Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

KHÔNG CÓ VỤ LÁI XE BIỂN XANH GÂY TẠI NẠN, CHÉM NGƯỜI Ở THANH HÓA

Ong Bắp Cày

Một lần nữa các báo lại đưa tin sai sự thật

Đó đích thị là loại báo bắc chõ nghe hơi. Người đọc thấy tởm và rất tởm nôn cho loại báo đó.

Đây là sự thật:

Chiều 23/7, Đại tá Trần Văn Thực- Chánh Văn phòng Công an tỉnh Thanh Hóa khẳng định: Không có chuyện xe ô tô (biển xanh) mang BKS 80A-011.26 gây tai nạn, hành hung người va chạm giao thông.

Hiện trường sự việc sáng 23/7

Theo tin ban đầu, hơn 8h ngày 23/7, Trần Trung Kiên- người điều khiển xe tô tô 80A-011.26 – cho xe đỗ bên lề đường Quang Trung, phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa) để ăn sáng. Lúc đi bộ qua đường, Kiên có va chạm nhẹ với một người đang điều khiển xe mô tô đi hướng Bắc- Nam.

Người điều khiển xe mô tô có tên Nguyễn Lê Tuấn (SN 1984), trú tại đường Trịnh Khả, phường Ngọc Trạo (TP Thanh Hóa). Giữa Kiên và Tuấn có lời qua tiếng lại. Sau đó, Kiên bị Tuấn đấm vào mặt.

Bức xúc, Kiên liền chạy lại chiếc xe ô tô biển xanh đang đỗ bên đường, mở xe, lấy một thanh cứng (được cho là vật dụng kiểm tra lốp xe ô tô) để rượt đuổi, dọa Tuấn và phòng vệ. Rất nhiều người dân tập trung theo dõi sự việc, nhiều thành phần quá khích khi hô hoán, tung tin trong xe biển xanh có “hàng cấm” và chặn giữ chiếc xe ô tô.

Trước sự bao vây của nhiều người, Kiên đã vào trong xe ô tô và khóa cửa cho đến khi lực lượng công an có mặt tại hiện trường. Ngay sau đó, Tuấn cùng phương tiện xe mô tô của mình rời bỏ khỏi hiện trường.

Ô tô biển xanh

Sau khi giải tán đám đông, điều tiết giao thông, chiếc xe biển xanh cùng người liên quan đã được đưa về Công an phường Ngọc Trạo. Tại đây, Công an phường Ngọc Trạo đã tiến hành khám xe nhưng không phát hiện có “hàng cấm” trên xe. Đồng thời, ghi biên bản sự việc va chạm, gây gổ giữa người điều khiển xe ô tô và người điều khiển xe máy.

Đại tá Trần Văn Thực cho biết thêm, công an đang tìm người điều khiển xe mô tô (đã bỏ khỏi hiện trường) để làm rõ sai phạm giữa các bên để xử lý vụ việc. Còn chiếc xe ô tô (biển xanh) không liên quan đến sự việc đã được cơ quan chủ quản đưa về Hà Nội.

Thứ Ba, 22 tháng 7, 2014

MỸ THÔNG QUA THỎA THUẬN HẠT NHÂN DÂN SỰ VỚI VIỆT NAM

Mỹ thông qua thỏa thuận hạt nhân dân sự với Việt Nam

Một phiên họp của Thượng viện Mỹ. (Nguồn: AP)

Ngày 22/7, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự với Việt Nam, trong bối cảnh Washington đang tìm cách mở rộng quan hệ với Hà Nội.

Thỏa thuận trên - được Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ký kết hồi tháng 10/2013 bên lề Hội nghị thượng đỉnh Đông Á tại Brunei - đã được Tổng thống Barack Obama phê chuẩn hồi tháng Hai năm nay và hiện đang chờ Thượng viện Mỹ thông qua.

Phản ứng trước thỏa thuận nói trên, các nhà hoạt động chống phổ biến vũ khí hạt nhân và một số nghị sỹ Mỹ quan ngại về việc thỏa thuận trên không cấm Việt Nam tự làm giàu urani hoặc tái chế plutoni, những năng lực có thể được sử dụng để phát triển vũ khí hạt nhân. Để trấn an, Việt Nam đã ký một bản ghi nhớ không ràng buộc về pháp lý với Mỹ rằng Hà Nội không có ý định tìm kiếm năng lực đó.

Thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự Việt-Mỹ, còn được gọi là Hiệp định hợp tác hạt nhân 123, sẽ cho phép các công ty của Mỹ thâm nhập vào thị trường đang mở rộng của Việt Nam về phát triển điện hạt nhân.

Theo đánh giá của Bộ Thương mại Mỹ, thỏa thuận mà chính quyền Tổng thống Barack Obama đã ký với Việt Nam sẽ mở cửa thị trường Việt Nam cho các công ty của Mỹ, mang lại cho lĩnh vực xuất khẩu hạt nhân của Mỹ từ 10-20 tỷ USD, đồng thời tạo ra hơn 50.000 việc làm mới cho người lao động Mỹ với mức lương cao.

Thị trường điện hạt nhân của Việt Nam được đánh giá hiện đứng thứ hai tại Đông Á, chỉ sau Trung Quốc và ước tính sẽ đạt doanh thu 50 tỷ USD trong hai thập kỷ tới. Năng lượng hạt nhân là phương án mà Việt Nam đang theo đuổi nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt năng lượng hiện nay, với mục tiêu năng lượng hạt nhân sẽ đáp ứng trên 10% nhu cầu tiêu dùng điện năng trong nước vào năm 2030.

Nga và Nhật Bản đã có các thỏa thuận hợp tác hạt nhân với Việt Nam.

CÓ MỘT SỰ KHÁC BIỆT KHÔNG HỀ NHẸ: CÔNG AN Ở ĐÂU ĐÀN ÁP DÂN?

LâmTrực@


Quả đúng là có sự khác biệt không hề nhẹ giữa nhân quyền kiểu Mỹ và nhân quyền ở xứ ta.

Hai clip dưới đây sẽ là một phép so sánh nhẹ để các anh các chị, các ông các bà ở "Hội nhà báo độc lập Việt Nam" và các hội khác tương tự do các nhà zân chủ, nhân quyền thành lập tham thấu mà mở miệng. 

Câu nói: "Một bức ảnh bằng ngàn lời nói" sẽ có ích cho các anh các chị trong trường hợp này.

Hãy xem và la lên hỡi những Phạm Thị Đoan Trang, Phạm Chí Dũng, những Phạm Thanh Nghiên, những Nguyễn Ngọc Như Quỳnh và Nguyễn Tường Thụy....

Clip1

<iframe width="420" height="315" src="//www.youtube.com/embed/5DkNG9vRpFc" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Clip2

<iframe width="560" height="315" src="//www.youtube.com/embed/pVhSAmjDXCY" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>

Bạn đọc cũng có thể thấy Cảnh sát Mỹ sẽ làm gì với những người vi phạm pháp luật qua một số đường link sau:

- https://www.youtube.com/watch?v=vp8rDwMdJws

- https://www.youtube.com/watch?v=P2sJjHP8EzA

- https://www.youtube.com/watch?v=qK8f7IWQkgA

VỤ CSGT "BẺ TAY" NAM SINH - CÁC NHÀ BÁO CẦN CÓ SỰ CÔNG TÂM

Cuteo@


Người viết entry này đã từng vi phạm luật giao thông, chạy quá tốc độ quy định và bị CSGT dừng xe xử phạt. Cũng như những người Việt khác, người viết cũng xin sỏ, cũng gọi điện thoại cầu cứu nhưng không được, và cuối cùng phải chấp hành nộp phạt. 

Quả thật, xin không được, cầu cứu không xong, lại phải nộp phạt trong lúc vội vã thật bức bôi. Tâm lý ức chế, "ghét" CSGT tồn tại dai dẳng tới mức khó nghĩ tốt về họ trong một thời gian dài.

Công bằng mà nói, việc CSGT xử phạt khi chúng ta vi phạm luật giao thông làm chúng ta khó chịu, nhưng phải thừa nhận họ làm đúng và chúng ta nên chấp hành vì trước hết có lợi cho chính chúng ta, sau nữa là có lợi cho cộng đồng.

Một cách khách quan, CSGT không thiếu những gương người tốt, việc tốt cùng các hình ảnh đẹp và cũng có nhiều trường hợp xấu và rất xấu. Cùng với báo chí và dư luận, chúng ta cổ súy cho những hình ảnh đẹp, đồng thời lên án cái xấu trên tinh thần xây dựng.

Thời gian qua, báo chí đã dành cho lực lượng CSGT sự quan tâm không nhỏ. Đã có những bài báo tích cực, nhưng cũng không ít những bài báo vô trách nhiệm khi phản ánh về lực lượng CSGT. Khó có thể liệt kê đầy đủ số lượng các bài báo phản ảnh sai sự thật mà hầu hết là so trình độ tác nghiệp có vấn đề cũng như sự công tâm của chính người viết.

Mới đây, báo chí lại lên tiếng vụ CSGT An Sương bẻ tay và đánh một nam sinh ở TP HCM. Nếu điều đó là đúng, thì việc báo chí nêu là rất đáng hoan nghênh. Điều đáng tiếc là sự hời hợt trong cách viết, thiếu những minh chứng bằng hình ảnh hay clip đã làm cho những bài báo đó không thể thực hiện được chức năng của báo chí, trái lại nó kích động, cổ súy cho những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, đồng thời tạo dựng cho người đọc góc nhìn không đúng đắn về việc nghĩa vụ của công dân trong việc chấp pháp luật cũng như lực lượng làm nhiệm vụ thực thi pháp luật.

Sự thật của vụ việc này là nam sinh đã vi phạm luật giao thông đường bộ (chạy vào đừng cấm xe máy), nhưng khi bị phát hiện và yêu cầu dừng xe, anh này đã không chấp hành còn tăng ga bỏ chạy. Nhận thấy hành vi trên gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, chiến sĩ Điền và thiếu úy Đào Anh Tú liền dùng xe đặc chủng đuổi theo và tiếp tục ra hiệu Tài dừng xe nhưng Tài vẫn bỏ chạy. Như vậy có thể thấy, nam sinh đã đi từ cái sai này đến cái sai khác. Trên hết là siwj coi thường pháp luật, coi thường lực lượng chức năng và coi thường cả tính mạng và tài sản của những người tham gia giao thông khác. Xin hỏi, điều gì sẽ xảy ra nếu nam sinh chạy trốn và gây tai nạn cho người khác?

