Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

KHÔNG ĂN GẠCH MỚI LÀ LẠ

Không ăn gạch mới là lạ!

Vấn đề ở đây là năng lực lãnh đạo của chị ở vai trò một bộ trưởng, chứ không phải là việc chị có nhiệt tình hay không, có trách nhiệm hay không.

Vấn đề đi xuống bệnh viện thị sát để nắm bắt tình hình thực tế nhằm chỉ đạo đúng đắn và kịp thời, chứ không phải xuống đến bệnh viện lại dở cái thói đàn bà ra mà đi thăm khoa nhi với khoa sản.

Vấn đề quyền lợi của nhân dân, dân tộc đơn giản là dân được bảo vệ tính mạng ở các bệnh viện, hạn chế tối đa bệnh tật của người dân chứ không phải cứ gào lên rằng tôi đã làm hết mình và tôi đã được quy hoạch lâu dài.

Đần độn về chính trị thì bớt nói đi, mở mồm nói câu nào là dở câu đó mà cứ thích nói. Trong khi các vấn đề của ngành y ngày một yếu kém, phản cảm và truyền thông đang chĩa mũi dùi vào. Bộ trưởng phát biểu chứ có phải ngồi lê tán nhảm ở đầu đường xó chợ đâu.

Cái mọi người cần là chị thật thà tự nhận xét chị có đủ năng lực lãnh đạo ngành y hay không? Chứ chả ai muốn chị nói từ chức cả. Bởi vì, xin từ chức là việc của chị, nhưng cho chị từ chức hay không là việc của đảng và quốc hội.

Phát ngôn dở người như thế, không ăn gạch đá của truyền thông mới là lạ!!!

@ by Baron, 2014
Địa chỉ FacebookTwitter
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Được đăng bởi Bau Trinh Xuan 

NHỮNG CHIẾC HONDA 67 ĐỘ ĐỘC ĐÁO NHẤT QUẢ ĐẤT

Những chiếc 67 độ độc nhất quả đất

Đây là cuộc hội ngộ của những chiếc xe 67 độ tại Quảng Ngãi nhân ngày giải phóng miền Nam 30/4.



 

 

 

 

 

SỨ MỆNH NGƯỜI THẦY

Khoai@

Đây chỉ là một góc nhìn, một cách nhìn về giáo dục Việt Nam đương đại. Sẽ vẫn cần lắm những góc nhìn khác, kể cả trái chiều mới hi vọng chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Lưu Trọng Tuấn 

TNO - Cái yếu của giáo dục nước ta chưa phải là những quyển sách giáo khoa, mà chính là người thực hiện: người thầy.

Mấy ngày qua, cộng đồng lại xôn xao về chuyện đổi mới giáo dục, đổi mới sách giáo khoa. Đâu đó trên các phương tiện truyền thông lại so sánh triết lý giáo dục của các nước. Song, theo quản trị chiến lược, cho dù có xây nên chiến lược giáo dục thật tối ưu mà hỏng ở qui trình thực hiện chiến lược thì cái chiến lược giáo dục hay ấy với những quyển sách giáo khoa hay từ một dự án ngốn trăm tỉ cũng bị phá sản. 

Tôi đã từng so sánh các quyển sách khoa học ở các lớp tiểu học của Nhà Xuất bản Giáo dục và các quyển sách khoa học được sử dụng ở một số trường tiểu học danh tiếng ở Mỹ để xây dựng chương trình song ngữ cho một trường tiểu học. Cũng nhờ công việc này, tôi phát hiện ra chương hệ tuần hoàn trong sách giáo khoa của ta còn giới thiệu và cảnh giác các bé về bệnh thấp tim, một bệnh tự miễn có thể gây tổn thương và gây biến chứng van tim cũng như suy tim sau này, trong khi đó các sách khoa học của Mỹ thì không đề cập dù đây là bệnh khá phổ biến ở Mỹ.

Người thầy, người thực hiện sứ mệnh thay đổi từng học trò của mình thành những công dân hữu ích, những hiền tài cho quê hương, có thật sự thực hiện trọn vẹn trọng trách của mình trên bục giảng? Cái trọng trách biến một quyển sách giáo khoa thiếu hơi ấm tình người, như một bài toán tiểu học chỉ dừng lại ở chuyện: mẹ mua quýt chia đều cho hai anh em Nam và Lan, vậy mỗi em được mấy quả?, người thầy sẽ nâng bài toán thành Nam cho em Lan thêm một quả, vậy mỗi em được mấy quả? Cái tình anh em đó sẽ chỉ được những người thầy có chuyên môn cao và tấm lòng truyền thêm bài học đạo đức vào bài toán.

Một giáo sư Harvard đã từng khát khao, tất cả mọi quyển sách ngành quản trị phải có một chương về đạo đức: đạo đức trong quản trị nguồn nhân lực, đạo đức trong marketing, đạo đức trong quản trị sản xuất... Và chẳng bao lâu sau, những trang sách về đạo đức đặc thù từng lĩnh vực đã được đưa vào những quyển sách quản trị chuyên ngành của nhiều guru quản trị trên thế giới.

Tôi biết sinh viên Việt đang có trong tay những quyển sách quản trị thiếu những trang đạo đức này, và tôi đã uyển chuyển biến những trang đạo đức phương tây thành nhân, lễ, nghĩa, trí, tín trong marketing.

Trong một lớp cao học quản trị kinh doanh, tôi đã nhắc nhở các học viên của mình rằng hãy nhớ năm từ đó để trở thành một chuyên gia marketing, một CEO sau này:

Hãy “nhân” với khách hàng, hãy hết lòng vì họ, xem họ hơn cả mình vì họ có nổi thì ta mới nổi.

Hãy “lễ” với khách hàng, đừng giẫm đạp lên luật pháp và những giao ước.

Hãy “nghĩa” với khách hàng, hãy nghĩ về mối quan hệ lâu dài và về tương lai, mà giúp nhau vượt qua những phong ba của thương trường.

Hãy “trí” với khách hàng, giúp họ thêm tri thức kinh doanh và thị trường, hãy chia sẻ kinh nghiệm quản trị với khách hàng, để họ hoạt động hiệu quả hơn. Nếu ta vận hành thành công mô hình thẻ điểm cân bằng trong doanh nghiệp ta, sao ta không chia sẻ kinh nghiệm thành công ấy với khách hàng trong chuỗi cung ứng của ta?

Và hãy “tín” với khách hàng, là chân thật trong từng điều khoản giao ước, đừng bẻ cong nó, và đừng giẫm đạp lên niềm tin của họ khi lợi dụng sự thiếu tri thức của họ để làm giàu cho mình.

Người thầy vừa là nhà khoa học vừa là một nghệ sĩ, không phải trong cái nghĩa mà người đời hiểu nhầm là người thầy đang diễn xuất trong lớp học. Cái từ “nghệ sĩ” hàm ý cái sáng tạo của người thầy, vẽ nên những bức tranh với những gam màu khác nhau và độ sáng khác nhau cho mỗi buổi học, để người học thấu được cái nhân bản trong từng bài giảng, và những nét chấm phá sau cùng của bài giảng cũng phải là những giá trị đạo đức. Tôi thường dừng các sinh viên lại ở cuối buổi học và yêu cầu các bạn nhặt hết những chai lọ trên bàn và trong ngăn bàn, hãy giảm bớt gánh nặng cho những người lao công (dù đó là công việc của họ) và hãy nghĩ đến môi trường.

ÔNG DAVID NGUYỄN: CŨNG NHƯ TÔI, NHIỀU NGƯỜI ĐÃ CHỌN TRỞ VỀ

Ông David Nguyễn: “Cũng như tôi, rất nhiều người đã chọn trở về!”

Hãy về Việt Nam, nhìn Việt Nam bằng hai mắt, nghe bằng hai tai, đừng đứng bên kia mà phán xét như thế!

Trở về từ chuyến thăm Trường Sa vừa rồi của đoàn kiều bào (do Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu), ông David Nguyễn (Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt ở Houston và vùng phụ cận) đã có những chia sẻ thẳng thắn với Pháp Luật TP.HCM về những suy nghĩ của mình.

Không muốn bịt mắt mình

. Phóng viên: Đã từng chống đối chính quyền Việt Nam sau 1975 trong một thời gian dài, tại sao ông lại quay về?

+ Ông David Nguyễn: Cuối năm 1975 cho đến những năm 2000, tôi vẫn là người nhìn Nhà nước Việt Nam với quan điểm bất đồng do thông tin tôi nhận được về những gì diễn ra trong nước chỉ có một chiều. Từ năm 2000 đến nay, tôi đã trở về Việt Nam nhiều lần để tìm sự thật và muốn giúp đỡ đất nước. Cụ thể, tôi đã phối hợp mở một trường ĐH trong nước vì nghĩ rằng dân trí là quan trọng, nếu Việt Nam có dân trí cao thì nền kinh tế sẽ vững chắc hơn, đất nước sẽ vững mạnh hơn.

. Vậy sự thật mà ông tìm hiểu đã cho ra kết quả thế nào so với suy nghĩ trước đây của mình?

+ Về nước, tôi thấy thực tế rất khác với những gì tôi được nghe. Người dân sống bình yên, tự do làm ăn. Ở Mỹ, những năm gần đây, hàng hóa made in Vietnam tràn ngập ở những quầy hàng. Những năm trước thì chủ yếu hàng Hàn Quốc, Trung Quốc, nay thì hàng Việt Nam rất nhiều. Đó là sự thay đổi, tôi phải khâm phục.

Điều tôi lo nhất là “biển Đông có bị dâng cho nước khác” không thì nay tôi cũng đã thực tế chứng kiến không phải vậy. Đi Trường Sa, tôi thấy ngược lại với hình dung của tôi ban đầu. Trong chuyến đi vừa rồi, tôi đã hỏi thăm rất nhiều chiến sĩ, người dân và thấy tình quân dân thật là gắn bó, thấy được điều kiện sống trên đảo còn khó khăn hơn trong đất liền nhưng các chiến sĩ và đồng bào trên đảo luôn tìm cách thích nghi và vượt qua, yêu đời và quyết tâm bảo vệ chủ quyền Tổ quốc. Để có được tâm thế đó không phải dễ, không phải ai cũng làm được, kể cả tôi. Vì vậy, quan điểm của tôi là không thể nào bưng bít sự thật được. Quan điểm của tôi là phải chọn sự thật, không được bóp méo sự thật.

Mặt khác, sau 39 năm, tất cả anh em như tôi, bạn bè tôi đã mệt mỏi về sự bưng bít, thiếu thông tin từ những người bên hải ngoại đưa ra.

Ông David Nguyễn (áo thun sọc ngang) cùng các kiều bào trong chuyến ra thăm đảo Sinh Tồn (huyện Trường Sa, Khánh Hòa). Ảnh: Vũ Hoàng Lân

. Vì sao họ phải bóp méo sự thật, thưa ông?

+ Vì họ đứng ở bên kia chiến tuyến về chính trị với Nhà nước Việt Nam nên thông tin đưa ra chỉ theo chiều hướng có lợi cho họ chứ họ không nêu lên sự thật. Họ hay lấy một, hai chi tiết trong toàn cục vấn đề để thông tin theo chiều hướng có lợi cho họ - họ mà tôi muốn nói đây không phải kiều bào nói chung mà là các đảng phái chính trị vẫn nuôi ý tưởng chống đối Nhà nước Việt Nam. Còn tôi, tôi mong muốn được tiếp cận thông tin hai chiều.

. Nhưng họ cho như thế là mình đang “yêu nước”?

+ Họ ở bên kia bờ đại dương, họ nói yêu nước. Tại sao không về đây để thấy người dân đang sống yên lành với những điều rất cao quý mà ở nước ngoài tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Những quán cơm 2.000 đồng/dĩa cho người nghèo. Những người đi hiến máu nhân đạo cả mấy trăm lần để cứu đồng bào mình. Những người mù nghèo được mổ mắt miễn phí để mà nhìn thấy ánh sáng cuộc đời…

Tôi thấy họ nên quay về, làm một điều gì đó cụ thể có ích hơn là đứng bên kia mà phản đối.

Tôi xác nhận với cô rằng những người biểu tình, chống đối đó chưa bao giờ về Việt Nam. Hiện thời số người biểu tình, chống đối rất ít. Thời xưa, cách đây 10 năm, tôi kêu gọi biểu tình 1.000 người rất dễ dàng. Giờ kêu gọi biểu tình 100 người là rất khó. Biểu tình trước Lãnh sự quán tại TP Houston bây giờ mỗi lần chỉ khoảng 20-30 người. Hình ảnh rất rõ ràng, đã được chiếu lên các đài truyền hình bên đó. Con số từ vài ngàn người mà giờ chỉ còn vài chục người thì đã nói lên tất cả rồi.

. Theo ông vì sao số lượng người biểu tình, chống đối ngày càng ít đi?

+ Tại vì nhiều người đã về Việt Nam và họ thấy sự thật. Không ai có thể bóp méo sự thật được. Vả lại, sau 39 năm, họ cứ kêu gào mãi rồi cuối cùng cũng phải đặt câu hỏi là để làm gì? Để được cái gì? Họ phải tự nhìn lại mình để thay đổi. Thay đổi bằng cách hãy về Việt Nam. Khi nhìn thấy sự thật rồi thì lúc đó hãy nói chuyện, tìm cách để làm cho đất nước tốt hơn. Ở bên kia bờ đại dương, khi có thông tin gì tiêu cực trong nước thì làn sóng phẫn nộ ghê gớm lắm, lây lan kinh khủng lắm do chỉ được nghe thông tin một chiều. Tôi đồng ý phải có phản biện, vì tinh thần dân chủ. Nhưng người ta không làm như vậy hoặc người ta làm một mà xích lên 10 thì không ổn rồi.

NGUYỄN LÂN THẮNG LẠI SỦA CÀN

Khoai@


Bài của Dọc Bằng Đòn Gánh: Một kiểu nói bừa của một nhà "Dân chủ"

Ngày 27/4/2014, trên báo Quân đội Nhân dân có bài viết của phóng viên Nguyễn Văn Minh với tựa đề “Điều trần…một phía, làm sao khách quan?”. Bài viết phản ánh sự lệch lạc trong việc lợi dụng tự do ngôn luận nhằm xuyên tạc, chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam. Những người tham gia điều trần gồm hai nghị sĩ diều hâu Loretta Sanchez và Zoe Lofgren thường đưa ra những ý kiến rất chủ quan, phiến diện về dân chủ, nhân quyền Việt Nam, các tổ chức chống đối Nhà nước Việt Nam như: Đài RFA, Việt Tân, Tổ chức Phóng viên không biên giới và những cá nhân gồm bà Nguyễn Thị Kim Chi, Ngô Nhật Đăng, Nguyễn Đình Hà, Tô Oanh, Lê Thanh Tùng, ngoài ra, còn một số kẻ bị cấm xuất cảnh gồm Anna Huyền Trang, Phạm Chí Dũng và Nguyễn Lân Thắng; đây là các cá nhân thường xuyên sử dụng các công cụ internet như facebook, blog để bịa đặt, xuyên tạc đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và Pháp luật của Nhà nước.

Trong số những kẻ tự xưng là “nhà báo độc lập” nổi lên vai trò của Nguyễn Lân Thắng. Là người được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, thế hệ cha ông của Nguyễn Lân Thắng đều là những người có học hàm, học vị, có trình độ hiểu biết hẳn hoi và hành động luôn hết lòng cống hiến cho sự phát triển của đất nước. Sự đáp trả công ơn dạy dỗ sinh thành của Nguyễn Lân Thắng là những hành vi đi ngược lại với chính những đóng góp của thân nhân họ tộc với dân tộc và Tổ quốc Việt Nam. Để phục vụ ước mộng “nhà báo độc lập” của mình, Nguyễn Lân Thắng luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh để sẵn sàng chụp lại những hình ảnh mà y cho rằng “giật gân” để tạo ảnh hưởng. Để vu khống chính quyền, Nguyễn Lân Thắng xông vào cơ quan chức năng, thách thức, chửi bới lực lượng công an rồi chụp hình và lu loa lên rằng Công an đánh người. Để gây ồn ào dư luận, Nguyễn Lân Thắng thách thức:“nói luôn cho vuông nhá, hơn 100 thằng áo xanh đủ loại từ hình sự, phòng chống ma túy, cảnh sát cơ động của thành Vinh đạp cửa xông vào vồ 3 thằng bọn tớ còn chả làm được các đếch gì… nữa là cái loại trung cấp cảnh sát, trung cấp an ninh chưa tốt nghiệp như các bạn nhá”. Để lấy lòng tin trong những kẻ mang danh “dân chủ” hoạt động chống phá nhà nước, Nguyễn Lân Thắng tung hô Cù Huy Hà Vũ, một người chịu án tù vì tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Để gây tiếng vang, tạo dựng uy tín, để xin xỏ được một chân đi “điều trần”. Nguyễn Lân Thắng lợi dụng dịch sởi để xuyên tạc rằng không có “tự do báo chí”. Nguyễn Lân Thắng viết: "Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm không mấy nguy hiểm nếu người dân được cảnh báo và có biện pháp phòng tránh thích hợp. Vậy mà người dân đã bị tước bỏ quyền được thông tin để tự bảo vệ mình.”. Thật là nực cười bởi có lẽ Nguyễn Lân Thắng không biết hoặc cố ý không biết về Chương trình tiêm chủng quốc gia. Thậm chí ngày 17/3/2010, Bộ Y tế đã có Quyết định số 845/QĐ-BYT về lịch tiêm các vắc xin phòng lao, viêm gan B, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, Hib trong Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia. Các bé được tiêm miễn phí tại tất cả các cơ sở tiêm chủng, các trạm y tế xã trên toàn quốc. Mỗi cháu bé được phát một cuốn sổ tiêm chủng cá nhân để thuận tiện trong việc theo dõi, thực hiện tiêm đúng, tiêm đủ liều lượng. Tại tất cả các cơ sở y tế phường xã, các bệnh viện, khoa Nhi các tỉnh đều có bảng hiệu tuyên truyền về chương trình tiêm chủng, phòng chống dịch bệnh. Còn trên mạng, chỉ cần tìm kiếm trên Google cụm từ “Chương trình tiêm chủng quốc gia” sẽ có khoảng 420.000 kết quả trong 0,35 giây; cụm từ “phòng tránh dịch sởi” có 2.380.000 kết quả trong vòng 0,33 giây. Với những kết quả đó đủ chứng minh sự xuyên tạc về cái gọi là “tự do thông tin” mà Nguyễn Lân Thắng đã nghĩ ra.

Với phiên điều trần những người chống đối Nhà nước Việt Nam như vậy và những đối tượng được mời tham dự như Nguyễn Lân Thắng thì thật dễ hiểu khi báo Quân đội Nhân dân và nhà báo Nguyễn Văn Minh đánh giá buổi điều trần không khách quan, không phản ánh trung thực tình hình thông tin, tự do báo chí tại Việt Nam, đi ngược lại với những ghi nhận, đánh giá tích cực của Quốc hội Hoa Kỳ về những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trong bảo đảm các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội, bảo đảm quyền của tù nhân và tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Phải hiểu rằng điều trần là cách thức để thu thập thông tin nhưng phải tôn trọng thông tin đa chiều, phải có sự giải trình, cung cấp thông tin của cả hai bên. Tuy nhiên, cái gọi là “phiên điều trần” mà hai vị Nghị sĩ Hoa Kỳ tạo ra lại chỉ gồm những kẻ rắp tâm phá hoại sự ổn định chính trị của Việt Nam. Thậm chí, sau bài báo của nhà báo Nguyễn Văn Minh, bà Loretta Sanchez trả lời lấp liếm trên đại VOA (Đài tiếng nói Hoa Kỳ) rằng: “Chúng tôi đã biết ý kiến của phía chính phủ [Việt Nam] vì tất cả đã được đăng tải, được phát sóng trên truyền hình, trên báo đài ở Việt Nam. Chúng tôi đã biết những gì họ sẽ nói.”. Như vậy bà Dân biểu này cũng không thèm quan tâm đến phát ngôn chính thức của Nhà nước Việt Nam mà cái mà bà ta hướng đến chính là những thông tin xuyên tạc về tự do báo chí của những kẻ tiếm danh “nhà báo” như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ…Vậy, trong “phiên điều trần” này có thực sự minh bạch, công khai hay chỉ là phiến diện, một chiều, không khách quan?

Không nằm ngoài phản ứng tiêu cực sau khi báo QĐND đăng bài, Nguyễn Lân Thắng vội vàng viết bài phản pháo và được RFA, một cơ quan truyền thông “giả cầy” đăng tải. Trong bài viết của mình, Nguyễn Lân Thắng bày tỏ thái độ hằn học khi gọi nhà báo Nguyễn Văn Minh là “ếch nhựa rơi xuống cống”, chửi rủa người khác “lưu vọng”. Phải chăng đó mới là cái tự do ngôn luận, tự do báo chí mà Nguyễn Lân Thắng mong muốn? Một thứ tự do như ông bà ta đã nói từ bao đời xưa “chửi nhau như hàng tôm, hàng cá”. Để chứng minh “trung thực, sinh động”, Nguyễn Lân Thắng rêu rao:“Dân oan mất đất đang lê la đầy đường ở đâu ra?! Người dân chết trong đồn công an ở đâu ra?! Trẻ con chết vì vacxin và bệnh dịch sởi la liệt ở đâu ra?”. Trong khi đó, những thông tin này đã được không ít các báo tại Việt Nam đăng tải. Vậy, hàng triệu người dân Việt Nam đang đọc báo giấy và báo mạng hằng ngày biết được những thông tin như vậy từ đâu? Cấm tự do báo chí thì thông tin ở đâu ra để Nguyễn Lân Thắng và đồng bọn nhằm vào một số thiếu sót, sơ hở của các cấp chính quyền để vu cáo, xuyên tạc bịa đặt?

Việt Nam là một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có quyền tự quyết của riêng mình. Việc làm của những vị Dân biểu Hoa Kỳ đã can thiệp thô bạo vào quyền tự chủ của dân tộc và Nhà nước Việt Nam. Những việc làm như vậy đi ngược lại với những tín hiệu tích cực trong quan hệ hợp tác song phương của Việt Nam và Hoa Kỳ, chia rẽ, phá vỡ mối quan hệ hợp tác song phương mà Việt Nam và Hoa Kỳ đang xây dựng. Những kẻ như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Chí Dũng… là những kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”. Thay vì xây dựng một đất nước vững mạnh, ổn định như thế hệ ông cha đã thực hiện, chỉ muốn phá vỡ thành quả mà đất nước đã đạt được, cúi đầu xin xỏ sự can thiệp từ bên ngoài để phá hoại đất nước là hành động của những “Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống” thời hiện đại. Những việc làm như vậy sẽ không bao giờ có kết quả mà chỉ xứng đáng nhận được sự khinh bỉ của dư luận và toàn dân tộc.

