Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014

NGOAN CỐ HAY XẢO THUẬT NGÔN TỪ?

Khoai@


Chiều nay, tình cờ đọc được bàiBộ Công Thương lên tiếng về vụ thi công chức của tác giả Yến Nhi đăng trên VnMedia, thấy có vẻ như Bộ Công thương vẫn chưa chịu nhận khuyết điểm, thay vào đó là dùng câu chữ để bao biện cho việc làm sai trong kỳ thi tuyển công chức này.

Đó là biểu hiện của sự ngoan cố. Ý thức tự phê bình kém!


Một kì thi tuyển công chức để lại nhiều tai tiếng bởi lộ đề thi với con em cán bộ của Bộ Công thương, mà ông Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải lại phát biểu: "việc thi tuyển công chức năm 2013 của Cục Quản lý cạnh tranh đã thực hiện theo đúng quy trình, quy định hiện hành. Vì vậy, Bộ cương quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm và có xét đến đóng góp, công lao của các cán bộ có liên quan đến sai phạm". Và: "Cục Quản lý cạnh tranh đã tổ chức Kỳ thi tuyển công chức năm 2013 đúng theo các quy định hiện hành, bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch".

Đọc lại đoạn trong ngoặc chắc ai cũng phì cười vì lối trả lời mâu thuẫn đến ngây ngô của ông Hải. Đã "thực hiện theo đúng quy trình, quy định hiện hành", hoặc "bảo đảm tính công bằng, công khai và minh bạch" thì làm sao lại phải "cương quyết xử lý các tập thể, cá nhân vi phạm và có xét đến đóng góp, công lao của các cán bộ có liên quan đến sai phạm"?

Nếu đúng quy trình, đúng quy định hiện hành thì vì sao lại phải kỷ luật ông Nguyễn Đăng Khoa, Trưởng phòng Pháp chế và ông Nguyễn Đức Lê, Phó phòng về việc làm lộ đề thi?

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chia sẻ: "Đối với những trường hợp này, chúng tôi cũng đã rất cân nhắc về mức độ xử lý kỷ luật, vì trong đó có cán bộ là bộ đội, thương binh, có thâm niên cao trong công tác. Còn 2 trường hợp khác ở cấp cao hơn, Bộ sẽ xem xét, xử lý sau khi tham khảo ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền". 

Thiết nghĩ cách xử lý sai phạm như thế là không ổn. Công và tội cần phân minh rõ ràng. Người sai đến đâu phải xử lý đến đó. Chả lẽ cứ có quá khứ làm bộ đội, hay là thương binh, hoặc có thâm niên công tác cao thì được quyền sai hay sao?

Chuyện có sai sót trong một kỳ thì tuyển sinh là chuyện đáng tiếc, nhưng không phải là chuyện hiếm gặp. Chỉ có điều, cách xử lý như thế nào để đảm bảo tính khách quan, công bằng, đảm bảo được quyền lợi của các ứng viên, chọn được người tài giỏi thực sự vào bộ máy nhà nước, và quan trọng hơn là củng cố niềm tin của người dân vào chế độ mới là điều đáng lưu tâm.

Trong vụ việc này, cái sai đã rõ, vì thế không nên phát biểu theo lối hô khẩu hiệu như con vẹt, theo kiểu "đúng quy trình, quy định" để lấp liếm cái sai của mình. Quan điểm của người viết (mang tính xây dựng) là Bộ Công thương nên thành khẩn nhận ra sai lầm của mình, không nên né tránh, mà có tránh cũng không được. Quan trọng hơn nữa, nhận ra sai thì cần quyết tâm sửa sai.

ĐÂY CÓ PHẢI LÀ SÁCH GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ?

[NÓNG] Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?


Baron Trịnh: Được một người bạn trên Facebook share cho thông tin này. Giật mình khi xem hình ảnh thấy máy tính bảng có ghi rất rõ ở phần lưng: AIC Group Smart Education. Không biết điều này có liên quan gì đến Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc Tế (AIC)? Một đơn vị với vai trò tư vấn trong Đề án “Thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 tại TP.HCM năm học 2014-2015” cho Sở GD&ĐT Tp.Hồ Chí Minh - trong "Một đề án sặc mùi tiền, thiếu tính người" đang làm nóng dư luận trong thời gian qua?

Chủ blog rất băn khoăn và đặt ra câu hỏi "Đây có phải là sách giáo khoa điện tử?" sử dụng trong đề án nói trên?

Lưu ý: Bài đăng chỉ đặt câu hỏi mở. Không quy chụp, không kết luận. Thông tin (nội dung status và hình ảnh) lấy từ Facebook Thienhai Blue chỉ có giá trị tham khảo vì chưa được kiểm chứng về độ xác thực. Nội dung của status copy về đây thể hiện quan điểm tiêng của FB-er này, không phải là quan điểm của chủ blog.
--------------------------------- 

Facebook Thienhai Blue: Chuyện về thí điểm mô hình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3

Một tháng trước có một lô hàng nhập từ Đài Loan về Hải Phòng, đó là máy tính bảng, thật bất ngờ và tình cờ khi tôi quen biết với người Đài Loan đó và lấy được 1 mẫu về thử, thưc sự tôi không biết nó dành riêng cho giáo dục, chỉ thấy giá nhập cho 3000 thiết bị rất hấp dẫn, chỉ khoảng 900.000VND, với màn hình 7inch-hệ điều hành android 4.2, bên ngoài ghi smart education, và còn bất ngờ hơn nữa khi mở máy lên, toàn bộ đều giao diện tiếng Việt, và thêm bất ngờ là máy cài sẵn một số giáo trình và sách giáo khoa Việt Nam.

Suy nghĩ ban đầu của tôi “Thật tốt khi cháu tôi nó có một cái như này để học! Tôi thấy thật bổ ích”, Nhưng đó chỉ là cảm nhận ban đầu, sau khi nhận thấy phần cứng của thiết bị này thật không phù hợp với trẻ nhỏ, vì toàn bộ đều bằng nhựa, không kiên cố chắc chắn (tất nhiên với giá thành như vậy thì không thể làm tốt hơn đươc nữa!). Với mức hoạt động của trẻ nhỏ thì chỉ một vài tháng là IPAD còn hư hỏng chứ chưa nói đến thiết bị như thế này. Thật là lãng phí.

Câu chuyện sẽ chỉ dừng lại ở đó khi hôm nay tôi không đọc bài báo Nếu đề án sách giáo khoa điện tử hơn 4.000 tỷ đồng được thông qua thì hơn 327.000 học sinh lớp 1-3 sẽ phải mua máy tính bảng với giá dao động 3-5 triệu đồng/máy.

Tôi đã rất bức xúc và cảm thấy buồn, khi mà khi biết giá nhập vào của thiết bị và giá bán dự định của nó, ăn lời 2-3 triệu trên một thiết bị mà đối tượng ở đây là thế hệ tương lại của đất nước. Bạn có chấp nhận được không? Thật là xấu hổ khi kinh doanh kiểu này.

Bỏ ra 3-5 triệu đồng để mua một máy tính bảng với tuổi thọ không quá 1 năm. Với đối tượng là hơn 327.000 em học sinh, điều đó có nghĩa là một năm có khoảng 300.000 thiết bị biến thành rác thải công nghiệp, và lợi nhuận thu về cho các đối tượng kinh doanh thiết bị này khoảng 1000 tỷ đồng/ năm. Thật sự tôi rất mong đề án này thất bại, để con em chúng ta không phải vác thêm 1 đống sách giáo khoa cộng với sức nặng của chiếc máy tính bảng, và bố mẹ không phải nhức đầu khi phải kiếm tiền mua máy tính bảng cho con em mình mỗi năm một cái. Việt Nam sẽ không có thêm một đống rác thải công nhiệp.

Và đây là hình ảnh thực tế.










DẤU HIỆU TRUNG QUỐC SẮP LEO THANG GÂY HẤN HƠN NỮA Ở BIỂN ĐÔNG

Dấu hiệu Trung Quốc sắp leo thang gây hấn hơn nữa ở Biển Đông


Hồng Thủy/GDVN

Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ.

J-11 Trung Quốc, hình minh họa.

Business Insider ngày 23/8 bình luận, báo cáo trong tuần này về một cuộc chạm trán cự ly quá gần giữa một chiến đấu cơ Trung Quốc và một máy bay do thám Mỹ ở Biển Đông (không phải Hoa Đông như bản tin đầu tiên của Washington Free Beacon ngày hôm qua) đã chứng minh rằng Trung Quốc không ngại hiện thực hóa đường lưỡi bò ở Biển Đông, bất chấp nguy cơ phải đối đầu với quân đội mạnh nhất thế giới - Hoa Kỳ.

1 chiếc J-11B (phiên bản nội địa Trung Quốc của mẫu Su-27 Nga) đã tiếp cận một cách nguy hiểm với chiếc P-8 của Mỹ đang có mặt để giám sát hoạt động tập trận quân sự "chưa từng có" của Trung Quốc gần đây đang tổ chức đồng thời ở Hoàng Hải, Hoa Đông và Biển Đông (vịnh Bắc Bộ). Địa điểm xảy ra vụ chạm trán cách đảo Hải Nam 200 km về phía Đông hôm 19/8. Động thái này một lần nữa dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc John Kirby cho biết, có lúc chiếc J-11B của Trung Quốc cách chiếc P-8 của Mỹ chỉ 6,1 mét. Trong khoảng cách hết sức nguy hiểm đó, chiến đấu cơ Trung Quốc biểu diễn nhào lộn, phơi bụng để lộ những vũ khí nó mang theo hòng uy hiếp chiếc máy bay của Mỹ. Washington đánh giá, đây là một hành động "thiếu chuyên nghiệp và thừa nguy hiểm".

Kirby cho biết, sở dĩ Lầu Năm Góc 3 ngày sau vụ việc mới công bố là vì muốn gửi kháng nghị tới Trung Quốc qua đường ngoại giao xem Trung Quốc giải thích thế nào về hành vi nguy hiểm này, tuy nhiên Bắc Kinh đã không có bất kỳ phản ứng nào về vụ việc.

Nan Li, một chuyên gia về chính sách quốc phòng Trung Quốc tại đại học Chiến tranh hải quân nói với Business Insider, Trung Quốc rất nhạy cảm với máy bay do thám Mỹ, nhưng Bắc Kinh có cách giải thích khá hạn chế về luật pháp quốc tế áp dụng trong khu vực xảy ra vụ chạm trán.

Thời gian gần đây tình hình Biển Đông trở nên đáng lo ngại hơn trên thế giới không chỉ bởi tranh chấp lãnh hải, tài nguyên mà còn là bởi sự lo lắng trong khu vực về sự trỗi dậy của Trung Quốc cùng với lịch sử cua sự nghi ngờ và thù địch giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

Sự cố trong tuần này cung cấp thêm bằng chứng cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để thực hiện một đường lối hung hăng hơn về chủ quyền lãnh thổ trong khu vực. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc đang tìm kiếm chiến tranh với Hoa Kỳ, nhưng đó là sự sẵn sàng để "khẳng định mình" theo những cách có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa 2 cường quốc, hoặc dẫn đến một cuộc đối đầu không lường trước được.

NGƯỜI DÂN HÀ NỘI CÓ ĐU DÂY QUA SÔNG HAY KHÔNG?

Ong Bắp Cày


Hết luật sư rồi lại đến báo chí đòi thượng phương bảo kiếm, trong khi chỉ giỏi xuyên tạc.

Xin lỗi các bạn, làm thì đéo ra cái thể thống cống rãnh gì nhưng toàn nỏ mồm. Hơi tí là lu loa ăn vạ. 

Chả trách người dân bây giờ "Sợ báo hơn sợ cọp", các cơ quan, doanh nghiệp tránh báo chí như tránh hủi.

Đến chuyện không có mà cũng dựng cho thành có được mới tài!

Sao mấy ông công an không túm cổ chúng nó đi cho dân được nhờ?

Hãy xem clip để biết sự thật:


Báo Dân trí có đáng tin không?

NGƯỜI RA GIÁ 200 TRIỆU LẤY BẰNG TIẾN SĨ Y KHOA: "NCS TOÀN LÀ SẾP THÔI"!

Người ra giá 200 triệu đồng lấy bằng tiến sỹ y khoa: NCS toàn sếp thôi!


Copy từ Kim Dung/Kỳ Duyên

KimDung: Mình cũng tin ông Đàm Khải Hoàn nói thật. Bởi đã quá từng trải để hiểu đường đi nước bước của cách làm NCS của nhiều vị mà ông chứng kiến. Vấn đề bây giờ, nếu những thú nhận của ông về các quan chức TN làm NCS là có thật, sẽ đẩy ĐH Thái Nguyên vào thế khó xử. Hị.hị.. Thành thử, chưa chắc ông ĐKH bị xử lý đúng như mức độ tội lỗi của ổng, thì sao? :P . Và rất có thể cuối cùng, huề cả làng.

——-
Ông Hoàn còn tỏ ra biết rõ chuyện hậu trường trong việc làm nghiên cứu sinh của các vị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên…

Ông Đàm Khải Hoàn (áo trắng).

PGS Đàm Khải Hoàn - Đại học Y Thái Nguyên - người ra giá 200 triệu đồng để lấy bằng tiến sĩ Y khoa

Thi nghiên cứu sinh tại Đại học Thái Nguyên thì có nhiều ngành nghề chỉ có toàn sếp thi. Ví dụ như nông nghiệp thì chủ tịch và bí thư toàn đi thi thôi… 

Trong cuộc tiếp xúc với PV (trong vai một người buôn gỗ), PGS Đàm Khải Hoàn tỏ.. rõ mình nắm mọi ngóc ngách của việc làm nghiên cứu sinh bằng… tiền

Ông nói: “Nhiều khi có tiền cũng chưa chắc đã làm được. Năm kia, thầy để một anh bị hỏng chỉ vì bất cẩn. Anh này là giám đốc một bệnh viện nhà nước và làm chủ của 2 cơ sở tư nhân. Tuy nhiên, bị trượt vì không vượt qua được cả 2 môn toán và ngoại ngữ.

Hỏi ra mới biết anh này không chịu đi gặp đưa quà cho mấy thầy trong hội đồng. Phải đi thì người ta mới nói cho mình biết là sẽ thi và hỏi vào phần nào chứ. Còn ngoại ngữ thì em biết rồi đấy, người ta muốn hỏi cho mình trượt là mình trượt ấy mà. Thầy lại cứ nghĩ anh này làm giám đốc rồi thì phải rành chuyện ấy chứ!”.

Lúc này, PV ướm hỏi: Nhưng thực tình em không biết gì. Lỡ khi bảo vệ đề cương đề tài các thầy trong hội đồng hỏi thì em biết trả lời sao?

Lúc này, vị PGS trấn an lập tức: “Yên tâm, cái đó lo được. Không rửa bát thì phải bế em thôi. Tôi đã hướng dẫn nhiều người rồi. Cần gặp ai thì tôi sẽ bảo cậu đến gặp. Mấy người đó toàn đàn em tôi thôi mà”.

Thậm chí, ở câu chuyện thứ 2, ông Hoàn còn tỏ ra biết rõ chuyện hậu trường trong việc làm nghiên cứu sinh của các vị lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên.

“Thi nghiên cứu sinh tại Đại học Thái Nguyên thì có nhiều ngành nghề chỉ có toàn sếp thi thôi. Ví dụ như nông nghiệp thì chủ tịch và bí thư toàn đi thi thôi. Như ông Đ (một vị nguyên là lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên – PV) vừa rồi bảo vệ tiến sĩ ấy, tiền hô hậu ủng!”, ông Hoàn nói.

ĐƯỜNG VỀ NƯỚC CỐNG HIẾN CỨ.... XA VỜI VỢI

Những ai vượt qua được rào cản này thì hướng đi khả dĩ nhất của họ là tiếp tục ở lại nước ngoài làm việc. Con đường trở về giúp ích cho đất nước cứ xa vời vợi.


Ai theo đuổi nghiệp nghiên cứu?

Với thực tế đang bày ra trước mắt của những thế hệ “đàn anh” đi trước, thì tương lai với những ai muốn theo đuổi nghề nghiệp nghiên cứu không mấy sáng sủa.

Cơ chế làm việc tệ hại, đồng lương quá thấp, chính sách về khoa học công nghệ chưa thuận lợi và rất nhiều rào cản khác là những điều họ có thể nhìn thấy khá rõ ràng. Họ cũng khó mà được khích lệ hay có cảm hứng khi nhìn vào các thế hệ trước, từ năng lực, sự say mê với công việc nghiên cứu cho đến điều kiện vật chất, tinh thần.

Chưa kể, việc lựa chọn nghề nghiệp hiện nay lại còn bị bủa vây trong tâm lý chung của xã hội Việt Nam là chỉ nhăm nhăm học ngành nào, làm cái gì để kiếm được nhiều tiền. Có thể tìm thấy vô số những lời phàn nàn về chuyện này, từ các hội thảo chuyên môn cho đến thông tin trên báo chí phổ thông.

Tất cả những điều đó làm cho nhiều người trong số các thành phần HSG không mấy mặn mà với việc đi theo con đường học thuật. Trong số khá nhiều đội tuyển HSG quốc gia thời phổ thông, hầu hết thành viên đều chọn đi theo những con đường khác. Một số người, tuy đi làm kiếm tiền (và kiếm được khá nhiều) nhưng trong thâm tâm họ vẫn luôn tiếc nuối về con đường học hành nghiên cứu dang dở. Rất đáng tiếc.

Ảnh minh họa 

Với những người vẫn còn chút yêu thích nghiên cứu và có ý định đi theo lĩnh vực này, sau khi học xong ĐH ở VN, con đường khả dĩ nhất của họ là du học. Tuy nhiên thực tế cho thấy nhiều người rất vất vả để theo kịp bạn bè, đồng nghiệp ở các trường ĐH phương Tây. Ngoài những vấn đề chung như khả năng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ thì họ còn gặp phải vấn đề về kỹ năng làm việc. Lý do cơ bản là họ không được hướng dẫn làm việc nghiêm túc, đúng cách ngay từ đầu: trường ĐH không có đủ thầy giỏi để hướng dẫn họ. Sự thành công vượt bậc của những HSG có năng lực tương đương nhưng có cơ hội đi học ở các nước phát triển ngay sau phổ thông là một minh chứng cho điều này.

Rất khó để cải thiện trong ngày một ngày hai, không chỉ kiến thức, khả năng mà còn cả những thói quen làm việc thiếu chuyên nghiệp đã hình thành và bám rễ vững chắc trong suốt những năm học ĐH ở VN, trong khi thời gian thì không chờ đợi ai. Điều này rất dễ làm nản chí ngay cả những người có tố chất tốt.

Những ai vượt qua được rào cản này thì hướng đi khả dĩ nhất của họ là tiếp tục ở lại nước ngoài làm việc. Con đường trở về giúp ích cho đất nước cứ xa vời vợi.

Khả năng và bằng cấp: thiếu và thừa

Khác với nhiều lao động thông thường khác, nghiên cứu khoa học là lao động đặc thù, không thể đào tạo cấp tốc trong mấy tháng, mấy năm được. Cần phải có một chiến lược lâu dài, có tính hệ thống, đồng bộ và nhất quán. Hậu quả của những bất cập nói trên thì không cần sau này mới thấy.

Chẳng hạn hiện nay khi cần đào tạo hàng chục nghìn tiến sỹ (TS) cho các trường ĐH trong vòng 10-15 năm tới thì người ta mới quáng quàng đi tìm cho đủ số để đào tạo. Nhưng không chăm lo từ gốc, thì đào đâu ra đủ người? Có tìm đủ đi nữa, thì chất lượng cũng có vấn đề. Điều này có thể nhận ra từ những vấn đề về chuyên môn và ngoại ngữ nảy sinh trong quá trình tuyển chọn người đi học TS ở các nước phát triển. Chúng ta đã lãng phí một số lượng không nhỏ người có nền tảng tốt từ bậc học phổ thông, đồng thời cũng là những người có tiềm năng làm khoa học tốt.

Trong tình trạng thiếu hụt nhân lực đó, hàng năm đất nước vẫn sản sinh ra hàng trăm, hàng nghìn "TS giấy". Họ có bằng TS nhưng không tham gia nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, không theo đuổi nghiên cứu khoa học, không giảng dạy, nghiên cứu trong các trường ĐH hay làm nghiên cứu ở các cơ sở nghiên cứu. Họ lấy bằng TS vì mục đích khác, với sự tiếp tay của những cơ sở đào tạo dễ dãi, thậm chí còn mua bán bằng cấp từ bí mật tới công khai. Trong khi tình trạng này đã diễn ra đến mức báo động, thì chính sách để hạn chế nó vẫn chưa có cải thiện gì đáng kể. Thực tế này làm lòng tin của xã hội vào tấm bằng TS bị xói mòn nghiêm trọng, lòng tự hào của những người lấy bằng TS bằng con đường nghiên cứu nghiêm túc bị tổn thương, từ đó góp phần làm nản chí những ai có ý định lựa chọn nghề nghiệp rất đặc thù này.

Chọn công việc thời thượng... dễ hơn làm nghiên cứu?

Tất cả những điều trên dẫn đến một hệ lụy là số HSG ở bậc học PT muốn học chuyên sâu ngày càng ít dần đi.

Phần nhiều trong số họ chỉ học những gì cần cho kỳ thi đầu vào ĐH mà thôi, trong khi kỳ thi hiện nay, vì tính chất và đối tượng của nó, không có nhiều tác dụng khuyến khích HSG học chuyên sâu.

Ngoài ra nhiều người trong số họ cũng lựa chọn các các ngành thời thượng, dễ kiếm tiền, rời xa các ngành khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là khoa học cơ bản vì thiếu chính sách khuyến khích thích hợp. Một số nữa thì lao vào rèn luyện những thứ cần cho việc đi học nước ngoài từ sớm mà trong nhiều trường hợp không cần học chuyên sâu. Tệ hơn, một số khác thì chỉ lao đầu vào học ngoại ngữ, kỹ năng sống... mà xem nhẹ việc học chuyên môn.

Điều đó có thể quan sát được qua vô số tin tức hàng ngày, từ việc tranh luận trên báo chí về kỳ thi ĐH cũng như điểm chuẩn vào các ngành, các trường, đến việc thảo luận trên các diễn đàn về con đường du học, các phát biểu của giới trẻ về định hướng tương lai của họ. Không thể nói rằng những định hướng trên là sai, ngược lại nó còn cần thiết để tạo ra một lớp người mới năng động, sáng tạo với tài năng đa dạng hơn cho đất nước.

Nhưng sự mất dần hứng thú, mục tiêu với việc học chuyên sâu của HSG qua thời gian là điều mà có lẽ chúng ta cần phải lưu ý trong việc đào tạo nguồn nhân lực khoa học cho nước nhà. Nếu không có biện pháp khắc phục, tài năng khoa học sẽ mai một dần, vì quá trình học tập chuyên sâu từ sớm là rất quan trọng trong việc tạo nền tảng tốt cho người làm khoa học nói chung.

Không rõ là trong thời gian tới, chúng ta sẽ có những biện pháp nào để cải thiện tình trạng nêu trên. Nếu cải thiện được thì với nền tảng đã có được, tôi tin rằng chỉ cần 20-30 năm là đủ để tạo dựng được một đội ngũ làm nghiên cứu mạnh, giúp cho nền khoa học - kỹ thuật của đất nước có thể bứt phá.

Sự thành công của Hàn Quốc và phần nào đó là Đài Loan từ một xuất phát điểm tương tự chúng ta là một bài học đáng suy ngẫm. Tuy nhiên khác với các nước này, điều kiện hiện nay của Việt Nam có những nét đặc thù, chưa thuận lợi cho những cải cách cần thiết. Do vậy để đạt được thành công như họ, chúng ta sẽ phải nỗ lực rất nhiều.

Tâm Trí

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, từng là HSG Toán quốc gia thời phổ thông, giảng viên ĐH và hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Mỹ. Mời bạn đọc tranh luận.

Tuần Việt Nam

CÔ GIÁO, ĐỪNG VỀ VIỆT NAM

Cô giáo, đừng về Việt Nam! “Teacher, don’t go Vietnam!”


TT - Câu chuyện của tác giả Đỗ Thanh Lam viết về cô giáo Lệ Quyên dạy học tại Thái Lan đăng trên một trang mạng và nhanh chóng lan truyền trong cộng đồng mạng.

Học sinh quỳ xuống cúi lạy chị. Rồi các em đồng thanh nói: “Teacher, don’t go Vietnam!” - Ảnh nhân vật cung cấp

Để giới thiệu câu chuyện này đến đông đảo bạn đọc, Tuổi Trẻ đã liên lạc với tác giả và được sự đồng ý của tác giả, Tuổi Trẻ trích đăng lại câu chuyện này.

Tôi để nguyên văn câu nói của các em học sinh dù biết sai chính tả. Nhưng với tôi, nó mộc mạc và đẹp hơn bất kỳ câu nói trau chuốt nào.

Vì nó xuất phát từ chính tấm lòng những em học sinh cấp II Trường Banborthong, Thái Lan.

"Từ lúc các em bắt đầu hát chị đã khóc. Và khi các em cúi xuống lạy mình, chị òa khóc không thể kiềm chế được”.
Tôi nghe chị nói nhưng chưa hoàn toàn hiểu. Mãi đến khi tôi mở email ra, nhìn tấm ảnh chị gửi, tôi đã bị chấn động.
Nếu tôi là chị, chắc chắn tôi cũng sẽ khóc. Bởi vì các em đã trân trọng chị vượt mức chị có thể tưởng tượng.
Điều trớ trêu là lúc hiểu được điều đó thì chị lại sắp phải về VN

Tôi gặp chị ấy - Lệ Quyên, “Sawasdee Thailand project” (Xin chào Thái Lan), một dự án dạy học cho trẻ em vùng sâu vùng xa nổi tiếng toàn quốc. Ngày 16-1-2014, chị đến Tân Sơn Nhất lên máy bay chia tay VN.

Ngày 1-3-2014, tiệc chia tay ở Bangkok, rồi chị rời xa Thái Lan. Trở về TP.HCM, chị tiếp tục cuộc sống thường ngày của một sinh viên đã tốt nghiệp. Nhưng thời gian một tháng rưỡi ngắn ngủi để lại trong chị những trải nghiệm trĩu nặng.

Chị dạy tiếng Anh ở Trường Banborthong, thuộc tỉnh Chaiyaphum, cách Bangkok 10 giờ đi xe. Chị tiếp xúc với những đứa trẻ cấp II da rám nắng, đã biết lái xe máy, lái máy cày, đã biết yêu, thi thoảng chạy ù qua hỏi chị: “Cô ơi, giá thuốc phiện ở VN có đắt không?”. “Cưới vợ VN có tốn tiền không?”. Và tụi nó thường hét lên khi chị bước tới trường: “Teacher suay!” (Cô giáo dễ thương).

