Giấy Không Gói Được Lửa
Tác Giả : Amari Tx. Bài Đăng Trên Tạp Chí Nhân Quyền Việt Nam Tháng 4- 2014
Hiến pháp năm 2013 khẳng định lấy phát triển kinh tế làm tiền đề phát triển xã hội và con người.
Hiến pháp năm 2013 đã chính thức có hiệu lực được hơn 2 tháng. Đây là bản Hiến pháp có rất nhiều quy định mới, nhiều chương, mục, điều, khoản đã có những sửa đổi, bổ sung, phát triển rất căn bản so với Hiến pháp năm 1992. Đảng, Nhà nước Việt Nam cũng đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung Hiến pháp năm 2013 đến toàn thể nhân dân bằng nhiều hình thức, nhất là trên các phương tiện truyền thông. Qua kênh VTV4, VOV5, báo in được đưa sang từ Việt Nam và nhất là qua internet, bản thân tôi cũng như nhiều người Việt Nam đang định cư tại Hoa Kỳ ngày càng vỡ ra nhiều điều, càng tâm đắc với những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, an ninh, đặc biệt là vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân. trên thế giới đánh giá rất cao văn kiện quan trọng này của dân tộc Việt Nam, nhân dân Việt Nam một cách khách quan thì một số tờ báo thiếu thiện chí ở nước ngoài chuyên nghề chọc gậy bánh xe lại đi làm cái việc rất thiếu đạo đức là xuyên tạc Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam theo chiều hướng không tích cực, không đúng. Trước đó, khi Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đưa Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 ra xin ý kiến toàn dân thì họ tiếm danh nhân dân, tiếm danh chuyên gia, tiếm danh lòng yêu nước, lợi dụng diễn đàn tập trung mũi nhọn vào đòi xóa bỏ Điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Sau khi Hiến pháp được thông qua, vẫn lại chiêu bài, thủ đoạn cũ rích, họ “xoáy” vào nội dung “quyền con người”. Một số cơ quan truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại mà truyền thống là cóp nhặt thông tin kiểu “thầy bói xem voi”, vu vạ người khác tung ra những bài viết, bài phỏng vấn bóp méo, xuyên tạc nội dung Hiến pháp năm 2013. Một số kẻ trong nước được các tổ chức thù địch với Việt Nam hà hơi tiếp sức cả về tinh thần lẫn tiền bạc đã không ngần ngại từ bỏ lương tri cam tâm làm tiền đồn chống phá đất nước, lợi dụng quyền tự do ngôn luận nói năng văng mạng rằng, Hiến pháp chỉ “bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước, không bảo vệ quyền công dân, quyền con người”!? Có người nói rằng, họ rất thất vọng về nội dung của Hiến pháp rồi trích dẫn kiểu rất thiếu căn cứ khoa học như thế này: “Theo đánh giá của nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế thì đó là một sự thụt lùi hoàn toàn về dân chủ so với Hiến pháp năm 1946 cách đây đã gần một thế kỷ. Chính điều này sẽ biến tất cả những quy định khác về tự do và nhân quyền của người dân Việt Nam ghi trong Hiến pháp và các bộ luật khác trở thành giả hiệu…” rồi “cũng vì trao cho Đảng Cộng sản quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lại chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, phải chăng bản Hiến pháp lần này vẫn là một văn bản hiến pháp “của”, “do” và “vì” Đảng Cộng sản Việt Nam hơn là “của”, “do” và “vì” nhân dân Việt Nam”… Các “nhà dân chủ” này còn nói rằng: “Trong các chương quy định về quyền tự do và quyền con người, nghe có vẻ kêu, nhưng lại chốt đuôi một 1. Trong khi hầu hết dư luận trong nước cũng như dư luận tiến bộ “thòng lọng” khiến tiếp nối tình trạng lạm dụng và vô hiệu hóa các quyền đó.
Chúng ta phải khẳng định rằng, đây chỉ là kiểu “lấy giấy gói lửa”, “lấy thúng úp voi” của các “nhà dân chủ” và quan thầy của họ. Ngày nay, thông tin đa chiều, có người nói xuôi, có người nói ngược cũng là bình thường, các ý kiến này, kia ở mọi đất nước không có gì lạ. Sau khi Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 được thông qua đã minh chứng mọi góp ý trên tinh thần xây dựng, có căn cứ khoa học, có cơ sở thực tiễn và pháp lý đều đã được Ban soạn thảo nghiêm túc tiếp thu. Vì vậy tôi khuyên các “nhà dân chủ”, nói phải có sách, mách phải có chứng, nói có lý, có tình, nói ai cũng phải tâm phục, khẩu phục chứ đừng “chém gió” ào ào trên mạng một cách vô tội vạ. Chỉ cần có cái tâm trong sáng thì các “nhà dân chủ” cũng như quan thầy của họ đã có thể thấy được rằng, ngay từ Lời nói đầu, Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định: “Thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kế thừa Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992, Nhân dân Việt Nam xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Như vậy, Đảng, Nhà nước Việt Nam suốt hơn 80 năm lãnh đạo xây dựng đất nước, luôn thống nhất một quan điểm: Hiến pháp đồng thời vừa bảo vệ nhân dân Việt Nam vừa bảo vệ Nhà nước CHXHCN Việt Nam – một Nhà nước luôn phấn đấu vì nhân dân, vì dân tộc. Hiến pháp là đạo luật gốc trong hệ thống pháp luật của một quốc gia. Vì thế, chỉ cần sửa đổi, bổ sung hoặc loại bỏ một quy định, thậm chí chỉnh sửa một từ, cụm từ trong Hiến pháp cũng đã tác động mạnh mẽ đến các quy định của hệ thống pháp luật, chi phối hàng loạt vấn đề trọng đại của quốc gia. Một người bình thường không tiểu nhân kiểu thừa đục nước thả câu, nếu làm phép so sánh đều có thể thấy sự thay đổi rất lớn, có sự phát triển vượt bậc của Hiến pháp năm 2013 so với các bản Hiến pháp trước đây. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định mạnh mẽ: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Hiến pháp mới đã bổ sung đầy đủ các hình thức nhân dân sử dụng quyền lực nhà nước không chỉ bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân như trước đây mà còn bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, bằng quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu dân ý. Đặc biệt, việc hiến định quyền con người trong Hiến pháp 2013 là sự tiếp nối logich và tạo nền tảng pháp lý cao nhất để bảo đảm quyền con người được hiện thực hóa đầy đủ trong thực tiễn như là nội dung, mục tiêu và động lực mới cho sự phát triển.
Bản thân tôi thấy rằng, Hiến pháp năm 2013 đã thể chế hóa đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về đề cao chủ quyền nhân dân, phát huy dân chủ XHCN và đảm bảo tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Đây là quan điểm nền tảng xuyên suốt nội dung của Hiến pháp sửa đổi, chỉ rõ nguồn gốc, bản chất, mục đích, sức mạnh của quyền lực nhà nước là ở nhân dân, thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước. Hiến pháp tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Vai trò đó do lịch sử giao phó, nhân dân thừa nhận. Đồng thời Hiến pháp làm rõ hơn và sâu sắc hơn bản chất tiên phong, bản chất nhân dân của Đảng và bổ sung một yêu cầu rất quan trọng của nhân dân đó là “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bao gồm tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội và các cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo và người Việt Nam định cư ở nước ngoài là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân. Trong số 5 bản Hiến pháp của nước Việt Nam kể từ khi giành được độc lập thì Hiến pháp năm 2013 là bản Hiến pháp đầu tiên ghi nhận: “Cộng đồng người Việt Nam ở nức ngoài là một bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam”… Những tư duy chính trị pháp lý mới này, xuất phát từ nhận thức sâu sắc nguyên lý tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Sức mạnh của nhà nước dựa trên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là quy luật, là giá trị quý báu để tiếp tục đưa đất nước Việt Nam phát Những quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân tại Chương II, từ Điều 14 đến Điều 49 là một trong những điểm sáng của Hiến pháp. Không chỉ riêng ở Chương II, mà nhiều điều, khoản khác của Hiến pháp cũng trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến vấn đề này. Bản thân tôi dù không phải là chuyên gia về luật pháp nhưng cũng nhận thấy, chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 2013 có 3 điểm mới so với các bản Hiến pháp trước đây. Một là, đưa chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân từ Chương V lên thành Chương II, ngay sau Chương về Chế độ chính trị. Hai là, các quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được tập hợp một cách đầy đủ và toàn diện. Ba là, Hiến pháp năm 2013 một mặt ghi nhận và phát triển quyền công dân, đồng thời ghi nhận, bảo đảm và tôn trọng quyền con người; phân biệt rõ ràng, đầy đủ, cụ thể giữa quyền con người và quyền công dân. Các “nhà dân chủ” nếu đã nghiên cứu thấu đáo luật nhân quyền quốc tế cũng như Hiến pháp của các nước, hẳn sẽ thấy, Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã sử dụng từ “mọi người” và từ “không ai” khi thể hiện quyền con người và dùng từ “công dân” khi quy định về quyền công dân, rất tương thích với luật pháp quốc tế về Với việc chế định quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân ngay ở Chương II, Hiến pháp 2013 đã kế thừa Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp của nhiều nước trên thế giới, thể hiện quan điểm đề cao nhân tố con người của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đề cao chủ quyền Nhân dân, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lập hiến, thông qua quyền lập hiến của mình, Nhân dân giao quyền cho lập pháp, hành pháp, tư pháp và các thiết chế độc lập khác. Cũng như Hiến pháp của hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới, theo tinh thần của luật nhân quyền quốc tế, Hiến pháp năm 2013 đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Như vậy rõ ràng Hiến pháp đã khẳng định, từ nay không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết nói trên do luật định. Phủ nhận điều 14 Hiến pháp là các “nhà dân chủ” đang cố tình tuyệt đối hóa quyền con người mà lờ đi quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà bất cứ một Nhà nước nào cũng phải chế định để đảm bảo cho sự phát triển chung của cả cộng đồng. Các “nhà dân chủ” không hiểu hay cố tình không hiểu quy định tại khoản 2, Điều 29 Tuyên ngôn Thế giới về quyền con người: “Trong khi thực hiện các quyền và quyền tự do cho cá nhân, mọi người chỉ phải tuân thủ những hạn chế do luật định nhằm mục đích duy nhất là bảo đảm việc thừa nhận và tôn trọng đối với các quyền và quyền tự do của những người khác và đáp ứng được những đòi hỏi chính đáng về đạo đức, trật tự công cộng và phúc lợi chung trong một xã hội dân chủ”, chưa kể đến các nguyên tắc giới hạn quyền theo quy định ở 2 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị; về kinh tế, xã hội và văn hóa. Là một người con sống xa Tổ quốc, bản thân tôi rất mãn nguyện và tự hào bởi Hiến pháp mới của Việt Nam, đáp ứng được ước vọng của nhân dân Việt Nam. Gạt bỏ những gì là lỗi thời, cản trở, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã xác định phấn đấu cho độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân là mục tiêu cao nhất. Thử hỏi có quyền con người nào cao hơn thế? Bởi vậy, bản thân tôi tin tưởng chắc chắn rằng, Hiến pháp năm 2013 phúc đáp được đòi hỏi của thực tiễn và tạo hành lang pháp lý vững chắc cho sự phát triển của nước Việt Phủ nhận giá trị của Hiến pháp 2013 chỉ là hành động của những kẻ “lấy giấy gói lửa” mà thôi ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét