Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng xin lỗi nhân dân
“Thủ tục người ta nộp thuế khó khăn quá. Là người đứng đầu Chính phủ, tôi xin lỗi nhân dân”. Đó là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị với cộng đồng doanh nghiệp vào ngày 28-4.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và các đại biểu DN bên lề hội nghị "Thủ tướng với DN 2014"
Lời xin lỗi chân thành
Sáng ngày 28/4 tại cuộc họp với cộng đồng Doanh nghiệp (DN), thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì cuộc họp và cùng các DN xem xét mọi vấn đề để giúp đỡ DN phát triển.
Một bản kiến nghị với hơn 300 ý kiến của cộng đồng DN trong và ngoài nước được tổng hợp để trình lên Thủ tướng xem xét. Hội nghị nóng ngay từ phần mở đầu với phát biểu của bà Nguyễn Thị Cúc – Chủ tịch Hiệp hội tư vấn thuế Việt Nam: Các DN hôm nay đến đây là để cùng nhau giải quyết các vướng mắc, quan trọng nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế. Những con sâu trong nghành thuế và hải quan hy vọng sẽ không còn nữa.
Bà Cúc mong muốn công tác của cục Thuế không chồng chéo, thanh tra phải có kết luận rõ ràng, minh bạch. Hiện tượng thanh tra thuế “làm tiền” DN là có.
Từ những phản ánh rất thực tế, Thủ tướng nhấn mạnh các bộ nghành cần đẩy mạnh cải cách thủ tục thuế và hải quan.
"Các đồng chí nói tôi rất sốt ruột. Bây giờ thủ tục người ta nộp thuế mà khó khăn quá. Tôi thực sự xin lỗi. Là người đứng đầu Chính phủ, tôi cũng xin lỗi nhân dân. Nói bây giờ quyết tâm ở trên này nghe hăng hái thế, đi càng xuống càng giảm... Như thế thì DN thế nào mà đây là lực lượng sản xuất chủ yếu của nền kinh tế"
Lời xin lỗi của Thủ tướng nhận được tràng pháo tay của DN và khiến khán phòng xôn xao.
Hỗ trợ DN vừa và nhỏ
Thủ tướng cũng thông báo với các DN về dự án vay vốn ODA để thực hiện chính phủ điện tử trong kinh doanh, đưa các dịch vụ hành chính lên mức hiện đại khắc phục nhiều thủ tục “truyền thống” phiền hà.
Phát biểu trong cuộc họp, đại diện Hiệp hội DN vừa và nhỏ Việt Nam, ông Tô Hoài Nam phản ánh: Các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam đang có xu hướng đi xuống. DN lớn chỉ khoảng 2%, DN vừa cũng chỉ 2% trong tổng số các DN, số còn lại là DN nhỏ và siêu nhỏ, riêng DN siêu nhỏ (dưới 10 lao động) chiếm đến 67 %.
Từ thực tế này, ông Vũ Tiến Lộc – chủ tịch VCCI cho rằng khi tham gia hội nhập, các DN Việt Nam đang phải đứng trước thử thách lớn. Còn bà Phạm Thị Hồng Thái, đại diện Hiệp hội DN tỉnh Nghệ An thì nêu vấn đề “nhức nhối” của DN vừa và nhỏ là vấn đề vay vốn ngân hàng để nộp thuế DN. Bà cũng phản ánh Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ DN vừa và nhỏ chưa được các địa phương thực hiện sát sao.
Sau khi lắng nghe ý kiến các đại biểu DN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện giúp DN tiếp cận tín dụng tốt hơn. Đồng thời Thủ tướng cũng lưu ý các DN nên chuẩn bị sẵn vốn liếng và phương án kinh doanh khả thi để yêu cầu ngân hàng cho vay được thuận lợi.
Thủ tướng cũng hứa sẽ đưa lãi suất nợ cũ xuống thấp theo mặt bằng hiện nay, giảm nợ cho ngân hàng Thủ tướng nói.
Thủ tướng chỉ định giao cho Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh triển khai quỹ phát triển DN vừa và nhỏ ở các địa phương một cách triệt để, nghiêm túc để giúp DN tuieesp cận vốn. Ngoài ra chú trọng phát triển thị trường chứng khoán để DN không chỉ qua thị trường tín dụng mà còn có thị trường chứng khoán để huy động cho vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho hay Chính phủ sẽ tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách để DN tái cơ cấu hoạt động hiệu quả, năng suất hơn, nâng cao sức cạnh tranh. Theo Thủ tướng, Nhà nước không thể đóng cửa bảo hộ DN mà đòi hỏi phải tái cơ cấu DN để có sức cạnh tranh cao hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét