Thứ Bảy, 3 tháng 5, 2014

TRƯỜNG SA THÁNG 4/2014 - 3. ĐÁ LỚN ĐÃ LỚN

Trường Sa tháng 4/2014 - 3. Đá Lớn đã lớn


Đảo Đá Lớn là một rạn san hô nằm theo hướng Bắc – Nam, chiều dài khoảng 8 hải lý, chiều rộng hơn 1 hải lý, thuộc cụm đảo Nam Yết của quần đảo Trường Sa, ở vĩ độ 10003’Bắc, kinh độ 113005’’Đông, cách đảo Nam Yết khoảng 32 hải lý về phía Tây Tây Nam, cách đảo Sinh Tồn 30 hải lý về phía Tây Bắc. 


Điểm A đảo Đá Lớn, tháng 1/2012
Điểm A đảo Đá Lớn, tháng 5/2013
Điểm A đảo Đá Lớn, tháng 4/2014
Điểm B đảo Đá Lớn, tháng 1/2011 
Điểm B đảo Đá Lớn, tháng 5/2013
Điểm B đảo Đá Lớn, tháng 4/2014

Từ cuối năm 1987, tình hình khu vực quần đảo Trường Sa trở nên căng thẳng, Trung Quốc đưa nhiều tàu chiến đến hoạt động trong khu vực quần đảo, có ý đồ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, Quân chủng Hải quân mở chiến dịch CQ-88, tổ chức lực lượng, phương tiện đóng giữ thêm một số đảo, bãi đá ở Trường Sa. Sau nhiều nỗ lực, vượt qua sự truy cản của các tàu khu trục và tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc, ngày 20/2/1988 tàu LCU-556 (một tàu đổ bộ loại nhỏ) đã vào được phía nam đảo Đá Lớn. Đến ngày 1/3/1988, pông tông Đ02 được kéo vào phía Bắc đảo Đá Lớn. 

Pông tông Đ02 đã lên đảo năm 1988, ở cạnh điểm B đảo Đá Lớn, tháng 5/2013
Cạnh pông tông Đ02, đã mọc lên Nhà văn hóa điểm B, đảo Đá Lớn - ảnh chụp tháng 4/2014

LÀM PHÚC PHẢI TỘI - MALAYSIA BẤT NGỜ ĐỔI LỖI VỤ MÁY BAY MH370 MẤT TÍCH CHO VIỆT NAM

Cuteo@


Anh Mã này khó hiểu quá!

Cơ quan Quản lý bay Việt Nam lên tiếng đi nào.
------------------------------

Malaysia bất ngờ quy trách nhiệm quản lý bay Việt Nam vụ MH370 mất tích

ANTĐ - Phát biểu tại buổi họp báo ngày 2-5, ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman - Cục trưởng Cục Hàng không Malaysia cho rằng, máy bay mang số hiệu MH370 đã đi qua điểm Igari ở biển Đông và máy bay đã chính thức thuộc trách nhiệm của Quản lý bay Việt Nam.

Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman cũng cho rằng, Quản lý bay Việt Nam đã vi phạm giao thức liên hệ với chiếc máy bay mất tích MH370. Ông Abdul Rahman lý giải rằng, vào lúc 1h19 ngày 8-3, kiểm soát không lưu Kuala Lumpur đã ra lệnh cho MH 370 thay đổi tần số, phù hợp với tần số với kiểm soát không lưu TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến 1h38 ngày 8-3, tức là sau 17 phút chiếc MH370 biến mất khỏi màn hình radar, TP Hồ Chí Minh mới tìm cách liên hệ với chiếc máy bay này.

Ảnh: Ông Datuk Azharuddin Abdul Rahman - Cục trưởng Cục Hàng không Malaysia

Ngay khi thông tin trên được báo chí Malaysia đăng tải, nhiều ý kiến đã phản đối. Trên trang cá nhân của mình, ông Lương Hoài Nam – từng nhiều năm làm việc trong ngành hàng không, cho rằng, đó là việc làm vô cùng khó hiểu: “Việc vội vàng giải tán các khu hỗ trợ thân nhân hành khách khi còn chưa tìm ra máy bay là một việc khó hiểu. Việc quy trách nhiệm cho Quản lý bay Việt Nam là một việc khó hiểu tiếp theo của Hàng không Malaysia. Trong vụ MH370, phía hàng không Malaysia lẽ ra “đã phải chuyên nghiệp hơn”".

Trong khi đó, dư luận Việt Nam cho rằng, việc Malaysia quy kết trách nhiệm cho phía Việt Nam nhằm giảm sức ép trước dư luận thế giới đang “đổ” dồn lên Hãng hàng không Malaysia, khiến cho uy tín củaa ngành hàng không nước này, cùng uy tín quốc gia suy giảm nặng nề trong gần 2 tháng qua, kể từ khi MH370 mất tích. 

Bên cạnh đó, sự thiếu chuyên nghiệp, các thông tin liên quan đến việc MH370 mất tích thì mập mờ, thiếu căn cứ của phía Malaysia trong suốt thời gian qua, càng khiến dư luận không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới phải nghi ngờ. Không ít người bày tỏ quan ngại rằng, phía Malaysia dường như đang toan tính một việc gì trong việc MH370 mất tích và đặt câu hỏi: Tại sao sau gần hai tháng họ mới nói điều này? Và dù, những gì ông Abdul Rahman phát ngôn tại buổi họp báo tại Kuala Lumpur ngày hôm qua (2-5) có là đúng là sự thực, thì lẽ ra, phía Malaysia phải phát ngôn ngay sau thời điểm máy bay mất tích. Chính vì vậy, dư luận đánh giá, động thái này của Malaysia là một hành động thiếu chuyên nghiệp, thiếu tính hợp tác, nếu như không muốn nói là "vô ơn" với Việt Nam. 

Bùi Tuyết/ANTĐ

QUỐC KHÁNH 1/5 ?

Cuteo@


Ẩu đến thế là cùng!

Đây mới là đối tượng cần giảm biên chế ngay.

Lại lỗi băng rôn: 'Quốc khánh' 1/5? Đến bó tay toàn tập với sở GTVT!

Các Facebooker lại đăng tải một bức ảnh gây bức xúc: Băng rôn chào mừng... quốc khánh 1/5.

Địa chỉ là ở cái cơ quan có biển to đùng trong ảnh:



Đợt lễ này sao mà lắm "kẻ đánh máy" lỗi lầm vậy trời?

Nguồn: 

TÀU TRƯỜNG SA THÁI BÌNH CHƯA ĐƯỢC THỬ NGHIỆM LÀ ĐÚNG

Khoai@

Tôi cho đăng bài "Đằng sau việc tàu ngầm Trường Sa 01 chưa được thử nghiệm" của tác giả Lê Ngọc Thống không phải là đồng tình với quan điểm của tác giả, mà cái chính là tạo không gian mở cho mọi người tranh luận. 

Tôi không cho rằng có sự cấm đoán hay ganh tị của nhà nước với các công trình nghiên cứu của các cá nhân ở đây. Cái chính là nằm ở chỗ nó chưa an toàn hoặc nếu so với cái đã có, cái mà nhà nước đã làm (có thể bí mật) thì rất không nên làm. 

Tất nhiên, nói cái chính thì phải nói có cái phụ, cái phụ nằm ở chỗ chúng ta còn thiếu hệ thống các văn bản quy định cho các hoạt động sáng tạo đại loại như trên.

Vì thế, tràu Trường Sa 01 của anh Hòa chưa được thử nghiệm trên biển là đúng.

----------------------------------
(Quan điểm) - Mọi công tác chuẩn bị để ra biển lớn đã xong nhưng tàu ngầm tự chế Trường Sa vẫn “đắp chiếu” vì chưa ai, chưa cơ quan nào cấp phép thử nghiệm.

Chuyện tàu ngầm của ông Hòa chưa được thử nghiệm đã khiến cho một số người đa phần là trẻ tuổi, đầy máu nhiệt huyết, chỉ trích quyết liệt vào chính quyền, các tổ chức khoa học nhà nước…trong phát ngôn là chuyện không thể trách cứ. Có điều nếu như đó là “cơn mưa” vô tư thì có những người có danh vị hẵn hoi lại lợi dụng để “té nước theo mưa”.

Tôi không viết bài này nếu như tôi không đọc được bài “Sáng tạo có phải là đặc quyền của các “nhà”…? của TS Dương Xuân Thành đăng trên báo Giaoduc.net ngày 15/4/2014.

