Hôm hổm nghe tin thàng bạn học đh đột ngột thình lình ra đi sau một chầu diệu vã linh đình tất niên cty mà bàng hoàng hết cả ông người. Ngẫm cái sự uống diệu ở xứ sở nài mà rùng hết cả khấu đuôi dồn lên đến não.
An-nam ta ngoài việc giỏi đánh đuổi đế cuốc sml ra nhẽ vô địch về uống diệu cmnl. Xung quanh mình, bạn tôi 10 thàng thì có đến 8 mạng uống theo kiểu tỉu sáng – trà trưa – tối đò đưa quán nhậu. Thẳng tiến Quỷ môn quan đến phân nửa khi chưa qua đẫn 40. Kinh hãi vcl.
Thời hoa niên zái mới mọc lông măng, tôi cũng là một thành viên iu tú và tích cực trong công cuộc hăng say uống diệu của nước nhà. Dăm ba con ốc mút là đủ để hai ba sinh viên – tương lai của tổ cuốc bú hết can cồn Nếp Mới 1.5l. Công cuộc bán gan đổi niềm vui mỗi lúc hoàng hôn tắt nắng chỉ chấm dứt khi chứng kiến ông chú ruột cùng thàng em họ đột tử sau khi rời bàn nhậu. Ngẫm mà kinh hãi rất quá.
Ông bạn vàng mới die cũng như hầu hết liền ông tộc Lừa này lấy rượu làm niềm vui và lẽ sống, nhưng diệu An nam ta trích xuất nguồn gốc thì thiên về cái sự thủ công da truyền mang theo vẻ huyền bí mọi rợ như thưở sơ khai loài người. Với phương thức nấu và pha phách kiểu thêm tí thuốc sâu cho tăng độ phê pha, đại khái vại thì độc tố dạng an đê hít vẫn còn đến quãng bảy tám mươi phần tăm.. Bú nhiều theo kiểu trường kỳ kháng chiến đều như vắt chanh thì nhất định thành công sớm trong công cuộc phấn đấu ngồi lên cao ngắm gà khoả thân vs chuối cả nải. Có vừa đủ say thì cũng rất mệt và ong cmn hết cả thủ, mồm mép người ngợm sau cơn say nhẽ hà hơi cũng chín chuối, ngáp nhẹ ố mẹ đỉnh màn, chả khác đéo bể phốt. Khác với diệu Tây bương chính cống, nguồn gốc dõ dàng, qui trình sản xuất chuẩn chỉ, bú say mềnh màng du dương sâu lắng, người ngợm mồm mép thơm như môi gái đồng trinh. Cơ mà dcm giá thành với cái sự lươn lẹo zan thương xứ Lừa khiến cho toàn zân được thưởng thức dòng diệu nài thường xuyên hàng ngày nhẽ còn nhiều mùa xa ngái lắm lắm. Đa phần mất xèng bú đồ giả. Hị hị.
Nhà tôi nói đến diệu ai cũng hay, từ thời thởi ông cố nội à cơ mặc dù cả nhà di truyền bệnh cao huyết áp đến tận đời con cháu như tôi. Hậu quả là bác ruột cùng ông chú đột tử thình lình sau khi nhậu khi chưa kịp qua đẫn 4 sọi. Ông chú còn lại sau mấy lần tai biến dai dẳng vs quyết liệt vì diệu cũng niết bàn trực chỉ sau chưa đến 50 mùa diêu bông thụ phấn.
Đến đời tôi cũng đéo tránh được. Thời hoa niên mài đít trên giảng đường, say mê đỏ mắt đọc Kim Dung vs Cổ Long khiến cái sự uống diệu có thêm phần thi vị ở cái nết thủ dâm tinh thần. Đèo mẹ.
Trong các trước tác của Cổ Long, chả có nhân vật đéo nào mà không diệu vã như thần cả. Lục Tiểu Phụng bốn hàng lông mày có thú nằm trên giường bú diệu, đặt chung ở ngực, vận công đẩy diệu thành vòi chảy thẳng vào miệng. Diệp Khai, truyền nhân duy nhất của Tiểu lý phi đao Lý Tầm Hoan, cả thày lẫn trò, đều diệu như nước lã. Đạo soái Sở Lưu Hương, đi đến đâu vương mùi hương, vương hương tình đến đấy, lãng tử ghẹo gió chơi trăng, phong hoa tuế nguyệt chả thua sút gì họ Lục, cũng là một vò diệu di động... Kiêu bạc lãnh ngạo như thần kiếm Tây Môn Xuy Tuyết trước khi giết người là trai giới 3 hôm liền, cũng chưa bao giờ chối từ diệu và cũng chả thấy say bao giờ... Và trên hết, chính bản thân Cổ Long cũng là một con sâu diệu, và…
Ông chết khi mới ngoài 50 tuổi, chết vì diệu. Dcmbtsvcl.
Nói về diệu thì về cấu trúc văn chương hay ngữ cảnh của Cổ Long không chi tiết tỉ mỉ thâm hậu như Kim Dung, nhưng lại có đầy nét hào sảng của bậc anh hùng hảo hán rất gần gũi đời thường, lắm tài thì nhiều tật.
Mấy nét phác họa trên, bởi tuy là diệu, là anh hùng, nhưng với các nhân vật của Kim Dung, có lẽ văn hóa tỉu ẩm đã được ông đưa lên mức thượng thừa. Đơn cử như nét anh hùng hào sảng đẫm chất bi ca của Tiêu Phong tại Tụ Hiền Trang, khi chỉ vì muốn cứu A Châu, mà chấp nhận đơn thân phó hội, mạo hiểm tính mạng, sau mỗi bát diệu tuyệt dao ân tình là trường gió tanh mưa máu làm kinh hãi võ lâm Trung Nguyên trong cơn cuồng nộ của đại anh hùng. Bi ca của hùng chí tại Tụ Hiền Trang lại khác với hào sảng thống khoái tại thành Vô Tích, khi Tiêu Phong kết nghĩa với Đoàn Dự. Thiên kết bạn của cặp anh hùng này cũng là một sự đặc sắc của Kim Dung. Diệu tạo nên tình bạn, nhưng nét hào sảng thì ngút trời, đẹp vô ngần khi Tiêu Phong nâng bát uống diệu kết nghĩa với Đoàn Dự như chưa từng bao giờ được uống trong sự thống khoái tột cùng như gái tơ lần đầu on-top.
Hào khí anh hùng của diệu cũng được nói đến khi ở chùa Thiếu Lâm, một lần nữa Tiêu Phong lại bị vây hãm bởi quần hùng 2 đạo hắc bạch, khi 36 túi da dê đựng rượu của Tiêu Phong được mang ra uống cùng Đoàn Dự thì tên trọc Hư Trúc cũng nhảy ra đòi bú cùng bằng được. Sự kết bái giữa Tiêu Phong với Hư Trúc ngay tại chiến địa, trước mặt quần hùng cũng là 1 sự hào khí, kệ mẹ thân phận nhà sư là cấm tỉu, bố cũng vẫn cứ bú như thường slgb. Diệu kết bái đã làm thành 1 chiến trận hy hữu, Tiêu Phong tóm gáy Cô Tô Mộ Dung như nắm cổ mèo, Hư Trúc vận Bắc minh thần công cấy Sinh tử phù bằng rượu vào kẻ đại gian Đinh Xuân Thu, Đoàn Dự dùng Lục mạch thần kiếm phạng cho Mộ Dung Phục thở ra bằng đít...
Rất, rất nhiều những chi tiết như vậy khi nói về diệu trong các tác phẩm của Kim Dung, nhưng độc nhất vô nhị về tỉu ẩm, là khi ông tả về chuyện Tổ Thiên Thu vì muốn cứu Lệnh Hồ Xung mà vẽ ra chuyện chày nào cối đó aka uống diệu thì diệu nào phải là chén ấy.
