Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014

HÃY CỨ YÊN TÂM MÀ LÀM GÁI Ế !

Có một gia đình ấm áp và một bờ vai đàn ông để nương tựa là điều mà mọi phụ nữ đều ao ước. Nhưng đôi lúc, thân phận "gái ế" cũng mang đến những hạnh phúc mà những người đàn bà có chồng, có con chưa chắc tìm kiếm được.

1. Là gái ế, bạn dễ có được thân hình thon gọn và gương mặt láng mịn, tươi tắn

Quả đúng như vậy. Trong khi những cô nàng đã một nách một, hai con còn đầu bù tóc rồi vì chăm chút cho lũ nhỏ thì cô nàng độc thân có thể dành những sáng chủ nhật rảnh rỗi đắp mặt nạ, mỗi tối trước khi đi ngủ nhởn nha thoa kem dưỡng da và mát xa cơ thể nhẹ nhàng.

Những lớp học thể dục thẩm mỹ cũng là nơi lý tưởng để các cô nàng độc thân lui tới, vào thời điểm mà bạn bè đồng lứa đã cưới chồng còn đang tất bật đi chợ, đón con, loay hoay với việc nấu bữa tối cho cả gia đình.

Không những lợi thế về mặt thời gian, phụ nữ độc thân còn lợi thế cả về động lực làm đẹp. Thường thì, phụ nữ độc thân luôn muốn quyến rũ hơn trong con mắt người khác phái, vì thế họ không quản ngại để chăm chút cho dung nhan.

Ngược lại, phụ nữ có chồng đôi khi hơi chủ quan với công cuộc làm đẹp. Họ ít nhiều cảm thấy yên tâm về việc mình đã có một ông chồng, và "một người mẹ chỉ cần con cái xinh đẹp, mình xấu xí một chút cũng không sao". Tiếc là, dù 30 hay 40 tuổi, 1 con hay 5 con, phụ nữ vẫn cần thơm tho và cân đối.

2. Tha hồ gặt hái thành công trong sự nghiệp

Những cô nàng ế ẩm lại thường là những cô nàng rất cá tính và coi trọng sự nghiệp. Công việc là nguồn vui lấp đầy những tháng ngày tự do của họ. Cộng thêm khoảng thời gian "tiết kiệm" được từ việc ít phải làm việc nhà, giảm bớt khối lượng áo quần cần giặt giũ, bớt tiêu tốn nơ-ron thần kinh cho con nhỏ hay chuyện nhà chồng, họ sẽ dành quỹ thời gian đó đầu tư cho công việc.

Hôn nhân nhiều khi làm giảm động lực thăng tiến của phụ nữ. Thực tế cũng cho thấy, một tâm hồn tự do phóng khoáng sẽ sản sinh nhiều ý tưởng sáng tạo hơn là một tâm hồn chỉ còn sữa, bỉm và lịch tiêm phòng của con.

3. Sự tổn thương mà một cô nàng ế ẩm phải chịu đựng, đôi khi cũng đem đến nhiều lợi ích

Tổn thương bởi một người đàn ông, bởi một quan hệ sai lầm, bởi một niềm tin đặt nhầm chỗ hay đơn giản là tổn thương vì cô đơn do ế ẩm cũng là điều tốt. Đây là cơ hội để bạn nhìn nhận lại chính mình và ngộ ra nhiều chân lý.

Đầu tiên, bạn sẽ nhận ra những lời nói có cánh không hẳn đã thật lòng và mình thì chưa hoàn thiện. Mình cần đẹp hơn, đáng yêu hơn, chân thành và biết quan tâm hơn tới mọi người. Một cô gái lúc nào cũng được phái mạnh yêu chiều, nâng niu sẽ khó mà tỉnh táo được như cô nàng này.

4. Không cần giải thích, không phải đau đầu vì những cãi vã không đâu

Trong một mối quan hệ tình ái, việc nói những lời giải thích, xin lỗi vẫn đều đều như cơm bữa. Cô nàng ế chồng thì không cần làm những điều đó, vì đơn giản không ai thắc mắc hay phán xét về hành động của bạn, cho dù đó là một hành động có chút ngớ ngẩn hoặc điên rồ.

5. Bạn sẽ bận bịu với vô vàn kế hoạch mới mẻ và thú vị

Một cô gái ế có thể bớt được gánh nặng từ những công việc nhà. Lương bổng của phụ nữ độc thân cũng gần như không phải san sẻ với người khác. Với quỹ thời gian và tài chính rất tự chủ đó, cô nàng có thể tham gia một lớp học khiêu vũ, học nhảy dù, đi làm từ thiện, nâng cao khả năng tiếng Anh hoặc học thêm một ngoại ngữ khác.

Những ngày nghỉ, cô có thể nằm dài trên giường nghĩ ngợi về cuộc đời và đi cafe với bạn bè bất cứ khi nào cô muốn. Phụ nữ không ế có thể nghĩ tới nhưng chưa chắc đã thực hiện được hết list công việc thú vị này.


Và phụ nữ độc thân, hễ muốn là có thể "xách ba lô lên và đi", chẳng chồng nào, con nào "buộc chân" giữ lại. Tự do khám phá, tự do đi là đặc ân của một cô gái ế chồng.

HƠN MỘT NỬA VỤ KHIẾU NẠI TỐ CÁO THỜI GIAN QUA LÀ SAI



Khiếu nại tố cáo luôn là vấn đề nóng, bởi đó là xung đột lợi ích sát sườn của từng cá nhân. Chuyên mục "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tuần nay tập hợp một số câu hỏi về khiếu nại và tố cáo mà người dân gửi tới chương trình chuyển đến Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh.

PV: Một số thống kê cho thấy, số đơn khiếu nại tố cáo về lượng đã giảm, nhưng các vụ việc tranh chấp nghiêm trọng có vẻ ngày càng tăng lên, thậm chí nhiều vụ đối đầu với các cơ quan pháp luật, xin Tổng thanh tra cho biết nguyên nhân là do đâu?

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Qua theo dõi, chúng tôi đánh giá việc khiếu nại của người dân hết sức bức xúc, có những trường hợp rất gay gắt kéo dài, cho nên trong đánh giá nguyên nhân vừa qua chúng tôi đã tìm ra mấy nguyên nhân như sau: thứ nhất, do cơ chế chính sách. Mặc dù Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành rất nhiều lần, thay đổi điều chỉnh bổ sung, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. Song song với việc khiếu nại về đất đai, chiếm tỉ trọng rất cao, thì nhiều trường hợp do lịch sử để lại cho nên cũng rất khó trong việc giải quyết khiếu nại dứt điểm đối với bà con.

Nguyên nhân thứ hai, trong thời gian vừa qua, các cấp các ngành, đặc biệt là chính quyền các địa phương đã hết sức tích cực trong giải quyết khiếu nại, nhưng vừa qua cũng vẫn còn một số nơi, một số trường hợp cũng chưa giải quyết triệt để, đến nơi đến chốn, biểu hiện một số trường hợp còn né tránh, đùn đẩy kéo dài, giải quyết chưa rõ ràng không khách quan làm cho người dân bức xúc.

Nguyên nhân thứ ba là ý thức chấp hành pháp luật của người dân, cũng như nhận thức của người dân trong việc khiếu nại còn mức độ. Song song đó có thể nói rằng trong khiếu nại đông người cũng có một phần, một tỉ lệ nhỏ là do kích động của kẻ xấu cho nên người dân ngộ nhận để liên kết, móc nối, đi khiếu nại để gây áp lực cho chính quyền.

PV: Như Tổng Thanh tra vừa cho biết việc tồn đọng đơn thư tố cáo, khiếu nại vốn nhức nhối nhiều năm nay. Một người dân gửi thư đến chương trình cho biết, tôi xin được trích nguyên văn: ”Là một người dân gửi 1 đơn thư đi, chúng tôi chờ đợi từng ngày từng giờ phản hồi từ cơ quan Nhà nước nhưng nhiều khi thất vọng, bặt vô âm tín”. Mời Tổng Thanh tra Chính phủ trả lời câu hỏi này của người dân?

Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh: Chúng tôi cũng hiểu được những tâm tư, sự trông đợi của bà con là người khiếu nại, bởi vì có những vụ việc tồn đọng rất lâu, chúng tôi phân loại có những vụ việc kéo dài đến trên 30 năm. Cho nên trước tình hình đó, năm 2012 thanh tra chính phủ đã ban hành kế hoạch 1130 để giải quyết tồn đọng phức tạp kéo dài. Qua hơn 1 năm rà soát, phân loại, giải quyết những vụ việc tồn đọng phức tạp kéo dài, đến nay đã giải quyết được trên 90% vụ việc. Và sau khi giải quyết có thể nói rằng sự tập trung của các cấp, các ngành rất cao kể cả Trung ương và địa phương, đồng thời sự tin tưởng, hy vọng, đồng tình của người dân rất tốt. Từ thực tế đó, sau thực hiện kế hoạch 1130, thanh tra chính phủ xem xét thấy vẫn còn một số vụ việc vẫn còn tồn đọng. Cho nên đã ban hành một kế hoạch 2100 tiếp tục giải quyết những tồn đọng kéo dài trong nhiều năm vừa qua mà trong kế hoạch 1130 giải quyết chưa hết. Để thực hiện việc tiếp theo, chúng tôi đã giao cho chính quyền các cấp chủ động thực hiện việc này. Các cơ quan trung ương, trong đó có tranh tra chính phủ, Bộ Tài nguyên- Môi trường, các Bộ ngành có chức năng cùng tham gia với các địa phương, để tạo thành một sự thống nhất phối hợp tìm ra giải pháp chung, tiếng nói chung để giải quyết cho bà con, hạn chế đến mức thấp nhất những vụ việc tồn đọng kéo dài.

Góc Rận: "NHÂN HẬU" KIỂU NHÀ VĂN NGUYỄN QUANG LẬP



Chữ rằng nhân hậu cũng ba bảy đường

Phạm Xuân Nguyên khen Nguyễn Quang Lập là con người nhân hậu (Bạn văn. Nxb Trẻ, TP.HCM 2011, tr. 8). Nguyễn Quang Lập lại khen Xuân Sách: Anh sống đôn hậu thuỷ chung, người ta chỉ làm phiền anh thôi chứ anh có làm phiền ai bao giờ... (Sđd, tr. 199).

Cùng cánh cùng cạ thì yêu quí tâng bốc nhau lên. Thực tế không hẳn như vậy. Anh Xuân Sách không phải đôn hậu cả đâu. Xuân Sách là bậc đàn anh, cũng là đồng hương Thanh Hóa, đã qua đời. Nên để anh yên nghỉ. Nhưng vì người ta cứ “hồi sinh” anh lại mà tâng bốc theo ý họ nên cũng phải nói lại. Bởi có ai cũng biết cũng hiểu phía sau trang sách, “ý tại ngôn ngoại” cả đâu. Người xưa nói: Ngựa không thể bay, chim không thể chạy. Hà cớ gì mà chê bai cái chỗ bất túc của người khác. Lại nói: Người quân tử phải có cái tâm rộng lớn để dung được cả thiên hạ. Yêu quí kẻ có tài. Nâng đỡ kẻ yếu kém. Có đâu lại đố kỵ nhau. Về anh Xuân Sách, đã nói rõ ở bài trước (Bôi nhọ cả Chế Tiên sinh) nay không nhắc lại. Nhưng đại để như thế.

Còn Nguyễn Quang Lập “nhân hậu” đến đâu, xin dẫn mấy trường hợp để Tướng quân và bạn đọc cùng suy ngẫm.

1. Giễu cợt ngày 30-4-1975 

Nguyễn Quang Lập (NQL) viết: 
... Nếu không có một sự cố nào làm thay đổi căn bản và mãi mãi cuộc sống hiện thời, tôi dám chắc ngày 30 tháng 4 năm 1975 là một ngày ngọt ngào nhất mọi thời đại”... “Bảo đảm nếu có người tuột quần chạy rông giữa phố, vừa chạy vừa hô “muôn năm” - tất nhiên nếu “đả đảo” lại là chuyện khác - cũng không ai bắt phạt hoặc kết tội. Tôi được cô giáo toán xác suất gọi vào phòng cho ngủ, nói trắng ra là làm tình... Tôi làm tình cô giáo tôi trong niềm hân hoan không phải lần đầu trong đời biết thế nào là làm tình khiến tôi cứ chọc lung tung, sốt ruột cô phải cầm lấy nhét thẳng vào cái hõm xác suất luôn bằng một, mà vì vui sướng vô biên đón nhận tin chiến thắng... Ngày 30-4 quả là ngày trọng đại.
Thầy trò NQL đón nhận tin chiến thắng như thế đó. Ở đây phải nói NQL rất giỏi dùng cách nói mà như người Nam bộ nói “Zậy mà không phải Zậy!”. Nhưng mà vui đến như thế, vui mà làm như thế thì chỉ có đám heo lai hoặc heo rặt nọc. Bởi vì trong ngày ấy người chiến thắng không chỉ reo cười nhảy múa... mà người có lương tri thì xót xa, biết bao nhiêu nước mắt tuôn ra khi được tin chiến thắng. Một nhiếp ảnh gia đã ghi được khoảnh khắc ấy: người mẹ già gục mái đầu bạc vào ngực đứa con trai vừa thoát khỏi ngục tù. Ở Chuyện không có trong sự thật Nguyễn Quang Lập dựng và mô tả chuyện một phụ nữ làm tình với con bẹc-giê... đến mức móng chân con chó bấu vào lưng người phụ nữ rất đậm rõ... Con người với nhau không “cực khoái” bằng với con chó hay con người chỉ có, chỉ tìm thấy niềm vui sướng với chó má, với loài vật... Thế mà có người vội khen rất hay rồi đem in lên Văn nghệ quân đội...! Tìm niềm vui, hạnh phúc trong thú tính như thế mới là đổi mới văn học chăng?

Còn đây là chuyện thật: NQL giảng giải cho Hoàng Phủ Ngọc Tường rằng cái lưỡi không chỉ có chức năng lùa ngôn ngữ ra, mà còn là khí cụ của văn hóa giường chiếu và khen Hoàng Ngọc Hiến rất giỏi câu giờ như thế, đến hàng giờ đồng hồ... (Xem Bạn văn. Mục Hoàng Phủ Ngọc Tường và Đoàn Tử Huyến). Tư duy nghệ thuật của NQL kể cũng lạ. Cái phần thú tính, sao mà nhiều thế!

Nguyễn Quang Lập gọi đây là những chuyện có thật và bịa đặt của tôi, một cuốn tiểu thuyết của ông và ghi ở đầu sách: Tôi và tất cả những ai có tên trong cuốn sách này đều do tôi tạo ra, kể cả bố mẹ tôi. Đương nhiên tiểu thuyết, truyện hư cấu, thì phải như thế. Bịa như thật (Nguyễn Công Hoan) đã giỏi, mà bịa cho thật thành bịa cũng giỏi đấy. Rõ ràng là do nhà văn tạo ra. Ngoài đời nó có thể có có thể không nhưng trong lòng nhà văn, trong tâm tưởng nhà văn, là có. Và đấy là cơ sở để đánh giá tài năng, lòng nhân hậu của nhà văn (Blog Quê choa. Sunday June 29-2008).

2. Lạy ông con ở bụi này!

Cũng blog trên, NQL khoe: 
Thầy ba tôi, một người vĩ đại nhưng không hề nổi tiếng, vẫn dạy ông: để ứng xử tốt với đời cần phải tôn trọng mọi nguyên tắc và khinh bỉ chúng hết thảy. Đó là lời dạy của người cuồng nhưng nếu dịch thoát ra thì thật hay: Dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Gần bảy mươi năm qua, ai cũng biết đó là câu nói mà quyền Chủ tịch nước Huỳnh Thúc Kháng đã được dặn dò để lo việc nước trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn.

Người thấm nhuần ít nhiều Nho học đều hiểu đó nguyên tắc xử thế của người quân tử, vô cùng thâm sâu, cao quí: đối nhân xử thế (bên ngoài) và tự giữ mình (khí tiết, bên trong): Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất... Người quân tử có thể bị bắt bớ, bị giết nhưng không thể bị xui khiến làm việc bậy.

Chỉ có đám con buôn, cơ hội vụ lợi, khi cần thì rối rít tôn trọng, kính trọng nữa. Xong việc thì khinh bỉ tuốt. Hồng quân đến thì treo cờ đỏ. Bạch vệ đến thì treo cờ trắng. Sản xuất nông cụ đồng thời với sản xuất dây thép gai để rào ấp “tân sinh”, làm tất, miễn là có tiền, có nhiều tiền.

Chỗ này thì đúng là riễu người mà không nghĩ đến ta!

Thành ra, không còn tin gì ở NQL nữa. Qua sông đấm sóng ai mà dám tin!

3. Phát hiện ra “... pháo chèn Tô Vĩnh Diện”

Trong bài “Nhớ Trần Dần” (Sđd, tr. 24), có đoạn thoại giữa anh Quán (Phùng Quán) và Trần Dần. Anh Quán nói: Nó (Nguyễn Quang Lập) bảo pháo chèn Tô Vĩnh Diện chứ không không phải Tô Vĩnh Diện chèn pháo... Trần Dần vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh (Sđd trên tr. 24-25).

“Phát hiện” này được NQL giải thích rõ hơn trên Blog Quê choa (Friday June 6-2008). Anh (Trần Dần) nhìn mình hỏi sao? Mình nói khi kéo pháo lên dốc, đã đứt dây, anh Diện chạy không kịp thì bị chèn thôi.
Anh ngồi yên hồi lâu rồi hơ hơ, ngừng vài giây sau lại hơ hơ, vài giây sau nữa mới hơ hơ hơ thành một tràng, vỗ tay đánh bốp kêu to: Hay! Giỏi! Thông minh.

Cần đặt ra các tình huống về sự cố này.

a. Khi kéo pháo lên dốc, một bộ phận phía trên kéo dây. Một bộ phận phía dưới đẩy và chèn, nhích từng nhịp. Khi đứt dây, pháo tuột, lăn xuống. Sẽ có người bị đè ngay tại chỗ. Có người “nhanh chân” nhảy ra, có người dũng cảm, lo cho pháo trước, không nghĩ đến thân mình, lao ra lấy thân chèn vào pháo. Nhờ thế, khẩu pháo dừng lại, không tự lao xuống dốc.

b. Giả định là anh Diện không chạy kịp nên bị pháo chèn. Cho là như vậy. Nhưng không phải là nhờ thân xác anh mà khẩu pháo đã dừng lại, đã được cứu nguy.

Trong cả hai tình huống, không chỉ có một mình Tô Vĩnh Diện mà còn có cả tập thể chiến sỹ. Sự kiện về người anh hùng đã được xác nhận như thế.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như trong suốt cả cuộc chiến tranh, nếu suy nghĩ, tâm tưởng đều như NQL cả thì làm sao có được Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai, Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng... Trong thời chống Mỹ, một anh hùng không quân khi đã phóng hết đạn, thì lao cả máy bay của mình vào mục tiêu. Anh hi sinh nhưng mục tiêu địch bị tiêu diệt. Làm sao hiểu được các chiến sĩ đặc công, được làm lễ truy điệu trước khi xuất trận. Làm sao hiểu được một người như Chế Lan Viên lại tự nguyện xin vào Đảng ở mặt trận Quảng Trị hồi chống Pháp.

Suy luận như NQL và Trần Dần thì Tô Vĩnh Diện chẳng phải anh hùng gì! Nếu nhanh chân “thủ thân vi đại” pháo chết mặc pháo… chẳng qua là chậm chân! Cho hay lòng nhân hậu của nhà văn. Trước khi đọc Bạn Văn mình còn yêu kính Trần Dần. Đọc Bạn Văn, nghe cái lời khen Hay! Giỏi! Thông minh... của Anh, buồn quá, quên luôn.

4. Từ bụng ta suy ra bụng người

Trong Chuyện ma 2 (Monday July 14-2008), mục cóp nhặt giai thoại, NQL kể:

... Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi. Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói thằng Líp nhà em đó, chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ... ở cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa kiến hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này cũng nên.

Chị Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc...

Mấy người đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người phán đoán bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hòa. Họ nói khả năng hai người này vật nhau, bóp cổ nhau rồi chết cả hai.

Chị Qui nói thôi thôi đừng đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp.

Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng, đúng là cúc con gái.

Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bệch...

Một người đào nói è he, hai đứa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, chiến đấu chi mô. Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: “Câm đi”.

Chỉ là đoán. Nhưng đây có phải là tình huống duy nhất, cuối cùng không? Không ai biết được khung cảnh lúc ấy. Có thể là khi máy bay ập đến, người chiến sĩ nam, anh Thỉ đã nhường cho cô gái xuống hầm trước, có thể trong tình huống ác liệt, anh đã nằm lên lấy thân mình che chắn cho cô gái và cả hai cùng bị bom vùi thì sao. Mà những tình huống này, đồng đội với nhau, bộ đội với nhân dân, trong chiến tranh xảy ra nhiều lắm. Bạc là kim loại có gỉ được không nhỉ. Và kiến chỉ tha mồi. Làm sao nó lôi cái nhẫn bạc bị vùi sâu lên được... Sự suy luận, suy đoán này chỉ có thể theo cái chất của NQL, tiếp theo cái tình huống với cô giáo khi đón tin chiến thắng 30-4-1975.

Con người nhân hậu sao lại suy bụng ta ra bụng người như vậy!

5. Bênh vực cho thú tính

Gần đây NQL bênh vực cho tội ác man rợ của Mỹ - Nguỵ ở các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc... xem chỉ là chuyện “đấu tranh khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến...” (thông tin của Đông La trên VN TP.HCM, số 288 ngày 23-1-2014).

Đây là lời bênh vực trắng trợn của NQL cho tội ác của nguỵ quyền trong các nhà tù ở miền Nam trước 1975 là sự chà đạp lên nỗi đau cùng cực của hàng vạn tù nhân Việt cộng ở các “địa ngục trần gian” như Côn Đảo, Phú Quốc. Tội ác man rợ của địch ở các nhà tù với các hình thức nhục hình, đày đọa, giết chết dần chết mòn người tù ở Ngục chín hầm, ở các chuồng cọp Côn Đảo, Phú Quốc... là đã đến độ thú tính, mất tính người. Mục đích của địch là muốn giết chết con người thể chất và tinh thần của các tù nhân. Không phải là việc “đấu tranh khai thác thông tin” như NQL cố tình đánh tráo sự việc mà chúng tôi sẽ nói sau. Chỉ xin dẫn mấy trường hợp:

- Qua hồi ký của ông Lê Quang Vịnh: ông bị kết án tử hình nhưng sau đó giảm xuống đày đi Côn Đảo. Trong thời chống Mỹ, đã có bài hát về Lê Quang Vịnh. Nhưng nguồn gốc là do đâu. Trong cuộc họp Thành đoàn bị vây ráp, mọi người đều bị bắt một số bị bắn ngay tại chỗ. Một tên lính nguỵ đè anh Vịnh ra, lấy mũi lê rạch vào phía hông. Anh biết là nó muốn mổ bụng anh để lấy mật tươi, đem về Sài Gòn bán cho đám Chệt rất cao giá. Nhưng phải là tươi, lấy từ người còn sống. Biết thế nên anh hết sức vùng vẫy lăn qua lăn lại không để nó mổ bụng. Tên nguỵ này bực mình đá anh mấy cái rồi bảo: Mày không muốn chết ngay thì tao cho mày đi Côn Đảo cho mày chết dần. Chúng đưa anh ra tòa, kết án rồi đày đi Côn Đảo. Anh Lê Quang Vịnh đã chịu đựng ở địa ngục trần gian Côn Đảo cho đến ngày giải phóng. Sau này, anh làm Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ.

- Trong cuốn hồi ký Bất khuất nổi tiếng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận, kể lại cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết người cộng sản, quyết không chào cờ nguỵ. Chúng giam các anh xuống hầm sâu một thời gian dài. Đến hôm tên chúa ngục Côn Đảo cho đưa các anh lên, bắt đứng xếp hàng. Nhưng vừa trông thấy, nó đã quì ngay xuống nói: Bạo lực không khuất phục được trái tim người. Xin các ông tha thứ cho tôi.

Vì sao thế? Trong lúc ấy các anh không còn hình người bình thường nữa mà như một thứ người rừng kỳ lạ: quần áo không còn, râu tóc tả tơi, chỉ có đôi mắt của các anh là còn sáng lên. Từ hôm đó, nó phải đối xử khác với các anh.

Thưa nhà văn Nguyễn Quang Lập, có thông tin gì ở trong túi mật của một tù nhân? Có thông tin gì ở trong những con người bị giam dưới hầm sâu?

Nếu trở lại thăm các nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc..., nếu hỏi lại những người bị giam cầm đày đọa trong các chuồng cọp như bà Trương Mỹ Hoa - Nguyên Phó chủ tịch nước - hay vợ chồng bà Võ Thị Thắng - nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch và hàng vạn tù nhân vẫn còn sống trên khắp mọi miền của đất nước ta, thì sẽ hiểu thế nào là “đấu tranh để khai thác thông tin từ các tù binh trong cuộc chiến”!

Như nói trên, NQL đã cố tình đánh tráo hai công việc khác nhau: "đấu tranh khai thác thông tin từ các tù binh... và thụ án chịu sự giam cầm với mức độ và thời gian khác nhau. Đấu tranh khai thác thông tin, thông thường gọi là lấy khẩu cung, là việc phải làm để có cơ sở kết án. Sau khi đã kết án, thành án, rồi thì phải thụ án, chịu sự phán quyết của bản án. Người tù khi đã bị đưa vào trại tù thì không còn chuyện khai thác thông tin nữa”. Chế độ nhà tù ở mọi nơi mỗi xứ khác nhau. Có thông lệ quốc tế về tù binh chiến tranh, về tù nhân. Chuyện này sẽ nói sau. Nhưng hành hạ đầy đọa tù nhân cho chết dần chết mòn cả thể xác lẫn tinh thần với những hình thức man rợ mất nhân tính... thì các “địa ngục trần gian” ở Côn Đảo, Phú Quốc là vào loại hàng đầu.

Bào chữa, bênh vực cho những tội ác man rợ mất hết nhân tính như thế, thì “nhân hậu” của NQL là loại nhân hậu gì?

NQL chỉ “nhân hậu” với những người cùng cánh, cùng phe nhóm thôi. Nhân hậu với những kẻ cơ hội dối trá “tôn trọng tất cả rồi khinh bỉ tất cả”, nhân hậu với bọn người tàn ác mất hết nhân tính. 

Nhân hậu của NQL là như thế đó.

Ngày lành, tiết Trọng Xuân Giáp Ngọ

Chu Giang
------------------------
Bài viết trên đây là của nhà văn Chu Giang đăng trên tờ Văn nghệ TP Hồ Chí Minh với đề dẫn "Kính gửi tướng quân Nguyễn Trọng Vĩnh" vì có việc Tướng Vĩnh ca ngợi Nguyễn Quang Lập là nhà văn nhân hậu. Cũng như nhiều cây bút đang tung hô sự thánh thiện của Nhã Thuyên vậy. Chuẩn mực văn học đang lộn lèo vì những cái đầu ấy khiến Chu Giang cũng như tôi bực mình.

BÀI KHỔNG (#3)

Chủ thuyết trị quốc của Khổng Khâu là sử dụng “nhân trị” và “đức trị”. Có nghĩa những kẻ làm quan phải qua một quá trình tu nhân tích đức trên cơ sở giáo lý của thánh hiền.

Dựa vào điều đó, bạn Khâu đã thành công trong việc thần thánh hóa tầng lớp cai trị. Đồng thời phân tầng xã hội một cách rõ rệt theo đẳng cấp, và những kẻ cai trị luôn là tầng lớp trên.

Chính vì thế, chủ thuyết của bạn Khâu đã cố tình đánh tráo các khái niệm và chuẩn mực của xã hội nhằm phục vụ tầng lớp cai trị. Biến sự khen thưởng công lao của người dưới theo quy định của pháp luật thành ân huệ do họ ban phát. Biến sự tuân thủ pháp luật của kẻ dưới thành sự phục tùng uy quyền cá nhân của người ở trên.

Điều đó khiến cho việc phân biệt giữa kẻ trên người dưới, kẻ sang người hèn được duy trì trong xã hội theo hướng độc đoán và vô pháp. Có nghĩa kẻ có quyền lực luôn tạo ra quyền uy riêng để bắt kẻ ở dưới chịu ơn và phục tùng. Và ngược lại kẻ dưới phải mang ơn và chấp nhận phục tùng kẻ trên thay vì tuân thủ pháp luật.

Chủ thuyết này luôn được tầng lớp cai trị phương Đông áp dụng triệt để cũng trên cơ sở đánh tráo hệ tư tưởng của bạn Khâu trong việc giải thích mối quan hệ của con người trong xã hội vào việc trị quốc. Bởi vì như thế, tầng lớp cai trị sẽ hình thành một bức tường bất khả xâm phạm đối với pháp luật do chủ thuyết người trên luôn luôn đúng, quan là cha mẹ của dân, chỉ có con cái sai chứ cha mẹ không thể sai.

An-nam hơn nghìn năm bị “nước mẹ” đô hộ. Thế nên chủ thuyết của bạn Khâu đã ngấm vào máu của tầng lớp cai trị, và là thứ bùa hữu hiệu để đảm bảo đặc quyền đặc lợi của họ trước đám cần-lao thối tai khai bẹn.

An-nam thời hiện đại, chủ thuyết của bạn Khâu vẫn được áp dụng triệt để. Đó chính là quan điểm người lãnh đạo phải “vừa hồng vừa chuyên”. Có lẽ quan điểm này xuất phát từ câu nói “có tài không có đức là người vô dụng, có đức không có tài làm việc gì cũng khó”.

Dĩ nhiên, quan điểm này nhặt nhạnh từ chủ thuyết “đức trị” của bạn Khâu. Trong Luận ngữ, bạn Khâu nói “Làm người có nết hiếu, đễ thì ít ai dám xúc phạm bề trên” và “Hiếu, đễ là cái gốc của đức nhân”. Có nghĩa, bạn Khâu cho rằng hiếu đễ là cái gốc của đức. Có đức, có nhân mới có thể là người quân tử. Và đã là người quân tử thì đáng được nắm quyền trị dân.

Một điều bạn Khâu nhầm lẫn là cái hiếu, đễ nó nằm trong huyết quản của mỗi con người, được giữ gìn thông qua mối quan hệ huyết thống và được giáo dưỡng bởi các mối quan hệ trong xã hội. Vì thế khi bạn Khâu cho rằng phải có học mới đạt được cái tinh vi của đạo và mới trở thành người quân tử thì chính là sự ngụy biện và đánh tráo bản chất sự việc.

Quay lại vấn đề “hồng-chuyên”, như đã nói ở trên, sự hiếu đễ luôn tồn tại trong mỗi con người, và được bồi đắp, gìn giữ qua quá trình giáo dưỡng của gia đình và xã hội. Có nghĩa là bất cứ con người nào cũng có nhân, có đức. Mức độ nhân đức đến đâu phụ thuộc vào quá trình giáo dưỡng của gia đình, xã hội và giáo dục của nhà trường.

Thế nên, những kẻ tài luôn nhận thức rõ những vấn đề về nhân, về đức. Và khi họ không ở dạng tham, sân, si thì họ luôn gìn giữ được cái nhân, cái đức trong con người họ.

Vì vậy, nói con người “có tài không có đức” là một sự đánh tráo bản chất có mục đích. Bởi vì cái tài có thể chứng minh cụ thể, có cái đức lại rất vô hình. Khi đưa ra quan điểm mù mờ như thế, có nghĩa những kẻ có dã tâm tham, sân, si sẽ có cơ hội để tạo một vỏ bọc an toàn bằng chữ “đức” và sử dụng nó để vùi dập chữ “tài”.

Đấy là lý do tại sao hơn nửa thế kỷ qua, An-nam hình thành nên một tầng lớp trí thức hóa lưu manh và lưu manh giả danh trí thức. Theo chủ thuyết của bạn Khâu, những kẻ đó chính là những người quân tử và được nắm quyền trị dân.

Dĩ nhiên, những người tài thực sự không thể lưu manh hóa thì sẽ trở nên cung cúc chấp nhận được ban ơn để tồn tại hoặc trở nên bất mãn và chửi đời.

Thế nên, An-nam sẽ không bao giờ trở thành rồng thành hổ trong khu vực khi mà xã hội bị chi phối bởi tầng lớp “ngụy quân tử” này.

Và dĩ nhiên, để An-nam thoát khỏi bi kịch thì điều kiện tiên quyết là vứt ngay tư tưởng của bạn Khâu vào trong sọt rác.

Khổng Khâu nói: “Người ta không thể làm bạn với cầm thú; ta không sống chung với người trong xã hội này thì sống chung với ai? Nếu thiên hạ thịnh trị thì Khâu này cần gì phải đổi nữa?”.

Trường Yên đáp: “Giá trị và vai trò của mỗi con người trong xã hội phải được xác lập một cách rõ ràng. Phải phân biệt rõ người ngay kẻ gian, người tài kẻ kém. Nếu thiên hạ mà rõ ràng như thế, xã hội được công bằng như thế, người ngay không sợ kẻ gian, kẻ tiểu nhân không thể hà hiếp người quân tử thì Trường Yên ta đâu cần phải bài xích ông như thế”.

(@ by Baron, 2014) 
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet. 

Đọc thêm: 

Được đăng bởi Bau Trinh Xuan

THỦ TƯỚNG MALAYSIA CẢM ƠN VIỆT NAM GIÚP TÌM KIẾM MÁY BAY MẤT TÍCH MH370



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaysia Najib

Tại cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 4.4, nhân chuyến thăm tại Việt Nam, Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak bày tỏ sự đánh giá cao và lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ VN về sự giúp đỡ trong công tác tìm kiếm, cứu nạn máy bay mất tích MH370. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lời thăm hỏi và chia buồn sâu sắc tới Chính phủ, người dân Malaysia và gia đình các nạn nhân trên chuyến bay MH370.

Malaysia mong muốn tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam

Thủ tướng Malaysia Najib tới Việt Nam ngay sau chuyến đi đến Australia - nơi ông trực tiếp chứng kiến các hoạt động của nhóm tìm kiếm MH370.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì lễ đón chính thức người đồng cấp Malaysia tại Phủ Chủ tịch sáng 4.4.

Trong cuộc hội đàm sau đó, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí thúc đẩy việc ký kết các thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, như thỏa thuận về phối hợp tuần tra chung và thiết lập đường dây nóng giữa hai nước, bản ghi nhớ cấp chính phủ về thương mại gạo, bản ghi nhớ về tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại Malaysia; đồng thời khuyến khích tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng khác như năng lượng, giao thông, vận tải, giáo dục, du lịch, luật pháp, tư pháp.

Lễ đón Thủ tướng Malaysia tại Hà Nội. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí đưa mục tiêu kim ngạch song phương cán mốc 11 tỉ USD trước 2015. Hiện Malaysia là đối tác thương mại thứ ba trong ASEAN và thứ chín trên thế giới của VN, với kim ngạch thương mại đạt 9 tỉ USD trong 2013. Malaysia cũng là đối tác đầu tư lớn thứ tám trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào VN với số vốn đầu tư hơn 11 tỉ USD.

Theo Thủ tướng Malaysia, thương mại hai chiều giữa VN và Malaysia tăng 67% từ 2010 tới 2013. Ông cam kết sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Malaysia tăng vốn đầu tư vào Việt Nam. 

“Liên quan đến Bản ghi nhớ mà hai bên mới ký kết, chúng tôi kỳ vọng sẽ có một thỏa thuận bổ sung về thương mại gạo để Malaysia tiếp tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam. Hiện Việt Nam đáp ứng 60% nhu cầu nhập khẩu gạo của Malaysia” – Thủ tướng Malaysia cho hay.

Thủ tướng Najib Tun Razak khẳng định, hai bên sẽ khuyến khích Petronas (Malaysia) và PetroVietnam làm việc chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực khai thác chung hiện có và các lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai. “Tôi cam kết Malaysia sẽ tiếp tục hỗ trợ các cơ hội đào tạo cho Việt Nam theo khuôn khổ chương trình Hợp tác kỹ thuật Malaysia” – ông nói.

Sớm nâng tầm quan hệ lên đối tác chiến lược

Hai nhà lãnh đạo Việt Nam-Malaysia cũng đã thảo luận tình hình của các ngư dân Việt Nam và vấn đề họ đang gặp phải. Thủ tướng Malaysia cam kết “nghiêm túc xem xét đề nghị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về trường hợp ngư dân Việt Nam bị bắt ở Malaysia”.

Hai bên cũng nhất trí nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tự do an ninh an toàn hàng hải và hàng không ở biển Đông, đề cao các nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, và phấn đấu sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở biển Đông (COC). 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Việt Nam hết sức ủng hộ Malaysia đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN vào năm 2015.

Trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), hai bên nhất trí sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau thúc đẩy kết thúc đàm phán; đồng thời, bảo đảm dành sự linh hoạt thời gian chuyển đổi hợp lý, hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực thực thi cho các nước đang phát triển, trong đó có VN và Malaysia. 

Trên cơ sở quan hệ hữu nghị tốt đẹp, hợp tác toàn diện giữa VN và Malaysia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaysia đã thống nhất giao bộ ngoại giao hai nước thảo luận để sớm trình quyết định nâng tầm quan hệ song phương lên đối tác chiến lược trong thời gian sớm nhất.

BÀI KHỔNG (#2)

Trong Tam cương, bạn Khổng đưa mối quan hệ quân-thần lên đầu. Bạn í nói: “Quân xử thần tử, thần bất tử, bất trung”.
Dĩ nhiên, ai cũng biết bạn Khổng nói để đề cao cái Trung-Lễ-Nghĩa, đề cao giá trị của người quân tử, và tất yếu là phục vụ cho tầng lớp cầm quyền.

Xét một cách toàn diện, vua phải ra vua và thần phải ra thần. Vua sáng thì không có thần bất trung. Vua không những là người cầm thuyền trượng quyền lực của một quốc gia, mà còn “đưa ra” pháp luật để từ quan lại đến cần lao phải nghe theo trong việc trị quốc. Lại dĩ nhiên, đã là vua sáng thì luôn đưa ra pháp luật nghiêm minh, mà pháp luật đã nghiêm thì không sinh ra thần bất trung.

Thế nên, bạn Khổng đưa ra chủ thuyết trên thì bạn lại khuyến khích con người ta Bất Trung-Bất Lễ-Bất Nghĩa.

Giả sử vua tàn ác bạo ngược, hoang dâm vô độ, để cho cần lao lầm than, ai oán lên tận trời xanh mà người quân tử vẫn phục tùng và tuân thủ những điều sai trái đó thì là cái loại người trời không dung, đất không tha, không Bất Trung-Bất Lễ-Bất Nghĩa mới là lạ.

Để bảo vệ thầy của mình, bạn Mạnh học trò bạn Khổng ngụy biện rằng, loại vua như thế không phải là vua. Ô hay, thế không phải là vua thì là cái loại gì hở Mạnh?

Quay lại xứ An-nam. Hệ tư tưởng của bạn Khổng đã ăn sâu bám rễ vào tư duy từ quan lại đến cần lao. Thế nên, quan lại luôn mặc định “Tao làm quan là chúng mày phải phục vụ”, còn cần lao cũng luôn mặc định “Mình làm dân thì phải chấp nhận bị bóc lột, áp bức”.

Và giữa hai quan niệm trong mối quan hệ quan-dân này, sinh là một lũ điếm bút có tý chữ nghĩa, bẻ cong sự thật, lấy hệ tư tưởng của bạn Khổng để áp đặt cần lao nói chung và những chủ thuyết trái chiều, không có lợi cho quan lại nói riêng.

Làm quan, là phải cống hiến công sức để dân giàu nước mạnh. Phải nghe dân, thương dân thì khi nước khó có dân lo, nước bị xâm chiếm có dân giữ.

Đằng này, nhờ bọn điếm bút bẻ cong cái Bất Trung-Bất Lễ-Bất Nghĩa của bạn Khổng thành cái Trung-Lễ-Nghĩa để áp đặt cần lao, nhằm phục vụ cho lợi ích riêng của mình thì dân không yên, nước không nguy mới là lạ.

An-nam, muốn ngẩng mặt lên chơi với đại đồng tiến bộ thế giới, không vứt tư tưởng của bạn Khổng vào sọt rác, thì đừng mong đến ngày đó.

(@ by Baron, 2014)

Được đăng bởi Bau Trinh Xuan

BĂNG HOẠI ĐẠO ĐỨC

Café sáng thứ 7 (#27): Băng hoại đạo đức

1. Báo chí lá ngón An-nam, ngày qua ngày, kiếm cơm và làm giàu bằng cách giật tít câu vìu các tin cướp hiếp giết, hở ngực hở mông và các sì-căng-đan về tình ái cũng như đời tư của những “người của công chúng”.

Hầu như ngày nào cũng có vài vụ án cướp hiếp giết được đưa lên, từ báo in đến báo mạng. Vấn đề không phải đưa lên với mục đích cảnh báo răn đe, mà lại chỉ để đánh vào cái thị hiếu khát máu, bạo lực và dâm loạn của phần lớn cần lao An-nam thối tai khai bẹn. Các bạn có thể minh chứng điều này qua nhà thông thái đốc-tờ Gúc.

Và hậu quả tất yếu là reo rắc vào những cái đầu non nớt của những mầm non tương lai của đất nước lẫn những già hói óc phẳng như láng xi-măng với dục vọng đê hèn lấn át đạo đức và lòng tự trọng những sự tò mò, kích động lẫn bản năng thú vật.

Ví dụ chỉ trong 2 ngày, gần chục vụ việc như vậy tràn lan trên báo mạng: Nào là con trai đâm chết cha ở bãi rác, con trai giết mẹ chém anh, 2 con gái đánh và chửi bố, bác họ làm cháu mang bầu 6 tháng, quan hệ bất chính nên chị dâu và em chồng cùng tự tử, cụ bà 75 tuổi bị sát hại trong nhà, cặp đôi lõa thể chết trong nhà nghỉ, sát thủ đẹp trai giết bạn gái vì ghen tuông, bị đâm chết khi ngăn cản va chạm, học sinh lớp 8 đấm chết bạn, nữ sinh đánh hội đồng và lột áo đối thủ,…

Mặc dù không muốn quy chụp, nhưng rõ ràng có một sự ảnh hưởng ghê gớm đến suy nghĩ và hành động của lớp trẻ và những kẻ thiếu nhân cách từ những “bản tin đen” trên báo chí lá ngón.

Một trong những nhiệm vụ của báo chí cách mạng là tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội, phục vụ mục tiêu ổn định để phát triển xã hội. Thế nhưng chỉ cần không chạm vào các “vùng cấm” là báo chí lá ngón xứ An-nam mặc sức tung hoành, kiếm những đồng tiền bẩn thỉu trên sự suy thoái đạo đức xã hội.

Đạo đức nghề nghiệp của người làm báo có lẽ chỉ giản đơn như ý kiến của nhà báo Trần Quang “xử sự đúng đắn để ngăn ngừa những hành vi không đúng đắn”. Thế nhưng hiện nay, có bao nhiêu phóng viên, nhà báo đã “xử sự đúng đắn”? Và có bao nhiêu “hành vi không đúng đắn” được hình thành từ những bài báo “đen”?

Trong một xã hội mà thước đo giá trị của con người được quy bằng vật chất thì đạo đức nghề nghiệp là một điều quá xa xỉ. Bởi vì, người có lòng tự trọng bản thân và tự trọng nghề nghiệp không thể bán rẻ đạo đức và lương tâm để xây dựng giá trị bản thân trong xã hội. Và xã hội lại “cực kỳ hiếm” những người xem thường các giá trị vật chất và danh vọng.

Xã hội bất ổn, các giá trị đạo đức bị đảo ngược chắc chắn có sự đóng góp không nhỏ của những kẻ mang trong mình dục vọng thấp hèn dưới tấm áo khoác nghề nghiệp mỹ miều là phóng viên, nhà báo.

Thế mới nói, khốn nạn nhất trong tất cả các loại điếm là điếm bút.

2. Các buổi “điều trần” của các bộ trưởng tại Ủy ban thường vụ Quốc hội lại tiếp tục đưa đến cho cần-lao những tiếng cười chua chát và những cái lắc đầu ngán ngẫm bởi cách trả lời vòng vo, ngụy biện.

Chỉ có mỗi quả dưa hấu mà 2 bộ trưởng vần mãi không xong. Bộ trưởng Công thương cho rằng ứ đọng dưa hấu đã diễn ra nhiều năm nay, và nguyên nhân chính là do cửa khẩu quá chật hẹp. Đỡ đạn giùm bộ bạn, bộ trưởng Nông nghiệp bổ sung thêm là tại người dân mở rộng diện tích trồng và dưa hấu năm nay được mùa. Ông Phát hứa là “sẽ rút kinh nghiệm và có biện pháp tốt cho người dân”(!?).

Không hiểu đến bao giờ thì những vụ việc tương tự mới không còn xảy ra trong nghị trường. Bởi vì những sự việc này quá nhỏ trong một khối công việc quá lớn của các bộ trong điều hành. Vả lại những vụ việc này, chỉ cần một lãnh đạo cấp Cục có thể giải quyết thỏa đáng chứ không đến mức các bộ trưởng phải quanh co trước nghị trường như thế.

Thêm nữa, ông Hoàng nói vụ việc trên đã xảy ra nhiều năm, ông Phát hứa sẽ rút kinh nghiệm và đề xuất biện pháp tốt. Cả ông Hoàng và ông Phát đều làm bộ trưởng hơn một nhiệm kỳ rưỡi, nghĩa là có khoảng 7 năm ngồi ghế bộ trưởng. Thế mà có mỗi quả dưa hấu không giải quyết được thì không rõ những việc khác sẽ như thế nào? Và không biết ông Phát còn bao nhiêu thời gian để rút kinh nghiệm nữa?

Khi có mặt bộ Y tế giải trình thì không thể không nhắc đến bà bộ trưởng, một người luôn có những câu trả lời “nổi tiếng” trước nghị trường, chính phủ và báo giới. Nổi tiếng không phải vì bà bộ trưởng giỏi giang, làm tốt trả lời hay. Mà nổi tiếng vì làm dở, trả lời cực thiếu i-ốt và giống như cán bộ phong trào cấp cơ sở lần đầu phát biểu trước đám đông.

Vẫn liên quan đến vấn đề y đức của y bác sỹ trong khám chữa bệnh, bà Tiến nói: “bệnh nhân đi khám chữa bệnh thì có thể khỏi bệnh hoặc không và cũng có thề để lại biến chứng, thậm chí tử vong”. Đáng ra đây là câu nói của một cần-lao thiếu hiểu biết và bi quan với ngành y tế chứ không phải được phát ngôn từ mồm bà bộ trưởng Y tế trước nghị trường.

Các ông bà bộ trưởng nói trên chắc chắn không dốt, không đần, không thiếu năng lực. Bởi vì họ có đầy đủ học hàm, học vị chuyên môn và đang ngồi ghế tư lệnh ngành. Thế nhưng “có lẽ” họ phấn đấu trèo lên cái ghế bộ trưởng là vì danh, vì lợi và họ giữ ghế đó vì họ, vì những người đã giúp họ có được cái ghế đó chứ không phải vì dân vì nước. Chính vì vậy, cái họ quan tâm là làm sao để ngồi ngay ngắn từ lúc nhận chức đến khi rời ghế để nghỉ hưu.