Chủ Nhật, 3 tháng 3, 2019

MỸ VÀ TRIỀU TIÊN ĐÃ ĐÀM PHÁN TỚI CỐT LÕI CỦA VẤN ĐỀ

Mỹ - Triều Tiên đã đàm phán tới cốt lõi của vấn đề

Thời báo Hàn Quốc mới đây đăng tải bài viết của Phó Giáo sư Sandip Kumar Mishra giảng dạy tại Đại học Jawaharlal Nehru ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ, trong đó đánh giá tích cực về Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 diễn ra ngày 27 - 28/2 vừa qua tại Hà Nội, Việt Nam.

Hội đàm giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại Hà Nội (Việt Nam) ngày 28/2/2019. Ảnh: TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Phó Giáo sư Mishra cho rằng dù Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un không đạt được tuyên bố chung sau hội nghị, nhưng điều quan trọng là phải nhấn mạnh một số mặt tích cực tại sự kiện lần này. 

Thứ nhất, việc tổ chức được một hội nghị thượng đỉnh nữa giữa Mỹ và Triều Tiên trong vòng 8 tháng sau Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên ở Singapore là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy cả hai bên đang cố gắng giải quyết vấn đề. Trong bối cảnh có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới, như cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung Quốc, căng thẳng Ấn Độ - Pakistan..., việc Tổng thống Trump tiến hành hội nghị theo lịch trình cần được đánh giá cao.

Thứ hai, Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội cũng tốt hơn về mặt đối thoại sâu rộng mà cả Mỹ và Triều Tiên đã có ở cấp cao nhất. Hai nhà lãnh đạo đã dành khoảng vài giờ trong 2 ngày để cùng trò chuyện. Điều này chắc chắn sẽ giúp hai bên hiểu hơn về lập trường của nhau và những điều bên kia mong muốn đạt được. Điều quan trọng để có bất kỳ thỏa thuận nào trong tương lai là hai nước nên có nhiều sự trao đổi hơn và Hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội đã tạo ra một nền tảng cho những cuộc trao đổi như vậy.

Thứ ba, cả hai bên đã có sự chín chắn với việc vẫn dành cho nhau những đánh giá thiện chí và tích cực sau hội nghị.

Thứ tư, việc không có một tuyên bố chung cũng có nghĩa là cả hai nước đã đàm phán tới cốt lõi của vấn đề và phải hiểu rằng sẽ không dễ dàng giải quyết vấn đề đó. Các cuộc đàm phán trong tương lai có thể phức tạp hơn, nhưng nếu giữ được sự kiềm chế và có tinh thần xây dựng trong việc xóa bỏ bất đồng, cả hai bên vẫn có thể đạt được các thỏa thuận trong tương lai. 

Thứ năm, việc xóa bỏ các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên chỉ có thể đạt được bằng cách gây dựng niềm tin giữa Washington và Bình Nhưỡng. Do đó, như Tổng thống Mỹ đã đề cập trong cuộc họp báo sau hội nghị, hoãn thỏa thuận là điều tốt hơn việc đạt một thỏa thuận "tồi", hay nói cách khác là một thỏa thuận không được thực hiện và đi kèm với sự thiếu tin tưởng giữa các bên.

Mạnh Hùng (TTXVN)

Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2019

Tắm tiên 2

Cuối tuần mời anh em thưởng thức cảnh tắm tiên ở vài nơi trên thế giới.

























VÌ SAO HAI ANH EM HUỲNH MINH TÂM VÀ HUỲNH THỊ TỐ NGA BỊ BẮT

Ong Bắp Cày

Liên tục những ngày qua, những thông tin về 2 anh em Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga bị bắt do có các hành vi sử dụng mạng xã hội để kêu gọi lật đổ chế độ đã được các trang mạng phản động đưa tin với mục đích kêu gọi quốc tế can thiệp, gây sức ép với chính quyền.

Tuần tin phản động có tên "Người bảo vệ nhân quyền" viết: "Ngày 28/01, một số kẻ mặc thường phục đã đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ở thành phố Hồ Chí Minh và bắt giữ kỹ thuật viên Huỳnh Thị Tố Nga, một bà mẹ đơn thân với hai con nhỏ. Vụ bắt giữ này được cho là có liên quan đến những bài viết về dân chủ và nhân quyền trên hai tài khoản Facebook Diệu Hằngvà Selena Zen. Gia đình và bạn bè của cô vẫn không biết tình trạng của cô ra sao. Hai ngày trước đó, cảnh sát bắt giữ ông Huỳnh Minh Tâm, người có tài khoản Facebook Huỳnh Trí Tâm. Hiện vẫn chưa rõ ông bị cáo buộc gì, và gia đình không được thấy lệnh bắt giữ cho dù cảnh sát có tiến hành khám nhà riêng của ông".

Một trang mạng phản động khác có tên "Người Đà Lạt Xưa" viết: "Thông báo cập nhật về Facebooker Selena Zen/ Diệu Hằng. Facebooker Selena Zen, tức Diệu Hằng, tên thật là Huỳnh Thị Tố Nga, 36 tuổi, làm việc trong khoa xét nghiệm, khu giải phẫu bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, “đã bị bắt tại nơi làm việc trong khoa xét nghiệm, khu giải phẫu bệnh, bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Quận 5 Sài Gòn”, khoảng 3 giờ 47 phút chiều 28/1/2019. Theo bài viết, cô Tố Nga chính là em ruột của Facebooker Huỳnh Trí Tâm, tức nhà hoạt động Huỳnh Minh Tâm, là người bị Công an tỉnh Đồng Nai bắt khoảng 8 giờ sáng 26/1/2019. Thông qua nick Facebooker Selena Zen, cô Nga đã viết nhiều bài “có giá trị với chủ đề kinh tế, chính trị và nhân văn”. Cách đây hơn 8 tháng, một thân nhân đã cảnh báo cô “hãy ngừng viết những bài kêu gọi dân chủ và nhân quyền” vì rủi ro cho bản thân và gia đình".

Từ một nguồn tin thân cận cho hay, trong 2 ngày 26 và 28/01/2019, hai anh em ruột là Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga đã lần lượt bị bắt để điều tra về các hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật của họ. 

Trước đó, ngày 01/01/2019, một nhóm chống đối sống quanh khu vực TP.HCM đã phát tán "Cương lĩnh Chính trị 2019", còn gọi là "Chính nhân Cương lĩnh", trong đó họ kêu gọi lật đổ chế độ chính trị hiện nay của Việt Nam. Nhóm này có thể bao gồm 5 nick Facebook thường tag, share bài của nhau - là Lý Đông Nhân, Huỳnh Trí Tâm (tức Huỳnh Minh Tâm), Selena Zen (tức Huỳnh Tố Nga), Người Đà Lạt Xưa và Anh Hai Thanh. Trong bản cương lĩnh có màu sắc mê tín này, họ trích dẫn tư tưởng của "Thái Dịch Lý Đông A" Nguyễn Hữu Thanh - một nhân vật nửa chính trị, nửa tôn giáo từng sáng lập đảng chống Cộng mang tên "Trường Việt Duy Dân Ðảng" trước năm 1945.

Ngày 23/01, nhóm này tiếp tục phát tán bản "Thông điệp Hoạch định Hành động", trong đó họ hướng dẫn các cảm tình viên lập từng nhóm không quá 10 người, để hoạt động nhằm lật đổ chế độ. Khi cần, những nhóm nhỏ này sẽ phối hợp với nhau để thực hiện các chiến dịch lớn.

8h sáng ngày 26/01, Huỳnh Minh Tâm bị bắt và khám nhà; tin này được Huỳnh Thị Tố Nga đưa trên Facebook lúc 18h ngày hôm sau. Đến 15h ngày 28/01, đến lượt Huỳnh Thị Tố Nga "mất tích"; tin này được Anh Hai Thanh và Người Đà Lạt Xưa đưa lên Facebook.

