Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

NHÀ BÁO LẠI VĂN SÂM KÊU GỌI KẺ GIẢ MẠO DỪNG "TRÒ CHƠI"

Nhà báo Lại Văn Sâm kêu gọi kẻ giả mạo dừng 'trò chơi'

Với các chủ nhân của các Facebook lấy tên mình, nhà báo Lại Văn Sâm cũng có lời nhắn, "các bạn làm ơn bỏ các Facebook lấy tên của tôi".

Sáng 26/4/2014, một tờ báo viết bài trong đó dẫn lại một bài thơ mà theo tác giả là được chia sẻ trên facebook cá nhân của nhà báo Lại Văn Sâm cùng một số comment (bình luận) của những người theo dõi. Bài viết đã nhận được nhiều phản hồi của độc giả.

Trước thông tin này, nhà báo Lại Văn Sâm thêm một lần nữa khẳng định với phóng viên VTV Online rằng anh đã và sẽ không có bất cứ tài khoản facebook nào nên việc "chia sẻ bài thơ gây xúc động" như trên một số tờ báo điện tử phản ánh là hoàn toàn không đúng sự thật.

Nhà báo Lại Văn Sâm trong cuộc họp báo giới thiệu chương trình Điều ước thứ 7 

Nhà báo Lại Văn Sâm nói:"Tôi không bao giờ thay đổi quan điểm về Facebook. Có thể với nhiều người Facebook là một công cụ thân thiện và nơi để bày tỏ, chia sẻ điều này điều khác. Tuy nhiên, tôi nhắc lại, tôi vẫn thuộc thế hệ, cứ cho là cổ lỗ sỹ đi. Những gì liên quan đến tâm tư, tình cảm, nguyện vọng riêng, tôi không bao giờ đưa lên bất cứ một mạng xã hội nào trong đó có Facebook. Bản thân tôi chưa bao giờ có và cũng sẽ không bao giờ có tài khoản Facebook. Thậm chí tôi còn không biết cách nào để vào Facebook nữa".

"Sáng nay tôi nhận được rất nhiều tin nhắn, bình bán của bạn bè. Họ cũng lại tưởng là thơ tôi viết thật sau khi đọc bài báo đó. Tôi đã phải nhắn lại ngay để nói rằng: đây không phải là tôi. Tôi chưa bao giờ làm thơ. Tôi thấy rất làm khó hiểu là tại sao có ai đó lại lấy tên tôi, chia sẻ điều này điều kia. Thực sự là tôi không hiểu các bạn làm thế với mục đích gì. Trong mọi trường hợp điều này đều không hay", anh nói.

Nhà báo Lại Văn Sâm cũng cho biết thêm, anh không hề nhận được bất cứ một cuộc điện thoại hay tin nhắn nào từ các phóng viên viết bài để xác minh lại nguồn tin trước khi xuất bản bài báo.

"Các tòa soạn đã quá dễ dãi khi đăng tin. Đó là Facebook cá nhân. Việc mọi người trao đổi qua lại với nhau là việc của họ. Báo chí lại lấy đó để đưa lên, vô hình đưa những điều không đúng thành tin tức. Những người làm báo như thế là vô trách nhiệm. Các phóng viên hoàn toàn có thể gọi cho tôi, để xác minh lại", nhà báo Lại Văn Sâm khẳng định.

Với các chủ nhân của các Facebook lấy tên mình, nhà báo Lại Văn Sâm cũng có lời nhắn. "Các bạn làm ơn bỏ các Facebook lấy tên của tôi. Tôi không lên án hay chê trách nhưng như tôi đã nói, trong mọi trường hợp điều này cũng không hay mà chỉ tạo thêm hiểu lầm cho độc giả. Nếu có nói tốt về tôi thì cũng không nên, hiểu xấu về tôi thì càng không nên. Đó không phải là con người thật của tôi".

Hồng Diên (Tổng hợp)

VỤ NHÃ THUYÊN-"BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU", AI PHẠM PHÁP?

