Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

KHI LỪA CƯỜI & DỊCH LƯỜI XIN LỖI.

Được đăng bởi phot_phet

Đây là bài biên của anh Mykoyan Sergai aka Mỳ Có Gián Xơ Gai gởi qua hòm thư điện tử. Nay bốt lên.

Anh chào bọn con bò.

Hồi nãy, lúc từ trong phòng mổ bước ra thì một con điều dưỡng gốc bín bần nông bước vào. Mặc dù lối vào khá rộng nhưng con mẹ nó, chẳng hiểu mắt mũi để đâu mà chiếc giày cao gót của nó đạp lên chân anh, đau điếng.

Thấy anh nhăn nhó, con bín bần nông toác mõm ra cười rồi tiếp tục đi!

Có lẽ người Việt là người hay cười nhất thế giới. Ở Nhật, ngoài đường phố, người ta thường cắm cúi bước hay dí tai vào chiếc điện thoại di động. Ở Trung Quốc, vừa đi họ vừa khạc nhổ hoặc nhai nhồm nhoàm một thứ đồ ăn gì đó còn ở Việt Nam thì người ta cười (nếu cái mõm không bị khẩu trang bịt kín).

Trong đời sống, lại càng dễ thấy vai trò của nụ cười và tiếng cười. Ở đâu có người Việt là ở đó có tiếng cười, kể cả trên giảng đường hay các cuộc hội nghị quan trọng. Trong nhà, trong quán ăn hoặc ngoài đường phố thì… khỏi nói!

Có thể nói, cười là một loại hình ngôn ngữ thân thể (body language) đặc biệt của người Việt. Gặp bạn bè thân quen, dân Mỹ, Pháp, Ý... luôn luôn "hello", "hi" "ciao" hoặc "bonjour", còn người Việt chỉ cần nhoẻn miệng ra cười. Thay vì nói "cám ơn", người Việt nhoẻn miệng ra cười, hoặc phải nói "xin lỗi", người Việt cũng cứ con mẹ nó nhoẻn miệng ra cười.

Bạn bè anh, mấy thằng bác sĩ người Pháp, người Singapore, thỉnh thoảng lại nhờ anh "phiên dịch" giùm ý nghĩa nụ cười của người Việt. Chẳng hạn như bác sĩ Chen, khi phát hiện một điều dưỡng vứt mẩu giấy ra sân bệnh viện thì thay vì khiển trách, nó chỉ gọi cậu điều dưỡng ấy đứng lại, rồi khuyên cậu ta nhặt mẩu giấy lên, cho vào thùng rác.

Nói xong, nó chờ đợi một sự nhìn nhận. Nhưng địt con mẹ nó, cậu điều dưỡng… cười!

Với người Việt chúng ta - trong những trường hợp như trên - có thể "đọc” được dễ dàng lời xin lỗi ẩn sau nụ cười ấy. Tuy nhiên, người ngoại quốc - dù gần gũi với người Việt đến mấy, cũng thấy ngỡ ngàng.

Nhưng dù hiểu đúng hay sai, phải thừa nhận rằng người Việt sử dụng nụ cười và tiếng cười thật hào phóng!

Có điều - từ một khía cạnh khác - anh lại nghĩ trong văn hoá giao tiếp, người Việt nói chung - không biết cười.

Bọn con bò ngạc nhiên ư?

Thì đây, cứ tự mình kiểm tra đi. Ra phường xin giấy tờ, có bao giờ bọn con bò gặp một nụ cười không? Đi nộp thuế, nhân viên cục thuế có ai cười với bọn con bò không? Vào bệnh viện, có bác sĩ, y tá nào cười trước khi hỏi bệnh không?

Không phải chỉ những nơi có quyền lực mới thiếu vắng nụ cười. Cứ thử bước vào siêu thị hay nhà sách mà xem, có nhân viên nào cười chào bọn con bò không?

Sau này, khi kinh tế thị trường phát triển, những người bán hàng giảm bớt thứ văn hoá hợp tác xã ngày xưa, tương đối lịch sự hơn. Nhưng lịch sự không có nghĩa là phải cười.

Bước vào tiệm ăn hay quán café do người nước ngoài làm chủ, bọn con bò hãy quan sát và so sánh cách chào khách của họ. Ở các tiệm này, bọn con bò sẽ bắt gặp, hầu như thường xuyên, một nụ cười. Còn các tiệm của người Việt Nam: Những gương mặt lạnh tanh.

Làm sao có thể giải thích hiện tượng nghịch lý: Một mặt, người Việt cười một cách dễ dàng, thậm chí thừa thãi. Mặt khác, lại tiết kiệm nụ cười đến độ có thể nói là cục cằn, thô lỗ?

Viết đến đây, thì con bín bần nông điều dưỡng gọi anh: "Thầy qua coi dùm bệnh nhân vừa mổ túi mật, ổng kêu đau quá".

Nói xong, con bín bần nông cười. Con mẹ nó, anh cũng phải phì cười.

Quay lại chuyện xin lỗi, hình như với người Việt, xin lỗi là cái gì đó ghê gớm lắm. Mỗi lần phải xin lỗi lại cảm thấy như bị mất cái gì rất lớn lao nên ít người thích mở miệng dù phạm lỗi hai năm rõ mười. 

Với người phương Tây, xin lỗi là chuyện rất tự nhiên vì họ đã quen như thế. Nhưng sống một thời gian trong môi trường của Ta thì Tây cũng phải bắt chước vì nếu không, họ sẽ bị coi là bất bình thường.

Thằng bác sĩ người Pháp bạn thân anh là thằng Bombardi chẳng hạn, sau gần 3 năm ở Việt Nam, nó học được đủ kiểu chửi thề. Anh nhắc nó thì nó nhe răng ra cười: “Địt mẹ, em không chửi trước thì đứa khác cũng đụ má mình thôi”.

Nó kể: Ba tháng sau ngày sang Việt Nam, một bữa nó đi xe đạp, không may đụng phải một con bé chân dài ở trước cửa một quán bar trên đường Bùi Viện. Nó sorry rối rít thì người đẹp bản xứ nổi cơn tam bành “Tây đéo gì mà đi ngu thế”. Nó vội vàng “Xin em tha lỗi” - “Lỗi cái mẹ gì, đền cái quần giá hai triệu cho bà đây”. Thấy một bọn mặt xanh nanh vàng vây quanh, sợ bị đòn hội đồng, Bombardi đành nghiến răng móc túi.

Rút kinh nghiệm, lần sau đi chợ Bến Thành, không may nó va phải một tay đầu gấu. Biết mình có lỗi nhưng Bombardi quắc mắt “Địt cụ mày! Đi đứng kiểu mẹ gì thế”. Biết thằng Tây nói rành tiếng Ta này chẳng phải loại vừa, gã anh chị kia chuồn thẳng.

Từ đó suy ra ở Viết Nam không cần xin lỗi. Cứ văng tục, chửi thề, dọa phủ đầu đối phương thì dễ thoát nạn. Lịch sự có khi bị ăn đòn hay mất tiền. Có lỗi nhưng thấy đứa nào vạch lỗi của mình ra thì cứ thoi thẳng cánh là xong…

Anh đi phản xạ Páp con mẹ gì Lốp đây. Mai biên tiếp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét