Thứ Tư, 16 tháng 7, 2014

Tởm thật: NGUYỄN TRỌNG TẠO TÂNG BỐC ANH EM NHÀ BỌ LẬP NHƯ LÀ CHÍ SỸ PHAN CHÂU TRINH!

Nguyễn Trọng Tạo tâng bốc anh em nhà Bọ Lập như là nhà tiền bối yêu nước Phan Chu Trinh.


Bấm vào đây để đọc thêm bài: Tạo Nổ

Trong một bài viết đăng trên Blog của mình dưới cái tiêu đề “BA NGƯỜI TÀI SINH RA… TỪ TRƯỜNG CẤP III BA ĐỒN” có đoạn thế này: “Người con sát út là Chiến sĩ – Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Lập – một Blog tâm huyết, tài danh, chí hướng hiển hách theo gương tiền bối – Nhà yêu nước Phan Châu Trinh: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”. Vì thế đã lập ra được cho nhân dân Blog “Quê Choa” có sức thu hút và lôi cuốn lòng người khá đặc biệt (dù cho thế lực nào đó muốn hay không) nó đã mặc nhiên “khai sáng” nhận thức cho nhiều đảng viên Cộng sản, nhiều cán bộ lãnh đạo từ trung ương đến địa phưng, nhiều bộ đội công an; tầng lớp trí thức, sinh viên học sinh; người lao động ở nông thôn lẫn thành thị; bà con kiều bào ở hải ngoại và bạn bè quốc tế…”. Thôi thì đừng động đến một trí thức thực sự là GS Nguyễn Quang Mỹ, còn lại hai cái tên Lập và Vinh thì quá lộn mửa, KHÔNG BÓC MẼ KHÔNG ĐƯỢC. 

Chắc sợ chưa nói hết cái ý nhớn, Tạo còn mở ngoặc một câu trên đầu bài “(TỪ “CẤP III BA ĐỒN” ĐẾN “KHAI DÂN TRÍ, CHẤN DÂN KHÍ, HẬU DÂN SINH” VÀ 100 TRIỆU VIEWS)” 

Hô hô, một thằng cha mà trên blog của mình chẳng hề viết nổi một bài tử tế suốt ngày chỉ rúc ráy trong các Blog, Facebook của người khác rồi tải về những bài chửi chế độ, chửi dân tộc là dốt nát, hèn nhát, hạ đẳng... Bất cứ là hạng người nào, từ thằng cầm cờ ba que hàng năm đến ngày 30/4 tổ chức ngày quốc hận, cho đến mấy thằng bất mãn do thất sủng chửi càn bị đòn pháp luật, hoặc hạng gái lộn chồng, không chồng mà đẻ con, vô công rồi nghề lấy sự chửi kiếm sống. Tất tân tật, miễn là có mùi chửi chế độ đều được trang trọng nằm trên trang của anh em Lập, Vinh. 

Tớ thách ai có thể tìm trong hàng chục ngàn bài trên trang Quê Choa của Lập mảy may một bài phản biện chính trị tử tế do chính Lập viết. Có chăng thì cũng chỉ những thứ văn cặn bã tình dục, kiểu con rình bố mẹ ấy nhau, chị kéo em lên bụng ấy nhau, chị khát tình đến điên lên xé quần xé áo để em úp mặt vào đó, rồi ấy vào lỗ hang con kì nhông trên cát… hết. Chính trị, chính em gì Lập vì rằng đầu óc Lập trống rỗng kiến thức chính trị, cái động cơ lập ra, thu hút người đọc của Lập cái chính là để sinh nhai. Kiếm tí xiền từ quỹ này, quỹ nọ từ hải ngoại như Phạm Chí Dũng đã thú tội. Hoặc chí ít, và có phần lương thiện là kiếm tí quảng cáo từ Google. Tuy nhiên cũng chẳng lương thiện khi công sức viết lách là của cả làng blogger, Lập chỉ việc bê về trang mình và nội dung các bài viết là chửi làng chửi nước, chọc vào chỗ tức của thiên hạ, chỗ hạ đẳng của con người nhằm để câu views mà thôi. Views càng nhiều google càng dán quảng cáo và ai đó mỗi lần vào trang của Lập vô tình nháy vào quảng cáo là mất 3 – 4 – 5 USD. Để ý một chút thì thấy một thời quảng cáo trên trang của Lập toàn là thứ vũ khí tình dục. Chắc lũ Google nghĩ người đọc của Lập chủ yếu là hạng quan tâm đến cấy ấy, vì văn Lập cũng vậy. 

Thật chó má khi kẻ tung hô Lập như là chí sỹ Phan Châu Trinh thì Lập lại có nhân cách của một kẻ lưu manh. Lập cho rằng việc tụi ác ôn như thằng Nhu ở Côn Đảo thời nào lấy búa đóng đinh vào đầu gối tù binh, tù chính trị; lấy kìm bẻ từng chiếc răng tù nhân rồi bắt nuốt cả răng lẫn máu vào bụng; lấy búa đập nát đầu ngón tay tù nhân rồi dùng kìm rứt từng chiếc móng… đấy chỉ là thứ hành động bình thường để thu thập, khai thác tin tức trong thời chiến. 

Một đứa tự vỗ ngực là nhà văn mà trong lúc cả nước đau buồn tiễn đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp (đồng hương của Lập) về Vũng Chùa đảo Yến yên nghỉ thì Lập lại gào lên “chẳng qua đấy là vụ áp phe, kinh doanh trên danh tiếng của ông Giáp mà thôi”. Tệ hơn nữa, trên trang của Lập bên cạnh một số bài có tính phản biện thực sự để ngụy trang, có quá nhiều những bài mang tư tưởng cõng rắn cắn gà nhà, ngăn cản bước tiến của dân tộc, cổ vũ cho những nhân vật cơ hội chính trị, âm mưu nổi loạn để tạo cảnh nồi da xáo thịt. 

Nếu để làm một thống kê nhằm đập chết Lập như hai con gà Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào thì chắc Lập bị đập nhiều hơn vài lần. Không hiểu sao, hắn vẫn nhơn nhơn chửi bới mà chẳng hề hấn gì. Đào với Nhất còn tự viết bài lấy còn Lập chỉ làm chức năng như một tờ báo đăng bài kẻ khác. Có thời, giới blogger xì xầm rằng, hắn là con chim mồi của an ninh nên mới được tự tung tự tác vậy.

Còn "chí sỹ Nguyễn Quang Vinh"thì sao? Cũng như Lập, vì để kiếm tiền bằng mọi giá nên Vinh cũng bán rẻ lương tâm, nhân cách, thậm chí còn tệ hơn Lập nữa. Xin đọc lại bài tớ đã viết về Vinh: CHIỀNG LÀNG CHIỀNG CHẠ VỀ CU VINH KHOAI LANG đăng trên Mõ Làng vào thứ ba, ngày 7/1/2014.

Kính Chiếu Yêu:

"Còn ít ngày nữa là tết, chợt thấy hôm nay Cu Vinh Khoai Lang lại ra thông báo "Ăn mày" bà con 2000 túi quà ủng hộ dân nghèo vùng bão lũ Quảng Bình, Hà Tĩnh. Giật mình thảng thốt gõ mõ thông báo bà con rằng: Cần cảnh giác.


Số là, xưa nay Cu Vinh thường rất nhập nhèm chuyện tiền nong khi lợi dụng lòng tốt của mọi người. Bằng chứng là gần đây nhất là vụ nhập nhèm tiền ủng hộ gia đình Đoàn Văn Vươn bị vợ nhà Vươn tố thì mới nôn tiền ra. Xấu hổ vì vụ này, Cu Vinh đã đóng blog một thời gian.

Xa hơn một chút là từ ngày còn ở Quảng Bình, năm 1991 Cu Vinh đã từng bị bắt đi tù 3 năm vì tội lừa tiền kiểu này rồi. Năm đó, số tiền 40 triệu, rất lớn.

Sau cơn bão số 10, 11 năm 2013 tàn phá miền Trung vừa rồi, Cu Vinh cũng đã qua FB của mình kêu gọi ủng hộ 7000 tấm lợp bằng tiền để giúp đồng bào Hà Tĩnh, Quảng Bình. Một mình Cu Vinh thu chi (nghe đâu được hơn 1 tỉ). Kết quả ra sao, ủng hộ, giúp đỡ ai cũng không thấy mù khơi nào. Dân miền trung rất bức xúc, có người muốn kiện Vinh.


Nay lại thấy Cu Vinh làm tiền lần nữa, thật quá tệ, chưa biết làm thế nào đành rao mõ để bà con cảnh giác cái đã rồi tính.

Bạn nào muốn biết cụ thể những vụ lừa tiền các diễn viên tham gia kịch cọt với Vinh, mượn tiền bạn bè rồi quỵt của Cu Vinh Khoai Lang thì tìm Kính Chiếu Yêu và xin nói luôn ai đó có nhờ Cu Vinh chế kịch bản lấy tiền thì làm, còn nhờ Cu Vinh cầm tiền của mình đi úy lạo thì đừng, đừng...

Đây là thông báo mới nhất của Cu Vinh trên blog của Cu, lần này thì có món ăn kèm là sách "CÁT TRỌC ĐẦU" giá cao.

ỦNG HỘ QUÀ TẾT CHO BÀ CON NGHÈO VÙNG LŨ QUẢNG BÌNH, HÀ TĨNH

TRÂN TRỌNG THÔNG BÁO: 

MÌNH ĂN MÀY CÁC BẠN 10 NGÀY CHO BÀ CON NGHÈO QUẢNG BÌNH- HÀ TĨNH CÓ QUÀ TẾT. 

Không dám chắc là có được 2000 gói quà, nhưng coi như là chỉ tiêu tấm lòng của chúng ta.

Bắt đầu từ hôm nay, xin các bạn, mỗi người một chút góp vào để bọn mình sắm quà tết cho bà con nghèo vùng bão lũ Quảng Bình, Hà Tĩnh đón tết Giáp Ngọ.

Các bạn cũng có thể ủng hộ bằng cách mua tiểu thuyết CÁT TRỌC ĐẦU tái bản của mình, mình sẽ ký tặng gửi vào tận nhà bạn với giá tối thiểu là 500 ngàn đồng ( Xin gửi email địa chỉ nhận sách).

Mỗi gói quà có giá trị 1 triệu đồng.

Mong mỏi các bạn rất nhiều.

(Một số bạn đã gửi: Phạm Thanh Dong 5 triệu, Quỳnh Mai 1 triệu, Từ mã lệnh IBVCB 0412130729612001: 1 triệu, Nguyễn Thị Hoài Hương 500 ngàn, Nguyễn Ngọc Anh 500 ngàn, Phạm Tiến Dũng 300 ngàn, từ mã lệnh IBVCB 0912130781112001:200 ngàn, Trinh Nguyên bện viện đa khoa Quảng Nam 500 ngàn, từ mã lệnh IBVCB 1612130395566001: 2 triệu, Một bạn gửi 200 ngàn ơt TK Agribank ngày 4/12.)

Chờ đợi các bạn.

Thông báo này sẽ liên tục nhắc lại ở Comment trong các STT của mình.

Tài khoản ủng hộ quà tết người nghèo ở đây:...

Đau đớn quá, trong những giọt nước mắt của dân nghèo bị lụt bão tàn phá còn có cả những giọt nước mắt của những tấm lòng thơm thảo bị lợi dụng!"

Sau bài viết này của tớ, Cu Vinh lặng lẽ rút thông báo quyên góp úy lạo khỏi Blog và FB của hắn.

Gần đây, một bạn đọc của Mõ Làng cho biết sự thật ở một địa điểm mà Cu Vinh làm từ thiện (trong số tiền huy động được hơn 1 tỉ) là xã Ngư Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình được nhận: 5 triệu đồng tiền mặt, một máy phát điện Trung Quốc trị giá 5 triệu đồng, một tấn gạo và 100 bộ quần áo đã qua sử dụng, chấm hết.

Thiết nghĩ, cơ quan điều tra ở Quảng Bình, Hà Tĩnh có thể dễ dàng làm rõ vấn đề này qua các tài khoản tiền gửi về cho Vinh và kê khai của các nơi Cu Vinh đến "làm phép".

Đấy mới là mặt mộc của các chí sỹ mà Nguyễn Trọng Tạo tâng bốc.

Nguồn: Mõ Làng

CHUYỆN Ở BỒ ĐỀ - NHỮNG GÓC NHÌN...

Cuteo@


Tôi vô cùng tâm đắc với bài giảng của Hòa Thượng Narada Mahathera về sự thật cuộc đời, trong đó có đoạn: 

"Chúng ta sống trong một thế giới chao đảo không quân bình. Nó không đầy hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn gai góc. Hoa hồng mềm mại, đẹp đẽ và thơm ngát, nhưng trên cọng cây hoa mọc thì đầy gai. Vì hoa hồng, ta quảng đại với gai. Tuy nhiên, ta không coi rẻ hoa hồng về chuyện hoa hồng có gai. 

Với người lạc quan, thế giới này tuyệt đối là tươi vui như hoa hồng; với người bi quan, thế giới này hoàn toàn gai góc. Nhưng với người thực tế, thế giới không hoàn toàn tươi vui như hoa hồng mà cũng chẳng hoàn toàn gai góc. Nó đầy dẫy hoa hồng đẹp và gai nhọn. 

Một người hiểu biết không say đắm bởi cái đẹp của hoa hồng, nhưng nhìn nó như đúng nó là như vậy. Biết rõ bản chất của gai, người đó nhìn chúng đúng là như vậy, và cẩn thận để khỏi bị gai làm đau".

Tôi biết đến chùa Bồ Đề ở Gia Lâm từ lâu thông qua những gì báo chí đăng tải và qua những gì mà một thanh niên là hoàng xóm của mình kể lại. Ấn tượng của tôi là vô cùng đẹp đẽ về ngô chùa cùng các nhà sư nơi đây. Thế nhưng, thế giới này dường như luôn tồn tại cả điều tốt lẫn điều xấu, cũng giống như hoa hồng thì luôn có gai. 

Những bài báo mà tôi sẽ dán sau đây có thể nói lên nhiều điều về sự thật cuộc sống, nhưng tôi vẫn tin vào những gì tốt đẹp mà ngôi chùa mang lại. Vì thế, lời khuyên cho người đọc là hãy có cái nhìn công bằng và cần có sự kiểm chứng:

Bài 1: Thâm nhập đường dây “kinh doanh” con nuôi ở Hà Nội - Kỳ 5: Trẻ “bỏ rơi” nơi cửa Phật


PN - Cũng như nhiều người, tôi từng kính phục sự nhân ái của sư trụ trì trong việc nuôi dưỡng hàng chục em bé mồ côi bị bỏ rơi ở cổng chùa. Nhiều công ty, tổ chức trong ngoài nước và bạn bè tôi đã đến đây làm từ thiện, chia sẻ khó khăn với nhà chùa để nuôi dưỡng các cháu. Nhưng, khi thực hiện loạt bài này, tôi đã “sốc” trước những lời rỉ tai rằng nơi đây như một “kênh” cung cấp con nuôi. Hiện có đến gần 200 trẻ mồ côi được gom về từ nhiều nguồn khác nhau, đang sống lay lắt ở chùa Bồ Đề…

“Thợ” nuôi trẻ

Nguyễn Thị Nhàn, quê ở Nam Định đã làm “Ôsin” trong chùa bốn năm, “bật mí”: “Sư thầy vừa mua mảnh đất những 45 tỷ để xây nhà cho trẻ mồ côi ở đây. Chùa này không phải của Nhà nước, tiền là do khách thập phương cung tiến cả đấy”. Nhàn lên thành phố làm nghề giúp việc, được sư thầy tuyển vào chùa trông trẻ. Mỗi tháng sư thầy trả lương không dưới ba triệu đồng. Ở chùa, có vài chục người phụ nữ như Nhàn, được gọi là mẹ. Mỗi mẹ nuôi bốn-năm con (trẻ bị bỏ rơi) nhỏ xíu. Nhàn cho biết: “Trẻ ngày càng đông, chăm làm sao xuể được. Đôi khi chúng nó khóc cũng mặc kệ, dỗ được đứa này thì đứa kia quấy nhèo nhẹo, mệt lắm. Thỉnh thoảng cũng có bé qua đời. Trẻ ở đây bị bỏ rơi nhiều lắm, có đứa bị HIV. Báo chí viết về chùa đầy ra đấy, chị không biết chùa này rất nổi tiếng à? Hết đoàn nọ đến đoàn kia ghé làm từ thiện thì mới có tiền mà nuôi các cháu, chứ ở đây làm gì có chế độ nhà nước?”. Tôi hỏi: “Ngoài lương ra thì các mẹ có khoản nào khác nữa không?”, Nhàn đáp: “Thỉnh thoảng phật tử thương, giấm giúi cho các mẹ mấy đồng để nuôi các cháu tốt hơn. Sư thầy mà biết là bọn em phải nộp lại ngay, chỉ nhận lén lút thôi”. Nhàn cũng như nhiều người mẹ khác, không rõ chính xác những đứa trẻ mồ côi đến từ đâu. Chỉ thỉnh thoảng thấy các sư trong chùa mang vào khu nuôi một cháu, giao cho các mẹ. Họ dặn phải nói tất cả trẻ con ở đây đều là trẻ bị vứt ở cổng chùa. Nhàn rủ tôi vào chơi, thăm các cháu. Cô thản nhiên nói: “Chị cho xin mấy đồng mua bánh để lát nữa ăn…”.

Tôi theo Nhàn vào khu mới mà chùa vừa xây. Sự bừa bộn, ồn ào hiện ra nhức mắt nhưng cái vô cảm của những người chăm sóc trẻ mới thực sự khiến tôi thấy nhói lòng. Vài em bé sơ sinh khóc đến tím ngắt nhưng các mẹ vẫn thản nhiên buôn chuyện với nhau. Thấy tôi thắc mắc, một mẹ nói: “Con của ai, người nấy quản”. Mãi sau tôi mới biết, mẹ của các cháu đó vừa ra ngoài chưa về. Nhàn giới thiệu tôi là người mới đến chùa lần đầu, muốn xem qua khó khăn của nhà chùa để sau này trở lại làm từ thiện. Các mẹ nhao nhao: “Đừng có mang bánh kẹo, quần áo cũ đến cúng nhá. Ở đây không cần những thứ đó nữa đâu. Cần tã, sữa, tiền hoặc giấy ướt để lau cho các cháu”. Các chị không quên dặn tôi phải mang thẳng giấy đến khu nuôi các cháu, không được đưa cho sư thầy, tránh tình trạng sư thầy phát theo chế độ hàng tháng, sẽ chẳng đủ dùng.

Trước một em bé sơ sinh còn đỏ hỏn, tôi hỏi: “Em bé này bị bỏ rơi ở đâu?”, người mẹ nuôi em đáp: “Người ta gọi điện cho sư bác đi nhặt ở đâu về tôi không rõ lắm. Giao cho mình tôi ba đứa còn đỏ hỏn thế này, vất lắm cô ạ”. Nhàn nháy người “mẹ” vừa nói chuyện với tôi, nhắc lại không dưới năm lần câu: “Ở đây đều là trẻ người ta đem đến bỏ rơi ở cổng chùa cả đấy chị ạ”. Không hiểu sao Nhàn không cho tôi chụp ảnh một cháu bị ghẻ lở đầy người. Không chịu nổi cảnh người mẹ cầm hai chân một em bé sơ sinh đang ngủ ngon, kéo xềnh xệch sang một vị trí khác, tôi bỏ ra ngoài...

Gặp sư thầy… khó lắm

Đi tìm sư thầy trụ trì, qua một căn phòng, thấy mấy sư bác trẻ măng đang xúm quanh một chiếc máy tính, vào mạng, tôi cất tiếng hỏi, một sư bác xẵng giọng: “Cô có việc gì mà đòi gặp sư thầy?”, tôi nói: “Thưa, tôi hỏi cho một người em gái, cô ấy lỡ có thai, muốn gửi con vào chùa”. Sư bác hỏi tiếp: “Là con trai hay con gái?”, tôi đáp: “Vì chưa sinh, nên không biết giới tính?”, sư bác nói: “Nếu là con trai thì cứ mang sang để ở cổng chùa là được, con gái thì thôi, chưa chắc thầy nhận đâu”. Tôi nài: “Cứ chỉ cho tôi gặp sư thầy đi, tôi cần nói chuyện”. Bất đắc dĩ sư bác này mới chịu đưa tôi đi tìm sư thầy nhưng chúng tôi bị một anh bảo vệ cao lớn chặn lại, hỏi sư bác đưa tôi đi đâu? Nghe chuyện, anh bảo vệ dứt khoát ngăn không cho gặp sư thầy. Anh ta nói: “Vấn đề liên quan đến trẻ con bị bỏ rơi, mình tôi có thể giải quyết được hết”. Tôi hỏi: “Anh có quyền gì mà giải quyết được?”, anh ta nói: “Tôi là bảo vệ, đồng thời là người giải quyết mọi chuyện ở chùa này. Một trăm bảy mươi mấy cháu này tôi đều giải quyết đấy chứ. Sư thầy không phải là người ai muốn gặp lúc nào cũng được!”. Tôi đành quay lại phòng bảo vệ để ngồi nói chuyện. Anh bảo vệ xưng tên Tài. Lần đầu tiên tôi thấy quyền lực của một bảo vệ trong chùa lại “to” đến thế. Tài khoát tay nói: “Chuyện của cô quá đơn giản. Hôm nào em cô đẻ, cứ mang đến đây nhà chùa nhận tuốt. Trai gái gì cũng được”. Tôi hỏi: “Nhưng có điều kiện gì không?”, Tài đáp: “Nếu vứt ở cổng chùa thì không cần viết gì. Nếu đưa vào gửi nhà chùa thì phải viết cam kết là giao con hoàn toàn cho nhà chùa nuôi”. Tài dặn đi dặn lại, khi nào em tôi sinh xong, cứ gọi cho anh ta là đứa trẻ sẽ được bỏ vào chùa nhanh, gọn…

Nhóm phóng viên (Còn tiếp) 

Bài 2: Con đã chạy thoát khỏi chùa Bồ Đề như thế nào?

Đây mới là lời kể từ 1 phía, chưa thấy phía nhà chùa lên tiếng. Chúng ta hãy cứ chờ xem, nhưng sự thật là có rất nhiều người đã nêu lên dấu hỏi về việc nuôi trẻ ở chùa Bồ Đề.


"Con đã chạy thoát khỏi chùa Bồ Đề như thế nào ?"

Con yêu ơi, thế là những mong ước lâu nay của chúng ta, những hờn giận căm thù nung nấu trong tim chúng ta, cũng đã có ngày được phơi bày ra ánh sáng. Cũng đến lúc, nỗi lo lắng bức xúc của mẹ Tú, mẹ Nhím, mẹ con mình và biết bao bà mẹ khác được giải tỏa. Đây là ngày hạnh phúc nhất của mẹ trong suốt những ngày qua khi mà tin buồn cứ dồn dập ập đến. Đây sẽ là lần đầu tiên mẹ phơi bày những sự việc mà mẹ con mình đã trải qua, đã chứng kiến suốt một thời gian dài, mà mẹ sẽ gọi đơn giản là :" nhật kí những ngày chăm con" hoặc " con đã chạy thoát khỏi chùa Bồ Đề như thế nào ?"

Con gái, con nhớ không, sợi dây duyên nợ của mẹ con mình bắt đầu từ ngày 4/7/2012, tức là khoảng 3 ngày sau khi Bố Hưng biết được thông tin của con ở trong viện. Chị Kiều Hồng Anh khi đó, cũng là một bạn nhỏ của chùa Bồ Đề, đang nằm cấp cứu trong viện và người mẹ nuôi của chị Hồng Anh do chùa cử đến đó con, là một bác ngay đến vài nghìn trong người cũng không có. Mang họ của chùa, là con trong chùa nhưng viện phí hay mọi khoản chi tiêu của chị Hồng Anh đều do mọi người yêu thương và đóng góp. Vậy tiền chúng ta hỗ trợ cho chùa , ngoài để xây nhà khang trang , phần nào dành cho các con ? Bố Hưng ngày nào cũng ở trong viện, nghe thông tin về chị Hồng Anh ở khoa khám bệnh, và tình cờ nghe được một mẹ nuôi trong chùa kể về trường hợp của con, nên bố đã ghé thăm con và đăng thông tin trên facebook. Đó cũng là cách mẹ đã tìm thấy con, bé ạ. 

Ngày mẹ đến viện, chỉ là định đến thăm con, và thử xem có thể hỗ trợ bỉm sữa hay các vật dụng gì cho con không thì mẹ đã thật sự không thể tin vào mắt mình và không thể rời đi được. Con nằm đó, quấn trong 1 chiếc khăn màu đỏ bẩn thỉu, bỉm đóng xô lệch nặng trịch, phân còn vón cục bám trên mông con, cặn sữa bột chảy trên người con và kiến đã tìm được món ăn ưa thích của chúng, người con đỏ lên vì vết kiến cắn, cuống rốn của 1 đứa trẻ mới 9 ngày tuổi khô lại không cần băng gạc, bẹn và mông hăm đỏ lên vì không được vệ sinh sạch sẽ. 

Nhưng con nằm ngoan, không hờn, không khóc. Mọi người xung quanh nói, bệnh viện quá đông để các cô điều dưỡng có thể cứ túc trực bên con, bình sữa đặt cạnh con được pha sẵn, mỗi lần con đói cất tiếng khóc, mọi người sẽ nhét sữa vào miệng con, và con cứ thế tự mình vươn lên để tồn tại trong suốt những ngày đó. Câu chuyện về con bắt đầu được kể lại. 

Con được sinh ra bởi một người mẹ bất hạnh, chẳng hiểu vì lỗi lầm gì mà không thể nuôi dưỡng con, đành cam tâm vứt bỏ. Nhưng mẹ con tin tưởng vào nơi cửa Phật, đã mang con để trước cửa chùa Bồ Đề( mà đến bây giờ mẹ cũng không biết sự việc đem con bỏ cửa chùa được kể nó thật đến đâu ?). Các vị sự thầy trong chùa đặt tên con là Kiều Hương Anh( tất cả bé gái trong chùa Bồ Đề đều được đặt tên mang họ Kiều ), họ đem con về nuôi được vài ngày thì hoảng sợ vì con bị thoát vị não và hẹp hộp sọ, tức là hộp sọ con quá nhỏ để chứ đựng bộ não nên nó bị đẩy ra ngoài, họ đưa con vào viện trong khoảng đầu tháng 7. 

Các vị sư thầy đáng kính quấn trên người con chiếc khăn màu đỏ, để lại đó 1 chiếc chậu và 1 chiếc khăn mặt dưới gậm giường cùng vài bộ quần áo cũ nát, đặt con lại giường bệnh, nói với điều dưỡng là ra ngoài mua mấy thứ rồi không bao giờ trở lại . Con ở đó, chấp nhận số phận bị bỏ rơi lần thứ hai , bởi tay những người nhân từ khoác lên mình bộ áo nâu miệng tụng những từ nam mô mà không hiểu tâm họ có nhận thức được nó ? 

Mẹ sẽ không nhắc đến thêm những khó khăn mà chúng ta đã cùng vượt qua, mẹ chỉ cảm ơn vì con đã rất ngoan và rất kiên cường cùng mẹ cố gắng. Mẹ chỉ có thể ở trong viện từ 7h sáng đến 10h tối, còn hầu như các đêm con đều ngủ 1m. Nhưng con không hề hờn giận, con luôn cố gắng ngủ say, ngay cả trong khi sốt. Và từng bước chúng ta cùng trải qua, là những dấu ấn chẳng thể phai nhòa trong cuộc đời mẹ. Ở trong viện, ngoài việc chăm sóc con, thăm nom con, các bố các mẹ còn tìm cách đăng thông tin để tìm lại mẹ cho con. Nhưng ai cũng làm mọi thứ một cách rất cẩn trọng , trong lòng mỗi người đều len lỏi nỗi sợ hãi, những thông tin về con lại quay về chùa, và khi biết con đã khỏe mạnh hơn, có thể nhận thêm nhiều sự hỗ trợ, họ sẽ lại đón con về. 

Ai từng qua chùa cũng biết, cuộc sống trong chùa biến người khỏe cũng có thể đổ bệnh nữa là người bệnh như con. Chẳng ai mong muốn đưa con trở về nơi đã bỏ rơi con lần nữa. Những ngày sau mổ, dù rất khó khăn, con thở oxi thường xuyên và ăn rất khó. Nhưng chúng ta cũng đã vượt qua suôn sẻ, con dần khỏe lại và tất cả mọi người đều mong tin vui ngày con xuất viện. Mẹ nhớ như in hôm đó, cô điều dưỡng đang tranh thủ ngày nghỉ ít bệnh nhân để tắm táp cho con, thì hai sư cụ đội nón bước đến, người sờ tay, người chạm má, khen con khỏe mạnh xinh xắn trộm vía béo tốt ra. Họ chối bỏ mọi sự việc đã qua, mọi lỗi lầm đã từng. Họ nói lúc con được đặt trước cửa chùa, sư trụ trì đang đi Công Tác Nước Ngoài, nên không nắm rõ được sự việc, có cô phật tử thấy con bị bỏ rơi nên đón vào chùa, tự đặt tên cho con mà không báo với sư cụ, thấy con ốm rồi đưa con vào viện mà QUÊN không báo lại. QUÊN sự tồn tại của một đứa trẻ chỉ mới vài ngày tuổi ? Hỏi nhân đức ở đâu ? Sự việc họ kể ra, mẹ còn không hiểu tự họ có thấy vô lí không ? Họ nói đến đón con về, nhưng mẹ không đồng ý. 

Mẹ không bao giờ có thể để con lại đó, không bao giờ. Mẹ với mấy cô điều dưỡng đã phải đấu tranh để không cho họ mang con đi. Trước khi ra về, từ miệng của một ni cô còn buông lại một lời ngọc ngà :" không cho thì thôi, không thèm". Mẹ rất hiền lành, nhưng lần đầu tiên mẹ tức giận với một người mặc áo nâu cầm tràng hạt, con là một đứa trẻ, một con người, mà họ coi như món đồ qua lại, được thì cầm về, không được thì thôi ? 

May mắn cho chúng ta con ạ, được sự giúp đỡ của các cô điều dưỡng, cán bộ phòng công tác xã hội viện Nhi và rất nhiều bố mẹ giang tay giúp sức, con xuất viện được đưa về một trung tâm nuôi dưỡng trẻ em mồ côi khác, dù xa Hà Nội hơn, nhưng mẹ tin con sẽ được thương yêu đủ đầy hơn nơi đã trót để QUÊN con lại. 

Con này, những câu chuyện chúng ta được nghe về tội ác tại chùa Bồ Đề là nhiều vô số kể. Có những câu chuyện thương tâm mà mẹ đã chạm vào, đã xót xa xa nhiều mà chẳng thể thay đổi được gì hết. Lúc nào có dịp mẹ sẽ lại nói ra, để những vết ung nhọt sẽ được loại bỏ khỏi xã hội. Mẹ mong sao những khoảng tăm tối kia sẽ sớm được phơi bày ra ánh sáng, để các mẹ sớm không phiền muộn đau lòng về các con, để không bạn nào ra đi vì không kịp được cấp cứu, và chị Bông sẽ sớm được nuôi dưỡng tốt hơn. Vài năm nay, mẹ chỉ mong có vậy, khi các cơ quan báo chí vào cuộc và chính quyền lên tiếng, chúng ta có quyền hi vọng vào những điều tốt đẹp hơn, phải không con ? 

Con gái à, mẹ nhớ con! 

Hà Nội, ngày 12 tháng 7 năm 2014.


Bài 3: Chùa bồ đề, trẻ em và các bạn trọc đầu.

Tôi phải quán triệt anh chị 1 chút về bọn trọc chùa bồ đề và các trẻ em bị bỏ rơi. để khơi mào, 

Đầu tiên, nhà chùa không đi ăn cướp trẻ con về, đúng không? trẻ con, do thàng bố con mẹ vô lại của nó, trong cơn động dục, đã quan hệ mà trót chửa, chúng ko muốn cái thai đó, ko muốn đứa trẻ đó, đẻ ra, chúng lén đem bỏ cổng chùa, hoạc đâu đó, người ta thấy chùa dễ tính, thì bê mẹ hết vào chùa, bọn trọc ở đây phải nhận, chứ ko lẽ ném nó ra ngoài? 

Vậy thàng đáng chửi, phải là thằng bố con mẹ chúng nó đã, quán triệt chưa? chúng nó tỉn chát bịch hự, sướng hú hét lên, nhưng nhỡ chửa thì con, với chúng là cái nợ, chúng bỏ. Sư đã đéo được giao cấu , nghĩ đến cũng thèm bỏ mẹ ra, cơ mà phải nén, đéo có con, thế mà lại phải suốt ngày eo oe nghe trẻ khóc, đéo phát điên mới là lạ.

Ấy vậy mà chúng nuôi, thế là khá.

Có xì xầm ràng, các trẻ ở đó không được chăm sóc chu đáo mạc dù nhà chùa được công đức nhiều tiền...

Thì đúng cmnr chứ sao, nhà chùa nó tụng kinh, họp chi bộ, chứ ko phải trung tâm mồ côi, việc thuê người chăm trẻ ko chuyên nghiệp thì nó ác là đúng rồi, trông trẻ xịn còn đánh trẻ đang tù cả đống kia kìa, anh chị cần link không? với số lượng trẻ đông, thì những bê bối là không thể tránh. các bạn trọc đầu đâu phải trung tâm trẻ mồ côi chuyên nghiệp?

Việc trẻ bị bán (thực ra là giao cho nuôi, còn thàng nhận con cúng xèng công đức vào chùa) với giá cao, nghe đồn vài chục tới vài tram củ cho người hiếm muộn, theo tôi là việc đúng lên làm.

Nếu đưa trẻ cho ai đó hiếm muộn nhưng không tiền hoạc quá rẻ, rất có thể bọn bất lương sẽ xô tới đóng kịch hiếm muộn và đón hết trẻ, chỉ để dùng làm ăn mày, hoạc cho các dịch vụ bất lương tôi ko dám kể tên.

Một cặp vợ chồng bỏ ra 1 trăm đến vài trăm triệu mà có đứa bé, rất có thể đứa bé có tương lai, 1 người bỏ chừng đó tiền để đón trẻ không thể là hạng vô gia cư rẻ rách.

Còn tiền đó bọn trọc làm gì, tôi không quan tâm.

Các bạn cũng đồn, bọn trọc được cúng tiến nhiều tiền, tôi cũng không quan tâm. đó là tiền chúng nó đc công đức, hãy mặc chúng với lộc của chúng. 

Hãy chĩa mũi dùi vào nơi khác chứ không phải bọn trọc đầu với trung tâm trẻ mồ côi bất đắc dĩ của chúng.

Nguồn: Voong Ngẩu Pín
Được múa bởi Ngẩu Pín 

XIN LỖI, EM CHỈ LÀ XXX

Xin lỗi, em chỉ là xxx


Đào Tuấn

LĐO - Sự cố đạo diễn Lê Hoàng và hoa hậu các dân tộc Triệu Thị Hà ngồi trên hai chiếc ghế được kê bằng những cuốn sách đang trở nên phức tạp một cách không cần thiết khi truyền thông - đặc biệt là mạng xã hội - “gạch đá” không thương tiếc.

Nào là việc ngồi trên sách khác gì "ném" vào mặt những người viết sách. Nào là “chà đạp” lên tri thức nhân loại. Facebook hay các diễn đàn tràn ngập các bình luận mà có người đã dùng tới chữ “ngu dốt”, “ngồi xổm trên sách”.

Có một điều có thể tin là vị đạo diễn “ngoa ngôn”, cô hoa hậu cũng như nhà sản xuất talk show Giấu mặt tuyệt đối không có ý định PR bằng “hình ảnh chết giẫm” đó.

''Ngồi xổm trên sách''. Đau thật. Cho dù đạo diễn lừng danh giải thích anh bất ngờ, anh không để ý, hay đó chỉ là một “bản nháp”, rằng chưa “chính thống”, rằng “chỉ là khách mời”, rằng “xã hội chúng ta ngày càng chuyên nghiệp, người nào chịu trách nhiệm của người đó” v.v…, thì rõ ràng với việc ngồi trên một chiếc ghế được kê cao bởi những cuốn sách, vị thế của những người ngồi không vì thế mà cao hơn.

Thà cứ “thật thà như Triệu Thị Hà” nói ra một lời xin lỗi, dù chẳng cần phải bảo mình yêu sách.

Nhà sản xuất chương trình sau đó giải thích là bởi “hôm quay chương trình, hai chiếc ghế khách mời bị thấp hơn so với máy quay, nhưng ngoài trời đổ mưa nên bộ phận thiết kế không ra ngoài kiếm đồ kê được. Họ đành sử dụng những quyển sách đạo cụ cho một cảnh quay khác để kê ghế cho Lê Hoàng và Triệu Thị Hà ngồi”.

Ra là tại trời mưa. Thế nào cũng có người cười phá lên vỗ đùi đen đét khi nhớ tới “con mèo chạy ngoài đường” trứ danh của Azit Nexin.

Nhưng giờ có một câu hỏi cần được đặt ra, và đã được đặt ra: Vậy thì sách dùng để làm gì?

Năm ngoái, nhiều người đã chết điếng khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số thống kê: Mỗi năm, một người Việt trung bình đọc 0,8 cuốn sách. Chưa kể trong 0,8 cuốn sách đó, tỷ lệ dòng sách “sến Tàu” có lẽ cũng không ít hơn 80%.

Hình ảnh nhất là phát ngôn lừng danh của một nhà xuất bản: Ở Việt Nam, sách Nobel thua xa “Xin lỗi em chỉ là…”.

Sách không phải để đạo diễn, hoa hậu kê ghế ngồi, tất nhiên. Nhưng thật ra, những cuốn sách kê dưới ghế Triệu Thị Hà hay phủ bụi trong các thư viện, trên các kệ sách có khác gì nhau đâu nếu như chúng không được dùng để đọc (?!).

Những người ''liệng đá'' chúng ta! Có bao giờ chúng ta đã tự trả lời cuốn sách gần đây nhất mình từng đọc là cuốn gì? Và từ bao giờ?

VỤ TRỰC THẲNG RƠI VÀ SỰ KHỐN NẠN TỘT CÙNG CỦA NHỮNG KẺ LÀM BÁO

Vụ trực thăng rơi và sự khốn nạn tột cùng của những kẻ làm báo.


Khoảng 7h30 sáng ngày 7/7/2014, chiếc máy bay Mi-171 mang số hiệu 01 của Trung đoàn không quân trực thăng 916, Sư đoàn Không quân 371, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân chở 21 cán bộ, chiến sĩ bay huấn luyện nhảy dù. Đến khoảng 7h46’ máy bay bị rơi tại thôn Bình Yên, xã Hoà Lạc, huyện Thạch Thất , Hà Nội khiến 16 chiến sĩ hi sinh tại chỗ, 5 chiến sĩ còn lại được khẩn trương cấp cứu. Nhưng đến sáng ngày 8/7, hai chiến sĩ nữa đã không qua khỏi, nâng tổng số người hi sinh lên 18 người. 3 chiến sĩ còn lại đã có dấu hiệu hồi phục.

Ảnh: Cô PV Hạnh Nguyễn - kẻ nhân danh nhà báo gây rối khu vực máy bay rơi

Sau khi vụ tai nạn xảy ra, các cơ quan chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, khoanh vùng bảo vệ, cấp cứu người bị thương, thu dọn hiện trường. Bên cạnh đó, các báo nhanh chóng vào cuộc, cung cấp cho độc giả những tin tức nhanh chóng về sự việc xảy ra. Có thể nói, với những thông tin được tường thuật trên báo chí đã giúp độc giả trong cả nước và nước ngoài nắm bắt sự việc. Tuy nhiên, với sự yếu kém, cẩu thả của không ít phóng viên, nhà báo, thậm chí cả ban biên tập của một số báo chí điện tử thì ngoài sự đau xót về sự hi sinh của nhân dân dành cho các chiến sĩ còn là sự phẫn nộ với cách đưa tin mất dạy, bồi bút rẻ tiền.

Để tạo sự “tin cậy” đối với độc giả, báo Kiến thức (kienthuc.net.vn) cập nhật lúc 17h10’ ngày 7/7 với nội dung “Theo nguồn tin từ viện Bỏng quốc gia cho hay, lúc 16h chiều nay (7/7) , do bị thương quá nặng 3 trong 5 chiến sĩ được đưa đi cấp cứu tại đây đã hi sinh, nâng tổng số chiến sĩ hi sinh trong vụ tai nạn lên con số 19”. Báo Người lao động của Liên đoàn lao động Tp Hồ Chí Minh còn “hoành tráng hơn” khi có được nguồn tin từ cấp cao hơn “Tin tối 7-7 từ Văn phòng Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho biết đã có thêm 3 chiến sĩ nữa hy sinh, nâng số cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong vụ trực thăng rơi sáng cùng ngày lên con số 19 và 2 người khác bị thương”. Và thông tin cập nhật “đáng tin cậy” của hai tờ báo điện tử này đã được hàng loạt báo điện tử, trang tin điện tử trich dẫn, đăng tải lại, gây hoang mang trong dư luận cả nước về sự thảm khốc của vụ việc.



Có thể nói, đây là sự việc “đặc biệt nghiêm trọng” và có liên quan an ninh quốc phòng, bí mật quân sự nên mọi thông tin chắc chắn phải được kiểm duyệt chặt chẽ trước khi cung cấp tới người dân cả nước. Và vì vậy, với kiểu đăng tin “từ viện Bỏng quốc gia” hay “Văn phòng Uỷ ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn” như hai báo trên đăng tải là vấn đề xuyên tạc thông tin, cung cấp thông tin không được kiểm chứng dẫn đến sai lệch vấn đề, gây hoang mang trong dư luận.

Ngoài ra, trong quá trình tác nghiệp, có phóng viên còn quá lạm dụng vào chức vụ và tấm thẻ nhà báo của mình để gây cản trở cho công việc tìm kiếm cứu nạn và bảo mật thông tin quân sự. Cụ thể là một nữ phóng viên của VTC14 với địa chỉ facebook là Hạnh Nguyễn đã gây rối, chửi bới lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tại khu vực máy bay rơi, bắt buộc lực lượng chứng năng phải cưỡng chế đưa về đồn công an. Tại đây, phóng viên này tiếp tục có những hành vi chống đối lực lượng chức năng. Thậm chí, sau khi kết thúc vụ việc, phóng viên này đã viết lên trang cá nhân của mình những từ ngữ coi thường cả những cán bộ chiến sĩ đang làm nhiệm vụ.



Sự phẫn nộ của độc giả lên đến cực điểm khi báo Công luận (congluan.vn) là tạp chí điện tử của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam đăng tải một bức hình với lời dẫn “ “Chiến lợi phẩm” từ xác trực thăng rơi trên mái nhà dân”. Có lẽ phóng viên viết bài và cả ban biên tập đều không đủ vốn tiếng Việt để diễn đạt những suy nghĩ của mình. Xin nhường suy nghĩ, đánh giá cho các bạn đọc bài viết này và Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam.


Đạo đức nghề báo trong thời buổi công nghệ hiện đại đã không ít lần bị chính người trong nghề cảnh báo, lên tiếng. Tuy nhiên, với sự việc xảy ra như vậy, có thể nói không ít kẻ đang làm báo, thậm chí giữ trong mình tấm thẻ nhà báo đã tự đánh mất giá trị của mình khi chỉ xứng đáng với vai trò của những bồi bút, làm báo chộp giật, chiêu trò câu khách rẻ tiền làm mất niềm tin của độc giả vào chính bản thân họ và nền báo chí hiện nay. Thiết nghĩ, Nhà nước, các cơ quan quản lý báo chí cần phải có những chế tài mạnh hơn nữa để xử lý những lều báo như thế này.

Nguồn: Củ Hành

New York Times: SỰ BẠO TÀN CỦA TRUNG QUỐC TRONG CHIẾN TRANH BIÊN GIỚI 1979

New York Times viết về sự bạo tàn của Trung Quốc trong chiến tranh biên giới 1979


Đăng Bởi Một Thế Giới

Ảnh: Bà Hiền chưa bao giờ có thể quên hết nỗi kinh hoàng của cuộc chiến tranh biên giới 1979

Chiến tranh biên giới 1979 bạo tàn làm tối đi cái nhìn của Việt Nam về quan hệ với Trung Quốc (Shadow of Brutal '79 War Darkens Vietnam's View of China Relations) là một bài phóng sự của báo Mỹ New York Times, viết từ Lạng Sơn. 

Một Thế Giới xin lược dịch.

Quân xâm lược được lệnh tiêu diệt không thương tiếc

Hà Thị Hiền chỉ mới 14 tuổi, khi pháo Trung Quốc (TQ) nã rền vượt các ngọn đồi xuống quanh nhà em ở miền bắc Việt Nam và hàng trăm quân TQ tràn qua biên giới. 

Hiền còn nhớ em cùng cha mẹ chạy nhanh qua những cây mận, mái tóc dài đến eo của em tung bay trong gió khi họ chạy trốn bọn xâm lược. Nhưng họ chạy đúng vào hướng quân thù tiến đến. 

Vài phút sau, người mẹ bị bắn chết ngay trước mặt Hiền, cha em bị thương nặng. Bà Hiền nay 49 tuổi, kể: "Tôi rất sợ, lúc ấy không thể nghĩ mình sẽ sống sót. Đạn vãi quanh tôi, tôi nghe được tiếng đạn bay và ngửi thấy mùi thuốc súng". 

Bà Hiền đưa tay sát đầu để mô tả đạn bay sát, vào ngày đầu tiên của cuộc chiến ngắn ngủi nhưng tàn khốc. 

Bà Hiền thăm mộ người mẹ đã bị quân TQ bắn chết ngày 17.2.1979 

Chiến tranh biên giới 1979, do lãnh tụ Đặng Tiểu Bình ra lệnh "dạy cho Việt Nam một bài học", để trả đũa việc Việt Nam đưa quân tình nguyện qua Campuchia ngăn chặn những hành vi diệt chủng của đồng minh Khơme Đỏ của TQ.

Hai bên đều tuyên bố chiến thắng nhưng đều chịu tổn thất nặng nề. Những hoài niệm về cuộc chiến ấy hằn mãi dọc vùng biên giới, không chỉ về số binh sĩ hai bên tử trận, mà còn vì quân TQ đốt phá xóm làng khi rút quân, phá hủy bệnh viện và trường học. Sau này, quân đội TQ gọi đó là "nụ hôn tạm biệt". 

Lạng Sơn nay đã được tái thiết, những tòa nhà cao tầng sáng đèn tạo cảm giác về một điểm thương mại thịnh vượng. Nhưng người ở đây vẫn còn nhớ một dòng sông toàn xác chết, vẫn nhớ phải mất bao lâu mới bay tan hết mùi tử khí. 

Ước tính tổng số lính hai bên bị giết là 50.000 quân, cộng thêm 10.000 dân thường Việt Nam bị giết. Lính TQ được chỉ đạo phải tàn nhẫn "thể hiện những cảm xúc cực đoan", theo một cựu sĩ quan tình báo TQ: 

Xu Meihong đã qua Mỹ định cư và là người góp phần kể nhiều chuyện trong cuốn sách sử về cuộc chiến tranh biên giới mang tựa "Chiến lược quân sự TQ trong cuộc chiến Đông Dương lần thứ ba" của tác giả Edward C. O’Dowd.

Dũng sĩ diệt quân xâm lược

Việc Trung Quốc quyết định san bằng Lạng Sơn để lại ấn tượng sâu sắc nơi một học sinh trung học, anh Lương Văn Lang nay là một bảo vệ. Anh kể: "Tim tôi tràn hận thù, toàn thành phố bị phá hủy, mọi thứ đều là đống đổ nát".

Hai năm sau khi lính TQ rút, Lang được tuyển làm tay súng bắn tỉa ở đơn vị dân phòng, nhằm chống TQ thực hiện các cuộc đánh lén suốt những năm 1980. Lang kể: "Tôi thường thức giấc lúc 2 giờ sáng, từ một cao điểm trông thấy lính TQ đào hầm. Đồi của chúng thấp hơn đồi của chúng tôi, đôi lúc chúng chuyển lên cao hơn. Chúng tôi chờ khi chúng chuyển đi thì bắn chúng". 

Lang đã tiêu diệt 6 tên lính TQ trong 10 ngày, anh tự hào kể và vì lòng can đảm cùng việc bắn hạ địch chính xác, Lang được trao tặng 3 huy chương mà nay anh trân trọng cất giữ trong một chiếc hộp lót vải satin.
Sau khi Việt Nam và TQ bình thường hóa quan hệ năm 1991, quan hệ hữu nghị anh em ấm lại, thương mại vùng biên nở hoa, những hoài niệm về chiến tranh tàn phai. 

Nhưng các hoài niệm ấy ồ ạt trở lại hồi cách đây 2 tháng, khi TQ đưa giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngày nào cũng có chuyện tàu TQ đâm va, rượt đuổi tàu Việt Nam. 

Bà Hiền nay mở một khách sạn ở Lạng Sơn đón khách du lịch TQ, nói bà vẫn nhớ nỗi kinh hoàng thời niên thiếu. Sau khi mẹ bà bị lính TQ giết, bộ đội biên phòng Việt Nam nhờ một người phụ nữ lớn tuổi trông nom người thiếu nữ. Họ khuyên hai người mất gia đình cùng những người đồng cảnh ngộ đến trú ẩn trong một cái hang. 

Bà Hiền kể: "Hàng trăm người đã bị giết ở đó. Tôi nhìn thấy một chị bị chặt hết hai đùi, nằm trên khoảnh đất. Nhìn mắt chị, biết chị còn sống và xin cứu, nhưng chúng tôi chẳng thể làm gì. Tôi sẽ không bao giờ quên được...".

Mỹ sẽ gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam?

Cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 giữa TQ với Việt Nam chỉ kéo dài chưa tới 1 tháng, nhưng kinh hoàng đến độ di sản của cuộc chiến này thấm lan sang mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và TQ, vì cuộc tranh chấp chủ quyền trên biển Đông. 

Việt Nam đã phải triển khai nghệ thuật sống cạnh một láng giềng quyền lực, một kỹ năng đã được khổ luyện suốt hàng ngàn năm bị TQ đô hộ và trải qua hơn chục cuộc chiến tranh với TQ. 

Nhưng với TQ ngày càng giàu hơn, quân đội mạnh hơn và nhiều tham vọng hơn bao giờ hết, tinh thần ghét TQ của người Việt dâng cao. 

Năm 2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy, ông Leon E. Panetta thăm vịnh Cam Ranh, nơi Mỹ từng có căn cứ lớn thời chiến tranh Việt Nam, nhưng quân đội Việt Nam vẫn giữ khoảng cách với Mỹ.

Một phần lý do của sự xa cách: Mỹ cấm bán vũ khí Mỹ cho Việt Nam, nhưng Washington đang ngày càng quan tâm gỡ bỏ lệnh cấm này và ứng viên Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osius, khi điều trần trước Thượng viện hồi tháng 6, đã đề nghị Mỹ nên xem xét gỡ bỏ lệnh cấm này.

Hiện Việt Nam chủ yếu mua vũ khí Nga, Ấn Độ và Israel. Việt Nam đã nhận 2 tàu ngầm lớp Kilo của Nga và đặt mua 4 chiếc nữa.

Nhật cũng hứa cung cấp tàu tuần duyên. Và nhằm khuyến khích Việt Nam đón nhận nhiều thêm từ Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã tuyên bố gói 18 triệu USD giúp phương tiện phi sát thương cho lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, khi ông thăm Việt Nam hồi tháng 12.2013.

Việt Nam không muốn Mỹ can thiệp, theo ông Đặng Đình Quý, chủ tịch Viện Ngoại giao Việt Nam. Ông nói: "Chúng tôi không kỳ vọng có sự giúp đỡ của bất kỳ ai. Chúng tôi tin tưởng có thể tự giải quyết được vấn đề. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi chiến lược hiện nay nhằm tránh va chạm và nếu điều đó có xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng xử lý. Chúng tôi hoan nghênh những ai sử dụng biển Đông nếu họ bảo đảm hòa bình, ổn định và trật tự trên khu vực này".

Trần Trí (lược dịch từ New York Times)

GIÁO SƯ CARL THAYER: LO NGẠI NHẤT LÀ MỸ VÀ TRUNG QUỐC MÓC NGOẶC VỚI NHAU Ở BIỂN ĐÔNG

Giáo sư Carl Thayer: Lo ngại Mỹ-Trung Quốc móc ngoặc ở Biển Đông


Hồng Thủy/GDVN 

Giáo sư Carl Thayer.

Khoai@: Đây là một dự báo có cơ sở khoa học, bởi lịch sử đã cho thấy, vì lợi ích của mình, các nước lớn sẵn sàng móc ngoặc, thỏa thuận với nhau trên lưng các nước nhỏ. Với Mỹ và Trung Quốc, điều này là rát có khả năng xảy ra, bởi đã hơn một lần họ làm thế với Việt Nam.

The Straits Times ngày 12/7 đưa tin, trong ngày cuối của Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ thường niên tại Bắc Kinh, Trung Quốc đã từ chối kêu gọi của Mỹ về việc phải tuân thủ luật pháp quốc tế trong vấn đề Biển Đông.

Tiến sĩ Patrick Cronin, Giám đốc Chương trình châu Á - Thái Bình Dương từ Trung tâm An ninh mới của Mỹ cho rằng Mỹ cần xuất hiện ngay bây giờ với chiến lược áp đặt cái giá phải trả nhằm ngăn cản Trung Quốc thực hiện chiến lược "ép buộc phù hợp" ở Biển Đông.

Ông nói, hành động của Trung Quốc cho đến nay được thiết kế thông qua thủ đoạn phi quân sự, trong khi Bắc Kinh đưa ra thông điệp với láng giềng: Muốn tìm kiếm quan hệ thương mại tốt hơn với Trung Quốc cần phải cung cấp cho Bắc Kinh quyền kiểm soát nhiều hơn đối với an ninh và tài nguyên trên Biển Đông.

Cronin cũng cho rằng tính ưu việt của Mỹ sẽ không bền vững và Washington phải làm nhiều hơn để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Kêu gọi cứng rắn của các học giả Mỹ phản ánh sự thất vọng ngày càng tăng sau Đối thoại Chiến lược - kinh tế Trung - Mỹ tại Bắc Kinh cho thấy 2 nước xem xét vấn đề Biển Đông như thế nào.

Các diễn giả tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 4 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược - quốc tế (CSIS) tổ chức chủ yếu đề nghị Mỹ cần thực hiện một chương trình tính toán lực lượng và biện pháp áp đặt cái giá Trung Quốc phải trả đối với bất kỳ hành động khiêu khích nào ở Biển Đông.

Giải pháp mà các học giả này kiến nghị bao gồm tăng cường các chuyến bay trinh sát của Mỹ có thể nhìn thấy trong các "khu vực tranh chấp" (có nhiều khu vực không hề có tranh chấp, Trung Quốc vẫn nhảy vào gây sự - PV), cung cấp thiết bị cho các đồng minh, tăng cường thăm viếng trao đổi quân sự trong khu vực, thúc đẩy các cuộc tập trận, diễn tập chung.

Thậm chí Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã chỉ trích Trung Quốc là kẻ "háu ăn, gây hấn trơ trẽn" ở Biển Đông, nếu Mỹ tiếp tục không hành động sẽ mang lại "cái chết của hàng ngàn vết cắt".

"Chúng ta phải trực tiếp hơn, tích cực hơn, chúng ta phải trao quyền cho bạn bè và các đồng minh của mình trong khu vực để họ tham dự trực tiếp và tích cực hơn", ông nói. Rogers cũng cho rằng đến nay Mỹ đã tỏ ra quá "coi trọng" sự nhạy cảm của Trung Quốc mà trong trường hợp tương tự chưa bao giờ Mỹ bỏ qua với bất cứ quốc gia nào.

Cũng tại hội thảo Biển Đông lần này, Bắc Kinh đã bị các học giả quốc tế chỉ trích về sự miễn cưỡng không chịu đưa tranh chấp hàng hải ở Biển Đông ra cơ quan tài phán quốc tế.

Sau khi thảo luận sôi nổi, trong đó các chuyên gia pháp lý từ Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đưa ra quan điểm của mình, chuyên gia luật pháp Đông Á Jerome Cohen mỉa mai: Một quốc gia có thể nói yêu sách của tôi rất phù hợp với UNCLOS, tòa án không có thẩm quyền, mà tôi cũng không có nghĩa vụ phải nộp thuyết trình yêu sách của mình cho tòa án (Luật Biển Quốc tế)?

Cohen cho rằng, dù tòa án có cho rằng Trung Quốc đúng và họ không có thẩm quyền đi chăng nữa, nhưng Bắc Kinh cũng không nên đánh mất cơ hội làm những gì họ có nghĩa vụ phải làm.

Đại diện các viện nghiên cứu của Ngoại trưởng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia tranh luận trong 1 giờ về những lựa chọn họ sẽ trình bày với Tổng thống Mỹ. Cuối cùng hành động được đề xuất là "ngoại giao yên tĩnh", Mỹ sẽ nói kín với Bắc Kinh rằng Washington đã có sự chuẩn bị dùng vũ lực để giúp đồng minh hiệp ước Philippines tiếp tế cho tàu của họ một khi họ bị Trung Quốc bao vây ở bãi Cỏ Mây (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam).

Kết quả như vậy đã khiến một số học giả tham dự hội thảo cảm thấy thất vọng vì nó có quá ít tác động đến Bắc Kinh. Tiến sĩ Carl Thayer, một giáo sư danh dự từ đại học New South Wales cho biết, mỗi khi thấy một tuyên bố chung Trung - Mỹ từ Bắc Kinh, hai bên nhấn mạnh tiếp xúc quân đội song phương là ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Mỹ còn Mỹ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 16/7, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật.

Mở đầu phiên họp, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ Ngoại giao đã báo cáo cập nhật tình hình liên quan tới việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng biển của Việt Nam. Theo đó, từ tối 15 tháng 7, Trung Quốc đã di chuyển giàn khoan về hướng đảo Hải Nam và đến sáng ngày 16 tháng 7, giàn khoan 981 cùng tàu hộ tống bảo vệ đã ra khỏi vùng biển của Việt Nam.

Trước đó, từ ngày 2 tháng 5 năm 2014, Trung Quốc đã hạ đặt trái phép giàn khoan 981 vào sâu trong vùng biển của Việt Nam, sử dụng hàng trăm tàu hộ tống, có cả tàu quân sự, máy bay. Các tàu của Trung Quốc đã hung hăng đâm va, phun vòi nước công suất lớn làm hư hỏng nhiều tàu và làm bị thương nhiều cán bộ thực thi pháp luật của Việt Nam; đặc biệt, đã có hành vi vô nhân đạo đâm chìm tàu cá, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của ngư dân Việt Nam. 

Những hành vi này của Trung Quốc đã xâm phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982; Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam luôn kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng của tổ quốc bằng sức mạnh tổng hợp và các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế; yêu cầu Trung Quốc không tái diễn hành vi hạ đặt trái phép giàn khoan cũng như các hành vi vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán trên vùng biển của Việt Nam. Việt Nam luôn đặc biệt coi trọng quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cùng phát triển. Với tinh thần đó, Việt Nam sẵn sàng cùng Trung Quốc và các bên liên quan đàm phán hòa bình, giải quyết các tranh chấp trên biển Đông theo luật pháp quốc tế.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương các cơ quan chức năng, lực lượng thực thi pháp luật trên biển, bà con ngư dân, đồng bào ta cả trong và ngoài nước với lòng yêu nước nồng nàn đã biểu thị thái độ và trách nhiệm cao, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Việt Nam trân trọng cảm ơn và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với lập trường chính nghĩa của Việt Nam; lên án mạnh mẽ các hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, bảo vệ chủ quyền là nhiệm vụ thiêng liêng đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên, liên tục chủ động và kiên quyết đấu tranh với mọi hành vi xâm phạm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đồng thời đoàn kết một lòng, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường tiềm lực về mọi mặt của đất nước.

Thiệt Thuật - TTXVN