Lời dẫn: Vốn dị ứng với thứ thơ dơ, thơ rác của mấy ông Mở miệng nên Google.tienlang đã cố ý không muốn nói về nó, dù là đôi lời phê phán. Thế nhưng, thật lạ là cũng có quá nhiều ầm ĩ xung quanh vụ này khiến chúng tôi không thể ngó lơ. Thế nhưng, hãy điểm qua những gương mặt tác giả và những trang web/blog đang ồn ào bênh vực cho Nhã Thuyên thì sẽ biết ngay sự thật vụ việc này thế nào. Vâng, đó là những “chiến sĩ rận trủ” Quang Lập, Xuân Nguyên… và những trang web đen BBC, RFA, Xuân Diện, Bô Xít…Vâng, bạn đọc đáng kính của Google.tienlang có một Kết luận chính xác: “Bất cứ ai, bất cứ thứ gì được mấy ông BBC, RFA… tung hô thì đích thị đều là những người, những thứ bỏ đi, không ra gì"- Đó là một chân lý khỏi cần chứng minh!”
*********
NHỮNG ỒN ÀO QUANH VỤ LUẬN VĂN “VỊ TRÍ KẺ BÊN LỀ…” CỦA NHÃ THUYÊN
Những ồn ào xung quanh luận văn tai tiếng “Vị trí kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên) và hành xử của nhà chức trách với tác giả luận văn đã làm nóng dư luận, thậm chí bắt đầu có những phản ứng mang tính tập thể như kiến nghị của các nhà giáo, nhà nghiên cứu, nhà văn… trong và ngoài nước. Phản biện những hiện tượng chính trị - xã hội là chuyện bình thường và theo nghĩa tích cực thì đấy là dấu hiệu tốt của đời sống dân chủ. Tuy nhiên, vấn đề Nhã Thuyên xem ra đã bị đẩy đến mức cực đoan, vượt ra ngoài những vấn đề học thuật, trở thành vấn đề chính trị.
Tôi đã bình tĩnh ngồi xem lại toàn bộ luận văn, những tài liệu liên quan và thấy cần có chính kiến của người không chuyên về khoa học văn chương, những người hưởng thụ văn chương (mà số này rất đông), các nhà văn vẫn gọi là đọc giả. Sở dĩ tôi có quyết định như vậy vì rằng, đa phần các bài viết đều đứng ở tư cách của người sáng tác (chủ thể văn chương) hoặc là người quản lý các hoạt động văn chương (chủ thể quản lý), thiếu tiếng nói của người đọc, người hưởng thụ văn chương (khách thể văn chương).
Đọc toàn bộ luận văn của Nhã Thuyên và một số sản phẩm “xuất bản” của nhóm “Mở miệng” tôi thấy có mấy vấn đề thế này:
Thứ nhất, tôi đồng ý với PGS.TS Phan Trọng Thưởng: “đây là một luận văn “chính trị đội lốt văn chương” với rất nhiều quan điểm chính trị và học thuật sai trái, mang tính chất kích động, đả phá chế độ, xúc phạm chủ tịch Hồ Chí Minh”Vì rằng:
Nhã Thuyên đã cực đoan khi dựa vào tư liệu khảo sát là những sản phẩm “thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa, giễu nhại (từ dùng của nhóm "Mở miệng)…” đầy rẫy ngôn từ tục tĩu, bẩn thỉu, lợm mửa… với một mớ hổ lốn về nội dung, về thi pháp…. làm người đọc xấu hổ khi phải đọc nó, thành thứ tư tưởng chính trị mà theo cô ấy nói “là sự phản kháng” chế độ, rồi đi đến kết luận: “chủ đề giải thiêng hình tượng Hồ Chí Minh, chống lại sự thống trị dai dẳng của tư tưởng Hồ Chí Minh, phê phán chế độ cộng sản, bình luận và giễu nhại về Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa. Thơ bất đồng chính kiến đã tỏ rõ thái độ trực diện trong quan hệ với quyền lực của thể chế, với nhu cầu phá hủy quyền lực đó. Cộng sản được hiểu như một biểu tượng của sự khống chế tư tưởng và do đó nó thành mục đích nhắm vào của thơ ca trong cuộc tấn công vào ý thức hệ chính thống này”.
Bằng chứng là, toàn bộ luận văn được viết theo lối suy đoán, suy diễn chủ quan từ luận điểm, luận cứ, luận chứng. Nhã Thuyên bỏ ra ngót hai chục trang luận văn chỉ để diễn từ nào là “trường quy hóa, ngoại vi, trung tâm, dòng ngầm, dòng chính, phi chính thống, chính thống, phản văn hóa, văn hóa, giải mã, thấu hiểu, giải thiêng…” để áp đặt một mớ nhận thức tự cô “sáng tác” ra làm cơ sở lý luận cho mình, cho luận văn và lấy đó làm chuẩn đánh giá. Rồi suốt những phần còn lại Nhã Thuyên chẳng cần bằng chứng, cứ đưa ra hết nhận xét này, nhận định nọ, luận điểm kia. Cách làm luận văn như vậy là phi khoa học vì rằng Luận văn thạc sỹ là một sản phẩm khoa học. Mà sản phẩm khoa học chỉ được khảo sát từ thực tiễn, thực nghiệm để rút ra luận điểm, kết luận khoa học. Hầu hết những luận điểm mà Nhã Thuyên đưa ra đều không có chứng minh mà chỉsuy luận chủ quan. Những dẫn chứng ít ỏi có được thì lại được thu thập từ vài sản phẩm tự phát hành không chính thống, không mang tính phổ biến, thứ thơ chuyền tay, vài bản và chỉ vài người cùng hội cùng thuyền. Những đọc giả như chúng tôi không hề biết chúng tồn tại.
Nhân đây, xin nói luôn với mấy vị GS đáng kính Ngô Bảo Châu, Hồ Tú Bảo, Trần Văn Thọ, Cao Huy Thuần đã có thư gửi cho Hiệu trưởng ĐHSP và cả ngót trăm vị kí cọt vào bản phản đối và yêu cầu Hiệu trưởng nhà trường hủy bỏ quyết định thu hồi bằng thạc sỹ của Nhã Thuyên rằng, các vị cũng chỉ là lý thuyết quan liêu khi cho luận văn ấy là một sản phẩm khoa học. Khoa học theo các vị là chỉ cần đúng trình tự làm đề tài khoa học có đề tài được duyệt, có người hướng dẫn, có hội đồng thẩm định được lập, có quy trình đánh giá đúng quy định thôi sao? Tôi thì tôi cho rằng, cái đúng quy trình ấy chỉ mới là hình thức, còn cái khoa học là thứ phải có giá trị cho con người, cho xã hội mới là khoa học đích thực. Thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa không làm nên đạo đức, cái đẹp cho con người nên ca tụng nó nhất quyết không phải là khoa học. Tôi tin rằng nếu đọc luận văn, các vị sẽ hối tiếc (tôi dám chắc đa số các vị chưa đọc thơ của nhóm "Mở miệng"). Vì rằng, Nhã Thuyên (và cả người hướng dẫn khoa học) đã khái quát những cái thối tha, bẩn thỉu, tắc tị trong thơ nhóm “Mở miệng” thành đỉnh cao văn hóa, văn nghệ Việt Nam; Suy diễn những thứ đó thành trào lưu tư tưởng chính trị. Đấy có là khoa học? Tôi thì lại cho rằng, cái được coi là khoa học khi nó mang lại tiến bộ và có ích cho con người, cho xã hội.
Bằng chứng là, đọc hầu hết các sản phẩm cái gọi là thơ của nhóm “Mở miệng” tôi chả thấy trong đó có những tuyên ngôn mang tính chính trị mà chỉ rặt một thứ tắc tị, lộn xộn, lạo xạo, dung tục…Trong lúc đó, sau khi nghiên cứu Nhã Thuyên và giáo viên hướng dẫn, hội đồng chấm luận văn đã nhất trí chung một đánh giá: Tất cả những cái khác Mở Miệng là vứt đi. Chỉ trò chơi thơ, nghịch thơ, thơ rác, thơ dơ của nhóm Mở Miệng mới là Mới, sẽ là Trung tâm Mới của nền văn học nước nhà!
Nếu Nhã Thuyên - Đỗ Thị Thoan coi thơ rác, thơ dơ, thơ nghĩa địa của nhóm Mở Miệng là một thực thể, một đối tượng cần nghiên cứu thì đó là việc của Nhã Thuyên. Cô ấy cứ nghiên cứu, cứ ca tụng và chia sẻ trên trang cá nhân của mình ấy. Nhưng, một khi cô ấy biến nó thành luận văn, để quảng bá nó, truyền bá trong môi trường nhà trường sư phạm thì cô ấy đã cưỡng chế chúng tôi và những sinh viên trường ĐHSP nhất thiết phải coi cái tục, cái nhảm nhí của Mở Miệng là trung tâm của văn học tương lai nước nhà rồi. Cái đó là phản mỹ học và văn học lành mạnh rồi. Là coi khinh người đọc rồi. Đừng bắt chúng tôi phải "tham khảo" những công trình khoa học loại đó. Càng không được đưa những thứ đó vào nhà trường.
Vấn đề mà chúng tôi kiên quyết tẩy chay với Nhã Thuyên và luận văn của cô ấy là: cô ấy đã nâng tầm thơ dơ, thơ rác, thơ nghĩa địa lên ở tầm tư tưởng phản kháng, lật đổ, phế bỏ nền văn hóa, chính trị hiện tại. Đấy chỉ là một âm mưu, âm mưu đẩy vấn đề dơ bẩn thành “vụ án văn chương” kiểu “nhân văn giai phẩm” để những kẻ có cái tâm tối “té nước theo mưa” gây rối chính trị. Vậy chẳng phải “đội lốt chính trị” là gì.
Thứ hai, cũng như bất kỳ một hình thái ý thức nào khác văn chương nghệ thuật có tác dụng tích cực trở lại đối với toàn bộ đời sống xã hội. Nhưng văn chương lại là một hình thái ý thức xã hội đặc thù vì vậy nó tác động tới xã hội theo phương thức riêng của mình, mà không một hình thái ý thức nào có thể thay thế được đấy là bồi dưỡng đạo đức con người thông qua chức năng thẩm mỹ.
Con người, trong hoạt động thực tiễn của mình, bao giờ cũng sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp. Không chỉ nghệ thuật mà bất kỳ hoạt động thực tiễn vật chất nào của con người cũng đều có ý nghĩa thẩm mĩ. Tuy vậy, phải nhận rằng cái đẹp trong nghệ thuật là tập trung nhất, là mãnh liệt nhất, là biểu hiện cao nhất của quan hệ thẩm mĩ của con người đối với hiện thực. Trong đời sống tinh thần của con người thì nghệ thuật đảm đương trọng trách biểu hiện và truyền thụ cái đẹp. Những hình thái ý thức khác của xã hội như triết học, khoa học, … đều có chức năng nhận thức và giáo dục của nó. Nhưng chỉ có trong nghệ thuật, chức năng thẩm mĩ mới được đặt ra một cách gắt gao hơn.
Chức năng thẩm mĩ của văn chương bộc lộ ở chỗ: làm thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát triển năng lực, thị hiếu thẩm mĩ của con người. Cũng tức là, nghệ thuật làm thỏa mãn nhu cầu về lí tưởng, ước mơ, sự hoàn thiện hoàn mĩ của con người trước thế giới.
Tôi chẳng tìm thấy trong thơ của nhóm “Mở miệng” những nội dung bồi dưỡng cái đẹp cho tâm hồn con người nào cả mà chỉ rặt một thứ nhơ bẩn, tục tĩu, bế tắc… Xin dẫn ra đây một ít “sản phẩm” thơ của nhóm “Mở miệng” (một ít thôi vì sợ làm xấu hổ người tử tế):
Lý Đợi viết (nguyên văn, những chỗ gạch "/" là xuống dòng): "Tôi ngịch thơ/ jã chàng ngịch cát/ con lít ngịch những thứ khác... hay "Xaùo choän chong ngaøy".
Bùi Chát: "vô địch/ một con...tầm thường, nó giữ./ theo cách cha ông dạy bảo vệ, nâng niu- không gì sai sót nó gồng mình chịu trận dù muốn một phát huy xứng đáng cho... tính mình thề trinh tiết đến cùng, tuy gái gú theo bởi phẩm hạnh./ mỗi ngày nó soi gương, quấn vải quanh... [thật] nhiều lần nhằm sở hữu/.../ tương lai được chuẩn bị từng cái... bỏ đi như những dòng sông nhỏ nó đâu biết [bọn] cha ông ngỏm từ khi nó lọt lòng nửa đời không ai đụng, nó không chạm ai vẫn còn/.../ nguyên si & đen đúa để yên ủi mỗi khi về già./ nó lén lút chuyển con... ra sau rồi... (thut thit)".
Phan Bá Thọ viết: "một bé gái 70 năm kinh nghiệm lạng lách trong những hẻm tối/ một tên già chịu chơi & nát bét nhiều thứ, cùng rượu/ họ đấy, biết tôi là ai 80%/ tôi, không phải thúy hằng thúy hạnh rilke hay rimbaud/ chắc, không phải đàn ông / đàn bà & đàng điếm/ không đồng [ tiền / hiện / tính ]… (ôi, cái phẩm chất của những con người hoàn thiện & tự sướng)/ thú thực tôi, một con bò bị cột chặt trong căn nhà hoang/ với nhiều tiện nghi/ thân lỗ chỗ những vết cắn lỗ cắm/ mỗi ngày, tôi nhai hết một màu xanh cọng cỏ & mười xác chết/ nuốt sạch 30 ký điện mà vẫn còn thèm".
