Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

VỤ TIỆM VÀNG HOÀNG MAI: PHÓNG VIÊN BÁO DÂN VIỆT THIẾU TÂM VÀ TẦM

Khoai@


Đọc bài "Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô: Dấu hiệu của sự lạm quyền" được đăng trên trang điện tự Dân Việt mà buồn cho nền báo chí nước nhà. 

Bài ở link sau:
http://danviet.vn/phap-luat/vu-bat-100-do-niem-phong-ca-trieu-do-dau-hieu-cua-su-lam-quyen/20140426124852325p1c33.htm

Người đọc lấy làm ngạc nhiên về sự ngu dốt, viết bài theo cảm tính và cũng ngạc nhiên vì sự ngây ngô khi cố ý bênh vực cho hành vi vi phạm hành chính để miệt thị các lực lượng chức năng. Điều đáng nói là thái độ và đạo đức của người làm báo là rất thiếu đứng đắn.

Dưới góc độ pháp luật, người đọc cần hiểu rằng, đây là trường hợp khám xét hành chính, được áp dụng theo điều 129 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Xin trích nguyên văn:
Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho người chủ nơi bị khám 01 bản.
Cần nói rõ là việc mua bán 1 tờ 199 USD trái phép không phải là bắt quả tang như một số báo đưa tin. Thực tế là nguồn tin và căn cứ khám xét xuất phát từ việc mua bán 1 tờ 100 USD trái phép, không quả tang. Do đó căn cứ để khám xét theo thủ tục hành chính là phù hợp. 

Trong vụ việc này, cơ quan chức năng được phép tiến hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cũng theo luật này, thẩm quyền xem xét, quyết định việc khám xét thuộc về chủ tịch UBND cấp quận - huyện. Luật cũng quy định, quá trình điều tra, mở rộng vụ việc, cơ quan chức năng không thể chứng minh số vàng và ngoại tệ đã bị tạm giữ có liên quan đến hành vi mua bán trái phép thì sẽ phải trả lại cho chủ tiệm vàng Hoàng Mai.

Sự cẩu thả ngu ngốc trước hết thể hiện ở tiêu đề bài viết: "Vụ bắt 100 đô, niêm phong cả triệu đô: Dấu hiệu của sự làm quyền". Đó đích thị là sự thiếu hiểu biết về pháp luật ngay từ khi đặt bút của phóng viên. Thực tế thì không có ai đi bắt 100 đô cả thưa ông nhà báo! Người ta chỉ bắt người vi phạm pháp luật chứ không có ai điên rồ mà đi bắt đồng tiền. Bản thân đồng tiền chỉ là vật vô tri vô giác mà thôi.

Trong bài viết của mình ông phóng viên đã đại ngôn kết luận việc niêm phong số tài sản đó là sự lạm quyền mà không hề dẫn chứng nổi một điều luật hay văn bản luật nào khả dĩ. Mù về luật nên ông chỉ biết so sánh cảm tính 1 triệu đô với 1 trăm đô để diễn tả sự vô lý trong tác nghiệp của cơ quan chức năng. Ông viết: "Đành rằng hành vi của chủ tiệm vàng Hoàng Mai là vi phạm quy định về kinh doanh ngoại tệ hiện hành. Nhưng cái cách thực thi pháp luật của cơ quan chức năng khiến dư luận thấy những dấu hiệu bất thường khi giá trị vi phạm chỉ 100 USD mà giá trị bị niêm phong gấp cả trăm nghìn lần". 

Xin thưa với ông phóng viên rằng, người ta làm theo luật cả đấy. Chỉ lấy một ví dụ thế này, nếu có căn cứ nghi ngờ ông viết một bài báo chống phá chính quyền, xúc phạm đến danh dự phẩm giá con người cụ thể nào đó, thì người ta không chỉ thu một bài báo của ông đâu, mà người ta còn có thể niêm phong và thu giữ rất nhiều bài báo khác nếu có dấu hiệu liên quan cùng toàn bộ những phương tiện hành nghề của ông nữa đấy.


Ông phóng viên Võ Đức Phúc viết rằng: "Những người thực thi pháp luật đã 'tiện tay' niêm phong 559 lượng vàng, 14.000 USD cùng với nhiều thứ khác. Theo quy đổi, giá trị bị niêm phong lên tới gần 1 triệu USD" là không đúng. Không có chuyện "tiện tay" ở đây. Các lực lượng chức năng tiến hành theo quy định của pháp luật. Ông viết như thế là có ý đồ xấu, hòng mô tả cách làm việc của các lực lượng chức năng là tùy tiện. Như thế là ác ý, và rất không nên làm vì đạo đức nhà báo đòi hỏi ông cần phải trung thực và thiện tâm.

Trong bài viết của mình, ông phóng viên thiếu tâm và tầm đã thể hiện sự hằn học với lực lượng chức năng, nhất là lực lượng công an bằng cách đặt vấn đề và mở rộng sự suy đoán của mình như: "Bình thường, khi doanh nghiệp không có dấu hiệu gì sai phạm thì lực lượng công an kinh tế không có lý do gì để "rình rập" trước cửa một doanh nghiệp đang kinh doanh để rồi xông vào bắt quả tang chủ tiệm đang đổi 100 USD cho khách, làm như thể anh "quá hay trong nghiệp vụ" vậy". và "Nếu không phải rình rập như cú rình mồi thì dư luận người dân cũng có quyền hoài nghi có hay không việc anh gài bẫy người ta để "thực thi nhiệm vụ", điều đó là trái với lương tâm và đạo đức của nhiệm vụ anh đang mang trên mình như một sứ mệnh mà xã hội gửi gắm cho anh". 

Vâng, bất kể ai sau khi đọc bài này cũng đều có thể ngay lập tức đoán biết ông phóng viên Võ Đức Phúc kia đang nghĩ gì về ngành công an. Ông dùng những từ mà lẽ ra một nhà báo không được làm. Bằng cách ví von kiểu mất dạy như du côn đầu đường xó chợ để mô tả cách làm việc của công an như "cú rình mồi" và coi thường nhân cách phẩm giá của lực lượng này.

Xin hỏi ông Võ Đức Phức rằng, tại sao trong lúc chứ hiểu đầu cua tai nheo vụ việc gia sao, mà ông lại dám định danh việc tác nghiệp theo trình tự của pháp luật là một "trò bẩn"? 

Thời gian qua, đã có những phản ứng dữ dội của dư luận về đạo đức lương tâm nhà báo. Đã có những nhà báo vì đồng tiền bẩn thỉu mà đánh mất mình; đã có những nhà báo vì bảo kê cho tội phạm mà bất chấp nguyên tắc nghề nghiệp và cũng đã có những nhà báo do cái tâm thiếu trong sáng đã phải trả giá trước pháp luật. Người viết entry này đang tự hỏi, liệu ông Võ Đức Phúc của báo Dân Việt là nhà báo thuộc thể loại gì?

1 nhận xét:

  1. cái bọn báo chí, chỉ giỏi bảo kê với tống tiền tống tình là giỏi

    Trả lờiXóa