Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP BỊ TƯỚC GIẢI BÁO CHÍ QUỐC GIA

Khoai@: 


Bài do Quốc Khánh gửi đến Tre Làng. 
Xin cảm ơn bạn Quốc Khánh.
----------------
Ông Đinh Đức Lập bị tước Giải báo chí quốc gia và không còn là Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết

“Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã quyết định tước Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013 đã trao cho Đức Anh tức ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết - vì vi phạm quy định tại Hướng dẫn dự giải, không phải là tác giả của tác phẩm dự giải”.

Đó là nội dung thông báo của ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, tại buổi giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí hàng tuần thường lệ của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin Truyền thông, vào sáng nay (Thứ Ba, 8/7/2014). 

Việc xem xét trách nhiệm và xử lý thích đáng hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập và những người có liên quan càng là vấn đề bức thiết để khẳng định rằng các tổ chức, đơn vị có liên quan tới hành vi này của ông Lập là hết sức coi trọng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, uy tín chính trị, quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Trong khi hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia và thông tin về việc tước giải thưởng này đối với ông Lập đang khiến cho dư luận sôi sục thì tại báo Đại Đoàn Kết có thông tin cho rằng kể từ ngày 7/7/2014: ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP CHÍNH THỨC KHÔNG CÒN LÀ TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT.

Giải B Giải báo chí Quốc gia do Bộ trưởng TTTT Nguyễn Bắc Son trực tiếp trao cho ông Đinh Đức Lập nay đã bị Hội đồng Giải báo chí Quốc gia rút lại vì phát hiện có sự gian lận qua tố cáo và bài phê phán trên báo Người Cao Tuổi 13 ngày trước đây.

“Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã quyết định tước Giải B Giải Báo chí Quốc gia lần thứ VIII năm 2013 đã trao cho Đức Anh tức ông Đinh Đức Lập – Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết - vì vi phạm quy định tại Hướng dẫn dự giải, không phải là tác giả của tác phẩm dự giải”.

Đó là nội dung thông báo của ông Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, tại buổi giao ban lãnh đạo các cơ quan báo chí hàng tuần thường lệ của Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin Truyền thông, vào sáng nay (Thứ Ba, 8/7/2014). 

Như vậy, sau đúng 13 ngày kể từ khi báo Người cao tuổi công bố bài điều tra “Ông Đinh Đức Lập gian dối nhận giải báo chí quốc gia” ngày 25/6/2014, 
xin xem: http://nguoicaotuoi.org.vn/ban-doc/ong-dinh-duc-lap-gian-doi-nhan-giai-bao-chi-quoc-gia.html thì Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia đã có thông báo chính thức về vụ việc mang lậi nhiều tai tiếng cho Giải báo chí được cho là uy tín hàng đầu của làng báo Việt Nam.

Quyết định tước giải báo chí quốc gia đã trao cho ông Đinh Đức Lập được đưa ra sau khi có buổi làm việc giữa giờ Ngọ ngày 1/7/2014 tại Hội Nhà báo Việt Nam để làm rõ sự việc mà báo Người Cao Tuổi có bài phê phán, chỉ ra hành vi gian lận của tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết Đinh Đức Lập trong việc nhận giải.

Chủ trì cuộc họp là nhà báo Hà Minh Huệ - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam – Thường trực Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, cùng sự có mặt của nhà báo Kim Quốc Hoa – Tổng biên tập báo Người cao tuổi và ông Đinh Đức Lập - Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết.

Trước những chứng cứ và lý lẽ không thể chối cãi của báo Người cao tuổi, ông Đinh Đức Lập đã phải thừa nhận hành vi gian lận, làm sai quy chế giải cũng như các quy định của pháp luật về quyền tác giả, pháp luật về thi đua khen thưởng…

Cùng chung hành vi sai phạm với ông Đinh Đức Lập còn có các thành viên trong Ban chấp hành Chi Hội nhà báo báo Đại Đoàn kết (gồm: Thư ký chi hội Hà trọng Nghĩa, Phó thư ký chi hội Nguyễn Thị Cẩm Thúy, ủy viên chi hội Lê Thị Thu Hương). Về phía Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, lỗi vi phạm cũng thuộc Ban thư ký tổng hợp đã không kiểm tra kỹ báo cáo bổ sung về danh sách tác giả đoạt giải của chi hội báo Đại Đoàn kết.

Thực ra, nếu không bị tước giải vì không phải là tác giả của bất kỳ bài báo nào trong loạt bài đoạt Giải B Giải Báo chí Quốc gia, thì ông Lập cũng sẽ bị tước giải kể cả khi ông là một tác giả trong nhóm tác giả có loạt bài đoạt giải.

Vì theo quy định tại Hướng dẫn số 01/HD-HĐGBCQG ngày 15/1/2014 của Thường trực Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia thì “Tác giả dự Giải không vi phạm các Quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo ViệtNam, không vi phạm Luật Báo chí và luật pháp khác”.

Trong khi tại thời điểm tham dự giải, ông Đinh Đức Lập đã và đang vi phạm nhiều quy định của pháp luật. 

Đơn cử như việc vi phạm về Quy chế quản lí tổ chức xét tôn vinh danh hiệu và trao giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 51/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ trong việc tổ chức trao cúp tự hào thương hiệu Việt, huy động kinh phí; vi phạm Điều 8 Quyết định 59/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ khi tuyển lái xe riêng phục vụ gia đình mà cơ quan phải trả lương… mà báo Người cao tuổi cũng đã có bài phản ánh, phê phán.

Tổng biên tập Đinh Đức Lập trong năm 2013 (thời điểm có bài viết tham dự theo quy định của giải) cũng đã bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng và chính quyền bởi có nhiều sai phạm bị phát hiện qua tố cáo.

Nhà báo Hà Minh Huệ đồng thời cũng có đề nghị báo Người Cao Tuổi và các báo khác không nên đăng tin về quyết định tước giải báo chí quốc gia lần thứ VIII đối với ông Đinh Đức Lập để tránh gây ảnh hưởng xấu tới Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia, Hội Nhà báo Việt Nam…

Đề nghị này thể hiện sự không công bằng và thiếu trung thực trong cách xử lý thông tin của những nhà lãnh đạo các cơ quan truyền thông quốc gia.

Khi nhận giải, ông Đinh Đức Lập đã xuất hiện trên sóng truyền hình quốc gia, hàng loạt báo chí trung ương, địa phương đưa tin. Bản thân báo Đại Đoàn Kết cũng có nhiều bài và tin tức rình rang về việc ông Lập nhận Giải báo chí Quốc gia. Bản thân ông Lập cũng xuất hiện trên truyển hình với tư cách là tác giả đoạt giải để nói về Giải thưởng báo chí này… Nay, qua tố cáo của nhiều nhà báo và nhất là có sự phát hiện, phê phán của báo Người Cao Tuổi, Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia mới nhận ra sai phạm này.

Để khắc phục hậu quả đáng tiếc của việc trao nhầm giải cho ông Đinh Đức Lập, đồng thời khẳng định tính chất nghiêm túc và uy tín của Giải báo chí Quốc gia lẽ ra cần phải cho các cơ quan truyền thông công khai minh bạch thông tin này để công luận được rõ.

Quyết định tước Giải Báo chí Quốc gia đã trao cho ông Đinh Đức Lập (Tổng biên tập báo Đại Đoàn kết) của Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia sau 13 ngày sau khi báo Người Cao Tuổi công bố bài điều tra về có sự gian lận của ông Đinh Đức Lập trong việc nhận giải Báo chí Quốc gia cho thấy có sự nghiêm túc và quyết tâm bảo vệ uy tín của Giải thưởng báo chí hàng đầu này của những nhà tổ chức.

Tuy nhiên, việc tước giải không có nghĩa ông Đinh Đức Lập và những người có liên quan để xảy ra sai phạm chưa từng có trong lịch sử Giải báo chí Quốc gia, làm ảnh hưởng xấu tới hàng loạt cơ quan, tổ chức như Hội Nhà báo Việt Nam, Hội đồng Giải báo chí Quốc gia, báo Đại Đoàn Kết, MTTQ Việt Nam… sẽ sạch tội.
Quyết định này chỉ làm rõ hơn và khẳng định hành vi gian lận Giải báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập - Ủy viên trung ương MTTQ Việt Nam, Ủy viên Ban chấp hành hội Nhà báo Việt Nam, Đảng ủy viên Đảng ủy UBTƯ MTTQ Việt Nam, tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết…. là không thể chối cãi.

Hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập không chỉ vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo mà còn vi phạm các quy định về phẩm chất đạo đức của người đảng viên, vi phạm quy chế, điều lệ của Giải Báo chí Quốc gia, nghiêm trọng hơn vi phạm hàng loạt các quy định của pháp luật về quyền tác giả, về báo chí và về thi đua khen thưởng…

Trường hợp gian lận này của ông Đinh Đức Lập được cho là hết sức hy hữu, chưa từng có trong lịch sử Giải Báo chí Quốc gia làm ảnh hưởng xấu không chỉ với uy tín của Giải thưởng quốc gia này mà còn bộ tro trát trấu vào hình ảnh những người làm báo, những người làm tổng biên tập, lãnh đạo báo chí ở Việt Nam. Ngoài ra, ông Lập còn là Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, việc làm gian dối ngay trong hoạt động quan trọng của Hội nghề nghiệp này của một ủy viên BCH như ông Lập càng làm ảnh hưởng xấu nghiêm trọng hơn cho Hội Nhà báo Việt Nam. Ông Lập còn là Ủy viên trung ương MTTQ Việt Nam, lãnh đạo một tờ báo lớn của tổ chức MTTQ Việt Nam (báo Đại Đoàn Kết), hành vi gian lận của một người có cương vị quan trọng như vậy ở MTTQ Việt Nam nhất định sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín của tổ chức chính trị rộng lớn này.

Việc xem xét trách nhiệm và xử lý thích đáng hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia của ông Đinh Đức Lập và những người có liên quan càng là vấn đề bức thiết để khẳng định rằng các tổ chức, đơn vị có liên quan tới hành vi này của ông Lập là hết sức coi trọng, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp, uy tín chính trị, quy định của Đảng và pháp luật Nhà nước.

Trong khi hành vi gian lận Giải Báo chí Quốc gia và thông tin về việc tước giải thưởng này đối với ông Lập đang khiến cho dư luận sôi sục thì tại báo Đại Đoàn Kết có thông tin cho rằng kể từ ngày 7/7/2014: ÔNG ĐINH ĐỨC LẬP CHÍNH THỨC KHÔNG CÒN LÀ TỔNG BIÊN TẬP BÁO ĐẠI ĐOÀN KẾT.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng biên tập, cũng lâm vào tình cảnh tương tự.

Việc chính thức không còn là Tổng biên tập và Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết của ông Lập và ông Khánh được căn cứ vào quy định của pháp luật tính từ ngày hôm qua (7/7/2014) khi Quyết định bổ nhiệm ông Lập, ông Khánh đã hết thời hạn mà Ban thường trực Ủy Ban Trung ương MTTQ Việt Nam hiện không có Quyết định bổ nhiệm lại.

Xem bản chụp Quyết định số 2732/QĐ-MTTW-BTT ngày 3/7/2009 do ông Vũ Trọng Kim – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký, ký với tư cách đại diện Ban Thường trực Ủy Ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam bổ nhiệm ông Đinh Đức Lập làm Tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết trong thời hạn 5 năm, kể từ ngày 6/7/2009. Còn ông Khánh được bổ nhiệm Phó tổng biên tập báo Đại Đoàn Kết thời hạn 5 năm bắt đầu từ 6/7/2009 theo Quyết định 2733/QĐ-MTTW-BTT cũng do ông Vũ Trọng Kim ký ngày 3/7/2009 cùng thời gian có hiệu lực như quyết định của ông Lập.

Đã không còn là Tổng biên tập và Phó Tổng biên tập của báo Đại Đoàn Kết nữa nên tất cả các chữ ký của ông Đinh Đức Lập và ông Nguyễn Quốc Khánh nhân danh hai vị trí lãnh đạo này sau ngày quyết định bổ nhiệm hết hiệu lực cũng đều không còn hiệu lực. 

Nếu như lãnh đạo MTTQ Việt Nam không có bất kỳ văn bản nào gia hạn tạm thời cho hai ông này hoặc cho bất kỳ một ai khác tạm thời nhận lãnh trách nhiệm đứng đầu báo Đại Đoàn kết, chịu trách nhiệm theo pháp luật kể từ ngày quyết định bổ nhiệm nói trên hết hạn.

Vì vậy, có thể nói rằng việc các nhà in: Công ty in Hà Nội mới; công ty in báo Nhân dân TP. Hồ Chí Minh, Công ty in Nhân dân Đà Nẵng đã in ấn và cho xuất xưởng báo Đại Đoàn Kết ra ngày hôm qua 7/7/2014 là đã sản xuất và cho lưu hành một ấn phẩm không có người chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

Sở dĩ báo Đại Đoàn Kết lâm vào tình trạng không có ban biên tập kể từ ngày hôm qua gây ra hàng loạt hệ lụy, nếu tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, có một phần không nhỏ từ sự bao che, bưng bít và bảo trợ hết cỡ của ông Vũ Trọng Kim – Phó chủ tịch kiêm tổng thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam trong việc xem xét trách nhiệm và xử lý kỷ luật ông Đinh Đức Lập sau khi có hàng loạt sai phạm bị tố cáo được công nhận.

Sự che chắn và cố tình xử lý nhẹ, cứu nguy cho ông Lập thoát khỏi hàng loạt trách nhiệm trong nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng trong thời gian qua của “thủ trưởng” Vũ Trọng Kim đã góp phần không nhỏ đầy báo Đại Đoàn kết lâm vào tình cảnh khủng hoảng lãnh đạo, không có người đứng đầu đủ uy tín và năng lực, phẩm chất như hiện nay.

Việc xem xét để củng cố và nâng cao khả năng lãnh đạo, khả năng nghiệp vụ của Ban biên tập báo Đại Đoàn kết thời gian qua cũng không được xem xét một cách thấu đáo, rạch ròi, minh bạch tuân thủ nghiêm túc các quy định về tiêu chuẩn cán bộ quản lý báo chí của Đảng và Nhà nước.

Như đã phân tích, sở dĩ ông Đinh Đức Lập có thể liên tiếp phá lỷ lục quốc gia để trở thành một tổng biên tập tai tiếng nhất làng báo Việt Nam ngày nay có phần trách nhiệm không nhỏ của lãnh đạo cơ quan chủ quản báo Đại Đoàn kết. Cụ thể chính là Ban thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam (xem ở đây).

Bởi vì, chỉ cần một trong hàng loạt sai phạm như của ông Đinh Đức Lập thôi, hầu như các tổng biên tập của các cơ quan báo chí khác đều được cơ quan chủ quản xử lý nghiêm túc và thích đáng, khiến cho họ không còn cơ hội, điều kiện và khả năng để trượt dài trên cương vị tổng biên tập, sai phạm chồng lên sai phạm như ông Đinh Đức Lập. 

Phải chăng trong quan niệm về tổ chức nhân sự của ông Vũ Trọng Kim, tổng biên tập Đinh Đức Lập là “người tài giỏi, đức độ và làm việc hiệu quả tới mức không có ai để thay thế”? Cho nên lúc nào cũng được “thủ trưởng” lạm dụng quyền lực che chắn, cho qua, xử lý sai phạm không triệt để, góp phần “giúp đỡ” ông Lập liên tiếp vi phạm pháp luật, khiến cho sai phạm sau chồng lên sai phạm trước nghiêm trọng hơn mà không hề bị xử lý gì?

Ngọc Minh

TRUNG QUỐC DỌA DÙNG BOM HẠT NHÂN VỚI NHẠT BẢN?

Dọa Nhật Bản bằng VKHN, Trung Quốc đã hung hăng tột đỉnh


(Quan hệ quốc tế) - Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần

Nếu như nói rằng sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc với các yêu sách chủ quyền cộng với sự gia tăng chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến ở Trung Quốc, khiến nước Nhật ý thức được sự uy hiếp nghiêm trọng đối với vị thế và các lợi ích quốc gia của mình trong khu vực khiến Nhật Bản thay đổi tư duy chiến lược là chưa đủ.

Chính thảm họa động đất và sóng thần năm 2011 buộc Nhật Bản phải tính đến việc từ bỏ năng lượng hạt nhân để từ đó càng thêm phụ thuộc vào các nguồn năng lượng nhập khẩu, tức là phụ thuộc vào các tuyến đường vận chuyển mà 90% đi qua biển Đông đã phơi bày tử huyệt về an ninh năng lượng. Đồng thời chính sách xoay trục của Mỹ buộc Nhật Bản phải “chia xẻ trách nhiệm”…đã nhanh chóng thay đổi nước Nhật.

Tháng 4/2014, Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí và tháng 7/2014 Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm “phòng vệ tập thể”. Đây là 2 trong số những thay đổi có tính bước ngoặt quyết định để biến Nhật Bản thành một cường quốc không chỉ là kinh tế mà bao gồm cả chính trị và quân sự.

Đáp lại những thay đổi của Nhật Bản người ta thấy có rất nhiều ngôn từ, mức độ quyết liệt của sự phản đối mà giới truyền thông Trung Quốc, giới hiếu chiến, chủ nghĩa dân tộc cực đoan tung ra trong thời gian qua mà chúng ta đã từng nghe qua, song, đó chưa phải là điều cần chuyển tải cho Nhật Bản cũng như các quốc gia trong khu vực mà Trung Quốc mong muốn.

Thật ra điều Trung Quốc muốn hét lên cho Nhật Bản và các quốc gia chưa và không có vũ khí hạt nhân là Trung Quốc đang có vũ khí hạt nhân và sẵn sàng sử dụng.

“Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa” là tiêu đề trên bản đồ được phát hành bởi báo Trùng Khánh Youth Daily có nhiều hình nấm trên bầu trời Hishorima và Nagasaki Nhật Bản.

Ngày 3/7, hai ngày sau khi Nhật Bản bãi bỏ lệnh cấm phòng vệ tập thể, tờ báo Trùng Khánh Youth Daily của Đoàn thanh niên Cộng sản, nguồn dự bị cho Đảng CS Trung Quốc đã cho ra đời một tấm bản đồ với nhiều “đám mây hình nấm” trên Hiroshima và Nagasaki với lời chú thích: “Nhật Bản muốn một cuộc chiến tranh một lần nữa?”.

Bức tranh đã chuyển tải một nội dung rõ ràng là “sẽ có không những 2 đám mây hình nấm (2 vụ nổ của bom nghuyên tử) trên Hiroshima và Nagasaki mà còn nhiều hơn nếu Nhật Bản gây chiến tranh”. Đây là sự đe dọa ghê rợn và có tính kích động rất nguy hiểm của giới truyền thông nhà nước Trung Quốc mà không chỉ một lần.

Tờ Văn Hối xuất bản tại Hồng Kông đã từng đăng bài của viên tướng về hưu La Viện rằng: “Sách trắng quốc phòng mới của Trung Quốc mặc dù nhấn mạnh "không sử dụng vũ khí hạt nhân trước" nhưng một khi an ninh, "lợi ích cốt lõi" của Trung Quốc bị uy hiếp thì vũ khí hạt nhân sẽ là một trong những lựa chọn của Bắc Kinh”.

Cái “mù mờ có chủ ý” trong phát ngôn này ở chỗ là thế giới không ai biết đích xác cái “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc là vô hạn hay hữu hạn cho nên sự đe dọa có tính thường trực, ghê rợn hơn cho bất cứ quốc gia nào dám đụng đến Trung Quốc.

Mỹ, Nga, Anh, Pháp hay Triều Tiên…dọa sử dụng vũ khí hạt nhân vào thời điểm thế kỷ 21 này, nhân dân thế giới chưa chắc đã tin, nhưng khi Trung Quốc đe sử dụng là nên cẩn thận và nên biết sợ.

Bởi vì ngay dân họ, họ cũng không ghê tay khi thảm sát, đặc biệt những Hồng vệ binh, một lực lượng thanh niên trẻ đã từng triệt hạ hàng chục triệu người trong cuộc Cách mạng văn hóa thì tờ báo là cơ quan ngôn luận của Đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc của một thành phố lớn thứ tư ở Trung Quốc như Trùng Khánh đã lên tiếng thì hãy coi chừng.

Có thể nói một loạt hoạt động của chính phủ Trung Quốc đến giới truyền thông đều nhằm mục đích khơi gợi mối thù với Nhật Bản với thế hệ trẻ từ hoạt động kỷ niệm cho đến bản ghi nhớ tội ác Nhật Bản…phải chăng để trả thù mối nhục 100 năm hay chỉ là kích động chủ nghĩa dân tộc cho bành trướng hay “chuyển lửa” ra ngoài hay là gì đi nữa thì cũng không giống với tư cách của một nước lớn, một cường quốc tự nhận là trung tâm của thế giới, người ta chỉ thấy toát lên lòng dạ của một tiểu nhân.

Sau khi Japan Today đăng tin thì có hằng trăm bình luận phản đối "tấm bản đồ hình nấm" này quyết liệt, trong đó có một bình luận rất chí lý khi đưa hình ảnh đàn áp đẫm máu ghê rợn ở Thiên An Môn với một chú thích: "Trung Quốc muốn hòa bình?". Điều đó cho thấy người dân Nhật Bản cũng không thể yên bởi sự kích động, đe dọa là quá lớn.

Cậy thế để hung hăng chỉ là động thái gây chiến mà không thuộc động thái trong chiến tranh. Với Trung Quốc, hễ có lợi thế gì là giới hiếu chiến, quá khích, cậy vào thế đó để hung hăng bất chấp tất cả. Cậy có vũ khí hạt nhân, sự hung hăng của giới quá khích, chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã đến cực điểm, ảnh hưởng không ít đến động thái của Trung Quốc trong những thời gian gần đây trên Hoa Đông và Biển Đông làm cho tình hình trở nên rất căng thẳng.

Nhật Bản hiện là nước sở hữu plutonium “cấp vũ khí” lớn nhất thế giới, đồng thời đã nắm chắc công nghệ lò phản ứng tái sinh và công nghệ tên lửa đẩy tiên tiến…giờ đây trước sự cảnh báo không cần giấu diếm của Trung Quốc thì họ biết phải làm gì. Và tình hình an ninh khu vực chính ai gây căng thẳng, chính ai đã thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang kể cả VKHN đã lộ rõ.

Lê Ngọc Thống

LÁ ĐƠN KHIẾU NẠI CỦA VỢ BA SÀM - SỰ CÔ ĐỘC CỦA NGUYỄN HỮU VINH

Khoai@


Sau khi thấy Nguyễn Hữu Vinh (chủ blog Ba Sàm) hết giá trị sử dụng, đám chống cộng hải ngoại liền tung cước ném Vinh vào sọt rác. 

Kể từ khi  Đinh Ngọc Thu, một đảng viên Việt Tân, người có nhiệm vụ câu kết chặt chẽ với Nguyễn Hữu Vinh trong việc đăng bài chống phá chính quyền, phát đơn kiện báo Pháp Luật cho đến nay, không ai nhắc đến tên tuổi của Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Các thể loại báo mạng của cánh zân chủ và ngay cả trang của chính Nguyễn Hữu Vinh cũng tuyệt nhiên im bặt.

Lý do đơn giản: Ba Sàm hết giá trị lợi dụng và đã bị bán đứng.

Nhắc lại một chút, chuyện Đinh Ngọc Thu viết đơn kiện báo Pháp Luật là một cú đánh đạt tới nhiều mục đích: Thứ nhất, phủi tay và rửa mặt cho Việt Tân (Trần Khải Thanh Thủy cũng đã bị Vietj Tân dùng chiêu này để phủi tay); thứ hai, mượn tay cộng sản bỏ tù Nguyễn Hữu Vinh để đề phòng hậu họa sau này, đồng thời quỵt luôn số tiền mà Việt Tân chưa chịu thanh toán cho Vinh. Suy cho cùng, Vinh cũng chỉ là con bài trong cuộc chơi của đám vong nô hải ngoại có cái tên Việt Tân mà thôi. Với những gì Đinh Ngọc Thu viết trong đơn kiện, mặc nhiên là những yếu tố góp phần buộc tội Ba Sàm. 

Điều buồn tủi cho Nguyễn Hữu Vinh và gia đình anh ta là ngay cả cái trang Ba Sàm của Vinh cũng không hề nhắc đến anh ta nữa, và nó đã bị Việt Tân lợi dụng, sử dụng vào mục đích chống nhà nước Việt Nam.

Chờ đợi sự cưu mang hay trả ơn của Việt Tân và đám bạn bè zân trủ trong nước trong tuyệt vọng, cuối cùng bà Lê Thị Minh Hà, vợ của Nguyễn Hữu Vinh đã phải lên tiếng.

Đơn viết dưới dạng khiếu nại chứ không phải kiện cáo. Đọc lá đơn này người ta có cảm giác bà Hà viết chiếu lệ, viết cho có, viết cho vẹn tình trọn nghĩa vợ chồng. Bà Hà nguyên là công an nên hiểu rất rõ tội trạng của chồng mình. Những lập luận chiếu lệ và yếu ớt trong đơn của bà Hà gửi các cơ quan chức năng cũng như lãnh đạo nhà nước kêu oan cho chồng có giá trị như lời trách móc những kẻ bội nghĩa mang tên zân chủ nhiều hơn là một lá đơn gửi cơ quan pháp luật.

Giờ đây, trong trại tạm giam, trước sự phủi tay của "đám bạn zân chủ" không hiểu Nguyễn Hữu Vinh có nhận ra sự cô độc của mình không nhỉ?

-------------------

Bắt khẩn cấp Nguyễn Hữu Vinh 

Theo thông báo của Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đăng tải trên website Bộ Công An, ngày 5/5/2014, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Hữu Vinh, sinh năm 1956, hộ khẩu thường trú: số 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phường Trung Tự, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chỗ ở: Phòng số 1508, Tòa nhà G03, Khu đô thị Ciputra, phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Cùng ngày, Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an đã thực hiện Lệnh khám xét khẩn cấp và sau đó thực hiện Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Thị Minh Thúy, sinh năm 1980 thường trú và chỗ ở: Số 411 – E1, Khu tập thể Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Theo Cơ quan An ninh, các đối tượng này bị bắt vì có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet nội dung xấu, thông tin sai lệch làm giảm uy tín, mất lòng tin trong nhân dân về cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, công dân, quy định tại Điều 258 – Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an tiếp tục làm rõ hành vi sai phạm của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trên mạng internet, Nguyễn Hữu Vinh thường được gọi với biệt danh blogger Anh Ba Sàm.

-------------------------------


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------------------------------
TP.Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2014

ĐƠN KHIẾU NẠI

V/v: khởi tố bắt oan sai đối với chồng tôi là Nguyễn Hữu Vinh, đề nghị trả tự do ngay.

Kính gửi:

- Ông Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng ban cải cách tư pháp;
- Ông Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an;
- Ông Nguyễn Bá Thanh – Trưởng ban nội chính Trung ương;
- Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ông Nguyễn Văn Hiện, Chủ nhiệm ủy ban tư pháp Quốc Hội.

Tôi là Lê Thị Minh Hà, sinh 1958. Trú tại: 5/2/4D phố Đặng Văn Ngữ, phườngTrung Tự, quận Đống Đa, TP.Hà Nội; là vợ của anh Nguyễn Hữu Vinh đang bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam theo điều 258 Bộ luật hình sự: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.

Kính thưa các Quý vị đại diện của các Cơ quan có thẩm quyền

Tôi nguyên là: học sinh khóa D8 – Đại học an ninh nhân dân, cán bộ Viện nghiên cứu khoa học Công an; là người vợ tuy tôi không tham gia vào các công việc của chồng tôi đã và đang làm nhưng tôi hiểu tấm lòng của chồng tôi là một người yêu nước, hết lòng vì Tổ quốc, vì nhân dân. Chồng tôi, nguyên là học sinh khóa D6 – Đại học an ninh, đã từng công tác tại Bộ Công an; Ban Việt kiều Trung ương -Bộ Ngoại giao; xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, có nhiều công lao với Nhà nước và nhân dân (bố đẻ là ông Nguyễn Hữu Khiếu,nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Giám đốc Công an khu IV, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Cộng hòa Liên bang Nga).

Theo tôi, trang thông tin Anh Ba Sam của chồng tôi chỉ là trang thông tin cá nhân, ghi nhận thông tin từ các trang thông tin báo chí chính thống và thông tin công khai bên ngoài với tính chất như điểm tin với mong muốn cung cấp cho Bạn đọc có được nhiều luồng thông tin khác nhau về một vấn đề để có nhìn nhận khách quan, trên cơ sở đó đưa ra ý kiến đóng góp thiết thực hữu ích cho đất nước và cho nhân dân.

Các nội dung chính trang thông tin này tập trung đăng tải là:

Cảnh báo về tình hình biển Đông, biên giới để Nhà nước, nhân dân nêu cao cảnh giác đối phó với tình hình Trung Quốc xâm lấn, thôn tính đất nước.

Các vụ việc tiêu cực, tham nhũng thực tế xảy ra trên nhiều lĩnh vực để Nhà nước và nhân dân được biết góp phần làm trong sạch Bộ máy Nhà nước, trả lại niềm tin cho nhân dân.

Cung cấp những bài viết liên quan đến việc thực thi đúng Hiến pháp về nhân quyền, tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng; chống bè phái, cục bộ địa phương đơn vị; chống lợi ích nhóm; chống bè phái độc quyền; chống đàn áp nhân dân, cần lắng nghe ý kiến nhân dân; quan tâm hơn nữa đời sống nhân dân (nhất là các vùng nông thôn, miền núi, dân tộc).

Nêu và kiến nghị về đường lối đối ngoại của đất nước phải rõ ràng, rành mạch, không được lấp lửng, không dĩ hòa vi quý, không định kiến. Trang thông tin như muốn nói rõ : cần hợp tác toàn diện với nước Mỹ, các nước trong cộng đồng Châu Âu, các nước ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước Đông Âu (cũ, mới) và Ấn Độ;… Có như vậy mới không lệ thuộc kinh tế của Trung Quốc , bảo vệ được chủ quyền của đất nước.

Do đó, việc chồng tôi làm là hoàn toàn hợp hiến và hợp pháp, trong khuôn khổ pháp luật cho phép (pháp luật không cấm) về quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền tự do ngôn luận; quyền được đưa ra và thể hiện chính kiến của mình. Đồng thời quán triệt lời dạy của Bác Hồ: “Dân chủ là để cho dân được mở miệng ra nói”.

Như vậy: buộc tội và bắt giam chồng tôi, một người thực hiện đúng pháp luật, đúng lời dạy của Bác của Cơ quan ANĐT có đúng người, đúng tội và đúng luật không?

Yêu cầu Cơ quan ANĐT khi áp Điều 258 Bộ luật hình sự để bắt chồng tôi phải đưa ra các chứng cứ chứng minh: chồng tôi lợi dụng cái gì? Lợi ích bị xâm phạm cụ thể là gì? Định lượng ra sao? Nhà nước, tổ chức, công dân nào tố cáo chồng tôi với tư cách chủ thể bị hại? Cơ quan tổ chức nào giám định thiệt hại để lượng hình? Ngoài ra, những việc chồng tôi đăng tải các bài định hướng dư luật theo chiều hướng tích cực có lợi cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho công cuộc bảo vệ đất nước, đối ngoại, chống bè phái, lợi ích nhóm, chống tham nhũng,… thì tại sao lại bỏ qua? Thành tích và thiếu sót (nếu có) phải được xác định rõ ràng, minh bạch.

Từ những nội dung nêu trên, tôi tin rằng chồng tôi hết lòng hết dạ vì Tổ quốc và dân tộc, không vì động cơ cá nhân, không làm thiệt hại quyền lợi ích hợp pháp của bất cứ ai kể cả tổ chức hay cá nhân.

Tôi đề nghị trả tự do ngay cho chồng tôi và đình chỉ vụ án ! 

Kính mong các vị đại diện cao nhất của Nhà nước và của các Cơ quan hành pháp có liên quan nhanh chóng giải quyết yêu cầu chính đáng nêu trên của tôi.

Đề nghị trả lời kết quả xử lý thỏa đáng cho tôi bằng văn bản trong vòng 15 ngày theo luật định từ Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Kính đơn.




Chị Lê Thị Minh Hà gửi cho Quê Choa

Đăng Yesterday bởi Chênh Huỳnh Ngọc

BÁO TIỀN PHONG PHẢI CHĂNG CŨNG CÓ KỀN KỀN?

Báo Tiền Phong phải chăng cũng có kền kền ???

Hôm nay mình sang Quân chủng PK-KQ xin danh sách gia đình, hoàn cảnh, địa chỉ liên hệ của các đồng chí vừa hy sinh mà lòng nặng trĩu... Mình phải sang tận nơi, gặp tận các chỉ huy, xin thông tin chính xác, có xác nhận hẳn hoi mà cũng chẳng dám bô lô ba la, phóng up gì lên báo lêng FB cả vì thực sự đây là chuyện đau thương chứ hay ho gì mà khoa trương, ầm ĩ...

Về nhà đọc được bài trên báo Tiền Phong mà thấy cay đắng cho nghề và xúc phạm thay cho những đồng đội hy sinh và cả thân nhân gia đình họ. Bài báo giật tít: Choáng váng khi nhận hung tin trực thăng Mi-171 rơi. Mình không bàn đến nội dung thông tin vụ tai nạn mà bài báo đề cập mà chỉ xin nói tới phần cuối được viết như sau:

Choáng váng khi nhận hung tin
Sáng qua, phóng viên H.A, người từng ngồi trên chiếc trực thăng gặp nạn trên trong dịp đi ứng cứu nạn nhân sập cầu Chu Va 6 tại Lai Châu vào tháng 3/2014 đã bủn rủn chân tay khi nhận được hung tin. Anh H.A cho biết, sau khi nhận được tin trực thăng rơi, anh lập tức lên đường đi tác nghiệp, nhưng khi tới hiện trường nhận diện được chiếc trực thăng trên anh rụng rời chân tay và không thể tiếp tục tác nghiệp.
Một người bạn tên H. từng được chiến sỹ K. (tử nạn trên máy bay Mi-171 số hiệu 01) huấn luyện nhảy dù, đang làm việc tại một đài truyền hình trên địa bàn TP Hà Nội cũng khóc nức nở từ khi đọc được tin chuyến bay gặp nạn trên báo Tiền Phong. Chị H. khóc thâu trưa không cầm được nước mắt cũng không bình tâm để chia sẻ thông tin về cuộc sống của người bạn đã tử nạn.
Trên mạng xã hội facebook, một người nhận là vợ của một phi công hy sinh chia sẻ: “…Thời gian có thể làm vơi đi nỗi đau của sự mất mát, nhưng vết sẹo của sự mất mát ấy sẽ mãi không thể lành. Con có mặt trên đời là sự ban tặng tuyệt vời của tạo hóa, một kết quả của tình yêu giữa cha và mẹ. Nhưng cũng tạo hóa đã để cha ra đi quá sớm. Đã có một thời gian mẹ oán trách số phận và ghét cay ghét đắng cái nghề mà cha con đã chọn. Chỉ cần nghe ai nói đến “phi công” và “máy bay” là mẹ tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Những ngày con còn trong bụng, mẹ gặm nhấm nỗi đau của sự thiếu vắng và hụt hẫng một mình… Nhưng sự hy sinh đó thực sự là hy sinh vì tình yêu, vì Tổ quốc, nó cao cả hơn cả những điều mẹ nghĩ”.

Bản thân mình đang học nghề báo nhưng cũng cảm thấy chờn mỗi khi đọc bài viết cái kiểu dẫn thông tin mù mờ, vô định như: Anh A, chị H, bà K, ông Z cho hay; Một người quen của nạn nhân chia sẻ; thậm chí bây giờ là cái kiểu đưa luôn cả thông tin chộp giật trên mạng FB mà chẳng cần biết đúng hay sai, kiểm chứng có thật hay không? Ngồi nhà mà đọc FB rồi trích thành bài báo thì ai chả làm được, cần gì nhà báo nữa. Đằng này còn trích sai, dẫn nguồn không đàng hoàng nếu không muốn nói là cẩu thả, vô trách nhiệm hoặc có tình dựng chuyện, tạo ra thông tin để câu khách cho bài báo...

Việc bài vở mình viết trên FB được mọi người chia sẻ, thậm chí xin lại để đăng báo hoặc các trang thông tin là chuyện bình thường không mới. Thế nhưng đến một đồng nghiệp lấy thông tin từ FB của mình rồi bóp méo thành hình thức khác để nhét vào bài của họ thì thật là xúc phạm. Đoạn viết cuối của bài báo trên copy phần nội dung trên FB trong bài viết Chuyện về người lính không quân của mình viết sáng 7-7, buổi sáng xảy ra tai nạn. Chuyện sử dụng lại thông tin không có gì to tát, điều mình muốn nói là tác giả bài báo ngang nhiên sửa câu chuyện lại một cách thô bỉ và xót xa cho chính nhân vật.

Người mình nhắc đến trong bài viết là chị bạn đồng nghiệp cùng cơ quan, có chồng là phi công Trần Thanh Nghị, hy sinh tháng 7-2009, tức là cách đây 5 năm. Bài viết của chị Bầu trời còn mãi nụ cười của anh được đăng trên báo Quân đội nhân dân số ngày 20-7-2012, nhân tròn 3 năm anh đi xa. Trong đó chị đã nhắc lại những kỷ niệm đau buồn, thời kỳ khó khăn vô cùng với người vợ trẻ mang thai con tháng thứ 9 khi chồng hy sinh. Nhưng bằng tình yêu thương và nghị lực cùng sự động viên, chia sẻ của mọi người, chị và các con đã vượt qua để tiếp tục sống tốt hơn, nhưng vẫn luôn thương nhớ về anh....

Bài viết của mình nhắc lại câu chuyện đó nhằm bày tỏ sự đồng cảm của chính người có hoàn cảnh tương tự với những người mẹ, người vợ, người con của các đồng chí vừa hy sinh để thêm sức mạnh bước qua nỗi đau...

Thế mà "đồng nghiệp" báo TP tự ý "tác nghiệp" câu chuyện 5 năm trước thành chuyện vừa xảy ra như thật: Thậm chí mạnh dạn viết rằng: Trên mạng xã hội facebook, một người nhận là vợ của một phi công hy sinh chia sẻ:..

Mình tin chắc chị đồng nghiệp của mình không hề đưa bài viết lên FB, và càng không có đoạn "tự nhận là vợ phi công hy sinh". Thật quá xúc phạm và thô bỉ khi viết như vậy. Và mình cũng tin mình là người duy nhất nhớ câu chuyện đó để viết thành bài đưa lên FB chứ không có ai khác cả... Vậy mà sao ?

Có nhiều lý do để đổ lỗi, bí quá là đổ lỗi cho FB, cho anh Mác Du Dê Bếch chăng ? Có nhiều cách để tiếp cận nguồn tin, triển khai bài viết xúc động, gay cấn, hấp dẫn lắm... Nhưng với những đề tài đau thương, xót xa và trân trọng thế này, đừng làm trò bậy...

Rồi đến lúc lại hỏi tại sao công chúng gọi nhà báo là KỀN KỀN!

Cũng dể hiểu thôi mà !

KHÁT VỌNG HÒA BÌNH CỦA DÂN VIỆT

Cuteo@


Đây là bài của bác Phan Trang Hy gửi cho Tre Làng. Xin cảm ơn bác Phan Trang Hy.

Khát vọng hòa bình của dân Việt

Khát vọng hòa bình là khát vọng muôn đời của mọi dân tộc trên hành tinh này. Thế nhưng, khát vọng ấy bị đe dọa bởi lòng tham, thù hận của một số bọn cầm quyền có tâm địa quỷ dữ. Cũng thế, khát vọng hòa bình của dân tộc Việt Nam đang có nguy cơ bị bóp chết bởi những hành động bá quyền, ác hiểm nước lớn của giới lãnh đạo Bắc Kinh.

Liệu hòa bình có không? Và người Việt Nam làm gì để có hòa bình? Câu trả lời không chỉ là tấm lòng yêu nước, thương nòi mà còn là bổn phận của từng người dân nước Việt.

Muôn đời nay, dân tộc Việt Nam luôn chống lại ngoại xâm nhằm bảo vệ cuộc sống yên vui, nền hòa bình vốn có. Giặc trước hiên nhà, giặc xâm phạm cõi bờ, dân ta yên làm sao được, nói chi đến hai tiếng hòa bình. Lịch sử dân tộc từ khi vua Hùng lập nước đến nay là lịch sử đánh giặc không ngừng nghỉ của mọi người Việt yêu nước, thương nòi. Chính vì thế, người Việt luôn thức tỉnh, cảnh giác với mọi mưu đồ ác hiểm của kẻ thù. Càng yêu hòa bình, người Việt càng ý thức chuẩn bị, sẵn sàng chống giặc ngoại xâm, nếu có.

Là người Việt, tôi luôn tin hòa bình ngự ở đất nước này. Luôn tin từng tấm lòng, lời ca tiếng hát của người Việt thể hiện khát vọng hòa bình. Tôi tin hòa bình sẽ tồn tại mãi với dân tộc tôi. Thế nhưng, hòa bình sẽ không có bởi hành động gầm ghè thò lưỡi bò nuốt sống biển Đông của giới cầm quyền Trung Hoa. Hòa bình đâu có được khi lòng tự trọng dân tộc Việt Nam bị kẻ thù nhạo báng. Và hòa bình sẽ không có khi các nước trong khu vực tạo thành vòng vây chống lại hành động coi thường luật pháp quốc tế của thế lực China “trỗi dậy hòa bình”.

Ngàn lần tôi mãi gọi hòa bình, hòa bình, hòa bình… Tôi tin sẽ mãi hòa bình. Chắc chắn là vậy. Hòa bình sẽ có khi công lý được thi hành. Phải kiện, phải kiện thôi! Đất nước của ta, ta không kiện khi kẻ cướp chiếm đóng trái phép, có khác chi ta coi kẻ cướp là người nhà. Và cũng thế, hòa bình sẽ có, nếu toàn dân ta một lòng chống giặc. Hai chữ “đồng bào” thiêng liêng biết chừng nào! Còn đối với Trung Hoa, “đồng chí” chỉ là cái vỏ bọc, cái áo tắc kè, giờ đã hiện hình là chân tướng kẻ cướp, cầm trước tác xâm chiếm đất nước Việt Nam.

Tôi tin hòa bình là sự thật. Dân tộc ta cần phải biết sự thật của lịch sử. Có thật sự tin vào lịch sử, dân tộc ta mới thật sự hòa bình. Sự dối trá lịch sử đồng nghĩa với sự bức tử lịch sử. Lịch sử là sự thật chứ không phải là hư cấu. Xin trả lại sự thật muôn đời của lịch sử dân tộc để đồng bào ta tự hào, tin vào nhân nghĩa. Đó chính là sức mạnh kế thừa truyền thống tổ tiên: Đem đại nghĩa để thắng hung tàn; Lấy chí nhân mà thay cường bạo.

Tin hòa bình, nên thấy chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào trước tham vọng của Trung Hoa. Tham vọng của họ ngày càng lộ rõ. Họ trút cái vỏ bọc, cái áo tắc kè quấn bó họ bấy lâu nay, bởi những mỹ từ “trỗi dậy hòa bình”, “4 tốt”. “16 chữ vàng”, “người Trung Hoa không có gien xâm lược” v.v…, để giờ thè lưỡi tham lam khuấy động biển Đông. Lòng tham Trung Hoa chắc không thể đem sự ổn định trong khu vực, nói chi hai tiếng hòa bình.

Tôi mong hòa bình. Tôi tự nhủ, hòa bình chỉ có được khi mỗi người dân Việt có lòng yêu nước, thương nòi. Chỉ yêu nước là chưa đủ mà còn phải có thương nòi. Bởi yêu nước không phải là quyền của một số người, một số tổ chức, đoàn thể. Phải lấy lời dặn của Lạc Long Quân để lo cho vận mệnh dân tộc khi quốc biến. Xin vì hai chữ “đồng bào”. Muôn đời nay, người Việt ta nói đến đồng bào là nói đến dân tộc. Phải đặt dân tộc lên trên tất cả. Tổ quốc Việt Nam là trên hết với đồng bào Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Không chỉ dân nghĩ, mà Chính phủ, chính quyền cũng cần nghĩ như vậy. Có thế mới là hồng phúc cho Tổ quốc Việt Nam.

Hòa bình! Chiến tranh! Có đời ai muốn chiến tranh? Tôi tin tôi, tin đồng bào tôi không muốn chiến tranh. Phản đối chiến tranh, căm ghét chiến tranh, mong muốn hòa bình, ủng hộ hòa bình là tấm lòng của dân tộc Việt. Thế nhưng, trong những ngày biển Đông đầy sóng dữ, cũng như về sau, bên cạnh một thế lực lớn với mộng bá chủ cuồng tham phi lý như Trung Hoa, hòa bình càng trở nên mong manh như ngọn đèn trước gió.

Trong lòng tôi là Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chi Lăng, Đống Đa. Chợt trước mắt tôi hiện lên dòng chữ Muốn hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh.

Tháng 7 – 2014
Phan Trang Hy

MỘT SÁNG KIẾN HAY NHẰM ỦNG HỘ NGƯ DÂN VƯƠN KHƠI

Khoai@


Đọc bài "Công an Đà Nẵng bán siêu xe lấy tiền đóng tàu sắt" mà thấy vui vui. 

Được biết công an Đà Nẵng là đơn vị có sáng kiến bán đấu giá những phương tiện giao thông vô chủ và dùng tiền đó hỗ trợ các ngư dân đóng tàu vươn khơi, bám biển, bảo vệ chủ quyền của tổ quốc.

Thực ra, ý tưởng này không phải là mới, nhưng Đà Nẵng là đơn vị đầu tiên dám làm.

Việc làm này cần được nhân rộng ra khắp các tỉnh thành trong cả nước bởi tính minh bạch trong quản lý và tính thiết thực của nó đối với đời sống xã hội.

Được biết, hiên nay công an các địa phương còn đang phải quản lý một số lượng cực lớn các loại phương tiện giao thông như ô tô, xe máy vô chủ hoặc nhưng phương tiên bị tạm giữ đã quá thời hạn xử lý mà chủ phương tiện không đến giải quyết. Hiện tượng này dẫn đến những lãng phí lớn cho việc quản lý, trông giữa và cả sức ép về kho bãi. Đã có rất nhiều phương tiện nằm ở bãi vài năm, dẫn đến hỏng hóc mất giá trị sử dụng. Đó thực sự là một lãng phí lớn trong điều kiện ta còn khó khăn. Vì thế, bán đấu giá sung công quỹ hoặc dùng tiền đó phục vụ cho mục đích bảo vệ tổ quốc trong lúc này là cần thiết và chắc chắn được người dân ủng hộ.

Trong thời gian tới, có lẽ không chỉ giới hạn việc bán đấu giá các siêu xe, mà còn mở rộng công khai bán đấu giá cả các loại phương tiện giao thông bình dân nữa. Với những loại phương tiện do phạm tội mà có hoặc phương tiện giao thông phục vụ cho mục đích phạm tội, hay đua xe trái pháp luật cũng nên được bán đấu giá vì mục đích này.

Thiết nghĩ, sáng kiến của công an Đà Nẵng cần được ghi nhận và nhân rộng.

--------------------

Công an TP.Đà Nẵng bán đấu giá 7 siêu xe nhãn hiệu Bentley, BMW, Lexus… vô chủ. Tất cả số tiền có được sẽ hỗ trợ các ngư dân đóng tàu sắt vươn khơi, bám biển.


Ngày 10/7, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) Công an TP.Đà Nẵng tiến hành các thủ tục pháp lý, bán 7 siêu xe đã quá thời hạn quy định nhưng chủ xe không đến giải quyết.

Số xe nói trên do Phòng Cảnh sát giao thông (PC67) và PC46 phát hiện, tạm giữ trong thời gian qua. Trong đó có nhiều xe mang biển số nước ngoài, xe ngoại giao đã hết hạn lưu hành tại Việt Nam.

Tại thời điểm kiểm tra, chủ nhân các xe này không xuất trình được các giấy tờ hợp lệ. Nhiều chiếc còn sử dụng biển số giả, số khung, số máy đều không thể xác định được. 
Các siêu xe sẽ được bán đấu giá.

Sau khi làm các thủ tục tạm giữ, cơ quan công an đã phát thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để chủ xe đến giải quyết. Tuy nhiên, đến nay, quá thời hạn quy định nhưng không có ai đến nhận nên PC46 quyết định bán đấu giá.

Theo PC46, toàn bộ số tiền bán xe sẽ được nộp vào ngân sách nhà nước. Sau đó, Công an Đà Nẵng sẽ bàn với Sở Tài chính để dùng số tiền này hỗ trợ đóng mới 4 tàu vỏ sắt cho ngư dân vươn khơi, bám biển.

Đoàn Nguyên

GỬI EM GÁI SÀI GÒN ĐÔI DÒNG VỀ GIAO THÔNG HÀ NỘI

LâmTrực@


Sau khi đọc xong hai bài trên báo tuổi trẻ: Em gái Sài Gòn lần đầu đi Hà Nội "nói quá" và Xe cộ Hà Nội trong mắt một em gái Sài Gòn, mình đồng tình và có mấy dòng với em.


Xin cảm ơn em gái Sài Gòn ra Hà Nội!

Cảm ơn em vì em đã nói đúng về thực trạng giao thông Hà Nội hiện nay. Lời góp ý nhẹ nhàng, đượm buồn pha chút thất vọng.

Hẳn là em đã rất thất vọng khi phải tham gia giao thông ở đây. 
Anh cũng như em thôi, xấu hổ lắm với giao thông Hà Nội. Biết nói thế nào cho ngắn gọn nhỉ? À, nó luộm thuộm, à ơi, dặt dẹo, phi quy tắc và cực kỳ...nguy hiểm.

Vì thế lần sau em có đên thì hãy nhớ câu: Hà Nội không vội được đâu! 


Hãy ra phố và ngắm nhìn người Hà Nội tham gia giao thông để có cảm nhận sâu sắc và an toàn hơn. Người Hà Nội thanh lịch nhưng rất vô lý. Cái thanh lịch anh không nói nữa, nhưng cái vô lý là ở chỗ, trong khi dừng xe chờ đèn đỏ, mặc dù chỉ còn 2 giây là đèn chuyển màu xanh, chỉ 2 giây thôi, họ cũng không thể chờ được, và thế là họ nhấn ga lao đi trong vội vã. Chắc họ bận và vội lắm! 


Vội đến 2 giây cũng không thể nhẫn nại chờ thêm ,nhưng nếu có chuyện gì xảy ra trên đường phố (một vụ tai nạn hay đánh ghen chẳng hạn), thì họ sẵn sàng dừng xe lại giữa đường và mải mê xem cả buổi bất chấp hệ quả là cản trở giao thông và lãng phí thời gian. Ở những vụ việc này em có thể thấy người Hà Nội không vội, nhưng em cũng không vội được đâu.


Anh nhớ mang máng, có một người Mỹ khi đến Việt Nam, đã phải viết: "Băng qua các con phố ở Hà Nội vào giờ tan tầm là cách dễ chết nhất". Câu nói đó phản ánh sự thật về giao thông Hà Nội, và nó ám ảnh anh đến tận bây giờ. Tiện đây, anh cũng xin trích dẫn nhưng nét chính trong một bài viết của anh Terry F. Buss, một công dân Mỹ hiện đang sống Hà Nội, để thấy được cảm nghĩ của anh nói riêng cũng như người nước ngoài nói chung về cái gọi là văn hóa giao thông ở Việt Nam.



Bất kỳ người Việt Nam nào từng chứng kiến sự hỗn loạn trong hoạt động giao thông của các đô thị lớn nhất Việt Nam đều biết rằng họ đang được chiêm ngưỡng một màn vũ đạo ballet đẹp mắt, với các nghệ sĩ là người đi bộ, những chiếc xe máy, xe hơi, xe buýt và thi thoảng là chó hoặc gà. 

Vì thế, với tư cách một du khách, bạn có thể chọn giữa việc trở thành một nghệ sĩ ballet hoặc chỉ là một số liệu thống kê tử vong khi tham gia giao thông.

Nếu bạn chọn trở thành nghệ sĩ, dưới đây là một số quy luật đường phố hữu dụng. Sẽ chỉ mất 4 năm để làm chủ các quy luật này, nhưng thời gian bỏ ra là rất đáng. Điều này có nghĩa bạn cần phải tới thăm Việt Nam nhiều lần hơn, điều người Việt sẽ hoan nghênh.

Quy tắc 1. Khi là khách bộ hành, không bao giờ nhìn vào mắt những người lái xe và đừng mỉm cười. Không chỉ bởi những việc đó khiến tài xế mất tập trung mà nó còn bị xem như một sự thách thức và trong tình huống này có thể khiến bạn toi mạng.

Làm như thế cũng có nghĩa bạn giống như đang sợ hãi. Các tài xế, như các con cọp, sẽ đánh hơi được nỗi sợ của bạn.

Quy tắc thứ 2. Để bắt đầu trải nghiệm băng qua đường, hãy thử tìm một đứa trẻ hoặc một người già và đi cùng họ. Tất cả trẻ em Việt Nam đều dễ thương nên không ai sẽ muốn cán lên chúng cả.

Dù sao người già vẫn là sự lựa chọn tốt nhất vì nếu họ đã sống sót sau khi băng qua đường trong nhiều thập kỷ, hẳn họ phải biết được chiêu gì đó.

Quy tắc thứ 3. Cố gắng đợi cho tới khi một nhóm đông người chuẩn bị băng qua đường. Nếu tồi nhất thì một tài xế cũng chỉ cán bẹp được chừng 5-6 người, không phải tất cả. Vì thế nhóm càng đông, cơ hội qua đường thành công của bạn càng cao.

Quy tắc thứ 4. Đôi khi, trong lúc chờ băng qua đường, bạn sẽ thấy một cành cây gãy hoặc một cột điện thoại đổ ra vỉa hè. Nếu bạn cầm lấy những thứ này lên mình và tỏ ra dữ tợn khi đi qua đường, hành động đó có thể mang tính răn đe các tay "tổ lái" vốn không ưa việc dừng xe.

Quy tắc thứ 5. Nếu bạn thấy mình mắc kẹt bên vỉa hè trong vòng 1 giờ đồng hồ và không thể băng qua đường, hãy thử biện pháp này: nhắm mắt và bước khỏi vỉa hè xuống đường. Biện pháp này hiệu nghiệm một cách đáng ngạc nhiên.

Quy tắc 6. Không nên nghĩ rằng giao thông sẽ ngừng lại theo đèn tín hiệu. Khi đèn chuyển sang đỏ, sẽ có ít nhất 50-100 chiếc xe máy và thi thoảng là 1 hoặc 2 chiếc taxi sẽ tiếp tục phóng qua đèn đỏ. Khi xe máy hoặc taxi dừng đèn đỏ, đừng bao giờ tưởng họ sẽ đứng yên như thế. Các xe máy, ôtô ở hàng đầu sẽ có thể băng qua giao lộ đường vào bất kỳ lúc nào. Thật không may, khi bạn chờ những vị này đi xong, đèn đi bộ của bạn đã chuyển từ xanh sang đỏ mất rồi.

Quy tắc 7. Không bao giờ giả định rằng các làn đường và thiết bị phân chia sẽ giúp tách các lái xe vào hai làn đi ngược chiều nhau rõ rệt. Làn giao thông chỉ là một sự gợi ý thuần túy cho các tài xế. Chuyện sẽ trở nên khó đoán khi mọi tài xế đều đi theo cùng một hướng trên một con đường có hai làn.

Quy tắc 8. Không có thứ gì được gọi là lối đi dành riêng cho khách bộ hành. Nếu bạn nhìn thấy (ngoài thực tế) có một lối đi của riêng khách bộ hành, đó hẳn là phép lạ.

Quy tắc 9. Không nên giả định rằng vỉa hè chỉ dành riêng cho người đi bộ. Chúng thực ra còn là một con đường thay thế của xe máy. Chúng còn là nơi đỗ xe máy. Vỉa hè thực sự chính là các con phố. Bạn có thể thấy chuyện này sẽ trở nên phức tạp ra sao.

Quy tắc 10: Không bao giờ bước ra phía trước một chiếc xe bị hỏng nặng. Tài xế hẳn là gã nào đó không biết các quy tắc đi lại hoặc có kỹ năng kém, hoặc là một du khách tưởng bở rằng anh ta vẫn đang ở Sydney.

Quy tắc 11. Không bao giờ cúi người để nhặt tiền rơi trên phố. Mọi đứa trẻ ở xung quanh sẽ làm điều đó nhanh hơn anh nhiều, không cần biết chúng ở cách xa đồng tiền tới đâu. Và anh sẽ được nghe âm thanh không hề dễ chịu của tiếng lốp xe máy miết trên đường, ở sau lưng mình.

Quy tắc vàng: Nghiêm túc thì nếu bạn không thể nhớ nổi các quy tắc trên, chỉ cần nhớ điều này: sự an nguy của bạn phụ thuộc chủ yếu vào việc thấu hiểu đối thủ của mình. Xe máy thực ra là đối thủ dễ nhất. Chúng có thể lượn lờ, vòng tránh gần như mọi thứ, kể cả một du khách. Chẳng có gì lạ khi thấy một chiếc xe máy chở theo 100 con gà hoặc một chiếc tủ lạnh vẫn có thể luồn lách trên phố rất nghệ.

Ôtô mới gây nhiều vấn đề hơn. Chúng không thể lượn vòng để tránh đâm vào anh và thường xe hơi sẽ bị bao vây bởi hàng trăm chiếc xe máy, với tay lái gần như chạm vào cạnh xe hơi và người tài xế ngồi trong. Đó là lý do vì sao xe hơi ở Việt Nam luôn có những viết trầy xước bí ẩn bên thân.

Xe buýt nội thị và xe tải còn tồi hơn nữa. Chúng rõ ràng không thể lượn vòng tránh khách bộ hành và chúng cần tới cả ngàn mét đường để phanh khi cần dừng lại.

Trong tình hình như thế, đừng chết nhát nữa. Hãy thử băng qua phố một lần xem sao! (Hết trích)

Đấy, giao thông ở ta là thế đấy, rất lộn xộn và nguy hiểm. Nhưng đó mới chỉ là một góc nhìn. Hãy đi và sẽ thấy trên những con phố Hà Nội, còn rất nhiều những hình ảnh đẹp về giao thông nơi đây.




Chúc em gái Sài Gòn có những ngày vui vẻ ở Hà Nội.