Khoai@
Vậy là Tháng Tư này đã có những niềm vui khi Việt Kiều được nhà nước tổ chức cho ra thăm Trường Sa. Có thể nói, đó là một nỗ lực rất lớn của nhà nước trong việc thực hiện chủ trương hòa hợp, hòa giải dan tộc.
Tất cả trên một còn tàu cùng hướng về Trường Sa. Đã có 199 đại biểu, trong đó có 70 Việt kiều cùng 2 thân nhân của tử sĩ quân đội VNCH (thiếu tá Ngụy Văn Thà và thiếu tá Nguyễn Thành Trí - những người đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974) ra thăm Trường Sa từ ngày 18.4.
Đối với Việt Kiều, đây là chuyến đi lịch sử. Tất cả đều chung một niềm vui, chung sự cảm nhận về sự đẹp đẽ của biển đảo quê hương cũng như sự quan tâm của nhà nước, của nhân dân đối với Trường Sa. Và nó xóa tan những ý nghĩ mà mọi người thường được những người chống cộng ở nước ngoài rêu rao.
1. Luật sư David Nguyễn - Trưởng ban vận động và tổ chức bầu cử hội đồng đại diện cộng đồng người Việt quốc gia Houston và vùng phụ cận:
Tôi muốn xem có giả dối nào không… nhưng ngược lại hoàn toàn.
Trong quá khứ, tôi rất cực đoan với Nhà nước. Tôi muốn đến Trường Sa vì lý do duy nhất: Coi Nhà nước này có giấu giếm gì không vì tôi nghe rất nhiều rằng biển Đông biến động, không có an ninh, rằng Nhà nước Việt Nam đã dâng biển, đảo cho nước ngoài. Tôi nhất quyết phải về để tận mắt nghe, thấy. Chuyến đi 10 ngày để tìm coi có một vết tích nào giả dối hay không, quả thật là không hề có mà ngược lại còn tuyệt vời hơn những gì tôi ước định trong đầu. Đến Trường Sa, tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ các công trình kiến trúc rất vững chắc cho đến cuộc sống vui tươi của quân dân trên đảo… Với tất cả chiến sĩ mà tôi đã gặp, họ có một ý chí sắt đá vô cùng với tinh thần tất cả cho Tổ quốc. Tôi nói với chiến sĩ Trường Sa rằng khi cần, hãy cho phép tôi được đứng chung trong hàng ngũ của anh em để sẵn sàng bảo vệ quần đảo tươi đẹp này.
2. Bà Huỳnh Thị Sinh - vợ tử sĩ, thiếu tá Ngụy Văn Thà (Trưởng hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 - quân đội VNCH) - người được Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài mời tham gia chuyến thăm huyện đảo Trường Sa từ ngày 18 - 27.4 tại nhà khách số 1 Tôn Đức Thắng (Q.1, TPHCM).
Bà Sinh xúc động tâm sự:
Chuyến đi này thật ý nghĩa và vui quá! Đây là một chuyến đi lịch sử của đời tôi. Trong suốt chuyến đi tôi được các anh bộ đội và lãnh đạo rất quan tâm, chăm sóc. Vui và cảm động nhất là khi tôi cùng đoàn lên thăm các chiến sĩ bộ đội rất trẻ đang làm nhiệm vụ trên đảo Trường Sa. Các cháu cứ nắm chặt lấy tay tôi và hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm về đất liền rất hồn nhiên và vui vẻ.
Bà Sinh cho hay:
Nhận được giấy mời ra thăm huyện đảo Trường Sa và dự đại lễ cầu siêu cho chồng cùng 73 đồng đội của ông chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đảo Hoàng Sa năm 1974 của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài, tôi rất vui nhưng cũng có chút lo lắng. Lo rằng mình có thể hòa đồng được với mọi người trong chuyến đi không.
Không ngờ, qua sự chăm sóc và quan tâm của lãnh đạo, chiến sĩ trên tàu nên bà Sinh hòa nhập rất nhanh với mọi người. Theo bà Sinh, hạnh phúc và vui nhất trong chuyến đi này khi bà đã làm quen được với nhiều bạn mới, đó là ông Davis Nguyễn (Việt kiều Mỹ), bà Jeanne Huỳnh (Việt kiều Pháp) và những người bạn là Việt kiều Ba Lan, Nga, Nhật... và đặc biệt hơn là các anh sĩ quan, các cháu bộ đội đang làm nhiệm vụ trên các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa nơi bà đã tới thăm.
3. Ông Bùi Duy Tâm - Việt kiều Mỹ
Thấy nhiều lời đồn không có căn cứTôi lớn tuổi nhất đoàn, 81 tuổi. Sau chuyến đi, điều tôi yên tâm nhất là biết được Nhà nước quyết tâm bảo vệ Trường Sa và luôn khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Tất cả chiến sĩ đều nói cùng một tiếng nói là sẽ mềm mỏng nhưng nếu cần sẽ kiên quyết chống trả. Do đó, luận điệu Việt Nam đã dâng đất, dâng biển cho nước ngoài là không có căn cứ.
4. Chị Nguyễn Thị Thanh Thảo - con gái tử sĩ, thiếu tá Nguyễn Thành Trí (Phó hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10, quân đội VNCH). Chị Thanh đang bị căn bệnh ung thư và vừa mới được truyền hóa chất
Chị Thanh xúc động tâm sự:
Khi tôi quyết định tham gia chuyến đi, mọi người trong gia đình ai cũng lo lắng. Nhưng anh thấy đấy, đến nay, sau 10 ngày gặp lại, sức khỏe của tôi đã tốt hơn trước chuyến đi rất nhiều.
Và:
Trước khi đi, mẹ tôi có kể lại câu cha nói với mẹ: “Đi du lịch bằng xe, tàu hỏa hay tàu bay, em chỉ nhìn được bờ biển và đảo. Chỉ có đi du lịch bằng tàu biển em mới cảm nhận được hết phong cảnh đẹp của biển, đảo tổ quốc”. Sau chuyến đi, tôi thấy lời cha tôi nói đúng “biển, đảo của nước ta đẹp quá”! Các thế hệ con cháu chúng ta phải có nghĩa vụ gìn giữ vẻ tươi đẹp của biển đảo quê hương.
5. Nhà báo Lý Kiến Trúc - Câu lạc bộ văn hóa và báo chí quận Cam
Một chuyến đi thấy được rất nhiều điều
Lễ tưởng niệm này tưởng niệm những người của hai bên đã nằm xuống ở Gạc Ma và Hoàng Sa, tức không phân biệt ở chế độ nào, đã biểu hiện rõ tinh thần đại đoàn kết và hòa giải dân tộc. Điểm thứ hai là tưởng niệm tất cả những người đã ngã xuống trên biển Đông, những thuyền nhân tử nạn trên biển, những người làm việc ở các nhà giàn… Thể hiện đạo lý dân tộc rất cao lớn. Trang sử Việt Nam đã bước qua trang mới rồi, trang sử cũ từ từ khép lại. Quên đi những trang sử đau khổ của Việt Nam, mà hãy phát triển Việt Nam, muốn vậy phải giải quyết khối đại đoàn kết của người Việt trong nước và người Việt ở hải ngoại. Hòa hải hòa hợp lẫn nhau. Chỉ có một con đường duy nhất cho hòa hải dân tộc, đó là lấy đạo lý dân tộc và vì dân tộc là trên hết. Ông Võ Văn Kiệt từng nói sau ngày miền Nam mất: “Triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Bây giờ sẽ không còn những người buồn nữa mà là đã mang lại niềm vui cho cả dân tộc. Điển hình nhất là chuyến hải trình vừa rồi đã cụ thể hóa chương trình hòa hợp dân tộc, để kiều bào về tận mắt chứng kiến người lính đã kiên cường nơi đầu sóng ngọn gió bảo vệ chủ quyền Tổ quốc như thế nào. Đồng thời nhìn thấy sự toàn vẹn lãnh thổ như thế nào.
Đúng như cảm nghĩ của đoàn thăm Trường Sa, đây là chuyến đi lịch sử, và "thật mà như mơ"!
Ơ, thế này thật thì là tát vào mõm mấy bác Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Bùi Quang Lập, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Huệ Chi à?
Trả lờiXóaHay là bịa?