Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

Trường Sa tháng 4/2014 - 7. ĐẢO NAM YẾT

Trường Sa tháng 4/2014 - 7. Đảo Nam Yết


 
Đảo Nam Yết trong nắng chiều 

 
Nhà văn hóa đảo Nam Yết 

 
Trong phòng Truyền thống đảo Nam Yết

 
Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956 

 
Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956 

 
Chùa Nam Yết đã được xây dựng hoàn chỉnh, ngay cạnh bia chủ quyền Việt Nam được dựng năm 1956 

 

Những chiếc quạt điện gió 2 cánh đã được thay bằng quạt 3 cánh hiện đại hơn, bền trong mưa gió biển hơn

 
Hoàng hôn ở đảo Nam Yết

 
Hạ sĩ Nguyễn Bá Bình làm tiêu binh bên cột mốc chủ quyền


Để giữ gìn sự bình yên, toàn vẹn chủ quyền cho Tổ quốc, ngày nay vẫn có những người lính trẻ ở Trường Sa, ở đảo Nam Yết hy sinh. Binh nhì Nguyễn Vũ Hoàng Phương hy sinh khi chưa tròn 19 tuổi, anh quê ở thị trấn Cam Đức, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, sinh ngày 23/4/1995, hy sinh vào ngày 14/2/2014, ngày bao bạn trẻ ở đất liền đang vui trong Valentine - Lễ Tình nhân!

Nguồn: Thiềm Thừ

TÂM THÁI "TRỜI CON" CỦA LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC

Khoai@: Bài trên Sachhiem. Các bạn có thể đọc bài gốc theo đường link bên dưới.



Những ngày qua từ khi Trung Quốc kéo giàn khoan Haiyang 981 ngang nhiên xông vào lãnh hải Việt Nam để cắm cọc, rồi tự tuyên bố: đây là lãnh thổ của họ! Những hành động này cũng như đường “lưỡi bò” chín khúc chiếm gần hết lãnh hải của các nước Đông Nam Á. Họ còn ngang nhiên tranh giành đảo Điếu Ngư của Nhật và chiếm giữ các bãi đá của Philippines. Thái độ hiếu chiến này đã bộc lộ cho thế giới nhìn thấy dã tâm bá quyền của Trung Quốc.

Sự hành xử ngang ngược bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp dư luận phản đối, lãnh đạo Trung Quốc đã khiến thế giới giật mình và khinh miệt sự hung hăng của họ như sự hung hăng của một con chó dại.

Cung cách ngang ngược này bắt nguồn từ đâu?

Nếu chúng ta nhìn lại chính sách kế hoạch hóa gia đình của Trung Quốc trong vòng năm mươi năm nay chúng ta sẽ hiểu được phần nào tâm thái hành xử ngang ngược của lãnh đạo Trung Quốc hiện nay.

Sau khi thống nhất Hoa Lục, Mao Trạch Đông đã thi hành chính sách một con trong kế hoạch hóa gia đình. Chính sách này đã đưa đến thảm họa giết bé gái tại nông thôn vì người Trung Quốc chỉ muốn sinh con trai. Những đứa con một này được cả nhà xúm lại cưng chiều, thành ra hư hỏng.

Tôi nhớ mãi những hành động vô giáo dục của đám trẻ “trời con’ này trên xe buýt ở Bắc Kinh năm 1985. Lúc đó tôi sang Trung Quốc để học tiếng Hoa. Trung Quốc còn rất nghèo. Phương tiện di chuyển chính của dân chúng là xe buýt. Xe thì ít và người thì đông. Do đó trên xe lúc nào cũng đông nghẹt cả người. Cả xe chỉ có ba dãy ghế phía trước dành cho người lớn tuổi. Thế rồi tại một trạm ở trung tâm thành phố, một đám trẻ con leo lên xe. Chúng lôi kéo hết những ông già bà cả ra khỏi ghế và chúng chiếm lấy những chỗ ngồi đấy để đùa nghịch với nhau. Mọi người chỉ trố mắt nhìn, không ai dám nói năng hay hành động gì. Thái độ này có lẽ phát sinh sau những năm động loạn của “Cách Mạng Văn Hóa” người Trung Quốc trở nên sợ sệt, thụ động và cầu an. Họ không biết những đứa trẻ này là con của ai, lỡ đụng vào con các ông lớn thì phiền lắm. Trên xe có người lên tiếng khuyên bảo thì chúng hổn láo chưởi thề. Vì thế không ai dám động đến chúng. Cứ thế các cậu “con trời” này tha hồ phá phách, hổn láo.

Nhìn cảnh tượng đó tôi chỉ biết lắc đầu và nghĩ thầm những đứa trẻ này tương lai sẽ lãnh đạo Trung Quốc. Chúng nó sẽ là những kẻ làm loạn thiên hạ. Chúng nó muốn gì thì sẽ làm cho bằng được bất chấp thủ đoạn, đạo đức, luật lệ…

Hiện nay, những gì đang xảy ra tại Đông Á và Đông Nam Á đã chứng minh hùng hồn cho tâm thái “trời con” ngang ngược của lãnh đạo Trung Quốc. Họ muốn chiếm đảo Điếu Ngư của Nhật thì cứ đưa tàu bè sang chiếm. Họ muốn lấy các bãi đá của Philippines thì cứ ngang nhiên lấy. Họ muốn chiếm biển Đông thì cứ vẽ thêm lên bản đồ của họ chin mười khúc nữa. Thế rồi “vô tư” đưa giàn khoan ra khoan dầu! Trong quá khứ họ đã từng xâm lăng Tây Tạng, cưỡng chiếm những làng của Ân Độ, và những nước có biên giới với Trung Quốc.

Trước những kẻ ngang tàn như thế này thì làm thế nào để ngăn chận?

Có hai giải pháp: một là thỏa mãn những đòi hỏi của chúng; hai là chiến tranh. Giải pháp một là của kẻ yếu, thôi thì “thí cô hồn” cho chúng những hòn đảo nhỏ để được yên thân. Thế nhưng “được đàng chân chúng lân đàng đầu!”, càng chiều chúng thì chúng càng làm tới, lòng tham vô đáy. Nay chúng chiếm đảo này, mai chúng chiếm đảo kia, cuối cùng sẽ đi đến chỗ bá chủ thế giới.

Trong bài phát biểu của Tổng Bí Thư Lê Duẫn năm 1979 đã tiết lộ mưu đồ xâm lược các nước Đông Nam Á của Trung Quốc: “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống trò chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu Bình cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là vì nông dân nghèo, trong tình cảnh khó khăn cùng cực!”(1)

Giải pháp thứ hai là đánh cho chúng phù mỏ thì chúng mới chừa! Chỉ có biện pháp mạnh này mới làm cho chúng tỉnh ngộ để học hỏi cách cư xử của con người có văn hóa, văn minh.

Khu vực biển Đông là đường giao thương thủy lộ huyết mạch của các nước Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương. Trải dài từ Nhật Bản xuống đến Úc Đại Lợi. Do đó các nước kinh tế mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… sẽ bị ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của nước họ và do đó sẽ không thế nào chịu để cho Trung Quốc kiểm soát. Đó là chưa nói đến tầm quan trọng của biển Đông đối với kinh tế, quân sự và ngoại giao của Hoa Kỳ. Lâu nay Hoa Kỳ bá chủ vùng biển này với hạm đội số 7, Hoa Kỳ sẽ không để cho Trung Quốc ngang nhiên cướp giật khu vực kiểm soát của họ. Hơn nữa Hoa Kỳ còn có liên minh quân sự với các nước trong khu vực như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines. Với những quan hệ kinh tế, quân sự, ngoại giao như thế giữa các nước trong khu vực và Hoa Kỳ, nếu Trung Quốc không biết điều rút lui về vị trí cũ, nếu họ vẫn còn ngoan cố giữ ý đồ xâm lược thì chắc chắn chiến tranh sẽ xảy ra. Và hậu quả sẽ là sự thảm bại cho Trung Quốc với nền kinh tế suy sụp, đất nước bị phân chia mảnh múng. Các vùng Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Ngoại Mông sẽ độc lập; các tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến cùng các tỉnh dọc duyên hải sẽ tách rời khỏi Hoa Lục vì họ không muốn đem lợi tức của họ nuôi các tỉnh nghèo đói lạc hậu nội địa.

Tình hình tranh chấp ở Biển Đông không phải chỉ là mâu thuẩn đơn phương giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhưng là một tranh chấp quốc tế có liên hệ đến quyền lợi của nhiều cường quốc trong đó thiệt hại nhiều nhất phải kể là Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã từ bỏ Biển Đông sau chiến tranh Việt Nam. Lúc đó Trung Quốc hãy còn suy yếu. Bây giờ nhờ “đô la Mỹ”, các ông “trời con” này được nuông chiều, đã lớn mạnh và bắt đầu quậy phá thì Mỹ không thể ngồi yên cho Trung Quốc nhục mạ, gây thiệt hại cho mình ngay trên khu vực làm ăn của mình.

May mắn cho Việt Nam là sự tranh chấp xảy ra trên bình diện quốc tế. Nhờ đó Việt Nam không bị cô lập. Nếu có chiến tranh xảy ra thì Việt Nam cũng đủ sức chống đỡ. Hiện tại Việt Nam nhờ phát triển kinh tế trong hơn mười năm nay đã có tiền để mua vũ khí tối tân không thua gì vũ khí của Trung Quốc; và với lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân trong và ngoài nước trong những ngày qua như một Hội Nghị Diên Hồng, Trung Quốc không dễ gì chiến thắng được. Nhưng hậu quả của cuộc chiến tranh như thế thì cả hai Việt Nam và Trung Quốc đều đi đến chỗ kiệt quệ về kinh tế và quân sự!

Chúng ta cũng hiểu rằng không chỉ lãnh đạo Trung Quốc là “trời con”, nhưng quân đội của họ cũng là đội quân của những ông “con trời” được cưng chiều từ bé nên rất nhút nhát, chỉ hung hăng lỗ miệng chứ đâu có tinh thần đấm đá gì đâu!

Chúng ta cầu mong các ông lãnh đạo “trời con” này khôn hồn biết rút lui về vị trí cũ để tránh tổn phí xương máu của nhân dân. Nhìn những tranh chấp lâu nay tại giàn khoan Haiyang 981, chỉ là những trò bắn súng nước mà thôi; chúng ta càng tin rằng chiến tranh sẽ không xảy ra. Nhưng nếu chiến tranh có xảy ra đi nữa thì Việt Nam cũng sẵn sàng dạy cho các ông “trời con” này một bài học đích đáng.

Houston, June 9, 2014 Giang Thượng
Giang Thượng

LỪA - KHỰA PING - PONG

Dư luận viên: phot_phet

Đây là một bài phân tích và bình luận khá hay của đồng chí Bóp Quả Cam mặt lồn trâu kính mến. Tôi nhặt trên soi.com.vn và dán lại ở đây làm tư liệu. Bài viết có một vài chi tiết cần cân nhắc và khảo cứu thêm. Tít tôi giật lại.

Nhìn lại lịch sử một tẹo.

Gần đây, chuyện cái giàn khoan Hải Dương 981 (xin lưu ý là “Hải Dương 981” chứ ếch có cái giàn khoan nào gọi là “HD 981” như một số báo cứ tùy tiện đăng tải) bỗng dưng cắm vào biển Đông của ta khiến con dân Việt ai cũng nhức nhối. Từ nhức nhối cho đến bức xúc, cáu giận, ai cũng muốn “em có ý kiến”, như nick một bạn đọc thân thiết của Soi lâu rồi không thấy xuất hiện nữa. Cũng từ đây, xuất hiện vô số các chiến lược gia, các nhà tư tưởng, các bạn tha thiết với tình hình… đưa ra hàng loạt các ý kiến ngõ hầu giúp cho đất nước vượt qua cái đận khó khăn này.

Em cũng chỉ là ếch ngồi đáy giếng, xin có đôi lời trình bày cùng với các bác, phân tích có mà đôi lời phản biện cũng có, với hy vọng có thể làm sáng tỏ đôi chút tình thế hiện nay trên biển Đông.

Trước hết, cần phải thấy rằng việc Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan cắm xuống vùng biển của Việt Nam không phải là chuyện bỗng dưng, đột xuất mà thành nguyên nhân cơ bản của rắc rối hiện nay. Cũng không phải mấy chú chệt này hứng lên làm càn để “đáp lại” chuyến thăm của B.Obama mới đây đến 4 nước châu Á với những tuyên bố hùng hồn.

Giàn khoan Hải Dương 981, thực chất là hệ quả không tránh khỏi của một tình thế chiến lược rộng lớn mà Trung Quốc đã chủ trương từ lâu, chỉ đến thời điểm này thấy thuận tiện thì mang ra thực thi với Việt Nam là nạn nhân mà thôi.

Ở đây, phải lần ngược lại lịch sử một chút.

Các bác biết rằng trong lịch sử mấy ngàn năm của nước ta, cha ông chúng ta đã không ít lần phải sang Tàu triều cống. Nhưng luôn có 2 điểm then chốt:

1. Cha ông ta chỉ sang Tàu triều cống sau khi đã tẩn cho quân Tàu lên bờ xuống ruộng trong một cuộc chiến nào đó;

2. Không bao giờ các vua của ta đích thân đi Tàu mà chỉ cử sứ thần, cùng lắm là cử một nhân vật quan trọng sang triều cống (ngay cả vua Quang Trung oai hùng đánh cho quân Thanh xất bất xang bang nhưng cũng vẫn phải theo yêu cầu của vua nhà Thanh cử con trai sang Tàu làm con tin, và để tránh chuyện bị bắt chẹt, nhà vua bèn cử một “ông con trai” dỏm sang, vua Thanh biết là hàng fake nhưng vẫn phải ngậm bồ hòn làm ngọt).

Quan hệ Việt-Trung thời cận đại, môi hở răng lạnh, thỉnh thoảng răng lại cắn vào môi một phát mà cú cắn đau nhất là năm 1979, tiếp đến là vụ đánh chiếm một số đảo của Việt Nam năm 1988. Nhưng đến năm 1991 thì bất chợt, Trung Quốc mời hàng loạt lãnh đạo cấp cao của Việt Nam bay sang Trung Quốc để họp bàn chuyện bình thường hóa quan hệ; đấy là cái mà sau này chúng ta biết đến dưới tên gọi là “Hội nghị Thành Đô”, dẫn tới bình thường hóa quan hệ Việt-Trung.

Biếm họa của Crazy Crab nhắc lại bức ảnh “Tank Man” với chân dung các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc: Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào

Câu hỏi đặt ra là:

Tại sao Tàu lại phải làm thế với Việt Nam, ở thời điểm đó?

Rất đơn giản. Vì Liên Xô vừa mới sụp đổ sau có một đêm. Trước đấy, trong một thời gian dài, Trung Quốc duy trì sự tồn tại bằng cách nương vào mâu thuẫn Xô-Mỹ. Nay bỗng dưng Liên Xô sụp đổ, rồi domino đến Đông Âu, Trung Quốc thấy mình trơ ra một thân cụ phải đối mặt với Mỹ quá mạnh. Thế nên nhu cầu phải tập hợp lực lượng, hình thành những liên minh mới để có thể cùng tồn tại bắt buộc phải dẫn tới sự thay đổi trong chính sách của Tàu, trước đó vẫn nghiêng theo hướng bắt nạt Việt Nam kiểu kẻ cả “ông anh” thích tẩn ông em để “dạy bài học”.

Về phía Việt Nam, bị kiệt quệ bởi mấy cuộc chiến liên tiếp, đặc biệt là dù mới rút chân ra khỏi Cambodia nhưng hệ lụy của cuộc chiến đó vẫn còn dai dẳng (chuyện sai hay không sai hoặc đúng rồi mới sai ở Cambodia là chuyện khác, không thuộc phạm vi em muốn nói ở đây), kinh tế èo uột, dân khổ kêu thấu trời, biên cương lại luôn bị quấy nhiễu, nên thấy Trung Quốc đưa tay ra là phải nắm ngay lấy cơ hội. Thật ra, do ý thức hệ, do vị trí địa lý giời bắt ở cạnh thằng Tàu nên lúc đó không có lựa chọn nào khác.

Sự khôn ngoan của Việt Nam sau hội nghị Thành Đô.

Thời gian sau đó quan hệ Việt-Trung phát triển ra sao thì các bác chắc cũng biết cả rồi. Chỉ có một điểm đáng lưu ý là Việt Nam đã tranh thủ rất tốt cơ hội khi ấy, trong thời gian trên dưới một thập niên, khi Trung Quốc vẫn tuân theo “chỉ lệnh” của Đặng là “náu mình chờ thời”, “không tiến lên hàng đầu”, để kịp ký với Tàu hai cái hiệp định cực quan trọng, là Hiệp định phân giới cắm mốc trên bộ và Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.

Nhiều bác lâu nay vẫn chửi như đúng rồi, nói là trong hai cái hiệp định ấy, lãnh đạo Việt Nam bán đất bán biển cho Trung Cộng. Em đồ rằng nếu không nhanh tay thuyết thằng Tàu ký hai cái hiệp định ấy mà để đến bây giờ, khi Trung Quốc bắt đầu rùng rùng “trỗi dậy hòa bình”, thì còn khuya nó mới chịu ký. Mà nếu tình thế diễn ra như thế thì quả thật bây giờ Việt Nam còn đau đầu gấp bội, có khả năng mất rất nhiều, vì phải đối phó với Tàu trên cả 3 mặt trận: trên bộ, trong vịnh Bắc Bộ và ngoài vịnh Bắc Bộ (chỗ cái giàn khoan bây giờ). Không khéo chiến tranh nổ ra rồi!

Biếm họa của Kuang Biao

“Viễn giao cận công”

Đấy là nói qua về cái chuyện lịch sử. Quay lại chuyện giàn khoan thì thật ra chúng ta biết trước, ít nhất là cách đây chừng 2 năm, rằng Trung Quốc kiểu gì nó cũng kéo cái giàn khoan khủng Hải Dương 981 vào vùng biển của ta. (Cũng báo trước luôn để nếu có xảy ra thì các bác cũng đỡ bất ngờ là sắp tới kiểu gì thằng Tàu nó chả tuyên bố về “Vùng nhận dạng phòng không” trên biển Đông của ta).

Nhưng biết là một chuyện, còn có đối phó được hay không lại là chuyện khác.

Nhiều bác cứ chửi lãnh đạo mình quá câu nệ vào “4 tốt” với “16 chữ vàng”, nói là sao lại quá tin vào miệng lưỡi giảo hoạt của thằng Tàu. Xin thưa rằng chẳng có ai ngu đâu! Có tin thì cũng chỉ tin có chút xíu thôi, bởi về căn bản bản mà nói, thật ra thì Việt Nam cần mấy cái chữ choang choang đó hơn là Tàu nó cần. Chúng ta hy vọng dùng mấy cái chữ đó để “trói” thằng Tàu, không để cho nó manh động làm càn. Giống như nhà nghèo, neo đơn, ở cạnh một thằng vừa giàu nứt đố đổ vách, con đông, lại vừa đi tù về (!) nên phải nêu cao mấy chữ “hữu nghị” với hy vọng nó để yên cho mình sinh sống, làm ăn. Được một thời gian, đến lúc nó đã đạp lên mấy cái chữ đó rồi thì đành phải tính kế khác!

Sau thời gian “náu mình chờ thời”, Trung Quốc nhận thấy cơ hội ngàn năm một thuở để trỗi dậy ở thời điểm hiện nay, đó là sự suy yếu tương đối của Mỹ. Trung Quốc mở cuộc tấn công trên khắp các mặt trận, mà một trong những mặt trận tấn công chính là “xâm chiếm” nước Mỹ bằng hàng hóa. Bác nào đã từng đi Mỹ thời gian gần đây đều biết rằng ngoại trừ những cửa hàng đồ hiệu nổi tiếng ra, việc tìm được hàng hóa ở nước Mỹ mà không có xuất xứ Made in China là vô cùng khó, kể từ cái cờ Mỹ trở đi. Là chủ nợ lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc tự tin cho rằng ho một phát là kinh tế Mỹ lên cơn co giật ngay! Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thuộc vào hàng cao nhất thế giới khiến Trung Quốc tích lũy được khoản tiền dự trữ cực khủng.

Hí họa của Michael Ramirez

Rồi vừa mua, vừa ăn cắp, vừa nhái, Trung Quốc cũng sắm được các trang thiết bị quân sự được cho là hiện đại. Nhưng cái tâm lý yếm thế sợ Mỹ vẫn còn lẩn quất nên Trung Quốc vẫn vừa chi tiền cho quốc phòng vừa run, chi nhiều nhưng nói ít, sợ Mỹ nó bực.

Với các quốc gia xung quanh, Trung Quốc vẫn tuân theo cái nguyên lý cổ xưa của Tôn Tử, đấy là “viễn giao cận công”, bẻo lẻo với thằng ở xa mà đánh đập thằng ở gần. Nhất là những thằng ở gần lại thuộc diện thấp cổ bé họng. Nên Trung Quốc mới gây hấn với Nhật ở biển Hoa Đông, bắt nạt Philippines ở bãi cạn Scarborough và kéo giàn khoan vào biển Việt Nam.

Kéo giàn khoan nước sâu vào vùng biển Việt Nam, Trung Quốc đã đi một nước chiếu bí mà chúng ta không dễ gì hóa giải. Bởi đánh thì không được (mà lấy đâu ra lực lượng để đánh, đánh có nổi không?), chưa kể nó là lực lượng dân sự, mình đánh nó là mang tiếng; mà để nó cứ ngang nhiên cắm mốc vào sân nhà mình rồi im im giải quyết như trước đây cũng không xong. 

Không rõ các bác có nắm được không chứ cách đây mấy năm, cũng ở vùng biển Tri Tôn này, Tàu nó đã từng mang giàn khoan nhỏ hơn đến định cắm xuống rồi, ta cũng sử dụng tàu nhỏ, tàu của ngư dân mấy chục chiếc, quần thảo suốt một tháng trời Tàu nó buộc phải rút… Lần này rút kinh nghiệm, nó tiến hành bài bản hơn, quyết liệt hơn. Nên ta mới hơi…bí.

Cách tốt nhất hiện thời là cứ la toáng lên cái đã.

“Thoát Trung” bằng… hội thảo?

Nhiều bác đã bàn vô vàn kế sách để giúp dân, giúp nước, giúp lãnh đạo “giải quyết” cái vụ giàn khoan này.

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

TRUNG QUỐC ĐANG MUA DÂY TỰ TRÓI MÌNH

Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đang mua dây buộc mình

(Tài chính) Ngày 9/6, Trung Quốc đã quốc tế hóa việc nước này hạ đặt giàn khoan trên Biển Đông bằng việc đệ trình tuyên bố phản đối Hà Nội lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ). Trang The Diplomat nhận định, bằng cách đưa vụ việc với Việt Nam ra LHQ, Trung Quốc đang mạo hiểm đặt ra một tiền lệ với chính mình.

Quyết định của Trung Quốc đưa vấn đề căng thẳng với Việt Nam ra LHQ khiến dư luận khá bất ngờ. Đó là bởi từ xưa tới nay, Trung Quốc luôn là bên liên tục và kiên quyết chỉ trích các bên tuyên bố chủ quyền khác cũng như của một bên thứ ba như Mỹ về cái mà Trung Quốc gọi là “những nỗ lực nhằm quốc tế hóa tranh chấp”. Bắc Kinh chính là nước kịch liệt phản đối những hành động như việc thuần túy nêu vấn đề tại các diễn đàn khu vực như Đối thoại Shangri-La hay các hội nghị khu vực của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN). Bắc Kinh cũng bác bỏ việc Philippines khiếu nại Trung Quốc lên Tòa án trọng tài thường trực của LHQ về tranh chấp lãnh hải giữa Manila với Bắc Kinh ở Biển Đông. Thay vào đó, Trung Quốc biện luận rằng, các bên tranh chấp ở Biển Đông cần dàn xếp các vấn đề chủ quyền lãnh thổ thông qua đàm phán trực tiếp và song phương, con đường mà bất kỳ ai cũng dễ nhận thấy ở đó, Bắc Kinh luôn có sức mạnh áp đảo so với các nước láng giềng nhỏ bé.

Vậy điều gì đã khiến Trung Quốc thay đổi chiến thuật trong chiến lược bành trướng lãnh thổ của họ? Lý do căn bản nhất đó là Trung Quốc tự tin vào vị thế hiện tại của họ ở quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm đoạt quần đảo này từ Chính quyền miền Nam Việt Nam từ năm 1974 và do vậy, Trung Quốc ngang nhiên không thừa nhận có tranh chấp lãnh hải tại đây. Trong nước, Trung Quốc tuyên truyền rằng, việc Hà Nội nỗ lực ngăn cản Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở gần Hoàng Sa (dù thực tế giàn khoan này nằm trong Vùng Đặc quyền kinh tế của Việt Nam) là hành động khiêu khích.

Trên thực tế, quyết định của Trung Quốc đưa vấn đề ra LHQ dường như phản ánh mối quan ngại gia tăng của Bắc Kinh trước việc các nước láng giềng sẽ sử dụng luật pháp quốc tế để vô hiệu hóa ưu thế vượt trội về quân sự của Trung Quốc. Ngoài Philippines, Việt Nam cũng sẽ cân nhắc khả năng kiện Trung Quốc ra hệ thống giải quyết tranh chấp quốc tế sau khi Trung Quốc ngày càng tỏ ra hung hăng và nguy hiểm với những tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông. Trung Quốc hiểu rõ rằng, nếu làm như vậy, Hà Nội chắc chắn nhận được sự ủng hộ hoàn toàn của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản, Australia và Mỹ...

Bằng việc chủ động nêu vấn đề tại một tổ chức quốc tế và bày tỏ tuyên bố chủ quyền của mình, Trung Quốc dường như tìm cách ngăn chặn Việt Nam thực hiện khiếu nại lên tòa án quốc tế. Chiến lược này được thể hiện rõ từ việc trình bày cơ sở tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc cũng như nỗ lực gắn kết các tuyên bố này với nhiều hiệp ước quốc tế như Công ước LHQ về Luật biển (UNCLOS). Chiến lược này có thể có lợi đối với Trung Quốc trong vụ việc liên quan đến quần đảo Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đang chiếm đóng trên thực tế dù trái phép. Bắc Kinh gần như chắc chắn hy vọng động thái này của họ sẽ là đòn bẩy để buộc Hà Nội rút lời đe dọa đưa tranh chấp lên tòa án quốc tế phân xử, và sự hoang mang của Hà Nội vào lúc này có thể làm nhụt chí của các nước khác trong khu vực đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Tuy nhiên, Trung Quốc đã đặt cược vào một canh bạc nguy hiểm khi chủ động quốc tế hóa tranh chấp. Mặc dù điều này có thể có lợi ngắn hạn với Trung Quốc, nhưng tuyên bố của Bắc Kinh về đường chín đoạn về cơ bản là trái với luật pháp quốc tế và hoàn toàn không có một cơ sở pháp lý nào. Vì thế, nếu các nước nhân cơ hội này cùng khởi kiện Bắc Kinh về đường chín đoạn, họ sẽ đuối lý. Trung Quốc rõ ràng đang mạo hiểm đặt ra một tiền lệ mà họ sẽ không muốn phải đối mặt trong những trường hợp tương tự.

Theo daibieunhandan.vn

GÁI MẠI DÂM LẠI ĐỨNG ĐƯỜNG VÀ ĐIẾM CHÚA SẼ LÊN NGÔI

Tùy bút của Béo!

Hàng ngàn gái mại dâm từ các trung tâm “phục hồi nhân phẩm” khắp mọi nơi trong cả nước đang và sẽ tiếp tục được trả về cộng đồng, “hòa nhập” với cuộc sống đời thường…

Hình minh họa - Không nhất thiết phải khác với sự thật.

Trong cái nghiệp chướng bán thân có nguồn gốc lâu đời và đa dạng như hiện nay.

Họ, có thể là hoa hậu, hoa khôi, diễn viên, ca sĩ, người mẫu, nhà báo, tiếp viên hàng không, nhân viên du lịch.., nhưng hầu như là không có việc làm, không có nghề nghiệp.

Họ, ai cũng có một gia đình, một tổ ấm.., nhưng một bộ phận không nhỏ từ lâu đã sống một cuộc đời đơn độc, không nơi nương tựa, bị những người thân yêu lạnh nhạt, từ chối, ruồng bỏ.

Phạt hành chính

Theo Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực (từ ngày 01/07/2013), trong thời gian sắp đến sẽ không áp dụng các biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào cơ sở chửa bệnh đối với những người bán dâm. Người có hành vi bán dâm sẽ chỉ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Nhìn chung, đây là một quyết định đầy tính nhân văn, thế nhưng sau khi điều luật này khả thi, hàng loạt gái mại dâm được tự do mà cách thức quản lý làm sao cho thấu đáo vẫn làm đau đầu nhà công vụ, hậu quả của nó vẫn thách thức dư luận xã hội…

Ai dám đảm bảo rằng họ không quay về lối cũ và nguy cơ hoạt động mại dâm sẽ bùng phát trên diện rộng...

Đối với những nước hợp pháp hóa mại dâm, những công dân hành nghề này phải có giấy phép và buộc phải đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, những ai hành nghề chui sẽ bị cảnh sát bắt và bị trừng trị theo luật định.

Ở nước ta, mại dâm là vi phạm pháp luật, nhưng nếu ai đó nghĩ đến việc triệt tiêu nó thì là một điều không tưởng. Nền kinh tế hiện tại lại đang lâm trọng bệnh, người bình thường, học hành đàng hoàng còn kiếm việc không ra huống hồ gì những cô gái đầy mặc cảm kia, cách nhìn xã hội lại vẫn chưa thông thoáng, cởi mở. Có một điều nghịch lý nữa, theo một tờ báo nhận định đã lâu, gái mại dâm có lợi… khi khủng hoảng tài chính, khi kinh tế khó khăn.

Vậy cũng đừng ngạc nhiên nếu “ngựa quen đường cũ”, điều cần cảnh báo ở đây chính là những căn bệnh đặc thù mà gái mại dâm thường mắc phải, trong lúc khách làng chơi không phải ai cũng đủ khả năng để bảo vệ mình. Căn bệnh bắt đầu từ gái mại dâm, xâm nhập vào khách làng chơi rồi lây lan cho những người thân, gia đình của họ, hậu quả xã hội sẽ khôn lường.

Thử dạo chơi một vòng

Trong những điểm mát-xa, hãy quan sát những cô gái mỏng manh kia đang làm gì, đếm họ có bao nhiêu người?

Trong những hộp ka-ra-ô-kê, hãy quan sát những cô gái chân trần váy ngắn tiếp viên kia đang làm gì, đếm họ có bao nhiêu người?

Trên những con đường về khuya, có bao nhiêu cô gái đang đứng dưới gốc cây, dưới những ánh đèn điện le lói, họ đang làm gì và họ có bao nhiêu người?

Một sự thật đành phải chấp nhận nữa đó là “Đĩ thì hầu như không có tuổi”…

Tản mạn một khía cạnh nhỏ của luật để hiểu những người làm luật, những người hành luật cũng như thể chế, nền chính trị đất nước.

Chính trị ví von như con điếm

”Đồng chí X”, cái cụm từ bỗng trở nên nổi tiếng do sự nhầm lẫn rất cẩn thận của chủ tịch nước Trương Tấn Sang khiến mọi người bàn tán xôn xao. Tại sao lại là nhầm lẫn, vì có đốt đuốt soi từ đầu đến cuối danh sách tên các vị ủy viên Bộ chính trị đường thời thì cũng có tết Công-gô mới tìm ra được đồng chí nào tên là X. Ông Sang tiếp xúc cử tri và cổ vũ người dân đồng lòng, dũng cảm chống tham nhũng, mọi ánh mắt đổ dồn hy vọng về ông để minh chứng cho khẩu hiệu muôn thủa ‘công khai, minh bạch’ rồi đắng ngắt tắt lịm khi cụm từ bất hủ kia phát ra.

Tôi chẳng bao giờ nghi ngờ cái tâm của một người có khuôn mặt như tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tôi biết ông thật lòng. Nhưng thời cuộc đã phát họa hết trong tiếng nghẹn của ông khi đọc bài bế mạc hội nghị trung ương 6 và khái niệm “không kỷ luật một đồng chí trong bộ chính trị” như căn bệnh nan y của tổ chức mà ông là người đang cầm trịch. Không ít người đặt dấu chấm hỏi về cái tầm của ông, riêng tôi, ông không tầm thường chút nào. Một quốc hội mờ nhòa bấy lâu nay qua tay ông bỗng vụt sáng để thắng phiểu bác bỏ thẳng thừng dự án xây dựng đường cao tốc, điều có nằm mơ người dân cũng không tưởng tượng ra nổi. Vừa rồi, hội nghị trung ương 6 diễn ra bất ngờ, bất thường cùng với sự “hóng hớt” tin trên mạng, người dân đã ít nhiều hiểu được tình trạng kinh tế của đất nước, sự điều hành của chính phủ và cái xấu đã ít nhiều giật mình thủ thế, chùn bước, đề phòng, run sợ. Có những kẻ đã dùng những từ nặng nề và muốn khai thác sâu vào bản chất vấn đề (cái-mà-mọi-người-thừa-biết-là-cái-gì), chuyện đó không có gì bất ngờ, vì đơn giản, họ là người ngoài cuộc và một số ít trong họ còn ôm mối hận thù riêng tư trong quá khứ. Luật nhân quả không dành riêng cho ai, nó ban phát công bằng cho mọi người, cứ gieo nhân nào sẽ gặp quả nấy.

Thế là một lần nữa nhân dân lại được thấy hình ảnh thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng thẳng lưng đấm ngực trước quốc hội nhận trách nhiệm về những yếu kém của mình trong việc điều hành chính phủ, và bản báo cáo vẫn nêu bật những thành tích, những chỉ số hứa hẹn nhiều đổi thay tốt đẹp. Mấy chục năm nay, quốc hội và đại biểu quốc hội đến hẹn lại lên, nhiều vấn đề cần khẩn cấp giải quyết như đất đai, tăng lương, thuế thu nhập cá nhân, biểu tình… vẫn dây dưa kéo dài, vẫn mờ nhòa âm ỉ. Trong suốt thời gian dài, một vài tờ báo quốc doanh vẫn cố bám níu vào những phát ngôn có sức “đột phá” mong dẫn dắt dư luận đến những giấc mơ đẹp, và hình ảnh ngài đại cử tri, vị trí thức khả ái, không đảng kia luôn xuất hiện liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng với những câu nói thật nóng, thật sắc sảo, ngài đã sống trong lòng người dân với những hoài niệm trong lành, tích cực. Xin thưa, vở kịch đã kết thúc, đến lúc phải hạ màn, và một lần nữa xin thưa với ông, hãy nói rằng chính lòng ông rất an với thông điệp của thủ tướng. Cái phản ứng rất thật, rất đắt khi nghe ông phát biểu trên truyền hình xin dành cho bạn đã có phản hồi “Tui muốn ném chiếc dép cho bể cái ti vi”. Đất nước đang ở đâu, thực trạng đất nước đang thế nào, ông là người phải rõ hơn ai hết?!