Trọng Nghĩa/ Dọc Bằng Đòn Gánh

RƯNG RƯNG HẠT GẠO MƯỜNG THANH

Rưng rưng hạt gạo Mường Thanh

Nông dân trên cánh đồng Mường Thanh. Ảnh: như ý

TP - Từ độ cao bảng lảng mây của đèo Pha Đin xuôi xuống dần, chạm vào mắt tôi màu xanh bát ngát của cánh đồng Mường Thanh chạy dọc bờ sông Nậm Rốm xòe ra như cánh hoa ban ôm lấy thành phố Điện Biên.

Câu truyền khẩu: “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc” đã xếp Mường Thanh lớn nhất xứ Tây Bắc, so với những Mường Lò - Yên Bái, Mường Than - Lai Châu, Mường Tấc - Sơn La. Chẳng ngờ ở nơi núi non trùng điệp lại có một lòng chảo ôm trọn cánh đồng bằng phẳng rộng tới 5.000 ha, ở độ cao 400m so với mặt nước biển. Tận thấy cánh đồng khổng lồ này, tôi giật mình bởi nơi đây không chỉ có lúa, xác xe tăng, hầm Đờ Cát.

Lúa thơm bên xác xe tăng

Trong sách “Kiến văn tiểu lục”, nhà bác học Lê Quý Đôn đã giới thiệu về cánh đồng Mường Thanh - đọc chệch từ Mường Then (cõi trời) rằng: “Thế núi vòng quanh, ruộng đất bằng phẳng, màu mỡ... công việc làm ruộng bằng nửa công việc các châu khác mà số hoa lợi thu hoạch gấp đôi...”.

Vào một sáng nắng chói của tháng Tư, cánh đồng Mường Thanh thu hút tôi không chỉ bằng màu xanh non của lúa đang thì con gái mà bởi màu áo đặc trưng của những người nông dân dân tộc Thái đang làm ruộng. Ông Lò Văn Ban dừng tay cào cỏ, trò chuyện với tôi: “Lúa năm nay tốt, chắc được mùa to, gạo này ngon lắm, đặc sản của Điện Biên đó”.

Ông Ban khum bàn tay lại như vo tròn nắm gạo trong tay, cười bảo: “Nếu vốc gạo được gặt từ ruộng này thì hạt gạo sẽ chảy qua từng kẽ ngón tay, gạo tám Điện Biên có đặc điểm rất riêng: hạt nhỏ, màu đục không trắng như gạo tám thường. Hạt gạo dài đều tăm tắp, căng bóng và thơm đến lạ. 

Cơm gạo Điện Biên dẻo như cơm nếp, thơm thoang thoảng, khi nhai có vị đậm, nhiều nhựa nên thường dính răng… Từ khi còn là hạt gạo, gạo tám Điện Biên đã mang trong mình mùi hương thoang thoảng. Gạo thơm dẻo nên bà con làm cơm lam, làm khẩu cắm. Chắc chú chưa biết khấu cắm đồ là gì nhỉ? 

Cái đó như đồ xôi với lá cẩm, khiến vị xôi ngậy, dẻo thơm, ngon miệng; hay làm khẩu háng (đồ thóc rồi đem phơi khô, xát vỏ rồi đồ chín), khẩu papa (tựa như dưới xuôi làm bánh nếp)”.

Điều gì đã làm nên hạt gạo của cánh đồng Mường Thanh có vị thơm ngon đặc biệt như vậy? Ông Ban lý giải: “Hạt gạo quý là do dinh dưỡng màu mỡ của rừng già, núi cao khắp nơi chảy vào thung lũng. Nhờ tinh túy đất trời hội tụ trong từng thớ đất. Nhờ dòng nước màu mỡ từ sông Nậm đắp bồi”.

Tiết trời Hà Nội đang âm u nhưng lên Điện Biên giữa tháng Tư nắng đã vàng rực chói chang. Chính ánh nắng đang làm lóa mắt tôi đây cũng giúp cho hạt gạo Mường Thanh trở nên đặc biệt. Cường độ chiếu sáng của mặt trời rất lớn, cộng với biên độ nhiệt chênh lệch khá lớn giữa ngày và đêm (khoảng 10 độ) giúp cho cây lúa sinh trưởng tốt. 

Và nữa cánh đồng Mường Thanh đã ngấm đất biết bao xương máu của chiến sỹ Điện Biên năm xưa. Năm xưa, công sự chiến hào, từng bước tiến của bộ đội đến hầm Đờ Cát phải trả giá bằng máu. Máu nhuộm đỏ nhiều thảm lúa xanh. Và cũng chính những hạt lúa trên cánh đồng này, cách đây 60 năm đã nuôi đội quân “khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt”, làm nên trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu.

Nhìn ra xung quanh bỗng cảm nhận chẳng ở đâu mà một cánh đồng lại ôm chứa trong lòng nó nhiều di tích và ký ức lịch sử đến vậy. Những hầm chỉ huy tướng Đờ Cát, Sân bay Mường thanh, Cứ điểm Him Lam, Bản Kéo, đồi Độc Lập, đồi A1, C1, C2, D1... Lúa vẫn mọc xanh rờn bên xác xe tăng.

Nghĩa trang và mùa vàng

Sau chiến thắng Điện Biên, cây thuốc phiện vẫn được trồng trên cánh đồng này nhiều đến mức đã có câu thơ “Hoa anh túc tím đôi bờ Nậm Rốm”. 

Thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường ThanhCuộc chiến phá bỏ hoa anh túc là cả một kỳ tích vì những kẻ buôn bán thuốc phiện phao tin rằng hạt gạo thơm ngon vì có hương hoa anh túc tỏa lên bông lúa. Không có cây anh túc thì cây lúa Mường Thanh không đơm hoa kết bông được, dẫu có ra bông thì cũng chẳng còn thơm ngon. 

Nhưng cũng chính những người vừa rời tay súng đã một nắng hai sương với cánh đồng Mường Thanh, bằng mồ hôi của mình đã chứng minh: chính chất đất, khí núi, hương rừng Mường Thanh và nước dòng Nậm Rốm từ ngàn xưa đã chắt chiu tinh chất để cây lúa vụ nào cũng trổ bông trĩu hạt. Và từ đó Mường Thanh đã sạch bóng ả phù dung.

XUỒNG TÊN LỬA CAO TỐC - VŨ KHÍ ĐỘC ĐÁO CHO TRƯỜNG SA

Xuồng tên lửa cao tốc: Vũ khí "độc đáo" cho Trường Sa

Hà Dũng - theo Trí Thức Trẻ 

Xuồng tên lửa cao tốc Nasr-1 của Iran bắn thử tên lửa

(Soha.vn) - Với ưu thế nhỏ, nhanh và mạnh, xuồng tên lửa cao tốc sẽ là vũ khí đáng gờm của Việt Nam ở Trường Sa?

Xuồng tên lửa cao tốc: sức mạnh của bé hạt tiêu

Trong khi đang triển khai đóng mới các tàu chiến lớn như Gerpard 3.9, SIGMA 9814 với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ cùng hệ thống vũ khí uy lực thì Việt Nam vẫn chú trọng phát triển các tàu, xuồng cỡ nhỏ tốc độ cao được vũ trang khá mạnh. Khái niệm tàu, xuồng cỡ nhỏ ở đây áp dụng với những tàu, xuồng có lượng choán nước trên dưới 100 tấn, vì vậy các tàu Molniya mà Việt Nam đang đóng ở nhà máy Ba Son với lượng choán nước 540 tấn vẫn được coi là tàu chiến cỡ lớn.

Theo thống kê trên thế giới hiện nay có tới 24 quốc gia đã đưa vào trang bị tàu, xuống cao tốc có tên lửa chống hạm với khái niệm “missile boat”. Đây thực sự là những chiến binh có độ cơ động cao, tác chiến linh hoạt và sức mạnh đáng nể nhờ các tên lửa chống hạm thế hệ mới.

Việt Nam cũng từng sở hữu xuồng cao tốc lớp Komar do Liên Xô sản xuất với lượng choán nước 67 tấn trang bị 2 pháo 25 mm và 2 tên lửa P-15, tốc độ cao nhất 44 hải lý/h, tầm hoạt động lớn nhất 600 hải lý. Loại xuồng tên lửa này đã được sử dụng trong hải quân rất nhiều nước.

Đây là tàu thế hệ cũ của những năm 1960 với hiệu suất động cơ không cao, tên lửa có kích thước và khối lượng lớn lên đến 2,6 tấn cùng ống phóng và hệ thống điều khiển cồng kềnh, hiện nay loại xuồng này không còn được sử dụng do đã quá cũ.

Tuy nhiên hiệu quả chiến đấu của nó rất đáng quan tâm. Quân đội Ai Cập đã từng dùng loại xuồng tên lửa này bắn chìm khu trục hạm Eliat của Israel vào ngày 21/10/1967. Tiếp đó vào ngày 21/10/1968, các xuồng tên lửa Osa của Ai Cập đã phóng một loạt tên lửa P-15 và đánh chìm “tàu buôn" 10.000 tấn của Israel được hoán cải thành tàu do thám.

Xuồng tên lửa Komar của Việt Nam

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, các hệ thống vũ khí đã trở nên nhỏ gọn hơn rất nhiều nhưng lại cho hiệu suất chiến đấu hơn hẳn do vậy các xuồng cao tốc tên lửa cũng trở nên nhỏ hơn, nhanh hơn và mạnh mẽ hơn.

Có thể kể đến một số xuồng tên lửa loại “siêu nhỏ” dưới 100 tấn như:

Xuồng tên lửa cao tốc lớp October của Ai Cập lượng choán nước 82 tấn trang bị 4 tên lửa Otomat tầm bắn 180 km, 2 súng máy 30 mm.

Xuồng tên lửa cao tốc lớp Sparviero của Italia lượng choán nước 60 tấn, được trang bị 1 pháo Otobreda 76 mm và 2 tên lửa chống hạm Otomat tầm bắn 180 km hoặc 1 pháo M61 Vulcan, vận tốc tối đa 93 km/h, tầm hoạt động 740 km với vận tốc 83 km và lên đến 1.940 km ở vận tốc 15 km/h.

Xuồng cao tốc tên lửa lớp C-14 “China cat” của Trung Quốc bắt đầu chế tạo năm 2002 với lượng giãn nước chỉ 19 tấn nhưng theo công bố của Trung Quốc thì tốc độ lên đến 93 km/h, thủy thủ đoàn 1 người, trang bị 4 tên lửa chống hạm C701/C704, 1 pháo 23 mm, 1 súng máy 12,7 mm.

Xuồng tên lửa C-14 "China cat" của Trung Quốc

Xuồng cao tốc ENS S. Ezzat do Ai Cập mua của Mỹ vào năm 2013 với lượng giãn nước 75 tấn được trang bị 8 tên lửa chống hạm Harpoon 1 pháo 76 mm, vận tốc lên đến 83 km/h.

Trong cuộc khủng hoảng ở Syria mới đây, Hải quân Syria đã bắn thử tên lửa C-802 được trang bị trên xuồng tên lửa gây lo ngại cho Mỹ và đồng minh. Đặc biệt nhất là lực lượng xuồng tên lửa của Iran được cho là phát triển dựa trên C-14 của Trung Quốc. Nhiều loại tên lửa Zafar, Nasr, Nour, Qader…do Iran tự sản xuất đã được lắp đặt lên các xuồng cao tốc có tốc độ trên 60 km/h.

Theo tuyên bố của Iran thì tới đây, các xuồng cao tốc sẽ được gắn tên lửa đối hạm mới nhất của Iran là Qadir có tầm bắn 200 km. Phương Tây đánh giá Iran sở hữu không dưới 100 xuồng loại này và hết sức lo ngại vì tính cơ động của nó.

Xuồng tên lửa cao tốc của Iran

Về phía Việt Nam, sau khi các xuồng Komar bị loại khỏi trang bị do đã quá cũ thì chúng ta vẫn chưa tiến hành trang bị các xuồng tên lửa cao tốc mới. Nguyên nhân do đối tác truyền thống của ta là Nga không đẩy mạnh nghiên cứu cải tiến loại vũ khí độc đáo này, một mặt do ta chưa sở hữu công nghệ sản xuất tên lửa nên gặp nhiều khó khăn nếu tự tiến hành thiết kế, chế tạo.

Chúng ta cũng đã tự sản xuất được nhiều loại xuồng cao tốc rất phù hợp để lắp đặt tên lửa như: Xuồng đổ bộ cao tốc ST1200 có chiều dài 12,8 m; chiều rộng 3,6 m; mớn nước 0,45 m; chở được 31 người; trọng tải 2,5 tấn, tốc độ 58 km/h; Tàu tuần tiễu cao tốc TT-120 có lượng choán nước 120 tấn, tốc độ tối đa 61 km/h, Ngoài ra, còn nhiều loại tàu tuần tra khác như ST-126, ST-124, ST-112.Trong tương lai, nếu như Việt Nam tự sản xuất được tên lửa Kh-35UV thì việc trang bị tên lửa cho xuồng cao tốc là điều hoàn toàn có thể thành hiện thực.