Thứ Sáu, 2 tháng 5, 2014

CHÂU Á HÌNH THÀNH LIÊN MINH CHỐNG NGUY CƠ XÂM LƯỢC TỪ TRUNG QUỐC

(GDVN) - Với chính sách bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc đã tự biến mình thành kẻ thù của gần như tất cả các nước láng giềng, Epoch Times bình luận

Ảnh: Học giả Edward Luttwak.

Epoch Times ngày 2/5 bình luận, cho đến gần đây Nhật Bản vẫn là đất nước bị hiến pháp cấm sử dụng chiến tranh để giải quyết tranh chấp quốc tế. Philippines nằm trong danh sách vi phạm bản quyền của Mỹ. Indonesia duy trì quan điểm trung lập. Không Tổng thống nào của Mỹ thăm Malaysia trong vòng 48 năm qua.

Tất cả những điều này bây giờ đã thay đổi sau khi ông Obama kết thúc chuyến công du 4 nước châu Á, gồm Nhật Bản, Philippines, Malaysia và Hàn Quốc. Một liên minh các nước châu Á hiện nay đang hình thành trong bối cảnh quân đội Mỹ đang tập trung vào châu Á. Cùng với đó là các thỏa thuận kinh tế mới, tăng cường quan hệ đối ngoại, tháo gỡ căng thẳng.

Tuy nhiên Trung Quốc không phải là 1 phần của liên minh này. Điều này là do thực tế với chính sách bành trướng lãnh thổ, Trung Quốc đã tự biến mình thành kẻ thù của gần như tất cả các nước láng giềng, Epoch Times bình luận. Trong năm qua, các hành động của Bắc Kinh cuối cùng đã thể hiện rõ hình ảnh giới chức Trung Quốc đã cố gắng xây dựng trong nhiều thập kỷ.

"Những gì xảy ra là Trung Quốc đã bỏ rơi chính sách trỗi dậy hòa bình của họ", Edward Luutwak, một chuyên gia từng tư vấn cho Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ Ngoại giao và Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ bình luận.

Trung Quốc bắt đầu giảm dần chính sách trỗi dậy hòa bình của họ khi Bắc Kinh bắt đầu phô diễn sức mạnh của mình trong tuyên bố chủ quyền ở Hoa Đông và Biển Đông (xâm phạm chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia láng giềng).

Chính cách tiếp cận hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền (vô lý, bất hợp pháp) đã dẫn tới xu thế hình thành 1 liên minh chống lại (tham vọng bành trướng lãnh thổ của) Trung Quốc.

Ảnh: Các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đang khiến khu vực và quốc tế lo ngại.

Căng thẳng lãnh thổ đạt tới cao trào tháng 11 năm ngoái khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố áp đặt cái gọi là khu nhận diện phòng không (ADIZ) đối với Hoa Đông và sau đó ban hành cái gọi là quy định nghề cá ở Biển Đông. 

Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc đã gần như đâm vào tàu cá và tàu quân sự của các quốc gia khác. Máy bay phản lực Trung Quốc bay theo, áp sát các máy bay trong khu vực, Epoch Times cho biết.

Cuối cùng, những gì Trung Quốc đã tạo ra là một môi trường vô cùng căng thẳng với ý đồ làm cho các nước khác cảm thấy sợ hãi mà từ bỏ yêu sách lãnh thổ của mình. Tuy nhiên kết quả hóa ra ngược lại hoàn toàn với mong muốn, dự tính của Bắc Kinh.

Luttwak cho rằng, tình hình hiện nay khác thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Các cuộc xung đột hiện nay với Trung Quốc rất khác: "Trong khu vực Thái Bình Dương có những quốc gia mạnh hơn Trung Quốc, GDP lớn hơn Trung Quốc và công nghệ hiện đại hơn Trung Quốc. Kết hợp lại, Ấn Độ và Nhật Bản mạnh hơn Trung Quốc."

Ông cho rằng sức mạnh của Trung Quốc đang mờ nhạt nhiều hơn sau những tháng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bị chậm lại, đặc biệt kể từ khi Trung Quốc đẩy các nước láng giềng vào tình thế phải quân sự hóa và hình thành một liên minh chống lại hành động bành trướng của họ.

Trong khi Obama công du 4 nước châu Á, Nhật Bản thông báo sẽ xây dựng một trạm radar quân sự trên đảo Yonaguni. Bắc Kinh nhanh chóng tuyên bố sẽ tuần tra, diễn tập quân sự và các hoạt động khác gần trạm radar mới của Nhật.

Theo June Teufel Dreyer, một cựu chuyên gia về Viễn Đông của Quốc hội Mỹ, cố vấn chính sách châu Á, Obama đã có những bước đi đúng đắn để bảo vệ đồng minh. Bà cũng lưu ý, Trung Quốc có khả năng sẽ kiểm tra quyết tâm của Mỹ đến đâu và căng thẳng rồi đây sẽ còn leo thang hơn nữa.

"Tôi nghĩ rằng những gì Trung Quốc đang cố gắng làm là kích động Nhật Bản để làm một cái gì đó, giống như bắn một phát súng, và sẽ tạo cho họ cái cớ để leo thang. Họ sẽ nói Nhật Bản đã làm điều này và chúng tôi đang bắt buộc phải kháng cự", Dreyer bình luận.

Đối với Hoa Kỳ, Trung Quốc đã vô tình giúp người Mỹ tăng cường quan hệ và liên minh với châu Á theo những cách thức của Mỹ. Chỉ 2 năm trước đây Nhật Bản đã sẵn sàng để yêu cầu người Mỹ rời khỏi Okinawa, nhưng quan điểm này đã nhanh chóng thay đổi sau khi Bắc Kinh tuyên bố ADIZ Hoa Đông và bắt đầu đe dọa Nhật Bản.

Tuyên bố của Trung Quốc đã buộc Mỹ làm rõ mối quan hệ quốc phòng với Nhật Bản, trong chuyến công du Tokyo vừa qua Tổng thống Obaam đã trực tiếp, công khai khẳng định rõ rằng Mỹ cam kết bảo vệ Nhật Bản, bao gồm quần đảo Senkaku.

Nguồn: Hồng Thủy GDVN

TƯỚNG CUỐI CÙNG CỦA QUÂN ĐỘI VNCH THÁO CHẠY KHỎI SÀI GÒN NHƯ THẾ NÀO?


Tướng cuối cùng chạy khỏi Sài Gòn như thế nào?
|
Trong cảnh hỗn loạn tan rã của chế độ Việt Nam Cộng Hòa, nhiều nhân vật chủ chốt đã tìm đường tháo chạy. Nhiều tướng lĩnh còn lại tự sát sau lời tuyên bố đầu hàng của Dương Văn Minh.

Sáng 30/4/1975, Dương Văn Minh (Tổng thống mới của Việt Nam Cộng Hòa) họp với những thành viên nội các mới, trong đó có Vũ Văn Mẫu (Thủ tướng), Nguyễn Văn Huyền (Phó Tổng thống), Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh,...

Dương Văn Minh nói: "Để tránh cho người dân Sài Gòn những tai họa đã xảy ra như tại Đà Nẵng (thất thủ trước đó 1 tháng), mà có thể còn tồi tệ hơn, tôi quyết định trao quyền cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam".

Đến 9h25, lời tuyên bố ngừng bắn và chờ bàn giao chính quyền được Dương Văn Minh (Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa) đọc trên Đài phát thanh Sài Gòn.

Lúc 10h45, chiếc xe tăng đầu tiên của quân giải phóng hất tung cánh cổng sắt ở Dinh Độc Lập.

Ảnh: Dương Văn Minh (Tổng thống mới của Việt Nam Cộng Hòa)

Vào giờ phút lịch sử này, hầu như toàn bộ nhân vật chủ chốt của chính quyền Sài Gòn chỉ còn lại Dương Văn Minh và 16 thành viên nội các. Trước đó, những tướng lĩnh Việt Nam Cộng Hòa từ thời của Nguyễn Văn Thiệu (từ chức và tháo chạy cách đó 5 ngày) đã tìm đường di tản theo Mỹ. Nhiều trong số tướng lĩnh đã tự sát trước và sau khi quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.

Theo chân Nguyễn Văn Thiệu tháo chạy

Sáng 28/4, máy bay lên thẳng của Hãng hàng không Mỹ đã liên tục đỗ xuống trên mái nhà Sứ quán Mỹ, nhặt đi những nhân vật đứng đầu trong bộ máy của chính quyền Sài Gòn để đưa ra Tân Sơn Nhất, nhét lên những chiếc máy bay Mỹ đã chật ních rồi chuồn ra ngoài. Một trong số đó có Cao Văn Viên (Tổng tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn). Đặng Văn Quang (tay chân tâm phúc của CIA, cựu Cố vấn an ninh của Thiệu) sáng đó lồng lộn ở Bộ Tổng tham mưu luôn mồm chửi Mỹ và Thiệu đã bỏ rơi mình.

Tối hôm trước, theo chỉ thị của Trung ương Cục tình báo Mỹ, Phân cục trưởng CIA tại Sài Gòn đã thu xếp một chuyến bay bí mật chở tay chân của Thiệu sang Philippines. Trong số đó có Nguyễn Bá Cẩn, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Khắc Bình,...

Trưa 29/4, Nguyễn Cao Kỳ đáp trực thăng riêng xuống sân Bộ tổng tham mưu thì được tin hầu hết nhân vật chủ chốt đã di tản. Mọi hy vọng tiêu tan, Kỳ quyết định ra đi. Kỳ gặp Ngô Quang Trưởng (Cựu Tư lệnh quân đoàn 1), Kỳ rủ Trưởng cùng lên máy bay. Chiếc trực thăng lượn một vòng trên bầu trời Sài Gòn rồi bay ra biển.

Ảnh: Nguyễn Cao Kỳ

8h sáng 29/4, Trung tướng Trần Văn Đôn (Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa) vẫn tới Bộ Tổng tham mưu để “nắm tin tức chiến sự mới nhất”. Đôn được Dương Văn Minh hứa đề bạt ghế Thủ tướng nhưng sau đó gạt ra. Đôn gọi cho Dương Văn Minh, đề nghị cử ngay một Tổng tham mưu trưởng mới thay cho Đồng Văn Khuyên (đã tháo chạy). Dương Văn Minh cảm ơn và cho biết đã cử tướng Vĩnh Lộc đảm nhận chức vụ này.

Gần trưa, Đôn tới dự lễ tuyên thệ nội các Vũ Văn Mẫu. Nội các này đáng lẽ Đôn phải giữ vị trí Thủ tướng mới đúng. Mẫu đang giải thích cho các bộ trưởng về thông báo vừa đọc trên đài phát thanh Sài Gòn, yêu cầu cơ quan tùy viên quốc phòng Mỹ (DAO) phải rút hết khỏi Nam Việt Nam trong vòng 24 tiếng. Lúc ấy, Đôn mới ngã ngửa người. Đôn gọi điện hỏi Martin, đại sứ Mỹ. Ông này dội thêm cho Đôn một gáo nước lạnh chấm dứt cơn mê tham vọng của viên tướng.

“Không chỉ riêng DAO mà toàn thể người Mỹ. Chúng tôi đang sửa soạn rút. Nếu ngài muốn đi thì xin mời ngài có mặt tại sứ quán lúc 14h chiều nay.” – Martin nói.

HÃY TRỞ VỀ ĐỂ THẤY ĐƯỢC SỰ THẬT!

Khoai@

Đây là tiếng nói của người Việt Hải ngoại. Những kẻ chống cộng cực đoan (cccđ) và những ai mù thông tin, hãy trở về để thấy được sự thật ở Việt Nam hôm nay.

Sự thật là...

Nước Việt Nam mới kể từ ngày ra đời 2-9-1945 cho đến hôm nay là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, bác ái của nhân loại tiến bộ.

Sự thật là...

Qua những ngày quốc lễ 30-4, 1-5 trên đất nước Việt Nam chúng ta thấy giang sơm gấm vóc sao mà đẹp vậy, nhân dân ta sao mà tràn ngập yêu thương, gắn kết vậy, tiền đồ quốc gia sang sáng láng lạ thường... và phía bên kia lề đường bộ phận người việt hải ngoại chống cộng cực đoan (CCCĐ) cố kết với đám lẻo mép, bịp bợm khoác áo dân chủ (Rận chủ) kiên trì đeo bám dai dẳng suốt 39 năm để nặn ra những luận điểm, cáo buộc bôi đen hình ảnh của ĐCS, NN, dân tộc Việt nam cũng như cổ xúy những giá trị mà chúng xem là tiến bộ, nhân văn, chính nghĩa. Vậy sự thật ở đâu?

-Nhà nước CS Việt Nam không có chính danh chính nghĩa, là con bài của CS quốc tế chống lại thế giói tự do. Nhà nước Việt Nam vi phạm hiệp định Ba Lê phá vỡ hòa bình cưỡng chiếm miền nam Việt Nam.

