Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

THU PHỤC KHÔNG ĐỒNG NGHĨA HÓA GIẢI HẬN THÙ

“Thu phục không đồng nghĩa hóa giải hận thù”

Vẻ hồn nhiên vô tư lự của giới trẻ. Tương lai nào đang chờ họ?. ảnh: như ý

TP - “Trong hòa giải, người chiến thắng phải là người chìa bàn tay ra trước, chỉnh đốn mình trước, bền bỉ hơn, bao dung hơn”- câu chuyện hậu chiến và hòa giải, và không chỉ có thế, của phóng viên Tiền Phong với một Việt kiều là chuyên gia tư vấn giải pháp công nghệ thông tin tại Pháp, có niềm say mê nghiên cứu các vấn đề xã hội- anh Hoàng Hồng Minh.

Anh dẫn câu chuyện có nhiều người phạm tội nhưng thỏa thuận được với bên bị hại dẫn đến chả ai phải ra tòa, để nói rằng: “Ở Việt Nam pháp luật đôi khi không có việc để làm, bộ máy không hoạt động vì sự kém hiểu biết không chỉ của dân thường”?

Cho nên mới có chuyện những đứa trẻ bị xâm hại chỉ cần được đền vài chục triệu đồng là bố mẹ nạn nhân xí xóa, khác nào bán con. Lỡ gây tai nạn thì chịu khó nhận con nuôi, em nuôi chị nuôi, thậm chí lấy nhau luôn là xong.

Trong một đời sống tối giản, tỉ như mươi nóc nhà với ba dòng họ quần lại thành một cái làng, tất cả các va chạm xung đột bên trong đó thường sẽ chỉ là những vụ việc giữa các cá nhân, to tát hơn thì là giữa các nhà, rồi nữa thì là giữa các dòng họ… Về căn bản, họ sẽ “tự xử”, tuy có phải lựa khảo thêm tập quán.

Tự xử thì thường bao giờ cũng sẽ theo hướng có lợi cho bên nào giàu hơn, có thế lực hơn, hoặc hung bạo hơn. Nếu không tự xử nổi vì “nhân thân cân sức”, thì vụ xung đột sẽ thành ra mối thù truyền kiếp, được khắc cốt ghi xương, “con ơi nhớ lấy thù này” để “sau này sẽ hay”, trừ phi may ra cái làng ấy lại đã có được một tổ chức đặc biệt phát triển để sẽ có đại diện làng đứng ra phán quyết được, có tính đến các tập tục, các thế lực.

Ngày nay, xã hội của chúng ta đang dần được khế ước theo thể thức “nền cộng hòa”. Khi các công dân có xung đột, thì họ không chỉ xung đột với nhau như những dân làng lẻ loi cô độc nữa, tùy theo mức độ nghiêm trọng mà họ còn có thể xung đột với nền cộng hòa, nghĩa là với nền pháp quyền công cộng.

Nếu mức độ xung đột nhỏ nhặt, chưa vi phạm nặng đến những thiết chế pháp lý công cộng, việc dàn xếp giữa họ là điều khả dĩ. Chẳng hạn như hai xe đạp bị ngoắc ghi- đông vào nhau làm cho hai tài xế lành lặn phải xuống xe gỡ chúng ra.

Nếu mức xung đột nghiêm trọng, ví dụ trả thù nhau bằng tưới xăng đốt nhà, thì về bản chất sẽ có hai vụ án khác nhau: “Vụ án thứ nhất” về sự xung đột giữa hai bên công dân, và “vụ án thứ hai” giữa người gây án đó với nền cộng hòa - hệ thống qui pháp của nền cộng hòa không cho phép mang xăng đốt nhà công dân.

Trong trường hợp này, việc xét xử, dàn xếp của “vụ án thứ nhất” không xóa bỏ được “vụ án thứ hai”, bởi vì nếu nền cộng hòa bị xâm phạm mà việc đó không bị xét xử, với việc cụ thể đó, uy tín của nền cộng hòa thực chất đã tự tiêu vong.

Cuối cùng thì phải nói: Nền tư pháp phải hoàn toàn độc lập xét xử, chỉ chiểu theo hệ thống pháp lý, và phải tuân thủ hệ thống pháp lý, nếu không, nền cộng hòa chỉ tồn tại hình thức.

Một vấn đề cả xã hội bức xúc nữa đó là an toàn vệ sinh thực phẩm. Biết rằng có khi càng ăn nhiều càng chóng chết nhưng đành cùn “chết có số”, “lợn chết không sợ nước nóng”. Nhà gần chợ, tôi quan sát thấy rất nhiều người mua thịt bò thịt lợn không rửa, cứ thái tại chỗ, xay tại chỗ, thịt cũ thịt mới đè lên nhau mà xay xay thái thái. Như vậy, chúng ta đã tự rước lấy nguy cơ tật bệnh, còn kêu ai?

Hiển nhiên là mỗi người cần biết làm tốt việc của mình, cho mình, và tốt hơn nữa thì thỉnh thoảng giúp đỡ được một số người khác. Nhưng tất cả những điều đó đều là thứ triết lý chỉ may ra đủ dùng cho đời sống thời trung cổ.
Sự hòa giải phải trở thành một lý tưởng lớn của xã hội, để kiến thiết nên một đời sống khoan dung bền vững, để “sang trang”. Hơn thế nữa, nó phải tinh tế, trau chuốt, chỉn chu.
Từng lời nói, tên gọi trong đời sống xã hội phải được cân nhắc, quá khứ phải được nhìn lại bao dung hơn. Lịch sử đời sống các vùng miền thời bị chia cắt phải được tái dựng, bình thường hóa ở mức cao nhất có thể .
Hoàng Hồng Minh
Khi con người đã tham gia, hôm nay là bắt buộc, vào đời sống cộng đồng rộng lớn, một loạt những vấn nạn “siêu cá nhân” nảy ra, không một cá nhân lẻ loi nào tự giải quyết được. Bạn là người tử tế đến mấy đi nữa, mà leo lên chiếc máy bay được lái và bảo trì bởi những viên phi công và kĩ thuật viên vừa nốc xong mấy chầu rượu đế “trăm phần trăm”, cái gì sẽ xảy ra? Mỗi nhà đào một cái giếng, loay hoay lọc nước, trong khi vườn nhà bên cạnh (và chính cả vườn nhà mình) bón phân chôn rác đúng vào mạch nước vào giếng của nhà bạn, cái gì sẽ xảy ra?

Công việc quan trọng nhất của các tổ chức công cộng, của nhà nước pháp quyền, là “quốc hữu hóa các vấn nạn”, để rồi xây dựng, cung cấp được các giải pháp tổng thể có tính nền tảng cho toàn xã hội, để các công dân và các tổ chức xã hội khác được và phải sử dụng các giải pháp tổng thể ấy để đi tiếp lên. Một xã hội muốn tiến bộ sẽ phải có được nền kiểm tra an toàn thực phẩm trên toàn xã hội, truy nguyên được thực phẩm dễ dàng trong nháy mắt (nhờ hệ thống mã hóa thông tin in trên sản phẩm) để trừng phạt được kẻ làm gian, dập tắt được ổ bệnh, và mỗi người dân không phải tự luyện mình để may ra trở thành chuyên gia soi từng miếng thịt mớ rau mỗi ngày.

Gần 40 năm đã trôi qua, không thể ngờ người Việt vốn tự nhận bao dung nhân hậu, lại có một bộ phận có vẻ thù nhau đến mức câu chuyện hòa giải vẫn chỉ là nhúc nhắc. Anh sống nhiều ở nước ngoài, anh lý giải điều này thế nào và nên thế nào?

Hòa giải hiển nhiên là cần sự cố gắng thiện ý từ các phía.

Nhưng tôi xin đặc biệt nhấn mạnh điều sau đây.

Trong hòa giải, người có sức mạnh, người ở thế thượng phong, người “chiến thắng” phải là người chủ động, chìa bàn tay ra trước, bước về phía trước, nhìn nhận lại trước, chỉnh đốn mình trước, bền bỉ hơn, bao dung hơn.

Nếu không, thì là “thu hút”, là “thu phục”, là “chinh phục”, v.v., nhưng chưa là “hòa giải”.

Hoàng Hồng Minh tại Hà Nội, tháng 4/2014. ảnh: nhân vật cung cấpTương lai của một dàn nhạc có được khi các cây đàn và giọng hát trong đó vượt lên được khỏi cái triết lý cổ xưa “ai thắng ai”, nơi mỗi người cố đánh và hát cho thật to hơn người khác- để chuyển sang biết kiến thiết, thương nghị, hợp tác và thành công những bản giao hưởng sáng tạo được chung viết, chung dựng của cả dàn nhạc.

Đề cao “dân chủ, trí tuệ, nhân văn”, theo anh nên bắt đầu từ đâu?

Các cộng đồng phát triển trên thế giới đã đi được những chặng đường rất dài, rất xa, rất căn bản. Tôi nói ví dụ Cộng đồng châu Âu. Từ một lục địa với hai cuộc chiến thế giới khủng khiếp, hôm nay bạn xin một visa có giá trị chung luôn cho một loạt các nước ở đó. Chạy ôtô qua các biên giới của mấy nước rồi mà Eo ơi quên khuấy mất lúc mình đi qua biên giới như thế nào nhỉ, tiếc quá không để ý. Nhiều nước tiêu đồng tiền chung, hưởng hệ thống pháp luật đồng điệu, cùng viết lịch sử chung…

Nền cộng hòa là lý tưởng mở cửa đến với toàn nhân loại. Dân chủ, tự do, quyền làm người, trí tuệ là những lý tưởng ở ngay bên trong đó. Tùy các lĩnh vực mà, nếu bản sắc của chúng ta đã có đấy, thì chúng ta cố gắng bảo dưỡng chúng, và làm lan tỏa chúng, lan tỏa ra đến muôn nơi; và nếu bản sắc của chúng ta chưa có đó, thì chúng ta học hỏi, và dựng xây chúng. Dân chủ, tự do, quyền làm người, trí tuệ là cái nền tảng tốt nhất, bền vững nhất cho việc bảo dưỡng và phát triển các bản sắc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét