Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa - Thể thao. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

ĐẶNG VĂN LÂM - NGƯỜI TRUYỀN LỬA

Bài trả lời phỏng vấn của thủ môn Đặng Văn Lâm với phóng viên của tờ Soviet Sports (Nga) quá hay! Có nhiều cách để yêu tổ quốc mình, nhưng với sự khát khao và cống hiến của thủ môn này, bạn ấy xứng đáng là "người truyền lửa" cho các bạn trẻ ngày nay.

***

"- Anh sinh ra ở Nga, tại sao giờ lại chơi cho đội tuyển quốc gia Việt Nam?

- Tôi sinh ở Moskva, có mẹ là người Nga và bố là người Việt Nam. Mẹ tôi là diễn viên và bố là vũ công ballet. Họ gặp nhau trong một lần tập luyện ở Viện nghệ thuật sân khấu Nga. Chúng tôi sống ở đó khoảng tám năm và đến khi tôi học cấp hai thì gia nhập Spartak Moskva.

- Anh từng đăng tấm ảnh trắng đen và đội mũ như Lev Yashin trong ngày sinh nhật. Thời anh còn bé chắc chắn không thể chứng kiến ông ấy thi đấu. Vậy ai là thần tượng của anh?

- Tôi không thích từ "thần tượng".

- Vậy ai là người anh muốn noi theo trong sự nghiệp?

- Lev Yashin là người mà bất cứ thủ môn nào cũng phải học hỏi. Những năm gần đây tôi thích Buffon và Casillas. Hiện tại có rất nhiều thủ môn giỏi mà tôi ngưỡng mộ, nhưng đó không phải kiểu thần tượng. Tôi chỉ xem họ như đồng nghiệp và có những điều tôi cần học hỏi.

- Với anh ai là thủ môn hay nhất thế giới hiện nay?

- Tôi nghĩ là De Gea. Courtois cũng xuất sắc.

- Tại sao anh lại rời Nga?

- Với CLB Dynamo tôi đã chơi tốt, tôi có vị trí trong đội hình hai của họ. Tôi tập luyện với một số thủ môn có kinh nghiệm, lắng nghe và học hỏi từ họ rất nhiều. Tôi là người trẻ nhất ở đó. Khi gần kết thúc hợp đồng, những người ở Học viện nói với tôi rằng tôi sẽ không được ký hợp đồng chuyên nghiệp.

- Rồi anh lập tức sang Việt Nam?

- Tôi biết khả năng của bản thân có thể chơi cho Dynamo hay chơi ở Nga. Nhưng khi đó có nhiều điều không suôn sẻ. Tôi đã nhờ bố tôi tìm cho tôi một đội bóng ở Việt Nam. Chúng tôi tìm kiếm trên mạng và lên một danh sách rồi sau đó bay sang Việt Nam.

- Anh có biết tiếng Việt hay từng đến đó trước đây?

- Chúng tôi từng du lịch Việt Nam khi tôi còn nhỏ. Tôi biết tiếng Việt vì ở nhà bố nói tiếng Việt với chúng tôi, còn mẹ tôi thì nói tiếng Nga. Chúng tôi biết hai ngôn ngữ. Tôi không biết nhiều từ vựng tiếng Việt lắm và khi sang đó tôi mới bắt đầu học thêm, cả đọc lẫn viết.

- Được đào tạo ở Spartak và Dynamo, cao 1,88m nên có lẽ anh không khó khăn để tìm được bến đỗ?

- Tôi có sự lựa chọn. Đầu tiên tôi đến một đội bóng ở thủ đô. Khi tôi hỏi nơi thay đồ, họ chỉ ra phía sau cánh cửa. Khi tôi mở cửa thì đấy là toilet. Tôi phải thay đồ trong nhà vệ sinh khi tất cả mọi người đều làm thế. Tôi bị sốc. Nó quá khác so với những gì tôi đã trải nghiệm trước đây. Tôi vẫn tập luyện nhưng nhận ra nơi đây không thuộc về mình. Thử một, hai CLB rồi tôi bay vào Sài Gòn. Tôi tìm thấy một đội bóng và gặp vấn đề tương tự. Cuối cùng tôi đến với HAGL, khi đó họ có hợp tác với Arsenal. Sân tập của họ rộng rãi, cơ sở vật chất đầy đủ. Tôi quyết định ký hợp đồng với họ. Tôi tin rằng chuyện cổ tích của bản thân sẽ bắt đầu ở đây. Năm 18 tuổi, tôi đã tập luyện cùng với đội hình chính của họ.

- Nhưng...

- Mùa đầu tiên tôi chỉ có tập mà không được thi đấu. Mùa thứ hai cũng thế. Tôi được gọi vào đội U19 quốc gia nhưng không thể đá chính cho CLB.

- Vấn đề ở đâu?

- Tâm lý. Có sự khác biệt trong văn hóa giữa Nga và Việt Nam.

- Anh có thể nói rõ hơn?

- Tiếng Việt của tôi lúc đó chưa tốt. Thứ hai, tôi đến đó và cư xử như một người Nga, một người nước ngoài. Họ có vẻ không thích tôi, không thích "cái gã người Nga này". HLV không điền tên tôi vào danh sách thi đấu. Trong một năm rưỡi đầu tiên tôi may mắn khi làm việc với HLV thủ môn người Thái Lan. Ông ấy không quan tâm tôi đến từ đâu và nói tiếng gì. Chúng tôi đã làm việc với nhau rất ăn ý. Ông ấy nhận thấy tôi có những tố chất mà thủ môn Việt Nam khó có.

- Họ không thích anh ngay từ đầu sao?

- Vì có những khác biệt. Ví dụ thế này: Ở Nga bạn có thể nhẹ nhàng tiếp cận HLV, nói những điều bạn chưa hài lòng. HLV dễ dàng lắng nghe và cùng nhau tìm ra hướng giải quyết. Ở châu Á thì khác. HLV luôn là người đúng và bạn không được tranh cãi. Người càng lớn thì càng biết nhiều và khi đối mặt với họ bạn phải hạ thấp ánh mắt xuống. Trước đây tôi không hiểu chuyện. Tôi thường nói thẳng ý kiến với HLV, đôi khi tranh cãi. Ở Việt Nam, hành động này được xem là ngạo mạn. Mùa thứ hai, họ đem tôi cho CLB ở Lào mượn.

- Thời gian ở Lào thì sao?

- Anh không tưởng tượng nổi đâu, giải đấu ở đó ít phát triển hơn. Tuy nhiên, tôi lại không hối tiếc về quãng thời gian ở đó. Đó là thử thách với tôi và là quãng thời gian đáng giá.

- Anh có thể kể về các trận đấu ở Lào không?

- Có nhiều điều đã xảy ra. Ở Việt Nam nhiệt độ thường cao còn ở Lào là nóng kinh khủng. Khi tivi nói rằng hôm nay có gió tức là bạn tốt nhất là không nên ra ngoài. CLB của tôi có xe buýt đưa đón cầu thủ, từ nơi ở ra sân tập. Chúng tôi đi tập mỗi ngày còn xe buýt thì thường không khởi động. Thế nên, mỗi ngày chúng tôi phải đẩy xe đi từ 10-20 mét để cho tài xế có thể nổ máy. Xe không có điều hòa còn bên ngoài nóng như đổ lửa. Chúng tôi phải đổ nước vào ghế mới có thể ngồi xuống mà không bị phỏng.

Sau một năm chơi chuyên nghiệp ở Lào, tôi là thủ môn giỏi nhất, đội của tôi đứng thứ hai của giải. Đó là mùa bóng chuyên nghiệp đầu tiên trong sự nghiệp của tôi.

- Sau đó anh trở lại Việt Nam?

- Tôi có đi nghỉ ở Nga, khi trở lại Việt Nam thì nghĩ rằng mình sẽ quay về HAGL. Nhưng chuyện tương tự như ở Spartak lại xảy ra. Họ thông báo chấm dứt hợp đồng với tôi. Ba năm ở Việt Nam và tôi đã không hoàn thành được mục tiêu mà bản thân đặt ra. Tôi muốn đến Việt Nam, tập luyện thi đấu, được chơi cho đội tuyển quốc gia để khiến bố tôi tự hào. Nhưng tôi đã thất bại.

- Rồi anh trở về Nga?

- Tôi không muốn trở về. Trở về thì sự nghiệp chơi bóng của tôi sẽ chấm hết. Tôi tin rằng mình có thể tiếp tục. Tôi nhờ bác ở Việt Nam tìm một đội bóng ở giải hạng Nhất nhưng khi đó tôi cũng không được cho ra sân. Bốn năm liền không thi đấu ở Việt Nam. Tôi không hiểu nổi sao bản thân có thể chịu đựng tốt đến vậy. Tôi khi đó nhận lương 200 đôla một tháng, sinh hoạt cùng các đồng đội ở một nơi có tiêu chuẩn thấp hơn tiêu chuẩn bình thường ở Việt Nam.

Bố của tôi gọi cho tôi, ông ấy gần như khóc và yêu cầu tôi trở về Nga. Ông nói với mức lương tôi nhận, thà về nhà làm người gác cổng.

- Rồi anh trở về Moskva?

- Tôi đã trở về, năm 2014. Tôi đi học trường tài chính vì mẹ muốn tôi ăn học tử tế. Tôi chả hiểu gì ở trường và chỉ được điểm cao mỗi môn thể dục. Tôi chỉ học được hai tháng.

- Anh nghỉ ngang à?

- Đúng, nhưng không phải do tôi. Tình cờ một người bạn bảo tôi tham gia cuộc thi do nhãn hàng thể thao tổ chức. Phần thưởng là các cầu thủ sẽ được đưa đi London. Tôi được chọn vào vòng chung kết và anh không thể tin nổi đâu, đối thủ của tôi là người mà Spartak từng chọn thay vì tôi. Một lần nữa chúng tôi đã đối đầu với nhau. Nhưng điều lạ lùng là anh ta không muốn tiếp tục theo đuổi bóng đá chuyên nghiệp. Nhưng anh ta đã được ban tổ chức chọn. Anh ta là người Nga và tốt nghiệp đại học hàng không. Cuộc thi đó khiến tôi nhận ra là bản thân mình yêu bóng đá như thế nào. Tôi muốn tiếp tục con đường này chứ không phải đi học kinh tế.

- Rồi sau đó?

- Tôi đã chơi cho một đội nhỏ tên là Solaris rồi thông qua một số người quen, tôi được giới thiệu vừa thi đấu vừa làm HLV cho các cầu thủ nhí. Chơi bóng và làm việc ở đó lương rất cao và là công việc tốt nhất tôi có thể có. Nhưng khi xét đơn, họ yêu cầu tôi phải đổi quốc tịch thi đấu. Trước đây tôi từng chơi cho đội trẻ của đội tuyển Việt Nam nên giờ tôi phải đổi về Nga. Bạn chỉ có thể đổi quốc tịch thi đấu một lần trong đời theo luật. Tôi đã phân vân, giữa việc làm việc ở Nga và một bên là giấc mơ chơi bóng cho Việt Nam. Chả ai ở Việt Nam cần tôi cả nên tôi quyết định sẽ đi đổi quốc tịch thi đấu. Để làm được điều đó tôi phải gọi đến Liên đoàn bóng đá Việt Nam VFF và nhờ họ làm các thủ tục. Một HLV thủ môn ở Việt Nam mà tôi liên hệ đã khuyên tôi đừng vội. Ông ấy nói ở Việt Nam không có thủ môn nào cao lớn như tôi và bảo tôi đợi.

- Anh làm gì tiếp theo?

- Trong thời gian đó tôi có chơi cho CLB Duslar và chúng tôi giành chức vô địch. Huy chương đầu đời khiến tôi có thêm động lực. Tôi đã quyết định viết một bức thư "cầu cứu" trên Facebook, gửi đến người hâm mộ Việt Nam. Gần đây bức thư ấy được chia sẻ rộng rãi trở lại.

Sau đó tôi viết thư cho các phóng viên thể thao. Một trong số họ cho tôi số của HLV đội U23 Việt Nam. Ông ấy nói ông ấy sẽ suy nghĩ. Lúc đó dư luận chia làm hai bên, một bên muốn cho tôi cơ hội còn một bên thì nghĩ rằng cho một người lạ vào đội tuyển có thể gây xáo trộn. Ít ngày sau ông ấy gọi lại và nói chưa cần tôi.

Tôi không được vào đội tuyển nhưng nhờ lá thư ấy nhiều người biết đến tôi và có đội bóng cần tôi. Tất cả các tờ báo ở Việt Nam khi đó đều viết về một gã người Nga muốn chơi cho Việt Nam. Một tuần sau, Chủ tịch của CLB Hải Phòng hỏi tôi muốn sang đây không và muốn nhận lương bao nhiêu. Tôi nói tiền bạc không quan trọng. Ông ấy đáp: "Sang ngay".

- Rồi anh đã được chơi bóng?

- Không phải ngay lập tức. Vì thủ môn của Hải Phòng khi ấy là huyền thoại của họ. Sau chín vòng đấu, thủ môn chính bị thủy đậu. Đó là mùa giải anh ấy chơi hay nhất, năm trận giữ sạch lưới, chín trận không thua và đội bóng đang đứng nhất. Anh ấy ốm và tôi được tạo cơ hội vào sân. Nhưng tôi vẫn rất hồi hộp. Ba ngày tôi ăn không ngon ngủ không yên. Trận đó chúng tôi thua 1-2 và thua đúng vào phút cuối. Tôi bị đem ra làm tâm điểm chỉ trích, chỉ có Chủ tịch là ủng hộ tôi. Trận tiếp theo tôi lại được cho ra sân và là trận đầu tiên tôi giữ sạch lưới.

Sau hai trận ở V-League tôi được gọi vào đội tuyển quốc gia, như là thủ môn số ba. Giải AFF Cup năm đó tôi không được thi đấu. Kể từ đó, tôi là thủ môn số một ở CLB. Tôi có trận ra mắt đội tuyển quốc gia năm 2017, trong trận đấu với Jordan. Trận đấu hòa 0-0 và tôi là người chơi hay nhất. Một màn ra mắt thành công.

- Những màn ăn mừng của anh gần đây ở đội tuyển có ý nghĩa gì?

- Tôi muốn cho mọi người thấy khát khao của mình. Dù chỉ có một nửa dòng máu là người Việt, nhưng tôi sẵn sàng chiến đấu vì Việt Nam. Tôi đã trải qua hành trình khó khăn. Tôi muốn chứng minh rằng bản thân sẽ không bao giờ từ bỏ, trong những khoảng thời gian vất vả nhất, không ai cần mình, phải sang Lào và gần như từ bỏ sự nghiệp. Nhưng giờ tôi đã ở đây, cùng các đồng đội làm nên lịch sử cho bóng đá Việt Nam."

Soviet Sports

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Vì sao quan chức hách dịch dân?

Vì sao quan chức hách dịch dân? 

ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho rằng, đạo đức công vụ của nhiều công chức còn hạn chế, nổi bật là không ý thức được mình là công bộc của dân. 

“Vì sao có tình trạng này? Theo tôi nguyên nhân khiến không ít quan chức vô cảm, quan liêu, hách dịch với dân là do họ ít phụ thuộc vào dân. Từ việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đề bạt đến nâng lương, đánh giá, khen thưởng, công chức chỉ phụ thuộc vào cấp trên của mình. Công chức chỉ tiếp xúc với dân trong vai người đến xin việc này, việc kia cho nên dễ quên rằng chính những người đang có việc nhờ cậy họ giải quyết mới là những người đóng thuế trả lương cho mình, tức là ông bà chủ thực sự của mình”, bà Nguyễn Thị Kim Thúy phân tích.

Về giải pháp, ĐB Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho rằng cần có chế tài mạnh, xử lý nghiêm khắc, khẩn trương đưa ra bộ quy tắc điều chỉnh hành vi tức là pháp lý hóa đạo đức công vụ, nghề nghiệp. “Các cơ quan Nhà nước cần mạnh tay đưa ra khỏi bộ máy những người mất đạo đức, hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực, làm ảnh hưởng xấu đến cơ quan, tổ chức”, ĐB Nguyễn Hữu Cầu kiến nghị. 

Theo ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy, một hạn chế khác của công chức là không thạo việc, trình độ thực chất không tương xứng với bằng cấp họ có. 

Do công chức không thạo việc nên thường khó giải quyết nhanh chóng việc cho dân, cũng ít khi tham mưu cho cấp trên những chủ trương tốt. 

“Chúng ta đã và đang cải cách hành chính, nhưng nếu người thực hiện cải cách không đủ tâm, đủ tài thì thủ tục đơn giản mấy cũng thành khó khăn, công nghệ hiện đại mấy cũng vô dụng”, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy nhấn mạnh.

Thứ Bảy, 28 tháng 10, 2017

CHƠI NHAU?

Gia Đình Mới la 1 trong những báo "Phang" Khải Silk mạnh mẽ, lớp lang và bài bản nhất dịp này. Tuy nhiên, việc cử phóng viên mang 1 chiếc khăn không có giấy tờ chứng minh việc mua bán (Hoá đơn bán hàng) đi gõ cửa "ăn vạ" doanh nghiệp đang đóng cửa không kinh doanh thì lại là việc khác. 

Tiếp đó ông Tổng thư ký toà soạn Nguyễn Quyết lại lên facebook cá nhân phát ngôn khẳng định việc này là doanh nghiệp lừa đảo người tiêu dùng lần 2 thì càng làm thêm nghi ngờ. Bất chấp quy định pháp luật để ăn vạ, vu khống doanh nghiệp làm ăn gian dối. 

Người đọc hoàn toàn có quyền đặt dấu hỏi lớn về hành vi và mục đích của Gia Đình mới và cá nhân ông Nguyễn Quyết. Liệu có sự đứng sau của doanh nghiệp đối thủ cùng ngành trước sự việc này?

***


Khaisilk, một từ khoá rất hot trong vài ngày vừa qua. Tuy nhiên, sự nổi tiếng này lại không phải xuất phát từ những ưu điểm của thương hiệu Khaisilk mà nó là hệ luỵ từ sự gian dối trong chuyện làm ăn của ông chủ Hoàng Khải.

Người tiêu dùng Việt Nam, đặc biệt là những người đã từng mua, sử dụng... các sản phẩm lụa mang thương hiệu Khaisilk đang hết sức phẫn nộ. Họ phẫn nộ vì bị lừa dối, họ phẫn nộ vì lòng tự ái dân tộc. Bản thân tôi cũng đang hết sức phẫn nộ với Khaisilk vì điều này.

Trong nhiều năm qua, tôi cũng đã từng mua rất nhiều sản phẩm từ lụa mang thương hiệu Khaisilk để tặng bạn bè quốc tế. Thật lòng mà nói, các sản phẩm từ lụa mang thương hiệu Khaisilk rất đẹp, thậm chí cũng rất bền.

Mỗi khi gặp lại bạn bè quốc tế của tôi, trong câu chuyện, họ vẫn nhắc tới với lòng yêu mến những món quà từ lụa mà tôi tặng họ. Lúc đó tôi cũng rất hãnh diện và nói với họ rằng Việt Nam chúng tao có nhiều sản phẩm truyền thống đẹp và bền lắm, trong đó bao gồm có lụa Vạn Phúc, các sản phẩm lụa mang thương hiệu Khaisilk và cả gốm Bát Tràng nữa.

Tự hào các sản phẩm chất lượng mang thương hiệu Việt đối với mỗi người Việt Nam khó có thể bị tổn thương, và chắc chắn nó cũng chẳng bị ảnh hưởng vì bất cứ sự gian dối thương hiệu Việt nào mà bao gồm cả vụ việc liên quan tới các sản phẩm lụa mang thương hiệu Khaisilk.

Hoàng Khải à, thương hiệu Khaisilk của anh chắc chắn sẽ mất rất nhiều điểm trong mắt mỗi người tiêu dùng Việt, anh làm sai thì anh phải chịu. Nhưng thật lòng mà nói, tôi thực sự vẫn quý trọng anh. Nhờ có anh, công ty Khải Hưng và thương hiệu Khaisilk mà bạn bè quốc tế của tôi mới được sở hữu các sản phẩm từ lụa có chất lượng và đẹp đến như vậy.

Hơn thế nữa, nhờ có anh, nhờ sự giúp đỡ của anh... mà chúng tôi, những người bác sĩ cấp cứu ở tuyến trung ương mới có cơ hội triển khai nhiều kỹ thuật mới, đặc biệt là các kỹ thuật trong cấp cứu đột quỵ. Chính lòng hảo tâm của anh, sự đầu tư cho y tế một cách thiện nguyện của anh, đã giúp chúng tôi cứu được rất nhiều người bệnh trong suốt gần 10 năm qua mà trước kia họ thường chết ráo cả.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2016

VÀI NÉT ĐẶC TRƯNG CỦA TÍNH CÁCH MỸ, VĂN HÓA MỸ

Vài nét đặc trưng của tính cách Mỹ, văn hoá Mỹ

Từ FB Le Thithuthuy

Mỹ là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, được hình thành từ các nhóm cộng đồng khác nhau (sắc tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, khu vực cư trú). Và so với nhiều quốc gia có lịch sử hình thành hàng nghìn năm như Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp… thì đây chỉ là một quốc gia non trẻ...

Trong quá trình hình thành và phát triển, Mỹ đã xây dựng một hệ thống chính trị ổn định, một nền kinh tế phát triển, cùng với đó là một nền văn hóa vô cùng phong phú…Việc hiểu được những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng bất chấp mọi khác biệt để hình thành nước Mỹ cũng quan trọng không kém việc hiểu được tính đa dạng của chính những nhân tố đó. Mọi người có thể đề cao hoặc phán những yếu tố góp phần làm cho Mỹ trở thành một quốc gia giàu có, từng khiến Mỹ có những hành động phi đạo lý, hay khiến cho Mỹ phải chịu những thất bại đau đớn. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoặc bỏ qua những yếu tố đó khi nghiên cứu lịch sử, văn hóa Mỹ vì đó là nét đặc trưng riêng tạo nên bản sắc mang tên Hoa Kỳ.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ giữa chủ nghĩa tư bản với đạo đức luận Tin Lành.

Văn hóa Mỹ là kết quả của mối quan hệ trao đổi giữa 2 lực lượng lớn “Thế giới mới” và “Thế giới cũ”. Những con người của thế giới cũ đã mang đến thế giới mới thói quen, sức mạnh, giá trị, sự đa dạng, cả những mâu thuẫn để từ đó tiếp nhận, sửa đổi, loại bỏ và đơm hoa kết trái.

Văn hóa Mỹ còn là sự kế thừa của văn hóa châu Âu với ảnh hưởng mạnh của đạo Thiên Chúa.

1. Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân:

Khi nói đến tính cách người Mỹ và nền văn hóa Mỹ thì không thể không nhắc đến chủ nghĩa cá nhân. Người Mỹ tin tưởng ở năng lực và đạo đức thánh thiện của từng cá nhân. Trong hoài bão và hy vọng của họ đều liên quan đến chủ nghĩa cá nhân (Mặc dù chủ nghĩa cá nhân làm nảy sinh vấn đề phức tạp, nhưng không thể xóa được vì đó là những đặc điểm điển hình của người Mỹ).

- Chủ nghĩa cá nhân được hiểu theo 2 nghĩa:

+ Có tính chất khác biệt so với người khác, làm mọi việc theo cách riêng của mình.

+ Đề cao vai trò của cá nhân trong xã hội: đó không phải là sự ích kỷ, mà là cơ hội để cá nhân tự phát triển để đưa xã hội cùng tiến lên.

Chủ nghĩa cá nhân ở Mỹ có nguồn gốc liên quan đến các tín điều trong kinh thánh và ý thức cộng dân của chế độ cộng hòa. Dấu ấn của chủ nghĩa cá nhân thể hiện khá rõ ở xã hội và bối cảnh nước Mỹ thời kỳ đầu.(Hình thức định cư nông nghiệp với mô hình trang trại được lập nên ở giữa khu đất rộng và cách vài dặm mới đến nhà láng giềng gần nhất, và thị trấn gần nhất cũng phải mất cả ngày đường, hoàn toàn khác với làng nông nghiệp châu Âu, chủ trang trại không phụ thuộc vào bất cứ ai, chính phủ thì ở quá xa, giao thong chưa phát triển buộc mỗi cá nhân phải tự giải quyết).

Chủ nghĩa cá nhân còn thể hiện ở việc mỗi người, mối nhóm tự nguyện gia nhập cộng đồng nhưng không từ bỏ cá tính và quyền lựa chọn của mình (Thể hiện cho điều này là mối quan hệ giữa Nhà nước Liên bang và các bang của Mỹ).

Chủ nghĩa cá nhân để lại dấu ấn ở các thành phố (Việc áp dụng mô hình bàn cờ để chia thành phố ra thành các khu vực, mỗi người đều có thể chọn 1 mảnh đất tiêu chuẩn để thực hiện ý muốn của mình. Ex: New York).

Do những con người này đi tiên phong trong việc khai phá miền hoang dã và sống với những con người còn trong tình trạng man rợ, bằng những phương tiện đơn giản như rìu, súng săn để tìm hướng đi cho mình. Vì thế những người này thờ ơ với mọi sự quản lý của chính phủ, và trong nhiều trường hợp họ sẽ sử dụng luật pháp của mình bất chấp những quy định của chính phủ.

- Chủ nghĩa cá nhân của người Mỹ còn bao gồm cả tính vị kỷ, thờ ơ với mọi thứ diễn ra xung quanh, với tình hình thế giới. Họ chỉ quan tân đến những gì tác động trực tiếp đến họ đã làm cho mối quan hệ gia đình giữa cha mẹ với con cái cũng không gắn kết sâu đậm như văn hóa phương Đông.

- Ở Mỹ, nhà thờ, trường học, các hiệp hội, tổ chức địa phương khác nhau đã tạo điều kiện cho mỗi cá nhân có điều kiện phát triển tài năng của bản thân , chọn hướng đi cho riêng mình (ex: trong những buổi học , sinh viênđược thử đóng vai lãnh đạo nhằm đưa ra các giải pháp cho vấn đề) chính điều này giúp cá nhân có thể phát huy khả năng tư duy của mình, tự tin hơn. Từ đó thúc đẩy lớp trẻ có ý chí vươn lên trong xã hội, làm cho trẻ nhỏ có khuynh hướng vươn lên, nhưng cũng chính điều này lại làm giảm đi mối quan hệ với cộng đồng, gia đình.

- Đề cao vai trò cá nhân làm cho thanh niên Mỹ không thích nhớ đến thời kỳ thơ ấu, nương tựa vào gia đình.
- Vai trò cá nhân còn xuất phát từ ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh du mục.
- Chủ nghĩa cá nhân tác động đến quan hệ hôn nhân. Họ coi quan hệ gia đình là cùng chia sẽ trách nhiệm…
- Chủ nghĩa cá nhân cũng góp phần chia rẽ các mối quan hệ xã hội.
- Đề cao chủ nghĩa cá nhân, người Mỹ tin rằng “ Chúa đã sàng lọc cả một dân tộc từ nước Anh để có thể chuyển những hạt giống tốt nhất tới mảnh đất hoang dã của Mỹ quốc này”. Họ tin họ là ưu việt so với các dân tộc khác… và có quyền thực hiện mục đích thống trị của mình.

2. Một xã hội không ngừng phân cách đẳng cấp:

Giai đoạn đầu, người Mỹ tin rằng trên đất nước họ không có sự phân chia đẳng cấp (vì lúc này hầu hết thành phần người di cư sang Mỹ chủ yếu là tầng lớp trung lưu, người nghèo, những người bất đồng về chính trị, tôn giáo…). Nhưng với những biến động đã làm cho hệ thống đẳng cấp cũng đã có những thay đổi.

- Xã hội Mỹ phân chia thành 3 giai cấp gắn liền với địa vị xã hội (thượng lưu, trung lưu, hạ lưu)

- Xã hội Mỹ có điểm khác so với châu Âu là không phải trải qua chế độ phong kiến mà gắn liền với nó là tầng lớp quý tộc, đặc quyền đặc lợi như ở châu Âu. Khát vọng của sự sống và làm giàu để bù lại cho những mất mát ở quê hương trước đây.

- Tại một nước Tư Bản và theo Thanh giáo, thì tiêu chuẩn để phần chia đẳng cấp là của cải và sự thành đạt, ai tài giỏi, may mắn sẽ vượt lên người khác. Từ đó họ rất coi trọng đồng tiền và kết quả tất yếu là bên cạnh tầng lớp nghèo khổ sẽ xuất hiện tầng lớp giàu có…

- Nội dung “Tuyên ngôn Mỹ” đặt niền tin cho việc xóa bỏ phân chia đẳng cấp. Nhưng thực tế lại không phải vậy. Cách mạng Mỹ không triệt tiêu cho sự tồn tại của giai cấp, mặc dù người dân có những quyền cơ bản như bầu tham gia vào hệ thống Pháp luật…nhưng thực tế thì quyền lực chính trị lại tập trung vào một nhóm người thuộc giới thượng lưu(đặc biệt là sau ngày cách mạng thành công)

- Thời kỳ “nội chiến Bắc Nam” được coi là thời kỳ của chủ nghĩa quân bình(vì của cải được phân chia công bằng), mọi người Mỹ, ít nhất là tầng lớp da trắng đều được hưởng những phúc lợi như nhau)(Miền Bắc có điều kiện cho phát triển thương mại, miền Nam đất rộng cho việc lập đồn điền), trong giai đoạn này ít có người Mỹ trở thành “con người thành đạt”. Nhưng sang XIX với sự phát triển của CNH, tiêu chuẩn tiền bạc, giai cấp công nhân phát triển, hệ thống máy móc phát triển đã phá vỡ cơ hội đồng đều ở Mỹ. Tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều và gặp cản trở trong khi vươn lên đẳng cấp trên, khoảng cách với đẳng cấp trên cũng mở rộng(Con nhà nghèo, người da màu khó có cơ hội học ở những trường nổi tiếng, hoặc thuê giáo viên giỏi về dạy).

- Tuy vậy, hiện nay vẫn không thể có một cuộc cách mạng để lật đổ giai cấp Tư sản (Vì ngay cả tầng lớp nghèo khổ da trắng cũng chưa có một Đảng đủ sức chống lại Tư bản)

- Khác với những nước châu Âu là người nông dân bị bần cùng hóa thì ở Mỹ do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt, hầu hết nông dân đều có cơ hội sở hữu ruộng đất, thậm chí là trở thành điền chủ, họ có cơ hội để bóc lột tá điền nhiều hơn.

- Chế độ đồn điền phát triển đã dẫn đến việc tầng lớp tá điền bị bóc lột, và nô lệ thì ngày một phát triển hơn.

- Nhà nước bảo đảm sự bình đẳng cho mọi người nhưng vẫn bảo đảm quyền lợi cho tầng lớp Tư bản kếch xù. Nhưng thực chất là đang bảo vệ cho tầng lớp những người có tiền.

3. Xã hội cạnh tranh cao với những con người đầu óc thực dụng:

- Xã hội Mỹ luôn cạnh tranh cao, xuất phát từ hoàn cảnh lịch sử của giai đoạn khai phá vùng đất mới, mỗi người phải chấp nhận những khắc nghiệt. Để tồn tại họ phải nhanh chóng điều chỉnh để thích nghi

- Người Mỹ vận dụng thuyết Darwin xã hội để lý giải cho sự “đào thải trong xã hôi”(Theo thuyết này thì con người sống trong xã hội cũng theo quy luật đó, vì bản thân người Mỹ đã được sàn lọc trước khi đến đất Mỹ, tại đây phải là những con người lạc quan, hăng hái, chịu thử thách…).

- Đối với người nghèo đến Mỹ thì họ không có ảo tưởng quá lớn ở vùng đất này là sẽ dễ dàng sinh sống. Họ sang đây là nhằm xây dựng cho mình và gia đình mộtcuộc sống vững chắc nên họ luôn tìm mọi cách vượt lên mọi cản trở.

- Người Mỹ luôn ám ảnh đến kinh doanh và làm giàu để khẳng định địa vị của mình (ảnh hưởng trong việc chọn người lãnh đạo liên bang, Quốc hội, Tổng thống… để xem người đó có giúp và tạo điều kiện cho mình làm giàu không).
- Do sự cạnh tranh cao đã khiến xã hội luôn biến động, và con người cũng biến động, luôn không ngừng nghỉ làm người Mỹ luôn ở trong trạng thái căng thẳng.

- Với đầu óc thực dụng, người Mỹ bỏ qua những thủ tục rườm rà. Họ chỉ đánh giá hiệu quả và năng suất làm việc của mỗi người.

- Người Mỹ thường lên kế hoạch trước đó vài tháng…(gửi giấy mời bạn bè trước cả tháng với hy vọng họ đến dự).Thậm chí trong những bữa ăn, người Mỹ cũng tranh thủ để bàn công việc, lập kế hoạch(thể hiện sự quý trọng thời gian (12h00-14h00 Business lunch; 7h00 Business breakfast).

- Tại các trường học, người Mỹ ít thích học những học thuyết trừu tượng mà chỉ thích học những cái sẽ áp dụng được vào thực tế. Người Mỹ thích vừa học vừa làm để tạo cho mình sự sẵn sàng thử thách cho cuộc sống tương lai.

4. Xã hội với những con người thích tiến lên trước, ưa khám phá và thích ứng với cái mới:

- Khi ở châu Âu, họ sống trong hệ thống xã hội được thiết lập từ nhiều thế hệ trước, vì vậy giữa con người tồn tại ranh giới về giai cấp, chế dộ giàu nghèo, nhưng sang Mỹ thì mọi thứ bị xóa bỏ, họ phải thích nghi với môi trường để sinh tồn và phát triển.

- So với người châu Âu, Á thì người Mỹ cảm thấy ít trói buộc và khá thoảimái trong cuộc sống xã hội và nghề nghiệp.

- Trong số những người bất mãn bỏ quê hương ra đi, có nhiều người xuất thân từ thành phần “gây phiến loạn” ở vùng đất họ sinh ra.Họ sang tân thế giới một phần muốn rời bỏ những cái mà họ không chấp nhậnở xã hội cũ nhưng đồng thời họ cũng muốn thử thách mình với mục đích mới.

- Người Mỹ luôn muốn tiến lên phía trước, đánh dấu bằng việc họ có xu hướng phát triển về phía Tây…(đây là đẩy lùi biên cương, có nghĩa là từ bỏ ảnh hưởng châu Âu, và phát triển một cách vững chắc độc lập theo tính cách của người Mỹ)

- Sự phát triển nhanh của nền nông nghiệp và công nghiệp Mỹ là kết quả của quá trình ưa khám phá nhằm tìm ra những giải pháp cho vấn đề cũ.

- Người Mỹ không ngần nại để học một nghề mới (một giáo sư đại học có thể xin nghỉ việc để làm một công việc khác, sau đó lại xin đi dạy trở lại) đây là điều khác biệt so với phương Đông.

- Yếu tố địa lý, tài nguyên giàu có tạo điều kiện cho Mỹ có thể áp dụng những ý tưởng mới, đôi khi là khá tốn kém. Nhưng bù lại họ lại tìm ra được những cái mới hay hơn, có hiệu quả hơn.

5. Một xã hội dung hợp, đa dạng và phức tạp:

- Liên bang Mỹ được tạo thành bởi những người nhập cư từ nhiều vùng khác nhau trên thế giới, không có người Mỹ thuần khiết và cũng không có nhóm người chiếm đa số để xây dựng một nền văn hóa dân tộc riêng mà đó là sự tổng hợp những đặc tính khác nhau từ những nguồn gốc dân cư khác nhau khi nhập cư vào Mỹ (trong giai đoạn Mỹ thì bố có thể là người Anh, mẹ có thể là người Pháp, con trai của họ có thể có vợ là người Hà Lan…)

- Trong quá trình nhập cư và di cư sang thế giới mới, có nhiều nhóm người đã bị đồng hóa hay gọi là Mỹ hóa để tạo nên một đặc tính của người nhập cư trong lịch sử Mỹ. Họ cố ý bỏ hoặc vô tình quên đi những đặc điểm khác biệt, hòa đồng với nhau, cùng nhau xây dựng và phát triển.

- Mặc dù Mỹ là một quốc gia đa sắc tộc nhưng nó không phải là “một liên bang của các nền văn hóa có tính dân tộc”. những người nhập cư hầu như không đủ khả năng truyền bá, duy trì ngôn ngữ của mình sang thế hệ thứ 3. Những người này hầu như không muốn quay trở về quá khứ để tìm nguồn gốc của mình và cố gắng để mọi người xung quanh không nhận ra mình là ai. Sư pha tạp đó tạo nên đặc tính của người nhập cư trong lịch sử hình thành nước Mỹ.

- Bên cạnh đó, văn hóa Mỹ vẫn mang tính đa bản sắc, do mỗi dân tộc đều muốn bảo vệ bản sắc dân tộc mình, nên trong nền văn hóa Mỹ nói chung còn chứa đựng cả bản sắc riêng của từng dân tộc, cả sự tiếp nhận ảnh hửơng của những nền văn hóa khác, tạo nên sự đa dạng, phức tạp trong văn hóa Mỹ.

Hiện nay, làn sóng di cư sang Mỹ càng nhiều, nước Mỹ phải tiếp nhận thêm nhiều dân tộc, tôn giáo , văn hóa mới. Mỹ cần phải phát triển yếu tố dung hợp nhằm tạo nên sự cố kết trong cộng đồng.

6. Một xã hội cởi mở, những con người chân thành, không cầu kỳ:

Những người ở nước ngoài khi đến Mỹ đều có nhận xét chung rằng người Mỹ khá cỡi mở, và rất thân thiện (mặc dù đôi lúc họ luôn đề cao mình).Điều này xuất phát từ kinh nghiệm của những người định cư đầu tiên và sau đó là những người vùng biên cương. Những người di cư đã bỏ lại sau lưng mọi tước hiệu, đẳng cấp, chấp nhận hòa vào môi trường sống mới của mình, và tại thế giới mới thì không có sự phân biệt đẳng cấp hay đối xử tàn tệ(vì họ đến đây với khao khát xây dựng một cuộc sống mới). Những con người này trở nên cởi mở và chân thành kết hợp với cá tính hiếu khách của người Mỹ bản địa.

- Điều kiện sống khắc nghiệt tạo nên tính cách hiếu khách cởi mở cho người Mỹ (vì giai đoạn đầu mới đến họ không có gì, bị đói,bị thương và phải trú ngụ, nhận sự giúp đỡ từ những người Mỹ bản địa khiến họ rất hiếu khách để cảm ơn lại những tấm long của những con người đã từng cưu mang mình ngày trước).

- Ngoài ra, vì lợi ích kinh tế, vì thế để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp hơn, họ buộc lòng phải hiếu khách, cởi mở. Có như thế mới lôi kéo được nhiều người đi cùng với họ để cùng họ thực hiện những ước mơ.

- Ngoài ra, với những người định cư đầu tiên trên mảnh đất hoang vu này thì khoảng cách là mối đe dọa. Vì thế một người mới đến sẽ không mang lại đe dọa mà sẽ mang đến cho họ những thong tin về thế giới bên kia, về kỷ thuật canh tác…

- Quá trình tây tiến với những khó khăn đã buộc mọi người phải đoàn kết lạo với nhau, xóa bỏ đi mối quan hệ của họ với châu Âu nhằm tạo ra những công cụ lao động mới đáp ứng cho cuộc sống hiện tại.

- Với những trải nghiệm từ cuộc sống khắc nghiệt, khiến người Mỹ luôn đề cao tinh thần sẵn sàng thực hiện những công việc tình nguyện giúp đỡ những người mà họ cho là khó khăn hơn mình (hình thành nhiều tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận).

Người Mỹ vẫn giữ truyền thống tôn trọng những giá trị tự do và độc lập. Từ xưa đến nay những người này vẫn không có lòng tin vào chính phủ và họ cảm thấy thoải mái khi được cùng nhau làm việc trong không khí cộng đồnghơn là dựa vào các cơ quan nhà nước. Vì thế trên đất Mỹ đâu đâu cũng bắt gặp các nhóm, các tổ chức địa phương (cải thiện đời sống của công nhân định cư,chống phân biệt chủng tộc, chống tội phạm, giúp đỡ những người đang chịu thiên tai). Và họ làm tất cả không phải vì họ giàu có mà trên hết xuất phát từ chính tấm lòng mà họ nghĩ mình nhất định phải làm. Người Mỹ nhìn bên ngoài khá lạnh lùng, dè dặt nhưng họ thật sự chân tình và rất tốt.

- Gắn liền với tính cách khắc khổ là sự đơn giản không cầu kỳ (với mục đích tạo nên sự thoải mái trong nói chuyện, xóa đi khoảng cách khiến mọi người dễ dàng cùng nhau làm việc)

7. Một xã hội cơ động:

Mỹ là một xã hội chứa đựng sự biến động về địa điểm lẫn thành phần xã hội.

- Người Mỹ luôn di chuyển chỗ ở, cơ bản để tìm kiếm một tương lai và một chuẩn mực sống cũng như một công việc tốt hơn cho bản thân và gia đình. Vì đó chính là thứơc đo cho từng cá nhân trong xã hội.

- Xã hội Mỹ luôn luôn biến động vì đây là nơi không những tiếp nhận mà còn ngày càng phát triển đa dạng về chủng tộc và thành phần dân cư. Nó khiến họ phải chuyển động để cùng phù hợp với sự thay đổi của xã hội (người Mỹ thường xuyên di chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ bang này sang ban khác)

- Cùng với sự hình thành quốc gia, sự phát triển kinh tế và xu hướng đô thị hóa là nguyên nhân thúc đẩy quá trình di chuyển trong lòng nước Mỹ.

8. Một số đặc điểm khác:

- Mỹ được đánh giá là 1 trong 10 quốc gia sùng đạo nhất trên thế giới.

- Mỗi năm người Mỹ đánh bạc khoảng 500 tỉ USD và cũng chừng đó làm từ thiện.

- Người Mỹ đầu tư nhiều cho giáo dục, đặc biệt là các cựu sinh viên.

- 3/4 giải Nobel trên thế giới có chủ nhân là người Mỹ.

HÌNH BỎNG MẮT CỦA MINH THƯ "GÁI NHẢY"

Hình nóng bỏng mắt của Minh Thư 'Gái nhảy'

Theo Dương Di/Vietnamnet 


Dân Trí - Sau khi chia tay người chồng kém 6 tuổi và khoảng thời gian khó khăn trên đất Mỹ, nữ diễn viên Minh Thư vẫn giữ được tinh thần lạc quan và nhan sắc đáng ngưỡng mộ.

Diễn viên Minh Thư nổi danh từ sau vai Hạnh trong bộ phim “Gái nhảy. Hình tượng một cô gái khôn ngoan, sành đời nhưng cũng thật đáng thương đã đưa tên tuổi của cô đến gần hơn với khán giả.

Sau đó, tuy đều đặn tham gia những dự án phim lớn chiếu Tết như: Lấy vợ Sài Gòn, Chuông reo là bắn… và hàng loạt những dự án phim truyền hình nhưng những dự án này đều không thành công như mong đợi.

Năm 2013, nữ diễn viên bất ngờ cùng con gái sang Mỹ du học. Cô mong muốn được học hỏi, trau dồi kiến thức về nghệ thuật và tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con gái.

Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ của Minh Thư không hề dễ dàng.

Nữ diễn viên cũng đã chia tay với người chồng kém 6 tuổi

Chia sẻ với VietNamNet, cô cho biết: “Khi ở Việt Nam, tôi sống sung sướng, ban ngày có tài xế đón đưa, có người phục vụ. Từ gội đầu, làm tóc đều ra tiệm, một tuần mát xa mấy lần nhưng qua bên này phải tự tay làm hết mọi việc nên cảm thấy rất khó khăn. Thời gian đầu, tôi cứ gọi cho bạn bè là lại khóc, rất nhiều lần tôi muốn bỏ hết tất cả để về Việt Nam nhưng sau tôi nghĩ mình cần phải học cách chấp nhận".

Hiện tại, nữ diễn viên đã thông thạo việc giao tiếp và dần bắt kịp với cuộc sống nơi đất khách. Sau khi tốt nghiệp ngành ngôn ngữ, cô sẽ tiếp tục học thêm về nghệ thuật.

Trong chuyện tình cảm, Minh Thư được nhiều người đàn ông ngỏ ý muốn quan tâm, chăm sóc, nhưng cô vẫn chưa tìm được người phù hợp để tính chuyện lâu dài. Bản thân cô cũng không đặt nặng chuyện tình cảm, vì cuộc sống tại Mỹ chưa thực sự ổn định.

Lần này trở về Việt Nam, cô dự định sản xuất một số sản phẩm âm nhạc cùng với những người đồng nghiệp thân thiết. Nữ diễn viên bày tỏ cô khá lo lắng nhưng sẽ nỗ lực hết sức mình để có thể được ghi nhận.







Thứ Tư, 16 tháng 12, 2015

Chuyện anh Minh Ruồi lĩnh án tống tiền

Về chuyện anh Minh ruồi lĩnh án tống tiền.

Anh Võ Văn Minh có một quán bún riêu ở Tiền Giang, trong quá trình bán hàng, anh phát hiện ra một con ruồi trong chai nước Number One anh bán. Sau 2 đêm mất ngủ, đến sáng hôm thứ 3 anh nhấc điện thoại gọi thẳng hotline của Tân Hiệp Phát đòi bồi thường 1 tỉ.

Nhân viên công ty xuống làm việc 3 lần, đến lần thứ 3 anh Minh chấp nhận mức 500 củ có biên lai. Anh bị bắt ngay lập tức vì tội tống tiền với tang vật là chai nước có ruồi, 500 chiệu tiền mặt và biên bản của 3 lần làm việc.

Phần đa nhân loại văn minh đồng tình với hành vi tự vệ chính đáng của công ty, cơ mà bần nông thì không. Chúng bênh anh Minh người cũng nghèo, láo và gian ác như chúng. Một vài bần nông quá khích còn tuyên bố tẩy chay sản phẩm của THP, khí thế phừng phừng như cháy rừng U Minh Hạ.

Xét về mặt đạo đức, anh Minh không phải người tử tế gì cho cam, vì nếu con ruồi trong chai là có thật, thì hành động của anh khác nào kệ cụ sức khỏe khách hàng, bà con chòm xóm để thỏa hiệp ngầm tư lợi bản thân, phỏng ạ? Đúng ra anh phải giao nộp cho công an, quản lý thị trường để làm rõ trắng đen. Anh làm được vậy, tự khắc người tiêu dùng quyên cho anh nửa tỉ vì có công bảo vệ sức khỏe cộng đồng, tất nhiên, với điều kiện con ruồi ở trong chai từ trước.

Cơ mà anh đéo, anh gọi điện cho công ty và dọa kiểu bố mày đang nắm thóp đấy liều liệu mà cư xử, đó là hành vi tống tiền, xin đểu của quân mạt hạng. Hiển nhiên, tâm anh tối nên sự việc nó mới rối.

Công ty xử lý tỉnh táo, tôi khen. Họ báo công an khi có dấu hiệu bị đe dọa, đó là hành vi thượng tôn luật pháp. Các bạn nên nhớ giao dịch dân sự phải thỏa mãn yếu tố nội dung, mục đích của giao dịch không trái luật và đạo đức xã hội (điều 122 khoản 1 BLDS). Trong trường hợp này, anh Minh vi phạm cả luật (tống tiền) và đạo đức (bao che vi phạm vệ sinh ATTP).

Đen cho anh, đoàn thanh tra của bộ Y Tế, với trình độ nghiệp vụ bậc thầy được rèn luyện dưới mái trường XHCN, chỉ mất vài tiếng đồng hồ kiểm tra dây chuyền đóng chai và có thể kết luận luôn là dị vật không bao giờ lọt vào được trong chai nước. Công an cũng có kết luận chai nước đã bị can thiệp, việc mở và tráo nắp nhựa sau khi nhét con ruồi vào là quá đơn giản không cần tranh cãi.

Anh Minh không chỉ là kẻ tống tiền, mà còn lừa đảo. Hành vi của anh thách thức lương tri loài người và cả sự nhân từ của Chúa.

Phiên tòa xét xử anh sẽ diễn ra vào ngày mai, hy vọng với 20 năm áo số cơm cân trong đội hình Juventus, anh Minh sẽ có thời gian suy nghĩ về hành vi sai trái của mình.

NGỌC QUYÊN BÁN QUẦN ÁO, HUY MC BÁN XÔI TRÊN ĐẤT MỸ

Từ bỏ ánh hào quang lộng lẫy của sân khấu, bước sang xứ người với những bộn bề lo toan, ca sĩ Huy MC, người mẫu Ngọc Quyên... đều rất cơ cực để ổn định cuộc sống.


Ngọc Quyên bán quần áo sale

Người mẫu Ngọc Quyên lúc còn ở Việt Nam làm người mẫu.

Người mẫu Ngọc Quyên được đánh giá cao trong làng mẫu Việt Nam. Tuy nhiên, khi đang ở đỉnh cao nghề nghiệp thì Ngọc Quyên quyết định lấy chồng và sang Mỹ sinh sống, từ bỏ sàn diễn. Dù đang mang bầu đứa con đầu lòng và có chồng làm bác sĩ thu nhập ổn định nhưng Ngọc Quyên vẫn đi bán hàng quần áo sale ở Mỹ cho một bà chủ người gốc Hoa.

Chia sẻ về điều này Ngọc Quyên cho biết, bất cứ nghệ sĩ nào sang đây ban đầu cũng gặp khó khăn. Cô không khó khăn tới độ phải kiếm tiền bằng được nhưng cô ngại ở nhà nhiều, sẽ trì trệ. Ngọc Quyên thích chọn cuộc sống bình dị, có nhà có xe rồi thì hàng ngày cứ làm vừa đủ để vợ chồng có thời gian hàn huyên. Cô không muốn chồng oằn mình ra làm việc để cô có nhiều tiền sắm hàng hiệu, đi chơi.

Huy MC bán xôi

Gia đình mới của Huy MC bên Mỹ. Huy MC giờ thành ông chủ tiệm xôi

Khi đang là cặp đôi sáng giá của làng giải trí Việt thì vợ chồng Huy MC - Thu Phương quyết định sang Mỹ. Sang Mỹ một thời gian thì cặp đôi này chia tay. Tuy nhiên, trong khi Thu Phương vẫn chọn gắn bó trong lĩnh vực âm nhạc trên xứ sở cờ hoa thì Huy MC lại chọn cho mình một con đường khác. Anh phải làm khá nhiều nghề để kiếm sống. Con đường từ chàng công tử chính hiệu đất Hà thành trở thành người đàn ông của công việc chân tay có lẽ chẳng hề dễ dàng và nhanh chóng. Huy MC giờ đã tự mở quán xôi. Anh còn tự mình đứng bếp, bán hàng, thu ngân, tính toán sổ sách hệt như một bà nội trợ đảm đang.

Ca sĩ Thu Phương bị đồng nghiệp tẩy chay

Ca sĩ Thu Phương từng bị đồng nghiệp ở hải ngoại tẩy chay

Khó khăn lớn nhất của ca sĩ Thu Phương khi sang đất Mỹ không hẳn về kinh tế mà lại chính là nghề của cô. Ở Việt Nam Thu Phương được bạn bè yêu mến thì sang Mỹ, Thu Phương bị đồng nghiệp tẩy chay. Năm 2006, tâm sự trong bài phỏng vấn với một đài phát thanh ở Mỹ, Thu Phương cho biết về tình đồng nghiệp không được tốt đẹp giữa các ca sĩ hải ngoại với ca sĩ từ trong nước qua như cô. Trong một bài phỏng vấn vào năm 2011, Thu Phương cũng nhắc lại việc này: “Tôi vẫn hát một mình ở hải ngoại, không một nữ ca sĩ nào muốn hát cùng tôi. Nếu có Phương thì sẽ không có họ”.

Tiếp đến năm 2007, Thu Phương bị tố tham gia đóng phim “đen” Nhật Bản. Sự việc này một lần nữa khiến Thu Phương lao đao và danh dự của cô bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên đến năm 2009, trang web đó bị đóng cửa và scandal về clip nóng của Thu Phương cũng được minh oan là một sản phẩm của sự dàn dựng và vu khống thô thiển.

Sau bao sóng gió, 12 năm xa quê hương, Thu Phương dần khẳng định được mình và cô đã được quay về nước tham gia các chương trình nghệ thuật. Gần đây nhất Thu Phương làm HLV trong chương trình Giọng hát Việt 2015.

Ca sĩ Phi Nhung dọn khách sạn, làm bồi bàn

Ca sĩ Phi Nhung đã phải làm rất nhiều nghề để có thể trụ lại Mỹ.

Năm 1989 ca sĩ Phi Nhung mới tròn 17 tuổi nhưng tuổi thơ cơ cực đã khiến Phi Nhung sang Mỹ để tìm cách kiếm tiền nuôi các em. Những ngày đầu ở Mỹ là chuỗi ngày khó khăn đến cùng cực mà Phi Nhung phải trải qua để có được thành công như ngày hôm nay. “Một mình nơi xứ người, tôi cảm thấy rất đơn độc, không biết phải bắt đầu từ đâu. Đêm đến, tôi không ngủ được vì lo lắng về tương lai, nghĩ đến năm đứa em nhỏ. May mắn, tôi được một tổ chức từ thiện hỗ trợ việc học tiếng Anh trong 6 tháng và học khóa về dọn vệ sinh để được cấp chứng chỉ, có thể đi làm ở khách sạn. Thời gian còn lại, tôi làm bồi bàn cho một nhà hàng Việt Nam”, Phi Nhung từng chia sẻ.

Không những thế, Phi Nhung còn phải làm thêm nhiều công việc như may vá quần áo, công nhân sản xuất đèn cầy rồi đóng hộp thực phẩm… nên mỗi ngày Phi Nhung chỉ ngủ khoảng 3 tiếng.Từ năm 2005, Phi Nhung trở về Việt Nam tham gia ca hát và phát hành các sản phẩm trong nước. Cô được yêu quý nhờ cách sống giản dị, chăm chỉ và dành nhiều tình thương cho những cảnh đời khó khăn.

Anh Thư/VietNamNet