Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

VỤ 3 CHA CON NGHÈO Ở QUÂN 7, CHÚNG TA BỊ LỪA?

Vụ 3 cha con nghèo ở Quận 7, chúng ta bị lừa ?

Chiều nay tui trở lại thăm 3 cha con tính cho thuốc uống như đã hứa với họ mấy ngày trước và cũng muốn nắm rõ thực hư chuyện họ bị chính quyền gây khó dễ mà báo chí vừa nêu. Nhưng tới nơi thì họ đã chuyển đi nơi khác mà ko ai biết họ về đâu. Tui gặp ông Lê Văn Đực( người mặc áo thun) là thương binh quê ở Bến Tre sống dưới ghe bên cạnh cha con họ 3 năm nay và ông Lương Văn Long cựu thiếu tá CSGT Đội tuần tra dẫn đoàn 16 Phạm Ngọc Thạch, hiện nay phụ trách thanh tra Taxi hãng Vinasun khu vực Q7 ( người mặc áo sơ mi trắng). Cả hai người trên là thân cận thường xuyên gần gũi cha con a Tấn, họ bức xúc kể tui nghe về Tấn:

_ Nó rất tàn nhẫn đánh 2 đứa con gái như thú, có lần hộc máu họng ra và Tấn lấy đá chọi tét môi một trong hai đứa con. Tiền các nhà hảo tâm cho có đêm Tấn mua rượu uống và vào siêu thị Lotte nướng vào Game. Tổng số tiền và hiện vật các nhà hảo tâm cho trên 100 triệu đồng, khi bỏ đi chở 3 chiếc xe lam mà ko nói lời từ biệt với những người từng cưu mang giúp đỡ này( nguyên văn)

Tui nghe nữa tin nữa ngờ liền điện thoại cho một người bạn là trực ban hình sự CAP sở tại hỏi thì nghe vầy" Mày đừng có khùng mà nghe tầm bậy, nếu tụi tao đuổi hay khó dễ gì thì làm sao có chuyện cho cha con nó tồn tại ở đây mấy năm trời, nó đánh con và tụ tập băng nhóm tụi tao biết hết, nhưng thấy tội nghiệp nên lơ. Nhà má nó thuê ở hẻm 83 trong phường mà nó ko chịu ở chung"

Tui nghe mà hụt hẫng và thấy hơi đắng lòng tí xíu cho bản thân và các cơ quan báo chí cùng mọi người hảo tâm chúng ta quá. hixxxxxxxx. haaaaaaaa. kaaaaaaaaaaaaa Trương Bình Minh

Huyền - Thoại trên vỉa -Bài viết của báo Tuổi Trẻ vẫn mang tính chụp giật chưa hề khảo chứng thông tin trước khi đăng bài .

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

KHI CÁC QUAN NÉ SỐC...VỀ HƯU

VNN - Một vài "quan bác" trước khi về hưu ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm con, cháu trong nhà hay các mối quan hệ vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan.

Mới đây, dư luận xôn xao khi báo chí đưa tin cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng sau 8 tháng về hưu đã được bầu làm Ủy viên HĐQT và là nhà tư vấn của Công ty Đèo Cả vốn được chính ông ký tá giao dự án quan trọng khi còn tại vị. Sự vụ này gợi cho nhiều người suy ngẫm về câu chuyện quan chức Nhà nước ở VN khi về hưu.

Hưu là hết?

Đó là câu cửa miệng của nhiều người về hưu, đặc biệt là những người vốn có chút chức sắc khi còn công tác.

Vì thế, không có gì khó hiểu khi ở nhiều nơi, tiệc chia tay về hưu là một sự kiện lớn. Ví như gần đây là thông tin, ảnh chụp tiệc chia tay linh đình, thuê cả "dàn nhạc thính phòng", của một vị nguyên quan chức ngành thuế thành phố. Câu hỏi mà nhiều người đặt ra là chi phí cho tiệc từ đâu?

Thông thường, mỗi tiệc chia tay là khách mời sẽ kéo tới cả trăm người, có quà tặng, phong bao, cụng ly tiễn đưa. Còn những người "được" chia tay hẳn đều ngậm ngùi, vì tiệc tàn cũng là hết. Thực sự là hết!

Bởi còn tại vị là còn lương cao, còn bổng lộc, còn quyền lực, v.v... "Về vườn" rồi chỉ còn lương ba cọc, ba đồng, bổng hết, lộc tàn. Từ mức thu nhập có thể đến hàng chục, hàng trăm triệu một tháng, mà giờ đây chỉ còn lại dăm bảy triệu một tháng chòng chọc lương hưu. Đó là chưa kể "còn duyên người đón kẻ đưa, hết duyên đi sớm về trưa một mình", về hưu rồi không còn mấy ai săn đón, lại qua thưa gửi.

Chính vì tương lai nhuốm màu u ám này nên những năm tại vị cuối cùng của một số quan chức nhà nước thường là khoảng thời gian "chuẩn bị hạ cánh" êm ái, tránh sốc về hưu.

101 chiêu giảm sốc

Nhiều phương pháp "né sốc" về hưu đa dạng đã được áp dụng.

Chẳng hạn, chiêu "trẻ hóa" khi sắp về hưu bằng cách làm lại giấy khai sinh để kéo dài thêm năm công tác. Hồi tháng 2 năm nay, báo chí đưa trường hợp Viện trưởng Viện KSND một tỉnh làm lại giấy khai sinh để "trẻ lại" 4 tuổi vào những tháng cận kề tuổi nghỉ hưu (từ năm sinh 1952 thành 1956) [1].

Một số khác thì nằng nặc xin cơ quan cũ cho ở lại để làm "tư vấn", "cố vấn"... vì kinh nghiệm nhiều, quen biết lắm mà giờ nghỉ cũng phí hoài. Trong khi ở chính cơ quan đó có khi "đốt đuốc" cũng không thấy chính sách chế độ cho họ, đành phải đi tìm ra cách nào đó.

Những ai không còn cách nào nữa, buộc lòng phải hưu thì cố gỡ. Cái gỡ dễ thấy nhất là một vài "quan bác" trước khi về hưu ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm con, cháu trong nhà hay các mối quan hệ vào các chức vụ quan trọng trong cơ quan, "cơ cấu cài cắm".

Đầu tháng 9 vừa qua, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch một thành phố chính thức nhận hình thức xử lý phê bình rút kinh nghiệm do đã ký 21 quyết định bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cấp phòng ban và tương đương trước khi về hưu [2].

Trước đó, dư luận cũng xôn xao khi hay tin một vị nguyên tổng thanh tra Chính phủ bị phát hiện trong vòng 6 tháng trước khi "hạ cánh" đã ký tới 60 quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Chiêu tiếp theo là gỡ nhà cửa, như sự việc ở khu nhà công vụ tại Hoàng Cầu, Hà Nội mà báo chí phản ánh. Trong số 80 căn hộ ở đây hiện có nhiều trường hợp cán bộ về hưu lâu năm nhưng chưa trả nhà, có nhiều trường hợp để cho con cháu, người thân. Thậm chí có nhiều trường hợp đã mất nhưng vợ con người được giao nhà công vụ vẫn ở lại, có nhiều nhà chỉ khóa cửa để đó.

Về doanh nghiệp làm lãnh đạo

Một trong những lựa chọn của các quan chức khi hưu là về doanh nghiệp nhận vị trí lãnh đạo, cố vấn, như trường hợp của cựu bộ trưởng GTVT Hồ Nghĩa Dũng ở công ty Đèo Cả.

Doanh nghiệp dường như rất "khoái" quan chức về hưu, vì họ vừa có kiến thức, vừa am hiểu luật pháp, vừa có sẵn những quan hệ có thể giúp đỡ DN trong nhiều hoạt động. Hơn nữa, mời cựu quan chức cấp cao làm việc cũng là một cách quảng cáo tên tuổi hữu hiệu cho doanh nghiệp.

Đối với bản thân các quan chức về hưu, nhiều người cảm thấy còn đủ sức khỏe, năng lực và muốn tiếp tục làm việc thì đây cũng là một lựa chọn tốt, chỉ cần tuân thủ đúng nguyên tắc, quy định pháp luật.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dư luận không khỏi băn khoăn về điều gì ẩn chứa sau những quyết định về doanh nghiệp làm lãnh đạo này. Chẳng hạn, liệu khi còn đương chức, những người này có từng giao dịch hay làm ăn ngầm nào với DN theo kiểu "lót ổ" chuẩn bị về hưu hay không?

Ví như liệu việc đi làm sau hưu của họ có vi phạm vào Nghị định 102 CP hay không? Văn bản này quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực có trách nhiệm quản lý đối với những người là cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.

Nghị định 102 CP chia 4 nhóm bị khống chế thời gian từ lúc về hưu đến khi tham gia thành lập, quản lý, điều hành doanh nghiệp ngoài nhà nước. Trong đó, nhóm một gồm các công chức thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Thương mại; Tư pháp; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Những người thôi giữ chức vụ thuộc các lĩnh vực này không được kinh doanh trong thời hạn từ 12 - 24 tháng. Các nhóm còn lại bị khống chế thời gian 6 - 18 tháng.

Trên thế giới, nhiều quan chức, thậm chí tổng thống các nước như Pháp, Mỹ, v.v... sau khi về hưu vẫn có thể đàng hoàng đi làm diễn giả hay viết sách kiếm tiền, với thu nhập có khi còn cao hơn cả khi đang tại vị.

Còn ở VN, chức tước thường được gắn với bổng lộc nhiều hơn rất nhiều mức lương trên giấy tờ. Bởi vậy, dù có lương hưu cao hơn dân thường gấp đôi ba lần, nhưng với một số quan chức, cũng chẳng thấm là bao so với thu nhập khi đương chức. Có lẽ, chính những chêch lệch "một trời một vực" đó đã làm nảy sinh tình trạng "sống gấp", trục lợi trước và ngay sau khi quan chức về hưu.

Nguyễn Anh Thi
----

[1] Viện trưởng Viện KSND tỉnh "trẻ lại" 4 tuổi đã nghỉ hưu, Lao động, 17/02/2014.

[2] Giám đốc Sở ký hàng loạt quyết định bổ nhiệm trước lúc nghỉ hưu bị phê bình, Thanh niên, 10/09/2014.

TRÒ CHƠI ĐỊA CHÍNH TRỊ VÀ NHỮNG SẢN PHẨM CỦA NÓ

Gần đây rộ lên tin tức về 'Nhà nước Hồi giáo' hành quyết dã man con tin để đòi tiền chuộc làm dư luận phẫn nộ. Nhiều bạn có thể muốn biết cái 'nhà nước' này ở đâu tự nhiên nổi lên và câu chuyện này cũng là bài học cho chúng ta về cuộc thánh chiến dân chủ hóa thế giới của Mỹ mà Việt Nam luôn là một đích ngắm. 

Để giữ vững vị trí thống trị thế giới, Mỹ phải liên tục lập mưu mô và tấn công kinh tế, chính trị, hoặc quân sự vào những nước chưa chịu đứng vào hàng sau lưng mình (như Việt Nam) hoặc những đối thủ tiềm năng và đồng minh của những đối thủ đó. Trong trò chơi địa chính trị này Mỹ bất chấp thủ đoạn và hoàn toàn không lo ngại hậu quả vì nếu có hậu quả tai hại thì càng tốt, càng có lý do để ném bom, nuôi chiến tranh. Thế giới càng bất ổn, có chiến tranh thì công nghiệp quốc phòng Mỹ càng phất, vị trí đế quốc thống trị của Mỹ càng được củng cố! Trò chơi địa chính trị này đã tạo ra những sản phẩm như Bin Laden/tổ chức Al Qaida và 'Nhà nước Hồi giáo' như ngày hôm nay. 

Đại đa số thế giới biết đến Bin Laden là trùm khủng bố tấn công nước Mỹ nhưng ít người biết rằng Bin Laden được CIA tuyển vào các trại huấn luyện du kích lúc 22 tuổi khi cuộc 'thánh chiến' ở Afghanistan bắt đầu. Các lãnh đạo 'thánh chiến Hồi giáo' thời đó từng được Tổng thống Mỹ tiếp ở Nhà trắng vào năm 1985 và được âu yếm gọi bằng các 'chiến sĩ tự do'. Những 'chiến sĩ tự do' này đã trở thành 'bọn khủng bố' khi họ muốn đuổi quân Mỹ ra khỏi đất Hồi giáo của họ sau này! Clip tổng thống Mỹ Reagan tiếp các 'chiến sĩ tự do': 
http://www.liveleak.com/view?i=3d1_1374168674 

Trong vùng Trung Đông tồn tại các thế lực Hồi giáo cực đoan, Hồi giáo ôn hòa và nhà nước phi tôn giáo (secular state). Nhà nước cộng hòa phi tôn giáo là hình thức tiến bộ nhất vì nó tách rời tôn giáo với nhà nước, dùng luật lệ phi tôn giáo. Loại nhà nước này được phát triển sau thế chiến II ở Trung Đông mà Afghanistan trước khi có chiến tranh là một ví dụ. Với mục tiêu địa chính trị của mình, Mỹ đã dùng CIA cùng với cơ quan tình báo Pakistan ISI và Saudi Arabia tổ chức, huấn luyện, tài trợ, vũ trang cho các nhóm Hồi giáo cực đoan trong cuộc chiến tranh với chính quyền Afghanistan và Liên xô. Kết quả là sau khi quân Hồi giáo cực đoan thắng, Afghanistan lại trở về với luật lệ tôn giáo thời Trung Cổ và là nơi chứa chấp lực lượng khủng bố của Bin Laden, một nhân vận trưởng thành trong 'thánh chiến'. 

Cái tên của nhóm 'Taliban' nắm quyền ở Afghanistan sau khi Liên xô rút quân, có nghĩa là gì? Trong tiếng Pashtun, một thổ ngữ ở Afghanistan, 'Taliban' có nghĩa là học sinh, hoặc người tốt nghiệp madrasahs (trường dạy kinh Koran) được tổ chức bởi những nhóm truyền đạo Wahhabi từ Saudi Arabia, với sự hỗ trợ của CIA. 

Hệ thống giáo dục ở Afghanistan trước thời chiến tranh chủ yếu là phi tôn giáo. Giáo dục do Mỹ tổ chức sau đó làm sụp đổ hệ thống giáo dục phi tôn giáo đó. Con số trường tôn giáo do CIA bảo trợ tăng từ 2.500 năm 1980 lên trên 39,000. http://www.globalresearch.ca/9-11-analysis-from-ronald-reagan-and-the-soviet-afghan-war-to-george-w-bush-and-september-11-2001/20958 

Để đánh sập một nhà nước tiến bộ phi tôn giáo ở Afghanistan vì nhà nước này thân Liên xô. Mỹ và đồng minh Hồi giáo cực đoan đã biến Afghanistan trở thành một quốc gia Hồi giáo cực đoan. Và Bin Laden đã thừa thắng xông lên, mở rộng 'thánh chiến' sang Mỹ với nhiều lý do. Một trong những lý do đó là quân Mỹ dám đóng quân trên 'thánh địa Hồi giáo' ở Saudi Arabia, quê hương của Bin Laden. Nhưng Bin Laden có tấn công nước Mỹ thì tư bản súng đạn càng khoái, càng có lý do chụp mũ tấn công...Iraq, một mục tiêu mà Mỹ luôn thèm khát. Và dĩ nhiên khi Hồi giáo cực đoan tấn công Mỹ thì họ không còn là 'chiến sĩ tự do' nữa mà trở thành 'khủng bố'. 

Iraq là một quốc gia với nhà nước phi tôn giáo cho đến năm 1968 và sau đó là Hồi giáo ôn hòa, tức là thế lực Hồi giáo cực đoan luôn nằm dưới tầm kiểm soát. Sau khi Mỹ nhảy vào 'dân chủ hóa' Iraq, tiêu diệt độc tài Saddam Hussein, tịch thu kho vũ khí hủy diệt hàng loạt (tưởng tượng) vào năm 2003, thì Hồi giáo cực đoan được dịp sổ lồng trong hỗn loạn chiến tranh vào năm 2004. Al Qaida chính thức hoạt động ở Iraq và sức mạnh được tăng lên. Hai năm sau, nhóm này chính thức đổi tên thành ISIS, là 'nhà nước hồi giáo' mà chúng ta nghe đến hôm nay. Tức là nhờ cuộc chiến tranh 'dân chủ hóa' trong ván bài địa chính trị của Mỹ, một nhà nước Hồi giáo cực đoan nữa đã ra đời.
http://www.cnn.com/interactive/2014/09/world/isis-explained/?hpt=hp_c2 

Chưa hết! Một mục tiêu địa chính trị khác của Mỹ là Syria, một nhà nước phi tôn giáo và là một cái gai trong mắt Mỹ vì nước này là đồng minh lâu năm của Nga nên Mỹ phải 'dân chủ hóa' nó để cô lập thêm Nga. Mỹ và đồng minh đã giúp đỡ tiền và vũ khí cho các nhóm vũ trang chống chính quyền Syria và kết quả là Syria bị suy yếu mà mất quyền kiểm soát một số vùng lãnh thổ phía bắc và chúng lại rơi vào tay ISIS! Và nhờ thu nhập từ các giếng dầu trong các vùng chiếm được từ chính quyền Syria và Iraq, ISIS lại càng mạnh lên! Các vùng kiểm soát và ảnh hưởng của ISIS: 
http://www.cnn.com/interactive/2014/06/world/maps-iraq-unrest/ 

Nước Mỹ luôn ở bên kia đại dương nên Trung Đông có cháy kiểu nào thì cũng chẳng hề hấn gì. Đánh kiểu nào thì nhà thầu súng đạn của Mỹ cũng kiếm chác được. Bom đạn thừa mứa để lâu nó cũng mục. Không quăng bom chỗ này chỗ kia cho hết kho thì làm sao có đơn đặt hàng mới? Mỹ muốn ném bom Syria trước kia và bị Nga cản nhưng cuối cùng cũng đã có cớ, danh chính ngôn thuận để ném rồi! Syria có tức khí bắn máy bay Mỹ thì càng tốt. Mỹ sẽ quay lại với cả một kho bom mới! Các bạn muốn 'dân chủ hóa' Việt Nam có còn nhớ Lybia không nhỉ? Chắc chắn là không vì các đài công suất lớn của phương tây đã chuyển sang phát chương trình mới nhồi sọ các bạn cho một cuộc phiêu lưu quân sự địa chính trị ở chỗ khác rồi. Các bạn lại bận xem/nghe và cổ vũ chương trình mới theo thói quen đã được huấn luyện thôi. Lybia dân chủ bây giờ là một đống bầy nhầy chứ không phải là một quốc gia. Nó không có một chính quyền trung ương với quyền lực thực sự. Các phe phái trong đó có Hồi giáo cực đoan chiếm cứ những vùng khác nhau một cách rất là tự do dân chủ văn minh. Tổng thống Mỹ hãnh diện tuyên bố sau khi lật đổ Gaddafi rằng mình đã ngăn chặn được một cuộc thảm sát ở thành phố Benghazi nhưng năm ngoái, một nhóm vũ trang được NATO hỗ trợ trong cuộc chiến lật đổ Gaddafi đã xả súng vào một đoàn người biểu tình ở Tripoli làm chết 42 người. Nhóm này đã xả súng phòng không vào trẻ em. Không thấy có phản ứng đáng kể nào từ Washington, London, hay Paris và chắc chắn là các bạn tranh đấu cho 'dân chủ' theo kiểu hùa theo loa phóng thanh của Mỹ chẳng biết chuyện đó đâu! Bây giờ có biết cũng chẳng thèm lên án vì chưa được Mỹ kích hoạt! 
http://www.independent.co.uk/voices/commentators/three-years-after-gaddafi-libya-is-imploding-into-chaos-and-violence-9194697.html 

Vì sao loa phóng thanh Mỹ không phóng thanh chuyện tồi tệ hậu Gaddafi? Các nước vô địch 'tự do dân chủ' không thèm la làng chuyện giết chóc hâu Gaddafi? Vì cái gai trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ là Gaddafi đã được nhổ. Độc tài hay cực đoan gì bây giờ cũng chẳng còn vấn đề nữa rồi. Mấy cái đó chỉ là quảng cáo. Loa phóng thanh mở hết công suất lên án Gaddafi độc tài ngày xưa chỉ là để nhồi sọ dân vô minh thế giới cổ vũ cho việc nhổ gai được thuận tiện thôi. Kịch bản Lybia cũng y như thế. Ban đầu Libya là nhà nước Hồi giáo ôn hòa nhưng là cái gai trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ và phương tây vì Gaddafi vận động châu Phi dùng đồng tiền chung hòng thoát khỏi sự lệ thuộc tài chính vào Âu-Mỹ. Sau khi Mỹ và phương tây nhổ gai, các nhóm Hồi giáo cực đoan được sổ lồng và tiến chiếm đất đai lãnh thổ. Nhà lại cháy không thể kiểm soát! Tin tức mới nhất cho biết nhóm Hồi giáo cực đoan bị cáo buộc tấn công sứ quán Mỹ năm 2012 đã chiếm được thành phố lớn thứ hai của Libya là Benghazi: http://www.thestar.com/news/world/2014/07/31/libya_islamic_extremists_declare_control_of_benghazi.html 

Tôi nhớ có một bài viết ví von rằng: 'Khi nhà bạn bị cháy, bạn phải gọi lính cứu hỏa chứ không phải gọi tên đã phóng hỏa trở lại hiện trường mà còn mang theo một bình xăng!' Đó là tình hình hiện nay. Sau khi phóng hỏa và rút lui khỏi Iraq, Mỹ đã trở lại hiện trường cứu lửa với một bình xăng! Theo kỷ lục được ghi nhận thì khi Mỹ nhảy vào 'dân chủ hóa' chỗ nào thì chỗ đó y như rằng có máu đổ thành sông, chia năm xẻ bảy, cực đoan nổi dậy hoành hành, rồi Mỹ lại tiếp tục chữa cháy thành mấy chục năm cho trụi luôn nhưng không hiểu tại sao vẫn có người mơ mộng, xin xỏ, kiến nghị Mỹ 'dân chủ hóa' Việt Nam trong khi chính Việt Nam đã bị cháy rụi hết một lần 40 năm trước. 40 năm trong lịch sử thì chỉ là ngày hôm qua, hay là bốn giờ trước thôi. Thật kỳ lạ là có rất nhiều người có thể vô minh đến mức độ đó. 

KHÔNG CÓ CHỨNG CỨ THÌ NÓI LÀM...GÌ?

Ong Bắp Cày


Chị phát ngấy đến tân mang tai vụ Tổng cục Đường bộ Việt Nam tố cáo CSGT tỉnh Hòa Bình tiếp tay cho xe quá tải vượt trạm cân nhưng lại đéo có chứng cứ chứng minh.

Xem video được phát trên VTC14 mà chị cười đến phọt rắm. Cả một đoàn kiểm tra hùng hậu, ban bệ đầy đủ xe đẹp kính coong, ăn lương nhà nước, bồi dưỡng đêm ngày mà đến cái máy quay video cũng đéo có là thế nào? Hay chúng nó nghèo rớt mồng tơi đến cái điện thoại chụp ảnh cũng đéo có? Hoặc giả, chúng nó coi dân đéo ra gì?

Tay Tổng đường nói, "khi phát hiện xe quá tải bỏ chạy, đoàn công tác đã ngay lập tức lên xe đuổi theo, khi đến gần thì phát hiện có CSGT Hòa Bình đi trước đoàn xe về hướng Sơn La, tuy nhiên không thấy lực lượng này dẫn xe quay trở lại Trạm cân tải trọng". Ha ha, lập tức đuổi theo mà lại không xử lý theo chức trách nhiệm vụ, như thế liệu có hoàn thành nhiệm vụ? Đuổi theo mà lại không phối hợp với CSGT để xử lý thì liệu đã làm tốt phối hợp? Vậy đuổi theo làm cái gì, hả?

Càng nói, càng ngu.

Nói thật, chị đây cũng nghi ngờ có chuyện đó, nhưng đéo có chứng cứ nên đâu có dám phát biểu linh tinh. Chị chỉ buồn đến ngây dại khi cả một đoàn chủ yếu là đực rựa to vật vã, nốc rượu cả ngày, quyền thế lệch đất mà lại không biết làm thế nào để có được chứng cứ. Như thế là xoàng, là rất xoàng.

Lẽ ra không có chứng cứ thì im mẹ mồm, đừng toang toác ra như thế người ta cười cho thối mũi, có phỏng?

Phát biểu như thế thì cả lũ cả lĩ của Tổng đường và cả họ hàng hang hốc quân bí cháo VTC14 kia cũng đều phạm tội vu khống chứ đéo thoát (xem cái tít báo chúng nó giật thì biết). Chúng nó phạm vào điều nào thì giở Luật Hình sự ra mà xem. Đkm, đéo nói nhiều, hành xử ngu vãi kít thì xứng đáng bóc lịch. 

Chị biên điều này để các cô đi làm nhiệm vụ khi phát hiện thấy hành vi nghi vấn hoặc biểu hiện vi phạm pháp luật thì cố gắng mà làm tròn bộn phận của mình hơn là dựa dẫm vào CSGT. Hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất có thể, từ chiếc máy quay, hay chiếc điện thoại có thể chụp ảnh trở đi. Việc làm của các cô chính là thước đo năng lực và sự tận tâm với đất nước.

Còn nếu các cô Tổng đường mà làm ăn như thế này, nếu không bị vén váy úp ba ba vào mặt đã là may rồi đấy! Chị thật.

À mà, các cô có tin là người dân dọc đường có được chứng cứ không?
-----------------------

Việc CSGT Hòa Bình dẫn xe quá tải né trạm cân là có thật, nhưng lại khó quay được clip làm chứng cứ.

Liên quan đến thông tin Tổng cục Đường bộ VN tố cáo CSGT Hòa Bình tiếp tay cho xe quá tải vượt trạm cân, Công an tỉnh Hòa Bình đã lên tiếng phủ nhận. Tuy nhiên, đại diện Tổng Cục đường Bộ Việt Nam khẳng định: việc CSGT Hòa Bình dẫn xe quá tải né trạm cân là có thật, nhưng lại khó quay được video làm chứng cứ.

Theo VTC14

QUAN VI HÀNH SẼ THẤY NGAY TẬT XẤU CỦA CÔNG CHỨC

Quan “vi hành” sẽ thấy ngay thói hư tật xấu của công chức

(Kiến Thức) - "Vi hành" là sẽ thấy ngay lập tức nhiều cách giao tiếp ứng xử khó chấp nhận của những công chức khi thực thi công vụ.

Sau khi đăng tải bài viết "Cứ vi hành sẽ thấy" trò chuyện với ông Đỗ Văn Ân, nguyên Trưởng ban Cơ yếu Chính phủ, tòa soạn đã nhận được nhiều phản hồi của bạn đọc. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến.

Không nên thể hiện bằng con số đơn thuần

Ông Văn Quý (Hai Bà Trưng Hà Nội) bày tỏ, "Vi hành" là sẽ thấy ngay lập tức nhiều cách giao tiếp ứng xử của những công chức khi thực thi công vụ ở các công sở. Với thực trạng phổ biến là vào làm việc chậm giờ, nói trống không, thái độ thờ ơ lạnh nhạt, thiếu niềm nở. Có những lúc còn tụ tập "buôn dưa lê", gọi điện thoại nói chuyện riêng... để khách cứ dài cổ mà chờ mà đợi. Thứ nữa là không quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho dân nhằm hạn chế việc phải đi lại nhiều lần chỉ để xin một chữ ký của lãnh đạo, một con dấu vào một văn bản hành chính nào đó. 

Việc đưa ra con số tỷ lệ dân hài lòng với hành chính công theo điều tra xã hội học cần phân tích kỹ những yếu tố, những nguyên nhân vì sao có được chứ không thể chỉ là con số đơn thuần, như thế thì mới có sức thuyết phục với dư luận xã hội. 

Công cuộc cải cách hành chính còn phải tiếp tục đổi mới hơn nữa

Đồng tình với quan điểm của ông Đỗ Văn Ân, bạn đọc Đặng Lê Văn (Thanh Thủy, Phú Thọ) cho biết thêm, công cuộc cải cách hành chính của Nhà nước ta đã được đặt ra từ nhiều năm nay, đã có một số ngành địa phương chuyển biến tốt. Nhưng nếu nói có 80% người dân hài lòng về dịch vụ công này thì có lẽ nền cải cách sẽ không cần phải quan tâm nữa, và sẽ không có tình trạng một người nhà bệnh nhân nổi nóng đánh bác sĩ, một lái xe đâm thẳng vào cảnh sát giao thông đứng đường, một phụ huynh cãi nhau tay đôi với thầy cô giáo... 

Tình trạng gây phiền hà, quan liêu, hách dịch ở các cơ quan công quyền từ cơ sở xã phường trở lên vẫn còn phổ biến, là một bệnh kinh niên, mãn tính khó chữa. Những hiện tượng tiêu cực nơi công sở nếu cấp trên "vi hành" mà báo trước thì sẽ không bao giờ thấy. 

Một lời chào, một lời xin lỗi, một lời cảm ơn chỉ dành cho người dân đến cơ quan công quyền cầu cạnh, không bao giờ có được từ người đương chức, đương quyền như những lời của các nhà lãnh đạo cấp trên thường nhắc nhở cấp dưới. 

Theo tôi, công cuộc cải cách hành chính phải tiếp tục có những biện pháp mạnh hơn nữa, phải thường xuyên giáo dục cán bộ đương quyền có những quyết sách mới nhằm nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, do dân và hết lòng vì dân, gần gũi với dân và trên hết là phải biết thương dân thực sự mới có thể hoàn thành nhiệm vụ cải cách hành chính căn bản và lâu dài được. 

Ban Bạn đọc

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: CẢNH GIÁC VỚI HÀNH ĐỘNG CHIA RẼ ĐOÀN KẾT

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu: Cảnh giác với hành động chia rẽ đoàn kết


VOV.VN - Những hành động đó làm phương hại đến chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tình hình an ninh chính trị quốc gia

Tại Đại hội toàn quốc MTTQ Việt Nam khóa VIII, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ sự lo lắng trước những vấn nạn của xã hội và thời đại nảy sinh trong nền kinh tế thị trường như lối sống hưởng thụ chạy theo vật chất, suy thoái đạo đức cá nhân và xã hội, nạn tiêu cực, tham nhũng…

Cảnh giác trước hành động chia rẽ sự nghiệp đoàn kết

“Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn có những hoạt động tích cực để góp phần giảm bớt những mặt trái đã và đang phát sinh trong xã hội, đồng thời xây dựng nếp sống hài hoà, quân bình về mặt tinh thần và vật chất. Đó cũng là tư tưởng giáo lý tích cực của Đạo Phật làm tốt Đạo đẹp Đời, là truyền thống lịch sử của Phật giáo Việt Nam trong hơn 20 thế kỷ qua và mãi mãi về sau”- Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nói.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (ảnh: Hoàng Long)

Hòa thượng cho biết, là tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam, Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn nhận thấy trách nhiệm của mình trong khối đại đoàn kết toàn dân, tích cực động viên tăng ni, phật tử Việt Nam tham gia vào nhiệm vụ chung của đất nước, của Mặt trận, thực hiện tốt các phong trào ích nước lợi dân, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ môi trường, bảo vệ hoà bình, thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; "Ngày vì người nghèo”, "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”...

Theo Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, hiện nay tình hình trong nước vẫn còn xuất hiện những xuyên tạc về đời sống tự do tôn giáo, nhân quyền tại Việt Nam của các thành phần xấu trong và ngoài nước, đòi hỏi mỗi Tăng ni, Phật tử Việt Nam không ngừng nêu cao cảnh giác trước những lời nói và việc làm của một số phần tử chia rẽ sự nghiệp đoàn kết, làm phương hại đến chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc và tình hình an ninh chính trị quốc gia.

“Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn tin tưởng rằng, với truyền thống yêu nước, đồng hành cùng dân tộc của mình, cộng với sự gắn bó khăng khít trong khối đại đoàn kết dân tộc, Giáo hội nhất định thu được những thành tựu Phật sự quan trọng trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, lợi lạc quần sinh, góp phần vào sự thành công trong công cuộc đổi mới của đất nước’- Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu nhấn mạnh.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng, trong tình hình mới ngày nay chúng ta phải không ngừng xây dựng, mở rộng và kiện toàn khối đại đoàn kết dân tộc ở trong nước và ở nước ngoài, phát huy truyền thống yêu nước của tất cả các cá nhân và các tổ chức xã hội, tập hợp sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc và lấy đó làm nền tảng, làm sức mạnh, làm động lực để phát triển tương lai của đất nước.

Đẩy mạnh việc phát huy và thực hành dân chủ

“Thực tế đã chỉ ra rằng muốn phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, Mặt trận phải đổi mới mạnh mẽ và toàn diện nội dung, phương thức hoạt động, tăng cường chức năng giám sát, phản biện xã hội để tham gia sâu vào quá trình quản lý đất nước của cả hệ thống chính trị. Đẩy mạnh việc phát huy và thực hành dân chủ, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, nắm chắc tình hình của nhân dân, tập hợp và nêu cao ý kiến của nhân dân. Khi nhân dân phát huy được quyền làm chủ của mình, và sẽ hội họp trong niệm tình đoàn kết, thì các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài sẽ tích cực xây dựng và bảo vệ đất nước, đi theo đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước”- Hòa thượng nói.

Góp ý về giải pháp nâng cao chất lượng của hoạt động Mặt trận, Hòa thường Thích Thanh Nhiều cho rằng, trước hết, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải thực sự phát huy quyền và trách nhiệm trong vai trò giám sát và phản biện xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo và cộng đồng xã hội. Mặt trận phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân và truyền đạt những ý kiến đó tới Đảng, Chính phủ, Quốc hội và các cấp chính quyền giải quyết theo quy định, đảm bảo phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng tôn giáo, văn hóa của nhân dân.

Mặt trận tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động, tạo ra môi trường để tăng cường và phát huy tinh thần yêu nước, đoàn kết các tôn giáo. Không tạo ra khoảng cách giữa đồng bào có đạo và giữa tín đồ các tôn giáo trong khu dân cư, trong cộng đồng xã hội bằng các chương trình mang tính đối thoại, hiểu biết và tôn trọng nhau nhằm xây dựng đời sống hòa hợp và đoàn kết.

Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cho rằng, một trong những nhiệm vụ không thể thiếu là Mặt trận cần chủ động tham gia với Đảng, Nhà nước sớm hoàn thiện các chính sách, hành lang pháp lý, vừa tạo điều kiện, động viên các tôn giáo tham gia và phát huy thế mạnh của mình trong các hoạt động từ thiện xã hội… để các tu sĩ, nhất là tăng ni, phật tử tham gia tích cực vào quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.

“Với trách nhiệm là một tổ chức thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ tích cực triển khai Chương trình hành động và Nghị quyết nhiệm kỳ VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đến các chùa, tự viện, tăng ni, phật tử trong toàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài để thực hiện một cách có hiệu quả, trở thành hiện thực”- Hòa thường Thích Thanh Nhiễu khẳng định.

Minh Hòa- Thanh Hà/VOV.VN (ghi)

"ĐÈN CÙ" CỦA TRẦN ĐĨNH

LâmTrực@

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Trần Đĩnh sinh năm 1930, là nhà báo kỳ cựu của tờ Sự Thật. Trần Đĩnh tự nhận mình là người viết hồi ký cho Hồ Chí Minh, ngoài ra còn viết hồi ký cho Nguyễn Đức Thuận, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Bùi Lâm (!?). Thời kì "xét lại" Trần Đĩnh bị khép vào tội chống đảng và phải đi cải tạo lao động. Sau khi đất nước thống nhất, năm 1976 Trần Đĩnh bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó đến nay, Đĩnh lặng lẽ nuôi hận trả thù chế độ.

Trần Đĩnh tuyên bố mình là một người yêu chuộng tự do dân chủ, ủng hộ những người đang tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam như Thích Quảng Độ, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Đan Quế, Trần Độ, Dương Thu Hương, Hà Sĩ Phu .v.v..

Đèn cù ra đời, mặc dù bị giới phê bình chân chính tỏ ra khó chịu, và coi đó như một thứ rác rưởi bẩn tưởi, nhưng ngược lại, nó được các nhà zân chủ cuội ở Việt Nam tung hô hết lời. Lý do được tung hô có lẽ không phải là tính xác thực của những thông tin tài liệu được phản ánh, mà cái chính là do nó góp phần đả phá cái chính thể này.

Phủ gần hết 599 trang giấy với những con chữ la liệt và chúng được xắp xếp lẩn quẩn vòng quanh như "đèn cù". Đọc xong có cảm giác Trần Đĩnh đang ngáo đá khi nói về cái "tôi" nhiều hơn là "hồi kí" hay "tự sự" về cuộc đời. Một kiểu "tự sướng" vì được biết tận cùng những câu chuyện "thâm cung bí sử" của những nhân vật quan trọng.

Nội dung của Đèn cù là những vấn đề gắn liền với cuộc sống chính trị của đất nước, và không có gì ngạc nhiên khi nó được dư luận quan tâm bởi tính trái chiều. Có nhà văn cho rằng, "đèn cù" là một sản phẩm của ông thợ viết theo đơn đặt hàng. Có lẽ nhận xét này không sai, cho dù cơ sở để đưa ra nhận xét đó còn chưa chắc chắn.

"Đèn cù" là loại sách pha tạp giữa tiểu thiết (Ngô Nhân Dụng), hồi kí và tự chuyện vì thế nó vừa có thật lại vừa được hư cấu làm cho người đọc khó phân biệt được thật giả đúng sai, nhưng dễ bị dẫn dụ bằng thủ pháp lồng ghép thật giả để thể hiện tư tưởng chủ đạo của tác phẩm. Điều ngạc nhiên là Suốt 599 trang (trừ 16 trang đầu giới thiệu), người ta không hề thấy có một dẫn chiếu tài liệu kiểm chứng nào. Vì thế độ xác tín sẽ là có vấn đề, đặc biệt là với một người có nhân thân trở cờ thuộc loại xảo ngôn liên tục như Trần Đĩnh. 

Hầu hết các nhân vật lãnh đạo đất nước đều được Trần Đĩnh "nhốt vào" "đèn cù" và ở đó thông qua việc hư cấu, núp bóng kể chuyện lịch sử để phác họa chân dung của họ và vì thế chân dung của họ dã bị xa lạ hóa, méo mó đến khó tin. Những ai am hiểu lịch sử dân tộc, những ai đã từng sống thời gian đó chắc hẳn sẽ hiểu rõ dã tâm "hạ bệ" các thần tượng dân tộc của Trần Đĩnh khi cho ra đời "Đèn cù". Với Trần Đĩnh, các nhân vật chóp bu trong giới lãnh đạo Việt Nam đều là không hoàn thiện về nhân cách, và đều thủ đoạn, nhẫn tâm, thực dụng và hoang dâm. 

Thực ra, chiêu hạ bệ thần tượng không phải là mới với những kẻ như Trần Đĩnh, đặc biệt khi ông ta bị thất sủng vì tư cách đạo đức và phẩm chất chính trị. Tuy nhiên, Trần Đĩnh khác với những kẻ ăn theo nói leo ở chỗ chấm chọn nhân vật và cách bôi lem quyết liệt và ác ý hơn. 


Khi nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Trần Đĩnh viết: "Giáp là con nuôi mật thám Marty, vào đảng man, nịnh Cụ Hồ để Cụ o bế" (tr67). 


Khi nói về Văn Tiến Dũng hay ông Đỗ Mười: “Dũng thợ may gần công nhân hơn Thái. Hay sau này Đỗ Mười thợ sơn, thợ hoạn lợn thì ưu tú hơn đứa được học cao” (tr93). 


Về Tố Hữu và Xuân Diệu: “Tố Hữu một trưa dậy ra suối giặt quần đùi. Ca cẩm với Kim Lân: - Xuân Diệu nó mó máy mà tuột bu nó mất xích, mệt quá! Mà hai hôm nay lại cơm ăn toàn với măng.” (tr30). 

Khác với những nhân vật khác, được gần hoặc được tiếp xúc với cụ Hồ bao giờ cũng là niềm tự hào, vinh dự lớn lao, Trần Đĩnh có lẽ là người đầu tiên mô tả cụ Hồ với những tình tiết kiểu mất dạy đến đáng tởm. Trang 83, Đĩnh viết về việc xử bắn bà Nguyễn Thị Năm: "Mình được đội phân công ra Chùa Hang mua áo quan, chỉ thị chỉ mua áo tồi nhất. Và không được lộ là mua chôn địa chủ. Sợ như thế sẽ đề cao uy thế uy lực địa chủ mà. Khổ tớ, đi mua cứ bị nhà hàng thắc mắc chưa thấy ai đi mua áo cho người nhà mà cứ đòi cái rẻ tiền nhất. Mua áo quan được thì không cho bà ta vào lọt. Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…”. Tình tiết này có lẽ chỉ có Trần Đĩnh mới là người có thể tưởng tượng ra vì ông ta không hề chứng kiến như chính trong phần kể chuyện được ông Trường Trinh giao viết bài báo đầu tiên về cải cách ruộng đất.


Không chỉ là nhẫn tâm, cụ Hồ trong con mắt Trần Đĩnh là người có nhiều vợ và luôn háo sắc. Đĩnh bịa ra rằng, cụ luôn được cung cấp các cô gái đã được tuyển chọn để phục vụ nhu cầu sinh lý, tất nhiên, chi tiết này cũng không thể kiểm chứng. Nhân kể chuyện Phan Kế an, Đĩnh nổ: “Một dạo Phan Kế An ngày ngày đến vẽ Cụ Hồ. Một chiều về sớm hơn, An nói: À, cái P.M. (Phương Mai) tự nhiên mang ba lô, chăn chiếu đến chỗ Ông Cụ, tớ được xua về sớm. Vài tháng sau, An lại về muộn. Hỏi vì sao thì An nói không thấy P.M. (Phương Mai) đến nữa. Chắc máy cụ yếu, giải đáp thuần túy sinh học. Không tính đến sở thích, gu của cụ”. Và xuồng sã tới mức: “…Xin nói rõ chuyện như thế này: hồi đó, có ý kiến là ông Hồ cần có vợ để việc “giải quyết sinh lý” được điều hòa thì tốt cho sức khỏe. Và sau Hiệp định Genève 1954, người ta chọn một người “kháu” nhất trong số nữ cán bộ trẻ, đó là chị Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Thanh Hóa và đưa chị từ Khu Bốn ra Hà Nội để tiến cử lên ông Hồ". (tr30).

Không chỉ nói đến cụ Hồ, các nhân vật khác cũng bị lôi vào cuộc. Nhân vận số 2 mà Trần Đĩnh nhắm đến là TBT Lê Duẩn. Nhà thơ, Đạo diễn điện ảnh nổi tiếng Đỗ Minh Tuấn đã phải thốt lên: Tại sao trong bối cảnh Trung Quốc xâm lược và “bắt cóc” Đảng CSVN như hiện nay mà bác Đĩnh tung ra một cuốn sách bôi xấu xuyên tạc về TBT Lê Duẩn, một người sớm nhìn ra dã tâm của Trung Quốc dám nói thẳng vào mặt Mao Trạch Đông về lịch sử chiến thắng giặc Tàu của dân tộc Việt Nam và khẳng định rõ: “Chúng tôi cũng sẽ đánh các ông!”. Và thực tế quân và dân Việt Nam thời TBT Lê Duẩn đã đánh thắng giặc xâm lược Trung Quốc". Đỗ Minh Tuấn cũng khảng khái nói: "Có đảng viên nào, người chống cộng nào nói được với Mao, với Đặng, với Tập những câu như thế? Cho dù là nhận thức muộn nhưng đem cái sai lầm cũ (cứ cho là tư liệu đáng tin) để dập xoá bôi bẩn những khí phách của tổ tiên từ ngàn đời trong Lê Duẩn, ghép ông với Trung Quốc bằng những tư liệu khó kiểm nghiệm, cướp đi một khí phách chống Tàu, cướp đi một chuẩn mực để đôí chiếu và đòi hỏi và phê phán sự nhu nhược lệ thuộc của Đảng CSVN – việc ấy hôm nay có mục đích gì"? 


Giống như những kẻ phản phúc khác, Trần Đĩnh cũng tìm cách khoét sâu vào những sai lầm cục bộ của chế độ để kích động hận thù, tạo cớ cho những kẻ chống nhà nước lên tiếng. Những chi tiết trong "cải cách ruộng đất", hay "xét lại" được thổi phồng, xuyên tạc dựa trên những tình tiết có thật, hoặc dẫn lời của những nhân vật đã chết để mô tả, làm cho người đọc lầm tưởng đó là sự thật vì không thể kiểm chứng.

Không rõ là do tuổi tác đã cao hay do cố tình xuyên tạc mà không biết, Trần Đĩnh khi xuyên tạc chuyện gia đình ông Phan Đăng Lưu đã có sự nhầm lẫn đến tệ hại. Chi tiết này đã bóc mẽ ông ta. Trần Đĩnh viết “Chu Văn Biên (đội cải cách) ký lệnh xử tử bất kỳ ở đâu. Chính hắn sai trói gô bố đẻ của Phan Đăng Lưu là Phan Đăng Tài, lùa ông cụ vào đòn ống khiêng lên trại tù rồi sau cụ chết mất xác. Khi bị khiêng đi, cụ cứ chửi chúng mày khốn nạn, thằng Lưu kia, mày theo cộng sản để cho đàn em cộng sản của mày đối xử với tao thế này à? Du kích khiêng ông cụ lại đánh đá ông cụ...". 

Sự thật, Cụ Phan Đăng Tài chỉ là ngang hàng với cụ Phan Đăng Lưu. Là anh em, không phải cha/chú/bác của Phan Đăng Lưu, và những năm 1980 cụ vẫn sống, vẫn biên soạn sách, trong đó, có thể kể đến những bộ về ca dao tục ngữ. Cụ Phan Đăng Tài là cha ruột của nhạc sĩ Hồng Đăng. Và đồng thời, cũng là cha ruột của một phóng viên ở báo Nhân Dân (cơ quan cũ của Trần Đĩnh và Bùi Tín). 

Ta có thể thấy một chi tiết khác thể hiện não trạng của Trần Đĩnh: cải cách ruộng đất diễn ra những năm 50, còn ông Phan Đăng Lưu đã hi sinh năm 1941. Vậy thì cái câu chửi kia ở đâu ra? 


Một tác phẩm mà Trần Đĩnh tự nhận là hồi ký mà lại có chi tiết bịa đặt đến trắng trợn như thế liệu có đáng tin.


Nhưng đó mới chỉ là một góc nhìn về Đèn cù. 


Nhiều người đọc xong đã thất vọng. Họ thất vọng vì Đèn Cù mô tả tâm thế và tư thế vong nô cho ngoại bang của những người lãnh đạo đất nước, và mô tả sự yếu hèn của tầng lớp trí thức Việt Nam.


Với người viết entry này, Đèn cù chỉ là thứ rác rưởi và Trần Đĩnh chỉ là kẻ vong bản không hơn.