Tại đây, từ những thông tin không có độ tin cậy, TS Thành cho rằng “chẳng có nơi nào trên thế giới (như Việt Nam) cấm người dân nghiên cứu, thử nghiệm, chế tạo một thiết bị mà nó mang lại lợi ích cho quốc gia, dân tộc”. “Có vẻ như các cơ quan chức năng muốn khẳng định, nghiên cứu, sáng tạo là độc quyền của các “nhà..” có hàm, có vị, còn bà con “chân đất” chỉ nên an phận đi sau nhìn ngắm đuôi trâu?” Rồi thì ở Việt Nam, “ngoài thực tế quản không được thì cấm” nay xuất hiện “sáng tạo đi trước thiên hạ cũng cấm…”

Dưới ngòi bút của ông TS Thành (TS không biết là Tiến sỹ hay là gì), Việt Nam rất khác người, tư duy của họ chỉ là “cầm nắm”, tình hình thật đáng buồn.

Đúng là một đất nước mà cấm người dân sáng tạo, phát minh ra một thiết bị…có ích cho sự phát tiển đất nước thì tiềm lực của đất nước sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.

Với Việt Nam, nếu như trong chiến tranh BVTQ và xây dựng đất nước vừa qua không có sự sáng tạo trong sản xuất, trong chiến đấu của dân tộc thì có thể chiến thắng kẻ thù và vượt qua được đói nghèo để được như hôm nay?

Vì sao không đồng ý cho anh Thắng (anh Nguyễn Văn Thắng, ở Long Biên, Hà Nội) thử nghiệm máy bay? Anh Thắng phát minh sáng tạo ra một chiếc xe lăn mới hay là thiết bị “quay ngược thời gian” chẳng hạn, chẳng ai cấm, anh có thử nghiệm hàng ngàn lần.

Thử nghiệm một chiếc máy bay trên trời không như thử nghiệm một chiếc máy gặt trên đồng, nó có thể không thành công và nếu máy bay trực thăng của anh Thắng lên cao, bay một đoạn rồi rơi xuống đầu gia đình của bạn thì sao? Đến đây chắc một số người nhao lên rằng” Không thử nghiệm làm sao thành công…? Nhưng với máy bay trực thăng trên nền tảng “công nghệ xe lăn” của anh Thắng, giả sử mà thành công thì được cái gì?

Người ta thấy máy bay trực thăng của anh Thắng có “4 không”: Không có giá trị sử dụng; không có giá trị hàng hóa; không có giá trị phát minh sáng tạo và cuối cùng quan trong nhất là không an toàn cho cộng đồng. Đây chỉ là một trò chơi nguy hiểm cho tính mạng người chơi và cộng đồng nên cấm.

Điều gì xảy ra nếu chiếc máy bay này đâm đầu và khu dân cư?

Bạn sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện cho một người muốn thực hiện nhảy dù bằng cái ô từ tầng 5 hay là cấm ngặt trò chơi nguy hiểm đó?

Nền khoa học Việt Nam, trí tuệ Việt Nam chẳng lẽ khiêm tốn đến mức phải “tự hào” với trí tuệ của anh Thắng trong việc chế tạo máy bay trực thăng vừa qua?

Tàu ngầm Trường Sa chờ ra biển lớn

Với tàu ngầm tự chế của ông Hòa. Đây là vấn đề hoàn toàn khác với tự chế máy bay về bản chất. Tàu ngầm ông Hòa nếu thành công thì có giá trị sử dụng (cho quốc phòng), có giá trị về phát minh sáng chế (vì công nghệ AIP mặc dù trên thế giới đã dùng nhưng đây là công nghệ bí mật không ai công bố nên có được nó coi như là một phát minh, sáng tạo đáng tự hào của người Việt Nam).

Tàu ngầm tự chế khi thử nghiệm có thể không thành công nhưng không gây nguy hiểm đến cộng đồng nên chẳng ai cấm thử nghiệm. Ai cấm? Văn bản đâu? Lý do?...Hãy đăng lên cho đọc giả biết.

Tàu ngầm tự chế của ông Hòa mang tên Trường Sa 01 đã chuẩn bị xong sẵn sàng cho ra biển lớn thử nghiệm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy ra biển bởi theo ông Hòa lý do chính là chờ cơ quan chức năng cấp giấy phép thử nghiệm. “Lý do” này khiến nhiều người “nổi nóng”, thậm chí dư luận còn nghi ngờ các tổ chức khoa học vì “cấm đoán sự sáng tạo, ghen ăn tức ở, không muốn xấu mặt…

Vậy đằng sau lý do không cấp phép, tạo điều kiện cho ông Hòa thử nghiệm là gì?...

Tại sao một con tàu ngầm sử dụng công nghệ AIP như của ông Hòa, sức quyến rũ bởi sự hiện đại như quảng cáo…còn tuyệt vời hơn tàu ngầm ông Phan Bội Trân nhiều lần lại bị cơ quan chức năng ghẻ lạnh đến thế? Phải chăng Sở KHCN Thái Bình lại ghen ghét, đố kị đến vậy mà qua mặt được các vị bên Hải quân đang đêm ngày bạc tóc chuẩn bị lực lượng, vũ khí trang bị… cho phòng thủ từ hướng biển ?

Như vậy vấn đề ở đây nằm ở Viện kỹ thuật Hải Quân và Viện thiết kế tàu quân sự Bộ quốc phòng khi họ im lặng, không một lời hỗ trợ ông Hòa.

Chắc chắn 2 đoàn đã về tiếp xúc và làm việc với chủ nhân của con tàu, hiện nay đã thanh toán xong tiền công tác phí, chứng tỏ họ không đi chơi và chụp ảnh tự sướng với tàu ngầm tự chế Trường Sa. Viện kỹ thuật Hải quân đã báo cáo kết quả với Bộ Tham mưu Hải quân và Viện thiết kế tàu quân sự cũng vậy về kết quả chuyến công tác.

Chúng ta nên hiểu đó là cách thức đi công tác của đơn vị, cá nhân trong quân đội. Dù chúng ta không biết họ báo cáo những gì, nhưng tại hiện trường nhà máy của ông Hòa, ngoài việc ca ngợi và khâm phục ông Hòa là đúng phép tắc ra, theo họ, “điểm yếu nhất của con tàu này còn thoát ra quá nhiều khí CO2, tạo thành các bọt khí…” cũng đủ để biết họ báo kết quả tốt hay xấu của tin đồn.

Ông Hòa biết rõ điều này và thất vọng hơn khi tỉnh Thái Bình “bán cái” chuyện thử nghiệm của ông sang Vùng 1 HQ và Viện kỹ thuật Hải quân. Ông Hòa chia sẻ với Minh Tuệ của báo Đất Việt: “Thêm một điều cần chú ý, các vị đang đẩy con tàu Trường Sa 01 này theo hướng một tàu quân sự khi đưa nó đến với Bộ Quốc phòng và Hải quân. Nhưng đây chỉ là một tàu dân sự, tôi không có ý tưởng mang phiên bản này ra đánh trận, mục tiêu chỉ là một cuộc thử nghiệm ngoài biển xem khả năng lặn nổi, cân bằng, di chuyển dưới và trên mặt nước thôi. Việc này phải là trách nhiệm của các cơ quan quản lý dân sự chứ. Mà đã không phải tàu quân sự, chắc chắn Bộ Quốc phòng không quan tâm.”

Bản thân tàu ngầm Trường Sa 01 không phải là tàu quân sự, nhưng cái công nghệ AIP lại đặc trưng về quân sự đến mức được coi là “bí mật quân sự”, cho nên, công nghệ AIP của tàu ngầm Trường Sa là mối quan tâm chủ yếu của Viện kỹ thuật Hải quân, Viện thiết kế tàu quân sự Bộ QP khi họ về nơi chế tạo để công tác.

Vậy là đã rõ, các nhà quân sự không thỏa mãn với công nghệ AIP trên tàu ngầm tự chế Trường Sa 01. Và, khi tàu ngầm Trường Sa mà không có công nghệ AIP thì là gì so với tàu ngầm của ông Phan mà họ đã quan tâm tạo điều kiện, hợp tác, để thử nghiệm?

Nhưng một ý tưởng của khoa học sáng tạo, người bình thường không thể đoán định được tương lai của nó kể cả Viện kỹ thuật Hải quân hay Viện gì nữa…cho nên, tàu ngầm Trường Sa 01 phải tiếp tục thử nghiệm để chứng minh.

Thử nghiệm, thử nghiệm và thử nghiệm là chìa khóa thành công của khoa học. Ngăn cấm thử nghiệm khoa học là ngăn cấm sự sáng tạo, là kéo lùi sự phát triển của xã hội. Tất nhiên phải hiểu đã là thử nghiệm khoa học thì kết quả phải có ý nghĩa là phát minh, sáng tạo, ngoài ra thì không thuộc thử nghiệm khoa học.

Tuy nhiên có những thử nghiệm khoa học mà chính quyền phải ngăn cấm như thử nghiệm vũ khí giết người hàng loạt; thử nghiệm khi chưa bảo đảm độ an toàn cho cộng đồng…nhưng có những thử nghiệm dù tác giả có thể bị hy sinh đến tính mạng như nhà hóa học, phi công thử nghiệm…thì vẫn chẳng ai ngăn cấm.

Hiện tại, có ai dám ngăn cấm tàu ngầm Trường Sa 01 của ông Hòa thử nghiệm?. Còn, “cấp giấy phép để thử nghiệm khoa học” là một khái niệm không có trong từ điển hiện đại của thế giới văn minh, luật pháp Việt Nam, nên nằm ngoài hoạt động của chính quyền tỉnh Thái Bình, vì thế, muốn họ “cấp giấy phép” là điều không có cơ sở pháp lý. Do vậy, thử nghiệm tàu ngầm Trường Sa, ông Hòa, bằng tính mạng, tiền bạc của mình, có quyền thử nghiệm đâu tùy thích mà không ai có quyền cấm.

Tuần Châu mời tàu ngầm Trường Sa ra thử nghiệm đó thôi, cần gì cái “giấy phép” của thời kỳ “đồ đá” ấy cơ chứ.

Cuộc thử nghiệm do tác giả là người trực tiếp thử nghiệm mà trong thử nghiệm khoa học, để có một lần thành công thì sẽ có thể bị nhiều lần thất bại, trong khi đây là cuộc thử nghiệm có độ nguy hiểm cực cao, giống như chiến sỹ công binh rà phá bom mìn là không có kinh nghiệm để rút ra bài học lần thứ 2. Phải tính đến trục trặc khi AIP vận hành và độ ổn định của tàu khi bất chợt gặp dòng chảy ngầm sẽ lật tàu là 2 trục trặc nguy hiểm nhất…

Khi “đã là một vấn đề khoa học thì đối xử với nó phải khoa học” - luận điểm luôn luôn đúng trong triết học Mác-Lê nin. Vì thế, phải rất cẩn thận, không có chỗ cho ý chí, quyết tâm…ở đây.

Người viết bài này chỉ quan tâm và hy vọng đến công nghệ AIP của tàu ngầm Trường Sa 01 thành công và xin lưu ý với ông Hòa nhớ là đừng đánh giá quá cao 2 cái máy tầm ngư trên tàu cá. Nó là tàu cá chứ không phải là tàu săn ngầm đâu, máy dò hiện đại nhất của Nhật Bản cũng chỉ thấy đàn cá như những vệt màu đỏ trên màn hình chứ không bao giờ nhìn thấy một con cá, nên đừng chủ quan.

Lê Ngọc Thống/Đất Việt

HẢI QUÂN TRUNG QUỐC NGẠO MẠN VÀ LIỀU LĨNH?

Những hành động của hải quân Trung Quốc thời gian gần đây đã bộc lộ thực tế rằng hải quân Trung Quốc thiếu kinh nghiệm, ngạo mạn và liều lĩnh.

Trong một bài viết mới đây trên Trang Chiến lược, giới phân tích quân sự Mỹ đã đưa ra nhận định về các hành vi của hải quân Trung Quốc cũng như chiến thuật mà nước này sử dụng nhằm giành quyền kiểm soát Biển Đông cũng như các lãnh thổ tranh chấp, trong đó có các đảo tranh chấp với các nước láng giềng như Nhật Bản. Từ những so sánh lịch sử, giới phân tích Mỹ đã đặt tiêu đề “Trung Quốc và những chiến lược nguy hiểm cũ kĩ”.

Tàu hải quân Trung Quốc

Giới lãnh đạo hải quân và tình báo Mỹ đang lúng túng trước chiến lược của Trung Quốc là sử dụng hăm dọa hơn là sử dụng vũ khí hoặc đe dọa trực tiếp hòng giành quyền kiểm soát Biển Đông cũng như một số đảo tranh chấp. Người Mỹ vẫn chưa hiểu được liệu đây là một chiến lược tính toán kỹ lưỡng hay là một phần hậu quả của sự thiếu kinh nghiệm từ phía Trung Quốc.

Đối với các sĩ quan hải quân cấp cao của Mỹ từng phục vụ trong những năm 1980 thì những gì Trung Quốc đang làm gợi nhớ lại chiến thuật của Nga trước đây. Đó là chiến thuật đối đầu của “Chú gà trên biển” (trong tiếng Anh Mỹ, chú gà là từ lóng để chỉ máy bay hạm) mà Nga áp dụng để ngăn chặn chiến hạm Mỹ tiếp cận quan sát các chiến hạm hoặc tàu trinh sát của Nga trên biển.

Tuy nhiên, Trung Quốc lại khác Nga ở chỗ họ không chỉ sử dụng chiến thuật này mà còn đòi chủ quyền và kiểm soát các vùng biển như Biển Đông, mà theo luật pháp và các hiệp ước quốc tế mà Trung Quốc đã ký kết thì họ chẳng có một yêu sách thực tế nào.

Trung Quốc thường xuyên thị uy bằng các đội tàu cá đông đảo

Mặt khác, Trung Quốc áp dụng chiến thuật này một cách thiếu thận trọng hơn so với Nga. Người Nga sử dụng tàu chiến để cơ động và tạo ra các mối đe dọa, trong khi Trung Quốc thường xuyên sử dụng các tàu thương mại, đặc biệt là tàu đánh cá để làm điều tương tự.

Trung Quốc thậm chí áp dụng chiến thuật này cả ở những vùng biển quốc tế, nơi không hề có tranh chấp nào và tạo ra những nguy cơ rất cao dẫn tới các vụ va chạm đắt giá hoặc chết người. Chính điều này đã khiến không ít người trong giới tướng lĩnh hải quân Mỹ đánh giá hành vi kiểu này là hậu quả của sự thiếu kinh nghiệm của các sĩ quan hải quân Trung Quốc cộng thêm với thói ngạo mạn và liều lĩnh.

Các nhà nghiên cứu lịch sử hải quân đã tìm thấy ở đây những mô hình điển hình. Đó là khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng lực lượng hải quân hiện đại đầu tiên theo kiểu của phương Tây vào cuối thế kỷ 19. Khi đó, lực lượng này cũng què quặt do nạn tham nhũng, thói kiêu ngạo và sự thiếu kinh nghiệm.

Chính điều đó đã khiến hải quân Trung Quốc thất bại trước một hải quân Nhật Bản hiện đại tương đương nhưng mẫn cán hơn và thực tế hơn. Nhật Bản sau đó thậm chí còn đánh bại Nga cả trên biển và trên đất liền vào năm 1905, một điều chưa từng có tiền lệ khi một quốc gia Đông Á đánh bại một quốc gia phương Tây.

Thế nhưng, tác giả bài viết này cũng chỉ ra rằng Trung Quốc lại đang đi theo con đường của Nhật Bản sau đó, một con đường đưa Nhật Bản tới thất bại thê thảm.

Trong Thế chiến I, Nhật Bản đã tham gia phe Hiệp ước và nhanh chóng chiếm các thuộc địa của Đức ở Thái Bình Dương. Nhật Bản tiếp tục duy trì sự chiếm đóng này sau Thế chiến I, song lại cảm thấy mình chưa được tôn trọng một cách đầy đủ. Năm 1941, sự phẫn uất cộng thêm thói kiêu ngạo đã khiến Nhật Bản tấn công Mỹ và các nước từng là đồng minh trong Thế chiến I. Một kết cục thảm hại đối với Nhật Bản. Đó là bài học nhưng dường như không được thế hệ lãnh đạo hiện nay của hải quân Trung Quốc rút ra.