Ngày 05/02, Người Đà Lạt Xưa kêu gọi giới chống đối quan tâm đến 6 gương mặt bị bắt hoặc "mất tích" trong dịp Tết Nguyên đán, là Huỳnh Minh Tâm, Huỳnh Thị Tố Nga, Trần Văn Quyền, Dương Thị Lanh, Trần Ngọc Phúc, Trương Duy Nhất. Người viết tuyên bố rằng 6 gương mặt trên bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước của họ". Ngoài ra, người viết cũng kêu gọi hướng về "129 tù nhân lương tâm" bị bắt hoặc kết án trong năm 2019.

Thực tế là Huỳnh Minh Tâm và Huỳnh Thị Tố Nga tham gia nhóm "Chính nhân Cương lĩnh", họ có dấu hiệu phạm tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân", quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015. Vì vậy, Tâm bị bắt theo đúng luật, chứ không phải chỉ bị bắt "chỉ vì tiếng nói theo lương tâm và tấm lòng yêu thương quê hương đất nước". Phần lớn những đối tượng bị bắt vì có hoạt động bạo động chống nhà nước chứ không phải là "tù nhân lương tâm" như nhóm Đà Lạt Xưa viết. Hãy xem những ảnh chụp màn hình dưới đây để thấy, những người bị bắt không hề "ôn hòa":



Bất kể ai đọc Facebook của Nga và đồng đảng, đều có thể nhận thấy, họ không giấu động cơ và kế hoạch lật đổ Nhà nước, tức có dấu hiệu vi phạm Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015.

HỒNG Y NGƯỜI AUSTRALIA CHÍNH THỨC BỊ CÁO BUỘC XÂM HẠI TÌNH DỤC

Hồng y người Australia chính thức bị cáo buộc xâm hại tình dục

(PLVN) - Hồng y người Australia George Pell đã chính thức bị cáo buộc phạm tội xâm hại tình dục hai nam thiếu niên trong ca đoàn của nhà thờ Saint Patrick ở thành phố Melbourne vào những năm 90 của thế kỷ trước-thời gian ông làm giám mục tại đây. 

Theo AFP, sau khi dự phiên xét xử kéo dài 4 tuần, lắng nghe lập luận của các bên, ngày 26/2, bồi thẩm đoàn tòa án hạt Victoria tại Melbourne đã nhất trí kết luận Hồng y Pell phạm 5 tội danh, gồm 1 tội danh lạm dụng tình dục và 4 tội danh xâm hại tình dục đối với hai thiếu niên 12 và 13 tuổi.

Các hành vi sai trái của Hồng y Pell diễn ra cách đây 22 năm. Một trong hai nạn nhân đã qua đời năm 2014 do dùng thuốc quá liều và người thân của nạn nhân cho rằng đây là hậu quả của những tổn thương tinh thần nghiêm trọng từ thời niên thiếu. 

Hồng y Pell luôn bác bỏ mọi cáo buộc và ông là giới chức Công giáo cấp cao nhất bị xét xử vì các cáo buộc xâm hại tình dục. Dự kiến, thẩm phán sẽ ra phán quyết về mức án trong ngày 27/2. Theo khung hình phạt, mức án cao nhất cho mỗi tội danh trên là 10 năm tù.
 
Bùi Mến

BẮT GIỮ NGUYỄN VĂN CÔNG VÌ SỬ DỤNG MẠNG XÃ HỘI TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC

Bắt giữ đối tượng sử dụng 4 tài khoản mạng xã hội để tuyên truyền chống phá Nhà nước


Ngày 2/3, Trung tá Nguyễn Thanh Tùng, Phó phòng tham mưu Công an tỉnh Bến Tre cho biết, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Bến Tre đã tiến hành khám xét, giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Công Em, sinh năm 1971, cư trú tại ấp Chợ, xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm để điều tra về hành vi 'Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước'.

Vào ngày 28/2, Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Bến Tre ra lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Công Em. Qua khám xét nơi ở và khai thác dữ liệu điện tử trên các tài khoản mạng xã hội (facebook…) của đối tượng Nguyễn Văn Công Em, Cơ quan An ninh điều tra thu được nhiều đồ vật, tài liệu, dữ liệu liên quan đến hành vi “Làm, tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống phá Nhà nước”.

Đối tượng Nguyễn Văn Công Em khai nhận đã sử dụng 4 tài khoản facebook khác nhau để đăng tải, chia sẻ các bài viết và phát trực tiếp (live stream) những video có nội dung xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tuyên truyền, kêu gọi, kích động biểu tình trong thời điểm diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội ngày 27-28/2/2019.

Cơ quan An ninh điều tra - Công an tỉnh Bến Tre đang củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng theo qui định của pháp luật.

Huỳnh Phúc Hậu (TTXVN)

KHÔNG CÓ CHUYỆN BẮT CÓC BÉ 20 NGÀY TUỔI Ở BÌNH DƯƠNG

CuTeo@

Chưa có thống kê chính xác, nhưng có thể khẳng định lượng tin có tính hoang báo tới công an các địa phương trong một ngày là rất lớn. Từ tin báo cháy, mất cắp, cướp bóc, hiếp dâm...cho đến bắt cóc....Điều này gây ra những tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức trí tuệ không đáng có trong việc điều tra xác minh.

Mới hôm qua 1/3/2019, một người mẹ ở Bình Dương mới sinh con được 20 ngày đã dứt tình mẫu tử, không nuôi con mà đem "cho" người khác rồi dựng chuyện con bị bắt cóc gây rúng dư luận, khiến cơ quan công an phải huy động lực lượng, phương tiện điều tra, xác minh, truy tìm (Ảnh bên là chị T).

Sáng nay, 2/3/2019, Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương cho biết sau nhiều giờ khẩn trương điều tra, đến nay đã xác định thông tin cháu bé vừa sinh 20 ngày tuổi bị bắt cóc là không có thật. Theo đó, người mẹ sinh con ra không nuôi, cho con để người khác nuôi rồi dựng chuyện con mình bị bắt cóc gây ảnh hưởng tới ANTT làm người dân hoang mang, lo lắng. 

Người mẹ đó là chị Nguyễn Thị Bích T, 22 tuổi, quê ở Hậu Giang đã thừa nhận kết quả điều tra của cơ quan công an là đúng. Theo đó, con chị không bị ai bắt cóc mà chị chủ động cho người khác nuôi. Nguyên nhân vụ việc được người mẹ 22 tuổi lý giải là do nghèo. Vụ việc là do chị tự dựng lên để đánh lừa mọi người.

Chị Thiện đang sống với "chồng" và "mẹ chồng" nhưng đứa bé vừa sinh lại là con riêng của chị. Để che đậy chuyện đứa bé không phải là con của "chồng", để lý giải sự vắng mặt của bé, chị đã lên màn kịch con bị bắt cóc. Nhưng sự thật là chi đem cho một gia đình hiếm muộn ở quận 8, TPHCM. Sau khi nhận bé về nuôi, gia đình hiếm muộn đã gửi cho chị 15 triệu đồng để trang trải chi phí sinh con. Chị T. khẳng định số tiền này là do họ tự nguyện để lại phòng trọ, chị không đòi vì đây không phải là chuyện "bán con". Sau đó, chị T. thông báo con mình bị bắt cóc. Cả "chồng" chị và "mẹ chồng" cùng hàng xóm đều tin nên báo công an. Mạng xã hội xôn xao, lãnh đạo công an tỉnh đã phải chỉ đạo khẩn trương điều tra.

Tối 1/3, chị T. thừa nhận với công an mình cho con và đã cùng công an đến quận 8 để xác định chỗ ở của con. Hiện cháu bé vẫn đang được cặp vợ chồng hiếm muộn nuôi.

Theo báo Người Lao Động, Chị T. cho biết người "chồng" mà chị đang sống chung quê ở Đồng Tháp. Hiện hai người chưa làm đám cưới, chưa đăng ký kết hôn. Anh biết chị có thai với người khác nhưng vẫn nhận chị làm "vợ". Hơn nửa năm nay anh đi làm thợ hồ còn chị ở phòng trọ dưỡng thai. Chị sinh con, "mẹ chồng" chị lên nuôi mà không hề biết sự thật về đứa bé. Do thấy tội lỗi với gia đình "chồng" nên chị quyết định cho con. Chị kể chị đã gặp, tìm hiểu rất kỹ gia cảnh của người nhận nuôi con mình, chị muốn con chị có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Thực tâm người viết thấy rằng, người mẹ trẻ kia vừa đáng thương lại vừa đáng trách.

ĐÁM ĐÔNG TRÊN MẠNG XÃ HỘI CÓ QUYỀN THAY MẶT CÔNG AN "XIN LỖI CÔ GÁI ĐIỆN BIÊN" KHÔNG ?

Đám đông trên mạng xã hội có quyền thay mặt công an "xin lỗi cô gái Điện Biên" không?

Ngày 18/02/2019, UBND tỉnh Điện Biên đã trao bằng khen và tiền thưởng cho các chiến sĩ công an có công điều tra, bắt giữ 5 nghi phạm bị cáo buộc đã hãm hại nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên, 22 tuổi. Nhân đó, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống đã dấy lên một dư luận công kích ngành công an, khi đồng loạt tuyên truyền rằng trong vụ việc này, công an phải bị trách phạt thay vì khen thưởng, do không kịp thời bảo vệ người bị hại.


Vụ việc này bắt đầu vào chập tối ngày 04/02 (tức 30 Tết Âm lịch), khi nữ sinh Cao Thị Mỹ Duyên mất tích sau khi đi giao gà cho một người đặt mua qua điện thoại. Ngay tối hôm đó, gia đình cô Duyên đã trình báo công an, nhờ họ hàng tìm kiếm, và "cầu cứu" trên mạng xã hội. Ngày 07/02, tức 3 ngày sau thời điểm đó, một người dân thường phát hiện thi thể của cô Duyên ở một ngôi nhà hoang. Công an tỉnh Điện Biên bắt giữ nghi phạm đầu tiên vào ngày 10/02, và bắt 4 nghi phạm còn lại vào các ngày 12, 15 và 16. Các nghi phạm khai nhận rằng họ đã thay phiên nhau xâm hại tình dục cô Duyên, trước khi sát hại cô vào ngày 06/02.

Ngày 18/02, khi UBND tỉnh Điện Biên trao bằng khen và tiền thưởng cho các chiến sĩ công an có công phá vụ án, nhiều bộ phận của dư luận phi chính thống, bao gồm các gương mặt chống đối, bất mãn, đã đồng loạt phản đối quyết định này. Họ nói rằng hiện trường vụ án đã được phát hiện bởi một người dân thường thay vì công an; rằng công an tỉnh Điện Biên lẽ ra "phải bị trách phạt" thay vì được khen thưởng, do đã không kịp thời hành động để người bị hại; và đặt nghi vấn rằng công an đã không nhập cuộc ngay khi gia đình báo án (tức tối 30 Tết). Về ý cuối, Nguyễn Trang Nhung viết rằng trong thực tế, có nhiều vụ việc mà công an "bỏ mặc gia đình nạn nhân, không điều tra vụ án, thậm chí trơ trẽn đến mức mặc cả với gia đình nạn nhân để tìm hung thủ", khiến "gia đình không có tiền nhìn con chết tức tưởi mà không thể làm gì". Đỗ Ngà quy chụp rằng công an Việt Nam chuyên "nuôi án" - tức không xử lý ngay mà đợi vụ án lớn dần rồi mới phá để lấy thành tích, bất chấp sự an toàn của người dân - dù bài viết của Ngà không cung cấp được bằng chứng vững chắc cho việc đó.

Tối 19/02, Hoàng Hường kêu gọi cộng đồng mạng share một biểu ngữ có dòng chữ "Chúng tôi xin lỗi! #cô gái Điện Biên", đặt kèm biểu tượng bông hồng đen, nằm trên nền màu xanh bầm nhạt. Hường giải thích:

"... Tôi xấu hổ thay cho những người mà lẽ ra giờ này họ phải đứng cúi đầu xin lỗi vong linh em và gia đình vì đã không làm tốt phận sự, không cứu được em, họ lại khen thưởng tặng hoa nhau, khiến em và gia đình cô đơn hơn, đau đớn hơn. Tôi xấu hổ thay cho họ. Xin hãy để tôi và những người bạn nói thay: “CHÚNG TÔI XIN LỖI! Cô gái Điện Biên”...".

Dư luận phi chính thống đồng loạt share lại bài và ảnh của Hường, tạo thành phong trào. Một số cá nhân chống đối share ảnh, rồi bình luận rằng nếu họ quan tâm đến chính trị nhiều hơn, "lên tiếng" chống tiêu cực trong xã hội nhiều hơn, thì có thể "cô gái Điện Biên" đã được cứu. Trong khi đó, một số ít đặt câu hỏi rằng vì sao họ phải xin lỗi, trong khi họ không làm gì sai.

Ở chiều ngược lại, cũng có một số tiếng nói trong dư luận phi chính thống bình luận rằng dư luận đang quy chụp ngành công an. Lương Lê Minh viết rằng "vụ việc ở Điện Biên đáng lẽ sẽ kết thúc trong 1 nốt nhạc, nếu như tất cả các sim số điện thoại đều là chính chủ", để "công an dò trong phút mốt ra ngay"; nhưng tiếc rằng những đề xuất kiểu này "đều bị phản đối dữ dội bởi nhân dân anh hùng và các bạn nhà báo khối C điểm cộng". Minh giải thích:

"...Trong hoàn cảnh án mờ, thiếu dấu vết, công an Điện Biên bị phân tán đi quá nhiều hướng giả thuyết các khác nhau. Có thể nạn nhân chỉ đơn giản là bị TNGT (điều dễ xảy ra vào chiều ngày 30 Tết) và đã được đưa vào 1 bệnh viện nào đó cấp cứu. Có thể nạn nhân bị bắt cóc và bán qua biên giới Trung Quốc... Việc thiếu dấu vết đẩy công an vào 1 kiểu phá án be bờ đắp đập, tức là chỉ có thể tung quân xuống địa bàn để rà soát các đối tượng có nhân thân xấu, xem có đứa nào bất thường không. Làm được điều ấy cần quân số lớn đã đành, nhưng sáng mồng 1 Tết các bạn thấy Công an phường đến nhà, các bạn có niềm nở đón tiếp không?...".

Theo nguyên tắc hoạt động của ngành cảnh sát, nhiệm vụ bảo vệ tính mạng và tài sản của công dân được xem là quan trọng và khẩn cấp hơn so với nhiệm vụ truy bắt tội phạm. Vì vậy, khi cho rằng công an tỉnh Điện Biên đã không hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ của mình, dư luận đã có phần có lý. Tuy nhiên, trong quá trình tuyên truyền về vụ việc này, giới "dân chửi" đã mắc 4 lỗi sai.

Thứ nhất, dù không có bằng chứng nào cho thấy công an tỉnh Điện Biên "nuôi án", làm việc tắc trách, hoặc không lập tức nhập cuộc từ đêm 30 Tết, họ vẫn dùng các giả thuyết này để tuyên truyền, nhằm cố tình gây ác cảm với ngành công an.

Thứ hai, họ đã không xét đến những trở ngại mà Lương Lê Minh đề cập.

Thứ ba, họ tùy tiện phán xét rằng công an tỉnh Điện Biên "đáng lẽ phải bị trách phạt" thay vì được khen; trong khi công tác khen thưởng, xử phạt phải được tiến hành dựa trên quy định của Luật Thi đua Khen thưởng và các văn bản chi tiết hơn, thay vì dựa trên cảm tính nhất thời của dư luận.

Thứ tư, đám đông của Hoàng Hường không có tư cách thay mặt công an "xin lỗi" người bị hại; vì trong vụ việc này, chỉ ngành Công an hoặc tòa án mới có tư cách phán xét công an tỉnh Điện Biên, và chỉ Chủ tịch nước mới có tư cách thay mặt quốc gia để xin lỗi người bị hại.