Từ chức không phải vì mình
Nguyễn Vạn Phú
Thủ tướng Chung Hon-won cúi đầu xin lỗi nhân dân Hàn Quốc sau khi nộp đơn xin từ chức sáng nay 27-4. Ảnh AP
(TBKTSG Online) - Tin Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won nộp đơn từ chức 11 ngày sau vụ chìm phà Sewol đã để lại nhiều suy nghĩ cho mọi người.
Đối với một số ý kiến cho rằng từ chức chưa chắc là hành động đúng đắn vì người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm giải quyết vụ việc, rằng từ chức là trốn tránh nhiệm vụ để lại gánh nặng cho những người đi sau phải xử lý, phát biểu cặn kẽ của Thủ tướng Hàn Quốc đã giải tỏa góc độ này. Ông nói: “Tôi đã muốn xin từ chức sớm hơn, nhưng đã phải ưu tiên cho việc xử lý vụ tai nạn và tôi nghĩ đó là một trách nhiệm mà mình phải làm trước khi từ chức”.
Với rất nhiều người khác, quyết định của Thủ tướng Chung trước hết gây cho họ sự kính trọng về lòng tự trọng của một con người, sự chịu trách nhiệm, sự không ham quyền cố vị một khi uy tín của bộ máy chính quyền và bản thân trước người dân bị sứt mẻ vì cách xử lý yếu kém trước đó.
Một số người nhắc đến phát biểu của ông Thủ tướng, “Nhiều ngày đã trôi qua kể từ sau vụ tai nạn, nhưng những tiếng thét của thân nhân hành khách trên phà vẫn khiến tôi mất ngủ vào buổi tối” để nhắc nhau thấy trách nhiệm của người lãnh đạo là rất nặng nề, rằng chức vụ luôn luôn phải đi đôi với gánh nặng phải lo toan.
Tuy nhiên, theo tôi, hành động từ chức của một quan chức nhà nước trước hết là vì cái chung, vì tập thể, vì đội ngũ những người cùng gánh vác công việc, vì thể diện quốc gia chứ khoan nghĩ vì cá nhân đó.
Nếu cứ gắn chuyện từ chức với cá nhân người từ chức, sẽ thấy lấn cấn trong nhiều trường hợp. Người muốn biện bạch sẽ luôn nói, lỗi cụ thể ở ông thuyền trưởng, ở bộ phận điều hành giao thông đường thủy chứ đâu phải lỗi của ông Thủ tướng đâu mà phải từ chức. Người muốn khái quát vấn đề sẽ nói vậy thì bà Tổng thống cũng chịu trách nhiệm, cũng phải từ chức chứ đâu riêng ông Thủ tướng. Người muốn vạch lá tìm sâu sẽ nói, thế vì sao ông Thủ tướng Malaysia trước tai nạn máy bay MH370 mất tích lại có nhiều sai sót trong xử lý hơn không chịu từ chức đi.
Ngược lại, một khi không xem quyết định từ chức là chuyện cá nhân, chúng ta sẽ hiểu ngay Thủ tướng Chung Hong-won làm vậy là vì uy tín của chính phủ đương nhiệm. Nếu ông vẫn tại vị, sự tức giận của người dân Hàn Quốc có thể không còn biểu lộ bằng việc ném chai nước vào người ông Chung nữa mà có thể hướng tới cả nội các, cả bà Tổng thống.
Sau những phê phán của người thân hành khách trên chuyến phà, bất kỳ nỗ lực nào của ông Chung vẫn có thể bị xem là chữa cháy, chậm trễ.
Nhưng sau khi ông từ chức, các kết luận điều tra sẽ được đón nhận với sự tin tưởng cao hơn, sự chấn chỉnh những thiếu sót sẽ được thực thi tốt hơn.
Nói cách khác, một khi ông Chung Hong-won nhận thấy hiệu lực điều hành của mình bị giảm sút, ông không còn là tác nhân đoàn kết mà có thể là mũi dùi tấn công của dư luận thì rõ ràng việc ông từ chức sẽ có lợi cho tập thể còn lại, sẽ là cách bảo vệ uy tín của những người ở lại, sẽ là cách nâng cao hình ảnh của những người đứng ra gánh vác chuyện giải quyết hậu quả chìm phà.
Nói vậy để thấy, từ chức nhiều lúc không phải là quyết định cá nhân. Nếu cá nhân thấy được những trở ngại mình gây ra cho sự nghiệp chung mà từ chức thì quá tốt. Nhưng nếu cá nhân không thấy được điều đó, việc thúc đẩy sự từ chức để tạo ra động lực làm việc mới cho những người ở lại là cần thiết.
Khi quyết định từ chức, Thủ tướng Hàn Quốc đã kêu gọi: “Đồng bào Hàn Quốc thân mến, đây không phải là lúc đổ lỗi cho nhau, nhưng là thời điểm để cố gắng hoàn thành công tác cứu hộ và xử lý đúng đắn những hậu quả phát sinh”.
Đổ lỗi cho nhau hay đôi co với người dân là điều đại kỵ ở một quan chức trong bộ máy hành chính. Lúc đó nếu người gây ra tình trạng đổ lỗi hay đôi co như thế không chịu từ chức thì có lẽ đến lúc phải ngưng chức như trường hợp ngưng chức Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam đang được dư luận đồng tình.
Một cán bộ không đủ năng lực hay không đủ tín nhiệm thì nên từ chức. Tôi đã nhiều lần bày tỏ trước Quốc hội là ở Việt Nam, việc cán bộ, công chức nhà nước từ chức là khó khăn; chứ ở nước ngoài, đây là việc hết sức bình thường và trở thành “văn hóa từ chức”. Không làm được việc, từ chức thì có gì đâu, còn cố níu kéo chẳng qua chỉ vì lợi ích riêng.
Trả lờiXóaỞ phương Tây, cán bộ quản lý từ chức không phải vì tiêu cực, tham nhũng mà chỉ đơn thuần là do sai sót, thiếu bao quát dẫn đến quản lý không hiệu quả trong bộ phận do mình quản lý. Như việc Thủ tướng Hàn Quốc vừa từ chức sau vụ đắm phà. Hay người đứng đầu ngành y tế để dịch bệnh bùng phát do không có năng lực dập dịch kịp thời thì cũng phải nghĩ đến từ chức. Từ chức là để dành cơ hội cho người có năng lực, uy tín hơn thay thế nhằm giúp dân, giúp nước.
Trả lờiXóaCòn ở Việt Nam, cán bộ được bầu ra sẽ làm việc cho đến khi nghỉ hưu hoặc lên chức thì mới thôi. Chúng ta cần nhìn nhận từ chức khi bộ phận của mình quản lý có biến cố, người đời không những không cười chê mà còn thiện cảm và trân trọng.
Thật ra, trong thể thao, nhiều lãnh đạo đội bóng đã xin từ chức vì tự thấy không thể dẫn dắt đội quân của mình giành được thành tích tốt hay uy tín không còn. Thời chiến, chúng ta đã có nhiều vị chỉ huy từ chức vì để chiến sĩ thương vong nhiều, kỷ luật bất ổn. Khi đã xem là bình thường thì từ chức đúng lúc là người có tự trọng.
Những trường hợp được từ chức
Trả lờiXóaTrước khi xây dựng dự thảo nói trên, Văn phòng Chính phủ đã có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng yêu cầu Bộ Nội vụ rà soát các quy định của Đảng và pháp luật hiện hành, xây dựng các nghị định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung các quy định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm, điều động và luân chuyển cán bộ tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15-3-2010 về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12-4-2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức theo hướng thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại.
Bộ Nội vụ đang xây dựng dự thảo nghị định theo chỉ đạo của Thủ tướng. Theo đó, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng và tương đương trở lên được từ chức trong 4 trường hợp, trong đó có do nhận thấy không còn đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý cũng được xin từ chức do nhận thấy sai phạm, khuyết điểm của cơ quan, đơn vị mình hoặc của cấp dưới có liên quan đến trách nhiệm của mình.
So với các văn bản liên quan trước đây, điểm mới của dự thảo nghị định là quy định rõ quy trình xem xét cho từ chức. Trong quy trình này, người xin từ chức phải làm đơn trình bày lý do, nguyện vọng, sau đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức.
Thủ tướng Hàn Quốc Chung Hong-won ngày 27-4 đệ đơn từ chức để nhận trách nhiệm về việc xử lý kém của chính phủ trong vụ chìm tàu Sewol khiến 187 người thiệt mạng và 115 người còn mất tích.
Trả lờiXóaThủ tướng Chung cũng gửi lời xin lỗi gia đình các nạn nhân và thừa nhận: “Trong quá trình tìm kiếm, chính phủ đã thực hiện những biện pháp không tương xứng và làm thất vọng công chúng. Tôi nhận trách nhiệm về mọi việc với cương vị thủ tướng”. Thủ tướng Hàn Quốc nói thêm nếu cứ cố giữ chức vụ của mình sẽ là “gánh nặng cho chính phủ”. Theo hãng tin Yonhap, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết bà Park Geun-hye sẽ chấp nhận đơn từ chức của ông Chung sau khi thảm họa chìm tàu được kiểm soát.
The mà bên mình éo thấy ai từ chức nhỉ?
Trả lờiXóaVí dụ như bà Tiến, anh Luận, anh Thăng chẳng hạn.