Trong những người ký tên vào BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU gửi PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đặc biệt nhất chúng ta lại thấy có những “gương mặt thân quen”, luôn ở trên tuyến đấu chống đối như Nguyên Ngọc, Nguyễn Huệ Chi, Chu Hảo, Nguyễn Quang A, Phạm Xuân Nguyên, Tương Lai, Nguyễn Quang Lập. Tôi cũng chỉ ra thêm một số những ngưởi tôi biết, những người tôi quen, và thật tiếc có cả những người từng thân thiết với tôi như Chu Văn Sơn, Hoàng Hưng, Ngô Văn Giá, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Từ Huy, Trần Đình Sử, Trần Ngọc Vương, Lại Nguyên Ân, Phạm Vĩnh Cư, Đỗ Lai Thuý, Trương Đăng Dung “Đã và đang làm việc trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu, tại Việt Nam”. Họ ký tên “để phản đối và yêu cầu ông hủy Quyết định số 667/QĐ-ĐHSPHN ngày 11 tháng Ba năm 2014 và Quyết định số 708/QĐ-ĐHSPHN ngày 14 tháng Ba năm 2014, do trường Đại học Sư phạm Hà Nội ban hành, về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan bởi hai văn bản này là phi pháp và phi lý” vì: 
Theo Quy chế Đào tạo Trình độ Thạc sĩ ... của Bộ Giáo dục và Đào tạo... không có cơ sở pháp lý cho việc được gọi là “thẩm định”” 
Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ ... của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo... đã quy định cụ thể năm trường hợp bị thu hồi hay huỷ bỏ văn bằng... Đỗ Thị Thoan không thuộc trường hợp nào trên đây, do đó thu hồi văn bằng của Bà là trái với Quy chế này”.
Thật tiếc cho những “nhà trí thức này” không biết có phải do “nghiên cứu” nhiều quá mà “tẩu hỏa nhập ma”, không thấy trong 5 trường hợp “văn bằng, chứng chỉ” bị thu hồi thì có trường hợp“b) Cấp cho người không đủ điều kiện”.
PGS. TS. Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã thu hồi bằng thạc sĩ của Đỗ Thị Thoan chính vì điều “b” đó nên hoàn toàn hợp pháp. Như vậy, chính “BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU” của các vị tố ông Hiệu trưởng “phạm pháp” thì chính các vị lại phạm pháp. Còn nếu các ông, bà không hiểu điều này thì chứng tỏ các vị chưa đọc luận văn của Đỗ Thị Thoan, còn đọc rồi mà vẫn chưa hiểu thì là do các vị dốt!
Với nước ngoài, theo TRẦN VIỆT QUANG - HỒ NGỌC THẮNG trên nhandan trong bài Ho-đâu-cần-quan-tâm-tới-khoa-học: “Ðiều 21 quy định thủ tục thi, bảo vệ luận văn thạc sĩ ngành kinh tế Trường Ðại học Tổng hợp Dortmund ghi rõ: Học vị thạc sĩ có thể bị tước nếu sau khi trao, phát hiện người làm luận văn lừa dối hoặc có sự ngộ nhận của hội đồng chấm luận văn”.
Thật buồn cười khi thấy có cái “BẢN” trên thì lại quá bất ngờ khi có thêm “Thư gửi ông Hiệu trưởng Đại học Sư phạm Hà Nội” của 4 ông GS dạy ở nước ngoài: Hồ Tú Bảo (Nhật Bản), Trần Văn Thọ (Nhật Bản), Cao Huy Thuần (Pháp) và đặc biệt nhà toán học nổi danh thế giới Ngô Bảo Châu (Hoa Kỳ). Riêng Ngô Bảo Châu, với toán học, GS Ngô Bảo Châu đúng là châu, ngọc. Tiếc là Châu không hiểu điều một nhà chuyên môn rất giỏi rất có thể lại là một nhà trí thức tồi. Nên khi dấn thân sang lĩnh vực tư tưởng, chính trị, xã hội cần một loại tư duy khác mà Châu không có, đó là tư duy minh triết, thì nên tránh xa là hơn, nếu không Châu phải sửa lại tên mới đúng đó!
Trong “Thư” trên 4 ông GS viết: “Chúng tôi thấy cần phải phân biệt rõ ràng hai chỗ đứng khác nhau: một đằng là một hiện tượng văn học, một đằng là việc nghiên cứu hiện tượng đó. Nghiên cứu một hiện tượng không có nghĩa là người nghiên cứu đồng ý với hiện tượng ấy”. Điều này chứng tỏ các vị này cũng chưa đọc, hoặc dốt đọc không hiểu luận văn của Đỗ Thị Thoan. 4 vị cần phải hiểu, việc thu hồi bằng không phải do Đỗ Thị Thoan nghiên cứu thơ Mở Miệng mà do Đỗ thị Thoan “không đủ điều kiện” theo đúng “Khoản 1 Điều 22 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân” nói trên. 
***
Việc thu hồi luận văn của Đỗ Thị Thoan vì “không đủ điều kiện” bởi những điều cụ thể như sau:
1- Đỗ Thị Thoan sai lầm về cơ sở lý luận:
Về cơ sở lý luận để viết luận văn, theo Nhà phê bình - dịch giả Nguyễn Văn Dân, trong bài Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm - ngoại vi trên http://nhavantphcm.com.vn/, từ đầu thế kỷ XX đã có rất nhiều lý thuyết về trung tâm và ngoại vi thế nhưng không hiểu sao tác giả luận văn lại chọn Derrida, Foucault và Lacan, nhất là Derrida, trong khi nếu nói về lý thuyết trung tâm – ngoại vi thì họ không phải là đại diện. Cụ thể Nguyễn Văn Dân viết:
Hầu hết toàn bộ phần giới thuyết của mục 1 chương I luận văn là những đoạn văn dịch lại các bài lược thuật về các lý thuyết trong cuốn từ điển đã dẫn ở trên (Encyclopedia of Contemporary Literary Theory [Irena R. Mararyk chủ biên], University of Toronto Press, Toronto – Buffalo – London, 1993-1997, tr. 585) (thỉnh thoảng mới được để trong ngoặc kép, còn nhiều chỗ viết như thể chính tác giả đang lược thuật tác phẩm gốc vậy), và đều có nhiều chỗ dịch sai”.
Nguyễn Văn Dân đã dẫn chứng cách hiểu sai. Đỗ Thị Thoan viết:
Khái niệm” ‘Lề’ (Margin) và trung tâm (centre) của Derrida “chỉ ra những giới hạn được kiến tạo gắn chặt với tiến trình hình thành những cặp đối lập có tính chất thứ bậc”.
Mà theo ông phải là:
Thuật ngữ” ‘lề’ [ngoại vi] và trung tâm (centre) của Derrida “chỉ những giới hạn được tạo dựng gắn với một quá trình vượt khỏi những quan hệ đối lập nhị nguyên và có thứ bậc”.
Đỗ Thị Thoan cho “Lề” và “Trung tâm” là hai khái niệm để chỉ ra “những giới hạn” bởi các cặp đối lập. Còn theo cách hiểu của Nguyễn Văn Dân, “Lề” và “Trung tâm” cũng chỉ ra “những giới hạn” nhưng “gắn với” một quá trình “vượt khỏi những quan hệ đối lập”.
Như vậy là hai cách hiểu ngược nhau, Đỗ Thị Thoan cho hai khái niệm “Lề” và “Trung tâm” dùng để chỉ ra cái “giới hạn” xác định giữa hai cái. Còn Nguyễn Văn Dân cho “Lề” và “Trung tâm” là hai thuật ngữ dùng để chỉ ra sự “vượt khỏi” cái “giới hạn” ấy.
Nếu ai hiểu thuyết Giải cấu trúc (Deconstruction) của Derrida thì sẽ thấy cách hiểu của Nguyễn Văn Dân là đúng.
Cấu trúc luận (structuralism) cho ngôn ngữ đóng vai trò trung tâm. Nhà ngôn ngữ học F. Saussure đã định nghĩa ngôn ngữ là sự kết hợp hai phần: cái biểu đạt (Signifier, SFR) và đối tượng được biểu đạt (Signified, SFD). Ngôn ngữ là đối tượng chính để xác định cấu trúc của một văn bản. Cấu trúc luận coi cấu trúc văn bản là vị trí trung tâm tạo nghĩa, loại trừ những yếu tố chủ quan mà cái TÔI chủ thể luôn đóng vai trò then chốt của thái độ phê bình. Chính tại điều này, cấu trúc luận đã bộc lộ những khuyết điểm, mở đường cho một học thuyết mới ra đời: Giải Cấu Trúc (Deconstruction).
Deconstruction (giải cấu trúc) là sự kết hợp của hai từ construction/destruction (xây dựng và phá hủy). Giải cấu trúc lật đổ quan niệm cấu trúc ngôn ngữ của cấu trúc luận. Coi cấu trúc ngôn ngữ không tồn tại như những khuôn mẫu bất biến, mà tính chất năng động của ngôn ngữ sống (“sinh ngữ”) luôn luôn vượt qua mọi quy ước đã có, sẽ mở ra một loạt những ý nghĩa mới.
Giải cấu trúc cho mọi hệ thống đều được tạo nên từ ít hoặc nhiều các cặp đối lập nhị phân (binary oppositional pair). Theo Derrida, một trong hai phần của cặp sẽ quan trọng hơn phần còn lại. Như Tốt/xấu, Hiền hậu/gian ác, Sáng/tối, Nam/nữ, Phải/trái, các yếu tố đứng trước bao giờ cũng có giá trị hơn so với phần đứng sau. Trong một hệ thống nguyên tắc của sự khác biệt (différance, principle of difference) sẽ chỉ ra cái “trung tâm”. Nhưng trung tâm là một phần của hệ thống nhưng lại vượt thoát tính chất cấu trúc của hệ thống.
(Tham khảo Nguyễn Minh Quân trong bài Lý thuyết và phê bình văn học đương đại: từ cấu trúc luận đến giải cấu trúc).
Sự vượt thoát khỏi khuôn mẫu được xác lập bởi tính đối lập nhị phân, vượt thoát sự đối lập giữa “Trung tâm” vả “Lề” chính là tư tưởng “giải cấu trúc” của Derrida. Vì vậy, Đỗ Thị Thoan cho “Lề” và “Trung tâm” chỉ ra cái giới hạn xác định do “hình thành các cặp đối lập” là hiểu ngược. Rồi cho nền văn chương chính thống là “Trung tâm” và thơ nhóm Mở miệng là “Lề” theo lý thuyết Derrida là sai!
Nói đến Derrida là nói đến Giải cấu trúc mà bản chất lý thuyết của Derrida là về việc đọc chứ không phải là lý thuyết văn học. Theo CATHERINE HALPERN trong danh-nhan-triet-hoc trên tranghttp://www.triethoc.edu.vn/, Giải cấu trúc là trình bầy một cách tiếp cận riêng các văn bản: “Derrida thích phô bày những vùng tối … Ông tỉ mỉ đọc đi đọc lại, phân tích kỹ lưỡng và cạn kiệt các văn bản, đưa ra ánh sáng những gì bị kìm nén, ẩn giấu trong văn bản, làm cho văn bản nói lên một điều gì đó hoàn toàn khác với những gì văn bản có vẻ biểu nghĩa: “Văn bản chỉ là văn bản nếu người đọc lần đầu không thấy được quy luật bố cục và quy tắc kết cấu của nó. Văn bản luôn luôn vô hình.” Đó là đặc điểm của “giải kiến tạo”, khái niệm đã đi khắp thế giới”.
2-Đỗ Thị Thoan có những quan điểm chính trị sai lầm:
Trần Mạnh Hảo, quen thói lu loa đã viết bài “Chính trị hóa khoa học và văn học để ‘đánh’ Nhã Thuyên là không chính danh” cho Luận văn thạc sĩ của Nhã Thuyên là “nghiên cứu khoa khọc… các ông lại dùng chính trị để làm hệ quy chiếu quy kết một văn bản khoa học là hoàn toàn chống lại phương pháp luận Marxism”. Trên BBC tiếng Việt, Phạm Xuân Nguyên gọi vụ Nhã Thuyên là "chính trị hóa", "phi khoa học" của "những thế lực" nào đó. Mặc Lâm (RFA, Bangkok) cũng theo gót tiền bối Trần Mạnh Hảo cho “Nhã Thuyên, nạn nhân của nền chính trị hướng dẫn văn học”.
Không muốn cãi lý với những người này vì họ cố tình không hiểu sao cãi? Nhưng tôi vẫn phải viết ra sự thật cho bạn đọc hiểu. Trong luận văn của mình chính Nhã Thuyên đã “Chính trị hóa” văn chương. Điều này cũng tốt thôi, có thể cần khuyến khích, nhưng hơi khó đấy. Không ai cầm bàn chuyện chính trị, người ta chỉ cấm hoặc có thể xử tù những bàn luận sai trái, xuyên tạc, thổi phồng để chống đối. Tiếc là chính Nhã Thuyên có những sai trái như vậy. Cô viết:
nghiên cứu từ góc độ chính trị học văn hóa… có ý nghĩa gợi ý quan trọng với tôi trong quá trình thực hiện đề tài này… Soi chiếu vào Việt Nam hiện nay, có thể hiểu rõ hơn khái niệm „tự do‟ mà chúng ta có. Một hệ thống tư tưởng được cấu trúc trên cơ sở chủ nghĩa Marx không chấp nhận sự ngoại biệt đơn lẻ, không chấp nhận những hoài nghi, bởi khi chấp nhận những hoài nghi mang tính ngoại biệt, ý thức hệ này sẽ mất đi … quyền lực tuyệt đối, và tất yếu toàn bộ hệ thống chính trị và kinh tế sẽ bị sụp đổ”.
Như vậy, Nhã Thuyên đã viết với một giọng điệu y như của một kẻ chống cộng thứ thiệt. Cô hoàn toàn không hiểu nên đã xuyên tạc bản chất của Chủ nghĩa Mác. Bởi quy luật quan trọng nhất củaphép biện chứng duy vật trong triết học Mác là “Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập” là nguồn gốc của sự vận động và phát triển. Có điều để vận dụng sao cho đúng các quy luật vào thực tiễn cuộc sống là điều không dễ, nó phụ thuộc vào trình độ lý luận cũng như trình độ mọi mặt của xã hội.
Từ lầm lạc trên, Đỗ Thị Thoan không ngần ngại cho cựu Tổng Bí thư Đỗ Mười là “bảo thủ”:
sau chấn thương Thiên An Môn tại Trung Hoa… Tại Việt Nam, Đỗ Mười được bầu làm làm Tổng bí thư, đánh dấu sự khôi phục quyền lực của Đảng với tư tưởng bảo thủ về văn nghệ, bằng cách „tái chế‟ định nghĩa của Nguyễn Văn Linh về Đổi Mới: - Văn học ta chỉ có thể Đổi Mới đúng hướng trong sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta theo hướng xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng.”…Tinh thần của Đổi Mới đã bị bóp méo, hay là vo tròn lại” (Luận văn, tr.27). 
Từ quan điểm như vậy, Đỗ Thị Thoan có những nhận thức ngược trước những hiện tượng văn chương “phản đạo lý” bị quan điểm chính thống phê phán:
Sau Đổi Mới, tác phẩm của những nhà văn tỏ thái độ không theo chỉ thị và đường lối, như Dương Thu Hương, bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng, chống chế độ cộng sản… Đó rõ ràng là một cách nói bị áp chế bởi quan niệm chính trị… tính chất văn học đều không được đặt lên hàng đầu. Chúng là một thứ công cụ của tuyên truyền, về bản chất không có gì khác biệt”. 
Những tác phẩm: Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Đỉnh cao chói lọi không phải như Đỗ Thị Thoan viết “bị dán một cái nhãn khác: văn nghệ chống Đảng” mà là “bị dán một cái nhãn đúng”. Dương Thu Hương đúng là đã chống đối chính trị một cách sai trái bằng văn chương nên đã bị chính trị trừng trị bằng pháp luật, nghĩa là bắt bỏ tù! Thế thôi!
Đỗ Thị Thoan tiếp:
Cao trào thời Đổi Mới bộc lộ tương đối rõ hai hướng đi: giai đoạn nỗ lực „nói sự thật‟ với Dương Thu Hương, Nguyễn Huy Thiệp, và nỗ lực cách tân lối viết, chẳng hạn Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Bình Phương, Phan Huyền Thư trong thơ… Nhưng không khó thấy rằng việc chính quyền tạo ảo giác cho văn nghệ sĩ về việc „làm nghệ thuật một cách bình thường‟ „làm gì thì làm miễn không động đến chính trị‟ là một chiếc bánh vẽ của quyền lực (Luận văn, tr.30).

HÉ LỘ HÀNG HOT NHẤT

1. Bạn hỏi việc khởi tố phóng viên BBC tội vu khống Bộ trưởng bộ Công an Việt nam thực hư đúng sai thế nào.

Thứ nhất, có khởi tố thật.

Thứ nhì, chiểu theo (các) bộ luật hiện hành, Việt có đủ quyền khởi tố và yêu cầu dẫn độ phóng viên này về VN.

Ảnh: Tướng Hoàng Kông Tư

Nếu Beo là Nguyễn Giang, hành động tháo ngòi nổ để bảo vệ phóng viên khôn ngoan là đính chính thông tin trên để Việt đình chỉ lệnh khởi tố. Bởi 2 nhẽ. Nếu không đình chỉ, lệnh khởi tố chỉ hết liệu lực pháp luật sau 5 năm cho tội danh ít nghiêm trọng nhất. (tội nghiêm trọng nhất là 15 năm-trừ trường hợp chết trước thời gian đó). Quãng thời gian này sẽ rất phiền toái cho phóng viên khi tác nghiệp bằng ngôn ngữ Việt. Đặc biệt đẩy tình hình đến đề nghị dẫn độ, thì phiền toái không chỉ riêng phóng viên.

Sau nữa, phải nhìn thẳng vào sự thật là, đính chính hay không, chó nó tin vào cái thông tin ất ơ ấy.

2. Bạn hỏi về các khái niệm quan hệ song phương, đối tác hợp tác, đối tác chiến lược...

*** Về đối tác chiến lược, Beo đã viết từ 2011 thế này:


Và ở đây nữa


Trả lời kĩ thêm một bạn: Đối tác chiến lược không có quy chuẩn chung, nó phụ thuộc vào chiến lược phát triển của từng quốc gia mà điều đình đàm phán với nhau. Điều này Beo đã dùng từ “nội hàm” để diễn đạt trong hai entry đã dẫn.

*** Song phương là hai bên, không có bên thứ ba.

Trong các đàm phán về biển Đông, Trung quốc luôn luôn muốn song phương chia để trị. Việt nam, cùng với Philippines là hai nước kiên trì (và cả kiên cường) nhất buộc Trung quốc phải đàm phán đa phương, dùng tiếng nói số đông Asean để đối đầu với thằng hàng xóm quá to khỏe.

Hay như mới nhất, có tờ báo của xứ mà cả quốc gia chỉ có 5 đầu báo, xếp Vn vào hàng thấp nhất trong hoạt động lãnh sự, cụ thể ở đây là visa.

Một vài bạn ngốc ngếch vội hiểu thành Việt nam nằm trong top bị xua đuổi, không được chào đón trên thế giới.

Visa là một trong những loại giấy thông hành phổ biến và thông dụng nhất khi công dân lưu trú tại một lãnh thổ khác. Nó có hai chiều, nhập và xuất. Các thủ tục, điều kiện để cấp visa phụ thuộc vào quan hệ song phương. Nói đơn giản, tự hai quốc gia ấy điều đình đàm phán với nhau. Chẳng liên quan gì đến giàu nghèo-sang hèn tầm thế giới.

Ví dụ cụ thể. Mỹ đã chính thức đề nghị nâng thời hiệu visa lên 5 năm. Việt-cao giá lắm-vẫn khăng khăng chỉ 1 năm, như hiện thời.

Ngược lại. Việt đã đơn phương bỏ visa cho công dân Nhật khi nhập cảnh từ cuối năm ngoái nhưng phía Nhật, kênh kiệu cho đến tháng Sáu tới đây, mới miễn visa cho chúng ta.

*** Đối tác chiến lược là quan hệ toàn diện, lâu dài, nhiều mặt của hai quốc gia. Quan hệ hợp tác là từng lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, y tế... và có thời hiệu xác định. Thông thường có giá trị 10 năm, sau đó kí lại.

Cũng có quan hệ hợp tác vụ việc, như đồng tổ chức ASIAD 2019 Việt-Lào-Miên chả hạn, quan hệ hợp tác này tự động chấm dứt sau khi tất toán hết 150t x 3nước = 970 triệu Olàlá.

3. Trên thế giới có vụ việc nào buôn tiền như vụ Bầu Kiên bị xử án không? (buôn bán tiền: ACB mang hơn 700 tỷ sang Vietinbank gửi hưởng lãi xuất chênh lệch)

Câu hỏi quá tầm hiểu biết của Beo, nên chỉ nói những gì Beo biết.

Lịch sử tài chính Mỹ, từ 2001 trở lại đây thì không có vụ buôn bán tiền tương tự nữa vì sự quản lý chặt chẽ hệ thống lãi xuất khiến cho việc buôn bán tiền mang nhiều rủi ro hơn là lợi nhuận thu được.

Rủi ro ở đây là lỗ vốn, chứ không phải tiền bị lừa hết mà thân bị tống vô tù, như VN.

Tuy nhiên, việc mua bán tiền (chủ yếu là ngoại tệ-tức là bỏ tiền vào ngân hàng nước khác) này vẫn diễn ra ở các nước châu Âu và một số nước châu Á phát triển khác.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007. Sau đó, hầu hết các quốc gia bị tác động nặng nề nhất đều thắt chặt quản lý, về nâng trần lãi xuất hay thưởng lãi xuất vượt trần, để giảm thiểu hoạt động này của càc ngân hàng. HỌ KHÔNG QUY THÀNH TỘI.

Việt nam cũng áp dụng các biện pháp tương tự, tuy nhiên thêm khoản ở tù không cảnh báo trước.

Cái khoản bonus tù ấy, Beo sẽ viết riêng.

Nguồn: Beo

CAFÉ SÁNG THỨ 7 (#28)

Café sáng thứ 7 (#28): An-nam thời mạt


1. Dịch sởi vẫn tiếp tục hoành hành, các bệnh viện đang dồn hết lực để giải quyết, cần-lao cũng xoay sở theo các bài thuốc truyền thống để phòng tránh. Nói chung, dịch bệnh không ai mong muốn, tuy nhiên đã xảy ra thì phải chấp nhận những hậu quả và thiệt hại.
Có điều cần lao vẫn nghiến răng trợn mắt vì những phát ngôn và hành động của lãnh đạo bộ Y, đặc biệt là của bà Tiến bộ trưởng. Cứ tưởng năm ngoái là năm đại hạn, sang năm nay chắc khởi sắc hơn. Ấy thế mà không phải. Mới hết quý 1 đã vài vụ phát ngôn khiến cần-lao mình thì giật thót mà chân cứ nhảy cẫng lên như dẫm phải lửa.
Sự việc có phần hơi lắng xuống thì một tờ báo của bộ Y lại đăng bài ca ngợi bà Tiến, là giỏi về chuyên môn, có tâm, có đức,... kiểu “Áo gấm đi đêm”, zời ạ! Thường bài kiểu này người ta gọi là nâng bi, nhưng chả biết với bà bộ trưởng thì người viết bài báo đó muốn nâng cái gì? Bởi vì văn phong và nội dung của bài viết cho thấy đó là một kiểu PR rẻ tiền, không xứng tầm với việc bảo vệ hay nịnh nọt một bộ trưởng.
Thêm nữa, mọi tội lỗi trong dịch sởi được đổ hết xuống đầu cần-lao. Là bởi vì cần-lao không phòng bệnh theo hướng dẫn của ngành Y, là cần lao chui hết vào bệnh viện trung ương để lây nhiễm chéo, là cần-lao thiếu sáng suốt nên bị lều báo nhồi sọ,… chung quy lại là tại cần-lao… dốt.
Ấy thế mà tại cuộc họp khẩn về vấn đề này của chính phủ, Thủ tướng phê bình cả bộ Y lẫn bà bộ trưởng, rằng lỗi không phải là do dân, bộ phải rút kinh nghiệm vì nếu làm tốt công tác tuyên truyền thì dịch sởi đâu có lớn như thế và không xảy ra mất mát lớn đến thế. Đến cả thủ tướng, còn chả bênh được thì chối tránh nhiệm vì sự điều hành yếu kém làm sao được?
Cổ nhân có câu, giấy không bọc được lửa, là thế.

2. Tại phiên họp của Thường vụ quốc hội tuần trước, ông thứ trưởng Hiển của bộ Học nói cần 34.275 tỷ đồng cho chương trình đổi mới SGK. Dĩ nhiên, đề xuất này bị quan chức quốc hội lẫn chính phủ phải đối kịch liệt. Và dĩ nhiên, mắm muối lại được thêm bớt từ các nhà giáo dục lẫn khoa học có “tên tuổi”.
Chắc để chữa cháy cho lãnh đạo, trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Thống vụ phó kiêm thường trực ban chỉ đạo chương trình SGK nói không phải thế, chi phí cho viết SGK chỉ khoảng 5.000 tỷ đồng thôi. Lập tức mắm muối lại được thêm vào, chủ yếu là sao mà đắt thế, làm thoải mái chỉ khoảng trăm tỷ.
Ngay lập tức, tối hôm sau trên ti-vi, lại là ông Hiển chém gió, nói rằng kinh phí cho viết sách chỉ có 105 tỷ thôi. Thế nhưng giấu đầu thì hở đuôi, cái mục tiêu chính là viết sách thì chỉ chiếm gần 0,3% kinh phí, hóa ra bộ Học bày ra trò này để tiêu tiền à?
Và thế là từ nước ngoài trở về, ông Luận bộ trưởng lập tức lên ti-vi khẳng định là không có con số ba mấy nghìn tỷ đó. Ông và lãnh đạo bộ Học chưa xem xét, thảo luận về kinh phí chương trình này. Lại hóa ra là ông Hiển “buột mồm nói bậy” và chánh phó bộ Học chả trao đổi lẫn chả nắm được thông tin gì khi lên quốc hội để báo cáo cả(?).
Cũng trên quốc hội cuối tuần này, bộ trưởng Luận đọc tờ trình của chính phủ xin hoãn trình dự án này. Lý do là vấn đề kinh phí của dự án chưa chuẩn bị do chỉ trình để xin chủ trương. Lãnh đạo bộ toàn giáo sư tiến sỹ có khác, kỹ năng sử dụng tu từ để đánh tráo khái niệm nhằm lấp liếp sự việc đã đến mức điêu luyện. Thưa các ngài, chủ trương này đã có từ hồi các ngài trình đề án cải cách SGK với kinh phí 70.000 tỷ lần trước và nghị quyết của Bộ chính trị về đổi mới, cải cách giáo dục An-nam rồi(!).
Nhìn vào cách hành xử vụng về, giấu đầu hở đuôi, vả vào mồm nhau bôm bốp của quan chức bộ Học thì có thể thấy thực trạng và chất lượng của nền giáo dục An-nam sẽ như thế nào. Nhà dột dĩ nhiên từ nóc.
Bởi vì, quan chức còn như thế, giáo dục được ai?

3. Liên quan đến dự án tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông đội giá thêm 339 triệu USD (từ 552 triệu USD lên 891 triệu USD), lều báo và cần-lao nhảy ngược lên khi nghe ông Thắng - Cục trưởng đường sắt chém “điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”. Sự bức xúc không phải là không có lý, bởi vì “một tý” mà ông Thắng nói chiếm gần 61.5% tổng dự toán cũ. Và dĩ nhiên, tiền chi cho sự đội giá này lại từ tiền thuế của cần-lao.
Điều mà ai cũng biết là cho dù có bức xúc thêm nữa thì cũng chỉ là sự trút giận để hạ hỏa của cần-lao. Khi mà họ bất lực nhìn những đồng tiền thuế từ công sức của họ bị chi một cách vô tội vạ. Mặc dù ông phó thủ tướng Hải đã yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chức liên quan, nhưng chắc chắn rằng mọi chuyện sẽ hòa cả làng. May ra có một vài con tốt thí để hạ hỏa cơn nóng của cần-lao thối tai khai bẹn.
Không phải là ghét Tung-Của, và cũng chả riêng gì xứ An-nam. Ở đâu có nhà thầu Tung-Của là ở đó có sự kéo giá thầu xuống thấp nhất để trúng và sau một thời gian thi công sẽ đề nghị điều chỉnh ở một mức giá cao chót vót. Nếu không chấp nhận điều chỉnh, bọn họ sẵn sàng bỏ công trình.
Thế nên rất nhiều quốc gia đã phải sử dụng hàng rào kỹ thuật để loại bỏ nhà thầu Tung-Của. Vậy mà An-nam hơn nghìn năm thuộc địa lẫn gần trăm năm lệ thuộc vẫn không rút ra được kinh nghiệm. Hoặc có thể vấn đề lợi ích nhóm (thậm chí lợi ích cá nhân) khiến nhà thầu Tung-Của tung hoành ngang dọc ở nhiều dự án tầm cỡ quốc gia. Thêm một điều nữa, những ai đã từng làm việc với nhà thầu Tung-Của đều biết, mức độ chịu chơi và chịu chi cho đối tác của họ đã nâng lên ở mức nghệ thuật. Trên cơ cả nhà thầu An-nam lẫn nhà thầu các quốc gia khác.
Có điều, sự phát ngôn kiểu nóng giận của ông Thắng có lẽ cũng là sự bức xúc. Bởi vì khi một vấn đề bắt buộc phải được thực hiện vì sự quyết tâm của một vài cá nhân hay sự quyết tâm của hệ thống chính trị thì những kẻ thực thi lìu tìu chỉ là những con tốt thí. Tỷ dụ như việc ông Thắng bị đình chỉ tạm thời chức vụ cục trưởng.
Chơi với dao có ngày đứt tay là thế.


4. Nhân vụ bạn tây lông ba-lô xỉa xói về vụ mua vé ở Hội An. Lều báo lá ngón An-nam lại có cơ hội kiếm vài lạng thịt bạc nhạc đồng loạt nhảy ngược lên tỉa tót Hội An bán vé vô lý.
Thưa các lều báo rằng, vụ thu phí này chả phải bây giờ mới có, mà đã có hơn chục năm rồi, và điều đó là đúng đắn. Có điều, trong đôi năm trở lại đây thì Hội An giở chứng chơi trò quy tất vé tham quan từ đường đến phố, từ quán đến chùa, từ mua đến ngó thành một. An-nam cần-lao ở mức 80k, ngoại-quốc cần-lao ở mức 120k.
Trả lời báo chí, ông Bay phó chủ tịch Hội An nói: “Không có vé tham quan, đừng có vào phố cổ”. Lý do vì phố cổ chính là di sản, và các công ty lữ hành không mua vé cho khách du lịch, dẫn tới chỉ thu được tiền vé của 1/3 số người tham quan Hội An.
Chả hiểu ông Bay này không biết hay cố tình đánh tráo sự việc để lấp liếm vấn đề. Bởi vì, ai cũng hiểu Hội An là di sản. Ai cũng sẵn sàng bỏ tiền mua vé vào tham quan. Thế nhưng người ta bức xúc, người ta phản đối là vì các ông gộp chung các loại vé vào như nói trên, khiến giá vé rất cao. Tiếp nữa là do giá vé cao, nên các công ty lữ hành sẽ móc ngoặc và chung chi với ban quản lý để không mua vé cho khách du lịch. Điều này dẫn đến thất thoát ngân sách (nên chỉ thu được tiền của 1/3 lượng khách như nói trên), và gây bức xúc cho khách du lịch khi người những người không mua vé vẫn được tham quan thoải mái. Bên cạnh đó là thái độ vừa hách dịch, vừa thiếu văn hóa đối với khách du lịch của “một bộ phận không nhỏ” bảo vệ phố cổ.
Cho dù ông Sự bí thư Hội An có tâm huyết và liêm khiết, nhưng quan chức dưới quyền mà quan liêu hoặc che dấu lợi ích nhóm như ông Bay thì ông Sự có ba đầu sáu tay cũng chả quản được. Thế nên, phê phán vụ này thì phải phê phán cái cơ chế và cái chính thể đẻ ra cơ chế đó. Chứ cứ nói Hội An chung chung thì oan cho dân Hội An quá.
Lỗi hệ thống chính từ những việc tưởng chừng rất nhỏ như thế.

5. Thủ tướng ký quyết định thành lập “Ngày sách Việt Nam”. Lý do là hiện nay cần-lao An-nam lười đọc, văn hóa đọc không có, trung bình mỗi cần-lao đọc có 0,8 quyển sách/năm.
Vấn đề khuyến khích đọc sách là cần thiết, bởi vì sách là một kênh cung cấp tri thức cho con người. Cần-lao An-nam dù phổ cập xóa mù qua bình dân học vụ nhưng rất lười đọc, lười tư duy. Thế nên sự thiếu hụt về tri thức dẫn đến nhận thức xã hội mông muội và tạo ra sự a dua bầy đàn lâu nay.
Thế nhưng, bản chất của vấn đề là phải tìm ra nguyên nhân tại sao cần lao lười đọc, lười tiếp cận và cập nhật tri thức để “khai dân trí”. Chứ cứ thấy không đọc thì lập một cái ngày để hô hào phát triển thì như xây cái nhà thiếu móng. Mặt khác, cứ cái gì kém lại lập ra một ngày để cổ súy tinh thần thì chả mấy chốc An-nam ngày nào cũng là kỷ niệm. Bởi vì cái hay chả có mấy, nhưng cái xấu và kém thì lại quá nhiều. Và những ngày như ngày đạo đức, ngày tự trọng, ngày liêm khiết, ngày thật thà, ngày tử tế,... có cơ hội được lập.
Vỗ tay chào mừng ngày đọc chưa dứt thì nghe nói một hội chuyên về văn chương chữ nghĩa ở cao nguyên Trung phần treo mấy cái băng rôn biểu ngữ gì đó, viết trên đó là mừng anh hùng Núp 100 tuổi, có nghĩa là ông Núp đang là người sống (mặc dù ông đã mất cách đây 15 năm).
Đến dân buôn chữ mà “đôi lúc” biên cái khẩu hiệu còn chả nên thân, thế thì lấy đâu mà đòi cần lao đọc sách. Nếu sách đã hay, chả cần hô hào cổ súy, họ cũng đọc.
Mới thấy, An-nam rẻ rúng từ chữ nghĩa.

6. Một xã hội văn minh và thượng tôn pháp luật là khi các cơ quan chức năng hành xử đúng đắn và có hiệu quả cho xã hội. Tạo tiền đề cho sự phát triển của đất nước và bảo vệ những quyền con người.
Qua bức tranh nhỏ trong tuần, mới thấy mọi thứ đều đảo ngược giá trị. Không chỉ là sự quan liêu của quan chức gây phản cảm trong xã hội, mà nó còn kéo lùi sự phát triển của đất nước, làm mất cơ hội cho con người được tiếp cận với tri thức và văn minh nhân loại.
Những sự phản cảm đó, chỉ có ở một xã hội thời mạt. Khi các giá trị đạo đức và khuôn phép của xã hội bị đảo ngược. Người ta cố tình đánh tráo khái niệm để đổ lỗi cho thằng cơ chế mà lấp liếm lỗi hệ thống từ thượng tầng cai-trị đến hạ tầng cần-lao.
Những bấu víu vào thế hệ F2, F3 thổi luồng gió mới để sửa lỗi hệ thống đang là niềm tin cuối cùng cho cả hai phía. Thế nhưng, bất hạnh là quyền lực thì đã có nhưng tài năng thì chưa thấy. Trong khi cần-lao nghiến răng trợn mắt lúc phẫn uất nhưng lại cúi đầu thở dài một cách nhẫn nhục khi canh cánh trong lòng một nỗi lo sợ của tinh thần tiểu nhược không muốn phá vỡ trật tự sau lũy tre làng.
Cờ tàn, nhưng không thể xóa đi để đánh ván mới, vì chả bên nào chíu hết được.
Nghiệp chướng của An-nam là vậy.