Chế độ nào cũng vậy, dân chủ văn minh hay lạc hậu hoang dã cũng đều phải nuôi dưỡng hệ thống an ninh của mình, ở nước ta gọi là công an, quân đội. Nói như triết học, đơn giản đó chính là công cụ bạo lực của một thể chế, nó sống được, tồn tại được nếu như thể chế đó sống được, tồn tại được. Ông bà ta nói “ăn cơm chúa, múa tối ngày”, vậy đừng có buồn cười quá khi một ngày nào đó nghe vị đại tướng kia nói rằng “Nếu chúng ta đoàn kết ổn định ủng hộ Thủ tướng thì nhất định việc gì cũng thành công”, vị thiếu tướng nọ nói rằng “Lo được cho dân như thế là đáng mừng”. Sẽ cũng hết sức thừa nếu ai đó ráng gân cổ ra mà cãi “cơm các vị ăn không phải là cơm chúa” mà là cơm từ thuế, từ tiền người dân đóng góp. Họ dư sức hiểu điều đó, trí khôn của họ đủ khả năng điều khiển cái lưỡi của họ biết nói sao cho có lợi nhất, nếu không có lợi thì còn lâu mới cậy được họ mở miệng.

Có ai đó đề nghị hãy từ chức nhân dân đi, đúng là ngu muội và hoang tưởng, từ cổ chí kim cho đến nay làm gì có cái chức danh nào mang tên là nhân dân, chỉ có cái loại nhân dân nào đó tự diễn biến để biến mình thành cái gì đó… rồi tự xưng là đại diện nhân dân, nhân danh nhân dân, thay mặt nhân dân, thậm chí quay ngược lại chê nhân dân ỷ lại, chê dân trí thấp. Nếu "nhân dân" mà được gọi là "chức vụ" thì cái nhà nước này có loạn lên đấy chứ.

Khắc khe đến thế! Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã từng lên tiếng kêu gọi Miến Điện hãy tiến hành cải cách dân chủ khi Việt Nam ngồi ghế chủ tịch ASEAN năm 2010, và người đứng đầu nhà nước Miến Điện hình như đã biết tiếp thu. Trong hai năm gần đây, thái độ can đảm của vị lãnh tụ nước này đem lại một mùa xuân dân chủ và hòa giải cho nhân dân họ, thế giới ngượng mộ nhìn nhận sự đổi thay đó như một phép lạ, một điều kì diệu. Thế rồi đến hôm nay, tổng thống Miến Điện có thể tự hào tuyên bố không còn sợ báo chíMyanmar cho phép tư nhân xuất bản báo chí, họ chuyển biến một cách kinh ngạc, mà điều quan trọng nhất chính là sự chuyển biến về ánh sáng mặt trời, về chân lý, về những điều tiến bộ mà loài người hằng mong ước. Việt Nam thì sao, chắc chắn một điều rằng là không thể có báo chí tư nhân, đã thế, cái quyết định 7169 của chính thủ tướng coi như đã đặt dấu chấm than dập tắt niềm hy vọng lé loi về một nền thông tin đa chiều thông thoáng và cởi mở.

Thật tếu cho những ai phí công nhắc nhở đi nhắc nhở lại cái câu nói vang bóng một thời “nếu không chống được tham nhũng, tôi sẽ từ chức”. Và thật xót xa cho những ai cố hy vọng “yêu nhất sự trung thực, ghét nhất sự giả dối”, định nghĩa lòng tự trọng như thế nào để làm điểm tựa cho chân, thiện, mỹ tìm về tỏa bóng che mát nhân sinh.

Thực tế vẫn là thực tế, một nền kinh tế thị trường hoang dã, một nền tài chính thiếu minh bạch đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng, lạm phát tăng nhanh, các doanh nghiệp đang đứng trước nguy cơ thua lỗ kéo dài, dẫn đến phá sản hàng loạt, người dân đối diện với tình trạng thất nghiệp cộng hưởng theo những hệ lụy xã hội nghiêm trọng khác. Và xin nhắc lại, như một bài báo đã nhận định, gái mại dâm có lợi… khi khủng hoảng tài chính.

Các cô gái thất nghiệp lại đứng đường, ai thủ đoạn và lật lọng hơn sẽ trở thành những điếm chúa, và điếm chúa sẽ lên ngôi.


P/s: Nhu cầu tham nhũng cũng như nhu cầu tình dục, cơ chế hiện nay kiểm soát chi nổi!

Thứ Năm, 12 tháng 6, 2014

THÁNG SÁU EM VỀ

Em hẹn tháng Sáu sẽ về thăm lại nơi ngày xưa yêu dấu. Em sẽ đi trên con đường kỷ niệm của một thuở nào. Ở nơi ấy đã có thời tôi và em chung lối trong những chiều có nắng, có gió và có thật nhiều giây phút đắm say.

Tiện thể xem luôn bài này

Ngày xưa ấy chưa hẳn là đã xa nhưng có lẽ chừng ấy thời gian cũng đủ để cho bụi phủ mờ lên những gì còn sót lại của một thời dĩ vãng. Khung trời xưa còn đó nhưng cảnh vật nơi con phố thân quen đã thay đổi rất nhiều. Những ngôi nhà cao tầng hiện đại mọc lên như nấm, thế chỗ cho những mái ngói cổ rêu phong. Đường phố chật cứng như nêm, ô tô xe máy đi lại như mắc cửi chẳng còn thấy đâu phút giây thanh vắng, tôi và em đèo nhau bằng xe đạp đi dạo thong dong mỗi chiều. Hà Nội đã đổi thay, xã hội đã đổi thay và con người cũng vì vậy mà đổi thay khác với những gì xưa cũ.

Lần này em về chắc hẳn sẽ buồn nhiều hơn vui vì chẳng thể nào tìm lại được hình ảnh thân quen của nơi từng gắn bó. Em sẽ không còn được đi trên những chuyến tàu điện leng keng sớm khuya vì điều đó giờ chỉ còn đọng lại thật nhạt nhòa trong ký ức của mỗi người Hà Nội. Em sẽ không còn thấy ánh mắt bối rối của những đôi trai gái khi ngồi bên nhau nơi ghế đá Bờ Hồ vì điều đó chỉ tồn tại ở một thời xa vắng. Người Hà Nội bây giờ cũng dạn dĩ lắm. Họ cũng có thể ăn mặc hở hang, khoe da khoe thịt. Họ cũng có thể phóng nhanh vượt ẩu, cười hô hố trên đường phố hoặc nói lời tục tĩu thô thiển. Tất nhiên không thể vơ đũa cả nắm vì còn rất nhiều người vẫn giữ được nét riêng có của đất Tràng An. Đi trên đường, em vẫn có thể gặp được những con người lịch sự với nụ cười thân thiện và sẵn lòng giúp đỡ người khác khi cần. Ở đâu đó trong thành phố vẫn còn có nhiều người đang gìn giữ bảo tồn những giá trị văn hóa của cha ông để lại. Em có thể tìm đến những người như thế để ngược thời gian quay về với ngày xưa thông qua các món ẩm thực theo công thức cổ truyền, qua phong cách tranh Hàng Trống và cả những chiếc áo dài, áo tứ thân may theo lối cổ. Những người nghệ nhân dân gian thật đáng trân trọng, không biết sau này con cháu họ liệu còn giữ được như họ bây giờ? Ôi! Những giá trị văn hóa ấy nếu để mất thì thật đáng tiếc lắm lắm…

Hà Nội vẫn còn rất nhiều điều chưa mất đó là những con đường ướp thơm nồng hoa Sữa và các dãy phố có hàng cây Sấu già cổ thụ. Những cây Sấu chẳng biết được trồng từ khi nào nhưng sức sống vẫn thật là mạnh mẽ. Mỗi năm vào khoảng tháng Sáu, tháng Bảy người đi đường lại phải phát thèm khi nhìn thấy những chùm quả chín trĩu cành. Tôi còn nhớ có lần em hỏi “có cách nào để có Sấu quả ăn quanh năm không?” Có đấy em à, đến mùa Sấu người ta mua vài cân quả già mang về cạo vỏ cho vào hộp rồi để vào ngăn đá, vậy là có thể ăn quanh năm đấy. Em nói rằng nếu có dịp em cũng sẽ làm như thế để luôn được cảm nhận hương vị thân quen. Em về đợt này là đúng mùa rồi đấy, Sấu đã vào độ thu hoạch quả tươi. Em tha hồ thưởng thức và làm những gì mong muốn.

Tháng Sáu về mùa Hè cũng theo về, thành phố sẽ trở nên lộng lẫy hơn với màu hoa Phượng và hoa Bằng Lăng. Em sẽ thấy ngỡ ngàng và thích thú những con đường nhuộm hai màu tím đỏ. Tuy nhiên tôi lại thấy tiếc khi em không có cơ hội đắm mình vào mùi hương Sữa vì phải đến mùa Thu cây mới trổ hoa. Nhưng có lẽ cũng chẳng sao vì em vẫn có thể đi dạo trên những con đường có trồng loài cây ấy để thả hồn vào câu hát “Hoa Sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm. Có lẽ nào…”. Giai điệu mượt mà của bài hát sẽ đưa em trở về với ký ức ngày xưa, về với những tháng ngày kỷ niệm mà bấy lâu nay em vẫn gói ghém cất vào một ngăn nhỏ trong tim. Em cũng có thể đến với Hồ Gươm để ngắm nhìn hàng cây Liễu đứng xõa tóc nghiêng mình soi bóng xuống mặt nước. Em sẽ thấy tiếng lòng mình thổn thức khi nhớ lại khoảnh khắc đứng tạo dáng bên hồ cho ông thợ chụp ảnh hôm nào. Em hãy thưởng thức một cây kem Tràng Tiền để tìm lại vị ngọt ngào mát lạnh, đó là thứ em đã từng rất thích mỗi khi trời đất vào Hè.

Em đừng quên đi thăm lại nơi con đường Cổ Ngư đấy nhé. Em sẽ thấy có những điều rất đỗi thân quen. Khi bóng chiều đổ xuống, màn sương giăng trắng mịt mờ, mặt hồ Tây sẽ hiện ra lung linh huyền ảo. Ở một góc nào đó có thể em nhận ra bóng dáng quen thuộc của một ai đó đang ngồi trầm tư nhìn về nơi xa xăm. Em không cần gặp đâu vì tôi biết khi ấy đi bên em là một người khác. Em nép đầu vào vai người ấy, tay dắt theo hai đứa bé đẹp như thiên thần. Em sẽ mỉm cười hạnh phúc làm cho đất trời cũng phải thầm ghen. Còn rất nhiều điều khác nữa mà tôi không thể kể hết, thôi thì em cứ về và tự tìm hiểu nhé. Em sẽ thấy vẫn còn đó những giá trị vô hình trải qua bao năm tháng vẫn vẹn nguyên như thuở ban đầu.

Tháng Sáu về và tôi vẫn đợi dẫu biết rằng tháng Sáu không còn của mùa xưa…

Ngày 11 - 06 - 2013
Đặng Chí Kiên

ĐỔI NGÔI

Ong Bắp Cày

Hình để ngắm chứ đéo minh họa!

Thỏ đi chơi nhặt được khẩu súng, thích quá cầm súng chạy tung tăng khắp rừng.

Trên đường, gặp Gấu đang trèo cây lấy mật, Thỏ hắng giọng:

- Gấu, xuống bố bảo !

- Ơ, cái địt mẹ mầy! Đéo xuống !

- Mày thích nát đầu ko ? - Thỏ rút súng nhằm vào đầu Gấu.

Nhìn thấy súng Gấu sợ quá tụt vội xuống.

Thỏ sướng quá dọa tiếp:

- Gấu, ngồi xổm vào gốc cây !

- Không, tao không ngồi.

- Mày thích ko ?!? - Tay Thỏ vung vẩy súng

Gấu xanh mặt, ngoan ngoãn ngồi vào gốc cây.

- Gấu, ị điiiiiiiii - Thỏ ra lệnh 

- Nhưng tao đéo buồn ị thì ị thế nào - Gấu mếu máo

- Không ị tao bắn.

Gấu rơm rớm nước mắt, rặn cố được vài cục.

- Gấu, ăn đi !

- Không, tao không ăn !!

- Không ăn tao bắn ! 

Gấu không nhịn được nữa, vừa khóc vừa gào lên : 

- Không ăn, không ăn, tao nhất quyết không ăn. Mày bắn con mẹ mày đi ! 

Thỏ bóp cò : "Cạch !" - Súng ko có đạn.
........................................................................

- Anh Gấu ơi 

- Địt con mẹ mầy. Cái gì ?

- Để đấy em ăn cho...

Truyện anh nhặt được