Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

BỔ NHIỆM ÔNG NGUYỄN VĂN THUÂN GIỮ CHỨC PHÓ CHÁNH ÁN TÒA ÁN NDTC

(Chinhphu.vn) - Sáng 8/10, tại Hà Nội, Tòa án Nhân dân tối cao (TANDTC) đã tổ chức lễ công bố Quyết định của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao đối với ông Nguyễn Văn Thuân.


Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Văn Thuân

Thừa ủy quyền của Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã trao Quyết định bổ nhiệm cho ông Nguyễn Văn Thuân.

Thời điểm trước khi bổ nhiệm, ông Nguyễn Văn Thuân (sinh năm 1958) là Trợ lý Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Chánh văn phòng Ban cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Tòa án NDTC.

Trải qua 33 năm công tác, ở nhiều cương vị khác nhau, dù ở vị trí công tác nào, ông Nguyễn Văn Thuân cũng luôn phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn; rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất đạo đức và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

Phát biểu tại buổi lễ, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình mong rằng: Trên cương vị công tác mới, ông Nguyễn Văn Thuân sẽ tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được, không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cùng tập thể Ban cán sự Đảng, lãnh đạo TANDTC xây dựng mối đoàn kết, thống nhất để điều hành, chỉ đạo hoạt động của các Tòa án, với mục tiêu xây dựng các Tòa án trong sạch, vững mạnh, không ngừng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó.

Tiếp nhận nhiệm vụ mới, Phó Chánh án Nguyễn Văn Thuân khẳng định quyết tâm kế thừa và phát huy những thành quả mà ngành Tòa án đã đạt được; tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, nâng cao hơn nữa trình độ về mọi mặt để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ chuyên môn mà Đảng, Nhà nước giao phó.

PV

BÔ XÍT TÂN RAI: BÙN ĐỎ TRÀN RA ĐƯỜNG NỘI BỘ

TTO - Sáng nay, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5 (Lâm Đồng), nhiều xe đào và xe ben chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tràn xuống phía dưới.


Mặt đập hồ thải quặng đuôi số 5 được gia cố thêm đất để ngăn bùn đỏ tràn ra ngoài

Một nông dân đang hái chè tận thu ngay phần trên của hồ thải quặng đuôi số 5

Nhiều xe cơ giới được huy động để khác phục tình trạng tràn bùn đỏ

Sáng 8-10, Công ty TNHH MTV Nhôm Lâm Đồng đã bố trí nhân công và xe cơ giới để khắc phục tình trạng tràn bùn đỏ tại hồ thải quặng đuôi số 5, xảy ra vào tối hôm trước.

Theo thông tin ban đầu, mưa lớn kéo dài nhiều ngày, lượng nước mưa trong hồ không thoát kịp nên khiến một lượng lớn bùn đỏ tràn qua mặt đập.

Lượng bùn này đổ tràn xuống mặt đường nội bộ dẫn vào Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai, sau đó đổ xuống hồ Cai Bảng.

Sáng nay, tại khu vực hồ thải quặng đuôi số 5, nhiều xe đào và xe ben đã được huy động để chở đất đắp thêm phần đập ngăn chặn bùn đỏ tiếp tục tràn xuống phía dưới, đồng thời cào kéo lớp bùn đất trên phần thân đập để gia cố thêm. 

Hồ thải quặng đuôi số 5 là nơi chứa bùn và nước sau khi lắng rửa quặng bô xít tại Xí nghiệp mỏ tuyển bô xít Tân Rai.

Toàn bộ lượng nước và bùn đỏ tại hồ này sẽ được khai thác tận thu và tuần hoàn về Xí nghiệp mỏ tuyển.

Hồ thải quặng đuôi số 5 thuộc Khu khai thác mỏ quặng bô xít Tân Rai, cách nhà máy alumin khoảng 4 km. Sau khi tuyển rửa, quặng tinh sẽ được chuyển lên băng chuyền dài 4 km để chuyển từ Xí nghiệp mỏ tuyển về nhà máy alumin.

Hiện chưa xác định được những thiệt hại cụ thể do tình trạng tràn bùn này gây nên. 

Gia Bảo

HOÀNG TRUNG KHAI NÃO CHO LÊ THĂNG LONG

Khoai@


Ngay sau khi Lê Thăng Long đăng bức thư số 15 gửi chính phủ và nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Hoàng Trung đã có bài gửi Lê Thăng Long. Xin mạn phép chép nguyên văn về đây để các bạn đọc có điều kiện nhận rõ căn bệnh hoang tưởng không chỉ của Lê Thăng Long, mà còn là căn bệnh chung của làng zân chủ Việt Nam.

Đầu tiên mạn phép chào ông với lời chào trân trọng nhất!


Ông nói trong bức thư số 15 gửi chính phủ và nhân dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là hiện tại lực lượng dân chủ ở Việt Nam ngày càng lớn mạnh, Đảng CSVN thì ngày càng yếu so với lực lượng dân chủ: Ông bị ảo thế này lâu chưa? ông lấy cái tư cách gì mà đòi yêu cầu mỹ can thiệp vào chuyện VN?

Sự đối kháng ngày càng cao có thể dẫn đến xung đột 

Xin hỏi các ông các ông lấy cái gì để đòi xung đột với CS, các ông đang sống trên mây mơ về 1 giấc mơ mình là thế lực ngang cơ ngang bắp với CS hay sao ? Rõ là buồn cười với những trò rồ của các ông.

Tôi có 1 vài lời khuyên cho các ông nếu như thật sự các ông muốn có đc 1 thế lực đối trọng với CSVN trong nước cũng như ở hải ngoại mà CSVN phải để ý đến các ông thi bước đầu tiên các ông cần học từ chính đảng CSVN về các bước đấu tranh cách mạng, bước thứ 2 là cần thay đổi tư duy bỏ cái thói ăn tục nói phét, bước thứ 3 các ông cần thải loại cái vong máu nô lệ phát huy bản chất tinh thần dân tộc còn đọng lại trong con người các ông thải loại ngay cái vong máu nô lệ lệ thuộc vào ngoại bang, thứ 4 các ông cần phải thống nhất được hành động, phải có sự đoàn kết, Năm xưa cộng sản đối đầu với mỹ đều tuân thủ 5 phương diện : Tổ Chức, Điều Nghiên, Tuyên Truyền, Huấn Luyện, Đấu tranh, các ông cần phải học được những bước cơ bản đó đã, Thứ 5 trong 1 tập thể muốn mạnh thì phải biết hợp quần thì nên sức mạnh, nhưng ko phải tổ chức nào hợp quần cũng có ngay đc sức mạnh, Năm xưa chỉ có người CS họ mới vận dụng đc với thế trận chiến tranh nhân dân.

Cái cuối cùng đó là các ông cần phải có đc lãnh tụ và thủ lĩnh trong tổ chức của các ông ko thể có đc 1 lãnh tụ toàn vẹn cả Tài Tâm Đức như Lãnh Tụ Hồ Chí Minh của CS hay thủ lĩnh tài ba như Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái hơn nữa trong tổ chức các ông ông nào cũng muốn làm lãnh tụ với thủ lĩnh, cha nào cũng cho mình là nhất, cho nên cái tổ chức của các ông nó bốc mùi thối ko tả nỗi, hơn nữa cái não trạng nô lệ nó đã đóng vôi trong đầu các ông quá lâu rồi các ông ko thể làm gì nếu ko có mỹ chống lưng đỡ đầu cho các ông đúng ko các ông ?
-----------------------------
P/s: Tre làng sửa lại nội dung phần giới thiệu vì theo bác Trần Nhật Quang, bài này không phải của bác mà là của Hoàng Trung. Trân trọng cáo lỗi cùng bạn đọc!

CỨ NGỒI ĐẤY MÀ MƠ!

Ong Bắp Cày


TS Phạm Chí Dũng vừa có bài"Hồng Kông ở Việt Nam: Chưa, nhưng sẽ có" đăng trên Tin Tức Hàng Ngày. Bài viết thu hút sự chú ý của nhiều bạn đọc. Nhưng điểm căn cốt nhất là Dũng chưa nhận ra những điểm khác nhau cơ bản giữa Hồng Kông và Việt Nam.

Bài viết của Dũng có ưu điểm là đánh đúng vào nhu cầu thỏa mãn khoái cảm có đồng minh của các "nhà zân chủ" thối mồm xứ Việt. Trong cơn bĩ cực, sự kiện Hồng Kông đã làm cho họ hoắng cả lên. Từ Chênh, Diện, Lập, Bích, Thụy cứ ăn xong rồi hóng và cố gắng tưởng tượng sự kiện đó sẽ ở Việt Nam trong tương lai gần. Nhưng tất thảy chúng đều một giuộc, ngu như nhau và hão huyền như nhau, không hơn. 

Thực ra Biểu tình ở Hong Kong có mục đích khác xa những cuộc biểu tình do đám zân chủ lõ đít tổ chức ở bờ Hồ. Nhân tố cốt lõi làm nên sự kiện chính là mục đích, phong thái lãnh đạo và phương thức tổ chức biểu tình. Những thứ đó, lọc kĩ qua khe háng cả 1 tuần không thể tìm ra ở làng zân chủ Việt. Mục đích bất lương; những kẻ cầm đầu già nua cũ kĩ, bất hảo, cá nhân và bảo thủ; phương thức tổ chức kiểu chộp giật bè cánh chỉ có thể lôi kéo được đám mèo mả gà đồng và đám nhãi ranh càn quấy.

Hãy nhìn lại, ngoại trừ các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược qua sự kiện giàn khoan HD981 thì các cuộc biểu tình còn lại đã xứng đáng gọi là biểu tình đúng nghĩa chưa? Hãy cẩn trọng xem xét từ mục đích, người lãnh đạo và các hành vi của những kẻ đi biểu tình thì biết.

Chị thề rằng, nếu như mục đích là cao đẹp và nó phù hợp với lợi ích dân tộc, chắc chắn sẽ được người dân ủng hộ đông đảo chả kém gì Hong Kong chứ không phải một nhúm lơ phơ những kẻ cơ hội, chém gió phần phật, ăn tục nói phét, đánh rắm rong cả ngày như đã thấy. 

Một người cho dù ít học nhất cũng sẽ biết, mục đích của cuộc biểu tình thể hiện ở các câu slogan và băng rôn mang theo. Vì thế, chị tin các bạn cũng đã nhận ra mục đích của các cuộc biểu tình bờ Hồ là chống và lật đổ chính quyền nhưng lại núp bóng chống Trung Quốc. Không mấy khó khăn để các bạn chứng tỏ mình là người thông tuệ: chúng mang danh chống Trung Quốc xâm lược nhưng lại mang băng rôn đòi thả tội phạm kinh tế, tội phạm chính trị như: Lê Quốc Quân, Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm), Bùi Thị Minh Hằng, Đinh Đăng Định.v.v..vậy là cớ làm sao?

Chị nói có sách, mách có chứng. Hãy nhìn những hình ảnh này để thấy mục đích của đám zân chủ liệt não:











Hãy nhìn chúng "biểu tình": Một đám ô hợp áo đen áo đỏ vừa đi vừa hò hét đến náo loạn cả đường phố. Kẻ thì tìm cách gây sự, lăng mạ nhân viên công vụ và chửi bới chính quyền, kẻ khác thì chỉ rình tụt quần vạch vú ăn vạ giữa đường, những kẻ ma mãnh khác thì lăm lăm máy ảnh máy quay phim chờ cơ hội chụp giật để đăng bài vu cáo hòng kiếm mấy đồng bạc lẻ từ đám vong nô phản quốc ba que. Chị thấy biểu tình kiểu ấy khác gì đám lưu manh đầu đường xó chợ, so thế nào được với các sinh viên Hong Kong?

Vậy mà Phạm Chí Dũng hùng hồn tuyên bố: Chưa, nhưng sẽ có. Dự đoán kiểu ất ơ ba vạ đó chị chả chấp!

Về câu hỏi của Phạm Chí Dũng: "Lớp lãnh đạo bảo thủ Hà Nội, và cả các phe nhóm lợi ích nữa, có “cảm giác” thế nào trước cơn bão phản kháng toàn trị của phong trào sinh viên Hồng Kông trong những ngày qua?". Nói luôn cho nhanh, sự kiện Hong Kong chả ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới và càng không ảnh hưởng gì đến Việt Nam, có chăng nó làm cho nhà cầm quyền Bắc Kinh phải xem lại tham vọng lãnh thổ của mình để điều chỉnh chính sách, và điều đó phần nào làm giảm đi thái độ hung hăng trên biển Đông. 

Tất nhiên, một cuộc biểu tình như thế không có khả năng xảy ra ở Việt Nam bởi các yêu sách của sinh viên Hong Kong đối nhà cầm quyền, thì ở Việt Nam không tồn tại. Những nhân tố có khả năng thu hút, tập hợp lực lượng vì mục đích cao đẹp ở làng zân chủ hầu như vắng tanh vắng ngắt, bói cả ngày không ra.

Ta đều biết, Hồng Kông là vùng lãnh thổ đang được hưởng quy chế tự trị "một quốc gia hai chế độ", là một xã hội châu Âu thu nhỏ trong lòng châu Á và các công dân của họ có trình độ dân trí cao, đặc biệt là ý thức tôn trọng luật pháp. Quan trọng vào bậc nhất là mục đích của cuộc biểu tình không phải là lật đổ thể chế mà chỉ là đòi hỏi quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu, phá bỏ nguyên tắc bầu cử tập trung. Điều này khác hẳn các cuộc biểu tình do những người khoác áo zân chủ tiến hành ở Việt Nam.

Rõ ràng là một kịch bản như thế không thể xảy ra ở Việt Nam.

Vậy nên, Phạm Chí Dũng và đồng đảng cứ ngồi đấy mà mơ!

Hong Kong: "CÁCH MẠNG Ô DÙ" ĐÃ LÂM VÀO NGÕ CỤT?

Hong Kong: “Cách mạng ô dù” đã lâm vào ngõ cụt?


HEIKE SCHMIDT/BizLIVE

Các hoạt động ở Hong Kong đang dần dần trở lại bình thường hôm 06/10/2014, do những người biểu tình, quá mệt mỏi sau một tuần đấu tranh, đã giảm bớt khí thế, chưa biết sẽ tiếp tục phong trào như thế nào, theo RFI.

Hong Kong: Công nhân viên chức đi làm bình thường trở lại. Ảnh sáng ngày 06/10/2014. Ảnh Reuters

Hôm 05/10, lãnh đạo chính quyền Hong Kong Lương Chấn Anh đã gia hạn cho những người biểu tình sáng nay phải để cho các công chức trở lại làm việc bình thường, sau một tuần gần như nghỉ việc, do có những ngày lễ và do các cuộc biểu tình. Ông đã tuyên bố sẵn sàng "thi hành mọi biện pháp cần thiết" để tái lập trật tự, nhưng không nói rõ là sẽ dùng vũ lực để giải tán những người biểu tình không tuân lệnh.

Sau một đêm yên tĩnh nhất kể từ ngày 28/09, hôm nay, nhiều người dân Hong Kong đã có thể trở lại làm việc. Các trường học cũng đã mở cửa trở lại. Từ Hong Kong, thông tín viên Heike Schmidt của đài RFI cho biết: Sau một tuần lễ mà mọi công việc gần như ngừng trệ, người dân Hong Kong hôm nay đã có thể trở lại làm việc, mặc dù một vài nơi còn bị kẹt xe. Sinh viên đã dỡ bỏ các hàng rào chướng ngại vật, chủ yếu để khai thông con đường dẫn đến trụ sở của chính phủ ở khu Admiralty.

Như vậy là 3 ngàn công chức Hong Kong đã có thể trở lại văn phòng. Các trường học cũng đã mở cửa trở lại. Trong đêm qua, rất nhiều người biểu tình đã rời khỏi một trong những trục lộ chính ở khu tài chính, nơi mà họ đã tập hợp từ một tuần qua.

Hàng ngũ biểu tình sáng nay đã trở nên thưa thớt, nhưng hàng trăm thanh niên vẫn còn cắm trại trên đường, quyết tâm không lùi bước. Họ nói sẽ không nhổ trại, cho đến khi nào chính phủ nhân nhượng.

Cuộc "cách mạng cây dù" có vẻ như đang lâm vào ngõ cụt hôm nay. Giới thanh niên nay bất đồng ý kiến với nhau về giai đoạn tiếp của phong trào biểu tình. Nên bám trụ hay nên bỏ đi, cho dù không gì bảo đảm sẽ có một cuộc thương lượng thật sự với chính quyền?

Cảnh sát Hong Kong có thể sẽ lợi dụng lúc tình hình tạm thời lặng dịu và sinh viên đấu tranh đang bị chia rẽ để can thiệp. Trên các mạng xã hội đang có tin đồn là cảnh sát sẽ ra tay trong những giờ tới.

KỆ BÀ CHO TỤI ĐÀN ÔNG TỰ SINH TỰ DIỆT ĐI...

Kệ bà tụi đàn ông tự sinh tự diệt đi...

'Đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống'.

Đàn bà Á Đông, chịu cái vòng siết của tam tòng tứ đức, trọng nam khinh nữ để rồi cái khổ nó chồng lên nhau thành núi.

Yêu, đàn bà cũng khổ.

Đàn ông nó yêu mười con đàn bà, chuyện thường. Bởi mấy ông bà già xưa cho rằng cái thói trăng hoa đàn ông nào cũng có, rồi thì tam thê tứ thiếp là thường. Chứ thử đàn bà yêu nhiều, người đời nó gán cho cái chữ lẳng lơ, trắc nết.

Cưới, đàn bà cũng khổ.

Chọn chồng với đàn bà coi như chọn nửa đời còn lại, kiểu rất hên xui. Nhiều đàn ông lúc chưa cưới thì tốt, cưới về tự dưng đổ đốn ra. Mà đàn bà lại đâu thể sống thử trước khi cưới, vì sống thử cũng là lăng loàn trắc nết. Chưa kể, lấy chồng còn là lấy cả giang sơn nhà chồng. Về rồi hầu hạ mẹ chồng, cha chồng, em chồng. Nói thì buồn, chứ có cô ở nhà mẹ ruột không nấu được nồi cơm cho cha mẹ mình ăn, qua nhà chồng thì từ trà tới nước cũng bưng.

Giận, đàn bà cũng khổ.

Sống ở nhà chồng, có giận chồng thì chỉ có nước vô phòng riêng úp mặt vào gối mà khóc không ra tiếng. Chứ méc ai bây giờ, méc mẹ chồng thì con bả bả phải bênh, chứ mắc gì bênh cái thứ người dưng như mình. Gọi cho mẹ ruột thì sợ mẹ xót lòng xót dạ. Muốn xách cái giỏ về nhà mẹ ở cho thỏa cơn cũng không dám, tại cái tiếng "bị nhà chồng trả về" nó ác nghiệt dự lắm.

Đẻ con, đàn bà cũng khổ.

Đàn ông bốn mươi, năm mươi mà còn mạnh, "giống" còn khỏe giúp đàn bà thụ thai. "Giống" yếu một chút thì đời con mình nó yếu, chứ bản thân đàn ông không bị ảnh hưởng. Còn đàn bà, trên ba mươi mà đẻ con thì xác định là không tốt cho cả con và mẹ.

Đẻ con, coi như cắt một phần máu, thịt, da, xương của mình để tạo ra một sinh linh mới. Trong vụ này thì đàn ông nó góp có mỗi "giống". Đẻ xong rồi, cơ thể đàn bà yếu ớt hơn hẳn, không chăm sóc nghỉ dưỡng kỹ thì về già càng đớn càng đau. Đàn ông thì vẫn khỏe phây phây. Đàn bà đẻ chứ đàn ông có đẻ đâu.

Đẻ xong, đàn bà xuống sắc. Da nứt thịt rạn cho đám đàn ông nó chê ỏng chê ẹo, đi kiếm mấy em trẻ hơn, đẹp hơn.

Vậy chứ mà không đẻ con thì thiên hạ nó kêu "cây độc không trái, gái độc không con".

Ly dị, đàn bà càng khổ.

Sau này người ta hay nói "Cưới đại đi, có gì thì li dị". Thử đi rồi thấy cái cảnh đàn ông một đời vợ không sao, chứ đàn bà một đời chồng thì coi như... xong! Thằng nào muốn nhào vô cũng lo ngay ngáy trong lòng. "Con này nó sống sao mà thằng chồng trước không chịu nổi?". Chưa kể đàn ông có còn sợ làm thằng đổ vỏ cho thằng nào ăn trước nó.

Ly dị xong, gặp gia đình thương yêu, hiểu chuyện thì cha mẹ ruột còn đón về chăm sóc, chứ mà gặp gia đình phong kiến, mang cái tư tưởng "con gái gả đi rồi là coi như hất chén nước đi, nó có quay về nằm trước cửa cũng không nhìn" thì coi như xác định là bỏ xứ mà đi cho khỏe.

Đẻ con thì đàn bà đẻ, chứ lúc ly dị thì lại phải đấu tranh để giữ đứa con cho mình, bởi luật có thể đưa đứa con cho chồng. Máu thịt mình dứt ra mà bắt cho đi sao đành. Mà giữ lại nuôi thì kinh tế phải vững, hên lắm thì gặp được người chồng có trách nhiệm, chu cấp mỗi tháng, nhưng số này đếm trên đầu ngón tay.

Sơ sơ nhiêu đó, chứ kể hết ra, chắc đàn bà đi tự tử hết.

Nên đàn bà đừng quá trông mong hay nghĩ đời mình phải dựa dẫm vào đàn ông mà sống. Lo cho bản thân mình đã, lo làm đẹp ngoại hình, lo trang điểm kiến thức, lo thăng tiến tương lai, lo cho cha mẹ...

Còn đàn ông, kệ bà tụi nó tự sinh tự diệt, tự mang lại hạnh phúc cho nhau là được rồi! 

Theo Blog Phạm Tiến Dũng

TỪ GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ NGHĨ VỀ CUỘC TRƯỜNG CHINH VĨ ĐẠI CỦA DÂN TỘC

Từ giải phóng thủ đô, nghĩ về cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc


VOV.VN - Chân lý “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” đã, đang và sẽ tiếp tục soi sáng con đường chúng ta đi.

1.
Ngày 10/10/1954, sau 9 năm kháng chiến gian khổ, đại quân ta tiến về tiếp quản thủ đô Hà Nội từ tay thực dân Pháp. Dẫu sau đó Tổ quốc còn phải kinh qua một chặng đường dài nữa mới sạch bóng quân thù, sự kiện này vẫn mở ra một trang mới của dân tộc trên hành trình tới độc lập tự do.

Mấy chục năm sau, đất nước đã hoàn toàn im tiếng súng, giang sơn liền một dải. Cả dân tộc bước vào giai đoạn mới đẩy mạnh phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng. Trong quá trình ấy, không ít người dường như bị cuốn vào công cuộc kinh doanh và giao thương. Đâu đó xuất hiện những tiếng nói lãng quên lịch sử. Có ai đó thắc mắc, rằng sao cứ nói hoài về chiến tranh, về nguy cơ thôn tính, về việc phải cảnh giác trước các thế lực thù địch.

Nhưng mặc cho xu hướng lớn hiện nay là hòa bình và đối thoại, tình hình thế giới đầu thế kỷ 21 vẫn không hề yên ả. Các cuộc chiến tranh xâm lược các quốc gia có chủ quyền đã diễn ra ở Afghanistan vào năm 2001, ở Iraq vào năm 2003. Chủ trương can thiệp của các nước lớn cũng không bỏ qua Libya vào năm 2011 và Syria kể từ đó năm đó đến nay. Khủng hoảng Ukraine bùng phát lên hồi cuối năm 2013 và vẫn căng thẳng cho đến hiện tại; quốc gia Đông Âu này chưa thoát ra khỏi thế giằng xé giữa Đông và Tây.

Riêng với người Việt, vụ giàn khoan Hải Dương-981 được hạ đặt trái phép và ngang nhiên trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam trên Biển Đông năm 2014 là một biến cố không thể nào quên. Cả dân tộc sục sôi trước việc chủ quyền bị xâm phạm và an ninh quốc gia bị đe dọa.

Giàn khoan Hải Dương-981

Ra đời vào năm 1945, Liên Hợp Quốc đã đạt được nhiều thành tựu trong gìn giữ hòa bình và thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế nhưng cũng kể từ năm 1945, thế giới vẫn bị chi phối bởi các nước lớn và những toan tính áp đặt ý chí của riêng mình lên các nước khác. Các quốc gia nhỏ vẫn nằm trong vòng ảnh hưởng của các cường quốc ở các mức độ khác nhau. Cho đến thời điểm hiện tại vẫn xuất hiện các biểu hiện cường quyền, mưu toan thay đổi hiện trạng, bất chấp đạo lý và luật pháp quốc tế.

Từ năm 1954 Việt Nam đã nằm trong toan tính của các nước lớn. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dù đang ở thế thắng với trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, chúng ta vẫn bị các nước lớn o ép từ nhiều phía.

Đến năm 1972 khi công cuộc giải phóng miền Nam gần đến ngày thắng lợi, chúng ta lại tiếp tục bị người ta “mặc cả” sau lưng và trên lưng. Những cuộc mặc cả kéo theo cái giá là máu của bao đồng bào và chiến sĩ ta cả trên chiến trường miền Nam lẫn trong cuộc tập kích chiến lược tàn bạo của không quân Mỹ vào thủ đô Hà Nội và miền Bắc Tổ quốc năm đó. Đến những năm 1978-1979, các thế lực thù địch lại một lần nữa gây chiến với Việt Nam ở cả hai đầu đất nước, với âm mưu làm Việt Nam chảy máu và suy kiệt.

2.
Lịch sử Việt Nam là lịch sử các cuộc chiến. Nhưng nội chiến chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong đó. Đa phần là chiến đấu với các thế lực ngoại bang nhằm bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc và bản sắc văn hóa đất nước.

Dân tộc Việt Nam dù không muốn cũng đã trở thành một dân tộc trận mạc. Dẫu cho người dân Việt Nam vốn chuộng thơ ca chứ không ham chiến trận, thích cầm cày hoặc bút hơn là gươm đao. Dựng nước đi đôi với giữ nước đã trở thành quy luật của dân tộc Việt.

Lịch sử đã khiến dân tộc ta phải cầm vũ khí đứng lên bảo vệ không chỉ sự tồn vong của bản thân, mà còn cả nền văn hóa của nhiều dân tộc khác nữa. Dân tộc Việt thường phải bước vào những cuộc chiến đấu mới khi “trên mình còn lắm vết thương”. Dẫu vậy mỗi khi Tổ quốc gọi, lòng yêu nước nồng nàn lại dâng trào, triệu con dân nước Việt tha thiết thỉnh nguyện “Hãy cho tôi lên đường” đánh lui quân xâm lăng, bảo vệ biên thùy.

Các nam thanh niên tuổi 18 đôi mươi lên đường ra trận bảo vệ biên cương (ảnh tư liệu)

Ai đó thắc mắc có những quốc gia châu Á giành được độc lập từ phương Tây mà đâu cần đến bạo lực, vũ trang? Thực tế đó có. Nhưng vấn đề này phải nhìn nhận một cách hết sức cụ thể.

Trước hết, với vị trí địa chính trị đặc biệt của mình, Việt Nam bị nhiều thế lực nước ngoài nhòm ngó. Thời xưa đã vậy, bây giờ vẫn đúng. Mới đây trong chuyến thăm Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Đại tướng Dempseyđã nhận định: Việt Nam có tầm quan trọng đặc biệt trong vùng, là cửa ngõ ra toàn khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đại tướng Dempsey nói không ngoa. Về mặt địa lý và văn hóa, Việt Nam nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á. Với địa thế của mình, Việt Nam tựa chiếc cầu nối Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo, nối Đông Bắc Á với Đông Nam Á, và nối Đông với Tây. Việt Nam lại sở hữu đường bờ biển dài (xét cả về mặt tuyệt đối và tương đối) án ngữ gần như toàn bộ bờ tây của Biển Đông - một vùng biển chiến lược nhất nhì thế giới. Trong thời đại của kinh tế biển, thì “mặt tiền” bờ biển dài của Việt Nam lại càng “có giá”.

Thứ hai, Việt Nam vẫn luôn là dân tộc hòa hiếu. Trước khi nổ ra cuộc chiến Việt-Pháp (1946-1954), chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã nỗ lực thương thuyết đến phút chót. Đối với nước Mỹ, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động bắt liên lạc với họ giai đoạn 1945 và mong muốn thiết lập quan hệ hữu nghị và thực chất giữa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Nhưng thời điểm đó và giai đoạn kế tiếp, cả người Pháp và Mỹ đều khước từ bàn tay hòa bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Để rồi từ đấy, số phận dân tộc Việt lần lượt nằm trong vòng vây không chỉ của các thế lực thực dân đế quốc.

Thứ ba, ý thức danh dự của người Việt lớn lắm. Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam nồng nàn lắm. Người Việt thà chết vinh còn hơn sống nhục. Chúng ta chiến đấu vì danh dự, vì bản sắc dân tộc hàng ngàn năm, vì các giá trị thiêng liêng của độc lập và tự do.

Thật xúc động biết bao tinh thần ái quốc và gìn giữ nền văn hóa dân tộc trong di ngôn của Hoàng đế Quang Trung thời kỳ đại phá quân Thanh xâm lược: “Đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng, đánh cho nó chích luân bất phản, đánh cho nó phiến giáp bất hoàn, đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ.”

Trong giai đoạn 1960-1973, không chịu quỳ gối trước uy vũ, chúng ta đương đầu với những đòn đánh đau, hiểm của đế quốc Mỹ - một đối thủ có tiềm lực quân sự và kinh tế gấp ta nhiều lần. Ngay trong những trận giáp chiến đầu tiên giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và quân viễn chinh Mỹ, người Mỹ đều cố giáng đòn “nặng ký” dựa trên ưu thế tối đa về hỏa lực và tính cơ động nhằm nắn gân quân Giải phóng. Đến năm 1972, Mỹ lại một lần nữa dùng sức mạnh của máy móc, của vũ khí tối tân làm rung chuyển bầu trời và mặt đất Hà Nội trong 12 ngày đêm tháng Chạp (ngoại trừ hôm Noel). Tất nhiên trong các cuộc đọ sức đó, người Việt không bao giờ chịu khuất phục.

Việt Nam hướng tới một nền độc lập tự do thực chất, toàn diện, chứ không giả hiệu hay phiến diện. Nền độc lập bền vững, lâu dài, cho các thế hệ mai sau. Người Việt Nam luôn khẳng định bản lĩnh của mình và dị ứng với mọi biểu hiện của chủ nghĩa can thiệp từ các thế lực ngoại bang.

Vị trí chiến lược của Việt Nam trong khu vực (ảnh: Operation World)

Không những vậy, thời phong kiến, dân tộc Việt đã góp phần bảo vệ sự đa dạng văn hóa trong Đông Nam Á khi chặn đứng vó ngựa của các triều đại Trung Quốc và đế chế Nguyên Mông ôm mộng bành trướng xuống toàn khu vực. Lịch sử đã trao cho Việt Nam sứ mệnh thiêng liêng và vinh quang đó.

3.
Trong hàng triệu triệu con dân nước Việt, Hồ Chí Minh là đại diện ưu tú và tiêu biểu của dân tộc về tinh thần độc lập tự do.

Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành khi ra đi tìm đường cứu quốc đã mang theo khát vọng cháy bỏng “độc lập cho dân tộc tôi, tự do cho đồng bào tôi”.

Vào tháng 7/1945 (giai đoạn chuẩn bị cho Khởi nghĩa giành chính quyền), dù đang ốm nặng, Hồ Chí Minh vẫn dặn đồng chí của mình: “Dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Tháng 9/1945 Người trịnh trọng tuyên bố khai sinh nước Việt Nam độc lập mới trước toàn thể quốc dân đồng bào và cả thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do, độc lập và sự thật đã trở thành nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập

Những chữ “độc lập tự do” được vang lên nhiều lần trong Bản Tuyên ngôn Độc lập thứ 3 của dân tộc (sau bài thơ thần Nam quốc sơn hà và bài Bình Ngô Đại cáo).

Đến năm 1946, sau những nỗ lực cứu vãn hòa bình ở Đông Dương bất thành (do phía Pháp thiếu thiện chí), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến bất hủ, thấm đượm ý chí và cốt cách dân tộc Việt: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Sau khi Mỹ chính thức đưa hàng vạn quân viễn chinh và quân chư hầu vào miền nam Việt Nam kết hợp đẩy mạnh chiến tranh phá hoại bằng không quân ở miền Bắc, vào ngày 17/7/1966, trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam vang lên lời Hồ Chủ tịch hiệu triệu toàn dân đánh thắng giặc Mỹ xâm lược: “Chúng có thể đưa 50 vạn quân, 1 triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tǎng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không thể lay chuyển được chí khí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng... Chiến tranh có thể kéo dài 5 nǎm, 10 nǎm, 20 nǎm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi, nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.”

Tinh thần độc lập ở đây không chỉ nằm trong ý chí mà còn trong cách tư duy, trong vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Marx-Lenin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước.

Đã có những lời đề nghị đưa quân vào Việt Nam để giúp Việt Nam đánh Mỹ. Nhưng Đảng ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh đã tỉnh táo thể hiện tinh thần độc lập dân tộc, tránh nguy cơ quân sự và sự lệ thuộc về chính trị từ những đề nghị đó.

Ngay cả khi nhận viện trợ quân sự từ một số nước anh em, chúng ta vẫn thể hiện tư duy độc lập, tiến hành kháng chiến theo kiểu của Việt Nam, phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam. Chúng ta có thể tham khảo ý kiến của cố vấn nước ngoài nhưng cách đánh vẫn là của Việt Nam. Câu chuyện kéo pháo ra tại Điên Biên Phủ (để chuyển từ phương châm đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc thắng chắc trong chiến dịch này) hay việc mạnh dạn xây dựng lối đánh chính quy cấp sư đoàn (không dừng lại ở “trường kỳ mai phục” nữa) trong kháng chiến chống Mỹ là minh chứng sống động cho tinh thần độc lập sáng tạo ấy.

Các nữ chiến sĩ thông tin của QĐNDVN ở ngoài tiền tuyến. Trước các đội quân xâm lược đông hơn rất nhiều, chúng ta áp dụng chiến tranh nhân dân, huy động sự tham gia của mọi giới (ảnh tư liệu)

Có thể nói luận điểm Độc lập tự do là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20 và 21.

Hoàn cảnh đặc biệt của dân tộc Việt Nam (khác với nhiều dân tộc, quốc gia khác) khiến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam trở thành một tất yếu lịch sử, và việc Đảng lên nắm quyền là đáp ứng nguyện vọng của cả dân tộc và nhân dân lao động. Đó không phải là sự ngẫu nhiên lịch sử hay sự áp đặt ý chí của một vài người. Đó là đặc thù biện chứng của Việt Nam trong thời hiện đại. Không thể tách rời sự lãnh đạo của Đảng vì Đảng là lực lượng lãnh đạo duy nhất kế thừa truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa nhân loại, đã đi sâu vào quần chúng và hòa quyện với dân tộc. Đồng bào trìu mến gọi Đảng là Đảng ta và tự hào nhìn thấy ở Đảng danh dự, lương tâm và trí tuệ của thời đại chúng ta.

Hồ Chí Minh trước hết là một người yêu nước rồi mới đến là người cộng sản. Khác với nhiều đảng công nhân khác, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp nhuần nhị giữa chủ nghĩa Marx-Lenin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam lập được nhiều chiến công hiển hách là vì đã gương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta ý thức rõ ràng rằng độc lập tự do là nền tảng cho tất cả. Tinh thần này mang tính phổ quát và thời đại sâu sắc. Không có độc lập tự do thì không thể phát triển, phồn thịnh, hạnh phúc được. Mỗi cá nhân và mỗi dân tộc đều có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Nước mất thì nhà tan. Không có độc lập dân tộc thì không thể bảo đảm tự do cho cá nhân và giai cấp.

Trên tinh thần đó các thế hệ tiền bối của chúng ta đã chủ động “đem sức ta tự giải phóng cho ta” vào mùa thu 1945. Tư tưởng độc lập tự do tiếp tục trở thành động lực mạnh mẽ cho cuộc trường chinh sau đó của cả dân tộc Việt Nam.

Các thế hệ người Việt ngày nay vẫn cần tiếp tục quán triệt tư tưởng này. Trước hết là trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, rồi đến lĩnh vực kinh tế, văn hóa. Một mặt chúng ta phải hội nhập quốc tế sâu hơn nữa, mặt khác phải giữ được tính tự chủ và bản sắc của mình, hòa nhập nhưng không hòa tan.

Tất nhiên giữ bản sắc không phải là tự cô lập hay bế quan tỏa cảng, mà là đóng góp tích cực cho một thế giới thống nhất trong đa dạng, như ông cha ta đã từng đóng góp cho nhân loại./.

Trung Hiếu/VOV.VN