(@ by Baron, 2014) 
Địa chỉ Facebook và Twitter
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Được đăng bởi Bau Trinh Xuan

VỤ TIỆM VÀNG HOÀNG MAI: PHÓNG VIÊN BÁO DÂN VIỆT THIẾU TÂM VÀ TẦM

Khoai@


Đọc bài "Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô: Dấu hiệu của sự lạm quyền" được đăng trên trang điện tự Dân Việt mà buồn cho nền báo chí nước nhà. 

Bài ở link sau:
http://danviet.vn/phap-luat/vu-bat-100-do-niem-phong-ca-trieu-do-dau-hieu-cua-su-lam-quyen/20140426124852325p1c33.htm

Người đọc lấy làm ngạc nhiên về sự ngu dốt, viết bài theo cảm tính và cũng ngạc nhiên vì sự ngây ngô khi cố ý bênh vực cho hành vi vi phạm hành chính để miệt thị các lực lượng chức năng. Điều đáng nói là thái độ và đạo đức của người làm báo là rất thiếu đứng đắn.

Dưới góc độ pháp luật, người đọc cần hiểu rằng, đây là trường hợp khám xét hành chính, được áp dụng theo điều 129 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Xin trích nguyên văn:
Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Cần nói rõ là việc mua bán 1 tờ 199 USD trái phép không phải là bắt quả tang như một số báo đưa tin. Thực tế là nguồn tin và căn cứ khám xét xuất phát từ việc mua bán 1 tờ 100 USD trái phép, không quả tang. Do đó căn cứ để khám xét theo thủ tục hành chính là phù hợp. 

Trong vụ việc này, cơ quan chức năng được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cũng theo luật này, thẩm quyền xem xét, quyết định việc khám xét thuộc về chủ tịch UBND cấp quận - huyện. Luật cũng quy định, quá trình điều tra, mở rộng vụ việc, cơ quan chức năng không thể chứng minh số vàng và ngoại tệ đã bị tạm giữ có liên quan đến hành vi mua bán trái phép thì sẽ phải trả lại cho chủ tiệm vàng Hoàng Mai.

Sự cẩu thả ngu ngốc trước hết thể hiện ở tiêu đề bài viết: "Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô: Dấu hiệu của sự làm quyền". Đó đích thị là sự thiếu hiểu biết về pháp luật ngay từ khi đặt bút của phóng viên. Thực tế thì không có ai đi bắt 100 đô cả thưa ông nhà báo! Người ta chỉ bắt người vi phạm pháp luật chứ không có ai điên rồ mà đi bắt đồng tiền. Bản thân đồng tiền chỉ là vật vô tri vô giác mà thôi.

Trong bài viết của mình ông phóng viên đã đại ngôn kết luận việc niêm phong số tài sản đó là sự lạm quyền mà không hề dẫn chứng nổi một điều luật hay văn bản luật nào khả dĩ. Mù về luật nên ông chỉ biết so sánh cảm tính 1 triệu đô với 1 trăm đô để diễn tả sự vô lý trong tác nghiệp của cơ quan chức năng. Ông viết: "Đành rằng hành vi của chủ tiệm vàng Hoàng Mai là vi phạm quy định về kinh doanh ngoại tệ hiện hành. Nhưng cái cách thực thi pháp luật của cơ quan chức năng khiến dư luận thấy những dấu hiệu bất thường khi giá trị vi phạm chỉ 100 USD mà giá trị bị niêm phong gấp cả trăm nghìn lần". 

Xin thưa với ông phóng viên rằng, người ta làm theo luật cả đấy. Chỉ lấy một ví dụ thế này, nếu có căn cứ nghi ngờ ông viết một bài báo chống phá chính quyền, xúc phạm đến danh dự phẩm giá con người cụ thể nào đó, thì người ta không chỉ thu một bài báo của ông đâu, mà người ta còn có thể niêm phong và thu giữ rất nhiều bài báo khác nếu có dấu hiệu liên quan cùng toàn bộ những phương tiện hành nghề của ông nữa đấy.


Ông phóng viên Võ Đức Phúc viết rằng: "Những người thực thi pháp luật đã 'tiện tay' niêm phong 559 lượng vàng, 14.000 USD cùng với nhiều thứ khác. Theo quy đổi, giá trị bị niêm phong lên tới gần 1 triệu USD" là không đúng. Không có chuyện "tiện tay" ở đây. Các lực lượng chức năng tiến hành theo quy định của pháp luật. Ông viết như thế là có ý đồ xấu, hòng mô tả cách làm việc của các lực lượng chức năng là tùy tiện. Như thế là ác ý, và rất không nên làm vì đạo đức nhà báo đòi hỏi ông cần phải trung thực và thiện tâm.

Trong bài viết của mình, ông phóng viên thiếu tâm và tầm đã thể hiện sự hằn học với lực lượng chức năng, nhất là lực lượng công an bằng cách đặt vấn đề và mở rộng sự suy đoán của mình như: "Bình thường, khi doanh nghiệp không có dấu hiệu gì sai phạm thì lực lượng công an kinh tế không có lý do gì để "rình rập" trước cửa một doanh nghiệp đang kinh doanh để rồi xông vào bắt quả tang chủ tiệm đang đổi 100 USD cho khách, làm như thể anh "quá hay trong nghiệp vụ" vậy". và "Nếu không phải rình rập như cú rình mồi thì dư luận người dân cũng có quyền hoài nghi có hay không việc anh gài bẫy người ta để "thực thi nhiệm vụ", điều đó là trái với lương tâm và đạo đức của nhiệm vụ anh đang mang trên mình như một sứ mệnh mà xã hội gửi gắm cho anh". 

Vâng, bất kể ai sau khi đọc bài này cũng đều có thể ngay lập tức đoán biết ông phóng viên Võ Đức Phúc kia đang nghĩ gì về ngành công an. Ông dùng những từ mà lẽ ra một nhà báo không được làm. Bằng cách ví von kiểu mất dạy như du côn đầu đường xó chợ để mô tả cách làm việc của công an như "cú rình mồi" và coi thường nhân cách phẩm giá của lực lượng này.

Xin hỏi ông Võ Đức Phức rằng, tại sao trong lúc chứ hiểu đầu cua tai nheo vụ việc gia sao, mà ông lại dám định danh việc tác nghiệp theo trình tự của pháp luật là một "trò bẩn"? 

Thời gian qua, đã có những phản ứng dữ dội của dư luận về đạo đức lương tâm nhà báo. Đã có những nhà báo vì đồng tiền bẩn thỉu mà đánh mất mình; đã có những nhà báo vì bảo kê cho tội phạm mà bất chấp nguyên tắc nghề nghiệp và cũng đã có những nhà báo do cái tâm thiếu trong sáng đã phải trả giá trước pháp luật. Người viết entry này đang tự hỏi, liệu ông Võ Đức Phúc của báo Dân Việt là nhà báo thuộc thể loại gì?

ĐƯA "NGƯỜI CHỐNG ĐỐI" RA THĂM TRƯỜNG SA

Đưa 'người chống đối' ra thăm Trường Sa

Ông Đức "đầu bạc" trong chuyến tham quan địa đạo Củ Chi, một ngày trước khi lên tàu đi thăm quần đảo Trường Sa. Ảnh: ETC Nguyễn Trường

TP - Trong hành trình ra thăm quần đảo Trường Sa của đoàn kiều bào lần thứ ba (từ 18/4 đến 27/4/2014), số lượng kiều bào Mỹ đông hơn và đặc biệt hơn khi có sự xuất hiện của một số người đã từng là phần tử chống đối khét tiếng.

Vừa đặt chân tới Việt Nam, khi được hỏi cảm xúc của mình, ông Nguyễn Ngọc Lập, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH cho biết, ông luôn khao khát được một lần đặt chân tới Trường Sa, mảnh đất thiêng liêng của Tổ quốc. Ông nói: “Tôi yêu Việt Nam, sao tôi không dám bày tỏ lòng yêu nước của mình”.

Người “chống Cộng” khét tiếng một thời

Sinh năm 1951 tại Hà Nội và theo gia đình di cư vào Nam năm 1954, đây là lần đầu tiên sau đúng 60 năm ông Nguyễn Ngọc Lập được trở lại thăm nơi mình sinh ra và cũng là lần đầu tiên ông được trở lại TP Hồ Chí Minh sau hơn 21 năm di cư sang Mỹ.

Vốn là cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH, lại bị thương ở đầu, ngực, nên Nguyễn Ngọc Lập được hưởng chế độ lương hưu sau khi sang Mỹ và tất nhiên, ông đã quay lưng lại Nhà nước Việt Nam.

Chỉ mấy năm trước đây, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCH Nguyễn Ngọc Lập vẫn là một nhân vật cực đoan khét tiếng ở khu Little Saigon, California. Ông cho biết, ông từng làm thơ và đọc thơ “chống Cộng”, từng cầm đầu 150 người biểu tình “chống Cộng”. 

Sau chuyến gặp gỡ với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn hai năm trước đây tại Mỹ, ông đã có sự chuyển biến lớn. Ông nói: “Tôi đã hết sức khâm phục khi một người ở bên thắng cuộc và có địa vị cao như ông Nguyễn Thanh Sơn lại muốn gặp gỡ tôi, một kẻ vô danh tiểu tốt, hay nói đúng hơn là kẻ bại trận”.

Không những thế, tại cuộc gặp gỡ đó, ông Sơn còn tặng cho ông Lập một chiếc cà vạt được làm từ lụa tơ tằm Hà Đông. Cảm phục trước tấm lòng của ông Nguyễn Thanh Sơn, sau đó, ông Lập đã bán đấu giá chiếc cà vạt được 10 triệu đồng, một nửa số tiền ông dùng để tặng cho một thương binh đồng đội cũ và một nửa dành tặng cho một thương binh của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Ông Lập nói: “Là người dân Việt Nam, tôi nghĩ rằng, có nhiều cách để bày tỏ lòng yêu nước của mình. Tôi nghĩ đã đến lúc thôi đối đầu mà cùng nhau đối thoại. Yêu nước là phải cùng nhau làm giàu cho đất nước, chẳng hạn như kêu gọi Việt kiều mua hàng Việt Nam xuất sang Mỹ, tìm cách giúp cho các doanh nhân Việt thâm nhập vào thị trường Mỹ bớt gặp khó khăn hơn....”

Sở dĩ, lần này ông “dám” trở về Việt Nam bởi lời động viên của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn: “Chúng tôi chẳng cần anh thôi "chống Cộng", anh cứ về mà thăm quê hương, thăm gia đình và sửa sang lại bia mộ…” 

Quả thật, kể từ ngày bố mẹ vợ ông Lập mất cách đây 21 năm tại Gò Vấp, ông và vợ chưa một lần về thắp nhang cho bố mẹ. Dù vẫn gửi tiền về cho anh em họ hàng ở Việt Nam xây mộ và nhờ họ thắp nhang giùm, nhưng với ông Lập: “Lần đầu tiên được thắp nhang cho bố mẹ vợ, tôi thấy cảm động vô cùng. Nó hơn vạn lần so với nén nhang điện tử”.

Được đặt chân tới Trường Sa, ông Lập cho biết: “Tôi không bao giờ nghĩ được rằng có một ngày mình được đặt chân lên mảnh đất thiêng liêng này của Tổ quốc. Tôi nghĩ rằng, người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu đều hướng về đất nước và sẵn sàng chung tay góp công sức để bảo vệ Tổ quốc nếu có bất cứ quân xâm lược nào đụng tới Việt Nam”.

“Có bị chửi rủa, tôi vẫn đi”

David Nguyễn, tên Việt Nam là Nguyễn Trọng Đức, hay được gọi là Đức "đầu bạc", sinh 1954 tại Nam Định. Năm 1970, ông Đức được qua Pháp học kỹ sư điện, rồi năm 1972 chuyển sang sống tại Mỹ.

Ông Đức đã có nhiều năm làm việc cho tổ hợp luật sư ở Houston, bang Texas và tham gia vào các hoạt động của cộng đồng người Việt tại bang Texas. Có thể nói, ông Đức "đầu bạc" cũng đã từng là phần tử chống đối quyết liệt.

Trong chuyến thăm cộng đồng người Việt tại Mỹ cách đây hai năm, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn đã công khai mời gọi sự đối thoại với những người được cho là vẫn chống đối Nhà nước Việt Nam. Phần đông trong số họ không muốn đối thoại. Trong khi đó, ông Đức "đầu bạc" lại cho rằng, đối thoại là con đường phù hợp với xu hướng hiện nay. 

Vì thế, ông trở thành trưởng phái đoàn người Việt tại Mỹ tham dự cuộc tiếp xúc đầu tiên của một vị quan chức cấp cao của Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, dù biết rằng sau đó sẽ bị vu cho là thân Cộng sản.

Sau chuyến gặp gỡ đó, ông Đức bị phản ứng khá nhiều, nhất là báo chí chống đối tại hải ngoại. Ông Đức kể lại: “Họ chửi rủa tôi qua email, hoặc thư nặc danh, mạng xã hội. Thậm chí có cả biểu tình phản đối cá nhân tôi, nhưng chỉ là thiểu số”.

Khi được hỏi, sau chuyến ra thăm Trường Sa này, liệu ông có lo sợ không, ông Đức cho biết, ban đầu khi biết ông có ý định đi Trường Sa, vợ ông đã không ủng hộ vì sợ bị gây ồn ào, ảnh hưởng tới gia đình. 

Trước quyết tâm của ông, vợ cũng hiểu và thông cảm. Ông nói: “ Có thể sau chuyến đi này, họ sẽ tiếp tục phản đối tôi, nhưng tôi quá quen rồi. Tôi chuẩn bị tâm thế: Coi là chuyện bình thường”.

Dù hai năm trở lại đây, cộng đồng người Việt tại Mỹ đã có nhiều biến chuyển với sự trở về của một số đại diện cơ quan truyền thông người Việt tại Mỹ, nhưng bản thân ông Đức "đầu bạc" vẫn muốn tự mình được mắt thấy tai nghe và kể lại cho bà con người Việt tại Mỹ những gì ông đã chứng kiến trong chuyến đi này.

Tính đến nay, ông Đức "đầu bạc" đã có nhiều dịp trở về Việt Nam. Ông khoe, ông đã được đi nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, đã từng là thành viên trong đoàn kiều bào tiêu biểu về dự Đại lễ 1.000 năm Thăng Long- Hà Nội năm 2010, nhưng được ra thăm quần đảo Trường Sa để lại cho ông nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Người lận đận vì "Tiếng quê hương"

Có thể nói, bà Phùng Tuệ Châu là người đàn bà khá ghê gớm trong cộng đồng người Mỹ tại hải ngoại. Vốn là luật sư dưới thời Việt Nam Cộng hòa, nên bà thường nắm rất rõ luật pháp Hoa Kỳ và trước những người chống đối cực đoan, bà luôn đưa ra những lý lẽ khiến đối phương phải nể sợ. 

Khi sang Mỹ định cư từ năm 1989, bà không tham dự vào phong trào của những người chống Cộng cực đoan, nên bị coi là Cộng sản.

Bà Phùng Tuệ Châu

Tôi ấn tượng với bà Phùng Tuệ Châu khi xem đoạn băng trên PhốBolsa TV năm 2009, thấy bà đứng giữa phố, dùng micro chĩa vào đoàn người biểu tình: “Đả đảo những kẻ biểu tình các nhà báo Việt ngữ về Việt Nam, đả đảo Nguyễn Xuân Nghĩa (luật sư, người cầm đầu phong trào biểu tình- NV)” khi họ phản đối việc một số đại diện cơ quan báo chí Việt ngữ tại California được mời về Việt Nam.

Cũng chính vì mong muốn góp phần nhỏ bé của mình cho tương lai Việt Nam, bà Châu đã thành lập và duy trì một đài phát thanh Việt ngữ nhằm mang đến cho cộng đồng người Việt tại Mỹ những tin tức về một nước Việt Nam đang đổi mới. Tuy nhiên, sự tồn tại của đài phát thanh này đầy chông gai. Ban đầu, bà thuê sóng của một đài phát thanh địa phương và giờ phát sóng khá oái oăm, từ 4- 6 giờ sáng.

Nhưng, đài phát thanh “Việt Nam quê hương” của bà cũng tạo được tiếng vang trong cộng đồng. Khoảng ba năm sau, một kẻ tự xưng là "Thủ tướng" đã trả tiền cao hơn để thuê sóng phát thanh của bà. Ông ta ngỡ rằng, mua được sóng thì coi như chiếm được đài phát thanh. Bà Châu nói: “Thật nực cười”. Bà và cộng sự lại tiếp tục thuê sóng để làm chương trình.

Sau đó, bà Phùng Tuệ Châu được sư thầy Thích Pháp Châu cho mượn chùa làm nơi làm việc. Nhóm người “chống Cộng” lại kéo đến biểu tình trước cửa chùa, khiến các Phật tử và sư thầy đi ra đi vào cũng phải khiếp sợ.

Dịp lễ Phật đản sắp tới gần, mà họ chẳng chịu rút lui. Dù rất ủng hộ, nhưng sư thầy chẳng còn cách nào, bèn tế nhị đề nghị bà dọn “đài phát thanh” ra khỏi chùa.

“Tôi nghĩ đã đến lúc thôi đối đầu mà cùng nhau đối thoại. Yêu nước là phải cùng nhau làm giàu cho đất nước…”

Nguyễn Ngọc Lập, cựu thiếu úy thủy quân lục chiến của quân đội VNCHKhoảng năm 2005, bà Phùng Tuệ Châu và một số người bạn cùng chí hướng như ông Đinh Viết Tứ lập chương trình phát thanh "Tiếng quê hương" trên Internet và trụ sở làm việc là nhà riêng của bà. Dù thời lượng không nhiều, bà và các cộng sự cố gắng duy trì chương trình một tháng/ lần, trừ những lúc có sự kiện đặc biệt thì một tháng/ 2 lần.Bà Châu chia sẻ: “ Nhờ dọn về nhà riêng, nên chương trình của tôi được yên ổn, bởi lẽ theo luật Mỹ, không được phép biểu tình ở khu dân cư”.

Không làm gì được “Tiếng quê hương”, những người cực đoan lại âm thầm chống phá bà đằng sau lưng. Vợ chồng bà đi ăn ở nhà hàng nào, họ cũng tới đề nghị chủ nhà hàng không được cho vợ chồng bà vào, nếu không họ sẽ tẩy chay nhà hàng…

Gần đây, sức khỏe của bà bị giảm sút nhiều sau đợt tai biến, có những lúc chương trình phải tạm nghỉ. "Tiếng quê hương" giờ đã "lên đời" nhờ sự phát triển của Internet vì nó đã được ghi âm, ghi hình và được đưa lên Youtube, nhà ai có mạng Internet cũng có thể xem được.

Lần đầu tiên được ra thăm Trường Sa, bà Phùng Tuệ Châu vô cùng hồi hộp. Bà nói: “Tôi ao ước từ lâu lắm rồi. Dù sức khỏe không được tốt lắm, nhưng tôi sẽ cố gắng hết sức mình”.

Bà Phùng Tuệ Châu cũng cho biết, bà dự định làm chương trình "Tiếng quê hương" ngay trên đảo Trường Sa nếu phương tiện kỹ thuật và sức khỏe cho phép.

Nguồn: Tiền Phong

VỤ CƯỠNG CHẾ ĐẤT Ở DƯƠNG NỘI – TẠM GIỮ NGƯỜI LÀ ĐÚNG PHÁP LUẬT

Sáng 22/4, UBND quận Hà Đông (Hà Nội) phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiến hành cưỡng chế thu hồi đất đối với 17 hộ dân (diện tích 3800,4 m2) không chấp hành nhận tiền, bàn giao mặt bằng dự án đất dịch vụ phường Dương Nội, quận Hà Đông. Buổi tổ chức cưỡng chế này được thực hiện theo văn bản số 1915/UBND – TNMT ngày 13/3/2014 của UBND thành phố Hà Nội về công tác giải phóng mặt bằng dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất dịch vụ phường Dương Nội, quận Hà Đông và các quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với các hộ do không chấp hành việc nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao đất cho Nhà nước thực hiện đầu tư xây dựng dự án. Qua công tác kiểm tra của thanh tra Chính phủ cho thấy, các cấp, các ngành của quận Hà Đông đã thực hiện đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định, không vấp phải những sai sót như các lần giải phóng mặt bằng trước.

Trong quá trình cưỡng chế cũng như giải phóng mặt bằng, có một số đối tượng quá khích (chủ yếu là người có khu đất bị cưỡng chế hoặc người thân của họ) đã cản trở quyết liệt, có nhiều hành vi chống đối lực lượng chức năng gây mất an ninh trật tự. Khi tổ công tác công bố quyết định cưỡng chế, yêu cầu những người không liên quan ra khỏi khu vực cưỡng chế thì các đối tượng Nguyễn Thị Toàn, Nguyễn Thị Ngân và Bùi Thị Hòa (đều là người thân của một hộ dân trong diện cưỡng chế) đã xông vào khu vực được bảo vệ, rồi lăng mạ, cầm túi đựng phân ném vào lực lượng làm nhiệm vụ. Sau khi có những hành vi trên, Nguyễn Thị Ngân còn cắn vào tay anh Phạm Văn Tuyến – cán bộ tổ trật tự công cộng phường Dương Nội. 

Cũng trong ngày 22-4, khi chính quyền địa phương tiến hành cưỡng chế giải phóng mặt bằng tại khu đất dịch vụ xứ Đồng Rừng, thuộc địa bàn phường Dương Nội, đối tượng Nguyễn Thị Thanh - là người có đất vườn, chuồng lợn trong diện cưỡng chế, đã xông vào ném phân vào 3 thành viên tổ bảo vệ dân phố phường Dương Nội. Những đối tượng này đều có tuổi đời cũng không phải là nhỏ nhưng lại có hành động như những thanh thiếu niên thiếu hiểu biết
Cơ quan công an đã đưa những người liên quan về trụ sở để điều tra, phân loại và lập hồ sơ xử lý. Ngày 23-4, Công an quận Hà Đông, thành phố Hà Nội cho biết đang tạm giữ Nguyễn Thị Toàn (SN 1955), Nguyễn Thị Ngân (SN 1968), Bùi Thị Hòa (SN 1967) và Nguyễn Thị Thanh (SN 1962, cùng trú tại phường Dương Nội, quận Hà Đông) để điều tra, xử lý về hành vi Gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ.

Theo Khoản 1 Điều 245 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về Tội gây rối trật tự công cộng: “Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.

Theo Khoản 1 Điều 257 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về Tội chống người thi hành công vụ: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm” .

Như vậy, có thể thấy các đối tượng trên đã vi phạm quá rõ ràng hai tội danh nêu trên, đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Vì vậy, hoạt động tạm giữ các đối tượng chống đối này để điều tra, xử lý là hoàn toàn đúng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, do bị các đối tượng xấu, thù địch với chính quyền đã xuyên tạc, kích động một số người dân Dương Nội khiếu kiện, biểu tình đòi thả tự do cho các đối tượng nêu trên. Những hành động này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều tra, xử lý các đối tượng. Người dân Dương Nội hãy yên tâm, tin tưởng, nếu họ không có tội thì sẽ được trả tự do ngay lập tức, nếu họ thực sự có tội thì phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật để đem lại công bằng cho xã hội.