Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trung Quốc - Biển Đông. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Trung Quốc phản ứng "cùn" trước sự đanh thép của Việt Nam

Trung Quốc phản ứng "cùn" trước sự đanh thép của Việt Nam


Hải Võ - Hoàng Đan 

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tại cuộc họp báo ngày 18/5. Ảnh: BNGTQ.

Trước thái độ cứng rắn và đáp trả đanh thép của Việt Nam về lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, Bộ ngoại giao Trung Quốc đành phải phản ứng bằng một phát ngôn "cùn".

Tân Hoa Xã hôm 16/5 đưa tin, chính quyền thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc thông báo “Phương án thực thi công tác quản lý mùa nghỉ đánh bắt trên biển của Thành phố Hải Khẩu năm 2015”.

Theo đó, Trung Quốc cấm toàn bộ các hoạt động đánh bắt cá trên biển từ 12h ngày 16/5 đến 12h ngày 1/8 trong phạm vi vùng biển từ 12o vĩ Bắc đến đường giao giới của vùng biển tỉnh Quảng Đông với tỉnh Phúc Kiến (bao gồm vịnh Bắc Bộ).

Việt Nam đáp trả đanh thép

Trước hành động ngang ngược và trắng trợn của Trung Quốc, Bộ ngoại giao Việt Nam đã lập tức phản ứng. Người phát ngôn Bộ ngoại giao Lê Hải Bình đáp trả đanh thép ngay hôm 16/5:

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình: 

Chúng tôi kiên quyết phản đối quyết định vô giá trị này. Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình, phù hợp với các quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chiều 17/5, PGS.TS Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam cũng khẳng định, quyết định đơn phương cấm đánh bắt cá ở biển Đông là không có giá trị và vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam.

Phó CT thường trực Hội Nghè cá Việt Nam Võ Văn Trác: 

Không phải đến bây giờ mà hàng chục năm qua, Trung Quốc đã nhiều lần đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông. Đó là những lệnh cấm ngang ngược, phi pháp, vi phạm nghiêm trọng các Công ước về Luật Biển năm 1982 cũng như chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam ở biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Hội nghề cá Việt Nam kiên quyết phản đối lệnh cấm không có giá trị này của Trung Quốc.

Trung Quốc phản ứng "cùn"

Tuy nhiên, trong cuộc họp báo ngày 18/5, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi vẫn có những phát ngôn rất "cùn" để biện minh cho hành động sai trái của Bắc Kinh.

Ông Hồng tuyên bố theo kiểu "chuyện thường ngày ở huyện" rằng: "Lập trường của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán. 

Các cơ quan chủ quản hữu quan của Trung Quốc nhiều năm nay vẫn thực thi việc tạm dừng đánh bắt cá trong vùng biển của Trung Quốc."

"Đây vừa là biện pháp quản lý hành chính thông thường để Trung Quốc bảo vệ biển và tài nguyên sinh vật biển, cũng là cách mà Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm quốc tế" - Ông Hồng Lỗi viện lý do nực cười và mang cả ''nghĩa vụ quốc tế" ra để bao biện.

Cũng trong ngày 18/5, Hội nghề cá Việt Nam đã có văn bản chính thức phản đối lệnh cấm "vô giá trị" của Trung Quốc.

Hội đề nghị cơ quan chức năng của Việt Nam sớm có biện pháp ngăn chặn, chấm dứt hoạt động trên của Trung Quốc, tiến hành xua đuổi những tàu Trung Quốc lợi dụng hành động trên để vi phạm vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, khai thác hải sản trái phép.

Theo Đại Lộ

Trung quốc nôn nóng kiểm soát biển Đông

Trung Quốc nôn nóng kiểm soát Biển Đông


Trung Quốc đẩy mạnh việc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa không chỉ để thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ), mà nhằm sớm kiểm soát toàn diện, trên thực tế toàn bộ Biển Đông. 

Tăng tối đa tốc độ và quy mô bồi đắpHình ảnh vệ tinh cuối tháng 4 cho thấy, trên bãi đá Subi đã xuất hiện một bãi bồi đắp dài 3.300m, diện tích khoảng 2,27 km2, tương tự bãi bồi đắp đang được Trung Quốc xây dựng đường băng trên đảo Chữ Thập (2,65km2). Hơn mười tuần trước, ảnh vệ tinh cho thấy trên đá Subi chỉ có hai điểm bồi đắp. Hiện nay, ở đá Subi chưa hình thành một âu tàu lớn và một đường băng như ở đá Chữ Thập, nhưng một luồng vào lòng hồ Subi từ phía Nam đang được khơi rộng. Bãi mới được bồi đắp ở cạnh luồng này dường như sẽ là nơi xây dựng bến cảng.

Hàng chục tàu Trung Quốc đang bồi đắp đảo nhân tạo và khơi luồng vào lòng hồ ở đá Subi

Đá Vành Khăn cũng đang bị Trung Quốc bồi đắp rất nhanh. Theo hình ảnh vệ tinh ngày 13/4/2015, bãi bồi đắp trên đá Vành Khăn có diện tích khoảng 2,42 km2, trong khi vài tháng trước hầu như không thấy phần nổi nào tại đây. Phần đông bắc của đá Vành Khăn, nơi có vành san hô tương đối thẳng, phù hợp một đường băng dài hơn 3.000 mét đang bị Trung Quốc bồi đắp. Ở phần tây nam của đá Vành Khăn cũng xuất hiện một bãi bồi đắp mới. Chữ Thập, Subi và Vành Khăn là 3 trong số 7 bãi đá san hô ở quần đảo Trường Sa đang bị Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo. 

Hơn 40 tàu Trung Quốc tham gia bồi đắp đảo nhân tạo ở đá Vành Khăn

Theo báo cáo thường niên do Bộ Quốc phòng Mỹ công bố ngày 8/5/2015, hoạt động bồi đắp các đảo mà Trung Quốc chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa đang gia tăng với tốc độ và quy mô chưa từng có. Hoạt động bồi đắp được Trung Quốc tiến hành từ tháng 1/2014, đến cuối năm 2014 diện tích các bãi bồi đắp là khoảng 200ha. Nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm 2015, diện tích này đã tăng thêm 610ha, lên đến 810ha, gấp 400 lần tổng diện tích các căn cứ của Trung Quốc ở Trường Sa trước năm 2014. Tại 4 bãi đá là Gạc Ma, Châu Viên, Huy Ghơ, Gaven, Trung Quốc đã chuyển qua giai đoạn xây dựng hạ tầng cơ sở, bao gồm cầu cảng, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống giám sát…
 
Đảo nhân tạo ở phía Nam đá Chữ Thập, ảnh vệ tinh ngày 17/4/2015

Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo ở 7 bãi đá mà họ chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Chữ Thập (Fiery Cross), Châu Viên (Cuarteron), Gạc Ma (Johnson South), Gaven, Subi, Hughes, Vành Khăn 

Tiến tới kiểm soát toàn diện 

Hầu hết các nhà quan sát trên thế giới quan tâm nhiều nhất đến ý nghĩa quân sự trong hoạt động bồi lấp đảo của Trung Quốc. Họ cho rằng, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa sẽ trở thành các căn cứ quân sự, với các trạm giám sát hàng hải, trinh sát điện tử, theo dõi tàu ngầm của các nước khác. Đảo Chữ Thập sẽ trở thành một căn cứ hải quân/không quân lớn nhất trong quần đảo Trường Sa, với một cảng có thể tiếp nhận những tàu lớn nhất của hải quân Trung Quốc, một đường băng có thể đón hầu hết các loại máy bay chiến đấu của Trung Quốc. Những đảo này là tiền đề để Trung Quốc thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông. Tuy nhiên, việc thiết lập ADIZ không thể mang lại sự kiểm soát toàn diện vùng biển. Do vậy, Trung Quốc gia tăng hoạt động xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa không chỉ nhằm thiết lập ADIZ. 

Đảo nhân tạo ở đá Gạc Ma
Đảo nhân tạo ở đá Gaven

Đảo nhân tạo ở đá Hughes

Kết cấu chính ở đá Gaven, đá Hughes, đá Gạc Ma tương tự nhau
Đảo nhân tạo ở đá Châu Viên

Hình ảnh vệ tinh cho thấy, một âu tàu lớn đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập, diện tích khoảng 50ha. Với việc nạo vét cát san hô để bồi đắp đảo nhân tạo, lòng hồ phía trong đá Subi và đá Vành Khăn sẽ được làm sâu, trở thành những âu tàu tự nhiên cực lớn (đá Subi có diện tích khoảng 15km2, đá Vành Khăn có diện tích khoảng 46km2). Mỗi âu tàu này có thể chứa hàng nghìn tàu các loại, từ tàu chiến tới tàu cá. Cũng nên nhắc lại, hàng năm báo chí hay nói đến việc “Trung Quốc cho hàng chục nghìn tàu cá xuống Biển Đông”, nhưng thực ra chỉ một phần trong đội tàu này xuống đến ngư trường Trường Sa, phần lớn ở ngư trường các tỉnh Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến của Trung Quốc, cũng thuộc Biển Đông. Khi có những bến cảng, những âu tàu lớn, là những căn cứ hậu cần và tránh trú bão ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ có điều kiện thực sự đưa hàng nghìn tàu cá đến ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam và ngư dân một số nước Đông Nam Á. Đi kèm những tàu cá này sẽ là các tàu ngư chính, hải giám của Trung Quốc. Sự hiện diện đông đảo, thường xuyên, liên tục của những loại tàu này và cả tàu chiến sẽ giúp Trung Quốc thực hiện ý đồ kiểm soát trên thực tế, tiến tới xác lập chủ quyền tại vùng biển Trường Sa và các vùng khác ở Biển Đông trong “đường lưỡi bò”. Việc hạ đặt những giàn khoan lớn như giàn khoan Hải Dương 981 tại Trường Sa và vùng phía Nam Biển Đông sẽ trở nên dễ dàng hơn, đối với Trung Quốc. 

Một âu tàu lớn đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập, diện tích khoảng 50ha

Việc Trung Quốc tăng tốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng cần được xem xét trong bối cảnh, Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) có thể đưa ra phán quyết đối với vụ kiện Trung Quốc của Philippines vào đầu năm 2016, đồng thời ASEAN đang thúc giục Trung Quốc sớm cùng ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC). Nhiều chuyên gia cho rằng, Trung Quốc đẩy nhanh việc các xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa để điều đó thành “chuyện đã rồi” trước khi PCA ra phán quyết. Cho dù phán quyết của PCA có bất lợi cho Trung Quốc, cũng khó thay đổi được hiện trạng mà Trung Quốc đã tạo nên. Và, sẽ chẳng phải là điều quá ngạc nhiên, nếu sau khi hoàn tất việc xây dựng căn cứ ở các đảo nhân tạo nói trên, Trung Quốc sẽ tỏ ra sốt sắng với việc ký kết COC. Khi có những căn cứ lớn ở Trường Sa, Trung Quốc sẽ cho rằng có thể ở “cửa trên” trong thương lượng COC, buộc các nước khác theo luật chơi mà họ đưa ra. Họ có thể sẵn sàng chấp nhận, thậm chí chủ động đưa vào COC những điều khoản có tính ràng buộc cao, để hạn chế hành động của các nước khác có tranh chấp chủ quyền tại quần đảo Trường Sa.

Đảo Gạc Ma, ảnh Văn Kỳ chụp ngày 28/4

Tất nhiên, không phải Trung Quốc muốn là được.

Được đăng bởi thiemthu 

Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Trung Quốc tăng tối đa tốc độ bồi đắp trên Trường Sa của Việt Nam

Hồi tháng 5/2014, khi dư luận cho rằng Trung Quốc sẽ xây sân bay ở đảo Gạc Ma, tôi nói rằng, Trung Quốc sẽ không xây sân bay ở Gạc Ma. Cần phải chú ý đến một căn cứ quan trọng nhất của Trung Quốc ở Trường Sa, nơi rộng hơn, có điều kiện thuận lợi hơn để xây sân bay, đó là đảo Chữ Thập.

Thực tế ra sao, hình ảnh đã cho thấy rõ. 


Gạc Ma, 4/3/2015


Một đường băng đang hình thành trên Chữ Thập


Âu tàu đang được xây dựng ở đảo Chữ Thập


Đảo Gạc Ma, ngày 28/4/2015 - ảnh của Văn Kỳ 

Trung Quốc đã và đang bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo ở tất cả 7 bãi đá mà họ chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, là Chữ Thập (Fiery Cross), Châu Viên (Cuarteron), Gạc Ma (Johnson South), Gaven, Subi, Hughes, Vành Khăn (Mischief). Thời gian gần đây, họ đẩy tốc độ bồi đắp đảo lên rất cao. Có phải ý đồ lớn nhất của Trung Quốc trong việc xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa là thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ)? 

Của nhà mình: Đảo Sinh Tồn tháng 4/2014 và tháng 4/2015


Nguồn: Thiềm Thừ

Thứ Hai, 4 tháng 5, 2015

Cùng hân hoan

Cùng hân hoan

Dưới đây đăng lại một entry từ blog của bác Thiềm Thừ, một nhà báo. Địa chỉ: 

http://thiemthu62.blogspot.com/2015/04/cung-han-hoan.html

Báo Tiền Phong số ra ngày 6/5/1975 dành nguyên trang 15 để đăng chùm 6 tranh liên hoàn về 21 năm Mỹ can thiệp vào Việt Nam, từ 1954 đến 1975.


Tranh cuối cùng khá thú vị, với nụ cười của ba người Việt Nam. Anh lính giải phóng cười tươi, dĩ nhiên. Hai anh lính Sài Gòn cũng vứt súng, hân hoan...


-------
Bổ túc vài nét về tác giả tranh vui:

Tác giả chùm tranh vui liên hoàn trên đây là họa sỹ Tạ Lựu (1929 – 2006).

Cụ thân sinh ra ông Tạ Lựu là cụ Tạ Văn Thâm, còn được gọi là cụ Phó Vẽ, chuyên vẽ truyền thần, có cửa hàng tại thị xã Tuyên Quang. Cụ Phó phát hiện ra năng khiếu hội họa của ông con trai, khi Tạ Lựu sốt ruột vì phải hầu quạt mà lỡ miệng chê ông cụ ... vẽ chậm.

Tạ Lựu thi đỗ vào trường Mỹ thuật Hà Nội năm 1954, nhưng không hiểu sao, không theo học tiếp, mà bắt đầu cộng tác với báo chí.

Tạ Lựu (và các bút danh khác là Tê Lê, Ti Li), là các bút danh đặc biệt thân quen với các bạn đọc nhỏ tuổi của báo Thiếu Niên tiền phong và nhà xuất bản Kim Đồng thời trước.
Nhiều người hẳn vẫn còn nhớ bộ truyện tranh Những cuộc phiêu lưu của Mít Ðặc và Biết Tuốt của nhà văn Nga Nikolay Nikolayevich Nosov (cùng là tác giả của cuốn “Vitya Maleev ở nhà và ở trường”) được Nhà xuất bản Kim Đồng dịch ra tiếng Việt vào những năm 196x.

Người vẽ minh họa bộ truyện tranh nói trên là họa sĩ Tạ Lựu.

Tranh thiếu nhi của ông đặc sắc, mang một phong cách rất riêng, không lẫn vào đâu được. Các em bé trong tranh ông đều có dáng vẻ tròn trĩnh, hồn nhiên, phúc hậu, vừa sống động, lại vừa hao hao giống... tác giả.

Chân dung Tạ Lựu (Tự hí họa)

Ngoài mảng truyện tranh, cộng tác với nhà xuất bản Kim Đồng và báo Thiếu niên, Tạ Lựu còn vẽ tranh biếm cho các báo Tiền Phong, báo Thống Nhất, (năm 1960, ông đạt giải nhất cuộc thi vẽ tranh đả kích do báo Tiền Phong tổ chức) và sau này là báo Lao Động và một số tờ báo khác. .

Tạ Lựu cũng chính là người “rủ rê” Văn Thanh gia nhập làng biếm họa, khi Văn Thanh còn đang là giáo viên dạy vẽ ở một trường phổ thông.

Định nghĩa khôi hài của Tạ Lựu về đàn ông: "Đàn ông là người thuyết phục được nhiều đàn bà nhất". Nhưng dường như ông không khôi hài tý nào khi thật sự áp dụng định nghĩa ấy vào trong đời sống riêng tư.

Hãy để ý “chữ ký” dưới mỗi bức tranh biếm họa của ông, đó là bình ảnh một quả tạ.

Chép lại từ Lốc Liếc

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

ĐBQH Hoàng Hữu Phước nói về "Hội chứng Hoàng Sa"

Phàm khi nói về bất kỳ chứng bịnh nào mang đầy đủ 4 đặc tính của (a) thoát thai từ sai lầm chủ động hay thụ động, (b) lệch lạc tâm lý trực tiếp hay gián tiếp, (c) có những triệu chứng bịnh lý rối loạn sinh lý và tâm thần, và (d) chưa có thuốc chữa đông y hoặc tây y, thì người ta hay dùng từ syndrome tức “hội chứng”, và trong nhiều cách đặt tên cho cả ngàn syndrome mà con người đang gánh chịu thì có cả cách theo công thức “địa danh + syndrome” chẳng hạn như Hội Chứng Chiến Tranh Vùng Vịnh, Hội Chứng Stockholm, Hội Chứng Jerusalem, Hội Chứng Paris, Hội Chứng Lima, v.v. Ngoài ra, từ syndrome còn được dùng ngay cả cho cách ví von như Hội Chứng Việt Nam chẳng có triệu chứng bịnh lý nào ngoài niềm tin Việt Nam đang và sẽ đe dọa sự tồn tại của quyền lực Hoa Kỳ cũng như của đất nước Thái Lan, và do đó có thể nói từ syndrome được dùng cho một thời sự nóng hổi hoặc sục sôi hoặc hâm hấp mà người bị hội chứng này là phía bại trận đầy sợ hãi, mang dấu ấn tác động bầy đàn hoặc dính chùm. Hiện nay Việt Nam vừa đóng góp thêm cho bề dày giải nghĩa của từ “hội chứng” khi hội chứng còn mang đặc điểm tinh khôn, tinh ranh, tỉnh táo, tỉnh bơ, và biết kiếm chác, qua cái gọi là Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa.

Khởi đầu cho sự xuất hiện của Hội Chứng Hải Chiến Hoàng Sa là các tờ báo có thu nhận bọn hai mang bắt đầu dựa hơi sự càn quấy của Tàu ở Biển Đông để trây trét lên mặt báo những bài viết về Hải Chiến Hoàng Sa, trong đó những người thuộc lực lượng hải quân Việt Nam Cộng Hòa có tham gia trận “hải chiến”, có bị thương, có bị Tàu bắt làm tù binh, hoặc có tử trận, đều được ngợi ca như những anh hùng chống giặc ngoại xâm, giữ gìn biển đảo. Dần dần, sự lở lói lan dần thành sự công khai nơi công chúng bị kích động với niềm tin thơ ngây rằng báo là báo của Đảng, và báo nói tức Đảng nói, nên hàng hàng lớp lớp từ thường dân đến quan chức ít học lịch sử thi nhau đăng đàn nói về Hải Chiến Hoàng Sa và đòi công nhận những binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa tử trận trong “hải chiến” là anh hùng liệt sĩ. Và cực điểm của sự suy dồi là một bầy đàn của những kẻ có tì vết hư hỏng hư đốn huy động tiền để lo ngôi nhà mới cho gia đình một vị nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa, rồi kêu gọi kiều bào hải ngoại gởi tiền về cho nhóm để nhóm thực hiện việc “đền ơn đáp nghĩa” những “anh hùng liệt sĩ” ấy. Đúng là bài bản dở hơi của bọn man di chống Cộng.

Mọi người dân có học thức và có cái đầu vững vàng mà giặc Tàu khiếp đảm kinh hồn làm giặc Tàu sẽ chiến bại hoàn toàn, đều rõ rằng binh sĩ luôn “bảo vệ đất nước” và “chống giặc”. Chính vì vậy, binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa trong các lực lượng Hải-Lục-Không quân theo lịnh của Tổng Thống chống “giặc” đến từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hoặc đến từ bất kỳ đâu. Hải quân Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ Biển Đông đã đánh diệt các ghe thuyền chở vũ khí đạn dược của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa cung ứng cho Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Bao người đã thành liệt sĩ cùng với những ghe thuyền bị trúng đạn pháo tiêu diệt của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa. Còn khi Tàu tấn công Hoàng Sa, nên nhớ đây không là Châu Âu thời xửa thời xưa với các chiến trận như Allia, Philippi, Milvian, Alesia, Pharsalus, Munda, Teutoburg, Adrianople, hay Chalons, khi hai đoàn quân đối đầu nhau dàn hàng ngang, với các chiến binh hiên ngang đứng thẳng lưng bắn vào đối phương theo hiệu lệnh mà chiến thắng luôn thuộc về phía nào có số quân lính còn đứng nhiều hơn. Do đó khi bất thình lình tấn công Hoàng Sa hay các hải đội của Việt Nam Cộng Hòa, Tàu đã gây sát thương cho nhiều binh lính Việt Nam Cộng Hòa trong những loạt đạn đầu tiên, và đó không phải là “Hải Chiến” do không có sự chiến đấu. Còn khi đã hoàn hồn để triển khai hỏa pháo chống trả, cuộc “hải chiến” mới bắt đầu. Việt Nam Cộng Hòa ắt đã tôn vinh những binh sĩ của họ, những người đã hy sinh trong khi thi hành nhiệm vụ ngăn chặn “giặc” xâm nhập từ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và “giặc” được Mỹ bật đèn xanh cho phép tấn công phủ đầu đánh tan tác các chiến hạm của Việt Nam Cộng Hòa để chiếm đóng Hoàng Sa. Thật là vô duyên, vô đạo đức, vô nhân đạo, và vô lý khi vác loa kêu gào kiến nghị phong anh hùng liệt sĩ cho những người lính của Việt Nam Cộng Hòa.

Binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa bắn vài phát súng vào chiến hạm Tàu, sau đó bị thảm bại phải bỏ chạy, dâng luôn Hoàng Sa vào tay “giặc”. Thế mà bọn lếu láo nào nay dám kêu gào đòi công nhận “anh hùng” cho những kẻ chiến bại?

Thế còn khi Giặc Miên Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “phe Pol Pot” hoặc “Khmer Đỏ” (trong khi vẫn nói “Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc”, chứ đâu có gọi là “phe Đặng Tiểu Binh” hay “Trung Nam Hải”) tấn công chiếm giữ Đảo Phú Quốc tháng 5-1975, những chiến sĩ Việt Nam hy sinh giữ đảo thành công, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1],và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Thế còn khi Giặc Miên Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “phe Pol Pot” hoặc “Khmer Đỏ” tấn công các tỉnh ở vùng biên giới Tây Nam năm 1977, tàn sát dân lành vô tội, hãm hiếp hàng ngàn phụ nữ Việt trước khi chặt đầu, đến nay chỉ mới Nhà Mồ Ba Chúc gần Thị trấn Tri Tôn thôi đã lưu núi đầu lâu 1.159 bộ hài cốt của 3.157 người dân bị thảm sát, thì những chiến sĩ đã hy sinh khi chống lại giặc xâm lược, giữ toàn vẹn lãnh thổ phía Nam và ngăn chặn quy mô lớn hơn của cuộc tắm máu, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1], và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Và thế khi Giặc Tàu Mọi Rợ mà người ta hay gọi khéo là “Trung Quốc” bất ngờ xua hơn 600.000 quân tràn ngập tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc năm 1979 tàn sát hơn 10.000 dân lành vô tội, hãm hiếp bao phụ nữ Việt trước khi sát hại, và trong trận chiến không cân sức này, rất nhiều chiến sĩ trong số 70.000 quân của Việt Nam đã anh dũng hy sinh, cuối cùng giữ được lãnh thổ phía Bắc và ngăn chặn quy mô lớn hơn của cuộc tắm máu, có được cái nhóm hiện đang vác loa cung kính vái lạy như những “anh hùng” và đóng góp tiền xây sửa nhà cho con cháu của các chiến sĩ ấy? Hay chúng cho rằng đó là việc của Chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, còn họ là chăm lo cho những người ít ỏi thuộc nhóm Hải Chiến Hoàng Sa mà trước hết họ phải dán cho bằng được cái nhãn mác “anh hùng” để từ đó suy ra những “đồng đội” của các anh hùng này trong binh chủng không quân (đã bao lần oanh tạc tan nát nhiều tỉnh Miền Bắc) và các binh chủng bộ binh khác của Việt Nam Cộng Hòa cũng là anh hùng tương tự, những người đã luôn xử tội tù binh cộng sản bằng cách man rợ nhất[1]. và dần dần đẩy tất cả quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam xuống hàng “giặc xâm lược”?

Trong buổi tiếp xúc cử tri sau kỳ họp 7, Quốc hội Khóa XIII, có một cử tri tự xưng là “cựu chiến binh” đã ngây thơ phát biểu yêu cầu phong “anh hùng” cho những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cái gọi là Hải Chiến Hoàng Sa ấy.
{Chi tiết: 
}
Khi buổi tiếp xúc kết thúc, tôi có trả lời phỏng vấn của Phố Bolsa TV (Hoa Kỳ) và đối với câu hỏi về sự việc kiến nghị bất ngờ của vị cử tri ấy, do không thể nào nói rằng vị cử tri cựu chiến binh ấy đã sai, tôi có nói nhẹ nhàng hai ý rằng (a) sẽ là một sự bất công nếu hiện có hàng vạn gia đình vẫn còn khắc khoải chưa biết và sẽ chẳng thể biết được về tông tích của người thân của họ, những chiến sĩ đã hy sinh mà không còn để lại đến một lóng xương làm vết tích, mà lại bàn đến việc phong anh hùng cho những người lính của Việt Nam Cộng Hòa bảo vệ Hoàng Sa, và cứ xem như sự quan tâm nghĩ rằng họ là những anh hùng cũng là điều an ủi lớn lao rồi; và (b) những quy định quy trình không những ở Việt Nam mà tại tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất phức tạp, đòi hỏi những hồ sơ chi tiết xác minh cụ thể và chính xác, cũng như những nhân chứng, và theo những thang bậc đánh giá, phải đến đâu mới được phong gì và hưởng chế độ ra sao.

Đã là “cựu chiến binh” mà không rõ quy trình quy định quy chuẩn của quân đội Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ư? Thật là một điều tệ hơn cả sự sỉ nhục trước anh linh các anh hùng liệt sĩ của cách mạng Việt Nam.

Vào cuối những năm 80 của thế kỷ trước, tôi có nói với vài em sinh viên học trò của tôi khi các em trở thành những người đầu tiên được cho phép ra đi đoàn tụ gia đình tại Mỹ, rằng nếu không thành công trong việc học ở Mỹ, các em nên lập các tổ chức từ thiện để các em vừa sống nhàn hạ đế vương suốt đời, vừa có cơ hội giúp người nghèo các nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam mà tôi mong các em đừng bao giờ quên lãng. Nay thấy bọn người ngợm vác loa kia đang kêu gọi kiều bào đóng góp vào tài khoản của chúng, tôi chợt nhớ đến lời khuyên năm xửa năm xưa của tôi dành cho học trò.

Hỡi đồng bào Việt Nam, đừng bao giờ quên hàng ngàn hàng vạn người đã hy sinh anh dũng tại biên giới phía Bắc, phía Tây, vì đó là đạo lý cao trọng cao thượng cao đẹp duy nhất của người Việt.

Có giữ được cái đạo lý cao trọng cao thượng cao đẹp duy nhất của người Việt ấy, chúng ta mới có thể nung nấu, duy trì, tăng cường được tinh thần chống giặc ngoại xâm dũng mãnh, hiệu quả, và thắng lợi vẻ vang đầy vinh dự tự hào từ phía Đông nơi những chiến sĩ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đang ngày đêm dõi mắt trực chiến để tiêu diệt quân thù trong những trận “hải chiến” cho một kỳ tích “Điện Biên Phủ trên biển” siêu tuyệt.

Chân lý do chính chúng ta quyết định. Và tất nhiên, chân lý luôn phải ở trong tay chúng ta, những người Việt đoan chính, tinh khôn, và cả quyết.

Chân lý luôn do những người chân chính bảo vệ, những người có sức mạnh dẫm đạp dìm đầu bọn ngụy quân tử xuống đáy bùn nhơ.

Hoàng Hữu Phước, Thạc-sĩ Kinh-doanh Quốc-tế
Chi tiết về "Hải chiến Hoàng Sa", xin mời download ebook "Hoàng Sa 1974: Kim giấu trong bọc" dưới đây:
1. Bản PDF:
2. Bản Epub:
3. Bản PRC:

Posted by Dư Luận Viên

Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2015

Trung Quốc lấn biển lấy đất và đe dọa an ninh khu vực

LâmTrực@

Hôm qua 16/4/2015, tạp chí quốc phòng IHS Jane’s công bố các hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây một đường băng quân sự mới trên Đá Chữ Thập. Khi hoàn thành, đây sẽ là đường băng đầu tiên mà Trung Quốc xây trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Samuel Locklear cho biết Trung Quốc đang tiến hành những hoạt động lấp biển lấy đất với qui mô lớn tại những bãi cạn đang có tranh chấp ở Biển Đông.

Đô đốc Samuel Locklear cho rằng những hoạt động đó giúp Trung Quốc có khả năng bố trí, dùng làm căn cứ và tiếp tế cho những tàu bè phi quân đội, như tàu hải giám, trong khu vực này. Ông nói tiếp: "Trên cơ bản nó cho phép họ phát huy ảnh hưởng trong khu vực hiện giờ là khu vực có tranh chấp. Sự nới rộng diện tích đất đai ở đó rốt cuộc sẽ có thể dẫn tới chỗ bố trí những thứ, như ra đa quân sự tầm xa và những loại phi đạn tối tân, và nó có thể là cơ sở để chấp hành một vùng nhận dạng phòng không trong trường hợp họ muốn thiết lập một vùng như vậy.".

Những hình ảnh chụp từ vệ tinh do công ty DigitalGlobe công bố hôm Thứ ba cho thấy hai đảo Phú Lâm và Quang Hoà của quần đảo Hoàng Sa đã được nới rộng một cách đáng kể. Những hình ảnh khác cho thấy những hoạt động xây dựng ồ ạt của Trung Quốc tại ít nhất 7 bãi đá san hô ở Trường Sa mà Việt Nam và Philippines cũng có yêu sách chủ quyền. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết các đảo nhân tạo đó sẽ được dùng cho các mục tiêu dân sự và quân sự.

Chuyên gia Zachary Keck của tạp chí National Interest dự báo Trung Quốc sẽ sử dụng các đảo nhân tạo trái phép này để tăng cường năng lực tuần tra trên biển Đông. Mục tiêu sắp tới của Bắc Kinh sẽ là thành lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) bất hợp pháp trên biển Đông tương tự như ADIZ không được nước nào công nhận ở biển Hoa Đông. .

Theo Reuters, Thượng nghị sĩ John McCain, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, mô tả hành động của Trung Quốc là “gây hấn”. Ông cho rằng chính phủ Mỹ cần phải hành động để cản trở Trung Quốc xây đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông. Ông McCain nhấn mạnh Trung Quốc đang quân sự hóa biển Đông. “Khi một quốc gia xây đảo nhân tạo và xây đường băng cũng như triển khai sức mạnh quân sự ở vùng biển quốc tế thì rõ ràng đây là mối đe dọa đối với nền kinh tế thế giới” - ông McCain khẳng định.

Phó Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Christine Wormuth bày tỏ quan ngai: "Chúng tôi đã thúc giục Trung Quốc chứng tỏ sự tự chế và tránh thực hiện thêm những hành động gây phương hại tới sự tin tưởng trong khu vực. Chúng tôi cũng đã tiếp tục hối thúc Trung Quốc làm rõ ý nghĩa của yêu sách mơ hồ của đường chín đoạn như một điểm khởi đầu nhằm giảm thiểu căng thẳng và mang lại một sự minh bạch nhiều hơn cho các quốc gia trong khu vực." và "cho tới giờ các nước Đông Nam Á, kể cả Việt Nam và Philippines, có rất ít thành quả trong việc ứng phó hữu hiệu hành động của Trung Quốc".

Tuần trước, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói, “Chúng tôi quan tâm tới vấn đề Trung Quốc không hoàn toàn tuân thủ các chuẩn mực và luật lệ quốc tế và đang dùng kích cỡ và cơ bắp của mình để ép các nước khác vào những vị thế tuân phục.”.

Chuyên gia quốc phòng của Đại học Quốc gia Australia, John Blaxand, cho biết Trung Quốc đang sử dụng những nguồn lực vô cùng to lớn để hỗ trợ cho những yêu sách chủ quyền và đang vẽ lại bản đồ ở Biển Đông: "Họ đang làm ra những hòn đảo mới, những hòn đảo rất khó lòng trở lại như cũ. Đây là một việc chưa từng có. Khả năng xảy ra xung đột trong số những nước có yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa đang gia tăng, và rõ ràng là tính chất trọng yếu của việc này rất cao. Nhưng, theo cái nhìn của Trung Quốc, bảo vệ các tuyến giao thương và tài nguyên của mình là những quyền lợi quốc gia có tính chất sinh tử."

Trong một động thái tương tự, Australia cũng lên tiếng bày tỏ lo ngại về những hoạt động xây đảo nhân tạo tại những đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam và rằng, hành động đó đang làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.

Cũng giống như Mỹ, Đại sứ Bill Tweddell cho biết Australia không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền của một số quốc gia châu Á, nhưng nhấn mạnh rằng Australia có lợi ích trong việc bảo đảm hòa bình và ổn định trong khu vực.

Ông Tweddell nói Australia kêu gọi tất cả các bên "kiềm chế ở Biển Đông, thực hiện những bước để giảm bớt căng thẳng và tránh bất kỳ hành động khiêu khích nào làm leo thang căng thẳng ở Biển Đông."

Trong khi đó, Nhóm Bảy nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G-7) cũng chỉ té nước theo mưa, rằng họ "lo ngại về bất kỳ hành động đơn phương nào, chẳng hạn như cải tạo đất có quy mô lớn, làm thay đổi hiện trạng và gia tăng căng thẳng." và "Chúng tôi mạnh mẽ phản đối bất kỳ nỗ lực nào khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển hoặc thông qua việc sử dụng sự hăm dọa, ép buộc hoặc vũ lực,".

Các ngoại trưởng G-7 nói, nhưng không dám chỉ đích danh là Trung Quốc.

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

2 MÁY BAY SU22 CỦA KHÔNG QUÂN VIỆT NAM VÀ CHẠM NHAU, HAI PHI CÔNG NHẢY DÙ

Hai máy bay SU - 22 rơi ở khu vực gần đảo Phú Quý

Hình minh họa. (Nguồn: Adrian Pingstone)
Tiếp tục cập nhật

Theo nguồn tin của phóng viên VietnamPlus, vào khoảng 11 giờ 30 phút trưa nay (16/4), tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, hai chiếc máy bay quân sự SU 22 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bài tập nhào lộn để cắt bom theo kế hoạch. Đột nhiên, toàn bộ tín hiệu của 2 máy bay này bị mất.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, lực lượng tìm kiếm đã được đưa ra biển, bao gồm một máy bay MI bay trên không và tàu rà soát ở dưới biển.

Vào thời điểm tìm kiếm lần 1 vào buổi trưa nay, 16/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy một phần dù. Tiếp đó, chiều cùng ngày, nguồn tin của VietnamPlus cho hay đã thấy 3 thùng dầu phụ của 2 máy bay trên. 

Theo đánh giá từ phía nguồn tin, nhiều khả năng cả hai đã chìm xuống biển. Địa điểm tìm kiếm là cách đảo Phú Quý chừng 6 hải lý, gần đảo Hòn Trứng.

Thời điểm hiện tại, phía Uỷ ban tìm kiếm cứu nạn quốc gia cho hay vẫn chưa nhận được thông tin và sẽ cho kiểm tra.

Hiện chưa có thông tin thương vong về người trong vụ việc trên.

Thứ Ba, 14 tháng 4, 2015

GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981 LẠI ĐI VÀO BIỂN ĐÔNG

Giàn khoan Hải Dương 981 lại đi vào Biển Đông

(Kiến Thức) - Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 đã hoàn thành tác nghiệp ở Vịnh Bengal và trên đường vào Biển Đông.

Theo thời báo Hoàn Cầu số ra ngày 14/4, giàn khoan Hải Dương 981(Haiyang Shiyou 981) đã rời Tam Á ngày 1/1/2015 và vượt qua gần 4.600 hải lý trong thời gian 31 ngày để tới khu vực tác nghiệp ở Vịnh Bengal. Giàn khoan này bắt đầu tác nghiệp từ ngày 7/2 và hoàn thành 99,09% chỉ tiêu đề ra.

Vùng biển mà giàn khoan Hải Dương 981 tác nghiệp có độ sâu 1.732,7 mét và giàn khoan này đã khoan tới độ sâu 5.030 mét, lập kỷ lục tác nghiệp mới đối với các giàn khoan nổi.

CNOOC cho biết, giàn khoan Hải Dương 981 bắt đầu lên đường về nước vào ngày 6/4 và đi theo hành trình ban đầu vào Biển Đông.

Trịnh Hải Nam (Theo Global Times)

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

MẬT LỆNH GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA

Mật lệnh giải phóng Trường Sa


Trong bức mật lệnh số 990B/TK của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi đến Chính ủy Quân khu 5 Võ Chí Công và Tư lệnh Chu Huy Mân lúc 17h30 ngày 4/4/1975 có nội dung “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa”.

Trong đó, Đại tướng nhấn mạnh: “Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không hành động sớm sẽ bị nước khác đánh chiếm”. 

Cùng thời điểm này, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Hoàng Hữu Thái cũng nhận được mật lệnh của Tướng Giáp yêu cầu tổ chức lực lượng thực hiện Chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, tranh thủ thời cơ giải phóng Trường Sa, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm trước. 

Theo đó, Quân chủng Hải quân chọn Đoàn 125 và Đoàn đặc công 126 thực thi nhiệm vụ giải phóng Trường Sa dưới sự chỉ huy của Thượng tá Mai Năng, Anh hùng lực lượng vũ trang sau này là Thiếu tướng Tư lệnh binh chủng đặc công – người đã từng chỉ huy đánh chìm nhiều tàu chiến của địch trên tuyến Cửa Việt – Đông Hà. 

Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Chơn – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 Quân khu 5 giao cho Trung tá Nguyễn Thanh Thí – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 38 và Thiếu tá, Chính ủy Trần Dược trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 4 và một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 368 phối hợp 3 biên đội tàu hải quân 673, 674, 675 của Đoàn 125 do các anh Nguyễn Văn Đức, Phạm Duy Tam, Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng và Đoàn đặc công 126 từ Hải Phòng vào hợp thành Đoàn C75 do Đoàn trưởng Mai Năng chỉ huy.

Bộ đội đặc công giải phóng đảo Song Tử Tây. Ảnh: Tư liệu lịch sử. 

Sau này Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Mặc dù anh em lính đặc công đã chiến đấu và chiến thắng hàng trăm trận đánh với nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi trăn trở lo toan khi trao đổi với anh Hoàng Hữu Thái rằng, anh em từng đánh tàu chiến, cầu tàu, cầu cảng… nhưng lần đầu tiên được giao đánh căn cứ trên đảo giữa biển khơi xa khi chưa thông thạo địa hình nên trách nhiệm giải phóng Trường Sa không hề đơn giản”. 

Nghe ông bày tỏ, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân hỏi: “Liệu có đánh được không ?”. Sau vài giây suy nghĩ, ông Năng quả quyết: “Được. Nhưng phải có chiến thuật mới, đó là vừa trinh sát, vừa tấn công hỏa lực. Với 3 biên đội tàu và 250 cán bộ - chiến sĩ, không thể đồng loạt tấn công các đảo, vì thế Đoàn C75 thực hiện phương án đánh chiếm từng đảo”.

Để né tránh tầm kiểm soát của máy bay địch từ trên không, ba biên đội tàu 673, 674, 675 cải trang thành tàu đánh cá của nước ngoài rời cảng Đà Nẵng hướng mũi lái ra Trường Sa. Không có hải đồ từ đất liền ra Trường Sa, chỉ có một la bàn từ, đồng hồ thiên văn, bộ định hướng theo sao trời. 

Khi mới vươn khơi một chặng hải trình đã gặp sóng gió xô đập dữ dội, nhưng với kinh nghiệm của những thuyền trưởng, thuyền phó đã từng một thời chỉ huy những chuyến tàu không số theo đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam, ba biên đội tàu vẫn vượt sóng gió vươn khơi. 

Sau hơn hai ngày đêm tiến quân trên biển, đến 19h ngày 13/4/1975, phía trước mũi tàu là vệt đen hiện rõ dần lên đảo Song Tử Tây. Những chiếc xuồng cao su thả xuống biển khi những đợt sóng lớn xô đập mạnh, nhiều nơi rạn san hô nổi lởm chởm nhưng ba mũi quân của Đoàn C75 vẫn kiên cường tiếp cận mép đảo, bám sát mục tiêu. 

4h30 sáng 14/4/1975, mệnh lệnh tấn công đã được khai hỏa bằng những loạt đạn DKZ. Phía địch có bắn trả nhưng pháo binh của ta dội lửa hỗ trợ kịp thời cho đặc công, bộ binh xông lên chiếm giữ mục tiêu, cờ giải phóng tung bay trên đảo Song Tử Tây lúc 5h sáng cùng ngày. 

Trả lời câu hỏi của Thượng tá Mai Năng vì sao không kháng cự quyết liệt, Trung úy, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây lúc đó nói rằng: “Nếu có một lực lượng nào khác đến chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi bàn giao lại đảo cho quân giải phóng vì miền Bắc hay miền Nam cũng đều là người Việt cả”.

Khi biết tin đảo Song Tử Tây đã bị quân giải phóng làm chủ, địch huy động hai tàu HQ-16, HQ-402 và máy bay trực thăng từ Vũng Tàu ra Trường Sa để mở cuộc phản kích, còn trung tâm chỉ huy ở đảo Nam Yết tăng cường phòng thủ. 

Khi nhìn thấy cờ giải phóng tung bay trên đảo Song Tử Tây, hai tàu chiến và máy bay tăng viện đã phải rút lui, trong khi tinh thần sĩ quan, binh lính trên các đảo Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa, Nam Yết, An Bang lâm vào tình trạng hoảng loạn, vội vã chen chân ra tàu chiến, ca nô, xuồng máy để tìm đường rời khỏi đảo trong thời gian sớm nhất. 

Tranh thủ cơ hội thuận lợi, rạng sáng 25/4/1975, các mũi quân của Đoàn C75 tiến lên đảo Sơn Ca. Những tiếng súng bắn trả rời rạc, yếu ớt không ngăn được bước chân của bộ đội đặc công, bộ binh nên gần một giờ sau đảo Sơn Ca đã được giải phóng. 

Khi tiến công vào các đảo An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn trong các ngày 27, 28/4/1975, các mũi quân của ta không vấp phải một sự kháng cự nào vì phía địch đã nhận diện thất bại. Đến sáng 29/4/1975, Đoàn C75 đã làm chủ đảo Trường Sa Lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5.

Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí, Thiếu tướng Mai Năng – người trực tiếp chỉ huy chiến đấu giải phóng Trường Sa với chức trách Đoàn trưởng C75 đã bày tỏ: “Chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào khi nhìn lá cờ giải phóng tung bay trên nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa, lòng cảm phục tài năng và tầm nhìn chiến lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng huyền thoại”. 

Với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ Đoàn C75 giải phóng Trường Sa là những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh”.

Phan Thế Hữu Toàn/Báo CAND

Lịch sử: ĐẶC CÔNG VIỆT NAM PHÁ HỦY ĐÀI RADAR PHÁO BINH 10 TRIỆU ĐÔ CỦA TRUNG QUỐC

Radar Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạo bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.

FV436 Cymbeline

Hoạt động của radar này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.

Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa radar, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.

Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134, ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy, lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công, một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…

TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn, mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”.

Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ, không biết là đã phá huỷ 1 hệ thống radar hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ.

Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích: 

Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, Bình "lùn" đã nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê gớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì? 

Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: 

(1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế;

(2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN.

Theo Đơn vị tác chiến điện tử