Khúc Duy viết: “Xuyên làn da/ tôi hỗn độn chảy sâu/ rừng lông dựng đứng mỏ rận”
Trần Nguyễn Anh viết: “đà khóc đã khóc đách khóc đái khóc đám khóc…”
- “â ă ă â ă â…
0’54”, 0’15, 0’09” ”
Những cái đó được Nhã Thuyên coi là “hấp dẫn cộng đồng nghệ thuật và giới trí thức trong/ ngoài nước, như biểu hiện của nỗ lực trên hai phương diện của nghệ sĩ: đổi mới nghệ thuật và đòi hỏi tự do ngôn luận" (Luận văn, tr.4) là thế đấy.
Còn đây là văn phong trong luận văn của Nhã Thuyên: “Việc Nguyễn Huy Thiệp nhét cứt vào miệng kẻ sĩ Bắc Hà để hạ bệ thần tượng hoàn toàn khác việc Mở Miệng đưa chuyện cứt đái ra nói công khai như những kẻ mua vui nhàn rỗi cho quần chúng bằng thơ tiếu lâm. Nguyễn kết thúc thời kỳ anh hùng bằng việc trộn lẫn hư cấu và lịch sử, nhưng vẫn kỳ vọng vào sự thay đổi và “quyền được nói sự thật”, và cuộc chiến đấu của Nguyễn vẫn là cuộc chiến đấu với một ý thức hệ bao trùm. Các nhà thơ “phản kháng” trong bối cảnh hậu đổi mới như Nguyễn Quốc Chánh, Trần Tiến Dũng, Phan Bá Thọ, Mở Miệng, hay nhiều nhà thơ khác xuất bản trên Tiền Vệ hay Damau, thể hiện sự phản kháng bằng nhận thức rộng rãi hơn về bối cảnh. Họ văng tục và nói về cứt đái nhưng muốn lật đổ hơn là xây dựng. Họ không thể gây hấn chỉ bằng cách nỗ lực nói sự thật, vì niềm tin vào sự thật cũng không còn”. (Luận văn - trang 31)
...
“nếu Jesus không hỏi: trong các người ai chưa từng Đụ thì hãy ném vào chị ta?! (Sự hổ thẹn của họ đã cứu Magdalena khỏi trận mưa đá). Sao không có sự hổ thẹn nào để trả lại công bằng cho Lồn, Cặc, & Đụ? Khi nhắm mắt lại (đưa tâm về với thân), tôi thấy chúng là tinh tú, những vật linh, có năng lượng của xúc cảm hùng vĩ & hoạt tính thần bí. Lồn là vọng âm của trống, của chuông & của ký ức nguyên thủy [...] Và khi tôi phát âm “Lồn”, tôi nghe rõ tiếng vọng của nó rền vang từ mộ chí lịch sử, từ trong cái từ bi bát ngát của Bụt & từ trong cái bất an kỳ cùng của ký ức. Mười năm qua, tôi bị 3 lần bồ đá, bị một lần vợ sang ngang & tôi buộc phải trở thành một kẻ chỉ Đụ cát. Không biết bao nhiêu lần tôi nằm sấp trên cát, mắt lim dim dịu dàng nhìn mặt trời mọc. Nhìn một hồi tôi thấy có sự chuyển dịch từ đỏ sang đen. Nó không còn là một quầng sáng đỏ lấp lánh, nó biến thành một lỗ đen lung linh & ám ảnh. Máu trong người tôi bắt đầu tăng tốc & lượng hồng cầu ưu tú nhất hối hả dồn xuống đan điền. Cặc tôi ấm và cứng. Cặc tôi rưng rưng. Cặc tôi mừng húm. Tay tôi bấu xuống cát, bụng tôi áp xuống cát, miệng tôi há hốc vì cát & mông tôi xoay”(Luận văn - trang 67).
Đấy là những cống hiến nhằm hoàn thiện cái đẹp cho con người của nhóm “Mở miệng” và công trình khoa học của Nhã Thuyên Chăng?
Xin mở ngoặc thêm, Hội đồng chấm luận văn đã cho điểm 10/10; Còn chuyện cô giáo hướng dẫn PGS,TS Nguyễn Thị Bình nghỉ hưu (đối chiếu với luật lao động) là đã quá tuổi quy định hưu của Nhà nước rồi, nghĩa là có sự ưu ái rồi, không phải như người ta kích động rằng đấy là sự "trừng phạt".
Nguồn Mõ Làng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét