Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

THOÁT TRUNG LÀ MỘT TẤT YẾU KHÁCH QUAN

Ong Bắp Cày

Bài viết: "Thoát Trung là một tất yếu khách quan" của tác giả Đặng Thành Văn khá hay. Tauy nhiên, có một vài điểm thuộc về ý thức hệ mà mình không hoàn toàn thống nhất. Tuy vậy, để tôn trọng tác giả và rộng đường dư luận, mình bê về đây cho anh em đọc và cùng thảo luận.

Đặng Thành Văn 

Ngày 01 tháng 5 năm 2014 Trung Quốc đặt giàn khoan HD981 tại vùng biển đảo của Việt Nam, xâm phạm trắng trợn chủ quyền biển đảo của Việt Nam, bị dư luận quốc tế và nhất là Việt Nam phản đối quyết liệt. Trung Quốc đã công khai vứt bỏ “4 tốt” và “16 chữ vàng.” Chiếc mặt nạ đã được vất xuống. Đối với người Việt Nam chuyện đó không có gì là ngạc nhiên. 

Từ ngàn đời nay người Việt Nam hiểu quá rõ dã tâm bành trướng bá quyền của các thế hệ vua chúa và những kẻ cầm quyền Trung Quốc. Mọi ràng buộc, “lệ thuộc” lâu nay của Việt Nam vào “4 tốt” và “16 chữ vàng” đã để lại nhiều hậu quả khôn lường, điều đó là người Việt Nam thì ai cũng biết. Vì thề dư luận rộng rãi trong và ngoài nước đang xôn xao bàn việc “thoát Trung”. Người viết bài này cũng muốn tham gia nêu những suy nghĩ của mình cũng là để nói lên bao ý nguyện của những người dân sống quanh mình.

A - Tại sao phải “thoát Trung”?

Thoát Trung là đúng với truyền thống của dân tộc. Sau nghìn năm đô hộ của giặc phương bắc, Ngô Vương đã khởi binh giành được độc lập cho nước nhà. Và từ đó ý chí không lệ thuộc vào Trung Quốc luôn là khát vọng ngàn đời của nhân dân và những vương triều Việt Nam. Từ Lê, Lý, Trần, Lê, đến hoàng đế Quang Trung, và gần đây nhất là cuộc chiến tranh chống quân Trung Quốc xâm lược của quân và dân ta tháng 2 năm 1979 đã chứng minh điều đó.

Nhật Bản là nước thoát Trung sớm nhất, bắt đầu từ thời Minh Trị. Những năm sáu mươi người Hàn Quốc cũng thoát Trung một cách ngoạn mục. SingGaPor gần như 100% là người Tầu, nhưng họ đâu có lệ thuộc vào Trung Quốc. tất cả những nước thoát Trung đều phát triển hết sức rực rỡ và hạnh phúc.

Trung Quốc đâu phải là nước “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”, mà thực ra Xã Hội Chủ Nghĩa là một xã hội mơ hồ, thiếu khoa học. Thuyết “ mèo trắng mèo đen” của Đặng Tiểu Bình: “ Mèo trắng, mèo đen đều là bạn, miễn là bắt được chuột.” rồi, “ Thực tiễn là thước đo chân lý”. Những kỳ đại hội đảng cộng sản Trung Quốc gần đây không có treo ảnh Mác – Lê. Trung Quốc xây dựng một xã hội “mang màu sắc Trung Quốc”.

Những người cầm quyền nhà nước Trung Quốc hiện nay đang thi hành chính sách đại Hán, bá quyền, thực hiện giấc mộng từ ngàn đời nay của các hoàng đế Trung Quốc. Họ không bao giờ muốn có một nước Việt Nam lớn mạnh vững bền bên cạnh họ. Vì thế, họ luôn tìm cách phá rối, kìm hãm và thôn tính Việt Nam. Điều đó nói lên bản chất của đảng cộng sản và nhà nước Trung Quốc.

Ai cũng biết nền văn hoá Trung Quốc là nền văn hoá vĩ đại, ngoài những mặt tích cực, nền văn hoá ấy cũng nẩy nòi bao cái cực đoan khủng khiếp. không ít những bạo chúa, những thần dân cơ hội, thấp hèn, có kẻ chỉ để lấy lòng Trụ Vương mà y dám giết cả con mình lấy thịt cho Trụ Vương khoái khẩu. Những Tần Thuỷ Hoàng đốt sách chôn học trò, những cải cách văn hoá và đại nhảy vọt thời kỳ Mao Trạch Đông đã làm 35 triệu người bị chết, vũng máu đầm đìa Thiên An Môn thời Đặng Tiểu Bình còn đó. thảm hoạ diệt chủng khủng khiếp ở Cam Pu Chia làm gần ba triệu người bị chết. Nên nhớ rằng thời điểm những năm ấy: 1977, 1978 dân số CamPuChia chỉ có khoảng bẩy triệu người; mà ai cũng biết Trung Quốc là kẻ đứng đằng sau vụ diệt chủng này. tháng 5 năm 2014 tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam trên vùng hải phận của Việt Nam rồi bỏ đi không hề có động thái cứu vớt người trên biển; điều đó phải quy vào tội cố ý giết người của Trung Quốc. Phải đưa những kẻ cố ý giết người đó ra toà án Quốc Tế để sử. Phải kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế vì tội xâm chiếm biển đảo của Việt Nam.Nền văn hoá và“văn minh” ấy nhân loại đâu có cần. Cái mà chúng ta và các nước trên thế giới cần là xây dựng một nhà nước pháp quyền, tự do, dân chủ, mọi người đều bình đẳng và hạnh phúc. Và vì thế thoát Trung là một tất yếu khách quan. 

B – Thoát như thế nào.

Thoát chính mình. Hãy đặt quyền lợi của dân tộc và nhân dân lên trên hết. Đặc biệt là những lãnh đạo cao cấp của đảng và chính quyền. khi không còn lấn cấn cái “tôi” cá nhân thì mọi khó khăn vướng mắc dù to tát, quan trọng đến đâu cũng được tháo gỡ một cách nhanh chóng và hiệu quả. Thoát được chính mình mới toàn tâm toàn ý phục vụ cho quyền lợi của dân tộc và nhân dân. Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã giải quyết vấn đề này rất rõ ràng và kiên quyết. Năm 1945 sau khi quân đồng minh giải giáp vũ khí của Nhật, đất nước lúc này có cả quân Tưởng và quân Pháp, Tố Hữu có hỏi Chủ Tịch Hồ Chí Minh, quân Pháp và quân Tưởng thì quân nào sợ hơn. Chủ Tịch Hồ Chí Minh trả lời, kẻ thù đáng sợ nhất là các chú. Thế là rõ, kẻ thù đáng sợ nhất là chính mình.

Khi đã thoát được chính mình, lấy dân tộc và nhân dân làm mục tiêu phục vụ thì chẳng còn lo ràng buộc vào một ý thức hệ chính trị nàò cả. Năm 1946 khi cụ Phó Chủ Tịch Huỳnh Thúc Kháng tiễn Chủ Tịch Hồ Chí Minh đi Pháp, cụ Huỳnh có hỏi kế sách giữ nước yên dân. Người trả lời:“ dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Hiểu nôm na cái “bất biến” đây chính là dân tộc và nhân dân. Còn “ứng vạn biến” là tuỳ cơ mà sử lý. Có thể nhu, cương, nhưng dù nhu cương hay thế nào thì cũng chỉ để phục vụ cho dân tộc và nhân dân. Ngược dòng thời gian tại hội nghị đảng Tua, quốc tế cộng sản họp ở Pa Ri, nước Pháp; các đại biểu các đảng cộng sản tranh luận với nhau rất nhiều về theo quốc tế một, quốc tế hai hay quốc tế ba. Nguyễn Aí Quốc lúc đó tuyên bố quốc tế nào ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng các dân tộc bị áp bức và thuộc địa thì tôi theo.

Quan điểm dân tộc và nhân dân là nhất quán trong con người Hồ Chí Minh. “Không có gì quý hơn độc lập tự do” đã nói lên tinh thần đó.

Vì vậy, dứt khoát phải thoát khỏi sự ràng buộc mơ hồ về chủ nghĩa xã hội, về ý thức hệ chính trị với Trung Quốc. Khi Mao Trạch Đông muốn Việt Nam làm cách mạng văn hóa, Hồ CHÍ Minh đã từ chối lấy lý do là Việt Nam đang bận giải phóng miền Nam. Lấy dân tộc và nhân dân làm mục tiêu và kim chỉ nam cho mọi hành động là đúng với quy luật, với xu thế thời đại và là một tất yếu khách quan. Đi hết dân tộc thì sẽ gặp nhân loại. Làm được điều này chúng ta phải xây dựng bằng được một nhà nước pháp quyền thực sự. một nhà nước dân sự mà gần đây nguyên bộ trưởng Trương Đình Tuyển đã đề cập. 

Về kinh tế, phải giảm mạnh nhập siêu từ Trung Quốc. Giảm và xem xét lại các gói trúng thầu của các nhà thầu Trung Quốc. Theo bà Phạm Chi Lan, 90% các gói trúng thầu đều rơi vào Trung Quốc.Ta lấy rẻ chứ không lấy chất lượng làm đầu. Trung Quốc bỏ rẻ nhưng cuối cùng khi xong công trình thì lại đắt hơn cả Nhật và Mĩ, mà chất lượng cũng lại kém nhất. Có cái gì uẩn khúc ở đây? Chính là tham nhũng. Trung Quốc rất bạo tay và rất giỏi đi đêm. Làm cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam không có đất để phát triển. Không như những nhà thầu của Nhật, đều do người Nhật phát hiện có vấn đề hối lộ cho các quan chức Việt Nam như tuyến đường đông tây Sài Gòn, cầu Cần Thơ, và gần đây nhất là tuyến đường sắt cao tốc Hà Nội. Điều đó nói lên những nước làm ăn minh bạch và nghiêm túc khó có thể trúng thầu ở Việt Nam. Đây chính là chủ đề quan trọng bậc nhất mà tôi luôn nói đi nói lại đó làthoát chính mình. MiAMaR đang từng bước thoát Trung rất tốt, hãy theo gương họ. Thoát Trung, thoát chính mình là phép thử phát triển hay không phát triển.

Thoát Trung, thoát được chính mình là thắng lợi của dân tộc và nhân dân Việt Nam. muốn làm được điều đó chúng ta phải xây dựng được nhà nước pháp quyền, nhà nước dân sự, một nhà nước tự do, dân chủ “ tự do như là phát triển”. 

19 – 6 – 2014 
Đ T V

CÁI GÌ TRUNG QUỐC SỢ THÌ ĐÁNH VÀO ĐÓ

Cái gì Trung Quốc sợ thì đánh vào chỗ đó!


Cho đến giờ thì có thể khẳng định không gì có thể ngăn chặn được sự lấn chiếm đến mức nuốt trọn biển Đông của Trung Quốc. Không cơ chế hoặc tổ chức quốc tế nào có thể chặn đứng được Trung Quốc. Cuộc trình diễn giàn khoan Hải Dương 981 đã trở thành phép thử và tiền lệ cho việc tung ra nhiều giàn khoan khác và nhiều tham vọng khác. 

Mỹ đang bất lực. Tương tự Liên Hiệp Quốc. Tương tự EU. Phải thừa nhận như vậy. Các gắn kết kinh tế được ma mãnh thực hiện với các nước ASEAN ngay từ hồi cuộc khủng hoảng kinh tế 1998 đã giúp Trung Quốc móc các nước khu vực sâu vào toa tàu của họ, khiến ASEAN bây giờ bị vô hiệu hóa gần như tuyệt đối. Hó hé, Bắc Kinh lập tức trừng phạt bằng đòn kinh tế, dám không?!

Trong nghiên cứu mới dài 62 trang của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS, một trong những think tank uy tín nhất Mỹ), công bố ngày 11-6-2014, nhằm giải mã chính sách đối ngoại Trung Quốc, đã cho thấy rằng Trung Quốc đang sử dụng sự gắn kết kinh tế làm công cụ số một và vũ khí tối thượng để “bỏ túi” khu vực. Vài nước, chẳng hạn Campuchia, thậm chí đã bị luộc chín đến mức không dám cục cựa nói trái ý Bắc Kinh. Đã đến lúc hốt lời từ những phi vụ đầu tư chính trị thông qua mãnh lực kim tiền. Còn lúc nào hơn lúc này? Thời cơ càng thuận lợi khi Mỹ không chỉ suy yếu về kinh tế mà còn mềm yếu về chính trị dưới thời Obama - ít nhất đó cũng là nhận định của Trung Quốc và nhận định phổ biến ở châu Á. Do đó, sẽ không thể có chuyện Trung Quốc hạ nhiệt gây hấn.

Nghiên cứu CSIS đã tổng kết vài ý chính (BBC tiếng Việt 20-6-2014 đã lược thuật, trong bài “Đánh giá về ngoại giao Tập Cận Bình”, nhưng bỏ sót phần cuối là phần đáng chú ý nhất), cho thấy rằng chính sách đối ngoại Trung Quốc đang được thực hiện từ những nhận định sau:

1/ Mỹ đang yếu; 

2/ Châu Á xem kinh tế là vấn đề an ninh (quốc gia) nên do đó không mạo hiểm đánh đổi quan hệ chính trị với các nước khác khiến làm mất lòng Bắc Kinh và làm mất đi quan hệ kinh tế với Trung Quốc; 

3/ ASEAN là một tổ chức yếu kém (giúp Trung Quốc dễ dàng đánh hạ bằng trò chia để trị và từ đó khăng khăng áp dụng chính sách đối ngoại song phương, từng cặp một, hơn là đa phương).

Mỹ đang thực hiện chính sách tái cân bằng chỉ trên hai mặt trận – một mặt tung ra chiến dịch thông tin nhằm “quỷ sứ hóa” Trung Quốc (lá bài kinh điển của Mỹ) và một mặt xây dựng liên minh quân sự với các đồng minh truyền thống (đặc biệt Nhật và Úc). Cách thức này, cho đến giờ, rõ ràng là không đủ cứng và đủ sức răn đe để Trung Quốc chùn chân. Như đã nói, Trung Quốc đã chắc ăn khi bỏ túi ASEAN (nếu không thể Singapore) và luôn đẩy họ vào tâm trạng nơm nớp lo ngại bị Bắc Kinh trả đũa bằng đòn trừng phạt kinh tế.

Vậy thì, muốn “chơi” lại Trung Quốc, chẳng còn khác nào khác là hạn chế tối đa lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Đó là một cách. Thứ đến, phải thực hiện một đòn mà Trung Quốc đang cố né tối đa: lôi họ ra tòa quốc tế (Bắc Kinh thực ra rất ngán điều này). Kế nữa, phải tiến hành một chính sách mà Bắc Kinh đang cố hết sức cản trở: đoàn kết khu vực; đồng thời “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp biển Đông. Nói cách khác, cái gì họ sợ thì đánh vào chỗ đó. Cần thấy một thực tế là Trung Quốc đang dồi dào kim tiền và có thể thu phục được nhiều nước bằng tiền nhưng họ lại thiếu “nguồn vốn” đồng minh trầm trọng. Điều đáng tiếc là các nước khu vực do quá đặt nặng vấn đề an ninh kinh tế quốc gia nên vẫn chưa can đảm xích lại gần nhau và xích lại gần Mỹ một cách công khai để hợp sức ngăn cản sự bành trướng Trung Quốc.

Trừ phi có một ASEAN gắn kết hơn và trừ phi thoát (hoặc hạn chế được) sự lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, châu Á sẽ tiếp tục ngồi nhìn Trung Quốc ăn mòn ăn dần như bầy dòi háo đói ngấu nghiến đục khoét một cơ thể không còn sức đề kháng! Phải nhìn thấy điều này: Trung Quốc đang sống và làm giàu bằng tiền của người khác. Nội lực kinh tế Trung Quốc hoàn toàn không mạnh như được tưởng. Họ đang lệ thuộc vào nguồn vốn của người khác chứ bản thân nền kinh tế phi thị trường Trung Quốc không đủ tạo ra cho họ sức mạnh kinh tế nội lực tương tự Mỹ hay Nhật. Thiếu nguồn FDI, họ sẽ yếu đi đáng kể. Nói cách khác, muốn đánh Trung Quốc, phải làm cho họ nghèo, hay nói đúng ra là đừng giúp làm cho họ giàu (trong khi mình cứ tưởng thiếu nó thì mình chết!). Một nước châu Á khôn ngoan và thông minh là nước mà bây giờ phải tính đến việc kêu gọi đầu tư nước ngoài từ những quốc gia không phải Trung Quốc đồng thời không háo hức tiếp tục dồn vốn vào Trung Quốc. Để họ vào sâu vào sân nhà mình rồi thì có muốn gỡ đã chẳng dễ nữa!

TRƯỚC BẪY “HỮU NGHỊ” CỦA “BẠN” TRUNG QUỐC

Bài của nhà văn Đông La

Dương Khiết Trì, ủy viên Quốc vụ TQ, đến Hà Nội trong lúc Biển Đông đang nóng như chảo nước sôi. Nhưng trước thái độ cương quyết, thẳng thắn của phía chủ nhà, Dương Khiết Trì lại đáp lại với thái độ bình tĩnh, và còn hơn thế, rất ung dung đường bệ.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định lập trường về chủ quyền của VN với Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông là “không thay đổi và không thể thay đổi”. Dương Khiết Trì lại đáp lại bằng việc chuyển lời thăm hỏi của Tổng bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình đến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước Việt Nam; khẳng định Đảng, Chính phủ TQ hết sức coi trọng và luôn mong muốn phát triển quan hệ tốt đẹp, ổn định lâu dài với VN.

Tiếp Dương Khiết Trì, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cho hành động của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của Việt Nam. Dương Khiết Trì cũng lại khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ coi trọng và chưa bao giờ thay đổi phương châm hữu nghị trong quan hệ với VN. 

Trong cuộc hội đàm giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh với Dương Khiết Trì, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cũng khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của VN đối với quần đảo Hoàng Sa. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu TQ rút giàn khoan và tàu ra khỏi vùng biển của VN, kiểm soát tình hình không để xảy ra xung đột. Dương Khiết Trì cũng lại khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân TQ luôn coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị với VN, nhất trí hai bên cần sớm ổn định tình hình trên biển, kiềm chế không để xảy ra xung đột! 

Còn thái độ của Tập Cận Bình, người lãnh đạo cao nhất TQ? Trong cuộc gặp gỡ với Thủ tướng Malaysia Najib Razak hôm 30/5 tại thủ đô Bắc Kinh, Tập Cận Bình nói rằng tình hình ở Biển Đông “nói chung là ổn định” và tuyên bố “Bắc Kinh sẽ không gây bất ổn ở Biển Đông”!

Chúng ta thấy có một vẻ như ngược đời giữa hành động động chân, động tay hung hãn ngoài biển với thái độ của một cái đầu bình tĩnh, luôn hữu hảo, thủy chung trước sau như một. Nhưng suy ngẫm kỹ chúng ta sẽ thấy sự thâm hiểm qua cách ứng xử như trên của phía Trung Quốc.

Vì họ coi Hoàng Sa, Trường Sa là của họ nên chuyện đặt giàn khoan là chuyện đương nhiên, vì thế với họ, tình hình Biển Đông là “ổn định”. Với sự phản ứng của Việt Nam, Tập Cận Bình chỉ cho là “những dấu hiệu xuất hiện đáng để chúng ta quan tâm”. Nay Dương Khiết Trì đến Hà Nội cũng rất bình thản. Trước những bức xúc của những nhà lãnh đạo của Việt Nam đối với vấn đề tranh chấp trên biển, Dương Khiết Trì một mặt nêu lại “lập trường của TQ”, đồng thời cũng bày tỏ nhất trí hai bên cần tiếp tục các kênh trao đổi, tiếp xúc song phương, để giải quyết tình hình căng thẳng hiện nay và cùng thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác hiện có giữa hai nước.

Như vậy phía Trung Quốc coi chuyện đặt giàn khoan là chuyện bình thường của “tôi”, còn phía “bạn” Việt Nam sai, có nóng nẩy, “chúng tôi” rất thông cảm, cần ngồi lại bình tĩnh nói chuyện. Và kết cục “chúng tôi” sẽ độc chiếm được Biển Đông một cách hòa bình, tình hình vẫn ổn định, trước mắt bạn bè quốc tế như Chủ tịch Tập của “chúng tôi” nói: “Người dân Trung Quốc luôn yêu chuộng hòa bình và luôn theo đuổi, cũng như truyền lại cho thế hệ sau niềm tin vững chắc vào hòa bình, hữu nghị và hòa hợp”.

Cái thâm của thằng Tầu là thâm như thế!
***
Chúng ta hãy liếc qua tí 

CÁO BẠCH
CỦA BỘ NGOẠI GIAO TRUNG QUỐC VỀ HYSY981

Họ cho hoạt động khoan thăm dò do HYSY 981 là sự tiếp tục của một quá trình thường xuyên trong lãnh thổ của Trung Quốc. Việt Nam đã có hành động khiêu khích, phá rối mạnh mẽ và phi pháp, đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, vi phạm trắng trợn luật lệ quốc tế, gây ảnh hưởng xấu đến quyền tự do và an ninh lưu thông trong khu vực biển, làm tổn hại đến hoà bình và ổn định trong khu vực.

Quần đảo Tây Sa là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc. Từ triều đại Bắc Tống (960-1126), chính phủ Trung Quốc đã thiết lập thẩm quyền. Năm 1909, Đề đốc Lý Chuẩn của hải quân nhà Thanh đã thanh sát quân sự trên quần đảo Tây Sa và tái khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Năm 1911, chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đã công bố quyết định đưa quần đảo Tây Sa vào dưới thẩm quyền của Huyện Ya thuộc đảo Hải Nam, v.v…

Từ cổ xưa, Việt Nam đã chính thức công nhận quần đảo Tây Sa là một phần lãnh thổ của Trung Quốc. Quan điểm này đã được phản ánh trong các tuyên bố và ghi chú của chính phủ cũng như trên báo chí, bản đồ và sách giáo khoa của VN. Năm 1956, Thứ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Ung Văn Khiêm, rồi năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đều có tuyên bố Việt Nam “công nhận và hỗ trợ tuyên bố của chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về quyết định liên quan đến lãnh hải của Trung Quốc”, v.v…

***
Như vậy từ hành động đến lời nói phía Trung Quốc như trên họ đã quyết đoán và có những điểm chắc chắn hơn ta.

Còn phía ta, ồn ào hơn, rất hay là ta được dư luận quốc tế ủng hộ. Nhưng tiếc là có nhiều lý lẽ của các học giả lẫn những người có trọng trách thì đến người Việt cũng khó thuyết phục nói chi phía Trung Quốc!

Lại phải xin nhắc lại, những chứng cớ phía Trung Quốc đưa ra như sách giáo khoa và bản đồ của ta in sai cách nay cả nửa thế kỷ thì chúng hoàn toàn không có tính pháp lý, chúng chỉ là tài liệu tham khảo, giảng dậy và học tập, được biên soạn bởi một hoặc một nhóm tác giả, nên hoàn toàn có thể có sai sót. Mà tính pháp lý phải là luật biển được Quốc hội VN thông qua và những chứng tích, dấu tích, bản đồ từ cổ xưa cho đến nay đều thống nhất xác nhận chủ quyền Hoàng sa và Trường Sa thuộc Việt Nam. Còn những tuyên bố của vài quan chức ngoại giao trong hoàn cảnh VN đang nhờ vả Trung Quốc chỉ có tính “ngoại giao”, cũng không có tính pháp lý vì cương vị của họ rất bé so với vấn đề rất lớn là tuyên bố về lãnh thổ. Riêng lá thư của cố TT Phạm Văn Đồng, cần phải hiểu chính xác cụ chỉ “tán thành” bản Tuyên bố “quyết định về hải phận của Trung Quốc”, còn Hoàng Sa và Trường Sa vốn của Việt Nam tất cụ không công nhận.

Vậy trước quyết tâm độc chiếm Biển Đông một cách êm xuôi của phía Trung Quốc, ta chỉ còn cách là chơi bài ngửa thôi, hãy chuẩn bị hồ sơ kỹ càng và đầy đủ nhất để kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế, đồng thời đấu tranh mạnh mẽ quyết liệt hơn nữa trên mặt trận ngoại giao, với hậu thuẫn của dư luận quốc tế. Còn ngoại giao song phương giữa ta và Tầu thì càng mềm mỏng ta lại càng phải kiên quyết. Cần cảnh giác cao độ, không được cả nể rơi vào bẫy “hữu nghị” của phía “bạn”!

19-6-2014
ĐÔNG LA

10 NĂM TÙ CHO NGUYÊN TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN ĂN CHẶN TRẦM KỲ

Ong Bắp Cày

Dẫn giải bị cáo Nguyễn Thành Trung, nguyên trưởng công an huyện Khánh Sơn.

Sau 3 ngày mở phiên tòa xét xử công khai, chiều ngày 20.6, Hội đồng xét xử TAND huyện Khánh Sơn (Khánh Hoà) đã tuyên án vụ nguyên bốn sĩ quan công an và một lái xe “ăn chặn” trầm kỳ của phu trầm xảy ra vào tháng 9.2012.

Cụ thể, Hội đồng xét xử TAND huyện Khánh Sơn đã tuyên án bị cáo Nguyễn Thành Trung (nguyên Trưởng Công an huyện Khánh Sơn, nguyên Phó Giám thị Trại tạm giam Công an tỉnh) 10 năm tù giam về tội “tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”; các bị cáo Nguyễn Hồng Hà, Vũ Anh Trung lãnh án 5 năm 6 tháng tù, Trần Lệ Kiên 5 năm tù, Luân Văn Nam 3 năm tù, cùng về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Như Lao Động đã thông tin, giữa tháng 9.2012, tại khu vực rừng núi Gộp Ngà, xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, có hàng nghìn người dân đến đào bới tìm trầm kỳ trái phép. Ngày 24.9.2012, UBND huyện Khánh Sơn thành lập đội liên ngành để tổ chức chốt chặn, đẩy đuổi phu trầm ra khỏi rừng Gộp Ngà. Tuy nhiên, đến cuối tháng 9.2012, rất đông phu trầm đứng đơn tố cáo một số cán bộ trong đội liên ngành của huyện đã “ăn chặn” trầm của họ mà không chia như thỏa thuận trước đó với các phu trầm.

Tháng 11.2012, Công an tỉnh Khánh Hòa vào cuộc điều tra và kết luận, tối ngày 26.9.2012, Trung, Hà, Kiên đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn thu giữ một đoạn Trầm kỳ do dân khai thác trái phép tại khu vực Gộp Ngà, gây thiệt hại lợi ích Nhà nước 3,8 tỉ đồng. Cũng tại khu vực khai thác trái phép này, Nam và Hà còn thu giữ một đoạn Trầm kỳ, gây thiệt hại lợi ích Nhà nước 350 triệu đồng. Nguyễn Thành Trung biết rõ 2 đoạn Trầm kỳ là tài sản do 4 người nói trên phạm tội mà có, nhưng vẫn đứng ra thực hiện việc mua bán, đưa ra tỉ lệ ăn chia nhằm hưởng lợi cá nhân.

CHUYỆN ANH GA ĐỘNG KINH

Câu chuyện về anh Ga, một người mắc chứng TỰ PHÊ

Anh tên Ga, mắc chứng động kinh rất nặng. Vào tiết hạ hay giở giời, một ngày anh phải giật vài phát mới yên. Phát nào phát nấy đều ra trò cả, người co quắp, rung bần bật, mắt trợn, dãi trều ra. Rất tởm! Mỗi lần lên cơn, cả làng sợ vãi luyện.

Làng gọi anh là Ga "cơn", do sự phát cơn co giật của chứng động kinh hoành tráng. Người anh to vật vã, lưng bạnh ra cồm càng như lưng cua, đầu như giỏ tách, tứ chi thì thôi rồi, vâm chắc như đùi chày giã gạo.

Sắc mặt của anh hầm hầm, hầm hầm, cứ như bị ai đó súc phạm nặng. 

Ai đó đứng gần anh thì liệu cái thần hồn. Mở miệng ra là anh chửi đồ súc vật, lũ súc sinh, đồ cặn bã, óc bã đậu, vân vân và vân vân.

Bệnh của anh quái ác lắm, nói ra để mọi người thông cảm và thương anh hơn. Thôi thì cái bệnh của anh nó gào chứ anh có gào đâu. Bệnh ác là ở chỗ, nó bùng phát bất cứ lúc nào, khó đoán trước. Ai cũng sợ anh đến độ thụt bi.

Đàn em gặp anh, chào cũng chết mà không chào anh cũng chết. Anh chửi tuốt tuồn tuột. Ai không biết cứ nghĩ là anh thông thái, nhưng sự thực thì đếch phải. Bệnh của anh là động kinh kiểu hoa mướp. Anh thấy ngứa mắt thì chửi cho hạ hỏa thôi. 

Anh không biết chữ, động kinh thì học hành thế đếch nào được, vào được chữ nào co giật phát lại tống hết ra. Nói thế để biết anh rất ngu, động kinh thì đếch thể khôn được, phải không ạ?

Nghề chính của anh là chăn bò, đếch phải bò nhà anh, anh chăn bò cho cả làng. Anh kiếm cơm bằng nghề đó. Nhưng đôi khi anh cũng kiếm cơm bằng cơn điên đấy. Cả làng lác mắt hột nhìn anh biểu diễn. Nhưng suy cho cùng thì anh đúng là thằng chăn bò thật một tăm phần trăm. Vì chỉ có thằng ngu như bò mới mang tiền đến cho anh để đổi lấy hai chữ bình an cho cuộc đời.

Hơn 30 mươi rồi nhưng anh đếch biết gái là gì. Kể cũng phải, hoạ có con điên hay động kinh như anh mới dám mon men. Hỏi chuyện gái mú, anh cứ ngửa cổ lên trời ú ú ứ ứ như đười uơi cầm ống, mắt lại trợn lên, dãi lại trều ra, người rung rung rồi nằm lăn quay, xẹp một đống.

Ấy thế mà rất tài nhế, anh lại biết thủ dâm. Chúa ơi, người hãy tin đi, thằng động kinh thì thủ dâm khác mẹ gì người thường mà ngài nhào nặn. Chưa hết nhế, anh thủ dâm rất công khai, ngay tình, không dấm dúi như đám người thường. Anh ngồi dạng chym trên đê, xóc xóc mải mê rồi tru lên ghê rợn, một thứ nước trào ra phun thẳng vào tàu lá khoai lợn hứng ở dưới, sóng sánh. Mọi người nhìn thấy cảnh đó và nói với nhau rằng anh cũng update kiểu tự sướng cho khỏi lạc hậu với đời.

Rồi anh ú ớ, chỉ xuống dưới đồng có mấy em gái quê đang cong đít cấy, đổ cái thứ ở tàu lá khoai nước vào rốn cười khi khi, hai tay còn làm bộ vồng to lên, ý nói có chửa. Rất tài!

Làng mấy hôm nay tấp nập người lại qua, có cả liền ông, liền bà đeo máy ảnh lủng lẳng ở cổ, có người còn đem cả hương vàng, lầm bầm cúng bái. Chả là có con bò của nhà chị thị Phịch đẻ ra con bê có đầu hình người. Đương nhiên anh Ga là nhân vật quan trọng rồi, truởng thôn bảo anh là người chăn bò cho cả làng, rất cừ.

Từ hôm đó, anh làm mỗi việc đứng cạnh con bê đầu hình người để người ta chớp ảnh, thắp hương. Anh vui ra mặt, răng nhe ra cười khi khi khi khi người ta chớp ảnh rồi lại nghiêm trang khi người ta thắp hương.

Được nửa tháng con bê chết. Lũ bợm trong làng đếch thằng nào dám động dao thớt. Người ta bắt anh vác cái xác con bê ra đồng, đào một cái hố sâu hoắm, chôn chặt.

Anh lại đi chăn bò cho cả làng. Chứng động kinh tự dưng bớt hẳn. Chiều nào người ta cũng thấy anh đắp lá khoai nước lên mộ con bê mặt người.

Ai trong thấy anh cũng vẫn tránh xa nhưng đầy thương cảm, sợ hãi. 

Không biết anh có bạn không nhỉ?

CHỚ NÊN PHÓ THÁC VẬN MỆNH QUỐC GIA VÀO MỘT CƯỜNG QUỐC NÀO ĐÓ

Ong Bắp Cày

Khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, người Việt và cộng đồng quốc tế đã lên tiếng phản ứng mạnh mẽ. 

Lợi dụng sự kiện này, đám cơ hội chính trị đã lên tiếng chỉ trích chính quyền; nhiều kẻ như người mơ ngủ vẫn tin tưởng vào những "4 tốt, 16 chữ vàng" hay thứ hữu nghị viển vông lệ thuộc. Cũng không ít người còn ngây thơ tin tưởng vào sự giúp đỡ của các cường quốc như Mỹ, Nga, thậm chí còn mù quáng trong chờ vào sự xuống thang hay thứ đạo đức của Bắc Kinh. 

Về sự kiện này, Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua (20/6/14) lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và các quốc gia láng giềng của nước này giải quyết hòa bình tranh chấp xung quanh việc khoan tìm dầu trên biển Đông và tránh để căng thẳng leo thang.

Ông Obama nói: "Điều quan trọng là cần phải giải quyết các tranh chấp như tranh chấp trên biển phù hợp với luật pháp quốc tế, và khuyến khích tất cả các bên liên quan duy trì một khung pháp lý để giải quyết vấn đề, cũng như tránh để căng thẳng leo thang gây ảnh hưởng tới các hoạt động hàng hải và thương mại". Người đứng đầu nhà trắng cũng chỉ nói đến thế, kêu gọi đến thế mà thôi.

Thế mới biết, tỏ vẻ có trách nhiệm khác hẳn việc có trách nhiệm.

Vậy nên, các nhà lý luận, nhà zân chủ, nhà nhân quyền... đừng có thừa hơi, dài cổ mong mỏi sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong việc chống Trung Quốc xâm lược. Cũng càng không nên tin tưởng vào những lời hoa mỹ thốt ra từ miệng quan chức Trung Quốc.

Vì sao ư? Đơn giản  là vì không còn chuyện ý thức hệ trong câu chuyện này, và cũng vì lợi ích của các quốc gia là tối thượng. Mỹ chỉ ra tay sau khi máy tính của họ cho kết quả là có lợi. 

Chớ nên tin tưởng mù quáng vào tay Ba Tàu Tập Cận Bình. Mang tiếng là đồng chí anh em. Nhưng thử hỏi chỉ trong vòng 60 năm, Trung Quốc đã 7 lần tấn công vũ trang xâm lược Việt Nam, trong đó có 6 lần xâm lược biển đảo, 1 lần xâm lược trên biên giới đất liền. Ấy là chưa kể đến chính Trung Quốc là kẻ chủ mưu, cung cấp phương tiện, vũ khí, tài chính cho Polpot gây ra chiến tranh Tây Nam đất nước ta và là thủ phạm của nạn diệt chủng cho đất nước CPC. Vậy anh em kiểu gì mà lại khốn nạn đến thế?

Cũng chớ nên tin rằng có liên minh với Mỹ là an toàn. Bởi ngay cả Ngô Đình Diệm cũng đã bị Mỹ ra tay thủ tiêu khi không vừa lòng ông chủ và bày tỏ quan điểm của chủ nghĩa dân tộc. Hay TT Nguyễn Văn Thiệu cũng không thoát được cảnh quan thầy Mỹ bỏ rơi, đến nỗi phải lén lút cuốn xéo khỏi quê cha đất tổ mà chạy mất dép sang tận xứ Đài, sống cuộc đời vong quốc.

Tiện đây cũng nói luôn, chính Trung Quốc và Mỹ cũng đã năm lần bảy lượt mặc cả lợi ích trên lưng dân tộc Việt Nam. Không tin, cứ xem tiến trình Hội nghị Gieneva, sự kiện Hoàng Sa 1974, sự kiện Trung Quốc xâm lược Việt Nam 1979 thì rõ. Khi cần, vì lợi ích, họ sẵn dàng thỏa thuận để bán rẻ cả đồng minh của mình.

Từ những thực tế lịch sử đó, chúng ta hãy đặt câu hỏi: có nên tin vào những tay gọi là cường quốc không? 

Câu trả lời là không thể phó thác vận mệnh quốc gia vào một cường quốc nào đó.

Vậy nên, việc Obama lên tiếng chỉ trích Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào biển Đông chưa nói lên điều gì, bởi nó chỉ là võ mồm.

Cái chính mà người Việt Nam cần vào lúc này, là cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ tổ quốc!

CHỈ CÓ CƯỚP BIỂN MỚI MẤT NHÂN TÍNH NHƯ THẾ

Giáo sư Carl Thayer: ‘Đâm tàu Việt Nam là hành vi cướp biển’

(TNO) Giáo sư Carl Thayer (Úc) đã nói như vậy ngay sau khi chứng kiến tàu của bà Huỳnh Thị Như Hoa, chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam vào ngày 26.5.

Các chuyên gia và phóng viên nước ngoài trò chuyện với bà Huỳnh Thị Như Hoa (ngoài cùng bên phải), chủ tàu cá ĐNa 90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tại ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam vào ngày 26.5 - Ảnh: An Dy 

Vị chuyên gia về Việt Nam và Đông Nam Á đã đưa ra nhận xét như trên trong lúc các chuyên gia trong và ngoài nước đang tham dự hội thảo quốc tế về biển Đông ở Đà Nẵng chiều nay 21.6, đã có chuyến đi thực địa đến Hợp tác xã trục vớt, đóng sửa tàu thuyền Bắc Mỹ An ở P.Thọ Quang, Q.Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì?...
Giáo sư Carl Thayer (Úc)
Như Thanh Niên Online đã thông tin, chiều 26.5, khi đang hành nghề trên ngư trường truyền thống Hoàng Sa của Việt Nam, tàu cá ĐNa 90152 đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm, khiến 2 trong số 10 người dân bị thương. Rất may, các ngư dân này được cứu nạn kịp thời.

Giáo sư Thayer nói với Thanh Niên Online: “Vì đây là tàu tuần duyên Trung Quốc, nên tôi coi đây là hành động cướp biển cấp quốc gia. Tàu tuần duyên Trung Quốc hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác và tự trao cho mình quyền thực thi pháp luật, trường hợp này là đánh chìm tàu. Cách đây 2 tuần tôi đã đến đảo Lý Sơn và ngư dân ở đó cũng đã bị tàu tuần duyên Trung Quốc cướp các thiết bị radio, GPS. Với những hành vi đó, không gọi là cướp biển thì gọi là gì? Cái quan trọng hơn nữa là lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã có những hành động như thế này mà không gặp bất cứ trừng phạt nào từ chính phủ của họ”.

Ông Thayer kết luận: “Cái Trung Quốc thường hay ra rả tuyên truyền là “chúng tôi chỉ thực thi pháp luật bình thường”. Và hôm nay, với bằng chứng giới học giả có cơ hội mục sở thị, cộng với những video Việt Nam cung cấp cho thấy hành động vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc, cộng đồng thế giới sẽ biết thêm là Trung Quốc đã và đang nói dối. Và ai sẽ tin những gì Trung Quốc nói là tàu Việt Nam đâm tàu của họ trên 1.500 lần?”.

Tàu cá ĐNa 90152, bị tàu tàu vỏ sắt 11209 của Trung Quốc đâm chìm tại vùng biển Việt Nam, khi kéo về vịnh Đà Nẵng - Ảnh: Nguyễn Tú

Đồng quan điểm với ông Thayer, tướng Daniel Schaeffer (Chuyên gia của Bộ Quốc phòng Pháp chuyên nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông) khẳng định: “Ngay cả trong thời chiến, nhiệm vụ của lực lượng tuần duyên là cứu ngư dân trên biển, chứ không phải có những hành động hoàn toàn đi ngược lại đạo lý và luật pháp quốc tế”.

An Điền - An Dy