Chị dạy tụi nhóc mà một câu tiếng Anh bẻ đôi cũng không biết, ước mơ cuộc đời cũng không có. Tụi nhóc không nghĩ việc học là quan trọng. Chị đã từng hỏi tụi nhỏ:

- Hết lớp 9, các em có ước mơ gì không?

- Ở nhà cô giáo ạ.

- Tại sao em không học lên cấp III, học đại học, rồi đến thành phố làm?

- Em không thích!

Dự định của các em là sau khi hết lớp 9 sẽ ở nhà, lấy vợ, sống cùng ba mẹ, tiếp tục lái máy cày trên những thửa ruộng mênh mông, tiếp tục trồng rau cạnh những bụi chuối già, tiếp tục sống ở miền quê Thái Lan.

Khi nhìn tấm ảnh chị chụp vườn rau các em trồng tôi giật mình. Vì nông thôn Thái Lan, VN, hai đất nước tuy khác nhau mà khung cảnh giống đến nao lòng.

Rất nhiều lần khi chị đứng lớp, học sinh quậy, chị muốn mắng, muốn đánh tụi nó nhưng rồi không thể vì tụi nhóc rất tội. Chị thấy những cố gắng của tụi nó để học tiếng Anh cùng chị. Chị thấy tụi nhóc thích chị vô cùng. Đến một thời gian, chị không còn giận nổi tụi nó nữa. Mà thương.

***

Những đứa trẻ đó tuy nghịch nhưng cực kỳ tình cảm. Ban đầu chúng lạ chị, chị giảng bài nhiều đứa không thèm nghe bỏ đi chơi. Nhưng dần dần những nhóc quậy trở lại lớp học, nghe giảng và chịu làm kiểm tra.

Chị cười: “Chị cố gắng mãi em ạ, trên lớp bày trò chơi, hết giờ thì chủ động đi tưới rau, đá bóng cùng tụi nhóc... Cuối cùng cả lớp cũng chấp nhận chị, chịu đến lớp, chịu học”.

Một ngày khi chị đang tới trường, những đứa nhóc ngày xưa nửa câu tiếng Anh không biết giờ chạy qua, đập vào vai chị hét lên: “Teacher, what are you doing?”. “Where are you going?”.

Chị đứng ngây ra đó. Ngỡ ngàng. Và vui đến mức muốn khóc.

Chúng coi chị không phải cô giáo mà như một người chị gái. Chuyện tình cảm, chuyện gia đình chúng nó đều ngồi tâm sự với chị. Những câu chuyện về các cậu nhóc lớp 9 sau khi tốt nghiệp sẽ nghỉ học, cưới bé lớp 8. Và tiếp tục cuộc sống chặt mía, trồng khoai mì, ngày cày kéo trên cánh đồng mênh mông, đêm lên núi săn thú hiếm cùng gia đình. Chị nghe mà lòng xót xa.

Thật tội nghiệp những đứa trẻ chưa bao giờ có cơ hội đến một nơi khác, gặp những cô gái, chàng trai khác và nhìn thấy một thế giới khác. Để hiểu rằng còn những niềm vui, niềm hạnh phúc khác đang chờ các em. Để hiểu rằng thế giới này còn rất nhiều sắc màu. Để hiểu rằng cuộc đời này còn có những ước mơ lớn lao.

Cô giáo Lệ Quyên và học trò của mình - Ảnh nhân vật cung cấp
***
Cuối tuần, khi cô bạn người Trung Quốc và các thực tập sinh khác lên kế hoạch đi du lịch, chị ở lại Chaiyaphum. Tôi hỏi vì sao, chị cười: “Vì chị thương học sinh của chị lắm em. Xa một chút là lại thấy nhớ”.

Mỗi khi hết giờ học, các em hay rủ chị đi chơi bóng chuyền, bóng đá, bắt ốc, trồng rau. Thứ bảy, chủ nhật tụi nhóc dẫn chị đi bơi suối, rủ chị hái xoài, dạy nhảy, dạy hát những bài cổ truyền Thái Lan. Tụi nó còn dạy chị học đấu kiếm. Nhưng chị chưa kịp cầm đến cây kiếm tre, mới chỉ học chào hỏi thì chuyến thực tập của chị kết thúc. Chị phải về VN.

Trước ngày chị đi, tụi nó xúm xít lại tặng quà. Có đứa tặng chiếc khăn quàng cổ mà khi mở ra chị thấy vẫn còn ẩm nước. Chị biết đó là chiếc khăn của đứa nhóc, em vừa giặt xong tối hôm qua để hôm nay kịp trao cho chị.

Và giật mình nhất là khi chị mở bức thư của một học trò được viết bằng tiếng... Việt. Hỏi ra mới biết các em gõ tiếng Thái lên Google dịch, rồi chép bằng tiếng Việt vào. “Những câu chữ tuy vụng về, đứt gãy, nhưng đó là những lời xúc động nhất mà chị từng biết em à!” - chị kể với tôi mà đôi mắt lấp lánh.

Tôi không biết đó là niềm vui hay sự xúc động khi nhớ về một kỷ niệm nặng sâu.

Và những giờ phút cuối của buổi học kết thúc, các em học sinh bắt chị ngồi yên trên chiếc ghế nhựa màu đỏ. Rồi các em bắt đầu thực hiện một nghi lễ truyền thống, bày tỏ lòng tôn trọng vô cùng với giáo viên ở Thái Lan đó là... cúi lạy. Lũ nhóc ngồi xung quanh, cùng hát một bài tiếng Thái. Học sinh quỳ xuống cúi lạy chị. Rồi các em đồng thanh nói: “Teacher, don’t go Vietnam!”.

“Chị và tụi nhỏ khóc từ lúc chị rời nhà host đến trạm xe buýt đón xe chuẩn bị về thành phố. Thấy tụi nó khóc, chị khóc theo. Và tụi nó thấy chị vậy, càng khóc to hơn nữa.

Chủ nhà host của chị, người mà chị gọi là daddy, trước khi để chị lại ở trạm xe buýt, đã nói rằng: “Con để địa chỉ lại cho daddy đi, khi nào nhớ, daddy sẽ viết thư cho tụi con nhé. Daddy muốn qua VN, mà không phải đi máy bay đâu. Daddy sẽ lái xe từ Thái Lan đến VN thăm con”.

***

“Chị chưa bao giờ có suy nghĩ bỏ ra 15 triệu đồng để đến Thái Lan trong một tháng rưỡi là lãng phí. Được trải nghiệm, được các em yêu thương và tin tưởng, những kỷ niệm đó với chị là vô giá. Về nhà ba ngày rồi mà chị vẫn không thể nguôi nhớ.

Trước khi đi tình nguyện, chị đã nghĩ hết tương lai, dự định cho cuộc đời mình. Nhưng chị không thể tin nổi là chị đã thay đổi.

Bây giờ chị muốn sang Thái Lan làm việc 1, 2 năm rồi mới về VN. Chị muốn khơi dậy ước mơ trong các em bằng cuộc sống của chính chị. Chị muốn các em thành công, đừng luẩn quẩn ở một nơi suốt cả cuộc đời, đừng tốt nghiệp để lấy vợ, rồi ngày kéo cày, đêm săn thú như vậy.

Chị muốn giúp các em hiểu rằng thế giới này còn rất nhiều điều thú vị, còn vô vàn sắc màu và những ước mơ lớn lao. Và có lẽ chị sẽ không kể câu chuyện này với ai nữa đâu. Kể nhiều, sợ kỷ niệm sẽ hao mòn...”.

Và tôi nghĩ chắc chắn chị đã yêu Thái Lan rồi. Tôi nói với chị: “Em sẽ viết lại câu chuyện này”. Vì tôi muốn đưa kỷ niệm của chị đến thật nhiều người mà tôi có thể. Để ký ức này đừng phai nhạt. Để tôi và bạn thêm một lần thấm thía tình nguyện thật sự không phải là để chụp ảnh. Càng không phải để có tấm giấy chứng nhận vuông vắn kia. Mà là để đi, để trải nghiệm, để yêu thương.

Nhưng “trải nghiệm” là một từ kỳ lạ. Cho dù tôi có tận tai nghe chị kể, cho dù bạn có đọc bao nhiêu câu chuyện đi chăng nữa thì chúng ta chỉ biết chứ chưa hiểu. Đến khi thật sự lên đường rồi, trải nghiệm mới thấm vào trong tim.

ĐỖ THANH LAM

Về VN, khi cơn gió Sài Gòn ập vào chị và tiếng xe máy ồn ào va đập trong tai chị, chị tự nhiên nhớ Chaiyaphum tha thiết. Chị nhớ tiếng ếch, tiếng dế kêu đêm ngày. Chị nhớ cả những câu chuyện tình cảm mà tụi nhóc thủ thỉ tâm sự với tấm lòng tin tưởng. Trong một tháng rưỡi ấy chị đã sống hết mình, không có lấy một phút giây rảnh rỗi. Và giờ đây, trở lại Sài Gòn, chị hụt hẫng.