Sự thật là:

Ngay sau cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 thành công, ngày mùng 2-9-1945 lãnh tụ Hồ Chí chính thức tuyên bố với quốc dân đồng bào với thế giới khai sinh ra nước VNDCCH, một chính thể hợp pháp, dân chủ, đoàn kết hoàn toàn chính nghĩa được nhân dân và phong trào cách mạng thế giới ủng hộ. Với bản chất đế quốc xâm lược. thực dân Pháp cậy sự toa rập của đé quốc Mỹ, Anh đã quay lại tiến chiếm nước ta một lần nữa, nhân dân ta lại phải bước vào cuộc trường chinh vĩ đại 9 năm sau đó để làm nên một cơn địa chấn Điện Biên Phủ 1954 vang dội địa cầu. Thắng lợi Điện Biên Phủ và HĐ Giơ Ne Vơ 1954 là chiến tích vĩ đại nhất của phong trào cách mạng dân chủ, đòi độc lập giải phóng dân tộc trên toàn thế giới. Hòa bình, độc lập trong tầm tay, khát vọng tự do đang đén gần với các dân tộc Việt Nam, Cam Pu Chia, Lào. Thế nhưng siêu cường Mỹ không cam tâm chịu phí tổn chiến tranh mà mình bao thầu bị uổng phí bởi phế nhân Pháp, đồng thời nhận ra cơ hội hất cẳng đàn em giành lấy lợi ích địa chính trị vô cùng lợi hại cho chiến lược toàn cầu, đồng thời lập tiền đồn ngăn chặn làn sóng đỏ lan xuống Đông nam châu á. Để thực hiện dã tâm, Mỹ lợi dụng liên minh với Vaticăng ủy nhiệm cho tín đồ công giáo cuồng tín Ngô Đình Diệm cùng huynh đê trở về cố quốc tham chính, phế bỏ bù nhìn Bảo Đại để giành lấy ngai vàng xứ sở MNVN của tổ quốc Việt Nam. Theo logic thì quan thầy (hay chủ nhân Mỹ) sẽ nặn ra một chính thể cho đám quan quân tay sai bản xứ chui vào để lòe bịp nhân dân, che đậy mưu đồ thâm độc dài hơi của mình trước thế giới. VNCH một sản phẩm bất hợp pháp, tay sai bù nhìn phi dân tộc đã ra đời lập tức phế bỏ thỏa ước HĐ Giơ Ne Vơ về hiệp thương tổng tuyển cử lập lại hòa bình, thống nhất đất nước. Khổ nạn lại ập lên số phận Việt Nam, chiến tranh chia cắt, phân ly lòng người, kéo dài ra khát vọng độc lập, tự do, thống nhất tổ quốc. Đế quốc Mỹ càng ngày càng thể hiện vai trò chủ nhân của cuộc chiến và lộ bộ mặt xâm lược khi trực tiếp đưa QĐ viễn chinh vào tham chiếm ở MNVN, củng cố chánh thể ngụy quyền, hà hơi tiếp sức cho ngụy quân chống lại dân tộc. Không có gì quý hơn độc lập tự do, nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của ĐCS của lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhất tề đứng lên đòi lại quyền lợi dân tộc thực hiện cuộc kháng chiến nhân dân toàn diện với Miền Bắc vừa là chiến trường vừa la hậu phương lớn của Miên nam chiến trường đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, tiến lên giành độc lập thống nhất bằng chiến thắng cuối cùng sau 30 năm trường kỳ gian khổ vào ngày 30-4-1975. Tổ quốc Việt Nam thống nhất thực hiện thành công lời Bác Hồ: Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó nhất định không mao giờ thay đổi.

- Việt Nam sau chiến tranh thực hiện chính sách sắt máu áp bức nhân dân, người chế độ cũ làm cho đất nước lầm than đói nghèo một bộ phận nhân dân bỏ nước tìm đến thiên đường tự do?

Sự thật là:

Sau cuộc chiến với một gia sản đổ nát, tang thương với nhiều di chứng nặng nề: hàng triệu người đã chết và thương tật, hàng trăm ngàn hàng binh chế độ cũ để lại, vô số tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội tràn ngập...KTXH điêu tàn, nền sản xuất MNVN vô cùng nhỏ bé và lệ thuộc nước ngoài, nội lực là con số 0. KTCTXH Việt Nam thống nhất là một bàn tiệc nghèo nàn nhất có thể để phải cưu mang nuôi sống hơn 40 triệu dân. Hoàn cảnh khu vực và thế giới bất lợi cho công cuộc tái thiết, xây dựng lại sau chiến tranh, đó là sự cấu kết đồng lõa của đê quốc, phản động cùng bành trướng bá quyền, chủ nghĩa dân tộc cực đoan diệt chủng. Bọn chúng vừa tiến hành phá hoại toàn diện Việt Nam, hoạt động chống phá lật đổ từ trong nước, cô lập cấm vận từ bên ngoài. Bọn phiêu lưu bá quyền mang quân đánh chiếm xâm lược Việt Nam trên nhiều hướng. Với gia cảnh đặc biệt khó khăn như trên KTXH Việt Nam không thể phát triển nên đời sống nhân dân ta, nền sản xuất đình đón thiếu động lực phát triển.. Thế là đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế kéo dài trên nền sản xuất lạc hậu với nhiều bất cập của mô hình quản lý. Nhân dân ta lại tiếp tục thể hiện bản lĩnh đứng vững đương đầu với khó khăn, và nữa chiến tranh biên giới xung đột kéo dài. Sau nhiều nỗ lực tìm đường, đột phá Việt Nam phá vỡ dần rào cản tự thân và hàng rào cấm vận phi nhân đạo của Mỹ và đồng minh. Dĩ nhiên là một số bộ phận không chịu đựng được gian khổ, thiếu thốn, một số sẵn nghi ngờ đố kỵ và thành kiến nặng nề với NNVN nên tìm đường bỏ nước ra đi. Tiếp theo đó là hàng vạn quan cán chính chế độ cũ được xuất cảnh nhân đạo qua Mỹ và một số nước khác.

Bản lĩnh trí tuệ và đạo lý Việt Nam đã lại chiến thắng nghèo đói, bao vây cấm vận quốc tế và thực hiện hòa hợp đoàn kết dân tộc. Kỷ nguyên hòa bình phát triển ổn định KTXH đã đến. Con tàu Việt nam lại rẽ sóng băng lên phía trước.

- Việt nam thất bại trọng phát triển đất nước, KTXH yếu kém, xã hội mất dân chủ, hèn với giặc ác với dân, bán chủ quyền biển đảo?

Sự thật là:

Sự vận động thoát ra thời kỳ khó khăn đen tối nhất mà nhiều nguy cơ đe dọa đôc lập, tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ, kinh tế XH bên miệng hố khủng hoảng nặng nề, nhân dân mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo, chèo chống của ĐCS và NNVN, đến giai đoạn sửa mình và vươn lên kể từ ĐH VI ĐCSVN năm 1986 công cuộc đổi mới đã được phát động, khí thế mới đã lan tỏa khắp đất nước với nhiều thay đổi lớn lao về nhận thức CT, cải cách mô hình quản lý phù hợp, xóa bỏ quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa, chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, nghiên cứu và cập nhật sáng tạo kinh tế thị trường định hướng XHCN không thoát ly quyền lợi của nhân dân lao động. Cơ chế chính sách vi mô, vĩ mô với sự điều chỉnh liên tục lập pháp, hành pháp chuẩn hóa nền kinh tế tiệm cận khu vực và quốc tế. Quan hệ đói ngoại qua đói thoại phá vỡ thế bao vây cấm vận diễn ra cực kỳ sinh động và nhận được sự ủng hộ của nhân dân và chính phủ các nước cùng các tổ chức, định chế trên thế giới như LHQ, EU, UNESCO, FAO, IMF, UNHCR, ASEAN, ...đặc biệt thành công là bình thường hóa quan hệ Việt Trung 1992 chấm dứt xung đột mở ra giai đoạn hợp tác phát triển, bên cạnh đó là thành công lớn của phá vỡ bao vây cấm vận, hiện thực hóa quan hệ bình thường với Mỹ thiết lập bang giao gác bỏ quá khứ hướng tới tương lai năm 1994. Kể từ đó đất nước dân tộc Việt Nam đã vững tin bước vào kỷ nguyên mới là đa phương hóa, đa dạng hóa,quan hệ quốc tế, CNH-HĐH đất nước thực hiện công bằng xã hội đẩy mạnh dân chủ xác lập nhà nước pháp quyền do dân vì dân.

Trong tiến trình sôi động ấy ANCT Việt Nam thực sự ổn định góp phần thúc đẩy KTXH vươn lên mạnh mẽ. Kinh tế Việt Nam từng bước hòa nhập thế giới với nhiều cơ chế chính sách pháp luật mới mẻ ra đời bảo trợ cho nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào với phương thức sản xuất ngày càng tiên tiến hiện đại. Nền nông nghiệp vốn từ sản xuất nhỏ lẻ lạc hậu từng bước thay đổi phương thức sản xuất, song song tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước đã tiến lên đảm bảo AN lương thực và xuất khẩu lúa gạo, cà phê, tiêu,, cao su... hàng đầu khu vực và thế giới. Văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao...phát triển cả chất, lượng và quy mô đáp ứng nhu cầu học tập, hưởng thụ tinh thần và điều kiện chăm sóc sức khỏe của người dân. Việt nam đứng thứ hạng cao của thế giới về tỷ lệ người dân được tiếp cận dịch vụ viễn thông, internet cùng sách báo nghe nhìn công cộng. Song song với phát triển KTXH thì NNVN thực thi chính sách đại đoàn kết dân tộc, tự do tôn giáo tín ngưỡng toàn diện NNVN tạo điều kiện để các cơ sở thờ tự sinh hoạt tôn giáo ngày càng mở mang to đẹp với nhiều hân hoan phấn khởi của tín đồ chức sắc tôn giáo, thực hiện đạo giáo trong lòng dân tộc. Bộ mặt đô thị nông thôn ngày càng thay đổi, lột xác từ yếu kém nhỏ bé, lạc hậu thì nay đã và đang hướng đến hiện đại, quy mô phù hợp với PT KTXH từng bước cài đặt bền vững tầm nhìn dài hạn.

Để đảm bảo cho KTXH phát triển thì NNVN đặc biệt coi trọng việc đảm bảo ANCT, TTXH và ANQP với sự quan tâm đầu tư thỏa đáng có chiều sâu và tư duy mới trong bối cảnh chính trị an ninh khu vực và thé giới có nhiều diễn biến mới bất ngờ và phức tạp, căng thẳng. AN đối nội NNVN thực hiện dân chủ tập trung từ cơ sở đén trung ương, xây dựng thể chế phát luật dân sự, hình sự đảm bảo tư pháp công minh đủ mạnh để quản lý, giáo dục và răn đe hiệu quả tội phạm xâm phạm đến lợi ích quôc gia, tổ chức và cá nhân. Là một nước dân chủ hướng tới pháp quyền có quan hệ tốt đẹp với hơn 200 quốc gia Việt Nam trên thực tế không có cái gọi là tù chính trị, lương tâm. Mọi công dân được hưởng tự do chính kiến, ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật, mọi hành vi lợi dụng dân chủ gây hại đến lợi ích quốc gia, tổ chức và cá nhân sẽ bị pháp luật dân sự, hình sự chế tài qua phán xét của tòa án nhân dân.

Đát nước trường tồn, vinh hiển đương nhiên căn nhà tổ quốc phải được bảo vệ tuyệt đố an toàn và bất khả xâm phạm. QĐNDVN dưới sự lãnh đạo của Đẩng thấm nhuần truyền thống cha ông, tiếp tục rèn luyện bản lĩnh, củng cố tiềm lực cơ sở vật chất và KHCN cao đáp ứng chiến tranh BVTQ trong thời kỳ mới. Xây dựng lực lượng chính quy, tinh nhuệ, tiến lên hiện đại. Thực hiện chiến lược QP toàn dân toàn diện, phòng thủ trên cả 3 khu vực đất liền, biên giới và biển đảo. Cảnh giác và linh hoạt trong xử lý tranh chấp chủ quyền. Mưu tìm biện pháp đói thoại hòa bình trước tiên vận dụng pháp luật và thông lệ quốc tế đồng thời hiểu rõ lợi ích của các bên để chủ động giữ vững hòa bình và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Chủ động đối ngoại quốc phòng đa phương toàn diện, xây dựng lòng tin và bạn bè đối tác tin cậy.

-Trước những sự thật không thể phủ bác hay lật ngược như trên, CCCĐ và rận chủ chống phá đất nước cùng đường cắn càn là uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế bị lu mờ trước chính nghĩa VNCH !? Trước phong trào “đáu tranh” dân chủ, nhân quyền !? Cờ đỏ sao vàng (chúng gọi là cờ máu) run sợ trước cờ vàng ba sọc đỏ (dân gian gọi là cờ ba que) vớt lên từ huyệt mộ VNCH ở khắp nơi của thiên đường tự do!?

Rằng là ĐCS, NNVN không dám đối thoại và thực tâm hòa hợp với quân, dân, cán, chính VNCH !? Sợ không dám xin lỗi chánh nghĩa quốc gia (sic)...

Trơ trẽn, hoang đường và thâm ác với tổ quốc đồng bào như vậy thì cũng nên cho các vị tàn dư âm hồn VNCH biết nốt sự thật mà các vị có biết cũng không dám thừa nhận, thậm chí đau đớn dằn vặt mỗi bữa ăn giấc ngủ lúc cuối đời.

Sự thật đó là:

Nước Việt Nam mới kể từ ngày ra đời 2-9-1945 cho đến hôm nay là biểu tượng của khát vọng độc lập, tự do, hòa bình, bác ái của nhân loại tiến bộ. Một đất nước nhỏ, giàu văn hiến, truyền thống lịch sử, có bản lĩnh đấu tranh không khoan nhượng vì quyền lợi dân tộc, danh dự và quyền làm người. Việt Nam là một hiện thân của công lý, lương tri loài người là nguồn cổ vũ cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới và phong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi, Mỹ La tinh trong thế kỷ 20. Ngày nay với vị thế và nội lực mới Việt Nam càng thể hiện là một quốc gia có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế. Uy tín của Việt Nam càng ngày càng lớn ở cấp độ khu vực, quốc tế và toàn cầu.. LHQ và các tổ chức lớn nhất thế giới luôn coi Việt Nam là thành viên có uy tín có trách nhiệm và thực thi công pháp thế giới nghiêm túc. Là thành viên chính thức hoặc thành viên chủ chốt của nhiều định chế lớn như UNESCO, UNHCR, WTO, APEC, ASEM, UNDP, ECOSOC, thành viên không thường trực HĐBA LHQ...

Bằng vị thế chính danh, chính nghĩa và đầy vinh dự, uy tín, trách nhiệm lớn lao như thế Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao hơn 200 nước và vùng lãnh thổ, thiết lập đối tác chiến lược, toàn diện với 16 quốc gia lớn của thế giới (Nga, Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ý ...) và các nền kinh tế phát triển ở khác ở ĐNA (Thái Lan, Singapore, Inđônexia, Ấn Độ, Bungari và Ốtrâylia. Với sự quan hệ đa dạng đa phương sâu rộng như vậy hiển nhiên Việt Nam đã thiết lập nhiều cơ quan đại diện ngoại giao chính thức trên thế giới và biểu tượng của Việt Nam là lá cờ đỏ sao vàng năm cánh tượng trưng cho khối đại đoàn kết dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và khát vọng độc lập tự do, phát triển tung bay trên khắp năm châu, đó là lá cờ rất đỗi thân thuộc xen lẫn tự hào của nhân dân yêu chuộng hòa bình công lý thế giói.

Trước sau như một trong thời chiến cũng như sau chiến tranh kết thúc NNVN luôn nêu cao tinh thần, đạo lý dân tộc lấy chí nhân thay cường bạo, thực hiện HÒA HỢP, ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC kết nối tình đồng bào trong và ngoài nước không phân biệt quan điểm, chính kiến vì mục đích tối thượng là lợi ích dân tộc. NNVN khẳng định người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời trên cơ thể Việt Nam. Thực tế kiều bào hải ngoại là bộ phận máu thịt của tổ quốc góp phần đưa khối đoàn kết dân tộc giành thắng lợi trong BVTQ cũng như XD kiến thiết nước nhà, Xuất phát từ thực tiễn cuộc sống và thời cuộc NNVN đã và đang đẩy mạnh công tác hòa hợp đoàn kết mạnh mẽ sâu rộng, thiết thực hơn nữa để kiều bào xứng đáng là công dân đầy đủ của nước mẹ Việt Nam và đương nhiên kiều bào cũng có quyền được chia xẻ thông tin về tình hình ANCT, KTXH ở trong nước...cụ thể là Kiều bào đã tham gia nhiều cuộc hội thảo, hội nghị cộng đồng, nhiều cuộc tham quan thực tế biên giới hải đảo danh thắng và đời sống trong nước. Hỗ trợ cho NNVN thực hiện chính sách đối với người VN ở nước ngoài là các tổ chức, cá nhân truyền thông, báo chí hải ngoại, trí thức, học giả, doanh nhân, nghệ sĩ và đông đảo kiều bào khác.

Trong tháng 4-2014 vừa qua đoàn công tác của UBNNVNVNONN cùng các đại biểu kiều bào tiêu biểu ở khắp 5 châu lục tập hợp trở về chứng kiến sự đổi thay của quê hương, sự lớn mạnh của quốc gia, sự toàn vẹn lãnh thổ...để cùng lo lắng và an tâm trước vận mệnh quê nhà với đồng bào trong nước.

Nguồn: KBCHN.NET

TỪ CHỨC: THỦ TỤC VÀ Ý THỨC TRÁCH NHIỆM

Khi một người quyết định từ chức, họ đã đặt ý thức trách nhiệm tự thân lên trên, vì thế thủ tục đừng quá rườm rà.

Bộ Nội vụ cho biết bộ này đang xây dựng dự thảo nghị định về quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý.

Một trong những điểm mới của dự thảo nghị định so với các văn bản có liên quan trước đây là việc quy định rõ quy trình xem xét cho từ chức.

Trong quy trình này, người xin từ chức phải làm đơn trình bày lý do, nguyện vọng, sau đó người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định cho từ chức.

Thiết nghĩ khi một người đã từ chức thì không nên đặt ra vấn đề quá phức tạp, quá rườm rà!? Suy cho cùng từ chức là hành động tự thân mang tính chủ quan.

Vì sao ở ta lại khó từ chức?

Ở các nước có “văn hóa từ chức” thì chuyện từ chức ở các nước này được xem là bình thường. Còn ở ta thì thật hiếm hoi mới thấy có một “hiện tượng” như thế.

Có ý kiến từng giải thích việc ở ta khó từ chức vì còn một vài lý do khá tế nhị như sau: Tại nhiều nước những nhân vật có tiềm năng kinh tế sau đó mới đi vào con đường chính trị. Với họ việc làm chính trị như một sự thôi thúc chứ không phải lẽ kiếm sống. Họ đã có nền tảng kinh tế rất tốt, chuyện từ chức với họ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Còn ở Việt Nam, không khéo người ta đi làm “quan” lại thiên về mục đích kinh tế, theo cái kiểu có quyền thì sẽ có tiền, có tiền thì mới có quyền to hơn nữa. Ban đầu anh là lãnh đạo tốt nhưng quyền lực có thể làm tha hóa con người.

Mọi người đều biết một danh ngôn của sử gia nổi tiếng người Anh Lord Acton: Quyền lực thì có xu hướng suy đồi; quyền lực tuyệt đối thì suy đồi tuyệt đối. Kết luận bất hủ này được lịch sử chứng minh là đúng với hầu hết trường hợp. Lâu nay chúng ta vẫn có quan niệm gần như trở thành chính thống, rằng chức vụ của một ai đó là do nhân dân ủy thác và do Đảng chịu trách nhiệm trước nhân dân bố trí, bổ nhiệm hoặc giới thiệu ra ứng cử… Với quan niệm như vậy, người cán bộ, công chức, lãnh đạo các cấp xem việc bố trí, bổ nhiệm, lên-xuống, ra-vào là chuyện của tổ chức, còn bản thân thụ động chờ đợi tổ chức phân công làm thì làm, nói nghỉ thì nghỉ.

Công bằng mà nói, theo cơ chế thực thi công vụ của Nhà nước ta hiện nay, quả thật là khó lòng quy trách nhiệm cho cá nhân để xử lý. Mối quan hệ giữa trách nhiệm cá nhân và tập thể không phải bao giờ cũng được xử lý một cách hài hòa.

Trong hoạt động công vụ lâu nay trách nhiệm cá nhân không rõ ràng, không được đề cao thật ra cũng là điều dễ hiểu. Não trạng này bắt nguồn từ nguồn gốc sâu xa trong quá khứ. Có một thời ta đề cao chủ nghĩa tập thể một cách thái quá, cũng có thể nó đúng trong một hoàn cảnh, một giai đoạn lịch sử nào đó, ngày nay nó tỏ ra không còn thích hợp. Hệ lụy của nó là triệt tiêu cá nhân, bản sắc của từng cá thể, thui chột các suy nghĩ, sáng kiến cá nhân. Dần dần tự nguyện tan biến vào trong đó. Tìm thấy tập thể là chỗ chở che thích hợp cho cả những yếu kém của mình!

“Ngưỡng” từ chức: Phải định lượng cụ thể

Để việc từ chức khả thi thì nghị định và thông tư hướng dẫn liên quan đến vấn đề này cần quy định rất cụ thể, nhất là phải định lượng rõ những “ngưỡng” để một cán bộ là lãnh đạo, quản lý phải tự thân nghĩ đến việc từ chức.

Thí dụ như khi quy định “thấy không đủ uy tín để hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao thì có thể xin từ chức” thì phải định lượng cho rõ thế nào là “không đủ uy tín?” Muốn biết điều này thì việc lấy phiếu tín nhiệm phải đưa ra quy trình, thủ tục chặt chẽ, từ việc lấy phiếu tín nhiệm trong cơ quan đến đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ trong năm... Và có thể quy định rõ cán bộ không đủ 50% số phiếu tín nhiệm ở nơi mình công tác thì nên nghĩ ngay đến việc từ chức.

"KIỀU NỮ HẢI DƯƠNG" TỐ BỊ HIẾP DÂM Ở TP. HCM

“Kiều nữ Hải Dương” tố bị hiếp dâm ở TP.HCM

Bà N. khai: Sau khi bị hãm hiếp, bà N. “bắt đền” bằng cách bắt “thủ phạm” xoa bóp cho mình.

Vụ việc được nạn nhân cho là xảy ra vào rạng sáng 1-5 tại khách sạn MT ở đường Lê Quý Đôn, phường 6, quận 3, TP.HCM. Người tố cáo được xác định là bà PTTN (40 tuổi, quốc tịch Mỹ), người từng được biết đến với tên gọi là “kiều nữ Hải Dương” từng gây xôn xao dư luận.

Trao đổi về việc này, bà N. kể bà về Việt Nam vào đêm 24-4. Sau khi đi chơi Hà Nội với một người đàn ông, đêm 30-4 bà về đến sân bay Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, TP.HCM. Chia tay với người đàn ông trên, bà đón taxi do ông HHT (49 tuổi, ngụ quận 6) điều khiển yêu cầu chở về khách sạn MT. Bà N. kể về đến khách sạn là rạng sáng 1-5, tài xế T. phụ giúp bà mang hành lý lên phòng. Theo lời bà N., sau đó ông T. tự động khóa cửa, rồi vào tắm và thực hiện hành vi hãm hiếp bà. Theo bà N., lúc đó bà có phản ứng, có xô đẩy ông T. ra nhưng không thành công. Bà N. cho biết thêm sau khi ông T. thực hiện hành vi với bà thì bà có “bắt đền” ông này bằng cách bắt ông bóp chân, bóp tay…

Bà N. đang kể lại vụ việc. Ảnh: CTV

Bà N. kể thêm tiếp diễn là lúc rạng sáng 1-5, bà bắt một taxi khác tự đến BV Từ Dũ để lấy mẫu dịch trong vùng kín để làm cơ sở tố cáo ông T. Sáng 1-5 bà đến Công an phường 6, quận 3 tố cáo ông T. đã hãm hiếp bà. Tại đây công an có đưa bà N. đi giám định. Bà N. nói sau đó bà về lại khách sạn nghỉ ngơi và đến đầu giờ chiều 1-5 tiếp tục đến Công an phường 6, quận 3 để làm việc. Ngay sau khi tiếp nhận vụ việc, Công an quận 3 cũng có mời ông T. đến làm việc. Được biết nhiều nội dung ông này tường trình, khai báo tại cơ quan công an không trùng khớp với nội dung tố cáo của bà N.

Liên quan đến vụ việc này, một lãnh đạo của Công an quận 3 có xác nhận là trong ngày 1-5 đã có tiếp nhận nội dung tố cáo của bà N. Tuy nhiên, nguồn thông tin từ Công an quận 3 cũng cho biết thêm đêm 1-5 bà N. đã có đơn bãi nại, rút nội dung tố cáo đối với ông T. Nói về việc này bà N. nói rằng do ông T. và gia đình ông này có van xin nên bà tha thứ. Phóng viên tìm đến nhà ông T. để hỏi ông về toàn bộ vụ việc nói trên, tuy nhiên người nhà ông không tiếp chuyện, nói là ông đã đi xa.

Bà PTTN thực tế không xa lạ gì với dư luận với cái tên “kiều nữ Hải Dương” và đến nay bà cũng tự nhận với tên gọi này. Gần đây vụ việc liên quan đến bà gây xôn xao dư luận là việc bà tố cáo phóng viên báo Người Đưa Tin đã viết bài vu khống bà là nữ dâm tặc, chuyên dụ dỗ các nam tài xế của một hãng taxi trên địa bàn tỉnh Hải Dương để bắt buộc họ quan hệ tình dục trái ý muốn. Tuy nhiên, cách đây không lâu, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an tỉnh Hải Dương có thông báo trả lời đơn tố cáo của bà N. rằng không có cơ sở để cho rằng phóng viên báo Người Đưa Tin viết bài xâm phạm, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm… của bà.

HOÀNG MAI/PHÁP LUẬT

Vụ Bầu Kiên: CHƯA THỂ ẤN ĐỊNH NGÀY MỞ LẠI PHIÊN TÒA

Hiện lịch xét xử chưa được ấn định cụ thể, tuy nhiên với tình trạng bị cáo Trần Xuân Giá vẫn đang điều trị bệnh như hiện nay, nhiều khả năng có thể xử vắng mặt bị cáo này.


(PLO) - Chánh án TAND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Bình vừa cho biết, các cơ quan tố tụng của Hà Nội đã tiến hành bắt tạm giam đối với các bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang, Huỳnh Quang Tuấn trong đại án Nguyễn Đức Kiên (tức Bầu Kiên) và đồng phạm “Cố ý làm trái”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Kinh doanh trái phép” và “Trốn thuế”. Tính đến thời điểm này, đã có 8 bị cáo trong vụ đại án đã bị bắt tạm giam, còn duy nhất bị cáo Trần Xuân Giá được tại ngoại nhưng đang phải chữa bệnh.

Việc tiếp tục bắt giam 4 bị cáo trong đại án Bầu Kiên, theo luật sư bào chữa cho các bị cáo này là không cần thiết. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia pháp luật lại cho rằng việc thay đổi biện pháp ngăn chặn đối với các bị cáo này từ tại ngoại sang tạm giam là đúng căn cứ pháp luật và hết sức cần thiết, và động thái này cũng thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của các cơ quan tố tụng Hà Nội đối với tội phạm tham nhũng.

Phiên tòa sơ thẩm vụ Bầu Kiên được hoãn vào ngày 16/4 vừa qua. Theo Bộ Luật tố tụng hình sự 2003, thời hạn hoãn phiên tòa không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn. Do vậy đối với vụ án bầu Kiên và đồng phạm, thời gian mở lại phiên tòa đang được TAND TP.Hà Nội xem xét. Hiện lịch xét xử chưa được ấn định cụ thể, tuy nhiên với tình trạng bị cáo Trần Xuân Giá vẫn đang điều trị bệnh như hiện nay, nhiều khả năng có thể xử vắng mặt bị cáo này.

Đại án tham nhũng được dư luận đặc biệt quan tâm

Theo cáo trạng, Nguyễn Đức Kiên bị buộc tội với 4 tội danh. Đối với tội “kinh doanh trái phép”, cơ quan công tố cáo buộc, "bầu" Kiên đã vay hơn 2.400 tỉ đồng của Ngân hàng ACB; sau đó sử dụng tiền vay mua cổ phần, cổ phiếu của một số ngân hàng, rồi dùng số cổ phần, cổ phiếu đó để thế chấp lại các khoản vay ban đầu tại Ngân hàng ACB, tạo ra vốn ảo, gây ảnh hưởng xấu đến chính sách tài chính, tiền tệ của Nhà nước.

Đối với tội “Cố ý làm trái...”, cơ quan công tố xác định, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, "bầu" Kiên đã chỉ đạo thường trực HĐQT của ACB ra chủ trương để ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng sai quy định; ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào Vietinbank chi nhánh Nhà Bè và Vietinbank chi nhánh TP.HCM lãi suất trong hợp đồng 14%/năm, lãi suất chênh lệch ngoài hợp đồng từ 3,7-13%/năm. 

Hành vi này đã vi phạm Điều 106 Luật các tổ chức tín dụng và thông tư 02 của Ngân hàng Nhà nước quy định về trần lãi suất. Toàn bộ số tiền gửi này đã bị Huỳnh Thị Huyền Như - cán bộ chi nhánh Vietinbank Nhà Bè, TPHCM - chiếm đoạt.
Ngoài ra, từ tháng 5/2010 đến tháng 11/2011, Bầu Kiên đã chỉ đạo Ngân hàng ACB ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào 22 ngân hàng, thu số tiền chênh lệch ngoài hợp đồng hơn 247 tỉ đồng, làm ảnh hưởng đến an ninh tiền tệ và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Đối với tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, cáo trạng cho rằng, Nguyễn Đức Kiên cùng Trần Ngọc Thanh và Nguyễn Thị Hải Yến đã mang tài sản đã thế chấp đem bán nhằm chiếm đoạt 264 tỉ đồng.

Đối với tội “Trốn thuế”, cáo trạng cáo buộc, Nguyễn Đức Kiên là Chủ tịch HĐQT Cty CP đầu tư thương mại B&B không được phép kinh doanh vàng tại nước ngoài, nhưng Nguyễn Đức Kiên đã chỉ đạo ký các hợp đồng ủy thác, đầu tư tài chính có nội dung kinh doanh vàng ngoài lãnh thổ với Ngân hàng ACB và bà Nguyễn Thúy Hương (em ruột Nguyễn Đức Kiên). Tiền lợi nhuận trong thời gian từ (12/2008 – 6/2009) là 68,8 tỉ đồng. Bằng cách chuyển lợi nhuận từ DN sang cho cá nhân, Nguyễn Đức Kiên đã trốn số tiền thuế của Nhà nước là 25 tỉ đồng.

Cần thiết phải bắt tạm giam?

LS Vũ Ngọc Chi (ĐLS TP.HCM)- người bào chữa cho bị cáo Huỳnh Quang Tuấn cho rằng, việc bắt tạm giam ông Huỳnh Quang Tuấn là không cần thiết bởi bị cáo có nhân thân tốt, chấp hành nghiêm chỉnh lệnh triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng.

Tuy nhiên, phản biện lại ý kiến trên, Luật sư Nguyễn Đình Khỏe (Đoàn LS Hà Nội) cho rằng, việc bắt tạm giam đối với các bị cáo trên là rất cần thiết là đúng căn cứ pháp luật. Theo LS Khỏe, chỉ những bị can, bị cáo có nhân thân tốt, địa chỉ cư trú rõ ràng và phạm tội ít nghiêm trọng hoặc thuộc những trường hợp pháp luật cho phép (như có thai, đang nuôi con nhỏ, mắc bệnh hiểm nghèo…) thì mới được xét cho tại ngoại. Tuy nhiên, các trường hợp trên chỉ “có thể” được xét cho tại ngoại chứ không buộc hoặc đương nhiên được cho tại ngoại. Đối chiếu vào đại án Bầu Kiên thấy rằng các bị cáo đều bị truy tố, xét xử về tội đặc biệt nghiêm trọng nên không thuộc trường hợp được cho tại ngoại, việc bắt tạm giam họ để phục vụ xét xử là cần thiết.

Nguyên Phó Viện trưởng VKS Quân sự Trung ương Lê Đình Can thì cho rằng việc thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tại ngoại sang bắt tạm giam đối với bị can, bị cáo là hoạt động tố tụng hết sức bình thường. Tuy nhiên, đặt vào bối cảnh đại án Bầu Kiên thì động thái này thể hiện quyết tâm chính trị rất lớn của các cơ quan tố tụng Hà Nội đối với tội phạm tham nhũng. 

Ông Can phân tích, thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 21/8/2006 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí... trong những năm qua, ngành Tòa án nhân dân đã triển khai hàng loạt biện pháp để nâng cao chất lượng xét xử, đưa việc thực hiện cải cách tư pháp ngày càng đi vào chiều sâu. 

Bên cạnh đó, việc các tòa án địa phương tuyên phạt những mức án nghiêm khắc đối với các bị cáo trong các vụ đại án tham nhũng ở Cty cho thuê tài chính ALC, vụ án Huyền Như thời gian qua cũng làm nức lòng dư luận, thể hiện quyết tâm chống tham nhũng của ngành Tòa án theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng.

Quất Lâm và Đồ Sơn

LâmTrực@

Nếu như nói rằng Quất Lâm và Đồ Sơn không có mại dâm, các bạn có tin không?

Chả tin được đâu nhỉ? 

Nếu như cái kết luận "Chưa phát hiện gái mại dâm ở Quất Lâm và Đồ Sơn" kia là đúng thì rõ ràng chất lượng cán bộ, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của ta có vấn đề.

Và nếu như vẫn còn vì bệnh thành tích, hay xấu hổ mà che dấu sự thật rành rành ra đó thì chúng ta cần có cuộc đại phẫu.

Chỉ vài ngày sau báo cáo không phát hiện mại dâm ở Đồ Sơn của các địa phương thì cũng là lúc hàng loạt bài viết của nhiều báo đưa tin, khẳng định: tệ nạn mại dâm ở hai địa phương trên vẫn đang hoành hành.

Trước đó, như Báo Tiền Phong đã đưa tin, tại buổi tọa đàm về công tác phòng chống mại dâm và cai nghiện phục hồi tổ chức ngày 13/6, ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm, Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (PCTNXH, Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Cục đã nhiều lần chỉ đạo kiểm tra, đánh giá về tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm nhưng kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định là không phát hiện có mại dâm tại hai địa điểm này.

Các địa phương báo cáo chỉ có một vài trường hợp, không đáng kể. Theo ông Dũng, muốn khẳng định có mại dâm hay không cần phải có chứng cứ.

Báo cáo trên của các địa phương khiến nhiều người giật mình. Không giật mình sao được khi từ trước đến nay, Đồ Sơn và Quất Lâm đã “lừng danh” là “điểm nóng” về tệ nạn mại dâm, thậm chí cả du khách nước ngoài cũng biết tiếng? 

Chỉ tính riêng từ năm 2011 đến nay, cũng đã không dưới cả trăm tin, bài viết của các báo đã phản ánh thực trạng này, có cả những phóng sự dài kỳ phản ánh rõ đến từng chi tiết, tới mức dường như dư luận bị “nhờn” bởi đó là câu chuyện “khổ lắm, biết rồi, nói mãi”.

Nhưng trong báo cáo của các địa phương lại khẳng định không phát hiện có mại dâm. Kể cũng lạ. Vậy ra tất cả thông tin về tệ nạn mại dâm ở Đồ Sơn và Quất Lâm lâu nay chỉ là tin đồn nhảm? Báo chí đã phản ánh sai sự thật?

Cũng có người nói vui, hình như các địa phương đang “thách đố” dư luận. Cũng có thể.

Như để đáp trả lại lời “thách đố” trên của các địa phương, báo chí đã vào cuộc và không khó khăn để tìm ra câu trả lời: ở Đồ Sơn và Quất Lâm, mại dâm vẫn hoành hành. 

Kèm theo thông tin bài viết là hàng loạt sê-ri ảnh và cả clip được thực hiện một cách công phu như dẫn chứng xác đáng nhất để chứng minh một điều đã từng “nói mãi”.

Không rõ với những thông tin đăng tải trên hàng loạt các trang báo với tin, bài, ảnh, clip trong những ngày vừa qua đã đủ là “chứng cứ” hay chưa, chỉ biết rằng trong những ngày qua người viết bài này cố gắng liên hệ với ông Phạm Ngọc Dũng để xác thực báo cáo của các địa phương thì không gặp được. 

Điện thoại tắt sóng. Liên hệ cơ quan thì được biết “đồng chí đang bận đi công tác, không gặp được”. Thành ra dư luận muốn được nghe ý kiến trực tiếp từ ông Dũng để “thẩm định” lại “chứng cứ” về mại dâm mà báo chí nêu trong những ngày vừa qua cũng khó thật.

Dẫu biết rằng ông Dũng đang bận trăm công nghìn việc thì dư luận cũng vẫn mong ông sớm dành chút thời gian để có đôi lời nhận định về vụ việc trên cho mọi người thực an tâm, mà như nhiều người vẫn thường nói với nhau là để khẳng định rằng “lời tôi nói là được đóng bảo hiểm”, không phải là nói vu vơ.

Song thực tế thì không ít người vốn dĩ tính cẩn trọng đã tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của bản báo cáo trên, rằng biết đâu Phó trưởng phòng đã không nói thế mà do bản báo cáo bị… đánh máy nhầm. Biết đâu đấy.

Mong sao bản báo cáo trên bị nhầm bởi... lỗi đánh máy.