Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

TRƯỜNG SA KÝ SỰ THÁNG TƯ 2014

Trường Sa ký sự tháng Tư 2014


Như thông lệ từ Tết Nhâm Thìn, người viết vẫn thường về Việt Nam ăn Tết quê hương. Năm nay KBCHN đã đến chúc Tết và phỏng vấn Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tại văn phòng Bộ Ngoại Giao và được biết Đoàn Công Tác số 6 sẽ tổ chức chuyến đi thăm đảo Trường Sa năm 2014 vào tháng Tư. Nhân dịp này Thứ trưởng cũng ngỏ lời mời đích thân một số người như bà Phùng Tuệ Châu, ông Nguyễn Ngọc Lập, nhà báo Đỗ Dzũng, Lý Kiến Trúc, Đoàn Trọng, tâm linh Nguyễn Quốc Dũng và một số người lãnh đạo chống Cộng tại quận Cam.

Trở về Hoa Kỳ KBCHN đã lên tin bất ngờ này trên mạng http://kbchn.net. Trừ nhà báo Đoàn Trọng, Đỗ Dzũng và những người chống Cộng cực đoan, tất cả những người Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mời ở trên đã được KBCHN lần lượt tiếp xúc và đã nhận lời mời. Ông Nguyễn Ngọc Lập là một trong những người nhanh nhẹn nhận lời đầu tiên. Tiếp theo đó chuyến du thuyết hải ngoại tháng 3/2014 của thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn qua Canada và Hoa Kỳ đã lần lượt tiếp xúc với một số người, kể cả nhiều lãnh đạo tôn giáo.

Chuyến đi của Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn ra hải ngoại được dư luận đánh giá là một thành công lớn. Từ việc tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại Cananda, Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải và đến Hoa Kỳ tại Washington DC, Houston, San Francisco, San Jose và quận Cam. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn và phái đoàn đã tiếp xúc nhiều nhận vật thuộc thành phần chống cộng cực đoan (CCCĐ) kể cả một số chùa và lãnh đạo tôn giáo. Đặc biệt hơn nữa Thứ trưởng và phái đoàn Việt Nam đã đi thăm viếng nhiều người Việt tại 3 thành phố Garden Grove, Westminster và Santa Ana. Vì 3 thành phố này đều có nghị quyết liên quan đến sự hiện diện của các phái đoàn ngoại giao từ Việt Nam.

Theo sự tuyên truyền và phiên dịch của các “lãnh đạo” cộng đồng đầy một bồ Anh Ngữ gọi nghị quyết “cấm các phái đoàn VC đến thành phố.” Thật ra đây chỉ là một nghị quyết để bảo đảm an ninh cho các phái đoàn ngoại giao khi đến 3 thành phố trên. Theo đó, các nghị quyết chỉ mang sự khuyến cáo các phái đoàn ngoại giao nên thông báo cho hội đồng thành phố biết khi đến viếng thăm. Nghị quyết đưa ra với lý do để chuẩn bị an ninh cho các phái đoàn. Lẽ dĩ nhiên ai cũng biết đây là một nghị quyết mang tính cách mị dân kiếm phiếu của các dân cử người Việt Nam hầu kiếm phiếu không hơn không kém. Nói trắng ra “NQ cấm cửa VC” chỉ là một cái phao cho thiểu số người CCCĐ bám víu vào để biểu dương “lòng yêu nước vì hận thù hơn là vì chính nghĩa.”

Nhưng thủ thuật này rõ ràng đã không thành công, vì cả 3 thành phố nói trên đều có nghị viên người Việt Nam và Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn cũng đã nói rõ là có thông báo cho các thành phố biết sẽ đến thăm Việt kiều (tin PHOBOLSATV.) Vậy tại sao không có dân cử nào “báo động” cho những chuyên viên “xách động” ghiền biểu tình thí dụ như thông báo cho Chủ tịch Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai Phan Kỳ Nhơn biết để kịp thời tổ chức biểu tình?

Thật đau lòng cho những người thích làm công việc “lấy vải thưa che mắt thánh” và lường gạt lòng “yêu nước” của một số người còn nặng lòng hận thù vì “thua trận.” Có lẽ người Mỹ khi chấp thuận nghị quyết cũng buồn cười về cái ngây ngô và kịch cỡm của đám “sơn đông mãi võ” cờ Vàng. Việc Cộng Sản và Quốc Gia nói nôm na là Quốc – Cộng thì Trung Hoa, Đại Hàn, Cuba cũng có 2 quốc gia. Nhưng trình độ ý thức và nhận thức của họ đã trưởng thành hơn người Việt quốc gia. Khi các viên chức hoặc lãnh đạo của các nước này đến Mỹ không có các cuộc biểu tình rầm rộ chống đối như cộng đồng thiểu số người Việt. Nhất là lần ông Tập Cẩm Bình gặp Tổng thống Barack Obama ở Palm Springs, không có người Trung Hoa nào đi chống đối. Ngược lại, ông luật sư bị treo bằng Nguyễn Xuân Nghiã lại phất cờ Vàng 3 sọc Đỏ và hô“Human Rights for Viet Nam.” Hai lãnh tụ Hoa – Mỹ này chẳng ông nào có liên hệ gì đến cái gọi Việt Nam. Đúng là tinh thần nộ lệ kiểu Trần Ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Tệ hại hơn nữa có 2 người Tây Tạng trần truồng như nhộng phơi bầy tất cả những gì cần che đậy cầm cờ Tây Tạng đi biểu tình thì lại có mấy ông cờ Vàng cầm cờ VNCH đi sau lưng cái “dương vật” Tây Tạng mà không biết xấu hổ hay nhục cho lá cờ “chính nghĩa quốc gia.”

Trở lại chuyến đi Trường Sa thì KBCHN là một trong những người đầu tiên từ hải ngoại đặt chân lên biển đảo Trường Sa vào tháng Tư 2012 cùng với Phố BolsaTV và Việt Weekly. Chuyến đi đã để lại những ấn tượng trong sự tức tối của một thiểu số người Việt hải ngoại. Nói một cách sự thật dễ mất lòng đó là nhóm người lợi dụng chính nghĩa quốc gia để làm chiêu bài chống Cộng. Nhận định theo khía cạnh tích cực thì chuyến đi đã là một bạt tai cho chủ nghĩa tuyên truyền xuyên tạc. Nhất là nhóm “cộng đồng” (nhỏ) Nguyễn Xuân Nghĩa, Phan Kỳ Nhơn, Phan Tấn Ngưu một sự thật phản bác với luận điệu vu cáo không bằng chứng: “Việt Nam bán đất bán biển”qua một công hàm ngoại giao của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Rất nhiều lần Phan Kỳ Nhơn đã nói rất ngu như một con vẹt đã được huấn luyện để hót về vấn đề biển Đông: “Muốn chống Trung Cộng phải chống VC, muốn chống VC phải chống Việt Gian, muốn chống Việt gian phải chống tay sai tại hải ngoại.” Phản ứng “cộng đồng” nhạy cảm đến nỗi đã có những tuyên truyền cho là chuyến đi Trường Sa 2012 là một cuốn phim trên một hòn đảo “dàn dựng.”

Nhưng thành quả chuyến đi năm 2012 đã tạo nên một tiếng vang lớn vì sự thật là sự thật. Một vài người hay một nhóm có thể gọi là “đóng kịch” nhưng với con số trên 200 người đến từ trên nhiều quốc gia từ khắp năm châu thì khó có thể nói là một sự dàn dựng. Một câu danh ngôn của triết gia Tây Phương đã viết: “bạn có thể lừa nhiều người một lần, nhưng bạn không thể lừa một người nhiều lần.” Trong tinh thần thể hiện quyết tâm bảo vệ và giữ vững chủ quyền của đất nước và minh chứng hùng hồn cho sự tồn tại chủ quyền của hải đảo Trường Sa nhà nước Việt Nam tiếp tục những chuyến đi vào tháng tháng Tư 2013 và 2014.

Đã không mất mà Việt Nam hôm nay đã thêm từ 5 đảo chủ quyền thời VNCH lên đến 9 đảo nổi, 12 đảo chìm và 18 dàn DK1 (thực tế chỉ có 15 dàn) vì một số nhà dàn cũ thời VNCH đã quá cũ và không có chiều cao cần thiết. Những nhà dàn này khi sụp đổ cũng đã lấy đi sinh mạng nhiều chiến sĩ hài quân QĐND. KBCHN không nhớ rõ nhà dàn số mấy, nhưng toàn bộ 8 chiến sĩ đã hi sinh. Tại một nhà dàn khác chỉ huy trưởng nhà dàn đã cởi áo phao đưa lại cho một chiến sĩ hải quân khác trước khi chia tay đi vào lòng biển với nhà dàn. Những đảo do Việt Nam đang chiếm giữ nhiều nhất tại quần đảo Trường Sa là: An Bằng, Cô Lin, Đá Đông, Đá Lát, Đá Lớn, Đá Nam, Đá Tây (A, B, C,) Đá Thị, Len Đao, Nam Yết, Núi Le, Phan Vinh, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Song Tử Tây, Sơn Ca, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Tộc Tân, Trường Sa, Trường Sa Đông. Những nhà dàn mới hiện nay rất hiện đại và tương đối khá an toàn và tránh được những độ sóng cao 12 mét khi bão lớn. Từ mặt biển lên sân thượng cao 24 mét và chân chôn sâu 24 mét. Tổng công chiều cao của nhà dàn là 48 mét. Việt Nam hiện nay đang làm chủ quyền số đảo nhiều nhất tại quần đảo Trường Sa, kế đến Phi Luật Tân 8 đảo. Trung Quốc chỉ có 5 đảo trong đó đã chiếm giữ đảo Gạc Ma một cách trái phép. Đài Loan chỉ có một đảo duy nhất là Ba Bình do Tổng thống Ngô Đình Diệm tặng Tổng thống Tưởng Giới Thạch năm 1958 để trả ơn Đài Loan là quốc gia đầu tiên công nhận nền đệ nhất Cộng Hòa.

Lần đi Trường Sa tháng Tư năm 2014 của đoàn công tác số 6 là lần thứ ba vẫn do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn làm trưởng đoàn và Hải quân Đại tá Đỗ Minh Thái Phó trưởng đoàn. Thành phần tham dự đòan Việt kiều năm nay đông nhất với số người tham gia là 17 người. Ngoài 3 cơ quan truyền thông quen thuộc Việt Weekly, Phố BolsaTV và KBCHN chúng tôi ghi nhận sự hiện diện của nhà báo Lý Kiến Trúc, bà Phùng Tuệ Châu, bà Nguyễn Nguyệt Rạng, Thiếu úy TQLC Nguyễn Ngọc Lập, tâm linh Nguyễn Quốc Dũng, Bắc California có đạo diễn Hoài Phong, ở Houston có ông David Nguyễn tức Đức Đầu Bạc, Peter Nguyễn Đồng tức đông y sĩ Huệ Lộc. Nguyễn Trọng Bình San Diego, Hai người khách ở Irvine Chấn Phong và Seattle là Trinh Đỗ rút tên giờ chót. Ông Trinh Đỗ tuy không đi nhưng cũng đã gửi 50 mỹ kim mua thuốc lá và ông Hồ Văn Thành Houston gửi 100 mỹ kim quà cho Trường Sa (nhà báo Nguyễn Phương Hùng đã gửi Ủy Ban Nhà Nước mua thuốc lá.) Danh sách Việt kiều Mỹ theo thứ tự mẫu tự: Tiến sĩ Nguyễn Trọng Bình, Phùng Tuệ Châu, David Nguyễn (Đức Đầu Bạc,) Trần Quốc Dũng, Peter Nguyễn Văn Đồng, Etcetera Nguyễn (Việt Weekly,) Nguyễn Phương Hùng (KBCHN,) Vũ Hoàng Lân (PhoBolsaTV,) Nguyễn Ngọc Lập, Trần Kim Nguyên, Nguyễn Nguyệt Rạng, bác sĩ Bùi Duy Tâm, nhà báo Lý Kiến Trúc. Thành phần đoàn Mỹ đông nhất trong đoàn kiều bào.

Thành phần trong nước có lẽ mọi người chú ý nhất là sự hiện diện của bà quả phụ Ngụy Văn Thà tức Huỳnh Thị Sinh và cô Nguyễn thị Thanh Thảo (con gái của hạm phó HQ/VNCH Nguyễn Thành Trí.) Ngoài ra cũng có một người em gái của bà Sinh tháp tùng. Trong buổi lễ cầu siêu cho các tử sĩ VNCH (Hoàng Sa 1974) và liệt sĩ HQ/QĐND (Gạc Ma 7/3/1988.)

Trưa thứ Tư 16/4/2014 đoàn chính thức tập trung tại khách sạn 3 sao Kingston 52 Thủ Khoa Huân quận 1, tpHCM. Buổi tối thứ Tư 16/4/2014 nhà báo Nguyễn Phương Hùng và Peter Nguyễn Đồng không ăn tối chung với đoàn vì nhận lời mời của độc giả Nguyễn VN dùng cơm tối tại nhà hàng Sushi Bar. Trước đó, Hội ủng Hộ Nhà Báo Hải Ngoại Yêu Nước đã mở tiệc khoản đãi phái đoàn Mỹ về nước tham gia chuyến đi Trường Sa tháng 4/2014. Tham dự buổi tiệc có bà Phùng Tuệ Châu, bà Nguyễn Nguyệt Rạng, ông Nguyễn Ngọc Lập và nhà báo Nguyễn Phương Hùng tối 15/4/2014 tại nhà hàng 155 khu Cầu Ông Lãnh quận Tư, tpHCM.

Sáng thứ Năm 17/4/2014, đoàn Việt Kiều được hướng dẫn thăm Đền Liệt Sĩ tại Bến Dược, Củ Chi. Đoàn đã dâng hương tưởng niệm liệt sĩ tại đền Bến Dược và thăm địa đạo Củ Chi. Sau khi ăn trưa tại nhà hàng nổi Bến Dược, đoàn đã trở về Bộ Tư Lệnh Hải Quân, nghe phổ biến kế hoạch đi Trường Sa cùng nhận thẻ lên tàu. Địa đạo Củ Chi nguyên thủy rất hẹp và thấp. Vì yếu tố du lịch, nhất là khách ngoại quốc như cựu chiến binh Hoa Kỳ (đặc biệt những người từng phục vụ chiến đấu tại Việt Nam.) Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng nói chuyện tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh VNCH: “Củ Chi còn Sài Gòn mất, Củ Chi mất Sài Gòn còn.” Câu nói đã ứng nghiệm 39 năm qua và hôm nay Củ Chi đã trở thành khu du lịch nổi tiếng. Nhưng ai chưa về Việt Nam nếu có dịp nên đi thăm cho biết. Tuy nhiên không khí ngột ngạt vì độ ẩm và thới tiết nóng nực của miền Nam không thích hợp cho những người cao máu, tiểu đường, yếu tim. Hai chiến sĩ VNCH trong đoàn TQLC Nguyễn Ngọc Lập và Biệt Động Quân Nguyễn Phương Hùng đã không đi hết đoạn đường hầm dài 70 mét (nếu còn ở lứa tuổi 20 chắc cũng có thể đi được.) Toàn đoàn chỉ đi được 40 mét đều đã tắt ngang và bò lên khỏi miệng hầm. Lệ phí cho mỗi người đi tham quan Củ Chi từ Sài Gòn chỉ mất từ 6 – 8 USD và hầu như các khách sạn tại tpHCM đều có dịch vụ này.

Sáng sớm thứ Sáu 18/4/2014, đoàn rời khách sạn lúc 5 giờ đi cảng Cát Lái. Đúng 8 giờ tàu xuất phát đi quần đảo Trường Sa. Lênh đênh trên biển 2 ngày, sáng Chủ Nhật 20/4/2014 tàu cặp bến đảo Song Tử Tây lúc 6 giờ. Chiều tối thứ Sáu 18/4/2014 sau khi dùng cơm tối một chương trình văn nghệ được tổ chức trên boong tàu do đoàn văn nghệ Quân khu 9 (Cần Thơ) đảm nhiệm. Buổi văn nghệ hợp cùng những đóng góp giao lưu của các Việt kiều. Chương trình văn nghệ kéo dài từ 7 giờ đến 10 giờ tối.

Ngày 19/4/2014 không có sinh hoạt nên mọi người tự do ngắm biển chụp hình quay phim. Buổi tối Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn mời riêng một số khách trong đoàn ăn cơm chung trong phòng ăn khu A. Khu dành cho Thứ trưởng và các lãnh đạo đoàn công tác số 6. Đoàn Mỹ tương đối đông trong số khoảng 30 người khách mời mà đa số là văn nghệ sĩ và các sĩ quan hải quân cao cấp trên tàu. Bà Phùng Tuệ Châu, Nguyễn Nguyệt Rạng, ông Nguyễn Ngọc Lập, David Đức Nguyễn (Đức Đầu Bạc,) nhà báo Lý Kiến Trúc, tâm linh Quốc Dũng, Phố BolsaTV và KBCHN.

Trong buổi ăn Đại tá Đỗ Minh Thái thuyết trình một vấn nạn khó khăn nhưng lại không được phổ biến rộng rãi, là xuồng chủ quyền dùng để đưa khách từ tàu vào đảo. Đại tá Đỗ Minh Thái đề nghị mỗi người đóng góp 10 ngàn tiền Việt Nam tương đương nửa mỹ kim (50 xu Mỹ.) Theo ông với số người Việt hải ngoại dư sức đóng số tàu cần thiết vì trị giá mỗi chiếc xuồng cũng chỉ tốn khoảng 3 tỷ rưỡi VND (tương đương 165 ngàn mỹ kim.) Nhà báo Nguyễn Phương Hùng thay mặt độc giả KBCHN đã đóng góp 200 mỹ kim. Tiếp theo bà Phùng Tuệ Châu và bà Nguyễn Nguyệt Rạng mỗi người đóng 100 mỹ kim như là một đóng góp của người hải ngoại tiếp tay cho những phương tiện vào đảo. Năm 2012 sau chuyến đi đồng bào Việt kiều đã tặng một xuồng chủ quyền trong Nghị hội Việt Kiều lần thứ hai vào 9/2012. Hiện nay rất nhiều xuồng chủ quyền do các thành phố tại Việt Nam đã tặng xuồng chủ quyền. KBCHN đọc được trên các tàu: thành phố Hà Nội, tpHCM, tp Hải Phòng, tp Nha Trang, tp Vũng Tàu ...v...v...

Mỗi năm ngoài chuyến đi Trường Sa của Việt kiều, nhà nước vẫn có những chuyến tiếp tế cho hải đảo Trường Sa. Nhân đây KBCHN xin nhắc nhở bà con Việt Kiều hải ngoại, nếu muốn tham dự vào những chuyến đi dành cho Việt kiều ra Trường Sa, độc giả có thể ghi danh tại các đại sứ và tổng lãnh sự gần nơi cư ngụ.

Bữa ăn tối chấm dứt lúc 10 giờ đêm với văn nghệ bỏ túi do các diễn viên nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân giao lưu với các sĩ quan hải quân trên tàu.

Nguồn:
http://www.kbchn.net/truong-sa-ky-su-thang-tu-2014.1.html

1 nhận xét:

  1. Hòa hợp đấy.
    Nhưng đám chó ngao ba que sỏ lá. đám bã đậu đầu lâu đầy cứt không chịu đâu.

    Trả lờiXóa