Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

YÊU CẦU LINH MỤC TRƯƠNG VĂN KHẨN DỪNG NGAY HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT

(Congannghean.vn)-Liên tiếp trong thời gian qua, linh mục Trương Văn Khẩn, quản xứ Đạo Đồng, xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã có nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, vi phạm giáo lý và kích động chống đối, gây mất đoàn kết lương giáo, xúi giục giáo dân phạm tội. Điều đáng nói, chuỗi hành vi trên chưa có dấu hiệu dừng lại mà ngày càng gia tăng về tính chất, mức độ, thể hiện rõ tính cực đoan, vi phạm kỷ cương pháp luật, vi phạm giáo lý, giáo luật và điều răn của Chúa với âm mưu chống phá đến cùng.

Bài 1: Xuyên tạc bản chất vụ việc, kích động giáo dân gây rối ANTT

Linh mục Trương Văn Khẩn được Tòa Giám mục Giáo phận Vinh bổ nhiệm làm quản xứ Đạo Đồng, xã Quang Thành, huyện Yên Thành từ tháng 1/2015. Gần 5 năm làm quản xứ, linh mục Khẩn đã “cuốn” bà con giáo dân vào hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật, gây mất đoàn kết lương giáo, phức tạp về tình hình ANTT. Linh mục Trương Văn Khẩn đã biến Đạo Đồng từ một xứ đạo bình yên trở thành nơi thường xuyên diễn ra những chuyện bất an. Từ kích động giáo dân tuần hành, biểu tình, phá hoại tài sản, lấn chiếm trái phép đất nông nghiệp đến cô lập giáo dân vì mục đích riêng. Không những thế, linh mục Khẩn còn thường xuyên lên nhà thờ rao giảng chửi bới chính quyền các cấp, xuyên tạc bản chất sự việc, kích động giáo dân chống phá. Và lẽ dĩ nhiên, để che đậy cho âm mưu chống phá của mình, linh mục Trương Văn Khẩn luôn tạo vỏ bọc bằng những mỹ từ giả dối “vì quyền lợi các con chiên”, “vì sự phát triển của Giáo hội”... Nhưng thực ra, bản chất sự việc hoàn toàn trái ngược với những lời rao giảng xuyên tạc của linh mục này.

Tài sản gia đình ông Lê Đức Bắc bị phá hoại nghiêm trọng - Ảnh tư liệu

Thứ nhất, linh mục Trương Văn Khẩn xuyên tạc cho rằng, chính quyền huyện Yên Thành không giải quyết các nội dung mà bà con giáo dân xứ Đạo Đồng đề xuất bấy lâu nay. Thực hiện chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước, tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Yên Thành nói riêng luôn tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để bà con đồng bào có đạo và không có đạo hoạt động theo đúng Hiến pháp và pháp luật. Mong muốn lớn nhất đó là các vị linh mục sẽ làm cầu nối giữa chính quyền và giáo hội, kịp thời động viên bà con giáo dân sống tốt đời, đẹp đạo. Huyện Yên Thành, xã Quang Thành đã rất nhiều lần tổ chức gặp mặt, trao đổi, nói chuyện và làm việc với sự chứng kiến, tham gia của các ban ngành liên quan để cùng tháo gỡ vấn đề. Mới đây nhất là ngày 26/7/2019, UBND huyện Yên Thành cũng đã tổ chức buổi đối thoại với linh mục Trương Văn khẩn và Hội đồng mục vụ giáo xứ Đạo Đồng để giải quyết một số vấn đề về ANTT nổi lên trong thời gian qua tại giáo xứ Đạo Đồng.

Tại buổi làm việc này, lãnh đạo các cấp đã phân tích, chủ động tháo gỡ những vướng mắc của người dân xóm Trung Nam, Trung Bắc trên cơ sở quy định của pháp luật. Không chỉ đối với giáo xứ Đạo Đồng mà suốt thời gian qua, chính quyền các cấp luôn quan tâm giải quyết các nhu cầu chính đáng của bà con giáo dân và giáo hội. Tuy nhiên, mọi việc phải được tuân thủ theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Cụ thể: UBND huyện trình cấp có thẩm quyền đồng ý tách lập giáo xứ Đồng Lạc từ giáo xứ Đức Lân, giáo xứ Phú Tăng từ giáo xứ Phú Vinh; cấp đất làm bãi đậu xe cho giáo xứ Đức Lân; cấp đất cho giáo hạt Bảo Nham để làm nhà thờ ở địa điểm mới; đồng thời, đang trình cấp có thẩm quyền xem xét thống nhất thành lập giáo xứ Hòa Bình...

Cần phải nhắc lại, mọi việc, dù muốn giải quyết, phải cần có thời gian, trình tự và đúng quy định pháp luật. Không ai được cho mình quyền “nằm ngoài” Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, linh mục Trương Văn Khẩn vẫn cố tình không hiểu và tiếp tục xuyên tạc nội dung sự việc, vu khống chính quyền các cấp trong giải quyết tình hình.

Yêu cầu pháp luật xử lý nghiêm

Về đất đai, chính quyền xã Quang Thành, huyện Yên Thành đã trực tiếp làm việc, trả lời và giải quyết cho linh mục Trương Văn Khẩn và Hội đồng mục vụ cùng giáo dân xóm Trung Nam và Trung Bắc. Liên quan đến phần đất nghĩa trang, đây là đất lâm nghiệp thuộc đất rừng sản xuất, diện tích đất này ông Chu Đình Thuyết, Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Đạo Đồng mua lại của hộ ông Hoàng Đình Tuấn (xóm Quang Nhân) chưa làm thủ tục chuyển nhượng, chưa chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật mà tự ý tổ chức thuê máy san gạt mặt bằng, mở rộng khuôn viên nghĩa trang xóm Trung Nam và Trung Bắc là vi phạm pháp luật. Thực tế, năm 2013, UBND xã Quang Thành đã quy hoạch, bố trí hơn 3.000 m2 đất để xóm Trung Nam và Trung Bắc mở rộng nghĩa trang. Việc mở rộng nghĩa trang là do Ban cán sự 2 xóm trình cấp có thẩm quyền và chính quyền bố trí nghĩa trang chung cho các xóm; chính quyền không xem xét việc quy hoạch bố trí đất nghĩa trang cho riêng giáo xứ.

Sau khi xem xét nhu cầu của nhân dân hai xóm, UBND xã Quang Thanh đã hướng dẫn cho Ban cán sự xóm Trung Nam, Trung Bắc và chủ sử dụng đất hoàn thiện các thủ tục về đất đai, làm văn bản xin mở rộng khuôn viên nghĩa trang xóm theo quy định của pháp luật. Điều đó thể hiện rõ, chính quyền các cấp đã rất quan tâm, cầu thị và coi trọng giải quyết vấn đề của các hộ dân. Đến ngày 21/12/2018, Ban cán sự xóm Trung Nam và Trung Bắc có tờ trình xin mở rộng khuôn viên nghĩa trang xóm. Sau khi UBND xã Quang Thành có văn bản xin ý kiến, UBND huyện đã có Công văn số 53/UBND- TNMT ngày 10/1/2019, theo đó, UBND huyện đồng ý về mặt chủ trương và giao cho UBND xã Quang Thành rà soát thực tế, thực hiện các bước theo quy định của pháp luật.

Linh mục quản xứ Đạo Đồng Trương Văn Khẩn

Đến ngày 25/1/2019, UBND xã Quang Thành đã làm việc với Ban cán sự 2 xóm, thống nhất về chủ trương cho mở rộng nghĩa trang xóm và giao cho 2 xóm chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, sau khi các cấp thẩm quyền cho chủ trương thì ông Chu Đình Thuyết lại yêu cầu chính quyền phải trả tiền mặt bằng hoặc đổi đất cho ông ở nơi khác. Việc ông Chu Đình Thuyết tự ý thuê máy san gạt đất nông nghiệp để mở rộng nghĩa trang đã vi phạm quy định của pháp luật, nay lại đòi kinh phí giải phóng mặt bằng hoặc đổi đất nơi khác thì UBND huyện không đồng ý chủ trương mở rộng khuôn viên. Điều này là hoàn toàn hợp lý, theo đúng quy định của pháp luật. Chỉ đến khi nào, Ban cán sự xóm Trung Nam, Trung Bắc và hộ ông Chu Đình Thuyết thỏa thuận được vấn đề giải phóng mặt bằng thì UBND huyện sẽ xem xét giải quyết.

Liên quan đến việc 13 hộ dân giáo xứ Đạo Đồng đòi lại đất với lý do nguồn gốc đất của cha ông là hoàn toàn không đúng với quy định của pháp luật và không phù hợp. Đất đai thuộc sở hữu của toàn dân, do Nhà nước quản lý, việc thực hiện chủ trương di dân để lấy đất sản xuất vào những năm 80 của thế kỷ trước là chủ trương chung, được nhân dân thời điểm đó đồng thuận cao, hiện nay Nhà nước không xem xét lại. Ở thời điểm đó, trên địa bàn xã Quang Thành có 117 hộ dân thuộc diện di dời này và đã được Nhà nước cấp đất nơi ở mới. Mặt khác, đơn của 13 hộ dân liên quan tại khu vực đất này đã được UBND xã Quang Thành thụ lý và đã có văn bản trả lời theo quy định.

Phân tích như trên để thấy, chính quyền huyện Yên Thành đã xử lý và giải quyết theo đúng trình tự, quy định của pháp luật. Đồng thời, giải quyết những đề xuất, kiến nghị của bà con giáo dân trên cơ sở hợp tình, hợp lý. Tuy nhiên, linh mục Trương Văn Khẩn vì động cơ cá nhân lại xuyên tạc sự việc, nói xấu Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp.

Thứ ba, liên quan đến vụ “Hủy hoại tài sản” xảy ra tại nhà ông Lê Đức Bắc, cơ quan chức năng đã điều tra xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành đã căn cứ vào tài liệu, chứng cứ thu thập đến ngày 30/3/2019 tiến hành khởi tố vụ án “Hủy hoại tài sản”. Sau đó, cơ quan chức năng đã nhiều lần gửi giấy triệu tập nhưng các đối tượng, trong đó có Thái Văn Hải không chấp hành. Đến ngày 24/4/2019, CQCSĐT Công an huyện Yên Thành đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Thái Văn Triều (SN 1973), Thái Văn Hải (SN 2001) và Phan Tất Đông (SN 1994), cùng trú tại xã Quang Thành, huyện Yên Thành. Ngày 29/7/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Yên Thành đã ra quyết định truy nã bị can đối với 3 đối tượng trên. Đến ngày 24/10/2019, lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ Thái Văn Hải tại Bắc Ninh.

Việc điều tra, bắt giữ đối tượng Thái Văn Hải đều đúng theo trình tự, quy định của pháp luật. Tuy nhiên, linh mục Trương Văn Khẩn lại vu khống cơ quan Công an, kêu gọi giáo dân trả tự do cho Hải. Nhân dân đang đặt ra câu hỏi, liệu linh mục Trương Văn Khẩn cho mình cái quyền gì, để đặt bản thân ra khỏi pháp luật và liên tiếp có những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm giáo lý, giáo luật, thách thức chính quyền như trên?

(Còn nữa)

NHÓM PHÓNG VIÊN

Bí thư Thành ủy Hà Nội: NẾU LÀ ĐỀ ÁN VI HIÊN, CHÚNG TÔI ĐÃ KHÔNG LÀM TIẾP

Bí thư Thành ủy Hà Nội: “Nếu đề án là vi hiến, chúng tôi đã không làm tiếp”


Giải trình trước Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của TP. Hà Nội, Bí thư thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải khẳng định “Nếu vi hiến chúng tôi đã không làm tiếp!”

Đề án thí điểm và không vi hiến

Theo Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải, việc xây dựng đề án thí điểm này xuất phát từ nhu cầu của bản thân thành phố là một đô thị phát triển rất nhanh, mong muốn xây dựng một hệ thống chính quyền gọn nhẹ, hiệu lực, hiệu quả, gần dân hơn và đáp ứng được các yêu cầu của người dân tốt hơn. Về một số ý kiến của đại biểu (ĐB) đề nghị làm rõ đề án này, nghị quyết này có vi hiến hay không, ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh: Nếu vi hiến chúng tôi đã không làm tiếp.

Theo ông Hải, khi xây dựng đề án này, ngay từ đầu Hà Nội đã rất quan tâm đến những nội dung này và cũng tham gia tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo cũng như lấy ý kiến của các nhà luật học, nhất là các nhà quản lý. “Các ý kiến đóng góp đều cho thấy là đề án của chúng ta là đề án thí điểm và không vi hiến” - ông Hải nhấn mạnh.

Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải

Bí thư Thành ủy Hà Nội cũng cho biết, Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật Quốc hội số 2700 ngày 25/10/2019 có nêu: "Nội dung của dự thảo Nghị quyết cơ bản phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo nghị quyết với hệ thống pháp luật. Tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên".

“Tôi xin các vị đại biểu Quốc hội lưu ý đến nội dung này... Chúng tôi đã nghiên cứu ngay từ đầu và nếu nội dung của đề án ngay từ đầu các cơ quan kết luận là vi hiến thì chúng tôi đã không làm tiếp” - ông Hoàng Trung Hải nhấn mạnh lần thứ hai. Bí thư Hà Nội cũng nhấn mạnh, việc thực hiện thí điểm này “là nhu cầu thực sự của các địa phương không phải chỉ riêng Hà Nội”

“Các địa phương đều mong muốn thí điểm các mô hình quản lý của mình cũng theo hướng làm thế nào nó hiệu lực, hiệu quả hơn, đáp ứng được nhu cầu của người dân tốt hơn” - ông Hải nhấn mạnh.

Theo Bí thư Hà Nội, một số ý kiến các đại biểu đã góp ý về dự thảo nghị quyết, Bộ Nội vụ sẽ có cách tiếp thu sau, nhưng cơ bản việc thực hiện thí điểm “chúng tôi thấy hết sức cần thiết và chính thí điểm mới có thể rút ra được kinh nghiệm và tìm ra được những mô hình quản lý tốt".

“Như đại biểu Phùng Văn Hùng đã nêu, mô hình chính quyền của một số quốc gia phát triển người ta cũng sử dụng sử dụng chính quyền 3 cấp mà vẫn rất hiệu lực, hiệu quả, không phải là mất quyền dân chủ của người dân. Bởi vì người dân đã được HĐND của cấp quận là đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người dân” - ông Hoàng Trung Hải nói.

Đề nghị hoạt động theo chế độ Thủ trưởng

Trong phần giải trình của mình ngay sau đó, ông Lê Vĩnh Tân, Bộ trưởng Bộ Nội vụ khẳng định, về cơ sở chính trị đã có Nghị quyết 18 Kết luận số 46 của Bộ Chính trị nêu rất rõ về việc thí điểm không tổ chức HĐND phường ở cấp quận và thị xã của TP Hà Nội.

“Cơ sở pháp lý thì đã có Điều 111 của Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ cũng như điểm b khoản 2 của Luật Ban hành văn bản quy phạm phạm pháp luật đã quy định, đó là Quốc hội được ban hành những nghị quyết để thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền của Quốc hội nhưng chưa có trong luật điều chỉnh hoặc khác với các luật hiện hành” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân dẫn chứng.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Bộ trưởng Bộ Nội vụ giải thích: Việc tổ chức lại mô hình chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội là tổ chức lại mô hình 2 cấp chính quyền của TP Hà Nội là chỉ còn có mô hình về chính quyền đô thị của Hà Nội và của cấp quận TP là cấp chính quyền. Còn phường hiện nay không phải là cấp chính quyền, chứ không phải là bỏ HĐND.

“Như vậy, cấp phường không phải là cấp chính quyền mà là đơn vị hành chính của phường, là đơn vị hành chính trực thuộc của cơ quan hành chính cấp trên, đó là của cấp quận và của thị xã nên chúng ta không thể dùng từ bỏ HĐND phường” - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân giải thích.

Về chế độ làm việc, ông Lê Vĩnh Tân cho biết, trong Kết luận 46 Bộ Chính trị đã cơ bản đồng ý theo đề án, tức là làm việc theo nguyên tắc tập thể của UBND, trong đó cơ cấu của UBND gồm Chủ tịch Ủy ban, Phó Chủ tịch Uỷ ban và các thành viên Ủy ban.

Tuy nhiên, ông Tân cho biết, theo ý kiến thẩm định của Ủy ban Pháp luật và ý kiến của một số đại biểu, ông đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo lại Bộ Chính trị xem xét về chế độ làm việc của UBND phường là các chế độ thủ trưởng, bởi trong kết luận trước đây cơ bản đồng ý theo chế độ tập thể.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đề nghị lấy thời điểm là 1/6/2020 để Chính phủ và các bộ, ngành xây dựng các văn bản phù hợp và để đến năm 2021 thì mới tổ chức được chính quyền địa phương của những đơn vị cấp phường của thành phố.

Xuân Hưng

HUYỆN ĐÔNG ANH NÓI GÌ VỀ DỰ ÁN XÂY NHÀ Ở BÁN CHO CÁN BỘ CHIẾN SỸ CÔNG AN HUYỆN?

Kinhtedothi - Vừa qua, tại huyện Đông Anh xảy ra vụ việc 42 người là cán bộ công an huyện Đông Anh đã nghỉ hưu tập trung tại khu đất Dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ chiến sĩ (CBCS) công an huyện (Dự án), kêu gọi đòi quyền lợi. Chiều 15/11, đại diện lãnh đạo huyện Đông Anh đã có thông tin chính thức đến báo Kinh tế & Đô thị.


Theo đại diện huyện Đông Anh, nguyên nhân vụ việc là do một số cán bộ công an huyện đã nghỉ hưu (không đại diện cho Công an huyện Đông Anh) không đồng tình với quy hoạch Dự án đã được phê duyệt.

Từ năm 2001 đến 2015, căn cứ vào nhu cầu nhà ở của CBCS, tháng 5/2001, Công an huyện Đông Anh báo cáo các cấp xin lập dự án làm nhà cho CBCS công an huyện.

Ngày 12/9/2003, UBND TP Hà Nội có văn bản số 2807/UB-NNĐC đồng ý về mặt nguyên tắc cho Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh được làm chủ đầu tư, sử dụng đất, huy động vốn để xây dựng nhà ở bán cho CBCS Công an huyện. Quy hoạch ban đầu là 20 căn nhà vườn và chung cư 5 tầng.
Đã thực hiện nghiêm kết luận thanh tra

Quá trình thực hiện Dự án, do có thiếu sót và thay đổi chính sách nên Dự án tồn tại lâu năm không thực hiện, một số CBCS công an huyện đã nghỉ hưu (trong diện mua nhà) đã làm đơn tố cáo các vi phạm của Dự án gửi các cấp có thẩm quyền.

Ngày 22/5/2015, Công an TP Hà Nội có Kết luận thanh tra nội dung tố cáo Hội đồng phân phối nhà ở Công an huyện Đông Anh. Trên cơ sở đó, công an huyện đã thực hiện nghiêm túc 3 nội dung kết luận thanh tra.

Vị trí Dự án xây dựng nhà ở bán cho cán bộ chiến sĩ công an huyện Đông Anh.

Thứ nhất, thu hồi các quyết định phân phối nhà đất đã ban hành trái thẩm quyền: Công an huyện đã yêu cầu CBCS giao nộp lại quyết định. Kết quả đã thu hồi được 15/37 quyết định; 3/37 quyết định CBCS không đồng ý giao nộp; 19/37 quyết định CBCS báo cáo đã mất, thất lạc nên không giao nộp được.

Thứ hai, thông báo công khai cho toàn thể 198 CBCS công an huyện trong diện được phân phối nhà ở biết việc thu chi tài chính đối với khoản tiền do CBCS công an huyện đã đóng góp: Ngày 16/5/2015, công an huyện đã tổ chức Hội nghị, mời toàn bộ CBCS trong diện được phân phối nhà đến để thông báo kết luận thanh tra, thông báo việc thu chi tài chính của dự án.

Nội dung thứ ba, công an huyện cùng những người có liên quan giữ nguyên hiện trạng, không để phát sinh việc xây dựng và sử dụng nhà trên phần đất dự án: Theo đó, nhiều năm qua, Dự án không phát sinh việc xây dựng và sử dụng mới trên phần đất Dự án sau khi có kết luận thanh tra.

Tiếp tục triển khai các bước của Dự án

Cùng với giải quyết tồn tại của Dự án, Công an huyện Đông Anh cũng chủ động phối hợp với Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh trình các cấp có thẩm quyền để thúc đẩy tiến độ Dự án. Các Sở, ngành TP cũng đã báo cáo và được sự chấp thuận của UBND TP cho nộp tiền sử dụng đất và hoàn thiện thủ tục bàn giao mốc giới theo quy định của pháp luật để tiếp tục thực hiện Dự án.

Theo đại diện UBND huyện Đông Anh, đến nay các thủ tục triển khai Dự án cơ bản đã hoàn thành. Tuy nhiên, một số cán bộ công an đã nghỉ hưu (trong diện mua nhà) không đồng tình với Quy hoạch Dự án mà UBND TP Hà Nội phê duyệt ban đầu là 20 căn nhà vườn và chung cư 5 tầng. Đồng thời, đề nghị chia đất và xử lý các sai phạm trong quá trình triển khai Dự án.

Ngày 13/8/2019, Công an huyện Đông Anh đã mời ông Phạm Đắc Tráng và một số cán bộ công an nghỉ hưu đứng tên trong đơn lên làm việc, giải thích rõ các vấn đề. Công an huyện đã thực hiện nghiêm túc kết luận Thanh tra của Công an TP Hà Nội. Các nội dung đề xuất khác đều đã được các cấp có thẩm quyền giải đáp.

Theo đại diện UBND huyện Đông Anh, thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục chỉ đạo công an huyện tích cực tuyên truyền, vận động tới các đồng chí cán bộ công an đã nghỉ hưu, người thân của họ đặc biệt là những cán bộ, chiến sĩ đang làm trong hệ thống chính trị hiểu và tuân thủ các quy định pháp luật về việc triển khai Dự án.

Đồng thời, chỉ đạo các phòng ban chức năng của huyện căn cứ chức năng nhiệm vụ, tiếp tục rà soát, tổng hợp các nội dung liên quan đến Dự án, báo cáo lãnh đạo huyện có hướng chỉ đạo trong thời gian tới.

SÔNG ĐUỐNG

FB Lê Gạch


Nhà máy nước sông Đuống ra đời như thế nào?

Ngày 21/3/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 499/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch cấp nước cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tại khoản 6, Điều 1 của Quyết định này có ghi: Hà Nội sẽ có 3 nhà máy nước mặt gồm Nhà máy nước sông Đà (công suất đến năm 2020 là 600.000 m3 mỗi ngày đêm), Nhà máy nước sông Hồng (300.000 m3 mỗi ngày đêm) và Nhà máy nước sông Đuống (240.000 m3 mỗi ngày đêm).

Quy hoạch này cũng xác định Nhà máy nước sông Đuống có nhiệm vụ cấp nước sạch sinh hoạt cho các địa bàn khu vực đô thị trung tâm phía đông bắc Hà Nội (quận Long Biên, huyện Gia Lâm, một phần huyện Đông Anh); khu vực nam Hà Nội (một phần quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai); đô thị vệ tinh Phú Xuyên và vùng nông thôn liền kề. Ngoài ra nhà máy này còn cấp nước cho một số khu vực của tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên.

***

Ngày 17/01/2013 Bộ Xây dựng có Quyết định số 72/QĐ-BXD về việc phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) và cho phép Tổng Công ty đầu tư nước và môi trường Việt Nam (Viwaseen), Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội (Hawaco), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) và đối tác Nhật Bản thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Hệ thống cấp nước Nhà máy nước sông Đuống.

JICA đã tìm hiểu và đề xuất phương án tham gia với vai trò là nhà đầu tư, đồng thời là đơn vị thu xếp vốn vay từ quỹ PSIF của Nhật Bản. Để đáp ứng được các chỉ tiêu kinh tế tài chính của dự án, phía Nhật (Metawater) đề nghị giá bán nước là 14.000 - 18.000 đồng/m3; Đề nghị chỉ định thầu EPC đối với các hạng mục cung cấp dây chuyền công nghệ, thiết bị của dự án...; Hà Nội phải có trách nhiệm bao tiêu toàn bộ sản phẩm ngay sau khi nhà máy nước sạch vận hành.

Tất nhiên với các điều kiện này thì Chính phủ không thể đồng ý nên Metawater rút lui. Sau đó JICA giới thiệu thêm nhà đầu tư Mitsubishi (tổng mức đầu tư được Bộ Xây dựng phê duyệt là 7.306 tỷ đồng) tuy nhiên nhà đầu tư này cũng đưa ra các cơ chế ưu đãi khác đề nghị áp dụng và không được Chính phủ đồng ý nên JICA không tiếp tục tham gia Dự án.

Thủ tướng Chính phủ giao cho UBND thành phố Hà Nội kêu gọi nhà đầu tư khác. Và từ đây, Công ty Cổ phần Nước mặt Sông Đuống ra đời với 15% vốn nhà nước, các nhà đầu tư Aqua One, Quỹ đầu tư của Oman. Thoả thuận giữa sông Đuống và TP HN về giá nước tối đa dự kiến là 10.426 đồng/m3, tăng giá 7% mỗi năm.

***

Vì sao có chuyện trợ giá?

Tại Danh mục B của Nghị định 130/2013/NĐ-CP của Chính phủ về Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích có quy định các dịch vụ như Vận tải công cộng tại các đô thị, Dịch vụ chiếu sáng, cấp điện tại các đô thị, Dịch vụ cấp, thoát nước đô thị… là Dịch vụ công ích.

Bởi là dịch vụ công ích nên việc sản xuất, cung ứng nước cho Hà Nội được Chính phủ cho phép trợ giá. Cụ thể, khoản 5 Điều 3 của Nghị định 130 có ghi: Mức trợ cấp sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích là phần chênh lệch giữa số tiền do người được hưởng sản phẩm, dịch vụ công ích (người dân) thanh toán theo quy định của Nhà nước với chi phí hợp lý của nhà sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ.

Ai là người được hưởng lợi từ Nghị định 130? Đó là toàn bộ các nhà máy sản xuất và cung cấp nước của Hà Nội trong đó có Nhà máy nước sạch sông Đà.

Trích:

“Trong giai đoạn từ 1/4/2009 - 31/12/2009, theo Quyết định số 213/QĐ-UBND ban hành ngày 13/5/2010, UBND Tp. Hà Nội đã trợ giá tạm thời 1.996 đồng/m3 nước sạch cho Viwasupco. Đây là phần chênh lệch giữ chi phí sản xuất (4.269 đồng/m3) với giá bán nước sạch mà địa phương này quy định (2.273 đồng/m3) và theo khối lượng nước thực tế.

Hoạt động bù giá của UBND Tp. Hà Nội cho Viwasupco kết thúc kể từ năm 2015. Xét trong cả giai đoạn này, tạm tính, công ty đã nhận được khoảng 550 tỷ đồng tiền trợ giá của UBND. Tp Hà Nội”

(Link tham khảo:

Từ trường hợp của sông Đà, sông Đuống cũng đồng ý thực hiện dự án với niềm tin là sẽ được “bù lỗ” vì họ thuộc diện được “trợ giá” theo Nghị định 130.

***

Tuy nhiên, ngày 10/4/2019, Chính phủ ban hành Nghị định 32/2019/NĐ-CP cũng về Sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, trong đó dịch vụ “cấp, thoát nước đô thị” không còn thuộc danh mục Dịch vụ công ích. Như vậy, việc trợ giá cho sông Đuống là không được nữa. 

Sau khi Nghị định 32 ra đời, Hà Nội có tờ trình đề nghị Chính phủ cho phép thực hiện cơ chế đặc thù, tiếp tục áp dụng cơ chế như quy định trong Nghị định 130 vì Nhà máy nước sông Đuống đã triển khai từ năm 2016. Bộ Tài chính sau đó đã chấp thuận. 

Đến nay thế nào thì tôi không biết nên không thể nói tiếp tuy nhiên như Giám đốc Sở Tài chính HN phát biểu ngày 12/11 và ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch TP trả lời cử tri ngày 15/11 thì đến nay Hà Nội chưa hề bù lỗ cho sông Đuống đồng nào và “thành phố chắc chắn không bao giờ bù giá nếu doanh nghiệp lỗ”.

***

Tôi chỉ làm nhiệm vụ tập hợp thông tin và liệt kê dữ kiện chứ không phán xét chuyện đúng, sai của bất cứ bên nào trong câu chuyện này nên mọi người vui lòng kiềm chế & bình luận đúng mực.

Theo nghị định 32, dịch vụ cấp, thoát nước đô thị không còn là dịch vụ công ích, nên các đồng bào chuẩn bị sẵn tiền đóng thuế (phí) nước thải đi nhé.

Xem:
https://viettimes.vn/dau-chi-co-nuoc-sach-song-duong-ha-noi-cung-tung-tro-gia-khung-cho-nuoc-sach-song-da-372737.html?fbclid=IwAR3qTQFcjzbpwtBF9-L982gaty_rQt4V5NAx3UihzuiS4vMUKmzNX_6VLp4

VÌ SAO LS NGUYỄN DUY BÌNH BỊ CƯỠNG CHẾ RỜI PHIÊN TOÀ XÉT XỬ TRẦN VŨ HẢI ?

An Chiến


Xung quanh phiên toà Trần Vũ Hải và vợ với Tội danh trốn thuế đang được xét xử tại Khánh Hoà, theo ghi nhận đã kéo sang ngày thứ hai. Đây là một sự lạ bởi tính chất phiên toà của tội danh trốn thuế thường sẽ xử rất nhanh. Việc tuyên án thường 1 buổi, chạm nhất là cuối ngày! 

Việc phiên toà bị kéo dài được cho là xuất phát từ những lí do từ Ls. Theo ghi nhận thì đã có tới 42 Ls trong khi số lượng bị cáo chỉ có 2 là Trần Vũ Hải và vợ. Sự đông đảo của Ls đương nhiên sẽ khiến cho phần tranh tụng diễn ra sôi động, phong phú và có nguy cơ bị kéo dài. Tuy nhiên đấy chưa phải là nguyên nhân khiến cho phiên toà này có lắm chuyện để nói. Bởi theo ghi nhận, phản ánh thì có 1 Ls là ông Luật sư Nguyễn Duy Bình kể chuyện bị ‘kẹp cổ, xốc nách' khỏi tòa: 

"Hôm 14/11, ngày thứ hai của phiên xử sơ thẩm Luật sư Trần Vũ Hải với cáo buộc “Trốn thuế” tại tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, diễn ra khá gay cấn khi Luật sư Nguyễn Duy Bình, một trong 42 người bào chữa cho ông Hải, “bị kẹp cổ, xốc nách khỏi tòa” (theo Đài Á Châu tự do). 

Luật sư Nguyễn Duy Bình bị công an dẫn giải khỏi phiên tòa xử vợ chồng luật sư Trần Vũ Hải ở thành phố Nha Trang hôm 14/11/2019 (nguồn: RFA). 

Thông tin với Đài Á Châu tự do về việc mình bị ‘kẹp cổ, xốc nách' khỏi tòa, ông này tường trình như sau: "Thân chủ của tôi là bị cáo Phương [bà Ngô Tuyết Phương, vợ ông Trần Vũ Hải] và bị cáo Hải. Bởi vì thân chủ của tôi có 5 luật sư đã nộp thủ tục bào chữa bổ sung hơn 24 giờ rồi mà Hội đồng xét xử không chấp nhận, không ra thông báo cho các luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo. Tôi đề nghị thì Hội đồng xét xử không cho nói.”

“Thế thì tôi quay sang thực hiện quyền hỏi của tôi với bị cáo Phương: “Bị cáo đã ký đơn nhờ 5 luật sư bào chữa bổ sung chưa?” Bị cáo Phương trả lời đã ký, luật sư nộp rồi, nhưng Hội đồng xét xử vẫn không chấp nhận đơn này của 5 luật sư.”

Tôi hỏi câu thứ hai: “Hiện tại, bị cáo Phương có đề nghị Hội đồng xét xử xem xét thủ tục để cấp thông báo bào chữa cho 5 luật sư không?”. Bị cáo Phương trả lời có. Lập tức vị chủ tọa Lê Thị Hạng tuyên bố mời tôi ra khỏi phiên tòa. Tôi nói rằng tôi chấp nhận nhưng cho tôi khiếu nại một, hai câu. Vì hành vi của chủ tọa có dấu hiệu trái pháp luật, tước quyền của tôi và không đảm bảo quyền lợi có luật sư của bị can, bị cáo.”

“Vừa nói được câu thứ nhất thì mấy vị cảnh sát tư pháp ập vào lôi cổ ra, bẻ quặt tay ra đằng sau, rồi xốc nách kéo thẳng xuống sân tòa, áp giải tôi ra cổng".

“Tôi mới nói với mấy vị cảnh sát tư pháp rằng chủ tọa phiên tòa chỉ mời tôi ra khỏi phòng xử, phải để tôi trong sân tòa để làm đơn khiếu nại đến chánh án, nhưng cảnh sát tư pháp không cho. Ngay lập tức sau đó, cảnh sát tư pháp tiếp tục kẹp cổ, xốc nách tôi áp giải lên xe đưa về phường Phước Tân".

Tuy nhiên gần như ngay lập tức điều này đã bị nhận diện là không hoàn toàn chính xác dù có một số chi tiết trong đó đã diễn ra. Blog Mõ Làng đã viết về sự việc này như sau:

"Riêng Ls Nguyễn Duy Bình, người bào chữa cho bị cáo Ngô Tuyết Phương, vợ ông Trần Vũ Hải. Ông Bình trước đó theo đề nghị của bà Phương đã được cấp Giấy phép bào chữa tại Toà án. Tuy nhiên quá trình tham gia bào chữa thay vì tập trung vào các phần kháng nghị nội dung bản cáo trạng, tội danh bị cáo buộc của bà Phương thì Ls này lại làm cái điều bên lề. Đó là chất vấn chuyện đúng sai của Toà án trong việc cấp giấy phép bào chữa cho 5 ls khác trong khi vấn đề này trước đó đã được giải thích là do đề nghị quá muộn nên cơ quan toà án không thể hoàn tất cả thủ tục, liên hệ Ls. 

Việc cố tình đặt, chất vấn về điều này và thực hiện trong nhiều lần khiến HĐXX phải có những biện pháp cứng rắn đối với Ls đến để gây chuyện thay vì thực hiện chức năng phận sự của mình. 

Và như đã nói ở trên, đây là phiên toà của 2 bị cáo nhưng có đông đảo, kỷ luật số lượng Ls tham gia bào chữa. Việc giữ gìn kỷ cương phiên toà, không để số này lợi dụng "làm loạn" là điều hết sức cần thiết. Việc cảnh sát hỗ trợ tư pháp nhanh chóng thực hiện chỉ đạo của Chủ toạ phiên toà tước quyền bào chữa của Ls Nguyễn Duy Bình trong trường hợp này là hết sức xứng đáng, cần thiết. Bởi nếu không suốt hôm đó thì HĐXX chỉ làm chức năng giữ gìn trật tự mà không còn thời gian để xét hỏi, nghị án... Vụ án sẽ bị kéo dài vô thời hạn, trong khi tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc không hề lớn... ".

Việc Ls này nói dối, đánh tráo bản chất sự việc được cho là việc được báo trước. Bởi ngay từ đầu khi tham dự phiên toà, thay vì thực hiện chức năng của mình thì ông ta cố tình xoáy sâu vào một số điểm trong trình tự thực hiện của cơ quan tố tụng. Và đáng nói là nó diễn ra khi trước đó, trước khi phiên toà diễn ra đã được giải thích, làm rõ.

42 Ls cho 1 phiên toà có hai bị cáo, đó vốn dĩ là điều khập khiễng và không nên có dù có cần thiết đến đâu. Nhưng đông thì sẽ hướng đến mạnh nhưng đông để uy hiếp, làm càn, vi phạm pháp luật thì càng khiến cho sự đông ấy mất đi giá trị hiện thực của mình. 

"Đây được cho là sự việc khá hi hữu trong phiên toà lần này và đây cũng là phiên toà có số lượng Ls bào chữa lớn gấp hàng chục lần so với số lượng bị cáo" như đánh giá của Đài Á Châu tự do nhưng cũng sẽ là cái tát vào mặt đám Ls "Liên danh Ls vì công lý" trong những trò lố của mình. Trước đó theo một số trang thì tổ chức không chính danh này đã vinh danh Trần Vũ Hải bằng một giải thường hòng áp lực lên phiên toà nhưng với những diễn biến đã diễn ra thì xem chừng là bất lực và không hiệu quả. 

An Chiến

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2019

Cảnh giác với nhóm Cao Vĩnh Thịnh, Mai Khôi, Trịnh Hội..


Đinh Thảo, Mai Khôi, Vi Yên, Cao Vĩnh Thịnh, Trịnh Hội... làm nhóm trẻ cơ hội chính trị cần cảnh giác cao độ hiện nay. HK hay VN càng đánh nhau chiến tranh như Sirya họ càng được hưởng lợi.

Vì sao ?




Mồm họ thì hô đấu tranh bất bạo động ôn hòa nhưng có bạo lực là ủng hộ ngay và luôn hoặc im re trây ỳ lờ đi để yên cho đám fan ít học phủ nhận thực tế bạo lực toàn cảnh diện rộng tại HK đã được bbc, voa, rfa, rfi viết kiểu tả chính xác một hai hôm nay.

(Nhóm fan ít học ủng hộ dân chủ tại VN tới tận lúc này vẫn lặp đi lặp lại " cộng sản TQ cài vào đội ngũ biểu tình diễn vở đánh người bạo lực để đổ tội cho biểu tình dù vàng Hongkong " . )

trước đó là nhóm fb trăm ngàn theo dõi Trương huy San, Chu mộng Long, Chu Vĩnh Hải, Huỳnh Ngọc Chênh, Nguyễn Quang A, ...sau đó là nhóm fan group tinh tế hơn 200 ngàn thành viên , fb Nhật ký yêu nước hơn 200 ngàn thành viên đều là lực lượng công cụ gián tiếp .

Đinh Thảo, Mai Khôi, Vi Yên, Cao Vĩnh Thịnh, Trịnh Hội....mới là nhóm đáng kinh tởm nhất vì họ lấy cơ hội tiến thân từ xương máu dân đen ngu dốt.

Cách mạng màu như toàn bộ tình huống đã xảy ra tại Syria Lybia, Ukraine..theo tôi nó vận động theo kiểu tự động toàn xã hội. Cảnh huống ráp ranh nhạy cảm nhá nhem xảy ra liên tục trong đó cánh nhân danh đòi hỏi dân chủ mang tiêu chuẩn kép hai mặt nhập nhằng đánh tráo công khai về cái gọi là chủ trương bất bạo động và chủ trương bạo lực tới cùng kiểu khủng bố hồi giáo.

Chỉ khi tôi nghe bất kỳ người nào trong nhóm dân chủ tại VN thừa nhận bạo lực của biểu tình dù vàng Hongkong, công khai lên án bạo lực tại Hongkong thì họ mới là kẻ có chính danh.

--
Còn lại, nếu như tất cả họ đều im lặng trây ỳ với yêu cầu trên thì họ chính xác là kẻ kích động chiến tranh, kích động chém giết vì lợi ích cá nhân như Nguyễn ngọc như Quỳnh, Hoàng Dũng đã từng công khai.

Khi bạo lực chiến tranh xảy ra, những kẻ như Đinh Thảo, Mai Khôi, Vi Yên, Cao Vĩnh Thịnh, Trịnh Hội...sẽ coi như hộ không có bất kỳ trách nhiệm nào trong đó, và họ nhanh chóng có được quyền lực cao trong nhóm cầm đầu bạo động trao đổi quyền lợi với phương tây.

--
Tôi có vào fb cô Cao Vĩnh Thịnh, chất vấn việc mở cùng lúc 3 cửa hàng buôn bán tại HN là nguồn tiền từ Việt Tân giải ngân mặc dù buôn bán ế ẩm, cô này tôi cho là đã gián tiếp thừa nhận.

Chuyện kỷ luật chị Hiền Đại úy

Ong Bắp Cày

Mấy hôm nay chị Hiền tôi được báo chí ưu ái cho lên sóng liên tục, vì thế danh tiếng của chị vang xa và cổn như nồi. Đây là điều mà Khá Bảnh, Hải Bánh hay Vũ Hải Trần phải mất nhiều năm mới làm được. Nghe nói chị bị kỷ luật giáng một phát 2 cấp từ Đại úy xuống tận Trung úy. Không những thế, chị bị đảng tống cổ ra khỏi hàng ngũ bằng một quyết định khai trừ. Và hôm nay, lại nghe chị bị Công an TP Hà Nội yêu cầu viết đơn xin ra khỏi ngành. 

Quả này thì chị móm thật rồi, ông giáo ạ. 

Chị Hiền tôi mới 36 mùa tắm biển, chị là cán bộ Đội CSGT, trật tự, phản ứng nhanh, Công an quận Đống Đa. Chị cũng là người đại náo sân bay Tân Sơn Nhất hôm 11/8/2019.

Thật ra, chị Hiền sai là rõ ràng, đéo cần bàn cãi. Nhưng đáng bị giáng 2 cấp, khai trừ đảng và yêu cầu viết đơn xin ra khỏi ngành lại là chuyện bàn cãi. Đã có nhiều ý kiến, người bảo xứng đáng, người bảo thân làm tội đời, có người nói mức kỉ luật đó là quá nặng. Nhưng cũng có người nói, nhẽ phải đuổi khỏi ngành... Nhiều anh em hỏi tại sao lãnh đạo Công an Thành phố không loại chị Hiền ra khỏi ngành mà lại yêu cầu chị tôi viết đơn xin ra khỏi ngành?

Nói nhanh thế này. Kỷ luật chị Hiền là đúng. Giáng cấp là đúng. Khai trừ đảng cũng đúng nốt, không sai tẹo nào.

Chị Hiền đại náo sân bay là (1) vi phạm kỷ luật đảng, (2) vi phạm hành chính, và (3) vi phạm kỷ luật của ngành công an và. Do đó, chị phải chịu kỷ luật của cả bên đảng lẫn bên ngành công an. Với (1) bên đảng đã có hình thức cao nhất là khai trừ. Với (2) Hàng không đã phạt hành chính và (3) thì công an Hà Nội đã giáng không chỉ một mà là hai cấp. Hết phim.

Về nguyên tắc, một hành vi vi phạm kỷ luật hay pháp luật thì cũng chỉ bị xử lý một lần. Ngành công an đã giáng 2 cấp do đó không thể loại ngũ chị Hiền tôi bằng một quyết định tước danh hiệu công an nhân dân được. Điều đó là vi phạm pháp luật. 

Riêng chuyện yêu cầu chị Hiền tôi viết đơn xin ra khỏi ngành thì không phải là một hình thức kỷ luật mà đơn giản đó là một gợi ý nhân văn. Tôi cho rằng, viết đơn xin ra khỏi ngành hay không là quyền của chị Hiền và không phải yêu cầu bắt buộc. 

Tính nhân văn thể hiện ở việc lãnh đạo công an Hà Nội thấy rõ, một cán bộ công an bị khai trừ đảng, bị kỷ luật giáng cấp, bị mạng xã hội lên án vì hành vi thiếu chuẩn mực...thì không còn đủ uy tín để làm việc với dân và ngay cả với các đồng đội. Nếu ở lại ngành, chị Hiền tôi sẽ khó làm việc vô cùng và gần như mất hết mọi cơ hội thăng tiến...

...Nhưng nếu chị xin ra khỏi ngành để làm Luật sư hay làm Nhà báo thì cơ hội thăng tiến vẫn còn rộng mở... he he.