Lệnh Hồ Xung vốn là kẻ quý diệu như quý tính mạng, nên dù đang mang trọng bệnh đến mất hết cả công lực, nhưng khi nghe nói rằng, có 8 thứ rượu và 8 loại chén cùng sự thách thức từ Tổ Thiên Thu thì nộ khí xung thiên, y uống sạch. Nguyên Tổ Thiên Thu ăn cắp diệu và chén bởi muốn cứu Lệnh Hồ Xung mà thôi, nhưng hắn lại đéo rành về y lý. Họ Lệnh Hồ bị khí âm hàn trong khi 8 loại thuốc Tổ Thiên Thu ăn cắp lại là thuốc âm tính trị bệnh suy dinh dưỡng, thì khác cặc gì nước đã đầy cốc lại muốn rót tràn thêm, nên mới có chuyện như vậy.
Nhưng nghe tả: Danh sĩ uống diệu, phàm là phải biết diệu nào chung nấy, chứ không thể phàm tục được. Ví như diệu trắng là phải uống trong sừng trâu, lấy mùi tanh của sừng để chế ngự mùi nồng của men diệu; diệu Trúc Diệp Thanh phải uống trong chén Dương chi bạch ngọc, mà lại phải Dương chi bạch ngọc đời bắc Tống; lại diệu bồ đào thì phải uống trong chung dạ quang; diệu Bách thảo mỹ tửu, được chế từ 100 loại hoa cỏ thơm, phải uống với chung bằng trúc thì diệu mới thơm hơn... vân vân vs mây mây
Với văn phong tiêu sái nài, văn hóa diệu đã được Kim Dung đưa lên hàng tửu đạo cmnr. Thánh chứ đéo phải phàm nhân. Khú khú
Và cũng ở truyện của Kim Dung, tên các loại diệu nổi tiếng cũng được biết đến như: Thiệu Hưng Nữ Nhi Hồng, Trúc Diệp Thanh, Bồ đào tửu, Thiệu Hưng Trạng nguyên hồng, Mai quế lộ, Bách thảo tửu, Biên bái tửu, Hầu nhi tửu, Ngũ gia bì, Kim tước tửu... Mỗi loại đều được Kim Dung giải nghĩa tỉ mỉ rõ ràng rành mạch như checker rì-viu trên Liên xô chống Mĩ.
Về diệu trong Kim Dung, khai thác ra có lẽ thành mẹ một trường thiên dài như cà vạt phò hiu trí. Và vãi lol nhất là nó tăng thêm sự thống khoái mà hân hoan tự tìm đến diệu cho các fan tuổi trẻ mà nông cạn như tôi hồi hoa niên hoạ mi mới lột bao qui đầu. Bú nhiệt tình thống khoái trong sự thủ zâm tinh thần bất biết đó là diệu hay cồn pha nước lã, dmvcl.
Nhưng, lại nhưng, nếu để ý kĩ thì Kim Dung phóng bút về diệu hay vậy nhưng đời thường trong cuộc sống ông lại khá là mực thước nghiêm cẩn, không lấy diệu làm trọng, cũng chả lấy diệu làm niềm vui và lẽ sống. Và… ông thọ đến 94 tuổi. Nghe vậy mà không phải vậy. Vl chưa chi bộ hehe. Khôn như ông, quê tôi xích đầy hiên nhà, còn huyền đề đốm lưỡi nữa à cơ 🤣.
'' Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh ''
Tạm dịch: Xưa nay thánh hiền đều lặng lẽ
Chỉ người uống diệu mới còn danh.
Lý Bạch, vốn là một nhà thơ nổi tiếng thời thịnh Đường bên Khựa, đã viết 2 câu thơ trên. Cổ thi này, có lẽ là luôn luôn đúng ở xứ sở nài. Chỉ người uống diệu mới còn danh, dưng mà danh trên BIA MỘ. hị hị
Tết năm nay, nhà em đéo dám bán diệu, sợ ai đó bú quá đà lăn quay ra thì mình cũng áy náy lắm lắm.
BÁN BIA THÔI.
Đơn giản
CHẾT VÌ DIỆU chứ có đéo ai nói CHẾT VÌ BIA đâu nhề. Hế hế.