Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

ĐÔI ĐIỀU VỚI NHÀ VĂN NGUYÊN NGỌC

Kính trọng tài năng văn chương của ông, thế hệ chúng tôi đã thầm xem Nhà văn Nguyên Ngọc - người con của mảnh đất Quảng Nam "chưa mưa đã thấm" là một cây đại thụ của nền văn học đương đại. Với 82 năm tuổi đời, với những tập truyện ngắn đi vào bất hủ như "Đất nước đứng lên" và những Rẻo cao, Đường chúng ta đi, Đất Quảng, Rừng xà nu, Có một đường mòn trên biển Đông, Cát chá..., Nguyên Ngọc đã định hình nên hình ảnh một văn nghệ sỹ có thể sống lâu và đóng góp bền bỉ với nghề.

Có một điều rất đặc biệt là sự thành công của một nhà văn gắn với những giai đoạn lịch sử cụ thể, cho nên dễ hiểu khi thấy một nhà văn thời gian đầu rất lận đận, không có tác phẩm để độc giả biết tới nhưng trước khi từ giã trần thế họ vẫn có những tác phẩm để đời và để định hình tên tuổi; hiếm thấy một nhà văn mà khởi đầu và kết thúc đều thành công. Dõi theo sự nghiệp sáng tác của nhà văn đại thụ Nguyên Ngọc cũng không phải là ngoại lệ. Hầu hết các sáng tác của ông ra đời trong bối cảnh sau cuộc kháng chiến chống pháp năm 1954 cho đến hết cuộc kháng chiến chống Pháp và đây cũng là giai đoạn chứng kiến bút lực cũng như thành công nhiều mặt cả về nội dung và nghệ thuật biểu đạt của cây viết này. Dù đã cố gắng viết và chứng tỏ mình nhưng giai đoạn sau năm 1975, nhà văn Nguyên Ngọc không thể làm được những "Rừng xà nu" hay một tuyệt tác tương tự. Và như vậy, Nhà văn Nguyễn Ngọc đã không thể thoát cái quy luật nghiệt ngã của nghề văn ấy, cái nghề không giành cho đại chúng và cũng không thể làm cả đời được. 

So với những cây viết cùng thời thì Nguyên Ngọc còn được đánh giá là may mắn. Có thể xem ông là một nhân chứng sống cho những bước chuyển giao, giao thời giữa nhiều xu hướng, trào lưu văn học. Đặc biệt, trong giai đoạn nền văn học Việt đang có những dấu hiệu biến chuyển hiện nay thì ông cũng có vinh dự đó. Tuy nhiên, có một điều thực sự tôi hơi băn khoăn. Lẽ ra khi sống trong những không khí văn học ấy, khi mà sự sáng tác cũng như sự mẫn cảm nghề nghiệp của mình đã không còn như trước, Nhà văn nên chọn cho mình một góc đứng, một góc nhìn để "nghe" nhiều hơn là để phản biện và tham gia vào đó. 

Dẫu biết rằng, không còn sáng tác thì nhà văn có thể đóng góp vào nền lí luận, sẽ đóng vai của một người tổng kết và đưa ra định hướng cho nền văn học thời gian tới. Nhưng, những người đã thuộc về một thế giới của những năm tháng chiến tranh, đã tạm dừng viết từ lâu như Nhà văn Nguyên Ngọc thì tôi ngỡ rằng, sự nhạy cảm và độ tinh anh để tham gia vào một công tác cần những người trực tiếp sáng tác và sống trong hơi thở của không gian đó thì Nhà văn của Đất nước đứng lên sẽ khó lòng để đáp ứng. Không lẽ ông lại đưa một con mắt của những năm 60, 70 để tô hồng và làm giàu cho những giá trị hiện tai. 

Chúng ta sẽ không ai có quyền phủ định quá khứ, nhất là quá khứ của một nền văn học chiến trận mà tên tuổi của những con người như ông đã được định hình và gọi tên; phủ định nó sẽ có lỗi với lịch sử và những con người như ông. Tuy nhiên, thẳng thắn nhìn nhận để thấy rằng, việc tạm gác sang một bên vai trò của một số người không còn "hữu thời" để có thể chăm lo cho đại cục là một việc nên làm nếu những con người đó có tấm lòng với nền văn học đương đại. Cho nên, nếu ai đó đồng tình với việc đưa thế hệ nhà văn như Nguyên Ngọc vào những cương vị đứng đầu tổ chức hội hay một quyết sách nào đó thì e họ đã sai lầm; họ đã vô tình đội quá khứ lên trên đầu mà không biết so với thời điểm hiện tại nó đã trở nên lỗi thời. 

Với những gì đã cống hiến trong quá khứ, việc Nhà văn Nguyên Ngọc nên làm là "nghỉ ngơi" và giành chỗ cho thế hệ sau chứng tỏ mình. ông sẽ chứng kiến và uốn nắn nếu "lũ trẻ thế hệ sau" lầm đường, lạc lối. Việc ông tham gia cho cái gọi là "Văn đoàn độc lập" Việt Nam và đứng đầu Ban vận động thành lập sẽ làm tổn hại mà ông đã gây dựng qua những sản phẩm cụ thể và nếu không khéo đó là dấu chấm hết cho một đời văn danh tiếng. Điều tôi nói ra đây để thấy rằng, dù nhà văn của chúng ta không chủ ý nhưng có thể sự nhiệt tình và tâm huyết với nghiệp văn của ông đang bị lợi dụng. Ông cứ ký, cứ lên tiếng trong khi chắc ông không hề biết 1 trong 61 người ký vào Ban Vận động ấy không hề tồn tại hoặc đã chết.


Nếu dừng lại ông sẽ có tất cả!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét