Chủ Nhật, 20 tháng 7, 2014

HÒA HỢP HÒA GIẢI VÀ ĐOÀN KẾT DÂN TỘC TRƯỚC HỌA XÂM LĂNG

Cuteo@


Trước họa xâm lăng, những người con đất Việt ở khắp mọi nơi vẫn luôn hướng về tổ quốc. Đau đáu về vận mệnh của đất nước, bạn Khanh Kim đã có nhiều bài viết rất giá trị gửi về cho Tre Làng. 

Xin cảm ơn bạn, chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe và luôn hướng về tổ quốc.

Xin giới thiệu một bài viết mới về hòa hòa hợp, hòa giải dân tộc, do bạn Khanh Kim gửi đến. Xin được giữ nguyên văn phong của tác giả để bạn đọc tham khảo.

Hòa hợp hòa giải và đoàn kết dân tộc trước Họa xâm lăng

Cuộc chiến đã chấm dứt gần 40 năm, Nhân dân và Nhà nước Việt Nam đã từ lâu không hề nhắc đến tội lỗi và cũng chẳng ai thù hằn các cá nhân đã một thời phục vụ cho chính quyền VNCH một chế độ đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Ngày chiến thắng 30/04/1975 là ngày vui chung của toàn dân tộc, ngày hội của non sông, ngày đất nước thống nhất, chẳng hề có cuộc trả thù hay "Tắm máu" như kẻ thù tuyên truyền và cố tình dựng chuyện. Ngày nay Đất nước đã thanh bình Nhân Dân đang sống trong hòa bình, ấm no và hạnh phúc, đang chung tay, chung sức, đồng lòng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì chẳng có lý do gì mà khơi lại quá khứ đau thương của cá nhân và của cả dân tộc này, để gợi lại quá khứ, vết thương cũ tuy đã lành sẹo nhưng vẫn còn nhức nhối về sự chia rẽ trong lòng dân tộc, nay đang cần được “Hóa giải” để hòa hợp dân tộc.

Từ lâu đã có rất nhiều bài viết, lời nói từ hai phía về vấn đề hòa giải dân tộc. Chính phủ và nhân dân VN với tinh thần dân tộc cũng đã làm nhiều việc đầy ý nghĩa thể hiện sự cầu thị, lòng vị tha để lấp đầy khoảng trống, hố sâu ngăn cách nhằm lôi kéo người Việt xa xứ hướng về Tổ quốc, quê hương, xóa bỏ mặc cảm, hận thù nhằm hòa giải để hòa hợp dân tộc. Những việc làm đó đã có tác động mạnh mẽ đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hướng về đất nước. Vì thế thời gian qua đã có một số Cựu Chính khách của chế độ VNCH, một số nhân vật có tư tưởng chống cộng cực đoan cũng đã trở về thăm Tổ quốc, đặc biệt chuyến về thăm quê hương của Cựu phó Tổng Thống VNCH Nguyễn Cao Kỳ đã gây ấn tượng mạnh mẽ đến cộng đồng người Việt HN. Những chuyến thăm quê hương của ông vào những năm tháng cuối đời không chỉ là một lối mở để những đứa con của ông có thể noi theo, mà tiếp theo sau đó còn cho nhiều người Việt đủ các thành phần hiện ở HN còn đang băn khoăn, mặc cảm hay còn nhiều lý do tế nhị nào đó mà họ vẫn còn do dự, nay họ đã noi gương ông dũng cảm bước qua “Lằn ranh Quốc Cộng” và họ đã trở về. Nhìn những đoàn người hành hương về với đất Mẹ mà không khỏi “Chạnh xe lòng” bởi đa số họ là những người đã lớn tuổi, họ đã ở bên kia sườn dốc của cuộc đời. Thế mới biết đời người cũng “Ngắn chẳng tày gang” “Mới ngày nào họ bỏ nước ra đi mái tóc vẫn còn xanh”, thấm thoắt gần 40 năm nay họ mới trở về mà “Đã lơ thơ đầu bạc”. Tâm thức của tuổi già, họ nhớ đến quê hương, đất nước, “Cóc chết ba năm vẫn muốn quay đầu về núi”, “Lá rụng về cuội” bởi họ vẫn là người Việt Nam, trước hay sau họ vẫn muốn trở về với đất Mẹ, Tổ tiên, Ông Bà, quê Cha đất Tổ của mình.

Thời gian tha hương đã dần thức tỉnh con người, biến chuyển suy nghĩ của những người xa xứ. Từ quyết tâm của người quyết đòi lại những gì đã mất, những cái quá khứ đã từng thuộc về mình, thế nhưng thời gian trôi đi trong vô vọng và nay đã trở thành nỗi thất vọng trong đợi chờ mà không còn hy vọng của những thay đổi. Giờ đây nhiều người Việt hải ngoại thực sự đã bằng lòng với cuộc sống hiện tại, bởi cuộc sống lưu vong ở xứ người đã là bài học“Trường đời” rất đắt giá không thể dễ quyên trong mỗi cuộc đời, dù cuộc sống nay đã đủ đầy nhưng tuổi già nên họ nghĩ nhiều đến quê hương đất nước, đến tổ tiên, gia đình và dòng tộc. Đây cũng là động lực chính, một cơ hội thôi thúc người Việt HN sẵn sàng chấp nhận những gì đến với mình như một kẻ chiến bại để được về Việt Nam quê hương xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình, để được làm một việc gì đó có ích cho quê hương, Đất nước, cho gia đình và chuộc lại những lỗi lầm mà mình đã mắc phải trong quá khứ. Mặc dù trong suy nghĩ còn có những khác biệt về nhận thức, cách nhìn nhận nhiều vấn đề “Trong và sau cuộc chiến”, nhưng họ đã biết gạt sang một bên những điều khác biệt để khoảng cách bất đồng trong những khác biệt dần được thu hẹp, Vì thế quan niệm thắng thua nay đã không còn là vấn đề quan trọng, không còn chỗ cho những mặc cảm, hận thù thay bằng những tình cảm chân thành, bao dung và độ lượng của con người Việt, thế nên Không khí hòa giải để hòa hợp có vẻ mát mẻ hơn,(dễ thở) hơn không còn bức bách, ngột ngạt, như cách đây chín, mười năm.

Chính sách hòa giải dân tộc của Đảng và Nhà nước VN đã quá rõ ràng, Tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn từ phía những người lưu vong(Được gọi là tỵ nạn CS) ra nước ngoài sau 30 tháng 4 năm 1975. Người ta dễ dàng nhận thấy Cộng đồng người Việt ở nước ngoài như một bức tranh có hai mảng “sáng và tối”. “Mảng sáng” là chủ đạo gồm những người, chấp nhận lịch sử đau thương, tự nguyện xóa bỏ hận thù như một thử thách, cùng với những người ra đi vì lý do kinh tế, đi học hành, làm ăn có những suy nghĩ tốt về quê hương, đất nước. “Mảng tối” là một nhóm, một thiểu số người ra đi vì thất bại, thua trận trong cuộc chiến, cũng có người vì lý do chính trị, nặng lòng thù hận, cố chấp không thể quên quá khứ, vì thế ở những nước có nhiều người lưu vong(Tỵ nạn) “Mảng tối” ở dạng này cứ đến ngày 30/4 họ lại tổ chức “Ngày quốc hận”, Cờ đỏ Sao Vàng không được chấp nhận mà chỉ có Cờ Vàng ba sọc đỏ.

Lý giải hiện tượng không đứng chung với nhau dưới một màu cờ Tổ quốc của nhóm người Việt vẫn còn “Thủy chung” với Cờ Vàng ba sọc đỏ, bởi họ là những người đã từng “đi ngược lại lợi ích của dân tộc”, họ đã từng gây ra muôn vàn tội ác với Nhân dân. Họ là những người thua trận trong chiến tranh, với tâm thức của những kẻ gây tội ác, sợ một cuộc “Tắm máu” trả thù nên đã bỏ lại tất cả và đã mất tất cả những gì họ đã gom góp được về kinh tế, mất hết quyền lực, danh vọng và cả những tham vọng. Giờ đây họ phải vất vả, họ phải làm lại tất cả từ đầu nơi đất khách quê người. Những khó khăn, thử thách, kèm theo nỗi cô đơn tủi nhục mà họ đã và đang từng phải chịu đựng, nay họ đang cố vượt qua, nên lòng thù hận vẫn bám riết dai dẳng với tâm thế “tự ty “của một kẻ chiến bại nên (họ) không dễ dàng quyên đi được nỗi đau của quá khứ luôn ám ảnh suốt cả cuộc đời, mặc dù thời gian trôi qua gần 40 năm.
Mấy tháng nay, nói chính xác hơn là gần 80 ngày qua, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD981 vào vùng đặc quyền kinh tế thuộc chủ quyền Việt Nam, sự kiện này một lần nữa có tác dụng như một phép thử lòng yêu nước của người Việt và đằng sau đó là thái độ hòa giải của người Việt xa xứ. Gần 80 ngày qua, cả trong nước và kiều bào ở nước ngoài hừng hực khí thế “Diên Hồng” tỏ rõ quyết tâm chống xâm lược của cả dân tộc trước kẻ bạo cường Trung Quốc, đâu đâu người Việt cũng xuống đường biểu tình. Từ châu Âu sang châu Á từ châu Mỹ đến châu Phi xa xôi đều chứng kiến cảnh người Việt xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược. Trong dòng người đó có đủ mọi thành phần, cả người Việt lưu vong(tị nạn) chính trị lẫn người Việt di dân vì kinh tế, vì học hành. Tất cả họ đều thể hiện lòng yêu nước của mình, chỗ nào có người Việt sinh sống là chỗ đó đỏ rực mầu cờ, hừng hực triệu con tim hướng về tổ quốc, cội nguồn dân tộc, để đồng lòng cùng chính phủ chống quân xâm lược bành trướng Bắc Kinh. Những hình ảnh các cuộc biểu tình của người Việt khắp năm Châu sau biến cố giàn khoan HD-981 đầu tháng 5/2014 vừa qua, người ta dễ dàng nhận ra sự đồng lòng và quyết tâm giữ nước và bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của người Việt, được thể hiện trong những lần biểu dương sức mạnh đoàn kết dân tộc quyết tâm chống Trung Quốc xâm lăng. Lần này Cờ Vàng CCCĐ cũng thể hiện lòng yêu nước, họ yêu nước theo kiểu của người Việt quốc gia, nhưng lòng yêu nước của họ thường nhuốm mầu chống Cộng, họ chống TQ thì ít, họ chống chính quyền CS Việt Nam thì nhiều, một khẩu hiệu chống TQ xâm lược được trương ra kèm theo răm bảy băng rôn với nội dung kích động, bịa đặt, vu cáo chính quyền VN, thế nhưng số người tham gia cái gọi là “Biểu tình chống TQ” của họ với số người tham gia có vẻ ngày càng ít ỏi, họ biểu biểu dương sức mạnh trong lẻ loi, trong đơn độc, trong lạc lõng và cả sự cô đơn trước rừng Cờ đỏ Sao vàng ở những nơi người Việt biểu tình chống TQ xâm lược khắp mọi nơi trên thế giới.Tham gia đoàn biểu tình đâu chỉ có Việt kiều, người ta nhìn thấy rất nhiều người bản địa đủ các mầu da, họ cũng giương khẩu hiệu, cũng cầm Cờ đỏ Sao vàng, họ hô khẩu hiệu ủng hộ VN….. … người nước ngoài ủng hộ VN vì “Chính nghĩa đang thuộc về Việt Nam” thế nhưng lại có chuyện cớ trêu và ngược đời, có những người Việt biểu tình chống TQ nhưng lại chống cả VN, chống lại cả Tổ quốc của mình thì Thật là chuyện lạ rất khôi hài mà không lạ, đang có thật ở những nơi có người Việt CCCĐ sinh sống. Hành vi của họ chỉ làm cho người Việt Nam chân chính và người dân nước sở tại nơi họ sinh sống, nhìn họ với ánh mắt khác thường của những người không bình thường như một sự khinh bỉ.

Dẫu rằng đây đó vẫn còn những tiếng nói cô đơn và lạc lõng của một thiểu số ít người không chịu nhìn nhận sự thật lịch sử, họ vẫn bảo thủ, cực đoan cố tình dựng chuyện chống đối sự nghiệp hòa hợp và hòa giải dân tộc và phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc. Thế nhưng tuyệt đại đa số người Việt hải ngoại cũng đã thấy được thiện chí của chính phủ Việt Nam hiện nay là rất chân thành và cởi mở, đã mở rộng vòng tay thân ái với đồng bào mình ở nước ngoài, với những tuyên bố và đã nhiều lần khẳng định “kiều bào ở nước người là một bộ phận không thể tách rời trong cộng đồng dân tộc Việt Nam”; (NQ36). Chính phủ đã và đang có nhiều chính sách ưu tiên, ưu đãi đối với Việt kiều trong đối sử, trong cách ứng sử, trong đầu tư, trong các quyền lợi, vật chất lẫn tinh thần…… Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người Việt HN hướng về quê hương đất nước, vì thế những năm gần đây Cơ quan đại diện cho tiếng nói đối ngoại Bộ Ngoại giao là UBNN người Việt Nam ở nước ngoài đã rất vất vả, tất tả ngược xuôi để bắc cầu, nối nhịp cho con đường hòa giải và hòa hợp dân tộc nhanh chóng sớm được “Khánh thành” và sớm trở thành hiện thực. Tuy nhiên trên thực tế, đây đó, ở nước này, hay nước kia một số nhóm người Việt dưới hai màu cờ (vàng và đỏ) đã không đứng chung với nhau, nhưng khẩu hiệu đấu tranh và quyết tâm chống xâm lược của họ là giống nhau, đều phản đối Trung Quốc xâm lược, bành trướng bá quyền, họ đều hăng hái ủng hộ cả tinh thần lẫn vật chất giúp những người Cảnh sát biển, những người Ngư dân Việt bám biển bảo vệ chủ quyền, họ đều biểu thị tinh thần sẵn sàng về nước chiến đấu, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc nếu Trung Quốc gây chiến tranh xâm lược.

Thế giới ngày nay đang hội nhập, biên giới quốc gia dần được“xóa bỏ” trên nhiều lĩnh vực, Con người không cùng chủng tộc, không cùng màu da đang xích lại gần nhau, nương tựa vào nhau để sống, để cùng tồn tại và cùng phát triển, xu thế của thời đại là xóa bỏ hận thù, mặc cảm để cùng chung sống hòa bình. Cớ sao chúng ta là người Việt cùng máu đỏ da vàng, cùng chung một tổ tiên, cội nguồn dân tộc, con Lạc cháu Hồng, chúng ta không thể bao dung, độ lượng và có cả tha thứ cho nhau bởi những điều không phải trong quá khứ mà vẫn còn cố chấp, vẫn cứ khư khư ôm mãi hận thù dai dẳng vô vọng đến bao giờ? Giờ đây những mặc cảm của quá khứ cũng đã đến lúc được rũ bỏ, những hận thù và sự thiếu hiểu biết lẫn nhau cũng cần hóa giải để "Tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á" như cách nói của Cựu phó Tổng thống VNCH Ông Nguyễn Cao Kỳ trong lần về thăm Tổ quốc đầu tiên sau gần 30 năm xa cách.

Những ngày gần đây trước họa ngoại xâm từ phương Bắc đang cận kề Một lần nữa nguy cơ chiến tranh đã làm nhức nhối, làm tổn thương con tim và thử thách lòng yêu nước và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc và toàn thể người dân VN. Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc dù ở chế độ xã hội khác nhau, qua các thời đại, từng thời kỳ, xu hướng chính trị, tôn giáo có khác nhau, nhưng Nhân dân Việt Nam luôn phát huy lòng tự tôn dân tộc, truyền thống yêu nước, đoàn kết dân tộc khi có giặc ngoại xâm, dù già hay trẻ, gái hay trai triệu người như một đều một lòng, một dạ kiên trì và kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc.Người Việt hiện nay đang rất cần đến nhau và vì nhau hơn lúc nào hết, để đại đoàn kết dân tộc thành một khối thống nhất, có đầy đủ sức mạnh chống kẻ thù chung bảo về Giang sơn, gấm vóc của Tổ tiên, cha ông để lại.

Tổ quốc chỉ có một, quê hương chỉ có một Chúng ta hãy vì tổ quốc trên hết mà quyên đi quá khứ. Đất nước đang đứng trước họa xâm lăng, Tổ quốc đang rất cần những người con trung hiếu của đất Việt để báo đền nợ nước. Cùng là con Lạc, cháu Hồng chúng ta hãy bắt tay nhau, bỏ qua quá khứ, gác bỏ hận thù để cùng nhau chung sức, chung lòng, cùng quyết tâm chung một mầu cờ, sắc áo,(dù còn có bất đồng, những điều khác biệt)để người Việt ta trong và ngoài nước đủ mọi thành phần, tôn giáo hãy đoàn kết gia tăng sức mạnh chống kẻ thù chung, để bảo vệ Tổ quốc, để bảo vệ giống nòi không bị đồng hóa, đó là “Hồn thiêng sông núi nước Nam”, là “Nguyên khí quốc gia người Việt”, đó cũng là ý chí quật cường của 4000 năm lịch sử giữ nước và dựng nước của dân tộc Việt mà con cháu người Việt từ nay đến muôn đời sau phải có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn “Đất nước Việt, con người Việt và giống nòi Việt”. Chúng ta hãy cùng nhau làm bằng được, giữ bằng được những điều thiêng liêng đó.

Ngày 20 tháng 7 năm 2014
Khanh Kim

SỰ CÔNG TÂM CỦA PHÓNG VIÊN CÓ LÀ ĐIỀU XA XỈ?

Khoai@


Công tâm là điều xa xỉ?

Phải nói rằng, đã có rất nhiều bài báo hay và có ý nghĩa được đăng tải. Tuy nhiên, vẫn cón khá nhiều bài kém chất lượng rất đáng phê phán. Điều đáng lo ngại là sự yếu kém chất lượng ấy lại xuất phát từ trình độ và sự công tâm của phóng viên.

Trên Báo Đất Việt có bài "Sư đòi ôtô, cả làng nháo nhác" của PV Minh Tú và Văn Chi nói về việc Sư Thích Minh Phượng ủy quyền cho một người trong làng để về đưa chiếc ô tô của mình đang trong khuôn viên chùa đi, "khiến cả làng Chàng Sơn nổi giận".

Phản ảnh một hiện tượng xã hội hay một vụ việc như trên thì là điều bình thường, và không đáng nói. Tuy nhiên đọc bài viết, có cảm tưởng các PV này đang cố tình cổ súy cho các hành vi sai trái của người dân nơi đây.

Trước hết phải nói với các PV rằng, không phải cái gì được đông người ủng hộ thì đều là đúng, và càng không phải cái gì đó cứ mang danh "nhân dân" cũng là đúng. 

Cũng cần nói thêm, qua những thông tin mà báo chí đăng, tôi không có cảm tình với vị sư có tên Thích Minh Phượng được nhắc đến trong bài báo này. Nhưng việc gì đi việc đó, cái đúng cần được bảo vệ và cái sai cần được lên án.

Tôi không thấy ông Phượng có sai gì trong việc mua sắm ô tô ở đây cả. Viết như bài báo thì chiếc ô tô trên hiện đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của công dân có tên Phượng. Và vì thế việc ông lấy lại tài sản của mình là chuyện bình thường và đúng pháp luật. Vậy thì sao dân làng Chàng Sơn lại nổi giận?

Theo như bài báo, người dân không cho người được uỷ quyền là ông Chu Văn Hoa (người làng Chàng Sơn) về lấy chiếc ô tô của mình ra khỏi chùa là do nghi ngờ ông Thích Minh Phượng sử dụng tiền công đức của chùa để mua xe ô tô cho riêng mình. Tất nhiên đó mới chỉ là sự nghi ngờ, và họ có quyền nghi ngờ. Theo tôi, nếu nghi ngờ, người dân có thể làm đơn yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ và trả lời trước công luận theo quy định của pháp luật, không nên có cách hành xử như vậy, vừa trái pháp luật, vừa manh nha các yếu tố gây mất trật tự công cộng. 

Phóng viên Minh Tú và Văn Chi cùng người dân Chàng sơn cũng nên tham khảo Điều 141, bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản. Theo đó: 
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản có giá trị từ năm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hoá bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng trở lên hoặc cổ vật, vật có giá trị lịch sử, văn hoá có giá trị đặc biệt, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
Theo quy định tại điểm c, khoản 2 điều 1 luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định: Sửa đổi cụm từ “năm triệu đồng” thành cụm từ “mười triệu đồng” tại khoản 1 Điều 141.
Thực ra vụ việc của nhà sư Thích Minh Phượng ồn ĩ đã lâu và nó cho thấy mâu thuẫn về lợi ích trong quan lý tiền bạc, tài sản trong chùa với người dân nơi đây chứ không đơn thuần về mặt tôn giáo, tín ngưỡng. Việc nhà sư Thích Minh Phượng ra đi không đơn giản như bài báo nói là ông "tự ý bỏ đi". Các bạn có thể vào google gõ cụm từ "Thích Minh Phượng", Chùa "Chàng sơn" là ra ngay các kết quả để kiểm chứng. Điều đáng nói, là ngay cái ban "hộ tự" mới do "người dân tự lập ra" cũng là cả một vấn đề lớn còn bàn cãi về tính hợp pháp và sự đồng thuận.

Một điểm nữa rất đáng nói là thái độ viết báo của hai PV. Trong một đoạn, hai PV viết: 
Đến khoảng 10h sáng cùng ngày, một cán bộ công an huyện tên Nguyễn Văn Long về hiện trường. Ông Long cho biết thấy người dân đang tập trung gây mất trật tự nên về địa bàn để… nắm tình hình.
Đến gần trưa, vị cán bộ này rời đi. Chiều cùng ngày, người dân vẫn tập trung khoảng hơn trăm người với sự cảnh giác cao độ, dốc toàn sức để bảo vệ cái nhà để xe.
Lối viết này thể hiện cái tâm thiếu trong sáng của người viết bài. Các anh PV nên nhớ, năm tình hình về an ninh trật tự, và tham gia giải quết các vụ việc có liên quan đến an ninh trật tự là nhiệm vụ của công an, và vì thế ông Nguyễn Văn Long, là cán bộ công an huyện về nắm tình hình là chuyện bình thường trong phạm vi tác nghiệp của họ. Nếu các anh là nhà báo đàng hoàng, thì không nên viết với hắc ý mỉa mai với ba dấu chấm như vậy. Xin hỏi, các anh viết thế với hàm ý gì? có phải các anh định viết là ông công an về địa bản để....giúp sư Phượng lấy chiếc xe?

Còn nữa, nếu là nhà báo viết mảng pháp luật thì lại rất không nên cổ súy cho những hành động trái pháp luật bằng cách chua thêm một cấu: "Đến gần trưa, vị cán bộ này rời đi. Chiều cùng ngày, người dân vẫn tập trung khoảng hơn trăm người với sự cảnh giác cao độ, dốc toàn sức để bảo vệ cái nhà để xe.". Không nói ra trực tiếp, nhưng người đọc cảm thấy PV đang ủng hộ cho việc tụ tập, chiếm  giữ tài sản của người khác.

Cuối cùng, xin nhắc lại một lần nữa, bản thân người viết không có một chút cảm tình nào với ông Thích Minh Phượng chùa Chàng Sơn vì nhiều lý do và không có ý định bệnh vực ông này. Nhưng sự thật cần được tôn trọng và phóng viên, ngoài trình độ hiểu biết thì rất cần đến thái độ công tâm, đúng mực trong khi viết bài.

-----------
* Ảnh: Lấy từ bài báo với dòng chú thích: Dòng người ngăn cản đại diện của sư Phượng về lấy xe

TÁI GIÁ THÌ SAO?

Luật không cấm sao cứ đắn đo!

TT - Chưa xem xét ngay đến khía cạnh pháp lý thì câu chuyện bà Trần Thị M. (83 tuổi, ngụ P.12, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) có chồng và con trai là liệt sĩ nhưng chưa được tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng chỉ vì tái giá làm nhiều người cảm thấy xốn xang.

(Phản hồi bài: “Tái giá, không được làm Bà mẹ VN anh hùng?”, Tuổi Trẻ ngày 19-7)

Thay vì chia sẻ và đồng cảm với quyết định rất đỗi bình thường của người phụ nữ có đến hai người thương yêu đã hi sinh cho cách mạng thì có vẻ như người ta đang xem việc tái giá ấy là lỗi lầm... Rồi thay vì ngồi lại để nhanh chóng tìm hướng giải quyết cho một khúc mắc không đáng có thì có vẻ như các cơ quan có thẩm quyền vẫn cứ thủng thỉnh trong khi những ngày cuối đời của bà M. và nhiều bà mẹ khác có hoàn cảnh tương tự đang trôi qua.

Tình là vậy, còn lý thì có nhiều điều liên quan cần được xem xét thấu đáo hơn. Quy định danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng để tặng hoặc truy tặng những bà mẹ có nhiều cống hiến, hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế. Theo điều 2, pháp lệnh quy định danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng (đã được sửa đổi, bổ sung) thì những bà mẹ thuộc một trong các trường hợp quy định (trong đó có trường hợp có một con là liệt sĩ và có chồng hoặc bản thân là liệt sĩ) sẽ được tặng hoặc truy tặng danh hiệu này. Hướng dẫn thực hiện pháp lệnh, khoản 2, điều 2 nghị định 56/2013 của Chính phủ chỉ lưu ý: “Những trường hợp quy định nêu trên nhưng phản bội, đầu hàng địch, có hành động gây nguy hại cho cách mạng hoặc vi phạm pháp luật bị tòa án xét xử bằng hình thức phạt tù mà bản án, quyết định của tòa án đang có hiệu lực pháp luật (kể cả trường hợp được hưởng án treo) thì không được xét tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ VN anh hùng”. Như vậy, việc tái giá không thuộc trường hợp “không được xét tặng danh hiệu” nêu tại điều khoản này thì lý do gì các cơ quan lại dừng hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu cho các bà mẹ thuộc đúng đối tượng luật định?

Tiếp nữa, nghị định 31/2013 của Chính phủ (quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng) có nêu chế độ trợ cấp tiền tuất hằng tháng cho vợ hoặc chồng liệt sĩ lấy chồng hoặc lấy vợ khác. Đây đơn thuần là quy định về quyền lợi của thân nhân liệt sĩ (trong đó có vợ của liệt sĩ đã tái giá), tức không “đụng chạm” gì đến việc xét tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng. Vậy sao các cơ quan lại vin vào đó để đắn đo nào là “hướng dẫn của trung ương không rõ ràng nên không biết giải quyết thế nào”, nào là “không thể khẳng định có thể xét tặng, cũng không thể bác hồ sơ”...?

Về nguyên tắc, các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức “chỉ được làm những gì mà luật quy định”. Căn cứ vào quy định đã nêu của nghị định 56/2013, Bộ LĐ-TB&XH, Bộ Nội vụ và Bộ Quốc phòng cần khẩn trương họp bàn để thống nhất cách xử lý các vướng mắc từ địa phương chuyển lên trong việc làm hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ VN anh hùng, trong đó có trường hợp vợ liệt sĩ tái giá.

Luật sư TRẦN THỊ MIỀN 
(Đoàn luật sư TP.HCM)

NGƯỜI DÂN LUÔN GHI NHỚ CÔNG LAO CỦA CÁC ANH

OngBapCay


Trong cuộc đấu súng, thượng úy Lường Phát Chiêm (32 tuổi, Phòng cảnh sát bảo vệ và cơ động tỉnh Sơn La) đã hy sinh. Thiếu úy Nguyễn Mạnh Hà, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Sơn La bị thương nặng.


Mong thượng úy yên nghỉ! Người dân luôn ghi nhớ công ơn của anh!

ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN KHÔNG THÀNH CÔNG?

Ong Bắp Cày


Nếu bạn thấy mình giỏi mà mãi không thể thành công, thì bài này sẽ cho bạn câu trả lời

Có lần ngồi nhậu với anh bạn Vũ Nguyên Thành, tôi đã hợm hĩnh hỏi: “Em thấy mình cũng giỏi mà sao không thành công bằng người?”. Tôi nghĩ đây cũng là câu hỏi thường trực của nhiều bạn.

Tưởng ông bạn sẽ an ủi động viên là cứ kiên nhẫn, từ từ rồi khoai sẽ nhừ, hoặc cùng lắm là giải thích bằng số mệnh, nào ngờ hắn phang ngay: “Có giỏi gấp mười mà không biết hạn chế các Limiting Factor thì mãi vẫn thế thôi. Mức độ thành công của người lãnh đạo không phụ thuộc vào độ giỏi – giỏi là đương nhiên, là điều kiện cần - mà phụ thuộc vào các yếu tố giới hạn của anh ta”.

Tiến sĩ Vũ Nguyên Thành là chuyên gia về công nghệ sinh học. Hồi sinh viên bọn tôi thường thức thâu đêm trong ký túc xá Nhà Chính trên đồi Lê Nin, hút thuốc vặt, uống rượu, và bàn luận về Thuyết tiến hóa. Theo anh bạn, hình ảnh kỳ lạ nhất của thế giới sinh vật có lẽ là bức ảnh qua kính hiển vi điện tử của một chú virus đang tung ra chiếc vòi dài với chiều ngang chỉ mảnh cỡ vài phân tử, đầu vòi có móc nhọn, móc qua màng tế bào để xâm nhiễm vào cơ thể một con vi khuẩn, trông hệt như chiến thuyền Viking tung móc câu để đội cướp biển nhảy sang cướp các thương thuyền. Có điều ở đây không hiểu virus đã bắt chước đội Viking hay ngược lại.

Anh Thành giải thích về Limiting Factor của một hệ sinh vật. Để dễ hiểu lấy tạm hình ảnh một cây non đang lớn. Cây chỉ có thể phát triển và trưởng thành tốt nếu có đầy đủ các yếu tố cần thiết, là đất, phân bón, nước… để cung cấp dưỡng chất, là ánh sáng và khí trời để quang hợp. Nếu chỉ một trong các yếu tố đó bị hạn chế ắt cây sẽ không lớn được, còi cọc, thậm chí có thể chết. Ví dụ nếu thiếu nước thì dù có tăng cường các yếu tố khác như cho thật nhiều ánh sáng, hay bón nhiều phân… cây vẫn chỉ lớn được đến một giới hạn được xác lập bởi chính yếu tố thiếu nước.

Tổng quát hơn, năng lực của một hệ thống không bao giờ vượt qua và luôn bị khống chế chính bởi yếu tố giới hạn của hệ thống đó, cho dù các yếu tố khác trong hệ thống không bị giới hạn.

Lấy thêm một ví dụ. Bạn có chai La Vie đựng được 1 lít. Nếu chiếc chai bị một lỗ dò ngang thân (chính là yếu tố giới hạn cho khả năng trữ nước của chai), nước sẽ chảy ra và khả năng chứa nước của chai chỉ còn lại ngang mức xấp xỉ với vị trí lỗ dò trên thân. Chai có thể chứa được không tới nửa lít.

Hình ảnh dễ hiểu về Limiting Factor: để thùng chứa được nhiều nước hơn phải tăng được chiều dài của thanh gỗ ngắn nhất, chứ không phải của những thanh dài hơn.

Nói vậy để hiểu rằng mỗi người chúng ta, cho dù năng lực có tốt đến đâu nhưng vẫn sẽ bị những yếu tố giới hạn khống chế, và làm phung phí đi tài năng, như nước bị trào đi vậy. Điều này giải thích tại sao nhiều người hồi đi học rất thông minh, thi cử giỏi giang không kém ai, nhưng ra đời không thành công như bạn bè cùng trang lứa. Giải thích theo Limiting Factor thì có thể anh ta giỏi về năng lực nghề nghiệp, nhưng lại bị những yếu tố giới hạn, như tính cách chẳng hạn, mà các bạn anh ta - những người đang thành công hơn không vướng phải.

Đối với nhân sự, mỗi người đều có thể có hàng tá những tính cách mang tính Limiting Factors giới hạn sự thành công của mình: tính vô trách nhiệm, tính luộm thuộm, vô kỷ luật, thiếu kế hoạch, hay sai hẹn, ngại giao tiếp, thích nhậu nhẹt, hay bông lơn, thiếu hài hước, tính sợ Tây, hấp tấp vội vàng, quá chân thật, ngây thơ, quá ít nói hay kiệm lời, tính nói quá nhiều, thích chém gió, tính suồng sã, tính dặt dẹo, thiếu khả năng diễn đạt, tính lắng nghe kém, tính hiếu thắng, tính sợ đám đông, lười nhác, ngủ muộn, tính hay chỉ trích, trù dập, tính bài bạc, tính tham lam, ganh ghét, tính ngại giao hệ giao tiếp, tính lăng nhăng…

Một bạn lập trình giỏi nhưng luộm thuộm và thiếu kỷ luật rất khó thăng tiến. Một bạn bán hàng đầy kỹ năng nhưng luôn sai hẹn hẳn không thể thành công. Và một người uyên bác, tầm nhìn rộng nhưng thiếu kỹ năng diễn thuyết hoặc lười quan hệ chắc chắn không thể trở thành một lãnh đạo tốt.

Đối với nhân viên, việc phát huy các sở trường của mình sẽ là quan trọng hơn vì yếu tố giới hạn của các nhân viên sẽ được bổ khuyết bởi đồng nghiệp và hạn chế tối đa thông qua kỹ năng làm việc nhóm. Nhưng đối với lãnh đạo, thường là những kẻ cô đơn, việc hạn chế tiến tới loại bỏ các yếu tố giới hạn lại chính là chìa khóa cho các bước thành công tiếp theo.

Đối với một tổ chức, người lãnh đạo chính là yếu tố giới hạn của tổ chức đó. Một công ty sẽ chỉ phát triển được đến ngưỡng bị hạn chế bởi tầm của CEO. Khi đó, công ty chỉ có thể phát triển lên một tầm khác khi thay CEO mới, hoặc CEO cũ phải tự hạn chế hoặc loại bỏ được các yếu tố giới hạn đang cản trở bản thân và qua đó, cản trở cả tổ chức.

Không phải ai cũng có thể nhìn ra yếu tố giới hạn của mình, nhưng dù sao nhìn ra được còn là dễ. Để hạn chế hoặc loại bỏ hẳn nó mới là điều khó khăn, đòi hỏi một nghị lực phi thường mà ít người làm được. Những người đó thường dễ có thành công lớn.

Tôi có ông em xin được giấu tên, là luật sư giỏi, uyên bác đông tây kim cổ, hành xử chuẩn mực trước sau nhưng đường hoạn lộ thì rất gian nan vất vả. Tán gẫu với nhau hắn vẫn khoe bộ răng xấu kinh hoàng của hắn là quý tướng. Tôi cười bảo răng chính là limiting factor của chú, sửa đi. Hắn nghe lời, bỏ ra 30 triệu làm lại quả răng. Quả nhiên sau trúng cử đại biểu, lên ầm ầm như diều gặp gió. Cũng may là sửa răng dễ hơn nhiều so với sửa tính cách.

Còn yếu tố giới hạn của bạn là gì?

Theo HOANG TO FACEBOOK

Thứ Sáu, 18 tháng 7, 2014

NGUYỄN CHÍ ĐỨC XẢ SẦU!

Khoai@


Hôm nay tình cờ vào FB của Nguyễn Chí Đức mới thấy, dạo này Đức đã tỏ ra "bản lĩnh" hơn nhiều. Tâm trạng của Đức có lẽ vẫn còn rối bời bời bởi những bức xúc từ chính cách hành xử của các nhà zân chủ. 

Lướt qua một loạt các stt trên FB của Đức, không khó để nhận ra Đức khác hẳn đám zân chủ sa lông, và thậm chí là khác hẳn với cánh "xã hội dân sự". 

Công bằng mà nói, Đức có chất chơi và có thể dám chơi. Không dấu diếm đại chiến lược của mình nhưng không dựa dẫm vào biểu tình như cánh zân chủ khác, Đức dường như muốn thoát ra khỏi đám "bùng nhùng" đó.

Những con ghẻ biểu tình/Những kẻ ăn bám vào biểu tình

Mới nhất, Nguyễn Chí Đức có nhận xét rất hay, mang vị chua xót về bản lĩnh của các vị tai tiếng trong làng zân chủ nửa mùa xứ Việt: "Không có biểu tình là xẹp hết". Trong entry của mình, Nguyễn Chí Đức thể hiện sự thấu hiểu đến từng chân tơ kẽ tóc tâm tưởng của các nhà zân chủ. Đức viết: "NO-U là đám đông hiệu quả nhất. Hoàng Sa FC, Mạng lưới Blogger Việt Nam, Diễn đàn/tổ chức A-Z xưa nay chỉ được cái gọi làm chém gió cao cấp. Giờ NO-U đi xuống nhiều người tiếc hùi hụi, trong khi tôi đã cảnh báo từ rất rất lâu rồi. Không có biểu tình là xẹp hết, là tụt khí thế hết, không có cơ hội giao lưu-chém gió. Xuân Diện, Bùi Hằng, Đoan Trang, Mẹ Nấm...cứ nghĩ mình là đỉnh nhưng vì được đặt trong bối cảnh hừng hực khí thế chống Tàu nên họ mới được chú ý".

Và: "Chính cả tôi cũng thế nhưng vì tôi là người có một họat động xã hội nên không hề bị ảo giác, cuồng vĩ. Sống ở đời phải biết mình là ai”.

Về điểm này, Nguyễn Chí Đức đã đúng. Kể từ khi chính quyền kiên quyết dẹp biểu tình bất hợp pháp, các “vĩ nhân” này lập tức bế tắc: "phong trào dân chủ tụt nhiệt huyết, nỗ lực kéo dài tuổi thọ bằng việc khai sinh cho thật nhiều hội nhóm mới để ve vuốt “ảo tưởng". Không có biểu tình thì nó phơi bày ra hết những bộ mặt gạo cội trơ chuốc, chẳng thể tìm được thêm gương mặt nào mới, ngoài việc đón chào, tôn thánh cho những ai được ra tù để tự thủ dâm tinh thần với nhau!



Chuyện tạo hiệu ứng ra khỏi đảng

Nói về câu chuyện xin ra khỏi đảng, Nguyễn Chí Đức coi thường những đàn anh đàn chị ra mặt mà không thèm dấu diếm. Trong một stt, Đức đánh bóng cô bạn gái và không quên chua thêm vài dòng đá đểu những kẻ đào tẩu rồi huyênh hoang khoe khoang lấy điểm của quan thầy (xem hình trên được chụp từ màn hình):

"Nói gì thì nói trong số những người ly khai khỏi tổ chức Cộng Sản thì mình vẫn nể người yêu mình nhất. Không phải cái chuyện khen "người nhà" mà vì em là người trẻ nhất (hi vọng thế) là người ly khai khỏi ĐCS vì lý do tư tưởng chứ không phải vì vấn đề mưu sinh, về hưu, đi nước ngoài hay đấu đá chức vụ không được sinh ra bất mãn với ĐCS.

Một số vị gần đây cũng đú ra khỏi ĐCS nhưng hoặc là về hưu đã quá lâu (cầm sổ hưu thì ngon rồi), lấy lý do tị nạn ở Thụy Sỹ., tòa báo bị giải thể nên kiếm cớ ra khỏi Đảng. Các bác không thể là "huynh đệ" vì lý tưởng dân chủ với tôi được. Cùng hiện tượng nhưng khác nhau về bản chất....

Nói tóm lại là dân chủ không bao giờ đến lượt bọn trí thức sa lông, bọn ngồi chém gió bàn phím là thủ lãnh nhé. Bọn này sau này cơ hội nhoi lên là anh vác súng anh đi xử lý hết. Láo nháo là anh Đức cho phăng teo ngay...".

Ngay cả những trí thức trong nhóm 72 cũng không thoát khỏi cú đá của Nguyễn Chí Đức. Trong 1 stt bàn về Phong trào Đông Du, có đoạn: "Còn các trí thức trong nước mà nổi tiếng là nhóm cựu IDS và các trí thức thân hữu thì sao? Chỉ mới rộ lên từ dạo Boxit. Mà chỉ đến khi tàn hơi (về hưu) rồi mới lên tiếng, trong khi không biết có phải bị khê/phủi bởi Nguyễn Tấn Dũng nên sinh ra bức xúc hay không? 72 vị này còn thua xa về độ tiếng vang và chấn động nhân tâm bằng nhóm xét lại chống Đảng ở miền Bắc thời chiến tranh Nam-Bắc".

Ở một đoạn khác, Đức viết với tâm trạng bức xúc: "Một vài trường hợp thanh niên như Phương Uyên-Nguyên Kha gần đây, lui về một chút như Nguyễn Tiến Trung, Huỳnh Thục Vy, Đoan Trang-Như Quỳnh...và phọt phẹt như Tiến Nam....chỉ là những lẻ tẻ tự phát, tự thân nội tại của họ đứng dây. Ví dụ thôi chứ ko phải chỉ đề cao mấy cái tên ở trên.

Còn về chuyện tạo ra hiểu ứng bỏ Đảng, chả có một cựu tiền bối nào có mưu đồ này. Đến lúc tôi ra thì cũng mong hi vọng có cựu tiền bối chối Đảng nào đó liên lạc để mưu đồ tạo ra một dàn đồng đội thì chả có ma nào cả. Giờ đi vận động một vài người có uy tín đứng ra làm trưởng ban liên lạc thì xin lỗi ĐÉO có ai dám nhận. Chưa đâu vào đâu đã có Lê Hiếu Đằng "chém gió" như đúng rồi".

Khi tranh luận với Giang Lương, Nguyễn Chí Đức bày tỏ: "Chủ trương về đại chiến lược của anh là dìm hàng tất cả liên quan đến CS. Hiểu chửa (CHỬA) ?

Vì mày đéo chịu hiểu là những lão tới đây có toan tính riêng nhằm ý đồ lãnh đạo. ĐM vừa được ăn, vừa được nói, vừa được gói mang về. Xin lỗi nhá !

Thế còn những anh hùng/anh thư vào tù ra khám, thậm chí trước thời Internet quên hết à?".

Đến đây hẳn các bạn đã thấy được bản chất của cái gọi là "các nhà zân chủ" Việt Nam. 

Rốt cuộc thì việc Nguyễn Chí Đức lên Facebook để xả nỗi bực dọc của mình về những kẻ mang danh zân chủ, khoác lác về nhân quyền; những con nghiện bang hội; những con ghẻ biểu tình, và cả những kẻ đào tẩu...cũng cho chúng ta thấy chúng là loại người nào trong xã hội.

GIÀN KHOAN 981 CỦA TRUNG QUỐC VẪN NẰM SÂU HƠN TRONG BIỂN VIỆT NAM?

Ong Bắp Cày


Hôm nay, báo Tuổi Trẻ có bài "Giàn Khoan Hải Dương Ngừng Di Chuyển, Nằm Sâu Hơn Trong Biển Việt Nam", trong đó có đoạn: 

"Từ tàu kiểm ngư 629 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, PV Đông Hà của báo Tuổi Trẻ vừa cho biết sau một ngày theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, từ 22g tối 16-7 đến 10g30 sáng 17-7, kiểm ngư VN đã nhận thấy giàn khoan Hải Dương 981 không còn di chuyển nữa.

Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 22g tối 16-7 định vị cho đến thời điểm này tại 15 độ 47 phút vĩ Bắc; 111 độ 00 phút 42 giây kinh độ Đông.

Như vậy, trong 25 giờ di chuyển, giàn khoan Hải Dương 981 chỉ chạy “loanh quanh”, rời vị trí ban đầu 35 hải lý về hướng tây tây bắc.

Đặc biệt vị trí mới của giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn 112 hải lý, gần hơn khoảng 30 hải lý so với vị trí trước khi di chuyển". - Hết trích.

Hiện bài này đã rút xuống.

Dựa vào đó, đám zân chủ cuội và một số người đã vội lu loa rằng: Làm gì có chuyện Trung Quốc rút giàn khoan, nó còn tiến sâu hơn vào biển của Việt Nam. Và rằng, nhà nước không có động tĩnh gì.v.v..

Vậy sự thật là gì?

Nhà báo Thiềm Thừ có entry ngắn gọn: "Gần hơn không có nghĩa là sâu hơn", với nội dung như sau:

"Một số bạn đo khoảng cách từ giàn khoan Hải Dương 981 đến bờ biển Việt Nam, thấy rằng hôm nay nó gần đảo Lý Sơn hơn hôm 14/7, vội kêu rằng nó vào sâu hơn trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, rút gì mà rút! Xin các bạn xem bản đồ này".


Vậy giàn khoan 981 của bọn Cẩu Khựa có còn nằm trong vùng biển Việt Nam hay không, hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời.

Và đây là bài trên báo Tuổi trẻ đã bị rút xuống:


Giàn khoan 981 ngừng di chuyển, nằm sâu hơn trong biển Việt Nam 


Sau một ngày theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, từ 22g tối 16-7 đến 10g30 sáng 17-7, Kiểm ngư Việt Nam đã nhận thấy giàn khoan Hải Dương 981 không còn di chuyển nữa.

Từ tàu kiểm ngư 629 của lực lượng kiểm ngư Việt Nam, PV Đông Hà của báo Tuổi Trẻ vừa cho biết sau một ngày theo dõi việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, từ 22g tối 16-7 đến 10g30 sáng 17-7, kiểm ngư VN đã nhận thấy giàn khoan Hải Dương 981 không còn di chuyển nữa.

Vị trí giàn khoan Hải Dương 981 từ 22g tối 16-7 định vị cho đến thời điểm này tại 15 độ 47 phút vĩ Bắc; 111 độ 00 phút 42 giây kinh độ Đông.

Như vậy, trong 25 giờ di chuyển, giàn khoan Hải Dương 981 chỉ chạy “loanh quanh”, rời vị trí ban đầu 35 hải lý về hướng tây tây bắc.

Đặc biệt vị trí mới của giàn khoan chỉ cách đảo Lý Sơn 112 hải lý, gần hơn khoảng 30 hải lý so với vị trí trước khi di chuyển.

Lúc 6g sáng nay 17-7, các tàu kiểm ngư Việt Nam đã triển khai đội hình tiếp cận giàn khoan từ hướng đông nam (phía tây bắc của giàn khoan Hải Dương 981).

Khi tàu Kiểm ngư 926 cách giàn khoan khoảng 9,3 hải lý, ngay lập tức phía Trung Quốc cử hai tàu bảo vệ chạy theo hai hướng, tạo gọng kìm để ngăn cản tàu kiểm ngư Việt Nam.

Đó là tàu hải cảnh số hiệu 2401 và tàu hộ vệ tên lửa số hiệu 169.

Tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam đã cơ động vòng tránh ra xa nhưng tàu hộ vệ tên lửa 169 của Trung Quốc vẫn chạy ngang phía sau đuôi các tàu Việt Nam, chỉ cách chừng 200 m.

Theo quan sát của phóng viên, khẩu pháo trên tàu hộ vệ tên lửa 169 đã được Trung Quốc mở bạt. Tại thực địa, quan sát từ tàu Kiểm ngư 629, phía Trung Quốc đã bố trí 12 tàu bảo vệ vòng ngoài quanh gian khoan.

Trong đó có 2 tàu quân sự, 2 tàu hộ vệ tên lửa 168 và 169, 2 tàu kéo chưa rõ số hiệu và 2 tàu chưa rõ chủng loại.

Thời tiết tại thực địa Hoàng Sa lúc này ngày càng xấu vì ảnh hưởng của bão, gió đã mạnh lên cấp 5, cấp 6. Dù vậy các tàu của lực lượng chấp pháp Việt Nam vẫn kiên trì bám trụ để theo dõi các hoạt động giàn khoan Hải Dương và tàu Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam

(Bài đã bị rút trên báo Tuổi Trẻ)