Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

XUNG QUANH VIỆC ĐẠI DIỆN "HỘI NGƯỜI UIGHUR" YÊU CẦU LHQ ĐIỀU TRA VIỆT NAM LIÊN QUAN VỤ VIỆC TẠI CỬA KHẨU BẮC PHONG SINH

Theo Wikipedia "Tị nạn là một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ bởi một quyền lực ở chốn cư ngụ. Người tỵ nạn là người thực hiện hành động tỵ nạn (tránh nạn) đó." Theo khái niệm này, chính sách giành cho những người tị nạn chính trị mà các quốc gia theo đuổi và tiến hành nhằm mục đích nhân đạo, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của một bộ phận người vì những lí do này, lí do khác đang chịu những đày ải từ chính quốc gia mà họ từng là một thành viên. Và thông thường, lí do để một bộ phận người chạy trốn và xin tị nạn ở một nước thứ hai xuất phát từ chính sự hà khắc và phân biệt trong triển khai và thực hiện một số chính sách về kinh tế, chính trị, xã hội; sự thiệt thòi và bất bình đẳng khiến họ luôn muốn nuôi nung nấu, hiện thực hóa ý thức tranh đấu đảm bảo sự bình quyền và bình đẳng và một khi thất bại thì hậu quả họ lãnh chịu là không nhỏ; tuy nhiên, đây không phải là lí do cuối cùng và duy nhất cho cái gọi là tị nạn chính trị bởi có một số thành phần người do bất đồng về quyền lợi xưa cũ hay có các hoạt động phản kháng vi phạm pháp luật; họ buộc phải trốn chạy khỏi những chế tài xử lý từ Pháp luật Nhà nước, thậm chí có một số người xin tị nạn vì lí do kinh tế. Hai bộ phận này buộc phải chứng minh được với những nước sở tại mình là nạn nhân của chính chế độ và xã hội trong nước. 

Ông Dilshat Rashit: Không nên quy kết việc 16 người TQ nhập cảnh trái phép vào Viêt Nam vừa qua là tị nạn về chính trị. 

Cho đến nay, Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn do Liên Hợp Quốc khởi thảo được hầu hết các nước trên thế giới ghi nhận và tham gia. Khu vực Đông Nam á có Việt Nam và Thái Lan chưa phải là thành viên của Công ước này và Việt Nam đang trong quá trình xem xét và gia nhập khi thích hợp. Tuy nhiên, dù chưa tham gia nhưng là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, quyền con người và những giá trị đi kèm vẫn được phía Việt Nam tôn trọng và thực thi, ngay cả là những tên tội phạm...Trên thực tế, trên bình diện song và đa phương, Việt Nam đã ký kết và tham gia rất nhiều Công ước, hiệp ước liên quan đến nội dung này; việc xem xét, thực hiện các nội dung đã ký kết và tham gia được Việt Nam thực thi một cách nghiêm túc và bình quyền. Bên cạnh việc thực thi nghiêm túc và hiệu quả một số nội dung được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn (dù chưa tham gia), do đã ký kết, thỏa thuận với các quốc gia láng giềng trong khuôn khổ song phương, nhất là trên các lĩnh vực đảm bảo an ninh trật tự vùng biên giới, hợp tác kinh tế vùng biên giới...nên Việt Nam còn phải thực hiện thêm một nghĩa vụ đi kèm. Cho nên, việc xem xét và giải quyết tị nạn chính trị còn phải cân nhắc có ảnh hưởng, mâu thuẫn gì so với những quy chế, hiệp định đã ký kết và thực thi. Thỏa mãn và hài hòa giữa hai yếu tố nói trên là điều mà Việt Nam cần thực hiện trong bối cảnh đang bước đầu đi sâu vào hội nhập quốc tế.
Sau vụ việc tại Đồn Biên phòng cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Quảng Ninh, Việt Nam), có nhiều giả thiết cho rằng, 16 người có ý định nhập cảnh trái phép vào Việt Nam là những người đang có ý định tị nạn về chính trị. "Họ có thể là nạn nhân của chính sách phân biệt trong lòng TQ" (Người Uighur). Việc những cán bộ Biên phòng Việt Nam khống chế và nhanh chóng trao trả những người này cho Cảnh sát địa phương TQ là một động thái đi ngược lại với Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn? Đại diện của tổ chức "Hội Người Uighur Thế giới kêu gọi Liên Hiệp Quốc điều tra Việt Nam về vụ đổ máu ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh, tỉnh Quảng Ninh".Nghĩa là tổ chức này đã cho rằng, Việt Nam vì những lí do khác nhau đối với phía TQ đã vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Người Tị nạn?

Việt Nam và TQ là hai quốc gia láng giềng và có mối quan hệ truyền thống. Dù trong quá khứ và hiện tại hai bên đã, đang và sẽ có những xung đột nhất định, nhất là trên phương diện chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông. Song, với sự cố gắng của hai bên thì việc phân định cắm mốc biên giới trên bộ đã được hoàn thành. Đây cũng là điều kiện cốt yếu và quan trọng để hai bên có những hiệp định liên quan đến vùng biên, tạo điều kiện cho việc phối hợp, hợp tác kinh tế, xã hội hai bên biên giới. Trên thực tế, cửa khẩu hai bên biên giới Việt Nam - TQ là đầu mối kinh tế sầm uất và quan trọng của cả hai bên. Do vậy, việc phối hợp đảm bảo an ninh trật tự hay việc xử lý một số xung đột, mâu thuẫn trong các hoạt động được cả hai bên quan tâm, trong đó, việc xâm lấn, di dịch cư tự do, trái phép được Bộ đội Biên phòng - cơ quan chủ quản quản lý và bảo vệ biên giới là một trong những nhiệm vụ lớn.

Sau khi phát hiện thấy dấu hiệu nhập cảnh trái phép của 16 người từ phía TQ, Việt Nam đã nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục cần thiết để xác định rõ ràng mục đích và ý đồ nhập cảnh của những người này. Công việc này được phía Bộ đội Biên phòng Việt Nam thực hiện cẩn trọng và nghiêm túc; từ sáng sớm (4h20' cho đến qua 11h30' việc xem xét, tiến hành các thủ tục vẫn chưa được hoàn thành). Đây được cho là nguyên nhân chính gây nên sự việc đau lòng vừa qua: "Khi đã hoàn chỉnh thủ tục hồ sơ thì bạn [công an Trung Quốc] sang tiếp nhận để chuẩn bị ký vào hồ sơ thì bất ngờ vùng dậy, có hành động cướp súng của chiến sỹ biên phòng làm nhiệm vụ và đập vỡ ghế lấy chân để chống đối lại lực lượng công vụ và chúng đã cướp được một súng của biên phòng và dùng súng đó bắn lại lực lượng chức năng tại cửa khẩu."

Cho nên, sẽ là vu khống nếu người đại diện của Hội Người Uighur thế giới cho rằng: "Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Liên Hiệp Quốc hành động của chính quyền Việt Nam, vốn làm chết người Uighur, xem liệu họ có vi phạm Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn hay không." Bởi, phía Việt Nam đã rất kỹ càng và cẩn thận khi tiến hành các thủ tục liên quan, nhất là làm rõ mục đích xuất cảnh và việc làm rõ những con người này có nhập cảnh vì lí do tị nạn hay không cũng được quan tâm để tiến hành các thủ tục tiếp theo. Tuy nhiên, thực tế thì không ai trong 16 người TQ nói trên nói rõ mục đích nhập cảnh vì lí do tị nạn như người đại diện của Hội Người Uighur thế giới. Họ chỉ khai báo mục đích nhập cảnh vào Việt Nam vì lí do kinh tế và họ cũng cho biết "một trong những lý do người Uighur chọn qua Việt Nam là vì họ không cần hộ chiếu mà vẫn có thể qua lại biên giới" (BBC tiếng Trung Quốc). Hay nói cách khác, ngay từ đầu họ đã thể hiện họ không phải là đối tượng được Công ước Liên Hiệp quốc về Người Tị nạn bảo hộ và đảm bảo. Vì vậy, phía Việt Nam cũng không có trách nhiệm xem xét và làm rõ điều này. Và thông thường, với những đối tượng xuất cảnh trái phép qua biên giới, căn cứ vào những Hiệp định đã được hai bên kí kết nên sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết thì Bộ đội Biên phòng cần nhanh chóng bàn giao cho phía TQ.

Việc bàn giao đã được thông báo vào chiều hôm cùng ngày, nhưng với sự manh động và liều lĩnh từ một số người trong nhóm 16 người này đã gây nên cái chết thương tâm cho 02 chiến sỹ Biên phòng và một số kẻ trong họ. Nên chăng, xem những kẻ liều lĩnh vừa qua là những kẻ máu lạnh, đáng trừng trị./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét