẩm ấy, liệu các bạn có nghĩ là chất lượng tốt?


Theo tôi, những người này, thi trượt công chức là một điều may mắn cho đất nước.


3. Trả lời câu hỏi vì sao nhiều thạc sĩ tốt nghiệp nước ngoài trượt kỳ thi tuyển công chức của TP. Hà Nội vừa qua, câu trả lời lại có thể là: Họ trượt không phải do kém, mà do họ không phù hợp với các vị trí dự tuyển. Nền quản trị hiện tại vẫn còn những rào cản về yêu cầu công việc, môi trường làm việc và kể cả chế độ lương bổng đối với lao động trình độ cao.


Có thể kết luận trong trường hợp này, họ trượt do không phù hợp với nhu cầu cơ quan tuyển dụng. Cơ quan tuyển dụng hoàn toàn có quyền lựa chọn người tốt nhất trong rất nhiều ứng viên tốt. Vì thế, bạn tốt, nhưng chưa thể là tốt nhất theo cách nhìn nhận, đánh giá của họ.


Tất nhiên, lý do: "chúng ta cần chọn được người giỏi nhưng phải phù hợp với công việc” có thể được vận dụng rất “linh hoạt”, khiến cho rất nhiều người có chuyên môn tốt không có cơ hội được phục vụ hệ thống. Điểm tối này cần phải được nhanh chóng gỡ bỏ.


4. Ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền phát biểu: "Tôi đã đi chấm thi chuyên viên cao cấp mấy năm nay, thấy trình độ đang ngày một đi xuống. Đợt chấm thi phúc tra vừa qua thấy những người này đáng lẽ không nên cho đi thi, lòng tự trọng rất kém. Bài viết nguệch ngoạc được mấy chữ, người ta chấm dưới điểm trung bình lại còn phúc tra, không biết tự trọng". Tiếp tục câu chuyện của mình, ông Nguyễn Đình Quyền cho biết thêm: "Khi tôi hỏi thi vấn đáp, rất nhiều giám đốc sở, vụ trưởng không nắm rõ về những nội dung quản lý nhà nước. Đề án thì rất dài nhưng hỏi mấy vấn đề quản lý nhà nước thì không nắm rõ, rất lơ mơ"…


Đối với tôi, những gì ông Quyền nói mới là hiện tượng đáng báo động. Thứ nhất, báo động một thực tế là người thiếu tự trọng và dốt nát vẫn có thể làm đến giám đốc sở hay vụ trưởng. Thứ hai, vẫn còn "một bộ phận không nhỏ" người có chức có quyền, mặc dù "cực dốt, song lại tưởng mình rất giỏi" lại nắm quyền sinh quyền sát trong khâu tuyển dụng. 


Với thực tế này, thạc sĩ, tiến sĩ "giỏi" tốt nghiệp ở nước ngoài về không trượt mới là lạ.


Trở lại bài báo mà tôi đọc được, có lẽ anh gì đó cũng không nên kêu ca thái quá như vậy, vì anh trượt thi cũng là điều bình thường, và lỗi là tại anh là chủ yếu chứ không phải là lỗi do nhà tuyển dụng.

***************

P/s: Viết về chủ đề này, tôi mới chỉ đề cập đến 1 khía cạnh nhỏ trong câu chuyện thi công chức. Rất mong nhận được sự góp ý của độc giả, nhất là anh Trịnh Xuân Báu (Baron Trinh).

VỚI DÂN BIỂU SANCHEZ LÀ PHẢI CẤM CỬA

LâmTrực@

Trên BBC có vài bài với tựa "Dân biểu Sanchez lại chọc giận Việt Nam" và "Bà Sanchez không được cấp visa vào Việt Nam" với nội dung: Dân biểu Mỹ Loretta Sanchez lên án việc bà bị từ chối visa vào Việt Nam khi đề cập đến vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam.

Theo PV Hồng Thái và Hà Trinh của Báo Công an nhân dân, Loretta Sanchez từng là giám đốc tài chính một công ty vận tải thuộc quận Cam, bang California. Tháng 10/1996, Sanchez được bầu làm Hạ nghị sỹ của Hạ viện Mỹ, đại diện cho quận Cam, bang California và tái đắc cử nhiệm kỳ 2 vào tháng 10/1998. Tại Hạ viện Mỹ, Sanchez được giao đảm nhiệm "Ủy ban Giáo dục và Nhân lực", theo dõi các vấn đề giáo dục và lao động nước ngoài; là thành viên của "Ủy ban Quân dịch" và là Chủ tịch "Ủy ban Quốc gia dân chủ".


Từ năm 1999 đến nay, Sanchez đã có nhiều hoạt động hậu thuẫn cho một số cá nhân, tổ chức người Việt lưu vong tại Mỹ hoạt động chống phá Nhà nước Việt Nam. Và bản thân bà ta đã liên tục có những hoạt động chống phá Việt Nam.

Ngày 13/4/2000, Sanchez đã vận động Ngân hàng Thế giới (WB) ngừng cho Việt Nam vay tiền nhằm gây sức ép buộc Việt Nam cải thiện "nhân quyền, tôn giáo, tự do ngôn luận" và phản đối việc thúc đẩy quan hệ quân sự Việt - Mỹ, sau chuyến thăm của Bộ trưởng QP Cohen tới Việt Nam; Tháng 2/2001, Sanchez đã bảo trợ để đưa ra trước Hạ viện Mỹ nghị quyết vận động Tổng thống Bill Clinton buộc Việt Nam tôn trọng "tự do tôn giáo" ở Việt Nam. Chính Sanchez là người chống lại việc miễn áp dụng "Điều luật bổ sung Jackson - Vanic đối với Việt Nam" tại Quốc hội Mỹ; Tháng 5/2001, Sanchez vận động Quốc hội Mỹ không thông qua Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ. Sanchez đã từng viết thư ủng hộ Lý Tống (tên khủng bố cướp máy bay rải truyền đơn chống phá Việt Nam năm 2001); đòi thả tên tội phạm Nguyễn Văn Lý; tiến cử trao giải thưởng cho Thích Quảng Độ...

Năm 1999 và năm 2000, CP Việt Nam đã cho phép Sanchez được nhập cảnh sang thăm Việt Nam. Nhưng để tranh thủ những lá phiếu của cử tri gốc Việt ở quận Cam, Sanchez đã chủ trì và vận động Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật HR 415 đòi Nhà nước Việt Nam trả lại nhà, đất đã bị tịch thu sau năm 1975 ở Việt Nam. Đây là biểu hiện rõ nhất của hành động can thiệp nội bộ Việt Nam của Sanchez.

Do hoạt động chống phá Việt Nam, nhiều lần cơ quan ngoại giao đã từ chối cấp visa nhập cảnh Việt Nam cho bà Sanchez.

Khi Quốc hội Mỹ thông qua điều luật dành cho Việt Nam Quy chế Tối huệ quốc, đưa Việt Nam ra khỏi "danh sách các quốc gia đặc biệt quan tâm về tự do tôn giáo". Sau nhiều lần cân nhắc, ĐSQ Việt Nam đồng ý cho Loretta Sanchez được nhập cảnh thăm Việt Nam cùng đoàn Hạ nghị sĩ Mỹ vào ngày 5/4.

Tuy nhiên, cơ quan An ninh Việt Nam đã nắm được, trước khi nhập cảnh Việt Nam, đảng phản động Việt Tân (Vietnam Reform Party) ở Mỹ đã vận động được bà Sanchez nhận lời vào Việt Nam lần này sẽ gặp thân nhân một số đối tượng bị Nhà nước Việt Nam bắt, xử lý do vi phạm pháp luật, gồm Nguyễn Thị Thu Hiền (vợ Lê Quốc Quân), Vũ Minh Khánh (vợ Nguyễn Văn Đài), Trần Thị Lệ (mẹ Lê Thị Công Nhân), Vũ Thúy Hà (vợ Phạm Hồng Sơn), Bùi Thị Kim Ngân (vợ Nguyễn Vũ Bình) nhằm qua đó khẳng định sự hậu thuẫn của Việt Tân đối với số chống đối trong nước.

Việt Tân có ý đồ cài Tạ Ngọc Khôi (tức Lê Minh Khôi), một trong những thành viên cốt cán của Việt Tân - tham gia đoàn với tư cách phiên dịch cho Sanchez. Theo kịch bản, Tạ Ngọc Khôi sẽ lập danh sách gửi trước cho Đại sứ Mỹ Michael Marine những người Sanchez cần gặp để ông này mời họ tới nhà riêng tại phố Tôn Đản, Hà Nội.

Cũng theo Khôi thì Đại sứ Mỹ Marine đã cam kết hỗ trợ tối đa để Loretta Sanchez tự quyết định mọi vấn đề liên quan đến cuộc gặp. Đây thực ra là cuộc gặp vụng trộm, không nằm trong chương trình hoạt động của đoàn Hạ nghị sĩ Mỹ.

Để tránh sự phát hiện của cơ quan hữu trách Việt Nam, bà Sanchez và Việt Tân đã bố trí một "trận địa giả". Một mặt, họ tung tin giả bà Sanchez sẽ gặp những phần tử "đối kháng" như Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Khắc Toàn, Lê Chí Quang, Bạch Ngọc Dương tại khách sạn Hilton (Hà Nội) - nơi tạm trú của bà Sanchez, nhằm kéo lực lượng An ninh hướng sự chú ý vào Sanchez để rộng đường cho những người được Đại sứ Mỹ mời tập kết thuận lợi tại nhà Đại sứ ở Tôn Đản. Sau đó, Sanchez sẽ rời khách sạn đến nhà Đại sứ Mỹ để thực hiện cuộc gặp gỡ, phỏng vấn, kích động, xuyên tạc tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, rồi ghi hình chuyển cho Việt Tân tung lên Internet, báo đài để gây thanh thế.

Dưới sức ép của Sanchez, Đại sứ Mỹ Marine đã đồng ý gửi giấy mời đến những người trên và hướng dẫn họ cách che mắt cơ quan An ninh để đến nhà riêng Đại sứ Mỹ vào chiều 5/4. (có tài liệu riêng, khi cần sẽ công bố).

Do biết trước được ý đồ, thủ đoạn trên, cơ quan ngoại giao Việt Nam tại Mỹ đã từ chối cấp visa cho Tạ Ngọc Khôi, vì thế kế hoạch của họ bước đầu lâm vào thế bị động.

Tuy nhiên, Việt Tân cũng đã sớm dự kiến một kế hoạch hoạt động manh động khác, vận động số chống đối như Bạch Ngọc Dương, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Thanh Giang, Phạm Quế Dương, Phạm Văn Trội tìm gặp hoặc lên sân bay tiếp xúc với Loretta Sanchez.

Việt Tân cũng đặt vấn đề Sanchez yêu cầu phía Việt Nam cho đi thăm Lê Quốc Quân, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài; chắp nối để Sanchez liên lạc qua điện thoại với Đỗ Nam Hải tại TP Hồ Chí Minh. Việt Tân cũng nhờ Sanchez hoặc trợ lý của bà ta chuyển 4.000 USD cho Nguyễn Thị Thu Hiền, Vũ Minh Khánh, Trần Thị Lệ để thuê luật sư bào chữa cho Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân…Dự kiến, nếu thành công, trở về Hoa Kỳ, Việt Tân sẽ đề nghị Sanchez tổ chức họp báo tại quận Cam, bang California nhằm xuyên tạc tình hình tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam.

Việc bà Hạ nghị sĩ Loretta Sanchez bị Việt Tân sai bảo, có những hành động như đã kể ở trên là vi phạm những quan hệ ngoại giao thông thường trong quan hệ quốc tế.

Đặc biệt, việc bà Hạ nghị sỹ Sanchez lên kế hoạch bí mật mời các công dân Việt Nam đến nhà riêng Đại sứ Mỹ để gặp gỡ nhằm thu thập tin tức, vu cáo Việt Nam, kích động và ủng hộ các đối tượng chống đối là biểu hiện sự can thiệp trắng trợn, thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam.

Đáng chú ý là chiều 5/4, có 2 người phụ nữ lạ bịt mặt bất ngờ xông vào nhà riêng Đại sứ Mỹ. Cảnh giác đây có thể là hành động khủng bố Đại sứ nên lực lượng bảo vệ dân phòng địa phương đã chặn lại. Lúc đó, bà Sanchez và Đại sứ Mỹ Marine đã có mặt ngay tức khắc can thiệp và quay phim chụp ảnh.

Theo thông lệ quốc tế, bà Sanchez và Đại sứ muốn gặp các công dân Việt Nam thì phải báo cho cơ quan hữu trách Việt Nam biết để phối hợp công tác bảo vệ. Do hành vi bất thường của các vị khách cũng như vị Đại sứ và bà Hạ nghị sỹ Mỹ nên lực lượng dân phòng đã cảnh giác ngăn cản những phụ nữ lạ, bịt mặt nhằm bảo vệ an toàn nhà riêng Đại sứ. Và đó là lý do mà Sanchez cùng đại sứ  Marine lợi dụng xuyên tạc sự thật.



Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Dũng hôm thứ Sáu nhận xét với các phóng viên: "Bà Loretta Sanchez chưa bao giờ có thái độ khách quan hoặc quan tâm thực sự tới việc thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ, luôn có những hành động, tuyên bố hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ." và "Chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ trước những bình luận xuyên tạc tình hình Việt Nam của bà Sanchez.".

Bà Tôn Nữ Thị Ninh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Việt Nam, nói: "Bà đến Việt Nam không phải để tìm hiểu và trao đổi mà để thực hiện một chương trình "can dự" riêng theo sự xúi giục của một nhóm cử tri cực đoan tại California vẫn đang chìm đắm trong quá khứ.".

Với quá khứ bẩn tưởi ấy, người Việt Nam dù nổi tiếng hiếu khách cũng không thể hoan nghênh được.



Phản ứng với lu loa của bà Sanchez, FB Màu Thời Gian viết: "Vậy bà nghĩ gì khi rất nhiều công dân VN cũng bị từ chối visa du lịch vào Mỹ khi họ đang có công việc ổn định và kinh phí đủ tiêu chuẩn theo luật visa?

Đành rằng do nhiều lý do, xu hướng người Việt muốn định cư ở Mỹ là phổ biến chứ ko phải người Mỹ muốn định cư ở VN,nhưng xét về quyền công dân thì dù vai trò của bà là gì đ/v nước Mỹ thì với VN, bà cũng chỉ đơn thuần là 1 công dân Mỹ mà thôi!

Chính bà và CP Mỹ đã bất công với quyền được tự do đi lại của công dân VN , điều đó đã ngăn cản và làm tan vỡ nhiều cặp đôi Việt -Mỹ, trong đó có tôi, thưa bà!

Bản thân tôi đã từng mất gần chục triệu và bao nhiêu công sức cho thủ tục xin visa du lịch Mỹ, đáp ứng mọi tiêu chuẩn do phía Mỹ đề ra. Vậy vì sao Đại sứ quán Mỹ tại HN lại ko cấp visa cho tôi khi chỉ qua 2 cuộc phỏng vần đầy cảm tính?

Nước Mỹ, dù giàu có, "văn minh và dân chủ, nhân quyền" đến đâu thì cũng chưa phải là tất cả. Vậy nên những người VN đang quá "thần tượng" Mỹ cũng nên bớt bớt mồm miệng khi chửi đ/n mình và coi nó chỉ như một "nhà tù lớn".

Đây là một số comment trên chính trang BBC:

IE, New Zealand: Tôi đang sống ở New Zealand và nhận thấy nhân quyền ở Việt Nam cũng không đến nỗi phải gọi là mất nhân quyền chỉ cần "sống và làm việc theo pháp luật" thì quyền công dân của các bạn sẽ được bảo đảm theo Hiến pháp của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam... 

Tại sao Loretta Sanchez lại đi chỉ trích tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong khi các công dân đúng nghĩa của Việt Nam lại không cảm thấy mình bị mất nhân quyền, họ đang làm ăn học tập và sinh sống trong một xã hội độc lập, tự do, hạnh phúc đó chứ...

Nói về nhân quyền và dân chủ tại Mỹ đất nước của bà Loretta Sanchez, tôi đang tự hỏi việc gửi quân đến vùng vịnh, tấn công Iraq cũng theo ý kiến trưng cầu dân ý của người dân Mỹ cả à? 

Dương Trường Giang, Hà Nội: Tôi không cần biết bà Sanchez làm gì ở HK. Nhưng sang nhà hàng xóm nói xấu chủ nhà là điều đại kỵ trong văn hóa nói chung. Nước Mỹ đã làm được gì cho nhân quyền thế giới nói chung? Liệu sau khi Mỹ vào Iraq, Afghanistan thì người dân ở đó sống tốt hơn? Vậy các nhà tù ở Iraq, Guantanamo tốt hơn nơi ông Nguyễn Văn Lý đang ở?

Tôi không cần bà Sanchez sang đây để làm con tắc kè chính trị! Mời bà về cho nó "trong nước".

Phan Nguyễn, TP HCM: Tôi không hiểu bà Loretta Sanchez và mấy vị "dân bểu" Mỹ khác đến Việt Nam để "xem xét vấn đề nhân quyền" với tư cách gì? Dân biểu ư? Vậy thì mời bà về Mỹ, ở đây bà không đại diện cho ai cả, những kẻ bỏ phiếu cho bà đang ở bên kia bờ đại dương.

Tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam trục xuất ngay mụ này ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trong 24 giờ, chắc chắn rất nhiều người Việt Nam chân chính, có tinh thần dân tộc và biết tự trọng về nguồn gốc của mình sẽ đồng tình với quyết định này.

Trần Toàn, Slovakia: Vị dân biểu này thật đáng thương, may mà bà ta sang VN chứ bà ta mà ở một đất nước khác có nền dân chủ kiểu Mỹ thì chắc chắn phải đội ô để tránh chứng thối rồi. Việc làm của bà ta làm tôi liên tưởng đến một con rối.

Nguyễn Quang, Đồng Nai: Tôi không hiểu Bà Loretta Sanchez là đại diện dân biểu của nước Mỹ, một đất nước đã gieo bao tang tóc, đau thương cho các nước nhỏ bé khác lại không dám nhìn thẳng vào sự thật. Bằng chứng là bà ta đã không giám đi thăm nạn nhân chất độc da cam mà chính phủ Việt Nam yêu cầu. Phải chăng bà ta đã không giám nhìn thẳng vào sự thật, mà theo tôi đó là sự hèn hạ đến khinh bỉ của những kẻ giám làm nhưng không giám chịu?

Tôi không hiểu các vị lấy tư cách gì mà phê phán nhân quyền nước khác, khi mà tình hình nhân quyền tại Mỹ là tồi tệ nhất và nhà tù Guantanamo bị coi là địa ngục trần gian.