Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

VINH DANH HAY KHÔNG?

Cuteo@


VTV đang lấy ý kiến bạn đọc v/v có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến ấy hay không. 

Để rộng đường dư luận, Cuteo@ bê nguyên văn entry trên FB Linh Nguyễn và trên GgTienLang về cho anh em đọc.

Cũng cần nói thêm, Cuteo@ hoàn toàn nhất trí với những gì mà bạn FB Linh Nguyễn cũng như ý kiến của bạn Le Hương Lan trên GgTienLang đã viết.
----------------------

ĐÔI ĐIỀU VỀ VIỆC VINH DANH 74 LÍNH VIỆT NAM CỘNG HOÀ CHẾT TRONG "HẢI CHIẾN HOÀNG SA 1974" CỦA VTV - ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

Thực sự trong những phát ngôn gần đây của VTV (cơ quan ngôn luận của chính quyền  về "Hải Chiến Hoàng Sa  có những điều không thể chấp nhận được. Tôi không biết chính quyền có âm mưu hay ý đồ gì trong việc vinh danh 74 lính Việt Nam Cộng Hòa chết trong Hải Chiến Hoàng Sa năm 1974 là hòa hợp dân tộc và nhằm mục đích công bố hoặc chứng minh HS là của Việt Nam khác nữa hay không ? Nhưng nếu có thì liệu điều này có thật sự cần thiết hay không?

Khi mà vấn đề hòa giải, hòa hợp dân tộc còn nhiều hướng đi tích cực hơn và cũng đang tiến hành một cách rất hiệu quả. Còn về vấn đề vinh danh để có những bằng chứng cụ thể chứng minh Hoàng Sa là của Việt Nam thì nó quá thừa thải. Bởi nếu chính quyền Bắc Kinh đã muốn công nhận Hoàng Sa là của Việt Nam thì xin thưa nó đã công nhận lâu rồi. Với hàng trăm nghiên cứu của các học giả hàng đầu thế giới, hàng trăm tấm bản đồ cổ của thế giới , hàng trăm các buổi thảo luận đều đưa ra kết luận HS làcủa VN nhưng Bắc Kinh có thừa nhận đâu?

Nhưng từ việc vinh danh 74 tên lính đánh thuê ấy vô hình chung đã làm tổn thương hàng ngàn cha anh đã hiến dâng cho đất nước, tổn thương hàng triệu gia đình thân nhân các liệt sĩ đã ngã xuống vì Tổ Quốc này. Nó làm nhục hàng triệu trí thức chân chính Việt Nam khi phải bẻ cong đi cái lịch sử mà mình đã dày công học tập và nghiên cứu. Vinh danh cho Nguỵ, phải chăng các vị đang tự vả vào mặt mình , sau hàng chục năm chứng minh tính hợp pháp trong vấn đề giải phóng dân tộc và chứng minh chính quyền Việt Nam Cộng Hoà là Ngụy tay sai cho đế quốc Mỹ.

Về Hải chiến Hoàng Sa hiện có nhiều thông tin. Chúng ta, kể cả những quan chức, cựu quan chức Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam như ông Trần Công Trục chẳng hạn, đều không có mặt trực tiếp chứng kiến sự kiện. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu tư liệu do những người trong cuộc kể lại. Vậy đó là những ai? Chúng ta không thể tin tưởng những tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến VNCH, càng không thể tin mấy ông cờ vàng Cali hiện nay ba hoa, mà hãy nghe người thực sự trong cuộc kể lại. 

Trở lại trận “Hải chiến Hoàng Sa”, xét tương quan lực lượng, mỗi bên có 4 chiến hạm trực tiếp tham chiến. Việt Nam Cộng hòa có ưu thế là các chiến hạm lớn, trang bị pháo và súng lớn hơn, mạnh hơn, nhiều hơn so với Trung Quốc. Tuy nhiên, nhược điểm của các tàu này là cồng kềnh, vận chuyển chậm. Các chỉ huy Việt Nam Cộng hòa cũng không lập sẵn kế hoạch cơ động tác chiến nếu có nổ súng, dẫn đến việc tác chiến bị động và 2 tàu trong đội hình (HQ-5 và HQ-16) còn bắn nhầm vào nhau rồi mạnh ai người đó tháo chạy, bỏ lại đồng đội lênh đênh trên biển.

Rất may là trong số những người lính VNCH, vẫn có nhiều người trung thực. Nói về sự thật này, không ai có thể biết đích xác hơn chính những người trong cuộc. Vậy thì, xin hãy nhường lời cho ông Lê Văn Thự - nguyên Hạm trưởng chiến hạm HQ 16 - một trong 4 chiến hạm trực tiếp tham gia trận "Hải chiến Hoàng Sa".

"Từ ngày trận hải chiến Hoàng Sa xẩy ra đến nay, tôi vẫn giữ im lặng, không viết ra những điều mắt thấy tai nghe những gì xẩy ra trong trận chiến, vì nghĩ rằng trận chiến Hoàng Sa là một thất bại vì đã không giữ được đảo Hoàng Sa. So với những chiến tích lẫy lừng của tiền nhân trong lịch sử thì chúng tôi đã không làm nên được tích sự gì, vì vậy tôi cảm thấy hổ thẹn khi phải viết ra.

Nhưng nay đã có nhiều người viết về trận Hoàng Sa, trong đó có Hải quân Đại tá Hà Văn Ngạc là người chỉ huy trận chiến, và Trung úy Hải quân Đào Dân thuộc HQ-16. Nay lại có thêm Hải quân Trung tá Vũ Hữu San, hạm trưởng HQ-4 viết một cuốn sách nói về trận chiến Hoàng Sa. Trong các bài viết cũng như cuốn sách đó, mỗi người nói một cách, không ai giống ai. Nếu ai chỉ đọc một bài thôi thì có thể tin đó là thật, nhưng nếu người đọc tinh ý thì vẫn có thể tìm thấy một vài chi tiết chứng tỏ người viết thiếu thành thật hay nói vu vơ phô trương nhiều hơn những gì cần nói. Còn nếu đọc hết tất cả các bài viết thì sẽ thấy người nói hươu kẻ nói vượn, chẳng biết tin ai. Người đọc sẽ đánh giá thấp Hải quân Việt Nam cộng hòa và sẽ thắc mắc không biết trận chiến Hoàng Sa thật sự như thế nào.

Chính vì lý do này mà tôi phải lên tiếng. Tôi biết trong Hải Quân có một số người biết sự thật, nhưng ai nói sai họ vẫn mặc kệ, miễn người viết đề cao Hải Quân, còn nói thật thì họ cho là làm mất mặt Hải Quân. Vì vậy khi viết bài này, tôi biết trước là sẽ có nhiều người bất mãn vì bài viết của tôi, không những bất mãn mà tệ hơn, còn lên án tôi là kẻ bêu xấu Hải Quân, nhưng tôi vẫn phải viết để nói lên sự thật và nói thay cho những người đã chết trong trận Hoàng Sa.

Tôi cũng xin độc giả hiểu cho rằng trong các quân binh chủng, hàng tướng tá, úy, hạ sĩ quan hay trong bất cứ tập thể nào cũng có người tốt kẻ xấu, người có trình độ cao kẻ trình độ thấp, do đó xin qúi vị không nên vơ đũa cả nắm. Hơn nữa bây giờ ra hải ngoại rồi, chúng ta phải nhìn nhận sự thật Việt Nam cộng hòa sụp đổ chính vì cấp lãnh đạo và những người có trách nhiệm chứ đừng đổ lỗi cho đồng minh phản bội để chối tội.

Trước khi vào bài, tôi xin nêu lên vài ý kiến về bài viết của Trung Úy Đào Dân vì ông ta cùng ở trên HQ-16 với tôi. Những gì xẩy ra trên HQ-16, Trung úy Dân viết có thể đúng nhưng chưa chắc đã thấy hết mọi chuyện xẩy ra trên HQ-16 vì ông chỉ ở một vị trí nào đó trên chiến hạm chứ không thể có mặt ở trên khắp mọi nơi, ngoài ra ông còn phải lo làm phận sự của ông chứ không thể ngồi không mà quan sát trận chiến.

Những gì ông viết về HQ-4, HQ-5 và HQ-10 là hoàn toàn không đúng sự thật. Chính tôi là người chỉ huy HQ-16 mà cũng không biết những hoạt động của HQ 4, HQ-5 làm sao ông Dân biết được?

Tôi nghĩ là ông Dân muốn viết về trận chiến Hoàng Sa mà ông có tham dự, nhưng khi muốn viết cho đầy đủ, ông phải nói đến các chiến hạm khác mà ông không biết hoạt động của các chiến hạm này nên phải tưởng tượng ra hoặc dựa vào phần nào bài viết của Đại tá Hà Văn Ngạc mà bài viết của Đại tá Ngạc thì hoàn toàn sai sự thật (tôi sẽ đề cập sau), điều này chắc chắn ông Dân cũng biết nên ông dễ dàng phóng bút theo mà không dám nói sự thật.
Ông Dân nói Trung cộng đặt đài quan sát trên đảo, xây dựng doanh trại, và toán người nhái đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra báo cáo là có cả một tiểu đoàn quân Trung cộng trú đóng, là không đúng sự thật. Chỉ có một dẫy nhà gỗ đang xây cất dở dang. Còn người nhái không đổ bộ trong ngày cuộc chiến xẩy ra và cũng chưa bao giờ lên được đảo.

Ông Dân viết: “Khi chúng tôi được lệnh tiến về phía đảo, HQ-10 hình như có vẻ chần chừ vì khoảng cách giữa chúng tôi ngày càng xa và Hạm trưởng HQ 16 đã nhiều lần thúc dục HQ-10 phải chạy sát nhau hơn”. Đây là chuyện không có. Sự thực, trong trận chiến HQ-16 tiến một hướng, HQ-10 tiến hướng khác để vào lòng chảo quần đảo Hoàng Sa chứ không tiến cùng một hướng. Từ đầu đến cuối trận chiến, HQ-10 đã làm đúng những gì tôi nói với Hạm trưởng HQ-10 tối hôm 18 tháng 1, 1974 trước ngày khai chiến 119 tháng 1, 1974.

Ông Dân nói việc các chiến hạm hải hành tập đội để phô trương lực lượng là hoàn toàn không có. Đã đi đánh trận mà còn phô trương lực lượng thì không còn gì ngớ ngẩn bằng.

Ông Dân nói HQ-4 dùng mũi tàu để ủi tàu Trung cộng ra xa đảo Hoàng Sa là chuyện không đúng sự thật và cũng không thể nào làm như vậy được. Cũng như phóng đồ kế hoạch điều quân của ông Dân cho thấy HQ-4 và HQ-5 tiến vào lòng chảo để tác chiến cũng là không thật nữa. Hướng tiến quân của HQ-4, HQ-5 vào lòng chảo chính là hướng tiến quân của HQ-10. Ông Dân đưa thêm HQ-4, HQ 5 vào cho đủ bộ thành trật lất. Sự thật HQ-4 và HQ-5 chỉ ở vòng ngoài chứ không tham dự trận chiến trong lòng chảo.

Nếu HQ-4, HQ-5 có mặt trong lòng chảo thì khi HQ-16 và HQ-10 bị trúng đạn thì HQ-4 và HQ-5 làm gì thì không thấy ông Dân nói đến !

Trên đây là các điểm tôi muốn đính chính về bài viết của Trung úy Đào Dân "

* Như vậy chúng ta đã thực sự thấy bản chất của cái gọi là "Hải chiến Hoàng Sa 1974 "và cái sự vinh danh kia liệu có tráo trở và cần thiết hay không ????

Nguồn:Phím chiến/Linh Nguyễn

-----------------

Trên GgTienLang: HOAN NGHÊNH VTV

Lời dẫn: Trên fb, VTV đang lấy ý kiến bạn đọc v/v có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng hòa trong trận chiến ấy. Dưới đây là ý kiến của Google.tienlang cùng một số ý kiến thảo luận của mọi người trong một stt trên fb.
----

-----

Theo bạn VTV có nên phát sóng phim tài liệu về trận chiến Hoàng Sa và về những người lính Việt Nam Cộng Hòa trong trận chiến ấy?
--------
Thưa các bạn ở VTV.

Tôi đánh giá cao việc các bạn đưa vấn đề này ra thảo luận.

Tôi chỉ quan tâm đến sự thật. Nếu đúng là những người lính VNCH thực sự chiến đấu anh dũng đến hơi thở cuối cùng để bảo vệ Hoàng Sa thì chúng ta cũng nên rộng lòng.

Nhưng sự thật thế nào?

Về Hải chiến Hoàng Sa hiện có nhiều thông tin. Chúng ta, kể cả những quan chức, cựu quan chức Nhà nước CHXHCN VN như ông Trần Công Trục chẳng hạn, đều không có mặt trực tiếp chứng kiến sự kiện. Vì vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu tư liệu do những người trong cuộc kể lại.

Đó là những ai?

Chúng ta không thể tin tưởng những tuyên truyền của bộ máy tâm lý chiến VNCH, càng không thể tin mấy ông cờ vàng Cali hiện nay ba hoa, mà hãy nghe người thực sự trong cuộc kể lại.

Chúng ta biết, trực tiếp tham chiến phía Việt Nam có 4 tàu chiến, đó là:

1- Tàu HQ5 do ông Trung tá Nguyễn Ngọc Quỳnh làm hạm trưởng;
2- Tàu HQ04 do Trung tá Vũ Hữu San làm hạm trưởng;
3- Tàu HQ 16 do Trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng;
4- Tàu HQ 10 do Thiếu tá Ngụy Văn Thà làm hạm trưởng.

Ông Ngụy Văn Thà đã tử trận nên không thể kể lại. Vậy chỉ còn 3 người là đủ tư cách kể về Hải chiến Hoàng Sa mà ta có thể tin cậy.

Vậy thì ta hãy nghe:

+ Ông Lê Văn Thự kể lại ở đây:
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/hai-chien-hoang-sa-su-bat-tai-va-hen_4.html

+ Ông Vũ Hữu San kể ở đây:

Bộ trưởng Y tế: TÔI KHÔNG THỂ TỪ CHỨC

NGUYỄN LÊ


“Có một số việc chưa thể hoàn thành trong một sớm một chiều nhưng chúng tôi đã và đang tận tâm, tận lực cống hiến hết sức để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến hồi âm câu hỏi về từ chức của đại biểu Quốc hội.

Như VnEconomy đã đưa tin, tại kỳ họp thứ 7 của Quốc hội, Bộ trưởng Kim Tiến vẫn đứng đầu danh sách các thành viên Chính phủ nhận được nhiều chất vấn qua văn bản của các vị đại diện cho dân.

Phản ánh phẫn nộ của cử tri trước dịch sởi gây chết nhiều trẻ em, một vị đại biểu cho rẳng Bộ Y tế xử lý quá chậm. “Vấn đề đặt ra ở đây là: Tại sao các vụ việc tiêu cực liên tục xảy ra ở ngành y, giống như “nạn đại dịch”, hết vụ rút ruột vắc-xin ở trung tâm y tế Hà Nội, đến vụ nhân bản phiếu kết quả xét nghiệm ở Bệnh viện huyện Hoài Đức, thay thiết bị đục thủy tinh thể giả ở Bệnh viện Mắt, tiêm nhầm vắc-xin ở Quảng Trị, thẩm mỹ viện Cát Tường …”, đại biểu viết ở phiếu chất vấn.

Câu hỏi được gửi tới Bộ trưởng là, với tư cách là “tư lệnh ngành” trên mặt trận “nóng bỏng này”, đã liên tục để xảy ra “những tai họa” cho đất nước và cho gia đình nạn nhân, Bộ trưởng có thấy tình trạng trên có phần trách nhiệm chính do công tác điều hành của mình hay không? Ở các nước khác, nếu để xảy ra tình trạng trên, Bộ trưởng phải từ chức. Đến thời điểm này Bộ trưởng có nghĩ đến điều này hay không?

Tại văn bản trả lời, Bộ trưởng Kim Tiến viết: Như đã phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 29/4/2014, tôi không thể “từ chức” khi toàn ngành y tế đang tập trung cao độ cho công tác phòng chống dịch bệnh, đang dồn sức lực cho việc giành giật sự sống của các bệnh nhi, nhằm dập tắt dịch sởi càng sớm càng tốt.

Hiện nay, khi dịch sởi cơ bản đã được kiểm soát thì dịch chân tay miệng, sốt xuất huyết và một số dịch bệnh nguy hiểm khác đang có nguy cơ bùng phát tiếp tục đặt ngành y tế trước những thách thức mới đầy khó khăn, Bộ trưởng viết tiếp.

Văn bản trả lời chất vấn cũng nêu, với mục tiêu kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh và giảm tới mức thấp nhất số trường hợp tử vong, ngành y tế hiện đang phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, chính quyền địa phương tiếp tục khẩn trương triển khai các giải pháp phòng chống dịch bệnh trên toàn quốc.

Lý do tiếp theo khiến Bộ trưởng không thể rời vị trí là Bộ Y tế đang tiếp tục triển khai 7 nhiệm vụ trọng tâm được đặt ra từ đầu nhiệm kỳ, đặc biệt là giảm quá tải bệnh viện, phòng chống dịch bệnh, đổi mới và phát triển ngành y tế… nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

“Tôi được Đảng và Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế theo quy trình quy hoạch cán bộ, qua một quá trình phấn đấu. Khi nhận nhiệm vụ này, tôi luôn tâm niệm đặt quyền lợi của nhân dân, dân tộc lên trên hết”, Bộ trưởng Kim Tiến hồi âm đại biểu.

Bộ trưởng cũng cho biết đối với bất cứ vụ việc nào xảy ra trong ngành y tế, quan điểm của Bộ là phải xử lý nghiêm minh, không bao che, đúng người đúng việc, đúng trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, giải quyết theo quy định của pháp luật và cần có sự phối hợp chặt chẽ, quyết liệt, cộng đồng trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức ở cả Trung ương và địa phương, bên cạnh trách nhiệm của người đứng đầu ngành y tế.

“Tôi mong đại biểu Quốc hội và cử tri thấu hiểu, chia sẻ, ủng hộ ngành y tế nói chung và với Bộ trưởng Y tế nói riêng để chúng tôi tiếp tục vững tâm hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược của ngành, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn”, Bộ trưởng kết thúc văn bản trả lời chất vấn

Chống Tham Nhũng: KHỞI TỐ NGUYÊN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC INTIMEX HÀ NỘI

Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố Nguyễn Trọng Hải nguyên Phó TGĐ Công ty Intimex Hà Nội về tội "Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".


Trước đó, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thăng Long, nguyên Tổng Giám đốc Intimex Hà Nội với cùng tội danh nêu trên.

Ngày 11/6, tin từ Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Bộ Công an cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Trọng Hải, 50 tuổi, trú tại phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội; nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Intimex Hà Nội (Công ty Intimex Hà Nội) về tội "Cố ý làm trái qui định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 165 Bộ luật hình sự.

Trước đó, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Thăng Long, nguyên Tổng Giám đốc Intimex Hà Nội với cùng tội danh nêu trên.

Theo tài liệu tố tụng, từ đầu tháng 1 đến cuối tháng 4/2008, khi còn tại vị, ông Long, ông Hải cùng một số cán bộ dưới quyền đã lập khống phương án kinh doanh, ký 3 hợp đồng mua bán tinh bột sắn với Công ty TNHH Phú Mỹ (Công ty Phú Mỹ) tại tỉnh Hòa Bình và Công ty TNHH Toàn Năng (Công ty Toàn Năng) tại tỉnh Phú Thọ, trị giá khoảng 24 tỷ đồng.Trong hợp đồng ký với Công ty Phú Mỹ, Công ty Intimex Hà Nội đã chuyển cho doanh nghiệp này hơn 10,7 tỷ đồng. 

Để hợp thức hóa hồ sơ mua tinh bột sắn và chuyển tiền cho Công ty Phú Mỹ, ông Long, ông Hải đã chỉ đạo cấp dưới làm giả 2 hợp đồng xuất khẩu tinh bột sắn cho một doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, toàn bộ việc mua bán trên đều là không có thật, chỉ có số tiền hơn 10,7 tỷ đồng chuyển cho Công ty Phú Mỹ là thật, đến nay chưa thu hồi được. 

Sau khi Công ty Phú Mỹ xuất hóa đơn GTGT khống cho Công ty Intimex Hà Nội, ông Long tiếp tục ký hợp đồng xuất hóa đơn GTGT khống bán cho Công ty Toàn Năng để hợp pháp hóa hành vị gian dối tiếp theo. Trong vụ án này, bị can Hải có vai trò đồng phạm giúp sức cho bị can Long thực hiện hành vi cố ý làm trái trong mua bán khống tinh bột sắn gây thiệt hại hơn 10,7 tỷ đồng.

Ngoài ra, ông Long còn làm giả một số hợp đồng mua bán cà phê và sử dụng các hợp đồng giả này để thế chấp vay hơn 15 tỷ đồng của 3 Ngân hàng. Số tiền vay được ông Long sử dụng vào kinh doanh bất động sản, nhưng đã bị thua lỗ.

Theo Đào Minh Khoa
Công an nhân dân

Thứ Tư, 11 tháng 6, 2014

Bà Tưng: VIỆT NAM SẼ VÔ ĐỊCH WORLD CUP - CHUẨN!

Ong Bắp Cày

Bà Tưng: "Việt Nam sẽ vô địch World Cup". 

Chuẩn quá đi.


Em Tưng bá đạo quá nhỉ, mà chẳng hiểu World Cup có liên quan gì đến cái ảnh không mà úp. Làm mình liên tưởng đến từ CHÉN =))




VIỆT NAM CÓ QUYỀN TỰ VỆ


(Petrotimes) - Trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP ngày 10/6, Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Lê Hoài Trung đã kêu gọi Trung Quốc rút giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 và hơn 100 tàu các loại ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, để tạo “môi trường” cho các cuộc đàm phán.

Cảnh sát biển Việt Nam đang quan sát hoạt động của các tàu Trung Quốc bảo vệ hoạt động bất hợp pháp của giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam. Ảnh: Reuters

Tuy nhiên, cũng theo ông Lê Hoài Trung, Bắc Kinh đã từ chối tham gia vào các cuộc đối thoại và trắng trợn phủ nhận có tranh chấp ở khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981.

Đại sứ Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định Việt Nam có “đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền” ở khu vực nơi Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan trái phép. Khu vực đó rõ ràng nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

AP dẫn lời ông Lê Hoài Trung cho biết, sự từ chối tham gia thảo luận về tranh chấp của Trung Quốc là động thái “khiêu khích” và làm gia tăng “quan ngại nghiêm trọng”.

“Chúng tôi muốn đàm phán, đối thoại, hoặc bất kỳ cách nào để giải quyết hòa bình các tranh chấp”. Sau nhiều thập kỷ chiến tranh, nhân dân Việt Nam muốn hòa bình “và quan hệ hữu nghị với Trung Quốc”, trưởng phái đoàn Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc khẳng định.

Tuy nhiên, ông Lê Hoài Trung nhấn mạnh: "Cho đến lúc này chúng tôi vẫn kiềm chế, nhưng chúng tôi, giống như bất cứ nước nào khác, có quyền tự vệ!".

Linh Phương

SÓI ĐỘI LỐT CỪU

Ong Bắp Cày

Ngày 8-6, tờ China Times cho rằng, căng thẳng lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines sau việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mới chỉ là khúc dạo đầu cho 1 thời kỳ xung đột kéo dài giữa Bắc Kinh với 2 nước láng giềng Đông Nam Á

Ngày 8-6, tờ China Times cho rằng, căng thẳng lãnh thổ giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines sau việc Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 (HD-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam mới chỉ là khúc dạo đầu cho 1 thời kỳ xung đột kéo dài giữa Bắc Kinh với 2 nước láng giềng Đông Nam Á. Cũng trong ngày 8-6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại ngang ngược tuyên bố: Giàn khoan HD-981 nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc; đồng thời trơ trẽn tố cáo cái gọi là Việt Nam có hành động khiêu khích Trung Quốc. Trước đó (5-6), tờ China Times dẫn phân tích của tờ Đa Chiều (tờ báo của người Hoa hải ngoại) cho rằng, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình có thể sẵn sàng chuẩn bị cho 1 hoặc 2 cuộc chiến tranh nhằm khẳng định vị thế của Bắc Kinh trong khu vực. Bởi ông Tập Cận Bình tự đặt cho mình 2 mục tiêu đầy tham vọng, đó là người dân Trung Quốc sẽ có cuộc sống khá giả vào năm 2020 và xây dựng Trung Quốc trở thành quốc gia dân chủ hiện đại vào năm 2049.

Chỉ muốn làm theo cách của mình

Ngày 7-6, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Trung Quốc đang lên kế hoạch biến một số bãi đá tại quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) thành những hòn đảo nhân tạo nhằm tìm cách mở rộng chỗ cắm chân trên Biển Đông. Và nếu kế hoạch này được chấp thuận sẽ là dấu hiệu nữa của thay đổi chiến lược từ cái gọi là phòng thủ sang tấn công của Trung Quốc trên Biển Đông. Theo giới chuyên môn, đây là một trong những động thái để Bắc Kinh tiến tới áp đặt ADIZ trên Biển Đông.

Ngày 7-6, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, bà Abigail Valte cho biết, Manila đang điều tra những thông tin cho rằng, Trung Quốc đã gây tổn hại các bãi đá ngầm trong nỗ lực biến 2 bãi đá ở Biển Đông thành 2 hòn đảo. Trang tin Rappler của Philippines dẫn lời Ngoại trưởng Albert del Rosario: Nếu khẳng định Trung Quốc tăng cường sự hiện diện trong vùng biển đang có tranh chấp thì Manila sẽ chính thức phản đối Bắc Kinh làm thay đổi nguyên trạng các vùng biển đang có tranh chấp, vi phạm DOC. Tuyên bố này diễn ra sau khi tờ Straits Times dẫn lời Tổng thống Benigno Aquino cho biết (5-6), Trung Quốc đã điều tàu và có thể sẽ thay đổi hiện trạng 2 bãi đá ở Trường Sa. Giới truyền thông Đài Loan từng dẫn lại thông tin của tờ Global Times cho rằng, Trung Quốc dự tính xây đảo nhân tạo (với căn cứ không quân và cảng hải quân) gần đảo Gạc Ma, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, để cạnh tranh với Việt Nam và Philippines trong những tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Philipines Voltaire Gazmin

Ngày 5-6, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin, Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc vừa ấn hành cuốn sách vu cáo trắng trợn Việt Nam và Philippines đã cướp ASEAN để tranh thủ sự ủng hộ của khối trong vấn đề Biển Đông, chia rẽ Trung Quốc với láng giềng; đồng thời cáo buộc thế lực bên ngoài như Mỹ, Nhật Bản đã hỗ trợ Việt Nam và Philippines khai thác ASEAN, tạo ra sự chia rẽ và bất ổn?! Dư luận cũng quan tâm tới những biện giải của một số học giả Trung Quốc khi họ đội lốt khoa học để xuyên tạc về Biển Đông. Trong bài viết trên tờ Thời báo Hoàn Cầu và Iternational Herald Leader một số học giả như Hà Tiều Trại, Tôn Tiểu Nghênh, Lục Kiến Nhân làm việc tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Đại học Quảng Tây đã tìm cách biện giải cho hành động Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Ngày 4-6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker cho biết, Washington muốn mở rộng quan hệ kinh tế với châu Á - khu vực đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới - nhưng hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông làm nảy sinh tình hình căng thẳng, ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh tại đây. Đồng thời nhấn mạnh, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 với sự hộ tống của nhiều tàu trong vùng biển Việt Nam là hành động khiêu khích và gây thêm căng thẳng, bất ổn, không tốt cho môi trường kinh doanh.

Ngày 5-6, tờ The Straits Times dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen nhận định, nguy cơ các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông gây thiệt hại cho giao thương tại châu Á là rất thực tế. Đồng thời khẳng định, Trung Quốc phải rõ ràng về tầm nhìn cũng như vị trí của Bắc Kinh trong trật tự thế giới mới.

Không chịu bị lép vế

Ngày 6-6, Hãng Kyodo dẫn lời Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, Tokyo hy vọng Bắc Kinh sẽ minh bạch hơn trong chương trình quốc phòng. Trước đó (5-6), Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình Quốc hội nước này với khuyến cáo, Trung Quốc đã khai man ngân sách quốc phòng thấp hơn thực tế tới 20%. Lầu Năm Góc khẳng định, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2013 là gần 145 tỉ USD, cao hơn nhiều con số chính thức 119,5 tỉ USD mà Bắc Kinh công bố.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga

Ngày 5-6, Bộ Quốc phòng Mỹ đã trình lên Quốc hội báo cáo (dày 96 trang) với tựa đề “Những phát triển an ninh và quân sự ở Trung Quốc”, trong đó cảnh báo Washington phải chuẩn bị để đối phó với khả năng xảy ra xung đột. Bởi Trung Quốc đang theo đuổi chương trình hiện đại quân sự toàn diện nhằm cải thiện năng lực đối phó với các tình huống xung đột khẩn cấp, chớp nhoáng và ác liệt trong khu vực như Biển Đông và biển Hoa Đông. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang thể hiện cách hành xử đối đầu và đe dọa trong tranh chấp lãnh thổ sau khi phát triển năng lực tác chiến tầm xa và hiện đại hóa không quân, tàu ngầm.

Bộ Quốc phòng Mỹ cũng cảnh báo, Trung Quốc có thể sẽ bắt đầu cho tàu ngầm trang bị tên lửa đạn đạo có khả năng đánh chặn tên lửa hạt nhân tuần tra 24/24 trên biển trong năm nay. Lầu Năm Góc tuy không đưa ra con số ước tính về quy mô kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc, nhưng theo giới chuyên gia, Bắc Kinh đang có khoảng 250 đầu đạn hạt nhân. Ngày 4-6, trang mạng “Tiêu điểm Trung - Mỹ” đăng bài “Quân đội Mỹ vẫn có thể đe dọa Trung Quốc” của tác giả Benjamin Friedmann. Bài viết bày tỏ lo ngại trước việc Lầu Năm Góc cắt giảm ngân sách và phân tán nguồn lực ở châu Âu và Trung Đông làm suy yếu khả năng hoặc mong muốn tác chiến của Mỹ. Và điều này tạo cơ hội cho Trung Quốc gia tăng khả năng xâm lược lãnh thổ của nước khác.

Ngày 5-6, trang tin quân sự Arms-Tass cho biết, Nhật Bản đã thông qua việc mua 3 máy bay trinh sát không người lái RQ-4 Global Hawk vào năm 2015 với tổng giá trị lên tới 100 tỉ yen nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát và cảnh giới không phận và khu vực biển xung quanh khu vực quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trước đó (4-6), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho biết, Tokyo sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để giám sát chặt chẽ các hòn đảo xa nhằm ứng phó với tham vọng bành trướng của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.

Ngày 6-6, lực lượng tuần duyên Nhật Bản cho biết, 2 tàu Trung Quốc đã đi vào vùng lãnh hải rộng 12 hải lý quanh một trong các hòn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Việc này diễn ra sau khi G7 bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. G7 phản đối bất kỳ nỗ lực đơn phương của bất kỳ nước nào nhằm khẳng định lãnh thổ hay tuyên bố chủ quyền hàng hải thông qua hăm dọa, áp chế hay sử dụng vũ lực. G7 kêu gọi tất cả các bên làm rõ và theo đuổi tuyên bố lãnh thổ, tuyên bố chủ quyền hàng hải phù hợp với luật pháp quốc tế.

Sự ngang ngược của Trung Quốc

Ngày 6-6, Tân Hoa xã dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi (tối 5-6) nguỵ biện cho hành vi gây hấn đối với tàu cá và tàu thực thi pháp luật của Việt Nam tại khu vực Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan dầu khí HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ông Hồng Lỗi cũng ngang nhiên xuyên tạc: tính đến thời điểm này, tàu Việt Nam đã đâm va hơn 1.200 lần vào tàu công vụ Trung Quốc? Thậm chí còn ngạo mạn tuyên bố: Bắc Kinh sẽ không ngần ngại đáp trả đối với bất cứ hành động nào mà Trung Quốc cho là khiêu khích, xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, phá hoại hòa bình và ổn định trên biển!

Ngoài ra, ông Hồng Lỗi đã lớn tiếng đe dọa: G7 hãy đứng ngoài Biển Đông, nhằm phản ứng trước việc G7 ra tuyên bố quan ngại về tình hình biển Hoa Đông và Biển Đông hiện nay. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc không hề ngượng mồm khi cho rằng, Trung Quốc là lực lượng kiên định bảo vệ hòa bình, ổn định biển Hoa Đông và Biển Đông và là nước không muốn nhìn thấy bất cứ sự bất ổn nào ở khu vực này. Mặc dù ông Hồng Lỗi giảo biện, bịa đặt và vu cáo, nhưng vẫn không thể che đậy được âm mưu độc chiếm Biển Đông, gây bất ổn và cố tình phá hoại hòa bình trong khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành. Trước đó (4-6), ông Hồng Lỗi cũng đã từ chối phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế khi yêu cầu Bắc Kinh phản biện lại đơn kiện của Philippines trong vòng 6 tháng tới, đồng thời tuyên bố không có kế hoạch tham gia vụ kiện.

Ngày 5-6, tờ Les Echos (Pháp) có bài bình luận “Trung Quốc - cường quốc càng ngày càng hiếu chiến”, trong đó cảnh báo, các hành động gây hấn của Trung Quốc với các quốc gia láng giềng thời gian gầy đây đã cho thấy sự thay đổi về vị thế ngoại giao của Bắc Kinh. Nếu 5 năm trước, Trung Quốc còn được coi là quốc gia hòa bình, thì nay đã trở thành nhân tố gây hấn tiềm tàng trong khu vực.

Ngày 4-6, tờ Wall Street Journal (Mỹ) cho rằng, những động thái hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông là sản phẩm của chính sách đối ngoại thiếu nhất quán, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh của những cơ quan chính phủ, trong đó kẻ nào hiếu chiến nhất sẽ giành được lợi thế. Và đây không phải là kết quả của một sự hỗn loạn trong chính sách, mà là kế hoạch có chủ ý.

Ngày 9-5-2014, Mỹ và Philippines tập trận đột kích đổ bộ ở Biển Đông

Tâm điểm của thế giới

Ngày 5-6, Hãng Kyodo News đưa tin, Indonesia đã đề xuất họp Ngoại trưởng các nước ASEAN vào tháng 8 để đánh giá những căng thẳng trên Biển Đông và Manila ủng hộ đề xuất này. Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã đưa ra đề xuất này sau những leo thang ngày càng lớn của Trung Quốc để khẳng định “yêu sách chủ quyền” tuyên bố ở Biển Đông. Cũng trong ngày 5-6, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố, các nỗ lực đơn phương nhằm bành trướng lãnh thổ hoàn toàn không thể chấp nhận trong bối cảnh Trung Quốc đang gia tăng gây hấn với các láng giềng châu Á.

Phát biểu trước các binh sĩ tại Căn cứ quân sự Aguinaldo hôm 4-6, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin khẳng định, trước những hành động gây hấn hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông, Philippines quan ngại chứ không hề lo lắng và sẽ sẵn sàng đối phó với bất kỳ sự quấy rối nào. Tại hội thảo Nikkei ở Tokyo vừa qua, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đưa ra 2 sự lựa chọn: Hợp tác cùng thịnh vượng và giữ nguyên trạng như hiện nay; hoặc một sự đối đầu, cạnh tranh “bên miệng hố chiến tranh”, thậm chí rơi xuống đó.

Trong bài viết trên tờ The Daily Caller của Mỹ hôm 3-6, luật sư Paul J. Leaf đã kêu gọi, Mỹ phải thôi đứng ngoài cuộc trong khi Trung Quốc tăng cường gây hấn ở Biển Đông. Bởi Bắc Kinh đang đánh giá quyết tâm của Washington khi hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Theo ông Eduardo R. Hernandez, giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Marxism Hector P. Agosti, Trung Quốc đã có cách hành xử không đúng trong tranh chấp biển đảo với Việt Nam. Trong bài viết trên trang Brookings.edu, tác giả Jeffrey A.Bader, Giám đốc cấp cao về các vấn đề châu Á trong Hội đồng An ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Barack Obama, đồng thời là cựu Đại sứ Mỹ tại Namibia nhận định, Washington đã kết thúc sự mập mờ của Bắc Kinh về “đường lưỡi bò”. Tiến sĩ William Choong thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS) từng chất vấn về việc Trung Quốc tuyên bố đã giải quyết xong tranh chấp biên giới với các nước láng giềng, nhưng tại sao không làm rõ yêu sách “đường lưỡi bò” theo UNCLOS và cố gắng hoàn tất COC.

Ngày 7-6, tờ Bangkok Post đưa tin, Hàn Quốc sẽ tặng Philippines tàu hộ tống lớp Pohang nhằm đối phó với sự ngang ngược của Trung Quốc đang liên tục gia tăng. Trước đó, Hàn Quốc đã tặng Philippines 1 tàu đổ bộ và 16 xuồng cao su sau khi Manila ký thỏa thuận mua 12 máy bay FA-50 của Seoul với tổng giá trị khoảng 421 triệu USD. Ngày 6-6, tờ China Times dẫn lời một số học giả Trung Quốc cho rằng, căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông khó có khả năng leo thang thành xung đột vũ trang thực sự, cho dù Manila đã kiện “đường lưỡi bò” phi pháp của Bắc Kinh lên Tòa án Trọng tài quốc tế. Trong khi đó Hãng IHS Jane’s dẫn nguồn tin từ giới chức quân sự ở Jakarta cho biết, Indonesia sẽ triển khai máy bay trực thăng tấn công đến quần đảo Natuna, và sẽ mua thêm 274 tàu hải quân, 10 phi đội máy bay chiến đấu cùng 12 tàu ngầm diesel thế hệ mới để bảo vệ lãnh thổ.

PTRTimes

Thứ Ba, 10 tháng 6, 2014

TƯ LIỆU HOÀNG SA, TRƯỜNG SA CỦA VIỆT NAM LÀ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ

Chinhphu.vn - Tư liệu về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta đầy đủ, xác thực, khẳng định việc xác lập và thực thi chủ quyền một cách thật sự, trọn vẹn, liên tục nhiều thế kỷ và trong điều kiện hòa bình.

Phóng viên Báo Điện tử Chính phủ đã có cuộc trao đổi với GS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội) về những bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, nói đến chủ quyền của một quốc gia thì tư liệu quan trọng nhất, có tính chất quyết định là tư liệu của nhà nước, lập nên ở thời điểm nhà nước được khẳng định, xác lập và thực thi chủ quyền. GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định, những tư liệu mang tính độc đắc, độc nhất vô nhị khẳng định chủ quyền trên Biển Đông đó có ở nước ta mà không một nước nào có được.

Châu bản triều Nguyễn: Minh chứng đắt giá

Tấu của Bộ Công về việc đoàn khảo sát Hoàng Sa do Đỗ Mậu Thưởng, Lê Trọng Bá trở về báo cáo đã đến được 25 đảo (trong 3 sở), còn 1 sở hơi xa lại gặp gió lớn nên chưa tới được. Đoàn mang về 4 bức hoạ và 1 quyển nhật ký ghi chép. Bản tấu gồm 2 trang, ở quyển Minh Mệnh 68, trang 215-216.

Đây là tư liệu minh chứng đắt giá nhất, chứng cứ quan trọng, có giá trị lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền của Nhà nước ta. Đây là di sản quốc gia của Việt Nam, là nguồn tư liệu có giá trị cao nhất để khẳng định một cách trực tiếp và mạnh mẽ chủ quyền của vương triều Nguyễn Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, mà không có một nước thứ hai nào tham gia tranh chấp hiện nay có được nguồn tư liệu như thế này.

Châu bản triều Nguyễn là các bản tấu, sớ của triều đình nhà Nguyễn (tính từ năm 1802 cho đến năm 1945) đã được nhà vua “ngự phê”, “ngự lãm”. Dấu tích ngự phê trên văn bản là dấu mực son bao gồm 4 loại là châu phê (vua cho ý kiến vào văn bản); châu điểm (vua chỉ điểm một chấm son xác nhận đã ngự lãm hay đồng ý với nội dung văn bản);châu khuyên (là những dấu khuyên đỏ thể hiện sự bằng lòng y cho) vàchâu mạt hay châu cải (là các dấu son của vua quẹt vào những chỗ vua muốn xóa bỏ hay không đồng ý với văn bản).

Tấu của Bộ Công về việc thường năm có lệ đưa binh thuyền vãng thám xứ Hoàng Sa thuộc hải cương nước ta để cho thuần thục đường đi. Nay đã khai xuân phải bắt đầu chuẩn bị cho kỳ tới. Nhưng công việc hiện rất nhiều, xin cho đình đến sang năm. Châu phê “đình”. Bản tấu gồm 2 trang, ở quyển Thiệu Trị 51, trang 235-236.

Đây là nguồn tư liệu nguyên gốc và cao nhất của nhà Nguyễn, được sản sinh ra trong quá trình hoạt động của Nhà nước, phản ánh một cách khách quan, trung thực tư tưởng chính trị, chủ trương, chính sách của vương triều trong các hoạt động đối nội và đối ngoại.

Châu bản triều Nguyễn là nguồn tài liệu đặc biệt, độc bản, duy nhất và vô cùng quý hiếm còn giữ lại đến ngày nay, nó không chỉ là tài sản vô giá của Việt Nam mà còn có giá trị nổi bật toàn cầu.

Đặc biệt, ngày 14/5/2014, tại Quảng Châu (Trung Quốc), UNESCO đã chính thức công nhận Châu bản triều Nguyễn là "Di sản tư liệu, ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương". Điều này càng làm tăng thêm tính quốc tế, tính pháp lý khi được thừa nhận là giá trị di sản nhân loại.

Mộc bản triều Nguyễn

Bản dập Mộc bản nói về vua Gia Long sai Cai cơ Võ Văn Phú cho mộ dân bổ sung vào đội Hoàng Sa.

Mộc bản triều Nguyễn là bản khắc gỗ chính sử của nhà Nguyễn, vua trực tiếp giao cho Quốc Sử quán soạn chính sử. Bản khắc gỗ bộ Quốc sử triều Nguyễn Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính biên, được biên soạn từ những năm đầu đời vua Gia Long, hoàn thành năm Đồng Khánh thứ 3 (1888). Soạn xong, vua cho phép khắc gỗ để in, thể hiện chính thức hoá của Nhà nước ở trình độ cao thời đó. Đây là bản gốc lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Đà Lạt.

Tư liệu đắt giá ở chỗ, nó là bộ Sử chính thức của Nhà nước do vua trực tiếp chỉ đạo Quốc Sử quán biên soạn trên cơ sở các tài liệu gốc khác; thứ 2 đây là bộ sử ghi lại trung thực các hoạt động của chúng ta tại Hoàng Sa, Trường Sa; thứ 3 nó đã được nhà nước chính thức cho khắc ván gỗ, tồn tại cho đến ngày nay trở thành di sản vô giá của dân tộc Việt Nam và năm 2007, Mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là "Di sản Tư liệu thế giới", từ đó có thể đánh giá được giá trị lịch sử và pháp lý của tư liệu này.

Tư liệu chứng minh lịch sử

Partie de la Cochinchine là bản đồ tốt nhất tính cho đến đầu thế kỷ XIX đã vẽ chính xác vị trí, đặc điểm địa lý, tên gọi các đảo, bãi ngầm Paracels (Hoàng Sa, Trường Sa) nằm trong khu vực thuộc lãnh thổ An Nam.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết, một trong những tư liệu chứng minh chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam ta là các tấm Atlas (bản đồ). Bản đồ muốn trở thành bản đồ có giá trị pháp lý về chủ quyền thì phải có 2 yếu tố: Khoa học, chính xác và khách quan. Hiện chúng ta đã tập hợp được các bản đồ vẽ khu vực Việt Nam trong lịch sử, đầy đủ khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Tư liệu bản đồ khẳng định Trung Quốc không hề có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng rất rõ ràng, khẳng định lãnh thổ truyền thống của Trung Quốc không vượt quá đảo Hải Nam, hoàn toàn phù hợp với các nguồn tư liệu của Việt Nam cũng như phương Tây.

Trong đó, nhiều chuyên gia đánh giá Bộ Atlas thế giới của Vandermaelen là cuốn sách có giá trị lớn, tính quốc tế cao, ghi nhận của thế giới về chủ quyền của nước ta. Cuốn sách hội được những thành tựu mới nhất với những phương pháp vẽ và in bản đồ tiên tiến nhất của thế giới cho đến đầu thế kỷ XIX, đã phản ánh tương đối khách quan, đầy đủ và trung thực hầu hết các vùng đất và các quốc gia trên phạm vi toàn cầu. Cuốn sách có 388 tấm, liên quan đến Việt Nam có 4 tấm bản đồ. Cuốn sách hiện còn nhiều bản được lưu giữ tại nhiều thư viện quốc gia của các nước trên thế giới.

Trong cuốn sách, tấm “Partie de la Cochinchine” là bản đồ tốt nhất tính cho đến đầu thế kỷ XIX đã vẽ chính xác vị trí, đặc điểm địa lý, tên gọi các đảo, bãi ngầm Paracels nằm trong khu vực. Cochinchine, thuộc phạm vi lãnh thổ An Nam, minh chứng một cách rõ ràng và chuẩn xác chủ quyền của Việt Nam ở Paracels (Hoàng Sa, Trường Sa) đã được quốc tế ghi nhận.

GS.TS Nguyễn Quang Ngọc bên bộ Atlas thế giới của Thư viện Quốc gia Pháp.

Bên cạnh đó, chúng ta còn có các thư tịch cổ (bằng sắc, đơn từ, hương ước, văn bản Hội khao lề thế lính Trường Sa, văn cúng, văn khế bán ruộng, gia phả và ghi chép của các gia đình, dòng họ...); các di tích, di vật (đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ họ, bến cảng, thuyền bè, di tích khảo cổ học, mồ mả, mộ gió...)… minh chứng một cách rõ ràng chủ trương khai chiếm Biển Đông của các nhà nước phong kiến Việt Nam đã được thực thi một cách đầy đủ và trọn vẹn bởi những người dân thường.

Các nguồn tư liệu của Việt Nam, Trung Quốc, phương Tây và các nước liên quan bao gồm tư liệu chính thức của nhà nước và tư liệu trong dân gian; thư tịch cổ, bản đồ cổ; các di tích, di vật, các tư liệu địa danh, văn hóa, văn học dân gian… đều phản ánh một cách khách quan, trung thực lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa.

Theo GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, đây là những tư liệu rất có sức thuyết phục trong việc khẳng định chủ quyền của chúng ta. Những tư liệu này phải nhìn một cách tổng thể, phân tích, đánh giá để thấy được giá trị to lớn về việc khẳng định chủ quyền của nhà nước Việt Nam trên Biển Đông. Đây là những tư liệu lịch sử rất cụ thể và sinh động về trang sử chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Mai Anh (ghi)