Thứ Ba, 19 tháng 11, 2019

Vụ MobiFone mua AVG: XÉT XỬ 2 NGUYÊN BỘ TRƯỞNG VÀO NGÀY 16/12

Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định mở phiên tòa xét xử hai nguyên Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng 12 đồng phạm trong vụ MobiFone mua AVG vào ngày 16/12 tới.

Kim Anh

Nguyễn Bắc Son (trái) và Trương Minh Tuấn. (Nguồn: Cổng thông tin Bộ Công an)

Sáng 19/11, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã ra quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) vào ngày 16/12 tới.

Phiên tòa dự kiến diễn ra đến ngày 31/12, bao gồm cả thứ Bảy và Chủ Nhật.

Hội đồng xét xử gồm 5 người: hai thẩm phán, ba hội thẩm nhân dân. Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu là chủ tọa phiên tòa. Ba kiểm sát viên cao cấp đại diện cho Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm: ông Đặng Như Vĩnh, bà Trần Thị Thanh Huyền và ông Phan Hải Đăng.

Do tính chất quan trọng của vụ án, tòa án và Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội bố trí thêm 6 thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết và một kiểm sát viên dự khuyết tại phiên tòa.

Trong số 14 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này, có 13 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội "Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 220, khoản 3-Bộ luật Hình sự năm 2015.

13 bị cáo này bao gồm: Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông); Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông); Phạm Đình Trọng (sinh năm 1970, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông); Võ Văn Mạnh (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX); Hoàng Duy Quang (sinh năm 1983, thẩm định viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX); Lê Nam Trà (sinh năm 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone); Cao Duy Hải (sinh năm 1961, nguyên Tổng Giám đốc MobiFone); Phan Thị Hoa Mai (sinh năm 1966, thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) cùng 5 Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (sinh năm 1975); Hồ Tuấn (sinh năm 1965); Nguyễn Đăng Nguyên (sinh năm 1976, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone); Nguyễn Bảo Long (sinh năm 1972); Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1969).

Bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4-Bộ luật Hình sự năm 2015.

Ngoài ra, 4 bị cáo: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà còn bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố thêm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4-Bộ luật Hình sự năm 2015.

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng, thuộc dự án nhóm A - thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, các bị cáo: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang ở mỗi vị trí, vai trò khác nhau tại MobiFone, Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty Thẩm định giá AMAX đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG; thẩm định giá; sử dụng kết quả thẩm định giá trị doanh nghiệp trong đàm phán và quyết định giá mua cổ phần của AVG, trong việc lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nước với tổng giá trị thiệt hại là hơn 6.590 tỷ đồng.

Cụ thể, dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định chủ trương đầu tư nhưng Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Phạm Đình Trọng đề xuất và giao cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định phê duyệt Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone, vi phạm quy định Điều 31-Luật số 67/2014/QH13. Bên cạnh đó, giá mua và hiệu quả đầu tư của dự án là hai yếu tố quan trọng đối với dự án đầu tư, chưa được làm rõ nhưng Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ban hành Quyết định phê duyệt dự án đầu tư dịch vụ truyền hình, vi phạm Điều 5, khoản 6-Luật số 69/2014/QH13.

Mặt khác, khi phê duyệt dự án, Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG (đầu tư tại Công ty Cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty Cổ phần An Viên B.P); đồng thời Nguyễn Bắc Sơn còn chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015, vi phạm quy định của pháp luật.

Quá trình chỉ đạo để mua AVG, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, nhưng các bị cáo ở mỗi vị trí, vai trò của mình đã tiếp nhận ý chí của nhau, thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Biết rõ Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị cáo Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng và phải hoàn thành trong tháng 12/2015.

Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng, đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Khi chỉ đạo và thực hiện dự án, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải biết rõ những vi phạm trong quá trình thực hiện dự án, nhưng với quyền hạn của mình và vì mục đích khác nhau các bị cáo đã quyết liệt thực hiện để thúc đẩy việc mua bán AVG được nhanh chóng mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG.

Đồng thời, các bị cáo này đã nhận một số tiền lớn của Phạm Nhật Vũ. Cụ thể, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD, Lê Nam Trà 2,5 triệu USD, Cao Duy Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD.

Các bị cáo nhận thức được hành vi sai phạm, biết rõ việc nhận tiền trên của Phạm Nhật Vũ là do đã chỉ đạo, quyết định việc MobiFone mua cổ phần của AVG, nên số tiền nhận được là từ việc mua bán AVG./.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu: CSGT RA ĐƯỜNG ĐỂ ĐẢM BẢO AN TOÀN, KHÔNG PHẢI TÌM NGƯỜI VI PHẠM

Người đứng đầu Công an Nghệ An cho rằng, xử phạt vi phạm chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ.

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu. 

Tại cuộc tiếp xúc cử tri vừa diễn ra tại huyện Con Cuông, một cử tri bày tỏ không hài lòng với việc CSGT vào các đường nhỏ để bắt người vi phạm. Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An ngay sau đó đề nghị Trưởng Công an huyện Con Cuông trực tiếp giải thích về vấn đề này.

Thượng tá Nguyễn Hải Đăng - Trưởng Công an huyện Con Cuông cho biết, việc này xuất phát từ tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, người vi phạm rất nhiều. Tai nạn không chỉ xảy ra ở Quốc lộ 7 mà còn ở cả các tuyến đường nhỏ. Công an huyện đã tổ chức tuần tra sâu bên trong để ngăn chặn từ xa các tai nạn... Thượng tá Đăng cũng đề nghị các bậc cử tri phối hợp để giáo dục con em, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chấp hành nghiêm Luật Giao thông.

Chia sẻ trực tiếp tại hội trường về vấn đề này, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, việc CSGT vào các ngõ nhỏ, gần nhà dân để xử lý về mặt luật là không sai. “Nhưng các đồng chí phải nhớ thế này, mục đích CSGT ra đường là để đảm bảo an toàn giao thông thông suốt, nhân dân đi lại an toàn tuyệt đối, chấp hành pháp luật tốt nhất, chứ không phải mục đích tìm người vi phạm”, người đứng đầu Công an Nghệ An nhấn mạnh.

“Ở trong đường nhỏ, người dân đi sai một chút thì nên nhắc nhở, tuyên truyền cho bà con. Chứ chạy vào tận xóm, tận nhà mặc dù đúng nhưng phản cảm”, Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nói và đề nghị Trưởng Công an huyện về thay đổi nhận thức cho anh em. Ra đường là để đảm bảo an toàn, làm sao dân thấy công an người ta phấn khởi. Còn xử phạt chỉ là biện pháp cuối cùng, bất đắc dĩ phải xử lý.

Ông cũng đề nghị Công an huyện giảm tình trạng chạy xuống đường giao thông trong xóm, trừ trường hợp tội phạm cướp giật, trộm cắp, chống người thi hành công vụ..., phải đuổi theo phải xử lý. “Tôi từng nói với CSGT, các anh đi ra đường các đối tượng tóc đỏ, tóc xanh chuyên lạng lách đánh võng, chở 3 chở 4, cố tình chọc ghẹo CSGT bắt được thì mới giỏi. Còn bà con nhiều tuổi, vi phạm nhỏ thì nên nhắc nhở”.

Theo Baonghean

Cảnh sát HongKong tràn vào trường học đánh đạp sinh viên

Bản dịch của FB Hiếu Phạm

Trong tình trạng "ngộ độc thông tin", không biết đâu mà lần về tình hình ở Hong Kong, mình xin mạn phép được dịch và dẫn tin từ (một số) bài báo của trang nước ngoài, trước tiên là PBS NewsHour.

Tại sao mình lại chọn PBS? Trang này được mediabiasfactcheck.com rate là trang cung cấp thông tin tương đối trung lập (hơi nghiêng về cảnh tả một chút xíu), factual report thuộc dạng rất cao, một điều không thường thấy từ các trang báo của Mỹ.


***

"Hong Kong tràn vào trường đại học đang bị trấn giữ bởi sinh viên"

Cảnh sát đã công phá vào một trường đại học ở Hồng Kông, trấn giữ bởi sinh viên vào sáng sớm thứ Hai, sau một đêm dài dùng khí hơi cay và súng nước để áp chế đoàn biểu tình bên trong.

Những người biểu tình chống chính phủ đã tự rào chắn bên trong Đại học Bách khoa Hồng Kông trong nhiều ngày. Cảnh sát bao vây khu vực tối chủ nhật và bắt đầu di chuyển sau khi đưa ra tối hậu thư cho mọi người rời khỏi khu vực. Đám đông mặc áo mưa và mang ô để che chắn.

Các sĩ quan chống bạo động đã đột nhập vào một lối vào trước khi trời sáng khi đám cháy bùng lên trong và ngoài trường, nhưng có vẻ là họ không đi được bao xa. Vụ nổ dữ dội có thể được xem là từ những người biểu tình đang phản ứng bằng bom xăng. Cảnh sát, người đã cảnh báo rằng tất cả mọi người trong khu vực có thể bị buộc tội bạo loạn, được cho là đã thực hiện một số vụ bắt giữ.

Vào ban ngày, người biểu tình vẫn kiểm soát hầu hết các khuôn viên. Ngoài khuôn viên trường, một số người biểu tình đã chế tạo bom xăng trong khi những người khác ngủ gật trong khi đeo mặt nạ phòng độc. Hai người đi lại với cung tên và một túi tên trên lưng, trong khi nhiều người nhìn chằm chằm vào điện thoại thông minh của họ (để thông báo tình hình lên mạng xã hội).

Tình hình tạm thời được ổn định khi chủ tịch của trường đại học nói trong một tin nhắn video rằng cảnh sát đã đồng ý hạ vũ khí.

Jin-Guang Teng cho biết cảnh sát sẽ cho phép người biểu tình rời đi và anh sẽ đi cùng họ đến đồn cảnh sát để đảm bảo vụ việc của họ sẽ được xử lý công bằng.

"Tôi hy vọng rằng các bạn sẽ chấp nhận đề xuất giải tán lực lượng tạm thời và rời khỏi khuôn viên trường một cách hòa bình," ông nói.

Dường như những người biểu tình sẽ không chấp nhận lời đề nghị, cho rằng tất cả họ có thể sẽ bị bắt.

Vài trăm người đã rời khỏi khuôn viên vào khoảng 8:15 sáng trong khi đang nỗ lực trốn thoát, nhưng họ đã bị cảnh sát đẩy lùi bằng hơi cay. Một số người đeo mặt nạ khí bình tĩnh nhặt những ống khói hơi cay và thả chúng vào những chiếc túi nặng, nhưng những người biểu tình đã quyết định rút lui với một đội ngũ sĩ quan xếp hàng bên kia đường.

Vào Chủ nhật, những người biểu tình đã sử dụng cung tên, và một mũi tên đã bắn trúng một sĩ quan liên lạc truyền thông ở bắp chân. Hình ảnh trên trang Facebook của bộ phận cho thấy mũi tên nhô ra phía sau chân của viên cảnh sát, xuyên qua quần.

Khi cảnh sát chống bạo động đột nhập từ mọi phía, một số người biểu tình đã rút lui vào bên trong trường đại học. Những người khác đốt lửa trên những cây cầu dẫn đến nó.

Một ngọn lửa khổng lồ được đốt cháy dọc theo một cây cầu dài nối liền một nhà ga với khuôn viên qua lối vào Đường hầm Cross-Harbor, một con đường lớn dưới bến cảng Hồng Kông đã bị người biểu tình chặn lại trong nhiều ngày.

Việc sử dụng cung tên và bom xăng là một sự leo thang bạo lực mạnh mẽ của những người biểu tình, những người đang cố gắng gây áp lực lên các nhà lãnh đạo Hồng Kông vì đã từ chối hầu hết các yêu cầu của họ.

Các cuộc biểu tình đã bắt đầu một cách hòa bình vào đầu tháng 6, được châm ngòi bởi luật đề xuất sẽ có nghi phạm hình sự sẽ bị dẫn độ về đất liền. Nhưng vào thời điểm dự luật được rút, các cuộc biểu tình "leo thang" và mở rộng thành một phong trào kháng chiến chống lại lãnh thổ chính phủ (Trung Quốc) và Bắc Kinh.

Các nhà hoạt động coi dự luật dẫn độ là một ví dụ về sự vi phạm quyền tự trị của Hồng Kông dưới sự cai trị của Bắc Kinh kể từ khi chuyển giao năm 1997 từ cường quốc thực dân Anh.

Hàng trăm người đã thành lập một làm sóng vào Chủ nhật tại trung tâm Hồng Kông trong một cuộc biểu tình ôn hòa ủng hộ phong trào.

Azaze Chung, một sinh viên đại học, cho biết chính phủ nên đáp ứng yêu cầu của người biểu tình, chứ không chỉ sử dụng vũ lực chống lại họ.

Cảnh sát và người biểu tình đã đối mặt cả ngày bên ngoài Đại học Bách khoa sau trận chiến gay cấn đêm hôm trước, trong đó hai bên trao đổi hơi cay và bom xăng khiến lửa cháy và hỗn loạn trên đường phố xảy ra.

Một nhóm lớn đã đến vào sáng Chủ nhật để cố gắng dọn dẹp đường nhưng đã bị người biểu tình cảnh báo. Cảnh sát chống bạo động đã bắn nhiều luồng hơi cay vào người biểu tình, những người dùng ô để phòng vệ và ném bom xăng vào bụi cây và cây cối gần đó để phóng hỏa.

Những người biểu tình tự trấn thủ trong phần lớn thời gian trong ngày, khi những chiếc xe chở nước bắt đầu đâm phá qua những viên gạch và đinh mà những người biểu tình ném xuống ở cự ly gần - một số có nước nhuộm màu xanh để giúp cảnh sát xác định người biểu tình sau đó.

Người biểu tình bắt đầu rút lui vào trường đại học gần hoàng hôn, vì sợ họ sẽ bị mắc kẹt khi cảnh sát tiếp cận từ các hướng khác. Những người biểu tình đã chặn các lối vào khuôn viên trường và thiết lập các điểm kiểm soát ra vào hẹp.

Họ là những người từng trấn thủ các nhóm lớn hơn từ những trường đại học khác trong phần lớn tuần trước.

Một nhóm khác đã ném gạch trên đường phố để chặn đường chính ở quận Mongkok, khi cảnh sát bắn hơi cay để cố gắng giải tán họ. Sự gián đoạn giao thông trên Đường Nathan có thể là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng cảnh sát trong thời gian chờ đợi tại Đại học Bách khoa.

Các nhà lập pháp đối lập chỉ trích quân đội Trung Quốc khi đã tham gia dọn dẹp tàn dư từ các đường phố gần Đại học Baptist Hồng Kông vào thứ Bảy.

Hàng chục đoàn người Trung Quốc, trên người mặc quần short đen và áo màu ôliu, đã chạy rải rác ra ngoài và nhặt đá và các dị vật đã làm đường phố trở nên hỗn loạn.

Quân đội Trung Quốc được phép ở Hồng Kông để giúp duy trì trật tự công cộng, nhưng chỉ theo yêu cầu của chính phủ Hồng Kông. Chính phủ nói rằng họ không yêu cầu sự trợ giúp của quân đội, nói rằng đó như là một hoạt động cộng đồng tự nguyện.

Văn phòng Giáo dục đã thông báo rằng các lớp học từ mẫu giáo đến trung học sẽ bị hủy một lần nữa vào thứ Hai vì những lo ngại về an toàn. Các lớp học đã bị hủy bỏ kể từ thứ Năm, sau khi văn phòng GD bị chỉ trích vì không làm như vậy sớm hơn.


Dịch bởi: Hiếu Phạm

NHIỀU NGƯỜI KHÔNG CÓ NHÀ Ở

Hồ Ngọc Thắng

Đó là tên bài báo của đài truyền hình ARD (chương trình số 1 đài truyền hình trung ương Đức), đăng hôm 11.11-2019.

Tên bài trong nguyên bản: Mehr Menschen ohne Wohnung.
Dưới đây là toàn bộ bài viết do tôi chuyển ngữ:

Năm ngoái, khoảng 678.000 người ở Đức không có nhà ở. Đây là kết quả của một ước tính hiện tại. Đặc biệt là người trẻ và cha mẹ đơn thân bị ảnh hưởng.

Số người không có nhà ở tại Đức đã tăng theo một ước tính mới. Năm 2018, khoảng 678.000 người ở Đức không có nhà ở. Một năm trước, con số còn ở mức 650.000 người.

Trong số họ có khoảng 41.000 người sống trên đường phố vì không có chỗ ở. Ước tính mới được Nhóm công tác liên bang về hỗ trợ người vô gia cư (BAGW) công bố nhân dịp Đại hội toàn Liên bang diễn ra cho đến ngày thứ Tư.

Khoảng 17 phần trăm hoặc 40.000 người không có nhà ở là công dân EU. Nhiều người trong số này sống trên đường phố vì không có chỗ ở. Đặc biệt ở các thành phố lớn, tỷ lệ của những người vô gia cư của cả nước lên tới 50%.

Tám phần trăm người không có nhà ở là trẻ vị thành niên

"So với năm trước 2017, điều này có nghĩa là tổng số người này tăng thêm 4.2%", bà Werena Rosenke, Giám đốc điều hành BAGW cho biết. Số người không có nhà ở không có nguồn gốc tị nạn tăng ít hơn 1,2% so với số người tị nạn được công nhận nhưng không có nhà ở với 5,9%. Theo Hiệp hội, số trẻ em và thanh thiếu niên không có nhà ở chiếm 8% tổng số người không có nhà ở. Những lý do chính cho sự gia tăng số lượng người vô gia cư mà bà Rosenke nêu ra là nguồn cung nhà ở không đủ, nguồn cung nhà ở xã hội bị thu hẹp và nghèo đói. Cha mẹ đơn thân và thanh niên là những nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương.

"Báo động về chính sách nhà ở"

Công đoàn Xây dựng-Nông nghiệp-Môi trường đã nói về một "lời báo động về chính sách nhà ở". Chủ tịch Hiệp hội Xã hội VdK Đức, bà Verena Bentele, đã sửng sốt: "Chính con số trẻ em và thanh thiếu niên bị ảnh hưởng là mối lo ngại lớn đối với chúng tôi." Kể cả đối với cha mẹ đơn thân, người già hoặc người khuyết tật tìm được một căn hộ với giá có thể chi trả được ngày càng trở nên khó khăn. Bà Bentele yêu cầu "nhiều hơn nhà ở có giá có thể chi trả được, nhiều hơn nhà ở xã hội, nhưng cũng nhiều hơn lương và lương hưu để trả tiền thuê nhà."

Những người không có nhà ở là những người không có hợp đồng thuê nhà. Nhiều người trong số họ sống trong các nhà tạm trú, cơ sở nội trú hoặc các cơ sở cộng đồng địa phương hoặc ở nhờ nhà bạn bè. Những người vô gia cư là một nhóm nhỏ của những người không có nhà ở. Họ là những người không có hộ khẩu thường trú và không có chỗ để ở.

Nguồn tin và ảnh:

Có thể truy cứu TNHS đối với LS Nguyễn Duy Bình?


Sau khi kết thúc thủ tục xử sơ thẩm chống lại Luật sư Trần Vũ Hải với cáo buộc “Trốn thuế” tại tòa án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Luật sư Nguyễn Duy Bình người bào chữa cho bị cáo Ngô Tuyết Phương đã phát tán công khai những lời lẽ xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm và danh dự của bà Thẩm phán, chủ tịch Hội đồng xét xử bằng những từ ngữ rất xấc xược: „Bị một con ranh mặt sát đen đè đầu cưỡi cổ“, „Một con nhãi ranh, một phiên tòa vô pháp, bất nhân, vô nhân đạo“ …

Nhiều người đã hỏi tôi, liệu anh ta có thể bị truy tố? Theo tôi, lời lẽ lăng mạ công khai bà Thẩm phán của anh ta đã cấu thành Tội làm nhục người khác quy định ở Điều 155 Bộ luật hình sự. Theo đó, tội làm nhục người khác là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Tình tiết tăng nặng là người bị xúc phạm đang thi hành công vụ. Khung hình phạt theo quy định là phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Tuy nhiên, tội anh ta vi phạm là loại khinh tội và cơ quan chuyên trách chỉ tiến hành xem xét, nếu người bị hại đệ đơn. Điều này có nghĩa là, NDB chỉ bị truy tố nếu bà Thẩm phán tố cáo kẻ phạm tội.

Ở Đức, hành động xúc phạm quan tòa qua LS bị xử lý rất nghiêm khắc. Thí dụ, tờ Westdeutsche Zeitung hôm 24.05.2019 đưa tin: Vị LS 63 tuổi nói ông thẩm phán là loại Sittenstrolch, có thể dịch là lưu manh. Hậu quả là ông ta bị truy tố và phạt tiền 1200 euro, hiện nay ông ta sống bằng trợ cấp xã hội vì bị thu chứng chỉ hành nghề LS.

Đường link dẫn đến bài báo của tờ Westdeutsche Zeitung:

LOẠI NGŨ ĐẠI ÚY LÊ THỊ HIỀN VÀ THƯỢNG ÚY NGUYỄN XÔ VIỆT

Loại khỏi ngành Đại úy Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt là quyết định kỷ luật kịp thời

(VTC News) - Nguyên ĐBQH Lê Như Tiến đánh giá quyết định kỷ luật 2 cán bộ công an Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt là kịp thời, đúng đắn và giúp lấy lại niềm tin của người dân.

Chiều 18/11, lãnh đạo Công an tỉnh Thái Nguyên cho biết, Giám đốc Công an tỉnh Thái Nguyên vừa ký quyết định cho ra khỏi ngành đối với Thượng Uý Nguyễn Xô Việt, cán bộ công an thị xã Phổ Yên, có hành vi ném xúc xích, tát nhân viên tại trạm nghỉ ở thị xã Phổ Yên ngày 10/11. 

Cùng ngày, lãnh đạo Công an TP Hà Nội cho biết, Trung tướng Đoàn Duy Khương, Giám đốc Công an TP Hà Nội đã ký quyết định kỷ luật và cho ra khỏi ngành đối với Đại úy Lê Thị Hiền - cán bộ Đội Cảnh sát giao thông - Trật tư - Phản ứng nhanh Công an quận Đống Đa gây náo loạn tại sân bay Tân Sơn Nhất hồi giữa tháng 8. 

Bình luận với VTC News, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đánh giá, quyết định kỷ luật 2 cán bộ công an Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt là kịp thời, đúng đắn, giúp lấy lại niềm tin của người dân với ngành. 

“Tôi đánh giá rất cao quyết định của ngành công an. Quyết định này giúp dư luận rất yên tâm, lấy lại niềm tin của nhân dân đối với ngành công an. Cán bộ chiến sỹ trong ngành công an cũng thấy cần phải giữ mình tốt hơn để không xảy ra vi phạm tương tự”, ông Tiến nói.

Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Đánh giá quyết định cho ra khỏi ngành với Đại uý Lê Thị Hiền và Thượng úy Nguyễn Xô Việt là rất xứng đánh, nguyên ĐBQH Lê Như Tiến bày tỏ: “Cách đây ít lâu, được nghe thông tin nữ Đại uý Lê Thị Hiền có hành vi náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất (TP. HCM) khi mắng chửi, đe doạ hành hung nhân viên hàng không, tôi thấy dư luận xã hội rất phẫn nộ, người dân và các vị ĐBQH cũng rất bất bình về vấn đề này. 

Gần đây nhất lại có thông tin Thượng uý Nguyễn Xô Việt ném xúc xích vào mặt nhân viên và tát 1 nhân viên khác của cửa hàng, hành vi đó không chỉ thiếu văn hoá mà đó còn là hành vi côn đồ, phi nhân tính. Đó không phải là phẩm chất của người đứng trong hàng ngũ công an.

Khi lên tiếng cách đây khoảng 1 tuần, tôi cũng đã đề nghị lãnh đạo công an TP Hà Nội và Thái Nguyên xử lý nghiêm khắc và kiến nghị nên đưa ra khỏi ngành những người không đủ phẩm chất như thế để không ảnh hướng đến ngành công an”. 

Theo ông Tiến, việc kỷ luật với 2 cán bộ công an Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt chắc chắn không chỉ để lại bài học sâu sắc đối với 2 sỹ quan này mà còn là bài học chung cho cán bộ chiến sỹ ngành công an. 

“Nhân sự việc này, tôi cũng đề nghị Bộ Công an nên tổ chức một cuộc học tập, chỉnh đốn sâu rộng trong toàn ngành, các cấp, từ Trung ương đến địa phương với chủ đề, ứng xử văn hoá, thân thiện đối với người dân”, ông Tiến nói.

Hành vi của bà Lê Thị Hiền, ông Nguyễn Xô Việt để lại những hình ảnh rất xấu xí, phản cảm với người dân.

Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội một lần nữa nhấn mạnh những cán bộ công an như bà Hiền, ông Việt chỉ là những trường hợp cá biệt nhưng làm ảnh hưởng rất lớn đến uý tín của ngành công an. 

“Tôi vẫn phải khẳng định, đây là số ít con sâu làm rầu nồi canh. Đại bộ phận cán bộ chiến sỹ công an vẫn hết mình, thậm chí có thể hy sinh vì việc chung, vì nhân dân. Tuy nhiên, để 1- 2 người như thế song hành thì rõ ràng ảnh hưởng đến uý tín và hình ảnh của người công an”, ông Tiến nhận định. 

Cùng quan điển với nguyên ĐBQH Lê Như Tiến, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) nhận định việc loại bỏ 2 cán bộ Lê Thị Hiền và Nguyễn Xô Việt khỏi ngành công an là quyết định đúng đắn, hợp lý và không phải bàn cãi. 

“Những trường hợp như vậy làm bẩn ngành công an, làm nhục ngành công an nên không đủ tư cách đứng trong hàng ngũ công an và phải đưa ra khỏi ngành ngay”, Tướng Cương gay gắt. 

Nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược (Bộ Công an) cũng đặt ra vấn đề phải giáo dục tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ ngành công an.

Thảo Gạo được Voice điều chuyển về Việt Nam?

Loa Phường

Mới đây, Đinh Thị Phương Thảo (facebooker Thảo gạo) đã quyết định về nước sau hơn 3 năm “lặn lộn với VOICE” ở Philippine cùng với thông điệp ngắn gọn và rõ ràng trên facebook “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai” đính kèm với fanpage định danh “Green Trees”, đồng nghĩa khẳng định sứ mệnh về nước lần này của cô là sẽ điều hành và duy trì nhóm Green Trees – tổ chức do VOICE nuôi dưỡng lâu nay, gần đây đang bị cơ quan an ninh “càn quyét” hàng loạt các thủ lĩnh như Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn, Cao Vĩnh Thịnh, Đặng Vũ Lượng, …


Nhìn lại, Thảo gạo được đàn chị Đoan Trang dìu dắt, đưa vào điều hành hoạt động của Green Trees từ năm 2016, đến 2017 đã được “giới thiệu” đi VOICE để tham gia huấn luyện và đào tạo y như lộ trình dành cho Đoan Trang, Anh Tuấn, và nhiều “đại diện các tổ chức xã hội dân sự độc lập” trong nước khác. Thời gian ở VOICE, cô này được trải qua khóa huấn luyện căn bản, sau đó được VOICE trưng dụng đi vận động “nhân quyền cho Việt Nam” một vòng quanh các nước Mỹ, Châu Âu suốt năm 2017 rồi về làm nhân viên hưởng lương của VOICE và sinh con. Có lẽ VOICE nuôi Thảo gạo suốt 3 năm qua là giới hạn tối đa rồi, buộc cô phải trở về làm “sứ mệnh” của mình y như lộ trình của các bậc đàn anh đàn chị trước đó, khiến cô không khỏi ấm ức “biết là sẽ gặp khó khăn “nhưng vẫn phải về” đúng như giật title của BBC.

Xem ra việc các anh chị zân chủ luôn tự sướng rằng, mình được đưa ra nước ngoài huấn luyện thế nọ thế kia, có cơ hội được ở lại tị nạn nhưng vấn “tự nguyện” về nước để dấn thân vì dân chủ đất nước là màn giả dối đến trơ trẽn. Thế nên mỗi khi anh chị nào được “xuất khẩu dân chủ” là cả đám còn lại ngậm ngùi than vãn…ca bài tự sướng về sự hy sinh cao cả của mình với đám hải ngoại “biết mà ứng xử”, bla, bla…

Dù sao cũng nể Trịnh Hội và biết vì sao Trịnh Hội lại kiên trì với nghề này lâu dài đến thế. Đó là cái tài của Hội khi được quỹ NED và các quỹ dân chủ của NGO nước ngoài đầu tư kiên trì hàng chục năm qua, đưa, nuôi, chăm bẵm, cưỡng ép được gần trăm anh chị zân chủ đi huấn luyện rồi trả về VN để “dấn thân”. Cũng thương cho Thảo gạo, vừa ôm con nhỏ vừa phải gánh vác tổ chức Green Trees – cánh tay nối dài của VOICE ở Hà Nội trong bối cảnh khó khăn này.

Xem ra nguồn tiền Trinh Hội đổ vào Green Trees không phải là nhỏ khi hầu hết mọi gương mặt sáng sủa ở phía Bắc đều đầu quân và luận phiên nhau điều hành Green Trees kiên trì như vậy. Gần đây,VOICE còn qua Green trees túm được con cá lớn là Phó An My và đầu tư cho bà này hẳn chương trình âm nhạc hoành tráng “Tỉnh” ở cả Hà Nội và sắp tới vào Thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ Phó An My và ảnh hưởng của gia đình họ Phó mà báo chí truyền thông cả nước đều ngây thơ dốc vốn đi PR cho chương trình ca nhạc đầy mùi “thức tỉnh người dân phản kháng” dưới vỏ bọc “bảo vệ môi trường” kia.