Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

CƯỜNG QUỐC GÌ?

Thế giới hiện có nhiều cường quốc. Mỹ là số 1, cả kinh tế lẫn quân sự. Nga là cường quốc quân sự, Nhật là cường quốc kinh tế. Còn Trung Quốc là cường quốc gì?

Tàu Trung Quốc hung hăng tấn công tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tại khu vực giàn khoan Hải Dương-981 - Ảnh: Mai Thanh Hải

Về dân số, Trung Quốc bằng ¼ thế giới, bỏ xa các cường quốc Mỹ, Nga, Nhật. Chả lẽ gọi là cường quốc dân số? Về kinh tế, tổng GDP Trung Quốc xếp thứ 2, sau Mỹ và trước Nhật. Nhưng tài sản của Trung Quốc 1,4 tỉ dân nhiều hơn 130 triệu dân Nhật có gì đâu để nói?

Có người bảo Trung Quốc là cường quốc chơi xấu khắp thế giới, nhất là với các nước láng giềng mà đặc biệt Việt Nam với vô vàn trò đểu. Nếu Liên Hiệp Quốc có cuộc thống kê thì chắc chắn Trung Quốc là cường quốc bị thiên hạ ghét nhất? Chẳng có cường quốc nào lại hành xử hạ cấp như Trung Quốc. Lân bang của Trung Quốc, nếu không chịu thuần phục thì suốt đời phải đối phó vất vả vì đối phương không từ bỏ bất cứ thủ đoạn bẩn thỉu nào, miễn là ức hiếp được mấy nước nhỏ. Kẻ khác bảo Trung Quốc luôn nói một đằng, làm một nẻo, quen thói lật lọng. Điều này thiên hạ đã rất tỏ tường.

Ai đời là cường quốc, là 1 trong 5 thành viên có quyền phủ quyết của Liên Hiệp Quốc, đáng lẽ phải luôn gương mẫu tôn trọng các nước khác thì Trung Quốc cứ làm ngược lại. Ức hiếp và chiếm đảo của Philippines, bị kiện ra tòa án quốc tế, đường đường vỗ ngực là cường quốc mà không dám ló mặt đến tòa. Chỉ có kẻ gian mới sợ tòa án, sợ sự minh bạch và ánh sáng công lý. Mấy năm nay, cứ suốt ngày rình mò bắt nạt ngư dân Việt Nam không có nửa tấc sắt tự vệ. Từ đâm húc tàu, đánh đập ngư dân, bắt cóc đòi tiền chuộc, phá hỏng thiết bị, ăn cướp tài sản và cả tôm cá của ngư dân đánh bắt được. Hở một chút là lên giọng đe nẹt, cứ đòi dùng vũ lực dạy người thân cô. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh ngược lại, ai đã dạy ai. Gần nhất là “bài học dạy ngược lại” của người Việt dành cho quân xâm lược Trung Quốc vào tháng 2.1979.

Hà hiếp ngư dân Việt Nam chưa đủ, cả tháng nay Trung Quốc ngang ngược kéo giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển Việt Nam. Nếu biển của Trung Quốc sao cả thế giới lên án? Sao phải đưa hơn trăm tàu thuyền và máy bay hung hăng canh chừng, bảo vệ. Suốt ngày đâm, húc, xịt vòi rồng và cả ném đá vào tàu Việt Nam. Nếu giàn khoan này ở biển Trung Quốc, tàu các nước bén mảng tới, dù là vô tình, Trung Quốc đã thẳng thừng tiêu diệt. Vừa ăn cướp vừa la làng nhưng chỉ lừa được những người dân Trung Quốc bị nhồi sọ và bưng bít thông tin. Giàn khoan Hải Dương-981 đã vứt bỏ mặt nạ đạo đức giả cuối cùng của chính quyền Trung Quốc. Là dịp may hiếm có thức tỉnh những người Việt u mê và cả tin vào “hữu nghị viển vông”, là cơ hội xóa bỏ hiềm khích, đoàn kết hợp lực giữ nước và thoát dần sự lệ thuộc nguy hiểm vào Trung Quốc.

Từ năm 2000 đến nay, nhập khẩu Trung Quốc vào Việt Nam tăng hơn 110 lần. Nhập siêu thương mại Việt - Trung năm 2013 là 23,7 tỉ USD. Các dự án của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam đa phần đều chậm tiến độ, đội giá, thiết bị lạc hậu, kém hiệu quả và kéo theo hàng chục ngàn lao động trái phép. Nhiều dự án còn xâm hại an ninh quốc phòng. Thoát dần sự lệ thuộc là thoát khỏi hiểm họa bị hàng Trung Quốc “ướp xác từ lúc còn sống”, bởi Việt Nam là thị trường béo bở của hàng thải, hàng độc hại "made in China". Việt Nam vẫn giao thương với Trung Quốc nhưng bình đẳng, tôn trọng nhau, cùng có lợi chứ không bị lép vế và thua thiệt đủ bề như hiện nay. Chơi với ma dễ thành tà. Việt Nam không thể chọn láng giềng nhưng có thể chọn bạn chí cốt.

Giàn khoan Hải Dương-981 trước sau cũng phải rút về. Cả thế giới sẽ không ngồi yên để Trung Quốc tự tung tự tác. Kẻ cướp, một khi không bị pháp luật xử lý, không được ngăn ngừa, thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Hôm nay Việt Nam là nạn nhân, ngày mai sẽ là những nước khác. Cái xấu phải được chặn đứng. Có người bảo Trung Quốc hành xử như con nít, như hàng tôm hàng cá. Nói vậy có tội vì con nít chưa làm chủ hành động của mình nhưng thật thà, có sao nói vậy. Hàng tôm hàng cá, có người ít học; đôi khi nói năng bốc đồng, đốp chát chứ không có kiểu “vừa ăn cướp vừa la làng”. Cả tháng nay, Trung Quốc đang chứng tỏ mình là cường quốc xịt vòi rồng và ném đá, từ tàu cá đến tàu cảnh sát biển và kiểm ngư Việt Nam.

Bùi Nguyễn Thiên Du (*)

(*) Bài viết thể hiện văn phong và góc nhìn của tác giả, một doanh nhân sống và làm việc tại TP.HCM

CẤM....BẤY ĐẠI

Ong Bắp Cày
Hòa Thượng Thích...

Đang mềm mại êm ái đầy chất thơ bên góc nhà, kín đáo không bỏ hoang. Bỗng một bóng người từ từ, từ từ tiến đến, mỗi lúc mỗi gần.

Xem nào - Được của nó đấy chứ?

Xử lý thế nào đây? Áo vàng tiến mỗi lúc lại gần, những bước đi như nhanh hơn, gấp gáp hơn. Tia nhìn cứ xối thẳng nóng ran nơi tai nơi gáy. Trời! Trống ngực đập thình thình theo mỗi bước chân. Xong, xong đến nơi rồi. Cuống. Thôi đến nước này thì kệ bố nó đến đâu thì đến vậy.

Ơ mà lạ, hình như áo vàng cũng không để ý lắm thì phải. Ánh mắt chú ta lướt qua vô cảm. Chú tiến đến mỗi lúc một gần, rồi đến bên, rồi dừng lại, rồi…kẹp cái gậy sơn trắng sơn đỏ như con rắn vào nách, rồi chú…quay mặt vào tường.

À thì ra là thế. Đúng là những người đồng cảm gặp nhau. Thoải mái đê.v.v. đại khái là thế, rồi đường ai nấy đi. Còn dòng chữ “cấm đái bậy” sau lần đó tróc nốt mất chữ “cấm” chỉ còn lại mỗi chữ “đái bậy” mà thôi.

Thằng Hoài - D17 - Bạn anh, giờ bỏ nghề

Nói vui vậy, nhưng việc quá thiếu những điểm vệ sinh công cộng ở Hà Nội là có thật. Bởi thế những chuyện xảy ra như trên cũng chẳng có gì là lạ. Âu cũng khởi điểm bắt đầu từ việc “tấc đất tấc vàng”, từ tư duy của những nhà hoạch định, quy hoạch.v.v. Cái khâu giải quyết đầu ra là không thể thiếu. Ai một ngày cũng phải làm cái việc đó mấy lần. Nhưng không có chỗ thì buộc phải đi lung tung, đi đái bậy thôi. Mấy lần đầu còn thấy ngượng, thấy xấu hổ nhưng mãi rồi cũng quen. Rồi như cụ doirachvidai nói: hành động được lặp lại nhiều lần thì thành thói quen. Thói quen được duy trì củng cố nhân rộng lâu dần thành tập quán. Ôi tập quán Việt!

Sợ cái kéo kia lắm

Chẳng nhẽ chịu bó tay? Tất nhiên để giải quyết tổng thể và dứt điểm thì còn lâu, còn nhiều việc phải làm. Nhưng trên đã nói dân Việt ta gì chứ cái sự sáng tạo khôn lỏi thì chẳng thiếu. Cái gì cũng nghĩ ra được cách giải quyết hết, dẫu chỉ là tạm thời. Một người bạn mà công việc chính suốt ngày phải đi đánh bóng mặt đường cũng rơi vào tình cảnh oái oăm trên không biết bao nhiêu lần. Cuối cùng sau những lần đúc rút kinh nghiệm đã tìm ra một cách giải quyết khá hay là: Khi đang ở ngoài đường mà mót thì cứ tìm đến… khách sạn nào gần nhất đấy mà giải quyết nỗi buồn. Đi ở đó vừa sạch, vừa mát, lại được nghe nhạc miễn phí. Chỉ có điều cần lưu ý một chút, ấy là khi bước vào khách sạn phải tự tin chứ cử chỉ lóng nga lóng ngóng thì hỏng bét.

Biến cái bẩn thành cái sạch - Thế mới tài

Cách đây đã rất lâu, trong một dịp lên chơi Hòa Bình vào đúng đợt nhà máy Thủy điện Hòa Bình mở cửa đập xả lũ. Từ xa nhìn lại hơi nước mù mịt cả một vùng, cầu vồng bảy sắc vắt ngang rất đẹp. Lên đập xem xả lũ mới thấy sức mạnh của thiên nhiên quả là kinh khủng. Hồ Hòa Bình giống như cái bọng đái của thiên nhiên vùng Tây Bắc đang căng cứng. Nước hồ đục ngàu đầy củi mục và rác chỉ trực tràn phá. Hai cửa xả lũ mở, nước cuồn cuộn tuôn như thác bọt tung trắng xóa, hơi nước li ti mù mịt bay khắp nơi. Dưới sông sóng lồng lộn cuộn như bầy thủy quái, tiếng gầm của thác phô diễn sức mạnh cuồng loạn. Đối với thiên nhiên con người thật nhỏ nhoi nhưng cũng thật tự hào khi đã bắt thiên nhiên phải thuần phục. Nghe thác gầm, nhìn thác đổ, đắm mình trong bụi nước… cảm giác phấn khích muốn giao hòa cùng với tự nhiên. 

Chảy đi sông ơi…chảy đi kìa…sông….ơ.i..i...i…i….i!

BẬY TÍ (CẤM PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM DƯỚI 24 TUỔI ĐỌC)

Ong Bắp Cày

Chiều hôm nay mình tới thăm 1 chú bị yếu sinh lí trong bệnh viện, chú mới cưới vợ được vài tháng, nhà mặt phố, bố làm quan, điển trai, giàu có, gốc HN ( ko phải sóc sần ). Mình đoan đoán chú yếu sinh lí vì trong buổi tiệc chú đi đái rất nhiều lần, nếu trước đó chú uống trà hoặc nước chưa đun kĩ rồi mới uống bia bị đái dắt là chuyện thường, nhưng cái này lại khác. 

Cảm giác mình thì đúng mẹ rồi. Có điều chú chọn vợ thì lại là 9x, xinh, phốp pháp cao m7, mông to như ti, ti to như bát ô tô, người ngon kinh khiếp,,, tuy mới cưới, nhưng chú ít khi về nhà. Vợ gọi, chú toàn lẩn tránh bào anh đang phá án, kì thực là đang la cà ngồi chém gió và chơi bài với bạn... có lúc mình ngồi ngay đấy, giương mắt ếch lên nhìn chú, kìa chú là chú ếch con có 2 là 2 mắt tròn....

Mặc cảm của đàn ông chính là sự yếu sinh lí, họ trốn tránh vào những việc nghe có vẻ vĩ đại như công việc, nghiên cứu, học thuật, đọc sách dịch, dịch sách đọc, lên mạng khoe khoang, hoặc họ tìm đến phò như 1 cứu cánh về sự thay đổi hình dáng sinh học của những con bươm bướm để tạo cú huých về cảm xúc turn on turn ộp... Thế, như Trịnh Công Sơn hay Xuân Diệu giả hạn, vĩ đại phết, da diết đa tình phết, nhưng mà có phải là vì thay lời muốn ấy mà phải thay lời muốn nói không. Họ yếu sinh lí như những triết gia nói riêng, bọn học thuật, dịch giả nói chung,,, mà cũng đúng thôi, yếu mới đẩy được cơn hoang tưởng và giấc mơ vĩ cuồng của họ xa hơn bằng con thuyền ngôn từ lừa dối, xảo trá về ấy của họ... 

Đấy là một tội ác với nòi giống@ nói như triết gia đéo gì ko nhớ. Cuối cùng, nói thật là, những kẻ khoẻ mạnh và sinh lí nồng nàn, thường ít khi vào đây viết những cái gì dài dài loằng ngoằng về kinh bang tế thế, hay triết rối rắm như búi giun nuôi cá, hay chat box... họ thường viết luận về ấy, về chim bướm, về sức sáng tạo tư thế phồn thực gì gì đó .... rồi Triết gia lại bảo họ bị tâm thần, đôi khi kẻ tâm thần soi gương đéo nhận được ra ai tâm thần sất cả, thế mới đau lòng. 

Như vậy triết học quả là ác, rất dất dất dất vô cùng ác. Bắt nguồn chủ yếu ra là từ yếu sinh lí...

TRUNG QUỐC CÓ DÁM CUNG CẤP DANH TÍNH TÀU SẮT ĐÂM CHÌM TÀU CÁ VIỆT NAM?

Ong Bắp Cày

Đầu tuần tới, luật sư sẽ gửi văn bản yêu cầu Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam cung cấp thông tin về chủ “tàu cá của ngư dân Trung Quốc” có liên quan trực tiếp đến vụ tàu cá Đà Nẵng bị đâm chìm trên vùng biển Hoàng Sa!

Sáng 8/6, tại triền đà HTX Trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An (Đà Nẵng), nơi đang đặt chiếc tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt giả dạng tàu cá của Trung Quốc đâm chìm chiều 26/5, vợ chồng chủ tàu Huỳnh Thị Như Hoa cùng 10 ngư dân đi trên chuyến biển đầy bão táp đó đã bày mâm lễ cúng tạ trời đất.

Thuyền trưởng Đặng Văn Nhân (trái) và chủ tàu Trần Văn Vốn dâng lễ cảm tạ trời đất

Mâm lễ được bày ngay trên boong tàu vẫn đang ngồn ngộn chứng tích của vụ việc xảy ra chiều 25/6 trên vùng biển Hoàng Sa. Việc lễ tạ vừa để tri ân sự cứu giúp họ tai qua nạn khỏi, rồi cùng nhìn lại những chứng tích tội ác vô nhân đạo của tàu Trung Quốc đối với tàu của mình để càng nung nấu quyết tâm vươn khơi trở lại.

Ở Đà Nẵng, cứ đến ngày 8/3 (âm lịch), ngư dân thường cúng cơm tạ ơn những linh hồn giúp họ vững lái ngoài biển.

"Anh coi cái clip thì thấy, lẽ ra họ đã bị tàu Trung Quốc đâm mất mạng rồi chứ còn đâu mà về với vợ con, gia đình như ri. Làm nghề biển là phải biết điều đó” – chị Như Hoa nói.

Liên quan đến vụ kiện tàu vỏ sắt giả danh tàu cá của Trung Quốc đâm chìm tàu cá ĐNa 90152, ông Trần Văn Lĩnh, quyền Chủ tịch Hội Nghề cá Đà Nẵng cho biết thêm, hiện Hội và chủ tàu đang phối hợp với luật sư Đỗ Pháp (Văn phòng Luật sư Đỗ Pháp, Đoàn Luật sư Đà Nẵng) tiếp tục thu thập chứng, hoàn thiện hồ sơ để có thể chính thức nộp đơn khởi kiện lên TAND TP Đà Nẵng.

Xem lại những chứng tích về hành vi vô nhân đạo của tàu Trung Quốc để càng nung nấu quyết tâm vươn khơi trở lại (Ảnh: HC)

“Hiện các nhân chứng, vật chứng về hành vi tội ác của tàu Trung Quốc đối với tàu ĐNa 90152 đã đủ. Tuy nhiên, theo luật Việt Nam, muốn kiện dân sự thì phải kiện đích danh đối tượng đã gây ra thiệt hại cho mình. Đối tượng đó là ai, tên gì, ở đâu?... Do đó, vào đầu tuần tới, luật sư của chúng tôi sẽ gửi cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam công văn yêu cầu cung cấp thông tin về chủ tàu vỏ sắt 11209 mà họ gọi là “tàu cá của ngư dân Trung Quốc” có liên quan trực tiếp đến vụ việc.

Bởi vì Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đó là tàu cá của ngư dân TP Đông Phương, tỉnh Hải Nam và do tàu của mình tự đâm vào nên bị lật úp thì họ phải cung cấp cho chúng tôi tên của chủ tàu, thuyền trưởng và ngư dân đi trên tàu đó. Những người đó tên chi, ở đâu? Đó cũng là một cách để chúng ta đấu tranh. Nếu họ không cung cấp thì rõ ràng họ không dám đối mặt với sự thật, và thế giới sẽ càng rõ thêm những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của họ vu vạ cho tàu cá Việt Nam!” – ông Trần Văn Lĩnh nhấn mạnh.

HẢI CHÂU

ĐỒ LỄ XA HOA LÀ CỦA AI?

Ong Bắp Cày

Lĩnh vực văn hóa ít người để ý, nhưng lại là lĩnh vực có nhiều vấn đề phức tạp. 

Việc quảng bá văn hóa Việt ra nước ngoài cực kém, phát huy các giá trị văn hóa cũng cực yếu. Trong khi đó, đây là lĩnh vực có sự quản lý gây nhiều lãng phí nhất. Từ chuyện tổ chức thi hoa hậu, người đẹp, đàn ca tài tử, đầu tư các dự án nhà hát, đến việc tổ chức các lễ hội...đều rất dở, gây lãng phí tiền thuế của người dân, trong khi ta đang cần tập trung nguồn lực cho bảo vệ tổ quốc trước họa xâm lăng.

Dưới đây là một góc nhìn bức xúc của người dân trước kết luận của ngành văn hóa. Câu hỏi được đặt ra: Những ai là người đặt lễ xa hoa tại các lễ hội?

Đề nghị báo chí điều tra đồ lễ xa hoa, tránh chung chung oan cho dân

VOV.VN - Sáng 6/6 tại Hà Nội, Bộ VH-TT&DL tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm nay

Những hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm nay vẫn là hiện tượng chen lấn, xô đẩy ở lễ Cướp Phết (Vĩnh Phúc), lễ khai ấn đền Trần (Nam Định)…; việc bày bán thực phẩm mất vệ sinh an toàn thực phẩm, treo thịt gia súc, gia cầm sống rất phản cảm tại chùa Hương, đền Đức Thánh Cả (Hà Nội), phủ Dày (Nam Định)…; hiện tượng cài tiền vào tay tượng, tay phật, ném tiền xuống giếng tại lễ hội chùa Bái Đính (Ninh Bình), đền Bảo Hà (Lào Cai)…

Nổi cộm và nhức mắt trong các kỳ lễ hội là những mâm lễ lớn cầu tài cầu lộc với những vật phẩm xa hoa, đẹp và hoành tráng cùng những món đồ mã cồng kềnh với kích cỡ khủng... Những mâm lễ lớn đến mức gây thắc mắc về nguồn gốc, việc đổ xô tranh nhau cầu cúng, cướp lộc được coi là biến tướng của lễ hội trong nhiều năm gần đây.

“Tôi đề nghị báo chí vào điều tra xem những mâm đồ lễ, vàng mã lớn ở di tích là của ai. Dân người ta bảo chúng tôi làm gì có tiền mà làm như thế”, ông Đặng Xuân Phúc, Phó chánh thanh tra Bộ VHTT&DL phát biểu tại Hội nghị. Ông Phúc cho rằng, chỉ có thể là một bộ phận không nhỏ những người có điều kiện kinh tế làm vậy, chứ không phải người dân.

Cướp Phết hỗn loạn ở Vĩnh Phúc (Ảnh: Ngọc Thành)

Về hiện tượng đốt vàng mã tại các lễ hội, di tích ở Lào Cai, ông Trần Hữu Sơn - Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Lào Cai cho biết: “Theo tôi, vàng mã có từ ngàn xưa, thuộc tín ngưỡng của người dân, vì vậy cần tôn trọng tín ngưỡng ấy. Nhưng không thể thái quá đến mức thấy trần sao âm vậy, hàng tấn vàng mã như vậy là không được. Thực trạng đốt vàng mã thì tùy di tích, có di tích làm tốt ví dụ như di tích đền Thượng, người ta chỉ quy định rất ít, đốt rất khiêm tốn. Nhưng có những di tích ví dụ như đền Bảo Hà lúc ban quản lý không làm gắt gao thì người ta đốt lớn”.

Một số nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội được đưa ra đó là: cơ sở hạ tầng giao thông, các phương tiện phục vụ, nhân lực, vật lực chưa đáp ứng được nhu cầu của nhân dân, du khách; sự phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành còn lỏng lẻo, một số Ban chỉ đạo, Ban tổ chức thiếu kiên quyết xử lý các tiêu cực trong lễ hội; công tác thanh tra, kiểm tra được tiến hành thường xuyên xong chưa xử lý nghiêm và triệt để.

Về khó khăn của công tác thanh tra, ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL cho biết: “Cái khó khăn là nếu thanh tra theo kế hoạch thì phải gửi thông báo đến đơn vị từ trước. Do đó, BTC, BQL lễ hội đã sắp xếp, bố trí mọi thứ tốt đẹp, ít cái sai. Như vậy thì không phản ánh được thực tế, thực trạng khi lễ hội diễn ra. Còn thanh tra đột xuất sẽ phản ánh được cái thực nhưng không biết làm việc với ai. Ban quản lý đều đi vắng vì không hẹn lịch trước”.

Hội nghị cũng đề cập một số nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý và tổ chức lễ hội như: tiếp tục hoàn thiện các văn bản quản lý; tăng cường công tác tuyên truyền về di tích lịch sử, ý nghĩa lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh nơi thờ tự, lễ hội; quy hoạch sắp xếp hàng quán dịch vụ hợp lý, đảm bảo mỹ quan; tổ chức tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý di tích và lễ hội để nâng cao năng lực quản lý các lễ hội tại địa phương…

Theo dự thảo báo cáo đánh giá công tác quản lý, tổ chức lễ hội 6 tháng đầu năm nay, so với những năm trước đây, lượng du khách đến lễ hội ngày một đông hơn, hoạt động lễ hội đã từng bước đi vào nề nếp, vui tươi, lành mạnh. Vấn đề thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đảm bảo vệ sinh môi trường đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các phương án đảm bảo an toàn lễ hội được quan tâm chú trọng vì vậy đã không để xảy ra các sự cố, các biểu hiện tiêu cực nghiêm trọng./.

Ngọc Ngà, Đào Yến/VOV - Trung tâm Tin

BỘ MÁY HÀNH CHÍNH GIỜ KINH KHỦNG THẾ!

Tư Giang

(TBKTSG) - Hiến pháp mới tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương. Liệu những gợi ý đó có được hiện thức hóa để giúp sắp xếp lại bộ máy nhà nước đã phình to quá mức.

Gần đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đến thăm một trường cấp ba ở tỉnh. Gặp bốn nhân viên bảo vệ và bốn người lao công đang làm nhiệm vụ ngoài cổng trường, ông Chính hỏi: “Mười năm nay, các bác có bắt được kẻ trộm nào không”. Họ đồng thanh đáp: “Không ạ, ở đây an toàn lắm”.

Nghe vậy, ông băn khoăn, tình hình tốt thế thì cần gì đến ngần ấy người. Sự băn khoăn đó trở thành câu hỏi lớn ngay sau đó. Gặp người thủ thư trong thư viện của trường được xây rất khang trang nhưng không có sách, ông Chính hỏi: “Ông làm công việc gì?”. Đáp: “Tôi nhận báo và đưa lên cho hiệu trưởng”. Ngay sau đó, bí thư tỉnh ủy gặp phụ trách văn thư, lại hỏi: “Ông làm gì?”. Được đáp: “Tôi chuyển báo lên thư viện”. Vào phòng y tế học đường, bí thư tỉnh giở sổ theo dõi thì thấy chỉ có hai học sinh khám nhức đầu trong cả năm học. Ông thốt: “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”.

Câu chuyện này có thể được nối tiếp, khi các đồng nghiệp của chúng tôi gần đây cho biết, UBND phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, có 475 cán bộ; UBND thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Bí thư tỉnh ủy cho biết thêm, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Ông cho biết, cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách. Trong tổng số ngân sách chi tiêu của tỉnh khoảng 10.000 tỉ đồng/năm, có tới 60% chi thường xuyên. Ông than: “Phần lớn ngân sách đã chi vào bộ máy hành chính hết, vậy còn đâu mà chi cho phát triển, làm sao mà dân chịu được”.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh cho biết, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách.

Câu chuyện ở Quảng Ninh đáng báo động, cho dù đội ngũ lãnh đạo ở địa phương luôn được biết đến trên toàn quốc về những nỗ lực không mệt mỏi nhằm cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm nay cả nước có tổng số 281.714 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã). Con số này không tăng so với năm 2013.

Một báo cáo của Bộ Nội vụ gần đây cho biết, cả nước có khoảng 130.000 thôn với tổng số cán bộ thôn (bao gồm trưởng thôn, bí thư, và công an viên) là hơn 570.000 người. Bên cạnh đó, cũng ở cấp thôn, có tới 900.000 cán bộ không chuyên trách từ các tổ chức chính trị, xã hội, an ninh được hưởng lương bằng nguồn đóng góp của dân. Bộ này cho biết thêm, tổng số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu người.

Bộ Nội vụ hiếm khi đưa ra tổng số người ăn lương trong cả nước. Song, một báo cáo của Bộ Tài chính cách đây gần một năm nhân dịp tăng lương theo quy định đã tiết lộ vào thời điểm đó, có tổng cộng 8 triệu người là cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Có nghĩa là cứ hơn 11 người dân, thì có 1 người hưởng lương ngân sách.
 
Theo Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, mô hình tổ chức nhà nước của Việt Nam hiện naygiống như mô hình búp bê Matrioska của Nga, có nghĩa bên trên có ban bệ gì thì dưới có y nguyên như vậy. Đô thị cũng như nông thôn, phường cũng như xã đều có mô hình giống nhau cả. Ông Nghĩa nói: “Nước ta tư duy có phần kỳ dị; kể từ phó thủ tướng trở xuống, cấp phó quá nhiều, thậm chí nhất thế giới. Lý do chủ yếu là mình không giao quyền cho tầng lớp cấp trung mà dồn hết cả lên cho thủ trưởng”. Ông nói tiếp: “Số lượng thứ trưởng mỗi bộ có thể giảm từ 6 người xuống 1-2 người, nếu các cục trưởng và vụ trưởng được trao quyền và chịu trách nhiệm cá nhân ngày càng rõ hơn”.

Ông Nghĩa phân tích, tựa như doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, chính quyền cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân. Trị an, hộ tịch, kinh doanh, cấp phép xây dựng, cho tới đăng ký tài sản, phần lớn dịch vụ công thiết yếu được cung cấp cho người dân bởi 12.000 cơ quan hành chính cấp phường xã và 700 cơ quan hành chính cấp quận huyện. Rất hiếm khi người dân mới cần tới dịch vụ công của chính quyền 63 tỉnh thành, khách hàng của nền hành chính cấp tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp. Chính quyền trung ương, nếu có duy trì một số dịch vụ công được tổ chức theo ngành dọc như thuế, hải quan, cũng tổ chức hệ thống từ tổng cục tới chi cục như các đại lý bố trí đều khắp ở các khu vực và địa phương.

Theo Hiến pháp mới, ông Nghĩa tiếp tục phân tích, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ, sử dụng quyền ấy, Chính phủ có cơ hội để phân nhiệm rõ ràng thành hai bộ phận hành pháp chính trị và hành chính công vụ với sứ mệnh và chức năng rành mạch. Hành pháp chính trị được thực hiện bởi những chính khách, có chức năng thảo luận và lựa chọn chính sách để quản trị quốc gia. Ngược lại, phân tách dần với chính khách, công chức là những người chuyên nghiệp đảm nhận việc thực thi công vụ.

Nếu tạo ra được sự phân công rành mạch ấy, chẳng những chất lượng chính sách sẽ được cải thiện và hy vọng tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ cũng được nâng cao. Ông Nghĩa cho rằng, bản Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương.

Việc 100.000 cán bộ sẽ được tinh giản theo đề xuất của Bộ Nội vụ đang gặp phải những phản ứng trái chiều. Liệu Quảng Ninh có tinh giản được đội ngũ, như bí thư tỉnh ủy mong muốn? Tất cả vẫn chỉ là câu hỏi.

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

ĐIẾM NGÔN VÀ XẢO TRÁ

LâmTrực@

Hơn tháng nay, ngày nào cũng phải vào mạng đọc báo. Bọn Trung Quốc xâm lược vẫn không chịu rút giàn khoan 981, trái lại vẫn hung hăng gây chiến cận vũ trang, thậm chí dã mãn tàn độc đến độ đâm chìm cả tàu cá của ngư dân ta, rồi bỏ mặc họ ngoi ngóp giữa biển khơi ngàn trùng. 

Trong khi đó Tập Cận Bình va bè lũ lãnh đạo Bắc Kinh vẫn ra rả xuyên tạc, bóp méo sự thật và vu khống Việt Nam đâm tàu của chúng những tận 1200 lần. 

Đúng là lũ điếm ngôn, xảo trá!

Ngoài biển của ta, chúng đang âm mưu xây dựng "bức tường hàng hải" nhằm khống chế toàn bộ vùng biển, và tiến tới xác lập vùng nhận dạng phòng không kiểu Trung Quốc. Hơn nữa, qua các cảnh báo từ bạn bè quốc tế, chúng đang chuẩn bị cho một cuộc chiến chớp nhoáng nhằm cướp biển đảo của ta.

Nhìn bản mặt trâng tráo mất dạy của chúng mà máu trào lên cổ. Ngẫm mà thấy nóng trong người bởi bọn chó hai lòng.

Dạo qua các blog và Facebook của bạn bè gặp rất nhiều chữ "địt" và chữ "lồn"...dành cho bọn xâm lược hiếu chiến Trung Quốc. 

Xin không bình luận về sự hay dở của việc dùng hai chữ này. 

Nhưng mình cảm nhận một cách sâu sắc rằng sau những chữ "địt" và "lồn" đập vào mặt bọn xâm lược ấy là một tình yêu lớn lao đối với biển đảo quê hương. Có thể đó là cách nói tiêu cực, song ít nhiều đã phản ánh đúng tâm trạng của những người yêu nước trước họa xâm lăng từ Trung Quốc.

Nhiều người nghĩ, bọn xâm lược điếm ngôn và xảo trá Trung Quốc xứng đáng bị đập những thứ đó vào mặt.