Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014

CHUNG QUANH VỤ LỘN XỘN Ở XÃ MỄ TRÌ

Chung quanh vụ việc lộn xộn tại xã Mễ Trì


Vài ngày gần đây, hàng trăm người dân xã Mễ Trì (huyện Từ Liêm) đã tập trung trước trụ sở UBND xã Mễ Trì, đề nghị chính quyền giữ lại con đường vào miếu Bản Thổ, tại xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ. Vụ việc ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Vậy nguyên nhân của sự việc này là gì?

Người dân địa phương cho biết, tuyến đường vào miếu Bản Thổ, tại xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ dài gần 200 m phục vụ cho việc đi lại và tổ chức lễ rước thánh của dân làng... Tuy nhiên, từ nhiều năm nay con đường xuống cấp, thường xuyên lầy lội, ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân. Năm 2007, UBND thành phố Hà Nội đã có quyết định thu hồi gần 15 nghìn m 2 đất tại xã Mễ Trì để xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì giai đoạn 1 và gần 5.500m 2 cho Công ty điện lực thành phố Hà Nội thuê để xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm. Trong số diện tích đất thu hồi để thực hiện hai dự án trên có cả phần con đường đi vào miếu Bản Thổ. Tuy nhiên cho đến nay, mới chỉ có dự án xây dựng nhà điều hành sản xuất điện lực Từ Liêm hoàn thành giải phóng mặt bằng và đang tiến hành đầu tư xây dựng. Còn dự án xây dựng Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì giai đoạn 1 chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, dẫn đến tình trạng đất đai để hoang hóa, lãng phí và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi việc mở đường dẫn từ xóm 1, thôn Mễ Trì Hạ ra đường Mễ Trì chưa hoàn thành đã ảnh hưởng đến việc đi lại và gây bức xúc trong nhân dân. Vì thế, sau lễ rước thánh tại lễ hội vừa qua, người dân đã tự nguyện đóng góp tiền để tiến hành cải tạo con đường. Ngày 24-3, dân làng đã thuê máy xúc, máy ủi đến san gạt đoạn đường trên, tiến hành đổ bê-tông. Phát hiện sự việc, UBND huyện Từ Liêm và xã Mễ Trì đã huy động công an, dân phòng... ngăn chặn. Đến khoảng 3 giờ sáng ngày 25-3, khi các lực lượng chức năng ra về, người dân hoàn thiện con đường ngay trong đêm, với chiều dài gần 200 m, chiều rộng hơn 7 m. Sáng 25-3, người dân tiếp tục xây hai trụ tại đầu con đường vào miếu và lập bàn thờ tại đây, đối diện trụ sở UBND xã Mễ Trì. Hàng trăm người dân tập trung tại đây, đề nghị chính quyền giữ nguyên hiện trạng con đường này.

Sáng 27-3, chính quyền xã Mễ Trì đã tổ chức buổi đối thoại với đông đảo người dân ngay tại Miếu thờ Bản Thổ. Sau khi giải đáp nhiều ý kiến thắc mắc cũng như ghi nhận các kiến nghị của người dân, Chủ tịch UBND xã Mễ Trì Đào Tăng Quýnh kết luận cuộc họp, thống nhất giữ nguyên hiện trạng con đường; giao các đơn vị chức năng tổ chức công khai toàn bộ văn bản liên quan đến quy hoạch, việc thu hồi đất thực hiện hai dự án nói trên, công tác đền bù giải phóng mặt bằng để nhân dân nắm rõ. Đại diện lãnh đạo xã Mễ Trì cũng ghi nhận kiến nghị của người dân được giữ lại con đường, điều chỉnh dự án và sẽ sớm có báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định. Lãnh đạo xã Mễ Trì đề nghị người dân di chuyển bàn thờ, không tập trung đông người trước trụ sở UBND xã, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại địa bàn. Đối với hai trụ cổng tại đầu con đường, mặc dù đây không phải là công trình lớn, không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, nhưng đã xây dựng trên phần đất đã giao cho Công ty Điện lực Từ Liêm thực hiện dự án. Vì thế chính quyền xã đề nghị người dân tự phá dỡ, nếu không sẽ tiến hành lập biên bản và cưỡng chế theo quy định.

Về dự án Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì, do chậm triển khai đã ảnh hưởng đến hạ tầng khu vực. Bên cạnh đó, việc chậm trễ khớp nối đoạn đường từ miếu Bản Thổ với đường Mễ Trì gây khó khăn cho việc đi lại của người dân. Vì thế, việc cần làm trước mắt là tháo gỡ "nút thắt" này, tạo thuận lợi cho việc đi lại của người dân. Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án Trung tâm vui chơi thể thao xã Mễ Trì để bà con nhân dân được hưởng lợi.

ĐẮC SƠN

THẸN KHÔNG?

Các "Tiến sĩ giấy" ở Việt Nam có thấy ...thẹn không?


Có một thời mình hãnh diện tự hào lại pha chút gì sung sướng mỗi khi có dịp "chém gió" với mấy người bạn là dân Đông Nam Á.

Mình khoái nhất khi "chém" với họ. Nước tôi tuy từng "chiến" với tất cả các nước lớn nhất, mạnh nhất thậm chí là giàu nhất thế giới nhưng các bạn đừng có nghĩ người Việt chúng tôi thuộc tạng "vai u thịt bắp, mồ hôi dầu" chỉ biết mỗi "chiến" và vác đất đắp đê làm thuỷ lơi đâu nhé!

Hi..hi...! Người Việt Có lẽ chỉ trừ số ít người vớ vẩn như mình ra Thì phần đa, toàn là những người giỏi giang thông tuệ, tài trí hơn người. Nếu không phải là những nhà "ngâm cứu" khoa học thì tất cũng là những văn nhân nho nhã!

Nghe mình khoan khoái "chém" như vậy.M ấy ông bạn ngoại quốc người xứ Á Đông - Ông thì tóc đen quăn tít, môi dày, mắt trắng. Ông thì giống hệt người xứ ta nhưng nét mặt lúc nào cũng hiền lành lỏn lẻn - Cứ gọi là dỏng tai lên vừa nghe vừa thở phì phò ra chiều thán phục!

Họ thán phục là đương nhiên. Bởi từ rất lâu không hiểu nguồn cơn từ đâu mà cả họ, cả ta đều mặc nhiên coi Việt Nam là "Anh" và coi nước họ là "Em".

Họ là công dân các xứ Ai -lao và Căm-pôt ấy mà!

Thấy họ phục người nước mình quá, mình càng say sưa kể ra các con số: Theo thống kê của các ngành quan trọng, chỉ tính đến năm 2012, Việt nam đã có tới 24.000 ông tiến sỹ. Trong đó có trên 9000 giáo sư và phó giáo sư.Còn các loại dưới tiến sỹ như thạc sỹ, kỹ sư, cử nhân "lèng èng" như "anh em mình" đang ngồi "hóng" ở đây thì cứ gọi là nhiều đến mức..."chém đầu đến mẻ đao" cũng không hết !

Hi..hi..!

Bữa nay, ngẫu nhiên mình lò mò đọc được bản tin dưới đây. L.B tự nhiên thấy giật mình chột dạ. Mình chột dạ vì mình lo nếu gặp lại mấy ông bạn thân mến kia họ bỗng tự nhiên, thật thà nêu câu hỏi: Người ở xứ "lạc hậu" chúng “Em" có được cái sáng chế ô tô điện chạy trên mặt đất vừa đẹp lại sang, vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa sạch sẽ môi trường, đặc biêt lại rẻ như "tình cho không biếu không" hợp với túi tiền của đa số người có chút dư be bé đã là sung sướng lắm! Ở Việt Nam các "Anh" tiến sỹ giáo sư nhiều như nước sông Cửu long chắc có lẽ sáng chế phải ở cỡ...trên trời nhưng vì lẽ gì mà các "Anh" cứ giấu ?!

Mình - L.B phải biết nói thế nào đây ?

Bởi "chém" thì đã "chém" rồi !

Bởi "sướng" thì cũng đã "sướng" rồi !

Chả lẽ MÌNH đành nói: 24 NGÀN TIẾN SỸ VÀ 9000 GIÁO SƯ tài giỏi của nước tôi:

Chỉ giỏi bắt bẻ lý lẽ khi “cãi lý” với nhau.

Chỉ giỏi túm áo túm lưng chèn lấn chỗ tiến của nhau trong các cục, vụ, viện.

Chỉ giỏi đăng đàn tung hoả mù rối tinh vừa nhằm “trấn yểm” anh nọ chị kia, vừa có dịp cho thiên hạ “biết người biết tiếng”…

Tóm lại họ giỏi đủ thứ.

Nhưng, cho đến bây giờ hình như họ rất tự hào vì có họ mà Việt Nam của chúng tôi chưa phải sang nước khác để…mua tăm!

Hi..hi..!

Hu..hu !


Nguồn: LÊ BÌNHLB 

KHÔNG THAY ĐỔI THÌ NGUY!

PetroTimes - Theo một con số được công bố ở Bản tin Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, thì hiện nay cả nước có 72.000 cử nhân và thạc sĩ thất nghiệp.


Nghe mà thấy choáng!

Nhưng tôi đồ rằng, con số này là không chính xác. Nếu bây giờ tính được số cử nhân, thạc sĩ phải đi làm các ngành, nghề như chạy xe ôm, làm “osin”, làm các công việc tạp vụ hoặc lao động phổ thông - những loại công việc có khi người mù chữ cũng làm tốt thì có lẽ con số còn cao hơn thế nhiều.

Rồi ở nước ta, lại có đến 1.569 giáo sư và 8.884 phó giáo sư, 12.000 tiến sĩ và số giáo sư ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu hằng năm không nhiều hơn một trường đại học của Thái Lan thì mới thấy thảm cảnh cho đội ngũ “có học hàm, học vị” ở Việt Nam. Xin nhớ rằng, 70% giáo sư, phó giáo sư ở Hà Nội, nơi có điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu khoa học.

Bao năm nay, chúng ta đã nói mãi về chuyện đất nước ta đang “thừa thầy, thiếu thợ”. Thật ra, câu này cũng chưa đúng bởi lẽ đội ngũ thầy cho ra thầy của chúng ta vẫn đang rất thiếu.

Nhưng rõ ràng rằng, người ta ngày càng đổ xô đi học đại học và hy vọng tấm bằng đại học sẽ là cánh cửa để mở ra con đường tiến thân. Đây là một quan niệm cực kỳ sai lầm.

Nói về sự học, từ xưa đến nay chỉ có câu “Nhân bất học bất tri lý” - Không có học thì không biết lý lẽ phải, trái. Còn về chuyện tiến thân thì lại có câu “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh” - Có nghề giỏi thì sẽ vinh danh được.

Sở dĩ cứ phải xô nhau đi học đại học ấy là bởi vì chính sách tuyển chọn người của chúng ta không coi trọng về chất, mà coi trọng về… “ảo”. Cái ảo ở đây chính là tấm bằng đại học.

Nếu lựa chọn cán bộ mà cứ phải dựa vào việc người ấy có tấm bằng đại học hay không thì thật chí nguy. Bởi việc học của chúng ta đang có quá nhiều vấn đề. Nào là chuyện học hành gian dối, rồi “đổi tình lấy điểm”, “đổi tiền lấy bằng”, rồi chuyện học hộ, thi hộ. Thậm chí, học sinh đến lớp 5, lớp 6 mà còn không biết đọc, biết viết… Ấy vậy mà người ta vẫn cứ lấy bằng tốt nghiệp, lấy tiêu chí đại học để đánh giá một con người.

Ở nhiều cơ quan, không có bằng đại học thì thậm chí còn không được lên lương, không được đề bạt cho dù có giỏi đến mấy. Để “quy chuẩn hóa cán bộ”, người ta nảy ra cái gọi là đại học tại chức.

Thật ra, đại học tại chức không có lỗi, mà nên mở. Nhưng đối tượng tuyển chọn cho đại học tại chức cần phải xem xét lại. Thậm chí, đại học tại chức chỉ nên mở để bổ sung kiến thức cho những người làm việc giỏi, có tài và hoàn toàn có đủ khả năng, trình độ để phát triển nhưng chưa được đi học cơ bản nên cần phải bổ sung kiến thức. Đằng này, khối người đã làm gì có chức mà vẫn học tại chức vì ra trường thất nghiệp bèn học luôn.
Gần đây, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phải nói đại ý là những người dốt chỉ có chui vào được cơ quan Nhà nước mà thôi! Điều này thật đúng và nghe thật rõ là đau xót!

Các cơ quan Nhà nước tuyển dụng nhân sự, tổ chức thi tuyển công chức trước hết phải căn cứ vào tấm bằng, còn không biết là kiến thức người ấy có là kiến thức thật hay ảo, là có chút thực tế nào hay sáo rỗng.

Chính vì quan điểm “phi đại học bất thành nhân” mà người ta phải tốn kém tiền bạc để bằng mọi cách cho con đi học, rồi khi đi học lại phải gian dối, chạy chọt để có được tấm bằng. Vậy nên mới lâm vào cảnh 72.000 thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp. Và còn chưa biết rằng có bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, thủ khoa chưa có công việc hoặc phải đi làm những việc trái với ngành nghề được đào tạo.

Một tâm lý nữa của người Việt ta là tính sĩ diện hão, thích khoe học hàm, học vị mà coi rẻ cái nghề, thậm chí còn khinh thường những người không có bằng cấp. Đây thực sự là một cách suy nghĩ rất dở của người Việt. Mỗi gia đình đã góp phần tạo nên cơn sốt bằng đại học và sinh viên ra trường thì không có công ăn việc làm, trong khi chúng ta đang rất cần thợ lành nghề, rất cần công nhân kỹ thuật.

Hiện nay, chúng ta có rất nhiều trường đại học và sinh viên học rất nhiều lĩnh vực. Nhưng có lẽ, đã đến lúc các nhà giáo dục cần phải tính toán lại có rất nhiều khoa đào tạo khi ra trường, cơ hội kiếm được việc làm của sinh viên là cực kỳ thấp. Chẳng hạn khoa tâm lý học, thẩm mỹ học… Thử hỏi những sinh viên tốt nghiệp các khoa đào tạo này có được doanh nghiệp hoặc các cơ quan công quyền nào tuyển dụng không. Biết là như vậy nhưng những người không đủ khả năng, trình độ vào các khoa có tính khả thi về công việc sau này cũng đành vào học các khoa mà biết mười mươi là học chỉ để có cái bằng đại học.

Ấy là chưa kể sinh viên đại học ra trường hầu hết chỉ có mớ kiến thức sách vở mà không có một chút kiến thức gì về nghề. Nói nôm na là họ chỉ có thể nói được mà không làm được. Trong khi đó, thực tiễn xã hội hiện nay đòi hỏi mỗi người không những chỉ nói, mà còn phải biết làm.

Chẳng có doanh nghiệp nào thừa tiền mà lại tuyển dụng một ông thạc sĩ, cử nhân về, rồi lại phải cho đi học nghề từ đầu. Tất nhiên, tùy từng ngành nghề mà có thể mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao tay nghề, trình độ nghiệp vụ, nhưng đó không phải là đào tạo từ đầu.

Trong lịch sử nước nhà, chúng ta đã thấy không biết bao nhiêu người tài mà có bằng cấp gì đâu. Đâu chỉ ở Việt Nam, trên thế giới cũng vậy.

Trong thực tế cuộc sống hiện nay, có rất nhiều những phát minh, sáng chế từ những người “kỹ sư chân đất”. Nhưng những đóng góp của họ cho xã hội thì có khi tập trung những cử nhân đại học lại, nghĩ nát óc cũng không ra.

Ở rất nhiều cơ quan, doanh nghiệp hiện nay, có thể thấy không hiếm những người có một bằng, thậm chí hai bằng đại học mà phải đi làm những công việc rất đơn giản. Thôi thì kiếm được việc làm để có miếng cơm, manh áo còn hơn là cầm tấm bằng mà nhịn đói.

Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều biện pháp mạnh để tuyên chiến với chủ nghĩa thành tích. Thiết nghĩ, trong công tác tuyển dụng cán bộ của chúng ta cũng cần phải thay đổi. Phải chọn người làm được việc, chứ đừng chọn bằng cấp.

Nếu chúng ta không làm được điều này thì hằng năm, số lượng thạc sĩ, cử nhân ra trường vẫn cứ tăng. Việt Nam có thể “tự hào” mà khoe với thế giới rằng, chúng ta có “dân trí cao”, có số lượng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân rất đông… mà không bao giờ dám nói rằng tỷ lệ thất nghiệp của thạc sĩ, cử nhân tại Việt Nam cao quá.

Vui tí nào: LÀM GÁI NGOAN HAY GÁI HƯ?

Làm gái ngoan hay gái hư?


(Petrotimes) - Good girls go to heaven, bad girls go everywhere! Gái Ngoan thì được lên thiên đường! Gái Hư thì được đi khắp nơi! Em chọn đi, Tthiên đường hay khắp nơi?

Gái Ngoan là phải biết vâng lời! Bé thì vâng lời cha mẹ, ông bà! Lớn thì vâng lời thầy cô, sếp! Lấy chồng vâng lời chồng, mẹ chồng! Có con thì vâng lời con cái! Gái ngoan không được cãi! Gặp chuyện sai cũng phải nhẹ nhàng, từ tốn, dịu dàng giải thích, phân tích. Rồi thời gian sẽ minh chứng đúng sai! Cãi à? Là gái hư mới hay cãi!

Gái ngoan đi đâu thì đi, tối phải ngồi nhà! Đi thưa về gửi! Xin phép đi mà không được đi thì ở nhà! Không được vùng vằng, không được lý sự! Gái ngoan chọn vâng lời và sống vừa vặn với mong muốn của tất cả mọi người!

Gái ngoan yêu cũng phải trong sáng! Yêu nhau nhiều nhất cũng chỉ hôn nhau. Mà hôn nhau thì cũng phải vào chỗ khuất mới được hôn! Thể hiện tình yêu chốn đông người chỉ có lũ gái hư mới vậy!

Gái ngoan chắc chắn lấy được chồng! Bởi thế nào cha mẹ chả sắp đặt được một nơi chốn cho cô ấy chứ! Với những cô gái biết vâng lời như thế các đại gia (trưởng) hẳn sẽ thích mê!

Em chọn làm Gái Ngoan hay Gái Hư?

Tôi muốn em hãy là gái hư!

Là Hư chứ không phải là Hỏng!

Là Hư vừa phải chứ không phải hư đốn!

Là em biết nghe lời chứ không phải biết vâng lời! Nghe lời cha mẹ và người lớn rồi tuỳ việc đúng sai mà chọn làm hay không làm!

Sống biết điều với mọi người chứ không phải sống vừa lòng mọi người!

Sẵn lòng nổi loạn một tí nếu lòng muốn nổi loạn! Miễn là điều đó không tổn hại đến ai!

Gái hư không chọn thiên đường để tới mà biến những nơi mình tới thành thiên đường, biến chính bản thân thành thiên đường với ai đó mình yêu!

Gái hư không chọn việc làm vui lòng đàn ông mà là sở hữu lòng đàn ông! Gái hư lấy chồng vì chính bản thân mình chứ không lấy chồng để vui lòng cha mẹ!

Gái ngoan có một cuộc đời sạch sẽ như lau như ly, một thời thiếu nữ rõ như sách giáo khoa! Gái hư thì khác, cuộc đời họ giữ rất nhiều bí mật! Không chừng có cả những bí mật động trời, những bí mật mà chẳng ai có thể tưởng tượng ra!

Chọn làm gái ngoan hay gái hư là tuỳ ở em thôi! Tôi chỉ là đề xuất em hãy làm gái hư để cuộc đời em thêm nhiều màu sắc! Bởi làm gái hư cũng cần

Phan Linh

TT NGUYỄN TẤN DŨNG DỰ LỄ THƯỢNG CỜ TÀU NGẦM KILO HÀ NỘI VÀ TP.HỒ CHÍ MINH

Dư luận viên T. Thành

(Tin tức thời sự) - Trong buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa ngày 2/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định cảng Cam Ranh sẽ sửa chữa tàu biển quốc tế.

Thủ tướng nêu rõ quân cảng Cam Ranh sẽ dùng cho Hải quân Việt Nam, gắn với đó là xây dựng cơ sở hậu cần kỹ thuật cho tàu biển của tất cả các nước, không có sự phân biệt.

“Tàu các nước, kể cả tàu ngầm, nếu có nhu cầu vào đây thì chúng ta cung cấp dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, tương tự một số nơi khác đã làm như Singapore, Hong Kong...” - Thủ tướng nói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao đổi với lãnh đạo Quân chủng Hải quân trong chuyến thăm quân cảng Cam Ranh chiều 2/4

Trong chuyến công tác tại tỉnh Khánh Hòa lần này, được biết ngày 3/4 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự lễ thượng cờ 2 chiếc tàu ngầm đầu tiên của Hải quân Việt Nam.

Thông tin cảnh Cam Ranh sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần cho tàu biển quốc tế trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh cũng đã khẳng định: "Việt Nam dự định thành lập một trung tâm dịch vụ quốc tế hoạt động độc lập tại Cam Ranh".

Trung tâm này, theo Đại tướng Phùng Quang Thanh, sẵn sàng tiếp nhận các tàu thương mại và tàu hải quân của tất cả các nước trên thế giới, họ có thể đi đến Việt Nam để sửa chữa, bảo trì.

Trung tâm này sẽ được điều hành hoạt động trên cơ sở thương mại, dự kiến tại đây cũng ​​sẽ cung cấp các dịch vụ giải trí, chăm sóc y tế và phục hồi chức năng cho các nhân viên hải quân nước ngoài.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nhấn mạnh, để bảo vệ chủ quyền, Hải quân Việt Nam đang ngày càng được hiện đại hóa, do đó, cần có một cơ sở làm dịch vụ hậu cần kỹ thuật để sửa chữa, bảo dưỡng. Tuy nhiên, nếu chỉ phục vụ trong nước sẽ thừa công suất, gây lãng phí lớn.

Vì thế, cảng dịch vụ ở Cam Ranh cần khai thác thêm khách hàng nước ngoài, làm dịch vụ cho cả tàu quân sự lẫn tàu dân sự của các nước.

T.Thành

LỖ HỔNG TÂM HỒN

Hôm nay đi uống cà phê với anh bạn, tình cờ gặp một "nhà báo trẻ", hiện đang làm việc ở một cơ quan báo chí có tiếng nói (vì lý do tế nhị không tiện nêu tên). Câu chuyện trà dư tửu hậu bắt đầu chưa lâu thì vô tình nhắc đến Trường Sa, "nhà báo trẻ" quay sang hỏi anh bạn rằng: 

- " Hỏi thật anh chứ, Trường Sa có gì hay không mà cứ phải đi. Em thì thấy vô nghĩa, mỗi người đi Trường Sa phải tiêu tốn vài chục triệu đồng, tiền đấy mà cho em đi Thái Lan chơi còn sướng hơn..."

Câu chuyện dường như rơi xuống vực thẳm, không còn gì để nói và "nhà báo trẻ" nhanh chóng chuyển chủ đề sang việc viết bài "bênh", "đỡ" cho đơn vị nọ, cơ quan kia... với barem giá cả bao nhiêu... 

Thực sự là bất ngờ với phát ngôn của "nhà báo trẻ", nếu đây là ý kiến của một thanh niên bình thường thì cũng đã khó nghe rồi ấy thế mà lại được phát ra từ một người làm nghề "định hướng dư luận xã hội", tuyên truyền, giáo dục điều tốt đẹp của cuộc sống cho mọi người... Hơn thế nữa "nhà báo trẻ" ấy còn công tác ở một tờ báo có tính lý luận, chiến đấu cao... Rõ ràng là đang có một bộ phận "nhà báo trẻ" bắt đầu làm nghề nhưng đã lệch lạc tư tưởng, mất phương hướng lập trường và có những lỗ hổng khó thể vá lấp trong tâm hồn. Đừng nói đến chuyện đi rao giảng ra sao, định hướng ai, đấu tranh gì khi mà chính trái tim mình không có được tình yêu cơ bản nhất là yêu quê hương đất nước... 

Xã hội hiện đại, không ít thanh niên có thể rồ dại lên vì một "hot boy" ngoại quốc, thức khuya dậy sớm, xoay sở bằng mọi cách để nhìn thấy thần tượng nước ngoài, rơi nước mắt vô chừng vì một ca sĩ trẻ ra đi... Nhưng có khi hỏi họ về nguyên quán, về dòng họ, về gia đình thì lại mù tịt, hay cũng chẳng bận tâm, không mảy may rung động biết tin những người lính ngã xuống ngoài đảo xa để bảo vệ cho đất nước này, cho họ ngày ngày làm anh hùng trên bàn phím... Chuyện thời cuộc, xã hội muôn vàn chẳng thể lạm bàn, bởi mỗi thời mỗi khác. Nhưng không lẽ những người cầm bút đi chở đạo còn đang loay hoay học làm nghề cho đúng đã chệch hướng, đổi thay, mông lung vô định vậy sao... Thật đáng buồn !

Có lẽ "nhà báo trẻ" ấy sẽ chẳng bao giờ hiểu được, không ở đâu nước biển mặn như ở Trường Sa. Mặn như máu !
----
Nguồn: Giang Mèo

Trên đảo Sơn Ca


HIỆP HÒA ANTHONY T NGUYỄN: LƯƠNG NKYN BÈO BỌT QUÁ!

Tội nghiệp cho ông chủ Nhật ký bán nước, có mỗi việc mời đứa trẻ con nào chịu khó ôm máy, giật tít và chém gió trên trang NKYN mà ông ta phải cầu cạnh hết đứa trẻ này đến đứa trẻ khác, rồi còn bị chúng đem ra đấu tố.

Với mức lương đề nghị từ 150-200 USD xem ra là quá hot cho các cô cậu sinh viên trong nước hay những thanh niên lao động chân tay, thích chém gió trên mạng như Dustin Bý, Lâm Duy Nguyễn, Nguyễn Thu Trang, Nguyễn Vũ Hiệp, Louis Nguyễn (riêng cậu này - chồng hờ của Thu Trang trước khi làm admin NKYN cũng bị xem là DLV)… Chắc do sơ suất, lúc đề nghị Dustin Bý ông ta quên không nói rõ mức lương này nên bị “cậu ta từ chối thẳng thừng”, nay cậu ấy biết mức lương đáng lẽ giành cho mình nên tiếc ngẩn tiếc ngơ, vừa chẳng được nhận lại vừa bị ông đi bêu xấu khắp nơi, đến nỗi vừa không có miếng lại vừa bị mang tiếng “chảnh” lên mới chơi xỏ ông kiểu này.

Thông tin này của ông Hiệp Hòa mà đăng tuyển lựa công khai sẽ gây sóng gió cực lớn, hàng trăm, ngàn DLV đang ước ao, đang khát khao…mức lương bèo đó.

Đúng là làm giàu trong làng zân chủ không khó!

Nhưng so ra, lương NKYN bèo bọt thật!

Cô Trần Khải Thanh Thủy có tiết lộ, mức nhuận bút bèo nhất cho mỗi bài cô ta viết thời còn trong nước cũng được Ðàn chim Việt trả 25 USD, cao nhất là trang Người Việt tới 80 - 100 USD/bài, còn hàng chục trang khác giá từ 30 - 50 USD một bài. Đây là số tiền trả theo từng bài, còn “lương cộng tác viên” riêng cố định hàng tháng bét cũng từ 200 USD. Thảo nào cô ta chuyển từ Hội nhà văn Hà Nội sang làm bồi bút cho các trang lá cải hải ngoại. Cô này cũng than thở Việt tân bóc lột người tàn bạo nhất, khi trả cho cô ta có 20 USD/bài cùng với mức lương “thành viên Việt tân” là 200 USD mỗi tháng. Đó là lý do mà cô ta phải sống chết với Nguyễn Khắc Toàn để tranh giành “dân oan” vừa làm vốn đầu cơ tổ chức này hội nhóm kia, vừa có nguồn tư liệu viết bài với hàng trăm mánh moi tiền từ túi các ông bà hải ngoại.

Riêng mức lương “trả công cho tài dựng chuyện” của Dân làm báo chắc khủng hơn nên các anh chị nổi tiếng chút chút như Đoan Trang, Mẹ Nấm Gấu, An Đổ Nguyễn, Huỳnh Thục Vy, Người Buôn Gió, JB Nguyễn Hữu Vinh,… mới ham hố, cạnh tranh nhau giành xuất này đến mức tố nhau trên mạng.

Còn để được làm blog, cộng tác viên cho các đài VOA, RFA, BBC là “đẳng cấp” nhất, khi ngoài mức “lương” cố định hàng tháng (chắc bèo cũng phải 200 USD) thì mỗi bài được đăng cũng phải cỡ 100 USD, nên chị Mẹ Nấm Gấu đã sung sướng reo vui, khoe với cả làng khi được RFA ký kết làm blog độc quyền.

Anh chị nào không có khả năng viết lách, chém gió, thì làm “nhiếp ảnh gia” như Binh Nhì Nguyễn Tiến Nam, chụp ảnh gửi ra ngoài cũng không đến nỗi. Thế nên, nguyên nhân TTXVA bị các anh chị trong nước tẩy chay, phần lớn vì cứ xài đồ chùa, lại còn đóng cộp cái dấu bản quyền khi săn “trộm” được từ facebook hoặc các diễn đàn trên mạng (vì mấy anh chị này thường thỏa hiệp kín với ông chủ hải ngoại, em đưa lên phây trước, rồi anh hãy xài để em còn trốn luật, công an bắt thóp xử tù). Mẹ Nấm Gấu từng đứng ra chiến đấu bảo vệ “quyền bản quyền” cho các bức ảnh của Binh Nhì vì cậu ta chỉ “giành” cho Dân làm báo, chứ không có giao kèo với TTXVA

Thảo nào đội quân viết bài, chém gió của các anh chị zân chủ ngày càng đông đúc đến thế. Họ phải săn lùng tình tiết có thể tố cáo được Chính phủ Việt Nam, dù nó ở vùng sâu vùng sa, thôn bản hẻo lánh hay không quản đêm hôm lao đến “hiện trường”. Nếu tháng nào không có sự vụ nóng bỏng, đói tin thì các anh chị không quản ngại tung tin, dựng chuyện, thổi phồng, bóp méo cái gì gì đó mà túm được. Cho nên anh nào cũng biết mánh anh đấy, anh nọ chê anh kia tin vịt, tin không kiểm chứng …giống như Lâm Duy Nguyễn (admin NKYN) chê Dân làm báo vậy.

So với các trang tin cuốc tế như BBC, RFA, VOA, hay lá cải như Dân làm báo, Đàn chim việt…thì NKYN chỉ thuộc hàng chém gió, viết vài cái comment rồi ngồi đôi co trên mạng thì lương 150-200 USD cũng đúng thôi. Đến cả cậu Dustin Bý viết chính tả còn sai (anh chả, anh chả…lương! Đố ai biết chữ chả lương viết đúng chính tả phải CHÌNH bày ra sao, để mình hỏi cu con lớp 1 cho …chắc ăn ) mà còn không mời được thì sao các anh chị có hạng lâu năm như Đoan Trang, Trịnh Hự làm tin cho, xài chùa hàng thứ 2, thứ 3 là tốt lắm rồi. Đám này nhận lời làm admin chắc chỉ để khuyến dụ đám trẻ đông đúc trong NKYN theo kiểu “về với nhóm chị nha em” vì cái NHIỆM VỤ VIỆT TÂN GIAO CHO, đua tranh, tranh giành lực lượng với các đàn anh đàn chị khác trong nước mà thôi.

Hay thật, các anh chị zân chủ trong nước càng ngày càng diễn nhiều kịch vui cho các DLV như mềnh viết mỏi cả tay, thảo nào nó ngày càng xứng đáng với danh xưng mà cụ ông Nguyễn Thanh Giang phong cho: CHỢ TRỜI DÂN CHỦ!

Võ Khánh Linh
P/s: Tham khảo