Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CHIẾN TRANH MẠNG

Andrei Popescu – ET Romania


Theo trang Washington Free Beacon, chính phủ Trung Quốc đang gia tăng đáng kể khoản đầu tư vào các chương trình chiến tranh mạng, còn các quan chức tình báo Mỹ lại cho rằng việc này nhằm mục đích cạnh tranh với khả năng của các mạng quân sự hàng đầu của Mỹ.

Theo các quan chức Mỹ, việc gia tăng đầu tư này thể hiện qua việc phân bổ lại về lâu dài và trên quy mô lớn các nguồn lực của Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Nga được coi là một trong những nước có khả năng tiến hành chiến tranh mạng nhất trên thế giới.

“Chúng tôi có những dữ liệu cho thấy Bắc Kinh đã tăng khoảng 20-30% tiền đầu tư vào lĩnh vực không gian mạng so với những năm trước đây “. Theo tuyên bố của một quan chức Mỹ nắm rõ các chi tiết của chương trình chiến tranh mạng của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có một chiến lược dài hạn để tăng cường nỗ lực trong lĩnh vực này.

Các quan chức Mỹ giấu tên cho biết việc Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực đã được tiến hành sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng chương trình mạng quân sự của họ tụt hậu so với Mỹ trong nhiều khía cạnh quan trọng.

Mặc dù không thể tìm ra tổng số tiền mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chi cho chương trình không gian mạng, một số nhà phân tích độc lập đã ước tính rằng số tiền này có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đô la.

Đảng viên Đảng Cộng hòa Mỹ Mike Pompeo nói rằng Trung Quốc thông qua Quân đội Giải phóng nhân dân đã phát triển một số tính năng mạng phức tạp nhất trên thế giới. “Chính quyền Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ có giá trị hàng trăm tỷ USD từ các công ty Mỹ và vẫn tiếp tục hành động trộm cắp này. Người Trung Quốc đã cải thiện khả năng của mình để tiến hành các cuộc tấn công mạng lớn và tiếp tục coi loại vũ khí này như một công cụ thiết yếu trong kho vũ khí của họ”.

Tăng chi tiêu cho lĩnh vực chiến tranh mạng là một phần của chương trình được quân đội Trung Quốc gọi là “chiến tranh thông tin”, vấn đề này thể hiện rất rõ trong ngân sách quốc phòng mới nhất của Trung Quốc được công bố vào đầu tháng 3.

Vào ngày 4 tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã công bố chi tiêu quốc phòng năm nay sẽ tăng 10% so với ngân sách năm ngoái, đạt 143,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, con số chính thức này chưa tính các chi phí của Trung Quốc cho các lực lượng hạt nhân chiến lược, nhập khẩu vũ khí của nước ngoài, các chương trình quân sự không gian, các chương trình nghiên cứu và phát triển quân sự. Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế ở Stockholm ước tính rằng, trên thực tế, chi tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng có thể cao hơn 55% so với con số chính thức, theo Washington Free Beacon.

Việc mở rộng các chương trình chiến tranh mạng của Trung Quốc đã được tiến hành sau cuộc họp trong tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khi chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu áp dụng một chiến lược chiến tranh thông tin mới.

Theo truyền hình nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khuyến khích quân đội thay đổi tư duy cố định về chiến tranh cơ giới để tạo ra một khái niệm về chiến tranh thông tin, khi cho rằng Trung Quốc phải đối mặt với những áp lực ngày một tăng từ các nước khác trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gián điệp .

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này phải nỗ lực nhiều hơn để chống lại các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, bao gồm cả các mối đe dọa kinh tế và tăng cường các hoạt động quân sự chung giữa các khu vực quân sự của Trung Quốc để mở rộng khả năng chiến đấu.

Các cuộc tấn công mạng do quân đội Trung Quốc thực hiện vào các mạng máy tính của chính phủ Mỹ và vào khu vực tư nhân đã buộc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 5 hacker thuộc Quân Giải phóng Nhân dân hôm 1 tháng 5 năm 2014.

Trong khi các chương trình chiến tranh và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc được giữ bí mật, thì các bài báo của quân đội Trung Quốc lại đưa ra một số dấu hiệu cho thấy chỉ đạo của Bắc Kinh về vấn đề này.

Một tài liệu kỹ thuật được đăng vào ngày 1 tháng 10 năm 2013 trên tạp chí Khoa học quân sự Trung Quốc cho biết “Dự đoán trong tương lai gần rất có khả năng chiến tranh mạng sẽ hỗ trợ hoặc thậm chí thay thế vũ khí thông thường trong các cuộc chiến tranh hiện đại và tương lai”.

Theo Washington Free Beacon, các cuộc tấn công mạng không chỉ giới hạn ở bên quân sự thực hiện, mà còn có cả các hacker thường dân hay định dạng nặc danh tiến hành để đối phó với việc phải trả lời về những cuộc tấn công này.

TOÀN VĂN THÔNG CÁO CHUNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Toàn văn Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc


VOV.VN - Hai bên tuân thủ nhận thức chung và nghiêm túc thực hiện thỏa thuận về giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiến hành thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 4 năm 2015.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; hội kiến với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang; Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước trong tình hình mới và về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tỉnh Vân Nam.

Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc phát triển về phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giành được trong việc thúc đẩy toàn diện sự nghiệp đổi mới từ Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện được những nhiệm vụ mục tiêu mà Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phía Việt Nam đánh giá cao những tiến triển to lớn trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đạt được từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo kiên định của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

3. Nhân dịp 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhìn lại truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.

Hai bên đã tổng kết những kinh nghiệm và gợi mở quan trọng về sự phát triển của quan hệ Việt - Trung: tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được quý trọng, gìn giữ và phát huy; hai nước Việt Nam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước, hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng; tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định, hai bên cần tăng cường thăm viếng và trao đổi cấp cao, từ tầm cao chiến lược, đưa quan hệ song phương phát triển về phía trước; hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực, cần tăng cường và làm sâu sắc toàn diện.

4. Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, luôn nắm vững phương hướng phát triển của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên phía trước.

Hai bên nhất trí chú trọng đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:

- Tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết cấp cao giữa hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và những vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, không ngừng đi sâu trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung.

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước như Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung; thúc đẩy tổng thể hợp tác, điều phối giải quyết các vấn đề, phục vụ cho lợi ích của nhân dân hai nước. Thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước đạt tiến triển mới.

- Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng, tiếp tục tổ chức tốt các hội thảo lý luận, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, quản lý đất nước..., đi sâu hợp tác về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đảng và chính quyền. Tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.

- Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016”, thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã ký kết. Thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền vững; phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam; hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch... Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

- Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thoả đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh, triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác và thỏa thuận hợp tác đã ký kết; tăng cường hợp tác về chống khủng bố, phòng chống tội phạm ma túy, tội phạm lừa đảo viễn thông, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng...; bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và công dân nước này tại nước kia.

- Mở rộng giao lưu và hợp tác hữu nghị giữa hai bên trong các lĩnh vực báo chí, văn hóa, giáo dục, du lịch và giữa các địa phương hai nước; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, diễn đàn nhân dân Việt – Trung; tích cực thúc đẩy công tác thành lập trung tâm văn hoá nước này tại nước kia, tăng cường giao lưu báo chí và thăm viếng lẫn nhau giữa phóng viên hai nước; đi sâu giao lưu hữu nghị giữa các cơ quan nghiên cứu và học giả; thiết thực đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung, không ngừng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới 
hai nước.

5. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.

6. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

7. Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEAN - Trung Quốc; cùng duy trì, bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Việt Nam chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2014. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác xây dựng kết nối khu vực, thúc đẩy cùng phát triển trong khu vực.

8. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.

9. Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, chân tình và hữu nghị, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.

VOV
http://vov.vn/chinh-tri/toan-van-thong-cao-chung-viet-nam-trung-quoc-393521.vov

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Cảnh giác: GIÀN KHOAN 981 ĐANG DI CHUYỂN GẦN BIỂN VIỆT NAM

Cuteo@

Một động thái mới gắn liền với họa xâm lăng xuất hiện từ phía Trung Quốc: Giàn khoan Hải Dương 981 đang di chuyển xuống phía Nam, gần vùng biển của ta. Giàn khoan này đã từng hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên biển Ðông, gần vùng biển của Việt Nam. Cụ thể, giàn khoan này đang di chuyển từ bắc xuống nam biển Ðông và đã đi qua vĩ tuyến 15.

Giàn khoan Hải Dương 981 thời điểm được hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Ngay sau khi nhận được thông tin về việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã theo dõi hướng di chuyển của giàn khoan này để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Thông tin bước đầu xác định giàn khoan được kéo sang Ấn Ðộ Dương để thực hiện việc khoan thăm dò theo một hợp đồng với một quốc gia Ðông Nam Á vừa ký kết với phía Trung Quốc. Và việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981 hiện nay là bình thường, đang đi trên vùng biển quốc tế hướng sang Ấn Ðộ Dương.

HOAN HÔ ANH THĂNG ĐÃ CẢNH CÁO NHÀ THẦU TRUNG QUỐC

Khoai@

Bức xúc trước thái độ thiếu trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã sòng phẳng: "Các anh vì lợi nhuận mà đổi tính mạng đồng bào chúng tôi"

Có lẽ đây là câu nói mạnh mẽ nhất của Bộ trưởng Thăng mà tôi nghe được.

Công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông do nhà thầu TQ là chủ đầu tư, ngoài việc thi công cẩu thả, làm chậm tiến độ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông và mỹ quan đô thị, thì công trình này đã 2 lần để xảy ra tại nạn nghiêm trọng, làm chết người đi đường.

Hậu quả để lại không chỉ đơn giản là thiệt hại về kinh tế xã hội, về tính mạng con người, mà quan trọng là làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước. Dưới góc nhìn này, nhà thầu Trung Quốc không khác nào kẻ phá hoại.

Sau khi để xảy ra tại nạn đè bẹp chiếc taxi, ngay đầu năm mới hôm 4/1/2015, lãnh đạo Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Tổng thầu EPC Trung Quốc, nhằm đánh giá lại sự cố vừa xảy ra tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông xảy ra hôm 28/12 vừa qua.

Bộ trưởng Thăng khẳng định: Tổng thầu EPC Trung Quốc thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, đơn vị tư vấn giám sát kém cỏi, vô cảm với tính mạng của người dân khi để xảy ra sự cố nói trên

Gay gắt hơn, anh phát biểu: "Mỗi khi xảy ra sự cố các anh lại xin lỗi, hứa sửa chữa nhưng các sự cố nghiêm trọng vẫn xảy ra. Các anh vì lợi nhuận mà đổi tính mạng của đồng bào chúng tôi. Các anh phớt lờ các yêu cầu và cảnh báo của Bộ GTVT".

Đó chính là tâm huyết của người lãnh đạo.

Trước đó Bộ GTVT đã ban hành rất nhiều văn bản nhắc nhở Tổng thầu về quy trình, quy phạm trong khi thi công, đặc biệt là sau khi xảy ra sự cố hồi tháng 11/2014, nhưng EPC vẫn không thực hiện.

Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu thay chỉ huy trưởng công trường, tư vấn giám sát, nhà thầu phụ không đủ năng lực, để đảm bảo tính mạng người dân và chất lượng, tiến độ Dự án. Đồng thời lãnh đạo Bộ này cũng yêu cầu đơn vị có liên quan ký hợp đồng tư vấn giám sát với đơn vị của Việt Nam do Bộ GTVT chỉ định để đảm bảo chất lượng Dự án. 
Dự án này không phải nơi thí điểm để một số cán bộ, kỹ sư thiếu năng lực, trình độ và lương tâm tới làm việc. Do đó phải thay tổng chỉ huy công trường; Thay thế, tăng cường các kỹ sư, cán bộ và những người có trách nhiệm, năng lực, lương tâm sang làm việc tại Dự án
Bộ trưởng Đinh La Thăng gay gắt.
Để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện cũng như đảm bảo chất lượng, tiến độ Dự án, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu cảnh cáo Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc.

Cũng tại cuộc họp, đại diện Tổng thầu EPC, ông Chu Hằng Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc đã nhận lỗi trước sự việc mới vừa diễn ra: "Sự việc đáng tiếc và đau buồn này thuộc trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp thu, tiếp nhận mọi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT để giải quyết triệt để tận gốc sự việc, không để xảy ra các sự cố khác".

Ông Chu Hằng Vũ cũng cho biết thêm phía EPC chấp nhận hoàn toàn ý kiến của Bộ GTVT. Đồng thời EPC cũng sẽ thành lập tổ chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam để kiểm tra lại toàn bộ Dự án. Tất cả nhà thầu dọc tuyến để xảy ra sai phạm sẽ bị xử lý. Đối với nhà thầu phụ không theo yêu cầu, không đảm bảo năng lực sẽ bị thay thế.

Tôi tin anh Đinh La Thăng nói được là làm được.

Thứ Ba, 30 tháng 12, 2014

SAO PHẢI HOẮNG LÊN VÌ VIỆN KHỔNG TỬ?

LâmTrực@

Câu chuyện thành lập Viện Khổng Tử tại Đại Học Hà Nội làm cho nhiều người hoắng hết cả lên. 

Lướt nhẹ qua mạng, nhiều ý kiến lo lắng, thậm chí phản đối. Cũng không ít ý kiến lợi dụng sự vụ để bỉ bôi đảng và nhà nước.

Trước hết, người ta nhận ra các Viện Khổng đều là của nhà nước Trung Quốc, chịu sự kiểm soát, định hướng, chi phối bởi những mục tiêu chính trị của nhà nước Trung Quốc, chứ không đơn thuần chỉ là dạy ngôn ngữ, trao đổi văn hóa…như các tổ chức độc lập khác. Điều này là có lý, bởi chả ai dỗi hơi tìm cách tài trợ, mở mang tư tưởng của mình ra nước ngoài.

Có người cho rằng, tinh thần Khổng Tử đại diện cho văn hóa Trung Quốc, có sức thẩm thấu cao sẽ dần lấn át văn hóa bản địa và. Đó là sức mạnh mềm mà Trung Quốc muốn sử dụng kết hợp với sức mạnh "cứng" để xâm lược Việt Nam. Thậm chí, còn cực đoan cho rằng, đó là thứ văn hóa có tính chất tận diệt, hủy diệt các nền văn hóa khác, là thứ văn hóa chỉ biết lấy đi mà không cho lại, chỉ đồng hóa mà không khai hóa, cũng không chấp nhận sự khác biệt văn hóa của nước khác. Nhận định này có thể hơi quá, nhưng lịch sử của các quốc gia bị Trung Quốc thôn tính, trong đó có cả một ngàn năm Bắc thuộc của Việt Nam đã chứng minh điều đó.

Trên BBC, Dân Làm Báo, Dân Luận, còn cho rằng, thông qua việc lập Viện Khổng Tử, Trung Quốc sẽ cài cắm người để hoạt động gián điệp như đã từng xảy ra ở Canada, và dẫn dụ rằng lãnh đạo biết rõ điều đó, nhưng tiếp tay cho Trung Quốc xâm lăng về văn hóa.v.v..Đó là những ý kiến kém hiểu biết, thiếu thiện chí.


Thực tế, dù là ai đứng sau, nhưng thử hỏi Viện Khổng Tử khác gì Viện Goethe, Viện Puskin, Viện trao đổi văn hóa Pháp, Hội đồng Anh, hay Hội Trao đổi văn hóa Nhật? Văn hóa các nước có lấn át văn hóa Việt hay không phụ thuộc vào khả năng tự vệ của chính chúng ta chứ không phụ thuộc vào họ. Mặt khác, không nên cực đoan cho rằng, cứ cái gì của Trung Quốc thì đều không nên học. Tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại sẽ chỉ làm cho chúng ta tốt hơn.


Có lo lắng về hoạt động gián điệp của Trung Quốc không? Tất nhiên là có, ta cũng không nên mất cảnh giác với Trung Quốc. Ngược lại ta cũng nên hiểu, trong thế giới hội nhập, hoạt động gián điệp là chuyện tất yếu của mọi quốc gia, chả riêng gì Trung Quốc, và hoạt động này hiện diện ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực chứ không riêng gì qua Viện Khổng. Đến như Tổng thống Obama còn công khai bày tỏ quan điểm: Chuyện gián điệp ư, có gì mới đâu, điều hiển nhiên rồi. Vấn đề là chúng ta phòng, chống như thế nào mà thôi.


Chuyện xâm lăng văn hóa, hay chuyện bành trướng quyền lực mềm, lại càng là tất yếu. Em Đỏ, một blogger nổi tiếng đã phán: "Một cường quốc bậc nhất dân số, bậc nhì kinh tế thế giới mà không khao khát bành trướng quyền lực mềm, có họa thần kinh". Bạn thử nghĩ đi, có nước nào mà không muốn văn hóa của mình lan tỏa khắp thế giới, ảnh hưởng chi phối, thậm chí lấn át văn hóa nước khác? Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật, Đức, Canada...có thế không?

Một chi tiết đáng chú ý là, tính đến năm 2010, tại Mỹ đã có 64 Viện Khổng Tử được thành lập tại 37 bang, đi đầu là trường đại học thuộc bang Maryland (University of Maryland) vào năm 2005. Đó là chưa kể đến các lớp được mở dạy tại các địa phương mà không cần đến Viện.

http://uschina.usc.edu/article@usct?map_of_confucius_institutes_in_the_u_s_14774.aspx

Hãy xem và so sánh 2 bản đồ sau để thấy mức độ xâm nhập của Viện Khổng vào Mỹ mạnh như thế nào. Nếu ai đó, có đây là một phương thức "Hán hóa" của Trung Quốc thì cũng đủ thấy, khả năng phòng vệ của người Mỹ kém cỏi ra sao:



Nhìn vào 2 bản đồ đó, thấy các màu đỏ sẫm, đỏ, cam, hồng, hồng nhạt cho tới trắng, mô tả mức độ xâm nhập của văn hóa Khổng vào nước Mỹ. Trừ màu trắng, là nơi Khổng chưa vào hoặc chưa thể vào.

Ngạc nhiên là tại Trung Quốc, dù được hậu thuẫn bởi chính phủ, Khổng Tử vẫn không có nhiều ảnh hưởng ở hầu hết các vùng lãnh thổ của họ. Xem bản đồ trên, Khổng Tử chỉ hiện diện chưa quá bán toàn bộ lãnh thổ Trung Hoa. 
Thực tế này phản ánh lịch sử bành trướng, mở rộng lãnh thổ Trung Quốc và cũng cảnh báo xung đột văn hóa bởi ý thức phản kháng, chối từ văn hóa Khổng ngay trong lãnh thổ Trung Quốc.


Theo trang Chinadaily, trong bài "Confucius Institutes go beyond borders", kể từ khi thành lập Viện Khổng Tử đầu tiên tại Seoul tám năm trước đây, sự phát triển của tổ chức này đã tăng vọt hơn cả sự mong đợi, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hiện tại (năm 2012) có hơn 400 Viện Khổng Tử ở 108 quốc gia và khu vực, và hơn 500 lớp học Khổng Tử với hơn 600.000 học sinh đăng ký trên toàn cầu. Ngoài ra, 70 trong top 200 trường đại học hàng đầu trên thế giới đã mở Viện Khổng Tử của riêng họ. Hiện vẫn còn hơn 400 trường đại học ở 76 quốc gia chờ đợi vào danh sách ứng cử viên cho các Viện Khổng Tử.


http://usa.chinadaily.com.cn/epaper/2012-12/03/content_15980161.htm


Bản đồ sau đây do chính Trung Quốc công bố sẽ chứng minh nhiều điều:





Hẳn các bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên, khi thấy Viện Khổng Tử có mặt khắp nơi trên thế giới, nhưng hàng ngàn năm qua, Việt Nam ta, mặc dù sát nách Trung Quốc, đã không hề có. Điều này chỉ ra, ý thức phản kháng, phòng vệ của Việt Nam là không tồi chút nào.

Một anh bạn từ Mỹ trở về đã hài hước phát biểu: Xét về mức độ "bị Hán hóa", Việt Nam còn lâu mới đuổi kịp Mỹ và các nước phương Tây. 

Kết: Giao lưu văn hóa, thúc đẩy sự hiểu biết và hợp tác với nhau đã trở thành quy luật. Viện Khổng Tử xuất hiện ở Việt Nam có thể coi là một tất yếu. Điều quan trọng để không bị thiệt chính là phải cảnh giác.

Bài gốc bên trang: Tre Làng

Thứ Năm, 18 tháng 12, 2014

CHUYỂN ĐỘNG QUỐC PHÒNG CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Chuyển động quốc phòng Châu Á - Thái Bình Dương 


Tác giả: Nguyễn Thế Phương

Châu Á – Thái Bình Dương vừa qua chứng kiến những chuyển động quân sự đáng chú ý. Theo một báo cáo của IHS Jane’s, Hải quân Trung Quốc (PLAN) đang tiến hành một cuộc tập trận không-hải lớn tại Thái Bình Dương với máy bay và tàu chiến đi ngang qua khu vực phía nam đảo Okinawa của Nhật Bản. Cuộc tập trận này bao gồm những phương tiện vũ khí hiện đại nhất của Hạm đội Đông Hải. 

Đài Loan vừa qua cũng khiến Trung Quốc giận dữ khi tuyên bố sẽ tiếp tục kế hoạch mua 2 khu trục hạm tên lửa lớp Oliver Hazard Perry từ Hoa Kỳ. Dự luật cho phép bán 2 tàu này đã được Thượng viện Hoa Kỳ thông qua một cách tuyệt đối. Quá trình hiện đại hoá hải quân của Đài Loan có vẻ như đang được đẩy mạnh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng gia tăng hành vi gây hấn. Theo kế hoạch, Đài Loan cũng có thể mua tiếp 2 tàu nữa cũng thuộc loại này. Hải quân của hòn đảo này cũng vừa tiến hành thử nghiệm lần đầu tiên tàu chiến tàng hình tự đóng của nước. Theo đánh giá thì đây là “sát thủ tàu sân bay Liêu Ninh”, với tốc độ cao (khoảng 70km/h) cùng khả năng mang theo tên lửa Hùng Phong II hay Hùng Phong III hiện đại nhất của Đài Loan.

Việt Nam cũng có những cập nhật mới. Theo báo chí trong nước thì chiếc máy bay vận tải C295M đầu tiên trong hợp đồng đóng mới 3 chiếc cho Không quân của Airbus đã hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm. Đây được coi là thế hệ máy bay vận tải mới nhất của Không quân Việt Nam, từng bước thay thế loại máy bay An-26 đã phục vụ rất nhiều năm. Hai chiếc còn lại sẽ được chuyển giao hoàn tất trong năm sau. Vào đầu tháng 12, 2 máy bay Su-30MK2 đầu tiên trong hợp đồng 12 máy bay Việt Nam ký với Nga vào năm 2013 đã về tới sân bay Đà Nẵng. Cũng trong cuối tháng 12, Việt Nam sẽ tiếp nhận chiếc tàu ngầm lớp Kilo thứ 3 mang tên Hải Phòng, góp phần gia tăng sức mạnh cho hạm đội tàu ngầm của Hải quân tại Cam Ranh. Dự kiến cả 3 chiến còn lại trong tổng số 6 chiếc đặt mua sẽ được bàn giao dứt điểm trong năm 2016.

Liên quan tới tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Trường Sa, theo Want China Times, tàu hộ vệ tên lửa Đinh Tiên Hoàng của Việt Nam sau khi thăm Philippines đã tiến tới Gạc Ma nơi Trung Quốc đang xây dựng sân bay để theo dõi các hoạt động có liên quan. Theo đó thì một trang mạng của Trung Quốc đã chia sẻ bức hình trong đó cho thấy tàu hộ vệ tên lửa Type 053 đã được triển khai để ngăn chặn và theo dõi tàu Đinh Tiên Hoàng. Sự việc được đánh giá là một lời cảnh báo từ phía Việt Nam tới Trung Quốc trong bối cảnh các hoạt động xây dựng và mở rộng diễn ra dồn dập tại khu vực tranh chấp Trường Sa.

Một sự kiện đáng chú ý khác trong tuần qua là việc Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố đã thử nghiệm thành công vũ khí laser lần đầu tiên. Cuộc thử nghiệm diễn ra vào thứ năm tại vịnh Persia, với việc vũ khí này đã có thể tiêu diệt các mục tiêu trên tàu mặt nước, máy bay không người lái và những mục tiêu di động khác. Theo Chuẩn Đô đốc Mathew Klunder thì đây là lần đầu tiên một loại vũ khí laser được triển khai và hoạt động trên một phương tiện chiến đấu. Thành tựu này mở ra triển vọng cho quá trình đổi mới của ngành công nghiệp quốc phòng, cũng như tạo ra những thách thức mới cho quá trình thiết lập chiến lược và chiến thuật hải quân.

Việc Trung Quốc trong suốt thời gian qua tiến hành nhiều hơn các hành vi gây hấn đã hối thúc các quốc gia xung quanh đẩy mạnh quá trình hiện đại hoá quân đội, đặc biệt là không quân và hải quân. Các quốc gia nhỏ hơn đang cố gắng áp dụng chiến lược bất đối xứng nhằm tối đa hoá thiệt hại mà mình có thể gây ra cho đối phương. Có thể nhận thấy rõ điều đó qua xu hướng mua sắm và hiện đại hoá của Việt Nam, Đài Loan hay Philippines, những nước có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải trực tiếp với Trung Quốc. Tuy nhiên, tính hiệu quả trong thực tế của vũ khí khí tài chi dựa trên các số liệu kỹ chiến thuật là chưa đủ. Vì chỉ có thực chiến mới có thể xác định chính xác năng lực thực sự của một lực lượng quân sự. Hiện tại, răn đe là yếu tố chủ đạo trong quá trình hiện đại hoá không-hải của các quốc gia trong khu vực và hầu như chiến lược rõ ràng nhất trong lúc này là áp dụng chống tiếp cận ở quy mô nhỏ nhằm đối phó với các lực lượng của Trung Quốc.

- See more at: 
http://nghiencuuquocte.net/2014/12/16/chuyen-dong-quoc-phong-chau-thai-binh-duong-16122014/#sthash.mwaZFwX2.dpuf

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

NỮ TƯỚNG TRUNG QUỐC BỊ BẮT ĐÃ THAM GIA MỔ CẮP NỘI TẠNG

Nữ tướng Trung Quốc bị bắt đã tham gia mổ cắp nội tạng


Kichbu theo: epochtimes.ru

Mới đây bà thiếu tướng Gao Xiaoyan, thư ký của ủy ban kỷ luật của Đại học Kỹ thuật-Thông tin của Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA), đã bị bắt. Gao - nữ tướng đầu tiên bị điều tra sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC).

Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin rằng bà đã tham gia vào vụ tham nhũngtại Bệnh viện 309 của PLA. Bà dính đến với Gu Junshan và Syui Tsaihou/Từ Tài Hậu là những người ủng hộ tuyệt đối Giang Trạch Dân (đối thủ chính trị của lãnh đạo Trung QuốcTập Cận Bình). Các phương tiện truyền thông nước ngoài cũng đưa tin rằng Gao đã tham gia vào một tội ác khủng khiếp - mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công khilàm việc tại bệnh viện 309.

Theo caixin.com, Gao Xiaoyan bị bắt vào ngày 27 tháng Mười một. Tại nhà của nhà của bà,nằm gần Bệnh viện 309 của PLA, đã tiến hành khám soát vào ban đêm. Gao từng làm việctrong bệnh viện này trong các năm 2005-2012s. Bây giờ bà bị buộc tội nhận hối lộ liên quan đến các dự án cơ sở hạ tầng của bệnh viện. Nhiều nhân viên bệnh viện, kể cả cựu trưởng ban quản lý, cũng bị điều tra.

Ngày 7 tháng Mười hai cơ quan truyền thông của đảng "Nhân dân nhật báo" đã đăng bài viết"Các ông trùm liên quan đến tướng thất sủng Gao Xiaoyan". Bài báo nói rằng Gao Xiaoyan đã tháp tùng cục phó Cục hậu cần của PLA Gu Junshan, khi ông đến thăm Bệnh viện 309.

Trong bài báo nói rằng Gao có những quan hệ chặt chẽ với Gu, nhờ đó được phong cấp bậc thiếu tướng vào năm 2012. Bà trở thành một trong số ít các tướng nữ trong PLA. Cho rằng Gao đã thăng tiến bằng cách hối lộ Từ Tài Hậu, cựu phó chủ tịch Hội đồng quân sự trung ương.

Nhà bình luận chính trị Xia Xiaoqiang trả lời phóng viên của NTD qua điện thoại: "Ở Trung Quốc, để có được cấp bậc cao, cần phải có sự hỗ trợ chính trị. Đương nhiên, Gao Xiaoyancần mua chuộc Từ Tài Hậu thông qua Gu Junshan để được đề bạt. Do đó, Gao, rất có khả năng, đã liên kết với họ".

Trước tháng Tám năm 2009, Bệnh viện 309 thuộc quyền quản lý của Tổng cục hậu cầnPLA. Trong thời gian dài Gu làm việc tại cục hậu cần. Ông trở thành cục phó vào năm 2009và bị sa thải vào năm 2012. Từ Tài Hậu là phó chủ tịch Ủy ban quân sự trung ương trong giai đoạn 2004 và 2012. Ông chính thức bị buộc tội tham nhũng vào tháng Sáu năm 2014.

Nhà bình luận chính trị Tang Jingyuan giải thích thêm cho phóng viên của NTD: «Nhiều bệnh viện quân y, trực thuộc Cục Hậu cần, do Từ Tài Hậu điều hành, đã tham gia mổ cắp nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công. "Tổ chức thế giới về điều tra các cuộc đàn áp Pháp Luân Công" (WOIPFG) giải thích rằng Bệnh viện 309 bị nghi ngờ mổ cắp khối lượng lớn nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Vì lý do này, tôi cho rằng việc bắt giữcủa Gao Xiaoyan liên quan đến vụ Từ Tài Hậu".

Theo lời nhà bình luận, Bệnh viện 309 có trung tâm cấy ghép nội tạng. Doanh thu của trung tâm tăng lên gấp tám lần vào giữa năm 2006 và 2010. Trong giai đoạn này, bệnh viện đã thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng.

"Thật khó để nghi ngờ rằng những khoản tiền đầu tư lớn liên quan với việc mổ cắp nội tạng của những người đang còn sống. Gao Xiaoyan là nhà lãnh đạo chính trị và quản lý các dự án cơ sở hạ tầng của bệnh viện. Bà phải biết rất rõ về những gì đang xảy ra ở đó",- TangJingyuan khẳng định.

Sau đại hội XVIII của đảng Cộng sản Trung Quốc, tân tổng bí thư của ĐCSTQ Tập Cận Bình bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng ngay cả trong quân đội. Nhiều tướng lĩnh bị điều tra, kể cả Gu Junshan, Từ Tài Hậu, cựu phó chỉ huy quân khu Chendu Yang Jinshan và cựuchính ủy E Vanёn.

Nếu tin vào những thông tin bị rò rỉ, thêm tám tướng mới đây đã bị rơi vào vòng điều tra.Trong số đó có phó chính ủy Hải quân của PLA Ma Faxiang, phó chính ủy viên quân khu Tszilin Aun Yuiven và những người khác. Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc,Ma Faxiang gần đây đã tự sát.

Tang Jingyuan nói như sau: "Chiến dịch chống tham nhũng của Tập Cận Bình và WangQishan - như mũi tên đang bay. Nó không thể dừng lại nửa chừng. Tập và những người ủng hộ ông cũng nhận thức rõ rằng, Giang Trạch Dân, Chu Vĩnh Khang và Từ Tài Hậu là những người tổ chức mổ cắp khối lượng nội tạng từ người đang sống. Như vậy, những người ủng hộ Tập sẽ không bao giờ cảm thấy an toàn cho đến khi toàn bộ phe phái của Giang còn chưa bị thanh trừng".

Như Xia Xiaoqiang giải thích thêm, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân luôn sợ chịu trách nhiệm về những tội ác đẫm máu, gây ra trong quá trình đàn áp các học viên Pháp Luân Công, được bắt đầu theo lệnh của ông vào năm 1999. Bởi vậy, ông hy vọng sẽ lật đổ Tập Cận Bình để dành lại quyền lực cho phe phái của mình.

Để bảo vệ mình, Tập bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng và kiên định loại bỏ phe nhóm của Giang. Một nửa (hoặc nhiều hơn) các quan chức của chế độ bị bắt trong những năm gần đây vì tham nhũng và đã tham gia vào chiến dịch đàn áp Pháp Luân Công. Nhiều người trong số họ không tham gia vào cuộc đấu tranh vì quyền lực, nhưng, rõ ràng, đã bị trừng phạt báo vì bức hại người dân vô tội, Xia Xiaoqiang tin chắc.

Chép từ Kichbu

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2014

DỰ ÁN TRUNG QUỐC TẠI ĐÈO HẢI VÂN - BÓNG ĐANG TRONG CHÂN BỘ QUỐC PHÒNG

Khoai@

Dư luận đang ầm ầm phản đối dự án của Trung Quốc ở đèo Hải Vân, thế nhưng, mọi việc vẫn chưa ngã ngũ.

Đã có những phản ứng quyết liệt của người dân và những người có trách nhiệm. Về cơ bản, những ý kiến trên là đúng và trách nhiệm. Những lo lắng của người dân là có cơ sở, đặc biệt là với Trung Quốc.

Ngày 25-11, báo điện tử VNExpress dẫn lời của Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa, khi trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội cho hay khu vực Cửa Khẻm, nơi được Thừa Thiên-Huế cấp phép cho doanh nghiệp nước ngoài xây dựng khu nghỉ dưỡng, "được xác định là biên giới trên biển" (Khái niệm "biên giới trên biển" trong trường hợp này, người viết không chắc chắn rằng nó đúng). Do đó phải đảm bảo yêu cầu quản lý theo quy định của Luật Biên giới quốc gia và quy chế về quản lý biên giới trên biển. “Để xác định khu du lịch nghỉ dưỡng này có đảm bảo yêu cầu hay không, trước hết phải xem xét trên cả hệ thống pháp luật. Nếu không đảm bảo quy trình thủ tục thì nó không đảm bảo tính pháp lý để xây dựng ở khu vực đó. Còn để phục vụ phát triển kinh tế, đảm bảo lợi ích quốc gia thì phải không được phương hại đến nhiệm vụ quốc phòng an ninh” - ông Khoa nói.

Theo ông Khoa, trường hợp Cửa Khẻm phụ thuộc vào quyết định của Bộ Quốc phòng về vai trò, vị trí khu vực phòng thủ trên đèo Hải Vân. “Đây là vị trí hết sức quan trọng về phòng thủ và nhiệm vụ phòng thủ của Quân khu V, Quân khu IV, cũng như thế trận phòng thủ của cả nước. Nếu địa phương làm không đúng thì trách nhiệm thuộc về chính quyền do không nắm rõ và không thực hiện đúng thủ tục, quy trình theo quy định” - ông Khoa nhấn mạnh.

Trước đó, phó tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, lãnh đạo Quân khu V, các tướng lĩnh… đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối dự án này. Tuy nhiên, lãnh đạo của Thừa Thiên-Huế cho rằng mình không sai và cho biết chỉ dừng dự án khi có chỉ đạo từ Thủ tướng Chính phủ. Hiện Huế đã báo cáo vấn đề này lên Thủ tướng.

Không chỉ có các tướng lĩnh quân đội, những nhà quản lý ở các tỉnh mà còn có rất nhiều ý kiến của những nhà khoa học, giới trí thức. 

Phía quân đội đã có đoàn đến kiểm tra, và hiện nay, quả bóng đang nằm trong chân Bộ Quốc phòng.

Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: VỪA HỢP TÁC VỪA ĐẤU TRANH

Thủ tướng khái quát 6 chữ về quan hệ Việt - Trung


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ phương châm quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc là “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ phương châm quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc là “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Trả lời đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta sau khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của nước ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Đối với Trung Quốc hay đối với tất cả các nước trên thế giới, chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại kiên trì, nhất quán của Đảng và Nhà nước.

Trong Hiến pháp mới Quốc hội vừa thông qua năm 2013, toàn bộ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã được nêu trong Điều 12. Đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, đa phương hóa, chủ động, tích cực, hội nhập, hợp tác quốc tế. Trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, tuân thủ hiến chương Liên Hợp quốc, thực hiện các cam kết, các công ước quốc tế mà chúng ta là thành viên và gìn giữ lợi ích quốc gia, dân tộc, hợp tác bình đẳng cùng có lợi để đóng góp tích cực cho hòa bình, hữu nghị, tiến bộ trên thế giới.

Đối với Trung Quốc chúng ta là láng giềng, dù nắng mưa hay bão lũ chúng ta vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng. Do vậy cần gìn giữ hòa bình, hợp tác cùng phát triển để thực hiện một cách thực chất, hiệu quả phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, để đem lại lợi ích cho cả 2 nước.

Chúng ta mong muốn 2 bên đều chân thành hợp tác, gìn giữ hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, 2 bên cùng thịnh vượng và giải quyết thỏa đáng những bất đồng.

Nếu nói ngắn nhất, đầy đủ nhất về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi xin khái quát 6 chữ, đó là: VỪA HỢP TÁC, VỪA ĐẤU TRANH.

Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh không chỉ với Trung Quốc mà với tất cả với các nước. Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình ổn định, có hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi cùng phát triển, cùng thịnh vượng. Chúng ta vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta trên cơ sở đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước đã ghi trong Hiến pháp.

Về ý kiến chất vấn của đại biểu Thân Đức Nam liên quan đến đảo Gạc Ma, Thủ tướng nói: Đồng chí đồng bào cả nước đều biết đảo Gạc Ma và một số đảo trong quần đảo Trường Sa chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1988.

Trong tình thế lúc đó, chúng ta đã cùng với các nước ASEAN ký với Trung Quốc tuyên bố chung về thái độ ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông gọi tắt là DOC. Theo đó các bên giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, mọi tranh chấp giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực để giải quyết.

Còn việc Trung Quốc bồi lấp biển, theo thông tin báo chí đảo Chữ Thập đang được bồi đắp thành một đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, khoảng 49 ha, lớn hơn đảo Ba Bình (đảo lớn nhất hiện nay).

Chúng ta phản đối, vì điều này đã vi phạm điều 5 của tuyên bố DOC, tức là vi phạm tuyên bố về thái độ ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông mà Trung Quốc là một bên ký kết với các nước ASEAN. Lập trường này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của chúng ta đã nhiều lần nêu rõ.

Thủ tướng nói: Tại hội nghị cấp cao ASEAN vừa rồi, thay mặt Chính phủ Việt Nam tôi đã phát biểu lập trường này ở các Hội nghị. Tôi nhấn mạnh là các hội nghị gồm hội nghị cấp cao 10 nước ASEAN, hội nghị cấp cao 10 nước ASEAN với 8 nước (cấp cao Đông Á) có Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc… tại Hội nghị ASEAN với 3 nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi ở Hội nghị ASEAN với từng nước, và ASEAN với Liên hiệp quốc, tôi cũng đã phát triển lập trường này của Việt Nam. Tôi đã phát biểu lập trường này của Việt Nam trước các hội nghị quốc tế. Đó là chủ trương thái độ của chúng ta trước việc này, chúng ta đã công khai bày tỏ rõ ràng lập trường của chúng ta.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

BÁO CAMPUCHIA: ỦNG HỘ BẮC KINH SẼ CÓ THƯỞNG

Báo Campuchia: Ủng hộ Bắc Kinh sẽ có thưởng

Hồng Thủy

(GDVN) - Khi Campuchia không còn là Chủ tịch luân phiên ASEAN, nước này vẫn có thể ngăn chặn sự đồng thuận của khối về biển Đông và báo cáo lại cho nhà tài trợ của mình

Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

The Phnom Penh Post ngày 12/11 đưa tin, khi hội nghị thượng đỉnh ASEAN thường niên khai mạc hôm Thứ Tư thì Campuchia đã có được cam kết viện trợ/cho vay hàng trăm triệu USD từ Trung Quốc.

Chưa đầy 1 tuần trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN, nơi dự kiến vấn đề Biển Đông sẽ trở thành điểm nóng, Bắc Kinh đã cam kết cho Phnom Penh vay từ 500 đến 700 triệu USD mỗi năm. 

Các chuyên gia cho biết, trong một năm Trung Quốc tìm mọi cách chống lại trục châu Á của Hoa Kỳ và căng thẳng nổi lên ở Biển Đông, Bắc Kinh đã dùng tiền để mua cho mình đồng minh quan trọng có thể ảnh hưởng đến kết quả đàm phán của hội nghị thượng đỉnh ASEAN.

Giáo sư Carl Thayer từ học viện Quốc phòng Úc nói với The Phnom Penh Post, các nước láng giềng luôn luôn có thể "kiếm lời từ Trung Quốc trong khoảng thời gian này của năm", ám chỉ thời điểm trước hội nghị thượng đỉnh ASEAN - PV.

"Số tiền đó có thể chuyển một thông điệp rằng Trung Quốc là một tay chơi ga lăng cỡ lớn ở Đông Nam Á và sẽ trả giá cao hơn Mỹ. Đó là bài học cho Lào, Myanmar và Singapore rằng ủng hộ Bắc Kinh thì sẽ có thưởng", ông Thayer bình luận.

The Phnom Penh Post cho biết, trong cuộc họp với ông Tập Cận Bình bên lề diễn đàn APEC, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã hứa sẽ ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc "bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ" sau khi Tập Cận bình hứa hẹn các khoản cho vay hàng năm.

Trung Quốc là nhà đầu tư lớn nhất Campuchia, là đối tác trong các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng lớn, trong lĩnh vực tài chính và thương mại của Campuchia. Đầu tư trực tiếp từ Trung Quốc vào Campuchia năm 2012 lên tới 10 tỉ USD, một con số đáng kinh ngạc. 

Giáo sư Carl Thayer.

"Trong hoạt động đầu tư vốn, Trung Quốc mong đợi các chiến lượ kinh doanh, hỗ trợ kinh tế và ngoại giao không giới hạn", Peter Tan Keo, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu ASEAN - Hoa Kỳ bình luận.

Sự "hỗ trợ đặc biệt" của Trung Quốc có liên quan đến việc các nước thành viên ASEAN (nhận tiền của Trung Quốc - PV) sẽ phản ứng như thế nào trong các cuộc đàm phán, thảo luận về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đã bị đình đốn liên tục lâu nay (do Trung Quốc tìm mọi cách trì hoãn - PV).

Tổng thống Philippines Benigno Aquino trước đó cho biết, ông có kế hoạch đưa vấn đề Biển Đông ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần này vì Bắc Kinh ngày càng hung hăng, bao gồm các hoạt động tuần tra hải quân bất hợp pháp và hạ đặt giàn khoan 981 (bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam - PV).

Nhưng các nhà phân tích nói rằng sẽ không có COC khi Trung Quốc có những nước ủng hộ trung thành sau khi Bắc Kinh nói rằng sẽ chi ra 40 triệu USD cho quỹ Con đường tơ lụa để thúc đẩy quan hệ thương mại với các quốc gia châu Á, nhưng phạm vi quỹ này sẽ không bao gồm Philippines.

Chheang Vannarith, một nhà phân tích từ đại học Leeds bình luận, họ (các nước hưởng lợi từ Trung Quốc) sẽ không để vấn đề Biển Đông làm tổn hại đến mối quan hệ kinh tế mạnh mẽ như vậy. Và trong khi Campuchia không còn là Chủ tịch luân phiên ASEAN, nước này vẫn có thể ngăn chặn sự đồng thuận của khối về biển Đông và báo cáo lại cho nhà tài trợ của mình.

Ông Carl Thayer thì bình luận, khi cánh cửa phòng hội nghị thượng đỉnh ASEAN khép lại, chỉ có các thành viên khối ngồi với nhau, họ (Campuchia) sẽ báo cáo lại với Trung Quốc. "Để tham gia các trò chơi đa phương, bạn phải có một vài cầu thủ quan trọng bạn có thể kiểm soát. Và Hor Namhong (Ngoại trưởng Campuchia) là một người (gốc?) Trung Quốc", giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh.

TỔNG THÔNG MỸ KHÔNG THÈM ĐI XE TÀU

Tổng thống Mỹ mà đi xe Made in China?



Mấy bác Tàu bị bệnh hoang tưởng, muốn tổng thống Mỹ đi xe Hồng Kỳ Made in China tới dự hội nghị APEC, nhưng ông Obama đã đi xe limousine Cadillac One của Mỹ tới dự, cho nên họ bất bình.

Đây là vấn đề an ninh và an toàn (security and safety) của tổng thống Mỹ. Dường như TQ không biết gì về vấn đề an ninh Mỹ bảo vệ tổng thống như thế nào khi muốn tổng thống Obama đi xe của TQ. Bước lên xe "lạ" nó nổ một cái đùng là mất mạng chứ chẳng phải chuyện chơi, chưa kể chuyện bị TQ đặt chip nghe lén trên xe, cũng như bao nhiêu vấn đề an ninh khác đặt ra cho nhóm mật vụ bảo vệ tổng thống.

Thường khi tổng thống Mỹ đi công du nước ngoài, chiếc Air Force One được trang bị như một "Nhà Trắng di động". Ngoài chiếc Air Force One chở tổng thống Mỹ và đoàn tùy tùng, còn có thêm 2 chiếc máy bay C-5 Galaxy đi kèm. Hai chiếc C-5 Galaxy này rất lớn, dùng để chở theo vài chiếc limousine, trong đó có chiếc limo Cadillac One chống đạn mà tổng thống dùng để di chuyển khi ở nước ngoài.

Vì sao Mỹ phải mang theo tới mấy chiếc limousine thay vì một chiếc? Thường đi công du tới những nước an ninh không ổn định, nếu chỉ có 1 chiếc limousine thì người ta biết tổng thống đang ở đâu khi chiếc xe di chuyển trên đường. Chiếc limo đó là mục tiêu cho những người muốn ám sát tổng thống Mỹ, cho nên phải có vài chiếc limousine để không ai biết tổng thống Mỹ đang ở trong chiếc limo nào.

Ngoài mấy chiếc limousine này ra, 2 chiếc C-5 Galaxy nói trên còn mang theo nhiều thứ khác, trong đó có trực thăng riêng của tổng thống và các trang thiết bị cấp cứu y tế, phòng khi có chuyện. Chiếc C-5 Galaxy rất to, có thể mang theo cả xe tank và du thuyền, nếu muốn.

Chớ có mơ tổng thống Mỹ đặt chân lên xe của các nước khác. Ngoài chiếc limo Cadillac One, có thể tổng thống Mỹ lên xe của bạn bè và người thân của ông, nhưng phải qua sự kiểm tra kỹ càng của các nhân viên mật vụ.
***

"Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua không sử dụng chiếc xe nội địa danh giá nhất của Trung Quốc mà đi xe riêng, và nhai kẹo cao su khi tới dạ yến ở Bắc Kinh, khiến công chúng nước chủ nhà không vui.

Hồng Kỳ là nhãn hiệu xe truyền thống mang tính biểu tượng của Trung Quốc, thường dành riêng cho các quan chức cấp cao. Những hình ảnh trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia Trung Quốc tối qua cho thấy ông Obama đi trên limousine của Mỹ, trong khi các lãnh đạo các nền kinh tế thành viên Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đi xe Hồng Kỳ tới cung thể thao dưới nước Water Cube ở Bắc Kinh".

Nguồn: Lấy từ PhuocBeo