Thứ Sáu, 6 tháng 6, 2014

KHỞI TỐ PHÓNG VIÊN BÁO PHÁP LUẬT XÃ HỘI

Thông báo của Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an


Ngày 02/6/2014, trên Báo điện tử Pháp luật và Xã hội (http://phapluatxahoi.vn) có đăng bài báo của tác giả Minh Thắng với tiêu đề: Luật sư “tố” DN của Bộ Công an kinh doanh kiểu “bầu Kiên”; nội dung phản ánh sai sự thật về hoạt động của Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu (GTEL) thuộc Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật - Bộ Công an, làm người khác hiểu sai, giảm uy tín, mất lòng tin về hoạt động của Tổng công ty này.

Ngày 04/6/2014, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an nhận được Công văn số 253/GTEL-VP của Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu do Chủ tịch Nguyễn Văn Dư ký, khẳng định: nội dung bài báo là sai sự thật, đã xâm phạm nghiêm trọng uy tín và các lợi ích hợp pháp khác của Tổng công ty...; đồng thời đề nghị Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an xem xét, xử lý việc đăng tải bài báo trên theo quy định của pháp luật.

Căn cứ vào Công văn trên của Tổng công ty Viễn thông Toàn cầu và kết quả bước đầu xác minh của cơ quan chức năng thấy có dấu hiệu tội phạm theo Điều 258 Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 05/6/2014, Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”, xảy ra tại Báo điện tử Pháp luật và Xã hội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật./.


______________________________

Bài báo dính điều 258 :

Luật sư "tố" Doanh Nghiệp Bộ Công an khinh doanh kiểu "Bầu Kiên"

(PL&XH) - Vụ án Nguyễn Đức Kiên được tòa "hẹn" tuyên án vào sáng 9-6. Trước giờ "G", luật sư lại tìm được bằng chứng ngay cả DN của Bộ Công an cũng không đăng ký kinh doanh đầu tư tài chính mà vẫn góp vốn, mua cổ phần, chẳng khác nào "bầu Kiên".

Xin nhắc lại, diễn biến tranh tụng tại phiên tòa, luật sư Bùi Quang Nghiêm, Hoàng Đôn Hùng đều khẳng định quy buộc của VKS về tội danh “Kinh doanh trái phép” cho ông Kiên là không có căn cứ pháp luật. Theo VKS thì 5 công ty của ông Kiên trong giấy phép đăng ký kinh doanh, không có đăng ký kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, do vậy quy buộc ông Kiên tội “Kinh Doanh trái phép”, trong khi đó, các luật sư chứng minh trên cơ sở pháp lý, thì đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu không cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh.

Chính bản thân luật sư Hoàng Đôn Hùng vào đầu năm 2014 đã làm 2 hồ sơ thành lập doanh nghiệp với ngành nghề được đăng ký là “đầu tư góp vốn, đầu tư tài chính: góp vốn, mua cổ phần”, thì ngày 21-3-2014, Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KHĐT TP.HCM trả lời bằng công văn số 01777/ĐKKD-TNXL cho rằng “Hiện Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật chưa quy định về đăng ký hoạt động này”. Phòng Đăng ký kinh doanh Sở KHĐT TP.Hà Nội cũng trả lời bằng công văn số 24/ĐKKD01 ngày 18-3-2014, “Luật doanh nghiệp quy định tổ chức, cá nhân có quyền mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của luật này”.

Tại tòa, luật sư Hùng đã chứng minh bằng các bằng chứng này và khẳng định: “Góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu không phải là ngành nghề kinh doanh, mà là quyền của doanh nghiệp, không cần và cũng không thể đăng ký kinh doanh”.

Hàng loạt bằng chứng cơ quan quản lý Nhà nước “đầu tư góp vốn, mua cổ phần không cần đăng ký kinh doanh”. Ảnh: Minh Thắng

Trao đổi với phóng viên chiều 2-6, các luật sư đã cho biết, hàng loạt bằng chứng mới vừa được các luật sư thu thập được, để chứng minh hàng loạt công ty đã đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu mà trong giấy phép đã được cấp hoàn toàn không có đăng ký “đầu tư tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu”. Đặc biệt là các công ty của chính Bộ Công an cũng không hề đăng ký kinh doanh đầu tư góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, mà họ vẫn thực hiện hành vi này từ lâu nay.

Theo "điểm danh" của các luật sư này, đó là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL), Bộ Công an là chủ sở hữu công ty này. GTEL không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần, cổ phiếu. Vậy mà ngay trên Website của công ty này (http://gtel.com.vn/vi-VN/caccongtythanhvien/6/23/Default.aspx) cũng công bố công ty này góp vốn thành lập rất nhiều công ty khác, trong đó có việc góp vốn vào công ty CP Thương mại và Dich vụ Kỹ thuật GTEL và công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông GTEL. 

Như vậy, công ty TNHH Công nghệ Thông tin và Truyền thông GTEL, công ty này có chủ sở hữu là Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Mà chính Bộ Công an là chủ sở hữu của Tổng công ty Viễn thông toàn cầu (GTEL). Công ty này không đăng ký ngành nghề kinh doanh tài chính, góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu, nhưng công ty này đã góp vốn vào công ty CP Thương mại và Dich vụ Kỹ thuật GTEL… Theo các luật sư, cơ cấu góp vốn ở nhiều công ty khác, cũng minh chứng đều này. 

Các luật sư băn khoăn đặt câu hỏi, với bằng chứng này, thì ngay cả Bộ Công an cũng có công ty hoạt động đầu tư tài chính góp vốn, mua cổ phần cổ phiếu kiểu …"bầu Kiên". Liệu các DN này có bị xem xét quy buộc là “Kinh doanh trái phép” như theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra-Bộ Công an và VKSND tối cao trong vụ án Nguyễn Đức Kiên !?

Sự việc cần câu trả lời từ các cơ quan tiến hành tố tụng đang xử lý vụ án Nguyễn Đức Kiên, đặc biệt cần hồi âm rõ ràng từ phía Bộ Công an.

Minh Thắng

VÃI...CƯƠNG!

Khoai@

Đọc một stt trên Facobook của Trường Dân lập Lương Thế Vinh, mang tên cụ Cương mà thất vọng kinh khủng.

Nếu đúng stt đó là của cụ thì vãi quá. Thầy cương giờ không còn cương (được) nữa. Hi vọng đó không phải là Thầy Cương.

Định làm đôi dòng, nhưng đã có bạn Linh Nguyễn phát hiện và làm 1 entry, mình bê về cho anh em chém gió tí:

Già rồi gần xuống lỗ rồi, bổng lộc cũng chán chê rồi giờ chẳng biết làm gì hơn phải lên mạng nổ để lấy số má với thiên hạ.để thiên hạ biết mình còn là giáo sư. Đcm cũng vì đất nước lắm giáo sư thể này nên mới chẳng sánh vai với các cường quốc năm châu đấy.

Bản thân tôi rất tôn trọng các thầy giáo - nhà giáo nói chung, nhưng thực sự phát biểu của giáo sư - nhà giáo Văn Cương, hiệu trưởng trường DL LTV đã và đang khiến tôi rất bức xúc và cực kì thất vọng!

Chắc trong số các bạn tri thức, át các bạn sẽ không quên cái phát biểu "ngông cuồng" của thầy Cương khi buông ra một câu xanh rờn: Trung Quốc dốt, xâm phạm lãnh thổ của VN thì âm thầm mà làm, tuyên bố công khai để làm gì? Lúc đó phát biểu của ông ta như đã đấm vào mặt của hàng triệu tinh thần yêu nước của đồng bào ta vậy! Hồi đó tôi cũng chỉ nghĩ chắc là một phát biểu hồ đồ gây shock của vị giáo sư này. Nhưng đến giờ khi tiếp tục thấy một phát biểu thứ 2 của ông ta, tôi bắt đầu cảm thấy thất vọng và mất hết sự tôn trọng cho ông ta.

Xét về cái tình, giáo sư Cương sinh năm 1937, tức là cũng đã từng lớn lên và trải qua 2 cuộc chiến tranh, chắc ông ta cũng thừa hiểu sự tàn khốc và sự thanh lọc đến nghiệt ngã thế nào của chiến tranh. Điều đó cũng được Phùng Quang Thanh nếm trải và thậm chí là còn ở mức độ cao và khắc nghiệt hơn. Thiết nghĩ với cùng 1 hoàn cảnh sống như vậy, thậm chí với sự hiểu biết và đầu óc của một nhà giáo - giáo sư ông ta phải hiểu rằng nếu phải đánh nhau, một vị Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng với trách nhiệm của mình sẽ phải mệt mỏi hơn vạn phần, khi một câu nói của vị tướng đó có thể ảnh hưởng đến cục diện hòa bình của 1 dân tộc, của hàng triệu mạng sống khi mà người đó từng trải qua chiến tranh trong vai trò một người lính "trơn", từng bị thương trong chiến tranh sẽ hiểu rõ cái giá của nó hơn ai hết

Xét về cái lý thưa ngài giáo sư Văn Như Cương, tôi xin được vô lễ (vì tôi kém ngài về tuổi đời và học vị) khi nói rằng" NGÀI THẬT QUÁ HÈN! Mỗi người đều có quyền tự do ngôn luận riêng của mình, được quyền bầy tỏ ý kiến quan điểm riêng của mình, nếu như ngài thực sự muốn nói cho đã cái mồm, tại sao ngày ko dám trực tiếp nói lên quan điểm của mình? Tại sao ngài lại phải mượn lưng học trò để chửi xéo BQP? Tôi chắc đó không phải là hành động đẹp đẽ gì của một con người có học vị đàng hoàng, có tiếng nói được nhiều người tôn trọng

Ngài đã già, cũng chỉ còn lời nói để thể hiện một cách cố gắng rằng mình còn có ích, để níu giữ lấy những vinh quang của quá khứ, sự ngưỡng vọng của người đời đã từng dành cho ngài, thì tôi thiết nghĩ rằng ngài giáo sư, người được giới giáo dục kính trọng hết mực, cũng nên biết chọn lời mà nói, không phải chỉ là cái chuyện vừa lòng nhau, mà còn vì bao nhiêu người khác nữa, trong đó có cả các học sinh của ngài, mà tôi chắc hẳn ngài rất yêu quý chúng, và cũng bởi lẽ chẳng ai bắt một ông già râu dài đầu bạc đạo mạo như thế phải đánh nhau, những người lao lên đầu tiên trước nòng súng là những người trẻ kia. Và khi mà những đứa trẻ mà ngài sẵn sàng tuyên bố cho 0 điểm đó chính là những chiến sĩ tương lại nếu chẳng may chiến tranh xảy ra!

Tôi thực sự quan ngại sâu sắc vì giáo dục là nền tảng của 1 con người, vậy mà khi nền tảng ấy hướng cho các em mất lòng tin vào BQP, thậm chí quay ra căm ghét các lãnh đạo của nhà nước đang ngày ngày lao tâm khổ tứ giữ lấy nền hòa bình, phát triển và môi trường an lành này cho các em học tập và sinh sống thì không hiểu rồi cái xã hội này sẽ đi về đâu?

"TRÊN BẤT CHÍNH, HẠ TẤT LOẠN"

Thực sự tôi cảm thấy may mắn và thiết nghĩ ngài không có đủ phẩm cách để nhận lấy trách nhiệm chấm bài!

Và hôm nay mình cũng đảm bảo những thằng chửi ông Thanh thì là những thằng chưa bao giờ cầm súng ra trận quần nhau với địch, kể cả lão này. Hồi trước có lẽ ăn bổng lộc du học trời tây biết mẹ gì chiến tranh?

Đúng là vãi cương!



bạn nào muốn tìm hiểu phản ứng của cộng đồng mạng với phát biểu của Thầy Cương thì vào FB của bạn Linh Nguyễn để biết.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

BÈO DẠT, MÂY TRÔI

Ong Bắp cày

"Người đi xa có nhớ, là nhớ ai ngồi 
Trông cánh chim trời, sao chẳng thấy ai"

Mời nghe: "Bèo dạt mây trôi" theo phong cách mới nhá:

http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/beo-dat-may-troi-anh-khang-ft-ta-quang-thang.-CqsiesGIm.html

Ngày anh đi, cái buồn nhớ đến thắt ruột gan. Cô ra cái hồ nhỏ gần nhà, nơi anh và cô từng ra ngắm những chú thiên nga đẹp đẽ chở hai người đạp nước yêu nhau. Vẫn cái hồ ngày ấy, lướt nước hồ thong thả, những chú vịt, ngỗng ham ăn nhìn cô và anh với ánh mắt "xin xỏ" mỗi khi hai người bứt bánh mì thả xuống cho chúng ăn.

Cô lững thững ra hồ, ngồi xuống ghế và nhìn ra xa, nước mắt cứ chảy thành dòng trên đôi má thẫn thờ của cô. "Vậy là anh đi thật rồi"

Chiều tối đi học về, con đường vắng vẻ quạnh hiu, gió thốc mạnh làm tóc cô rối bời. 

Cô lẩm nhẩm hát, vừa hát, vừa rớm nước mắt.

Sáng dậy, cô khóac chiếc áo choàng dài, xỏ đôi ủng da màu vàng. Gió đông về làm cây cối ngả nghiêng rời rạc, đường phố tấp nập đầy người và xe cộ. 

Mùa đông chẳng đẹp như mọi người nghĩ khi đọc thơ hoặc nghe ai đó hát. Cái lạnh từ đâu đó chẳng biết từ bao giờ xâm chiếm lòng cô.

Nỗi cô đơn và nhung nhớ sắt seo. 

Anh rời cô vào mùa đông.

"Anh sẽ sớm về thôi. Hay là em về, chúng mình sẽ đám cưới, sẽ sinh con."

"Còn sự nghiệp chúng mình thì sao? Bây giờ còn trẻ, mới bắt đầu sự nghiêp. Sinh con, lấy gì nuôi chúng"

"Khắc có cách, ngày xưa bố mẹ cũng nghèo, bố mẹ vẫn nuôi mình được đấy thôi"

"Nhưng em không muốn con chúng mình phải thua thiệt bạn bè, em cũng không muốn giống như bố mẹ phải chuyển nhà từ Thái Bình lên tận Điện Biên. Em không muốn chưa làm được gì đã trở thành người vợ và người mẹ yên phận"

"Thôi, nói chuyện khác đi, hôm nay em đi học có mệt không?"

Buổi tối, nằm co quắp ôm con gấu nhồi bông rõ to. Chiếc giường bỗng rộng thênh thang. Cô gọi người bạn cùng nhà thỉnh thoảng ra ngủ cùng. Đêm khuya cô thức đợi anh trên Internet. Là buổi sáng sớm bên anh, anh hào hứng đón chào một ngày mới.

Cô mệt mỏi tạm biệt một ngày cũ.

"Nếu yêu em anh đã cố gắng hơn, để không phải xa em" Đôi khi thầm trách, nhưng cô cũng hiểu rằng anh luôn mong muốn về nơi ấy, khi cuộc sống thong thả và ổn định. Anh muốn là người đàn ông của gia đình, bên những đứa con kháu khỉnh và người vợ hiền.

Lòng cô như thắt lại mỗi lần thấy anh kể về những người bạn đã có gia đình với chút hờn tủi, trách móc.

Cô đã không thể hứa với anh một gia đình nhỏ, như anh mong muốn giờ phút đó.

Cô ủng hộ anh ra đi. "Sự nghiệp của anh là quan trọng nhất hiện tại. Còn điều gì đến sẽ đến" Cô động viên anh, và cũng như tự nói với mình.

Ngày đầu yêu anh cho đến giờ phút cuối anh ra đi, cô vẫn luôn cho rằng anh và cô sẽ có một kết thúc thật có hậu, như câu truyện cổ tích mà cô và anh vẫn hàng ngày kể cho nhau nghe.

"Em còn yêu anh ấy không?" Người bạn trai mới của cô hỏi với đôi mắt hơi buồn.

"Em yêu anh, đừng suy nghĩ vẩn vơ nhé!"

"Mình sẽ xây ngôi nhà tương lai của mình thế này nhé", bạn trai cô hào hứng vẽ hình lên quyển sổ tay. Ánh mắt anh lấp lánh hạnh phúc.

Vậy đó, rồi cuối cùng cô cũng sẽ theo cánh chim trời quay về nơi đó. Với ngôi nhà, với tình yêu, có điều, không phải với anh...

Cô thầm xin lỗi anh vì đã không đủ nghị lực, không đủ lòng tin và quyết tâm. Nhưng cô biết, rồi họ cũng sẽ hạnh phúc, mặc dù không phải bên nhau.

"Hẹn anh kiếp sau, anh nhé!"

ĐUỐI LÝ, TRUNG QUỐC QUAY SANG ĐỔ LỖI

Truyền thông Trung Quốc hôm qua lại dùng giới chuyên gia đổ trách nhiệm cho Mỹ gây ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc xung quanh vấn đề biển Đông.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (giữa) cùng Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso (trái) và Chủ tịch Hội đồng châu Âu Herman Van Rompuy (phải) tại Brussels ngày 4-6. Theo Hãng tin Nhật Kyodo News, tại Hội nghị thượng đỉnh G7 ở Bỉ, Thủ tướng Abe sẽ đưa ra thông điệp về quan điểm của Nhật trong việc giữ gìn ổn định ở biển Hoa Đông và biển Đông. Hành động gây hấn của Trung Quốc trên biển đang ngày càng bị lên án tại các diễn đàn chính thức của quốc tế - Ảnh: Reuters

Động thái trên nhằm chữa thẹn sau khi Trung Quốc đã một phen “mất mặt” ở Đối thoại Shangri-La 13, vừa kết thúc hôm 1-6 tại Singapore. Đồng thời, bị cộng đồng quốc tế “vạch mặt” là “kẻ gây hấn” sau khi những hình ảnh hành xử không mấy tốt đẹp của Trung Quốc đối với tàu chấp pháp Việt Nam ở biển Đông đã được phóng viên các hãng tin quốc tế ghi nhận từ cuối tháng 5 đến nay.

Đổ lỗi cho Mỹ

Cổng thông tin Chính phủ Trung Quốc và Thời Báo Hoàn Cầu đã thay phiên nhau cho đăng bài xã luận “Mỹ nên bị quy trách nhiệm trong căng thẳng Việt Nam - Trung Quốc”.

Đây là giọng điệu của truyền thông Trung Quốc mỗi khi đuối lý trong các vụ tranh chấp, họ thường mượn miệng của giới học giả, chuyên gia phát loa “đổ thừa” theo kiểu “chó càn cắn giậu”.

Tác giả bài viết - nhà nghiên cứu Đổng Xuân Lĩnh, thuộc Viện Quan hệ quốc tế đương đại của Trung Quốc (CICIR) - suy diễn rằng tình hình tranh chấp trên biển Đông giữa Việt Nam - Trung Quốc leo thang đến mức xung đột chỉ ngay sau chuyến viếng thăm Việt Nam hôm 7-5 của ông Daniel Russel - trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương.

Ông Đổng bình luận rằng với sự hậu thuẫn của Mỹ, Việt Nam bắt đầu chống lại Trung Quốc mạnh hơn và “làm quá” vấn đề ở biển Đông khi tổ chức các cuộc họp báo quốc tế, cũng như điều thêm tàu đến ngăn cản những hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 ở biển Đông.

Ông Đổng cáo buộc sự trỗi dậy của Việt Nam trong các cuộc tranh chấp này có “bóng dáng” của Mỹ với vai trò bên thứ ba. Và Mỹ đã lợi dụng tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như các cuộc tranh chấp khác ở biển Đông để kiềm chế Trung Quốc.

Bài xã luận cáo buộc Mỹ đang “giả nhân giả nghĩa” khi can thiệp vào những vấn đề giữa Việt Nam - Trung Quốc nhưng thực chất Washington đang muốn lợi dụng tình hình quốc tế để hồi phục lòng tin của người dân Mỹ.

Bài báo còn giở giọng đe dọa rằng Washington sẽ không đạt được gì từ chiến lược can thiệp này mà trái lại đã mất rất nhiều thứ. Cụ thể, Washington phải trả giá bằng hiện trạng mối quan hệ Mỹ - Trung đang bị phủ bóng đen. Ông Đổng còn nặng lời cho rằng “tiếng kêu gào của các nước ở biển Đông đang đánh thức một con chó ở Mỹ”?

Nhà nghiên cứu “diều hâu” này còn dọa rằng các nước ở biển Đông vì quá tin vào sự ủng hộ của Mỹ mà quên đi lợi ích của mình trong mối quan hệ với Trung Quốc. Nếu Mỹ tiếp tục chiến lược kiềm chế Trung Quốc thì chính Mỹ sẽ không thoát khỏi thế “tiến thoái lưỡng nan”, khi sử dụng các đồng minh là những nước nhỏ hơn Trung Quốc.

Khẳng định tấn công tàu Việt Nam để lấy lòng trong nước

Các cơ quan truyền thông chính thống của Trung Quốc lại đưa tin không đúng sự thật về tình hình tại khu vực mà họ hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 ngay trong vùng biển của Việt Nam theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Mới đây, truyền thông nước này còn trơ tráo cáo buộc ngược rằng Việt Nam đang gây hấn với họ bằng việc điều thêm tàu đến khu vực trên. Trong khi chính Bắc Kinh mới là bên gây căng thẳng khi điều cả tàu hộ vệ tên lửa, máy bay trinh sát điện tử, máy bay cánh bằng tiếp cận các khu vực có tàu chấp pháp của Việt Nam trên vùng biển Hoàng Sa.

Hôm 3-6, Đài phát thanh nhân dân trung ương Trung Quốc (CNR) và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) đưa tin tàu hải cảnh 46015 đã đâm vào tàu cảnh sát biển 2016 của Việt Nam gây hư hại nặng hôm 1-6.

CNR còn ngạo mạn kể rằng trước đó, tàu của Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công tàu kiểm ngư 635 tại vùng biển quanh nơi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, vốn thuộc vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên CNR và CCTV phát tin về các vụ tàu Trung Quốc tấn công tàu Việt Nam. Dù với ý đồ muốn cho dân Trung Quốc thấy rằng “tàu của họ” mạnh hơn nhưng có lẽ động thái này đã gây hiệu ứng ngược.

Những điều mà hai cơ quan truyền thông lớn vào bậc nhất Trung Quốc đưa tin đã phủ nhận tất cả nỗ lực “đổ lỗi” cho “bên thứ ba” mà Trung Quốc đang thực hiện. Bắc Kinh cũng đã tự “vạch áo cho người xem lưng” khi những hình ảnh này đã được báo chí quốc tế dẫn lại với góc nhìn khách quan hơn.

Sau khi tường thuật những gì mà CNR và CCTV đưa tin, Hãng AFP dẫn lời giới chuyên gia quốc tế nhận định nhà cầm quyền Trung Quốc đang tìm cách lấy lại sự ủng hộ trong nước bằng việc thực hiện những động thái cứng rắn trong các cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển.

MỸ LOAN

HÀNH VI MỚI CỦA TRUNG QUỐC ĐÁNG SỢ HƠN "CỬU LONG KHUẤY BIỂN"

Tờ Wall Street Journal (Mỹ) ngày 4.6 có bài viết cho rằng, những động thái hung hăng của Trung Quốc (TQ) trên Biển Đông là sản phẩm của chính sách đối ngoại thiếu nhất quán, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh của nhiều cơ quan chính phủ TQ mà người ta gọi là "những con rồng khuấy biển" (như ngư chính, hải giám, hải cảnh, dầu khí...), trong đó kẻ nào hiếu chiến nhất thường giành được lợi thế.

"Cửu Long khuấy biển"

Chính sách kèn cựa, không ai chịu nhường ai của các con rồng TQ được gọi dưới cái tên mỹ miều "Cửu Long khuấy biển", và nó đã thay thế cho cách tiếp cận trật tự, thân thiện hơn với khu vực trong những năm 1990. Nhưng những động thái mới nhất của TQ đã gióng lên tiếng chuông cảnh báo với Mỹ và các nước láng giềng của TQ, trong đó đáng kể nhất là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam (VN). 

Dường như đây không phải là kết quả của một sự hỗn loạn trong chính sách, mà là kế hoạch có chủ ý. Các nhà phân tích an ninh đối ngoại cho rằng, hành động này dường như có sự tập trung phối hợp ở cấp cao nhất. Nếu đúng như vậy, điều đó cho thấy, chính sách không nhượng bộ của TQ về tranh chấp lãnh thổ ngày càng gay gắt hơn. Và do đó sẽ rất khó khăn để hy vọng về một sự thỏa hiệp, vốn đang hết sức cần thiết để tránh bùng phát xung đột nghiêm trọng trong khu vực.

Cuối năm ngoái, TQ thành lập Uỷ ban An ninh siêu quyền lực, một phần nhằm mang lại trật tự cho "9 con rồng", bao gồm Quân Giải phóng Nhân dân TQ, các cơ quan thực thi hàng hải và những tập đoàn năng lượng khổng lồ thuộc sở hữu nhà nước. "Cửu Long" là chính sách đối ngoại được thực hiện vì những mục đích hẹp hòi của chính họ. Hầu hết các cơ quan này không có kinh nghiệm về đối ngoại. Một số thường có hành động hiếu chiến để cạnh tranh với các cơ quan khác trong việc xin phân bổ ngân sách. Một số khác (chủ yếu là chính quyền địa phương) cố gắng mở rộng hoạt động kinh tế trong các vùng tranh chấp, nhằm mục tiêu tập trung vào tăng trưởng kinh tế. Mặc dù động cơ của các bộ ngành chỉ là tranh giành lợi ích cục bộ, nhưng lại có tác động lớn đến đối ngoại.

Trơ tráo khẳng định chủ quyền

Sau khi Uỷ ban An ninh quốc gia siêu quyền lực của TQ được thành lập, những động thái ngang ngược của TQ không còn được xem là sai lầm chiến thuật nữa. vậy câu hỏi đặt ra là, mục đích chiến lược mà TQ đang theo đuổi là gì? Kể từ khi giới lãnh đạo mới lên nắm quyền, "giấc mơ Trung Hoa" ngày càng được hun đúc, với ý tưởng khôi phục lại vị trí thống trị của TQ trong khu vực. Trong số đó, TQ đặt mục tiêu giành lại cái mà họ gọi là "lãnh thổ đã mất" vào tay Nhật Bản, sở hữu vùng biển của các nước Đông Nam Á, trong đó có VN và Philippines. 

Do đó, không có gì khó hiểu khi TQ cùng một lúc gây ra hàng loạt cuộc đối đầu với nhiều quốc gia Châu Á. Tàu thuyền TQ liên tục xâm phạm vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, mà TQ gọi là Điếu Ngư. Hành động này khiến Thủ tướng Shinzo Abe thúc đẩy lập trường quân sự cứng rắn hơn, nhờ điều đó mà vị thế của ông Abe ngày càng được tăng cường trong khu vực.

Tương tự, giàn khoan Hải Dương 981 mà TQ hạ đặt trái phép ở vùng biển không có nhiều hy vọng về trữ lượng dầu khí của VN, là hành động khiêu khích có chủ ý, được thúc đẩy bằng động cơ chính trị hơn là cơn khát tài nguyên. Trong khi đó, chịu áp lực của TQ, Philippines quyết định kiện TQ lên tòa án của LHQ. VN cũng tuyên bố cân nhắc có hành động pháp lý tương tự như vậy.

Nhiều chuyên gia phân tích chính sách và các quan chức cao cấp ở Mỹ và Châu Á cho rằng, thời điểm đã được TQ tính toán kỹ càng. Nó phản ánh niềm tin của TQ rằng, TQ đang đối phó với một tổng thống Mỹ yếu kém, sau thất bại trong việc can thiệp quân sự vào Syria và Ukraina. Do đó, TQ tin rằng, có cánh cửa cơ hội để nước này trơ tráo khẳng định chủ quyền trong khu vực. 

Tuy nhiên, trên thực tế, căng thẳng đã bùng phát tại Đối thoại Shangri-La 2014 ở Singapore, nơi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cáo buộc TQ "hành động đơn phương, gây bất ổn" ở Biển Đông. Trong khi đó, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội TQ Vương Quán Trung mạnh mồm phản bác, nói rằng, phát biểu của ông Hagel "đầy tính bá quyền, từ ngữ hăm dọa, khiêu khích và thách thức TQ". 

Richard Rigby - cựu nhà ngoại giao Australia, hiện là giám đốc điều hành Trung tâm TQ tại Đại học quốc gia Australia - nói rằng, cách thức của TQ có thể tóm tắt như thế này: "Cứ xông tới ở những nơi có thể". Ông cũng lưu ý tới một loạt vấn đề mà TQ phải đối mặt trong nước. "Trong những tình huống đó, anh không thể tỏ ra yếu ớt trên trường quốc tế" - ông Rigby nói. Đối với khu vực quanh năm lo ngại về sự trỗi dậy của TQ, "Cửu Long" cũng đã đủ đáng sợ. Tuy nhiên, những hành vi mới nhất của TQ, còn khiến người ta lo lắng hơn nhiều.

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982: CHUYỆN KỂ TỪ BÀN HỘI NGHỊ

Ong bắp cày

Công ước Luật biển 1982: Chuyện kể từ bàn Hội nghị

Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước xác định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước về vấn đề biển, đảo và hiện nay đã trở thành công cụ pháp lý quốc tế quan trọng nhất để phân định các vùng biển, giải quyết các bất đồng và tranh chấp về biển
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh và các cán bộ ngoại giao Việt Nam tại Liên hợp quốc năm 1977.

May mắn có mặt tại Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về Luật biển với tư cách là Trưởng đoàn Việt Nam, Đại sứ Võ Anh Tuấn đã dành một chương để kể về quá trình Việt Nam tham dự Hội nghị, cũng như những giá trị pháp lý quốc tế quan trọng mà Hội nghị này đạt được, trong hồi ký ngoại giao Thanh thản một cuộc đời của mình.

Từ khi thành lập năm 1945, Liên hợp quốc đã ba lần tổ chức Hội nghị chuyên đề về biển nhằm mục đích soạn thảo một bộ luật quốc tế mới về biển đảo, phù hợp với tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ hai, thể hiện những tiến bộ vượt bậc về khoa học - kỹ thuật của thế kỷ XX, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của tất cả các nước có biển và không có biển, đã phát triển và đang phát triển, hạn chế sự thao túng trong nhiều thập kỷ của một nhóm nhỏ các cường quốc hàng hải.

Tuy nhiên, Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ nhất (1958) và lần thứ hai (1960) về luật biển đã thất bại vì không soạn thảo được một văn kiện pháp lý quốc tế về biển đảo mà tất cả các nước đều có thể chấp nhận.

Xuất phát "giữa đường"

Việt Nam là một quốc gia ven biển, có bờ biển dài hơn 3.200 km, có gần 2.800 hòn đảo lớn nhỏ và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam mong muốn góp phần vào việc xây dựng một bộ luật quốc tế về biển phù hợp với tình hình mới, đáp ứng quyền lợi chính đáng của nước mình - nhất là về kinh tế, an ninh và quốc phòng. Đồng thời, tăng cường hợp tác quốc tế trong việc sử dụng biển, đảo và đại dương vì hòa bình, hữu nghị và hợp tác để phát triển.

Tuy nhiên, do chính sách phân biệt đối xử của các thế lực thù địch, Việt Nam không được mời tham dự Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần thứ nhất và lần thứ hai. Đến Hội nghị lần thứ ba, Việt Nam cũng không có tên trong danh sách các nước tham dự ngay từ đầu. Đến năm 1977, bốn năm sau khi Hội nghị bắt đầu, khi Mỹ không còn dùng quyền phủ quyết chống lại Việt Nam, cũng là khi nước CHXHCN Việt Nam sắp trở thành thành viên thứ 149 của Liên hợp quốc thì Việt Nam mới được mời dự Hội nghị. Đó là khóa họp lần thứ sáu của Hội nghị, diễn ra tại New York từ ngày 23/5-15/7/1977.

Vì Hội nghị họp xen kẽ giữa hai địa điểm New York (Mỹ) và Geneva (Thụy Sỹ), mỗi năm họp hai khóa, mỗi khóa kéo dài khoảng hai tháng nên Đoàn Việt Nam tham dự chậm mất năm khóa họp. Anh em trong Đoàn vừa khẩn trương tìm hiểu những nội dung mà Hội nghị đã bàn thảo, vừa tham gia thảo luận những vấn đề nêu trong Chương trình nghị sự. Đây là một công việc khó khăn, phức tạp vì có liên quan trực tiếp đến chủ quyền quốc gia và quyền lợi cơ bản của các nước.

Công cụ pháp lý quan trọng nhất

Tại Hội nghị, các nước tập hợp nhau lại theo những "nhóm quyền lợi" thiết thân về biển đảo như Nhóm các nước ven biển, nhóm các nước không biển, nhóm các quốc gia quần đảo, nhóm các nước có thềm lục địa rộng và nhóm các nước không có hoặc có thềm lục địa hẹp… Hội nghị diễn ra trên tinh thần vừa hợp tác, vừa đấu tranh hết sức quyết liệt, nhưng thật sự cầu thị, cùng nhau tìm ra những giải pháp mà các nhóm quyền lợi đều có thể chấp nhận.

Đoàn Việt Nam đã nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao, vừa bảo vệ lợi ích quốc gia, vừa tích cực góp phần vào việc hoàn chỉnh một bộ luật biển quốc tế đồ sộ, phản ánh quyền lợi chính đáng của các nước, nhất là các nước mới giành được độc lập dân tộc.

Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ ba về luật biển, với sự tham dự của các nước thành viên Liên hợp quốc, kéo dài trong chín năm (1973-1982), kết thúc bằng việc ký kết Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 tại Jamaica. Công ước được đánh giá là Bộ luật quốc tế về biển hoàn chỉnh nhất từ trước tới nay, là văn kiện pháp lý quốc tế hiện đại quan trọng nhất, chỉ sau Hiến chương Liên hợp quốc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, Công ước xác định rõ cơ chế giải quyết tranh chấp giữa các nước về vấn đề biển, đảo và hiện nay đã trở thành công cụ pháp lý quốc tế quan trọng nhất để phân định các vùng biển, giải quyết các bất đồng và tranh chấp về biển đảo.

Tuy nhiên, kể từ khi kế thừa đường lưỡi bò do chính quyền Quốc dân đảng đưa ra vào năm 1947, chính quyền Bắc Kinh không từ bỏ thủ đoạn nào, kể cả đe dọa vũ lực hòng ép các nước ven Biển Đông chấp nhận đòi hỏi chủ quyền của mình trên 80% Biển Đông, mặc dù Trung Quốc đã tham gia đàm phán, ký kết và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982.

(Lược trích hồi ký ngoại giao Thanh thản một cuộc đời của Đại sứ Võ Anh Tuấn)

Ít ra nhà mềnh vẫn có tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống, tuy nhiên chí nhân quả thật là to lớn cường bạo khó lòng đe nẹt, thời nào cũng vậy không có điều tiên quyết này thì không bao giờ có danh dự Việt Nam như hôm nay.

Nghỉ chém rồi, thấy chó điên cắn càn lại vung...chém tiếp.

Bài chép từ đây: TTVNOL

ÔNG TẬP CẬN BÌNH NGHĨ GÌ KHI XEM CLIP NÀY?

LâmTrực@


Trong lịch sử, Trung Quốc vẫn nổi tiếng là một quốc gia xảo trá, tàn bạo và tham lam vô độ. Nhưng câu chuyện về sự xảo trá và dã man đó còn kéo dài đến tận hôm nay, ngay trong thế giới văn minh này.

Trong sự kiện biển Đông, việc Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan khổng lồ 981 vào hạ đặt trái phép tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm cho người Việt và cộng đồng quốc tế phản ứng quyết liệt. Bản chất của vấn đề chính là mục đích địa chính trị được khoác áo kinh tế, và là hành động xâm lược Việt Nam của Trung quốc. 

Đã hơn một tháng trôi qua, bất chấp phản đối ôn hòa của Việt Nam và quốc tế, Trung Quốc vẫn duy trì giàn khoan trong lãnh thổ Việt Nam với đông đảo các máy bay, tàu chiến, và các tàu cá (bản chất là tàu quân sự đội lốt tàu cá), đồng thời liên tục có những hành động khiêu khích vũ trang hòng tạo cơ châm ngòi cho một cuộc chiến cục bộ, chớp nhoáng. 

Đỉnh điểm của sự kiện chính là Trung Quốc đã có những hành động vô nhân tính đối với ngư dân Việt Nam ngay trên chính vùng biển quê hương của họ. Nhiều tàu cá của ngư dân đã bị Trung Quốc đập phá, cướp bóc tài sản và ngư cụ, và có những tàu cá của ngư dân đã bị Trung Quốc cố tình đâm chìm và bỏ mặc họ thoi thóp giữa trùng khơi, thậm chí còn cố tình ngăn cản các tàu cá khác đến cấp cứu nạn nhân. 

Ngay sau đó, bất chấp sự thật, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã lên truyền hình phủ nhận, và trơ tráo đổ lỗi rằng: "tàu của Việt Nam quấy rối giàn khoan và tự lật". Nực cười hơn, ngày hôm qua, chính các báo của Trung quốc đã công khai 'tự sướng" với nhau bằng cách thừa nhận đã đâm chìm tàu cá của Việt Nam. Điều đáng nói là ngay khi đó, chính các tướng lĩnh và lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc vẫn ngông ngênh tuyên bố, không có chuyện tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

Tất nhiên, vải thưa không che nổi mắt thánh, sự thật chính là chân lý, và nó đã được phơi bày cho toàn thế giới biết rõ bộ mặt tàn bạo kiểu Thiên An Môn của Trung Quốc được trang điểm bởi lớp phấn son "Trỗi dậy hòa bình".

Một đoạn clip ghi lại cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm tàu cá ĐNa 90152 vào 16g ngày 26-5 vừa được công bố là bằng chứng không thể chối cãi việc tàu Trung Quốc gây rối trên biển Đông.

Đây là hình ảnh được cắt ra từ clip quay bằng điện thoại di động của ngư dân:




Clip dài 2 phút 31 giây ghi lại toàn bộ cảnh tàu Trung Quốc to lớn rượt đuổi, đâm và nhấn chìm hoàn toàn tàu cá ĐNa 90152 của bà Huỳnh Thị Như Hoa (Q.Thanh Khê, TP Đà Nẵng) vào hồi 16g ngày 26-5 vừa được Đài phát thanh - truyền hình Đà Nẵng và VTV công bố ngày 4-6.

Trong clip, ban đầu chúng ta thấy tàu cá số hiệu ĐNa 90152 đang chạy song song với một tàu cá khác của Việt Nam, phía sau là hai chiếc tàu vỏ sắt khổng lồ của Trung Quốc đuổi theo, và chỉ đúng 30 giây sau mũi của chiếc tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc đã đâm vào đuôi của tàu cá ĐNa 90152.

Giọng nói của một ngư dân Đà Nẵng được clip ghi lại rất rõ: “Tách ra, nó (tàu Trung Quốc) tách hai tàu (Việt Nam) ra”. Ngay sau đó giọng cũng của ngư dân nọ hốt hoảng la lên: “Nó tông luôn rồi kìa”, tiếp sau đó là tiếng la í ới.

Sau cú đâm đầu tiên, chiếc tàu cá ĐNa 90152 vẫn đang cố rướn máy chạy thoát lên phía trên. Nhưng chỉ một phút sau chiếc tàu Trung Quốc tiếp tục lao thẳng tới và gần như nuốt trọn, nhấn chìm hoàn toàn chiếc tàu cá của ngư dân Việt Nam. Sau cú đâm quá mạnh, chưa đầy 10 giây sau tàu cá ĐNa 90152 gần như chìm hẳn. 

Không có gì khác hơn để nói: Dã man!

Đây là clip:

<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/H5HK1JnJ0Ds" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Không hiểu, ông Tập Cận Bình và nhân dân Trung Quốc nghĩ gì khi xem cảnh này?

----------------
Entry này có sử dụng clip trên mạng YouTube.