Dường như Trung Quốc đang có kế hoạch giành các lãnh thổ tranh chấp bằng chiến thuật “đánh chiếm và đàm phán”. Chiến thuật này có nghĩa là Trung Quốc nhanh chóng huy động lực lượng và đánh chiếm một lãnh thổ của Hàn Quốc hay Nhật Bản rồi đề nghị hòa bình.

Điều đó là có thể, song lại chứa đựng nguy cơ lớn khi phải đối đầu với một đối thủ như Nhật Bản vốn được huấn luyện tốt hơn, rất kiên quyết và nhiều kinh nghiệm trong tác chiến hải quân. Việc thất bại với chiến thuật này sẽ là một hậu quả thảm khốc đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn bị chính người dân trong nước không ưa bởi tham nhũng và khả năng quản lý yếu kém.

Tàu hải quân Nhật Bản

Theo tác giả bài viết, chiến thuật “đánh chiếm và đàm phán” có thể có tác dụng khi đối đầu với Philippines hoặc Việt Nam, song với một nước láng giềng cứng rắn có không quân và hải quân mạnh hơn thì việc áp dụng chiến thuật này là cực kỳ phức tạp có thể khiến Trung Quốc thất bại không thể chịu đựng nổi. Khi thất bại, Trung Quốc có thể đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Nhưng hành động này sẽ vượt quá giới hạn mà chưa có bất kỳ ai dám làm kể từ năm 1945 đến nay.

Bài viết kết luận rằng: “Trung Quốc đang chơi một trò chơi nguy hiểm mà theo giới phân tích Mỹ, ngay cả giới lãnh đạo Trung Quốc cũng không hiểu hết được nó nguy hiểm như thế nào!”

Đông Triều Tổng hợp
Nguồn: Đất Việt

Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

"SƯ TỬ HÀ ĐÔNG" ĐÁNH ĐẬP VÀ HẤT CÔNG AN LÊN NẮP CAPO RỒI BỎ CHẠY

Cuteo@

Cuteo@

Loại Sư tử Hà Đông này nên xử  như thế nào?

Trong clip là hình ảnh một chân dài hoa hoét sặc sỡ đang lien tục rủa xả, tấn công một chú công an, sau đó vào xe hất anh này lên nắp capo, rú ga bỏ chạy.

Ôi, sao cái anh công an kia hiền thế? Đcm, phải anh anh cho ra bã cmn rồi!

<iframe width="420" height="315" src="//www.youtube.com/embed/ObrOKzCxQ6o" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Đúng là không coi luật pháp ra cái gì, chẳng biết có ô dù gì không nhưng phải xử nghiêm những trường hợp kiểu này.

Có thể xem tại đây:

<object width="420" height="315"><param name="movie" value="//www.youtube.com/v/ObrOKzCxQ6o?version=3&amp;hl=vi_VN"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="//www.youtube.com/v/ObrOKzCxQ6o?version=3&amp;hl=vi_VN" type="application/x-shockwave-flash" width="420" height="315" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true"></embed></object>

CHÂU Á HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHỐNG NGUY CƠ XÂM LƯỢC TỪ TRUNG QUỐC

(GDVN) - Với chính sách bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc đã tự biến mình thành kẻ thù của gần như tất cả các nước láng giềng, Epoch Times bình luận

Ảnh: Học giả Edward Luttwak.

Epoch Times ngày 2/5 bình luận, cho đến gần đây Nhật Bản vẫn là đất nước bị hiến pháp cấm sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế. Philippines nằm trong danh sách vi phạm bản quyền của Mỹ. Indonesia duy trì quan điểm trung lập. Không Tổng thống nào của Mỹ thăm Malaysia trong vòng 48 năm qua.

Tất cả những điều này bây giờ đã thay đổi sau khi ông Obama kết thúc chuyến công du 4 nước châu Á, gồm Nhật Bản, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc. Một liên minh các nước châu Á hiện nay đang hình thành trong bối cảnh quân đội Mỹ đang tập trung vào châu Á. Cùng với đó là các thỏa thuận kinh tế mới, tăng cường quan hệ đối ngoại, tháo gỡ căng thẳng.

Tuy nhiên Trung Quốc không phải là 1 phần của liên minh này. Điều này là do thực tế với chính sách bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc đã tự biến mình thành kẻ thù của gần như tất cả các nước láng giềng, Epoch Times bình luận. Trong năm qua, các hành động của Bắc Kinh cuối cùng đã thể hiện rõ hình ảnh giới chức Trung Quốc đã cố gắng xây dựng trong nhiều thập kỷ.

"Những gì xảy ra là Trung Quốc đã bỏ rơi chính sách trỗi dậy hòa bình của họ", Edward Luutwak, một chuyên gia từng tư vấn cho Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ bình luận.

Trung Quốc bắt đầu giảm dần chính sách trỗi dậy hòa bình của họ khi Bắc Kinh bắt đầu phô diễn sức mạnh của mình trong tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông và Biển Đông (xâm phạm chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia láng giềng).

Chính cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền (vô lý, bất hợp pháp) đã dẫn tới xu thế hình thành 1 liên minh chống lại (tham vọng bành trướng lãnh thổ của) Trung Quốc.

Ảnh: Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến khu vực và quốc tế lo ngại.

Căng thẳng lãnh thổ đạt tới cao trào tháng 11 năm ngoái khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) đối với Hoa Đông và sau đó ban hành cái gọi là quy định nghề cá ở Biển Đông. 

Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc đã gần như đâm vào tàu cá và tàu quân sự của các quốc gia khác. Máy bay phản lực Trung Quốc bay theo, áp sát các máy bay trong khu vực, Epoch Times cho biết.

Cuối cùng, những gì Trung Quốc đã tạo ra là một môi trường vô cùng căng thẳng với ý đồ làm cho các nước khác cảm thấy sợ hãi mà từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình. Tuy nhiên kết quả hóa ra ngược lại hoàn toàn với mong muốn, dự tính của Bắc Kinh.

Luttwak cho rằng, tình hình hiện nay khác thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc rất khác: "Trong khu vực Thái Bình Dương có những quốc gia mạnh hơn Trung Quốc, GDP lớn hơn Trung Quốc và công nghệ hiện đại hơn Trung Quốc. Kết hợp lại, Ấn Độ và Nhật Bản mạnh hơn Trung Quốc."

Ông cho rằng sức mạnh của Trung Quốc đang mờ nhạt nhiều hơn sau những tháng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc đẩy các nước láng giềng vào tình thế phải quân sự hóa và hình thành một liên minh chống lại hành động bành trướng của họ.

Trong khi Obama công du 4 nước châu Á, Nhật Bản thông báo sẽ xây dựng một trạm radar quân sự trên đảo Yonaguni. Bắc Kinh nhanh chóng tuyên bố sẽ tuần tra, diễn tập quân sự và các hoạt động khác gần trạm radar mới của Nhật.

Theo June Teufel Dreyer, một cựu chuyên gia về Viễn Đông của Quốc hội Mỹ, cố vấn chính sách châu Á, Obama đã có những bước đi đúng đắn để bảo vệ đồng minh. Bà cũng lưu ý, Trung Quốc có khả năng sẽ kiểm tra quyết tâm của Mỹ đến đâu và căng thẳng rồi đây sẽ còn leo thang hơn nữa.

"Tôi nghĩ rằng những gì Trung Quốc đang cố gắng làm là kích động Nhật Bản để làm một cái gì đó, giống như bắn một phát súng, và sẽ tạo cho họ cái cớ để leo thang. Họ sẽ nói Nhật Bản đã làm điều này và chúng tôi đang bắt buộc phải kháng cự", Dreyer bình luận.

Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã vô tình giúp người Mỹ tăng cường quan hệ và liên minh với châu Á theo những cách thức của Mỹ. Chỉ 2 năm trước đây Nhật Bản đã sẵn sàng để yêu cầu người Mỹ rời khỏi Okinawa, nhưng quan điểm này đã nhanh chóng thay đổi sau khi Bắc Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông và bắt đầu đe dọa Nhật Bản.

Tuyên bố của Trung Quốc đã buộc Mỹ làm rõ mối quan hệ quốc phòng với Nhật Bản, trong chuyến công du Tokyo vừa qua Tổng thống Obaam đã trực tiếp, công khai khẳng định rõ rằng Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản, bao gồm quần đảo Senkaku.

Nguồn: Hồng Thủy GDVN