Sau khi bị truy đuổi, không còn lối thoát, nam sinh tên Tài đã vứt xe bỏ chạy và ngay sau đó bị bắt (hình trên đầu bài báo). Phải nói rằng, việc các chiến sĩ CSGT truy đuổi đối tượng như vậy là hoàn toàn đúng pháp luật và hành vi đuổi bắt đó chỉ nhằm làm cho pháp luật được thực thi nghiêm túc và mục đích chính là để bảo vệ cộng đồng. Từ khía cạnh khác, việc kiên quyết bắt giữ người có vi phạm pháp luật thể hiện tinh thần trách nhiệm của các CSGT đối với nhiệm vụ được giao và trách nhiệm đối với xã hội.

Điều đáng tiếc (phản ánh từ các báo trong ảnh chụp màn hình) là sau khi bị bắt, người dân hiếu kỳ đã tụ tập lại để xem, và một số kẻ đã lợi dụng tính huống đó để lu loa là CSGT bẻ tay và đánh học sinh, nhằm kích động gây rối trật tự công cộng, buộc tổ công tác phải gọi điện nhờ công an phường can thiệp. Tài cũng được đưa về đội CSGT An Sương để giải quyết vụ việc.

Sau khi vụ việc xảy ra, trong khi tiếp xúc với báo giới, Tài thừa nhận không có chuyện hai chiến sĩ CSGT đánh người như một số thông tin người dân cung cấp. Ngay bài báo trên VTCNews cũng đã đăng tải sự thật như vậy (xem tại đây hoặc ở đây). 

Theo thượng tá Trà, trưởng phòng CSGT công an TP HCM, việc tổ công tác đội CSGT An Sương khống chế Tài bỏ chạy như trên là không sai quy định và hoàn toàn không có hành vi CSGT đánh người.

Tuy nhiên, phóng viên viết bài đã lại một lần nữa mắc sai lầm khi cố nèo thêm đoạn: "Tuy nhiên, khi tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân và người dân, phóng viên lại nhận được sự phản ánh trái chiều. Nhiều nhân chứng trong vụ “CSGT khóa tay đánh học sinh” cho hay sẽ cung cấp clip hiện trường vụ việc để làm sáng tỏ vụ việc" vào bài báo. Quan điểm của người viết là đối với người vi phạm pháp luật mà cố tình chạy trốn, gây nguy hiểm cho những người xung quanh, và có thái độ chống đối người thi hành công vụ thì việc áp dụng hình thức khóa tay, trấn áp là việc nên làm. Nhìn vào hình ảnh mà tất cả các bài báo đăng tải kèm bài viết, các bạn cũng có thể thấy được thái độ của nam sinh kia như thế nào khi bị bắt.

Sự thật sẽ vẫn mãi là sự thật, nếu có clip hoặc ảnh quay chụp lại hình ảnh CSGT đánh nam sinh kia, thì chắc chắn nó sẽ lên mạng từ rất lâu. Việc phóng viên viết bài cố nèo thêm một câu như vậy vào cuối bài thể hiện hàm ý đe dọa CSGT, vớt vát lại chút thể diện, đồng thời bộc lộ trình độ tác nghiệp non kém của mình.

Người đọc có thể hỏi: Có clip thì sao không đăng lên cho mọi người biết sự thật?

Một lần nữa  nhắc lại, viết bài phản ánh cái sai của CSGT là việc rất nên làm, song các nhà báo nên có sự công tâm và trên hết là tôn trọng sự thật.

PHÀM ĐÃ LÀ NGƯỜI TU HÀNH THỰC SỰ, KHÓ LÀM ĐIỀU ÁC NHÂN, THẤT ĐỨC

Phàm đã là người tu hành thực sự, khó làm điều ác nhân, thất đức


Từ chia sẻ của một bà mẹ, dư luận gần đây xôn xao về câu chuyện ở chùa Bồ Đề, coi ngôi chùa nổi tiếng thiện nguyện này là kênh “trung gian” buôn bán trẻ em.

Theo đó, trẻ em bị bỏ rơi, bằng nhiều cách, nhiều nguồn, được tập kết về chùa; rồi chùa tổ chức tuyên truyền để nhận nhiều tài trợ từ các cơ quan, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước. Sau đó, cũng bằng nhiều cách, trẻ được bán đi dưới dạng nhận con nuôi; trụ trì và nhiều người liên quan sẽ nhận từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng khi bán được một bé.

Ở chùa, các em nhỏ được gieo duyên lành với Phật Pháp. Ảnh mang tính minh hoạ

Tôi đọc và theo dõi câu chuyện trong nỗi xót xa, đau đớn. Lòng vẫn hầu mong đó không phải là sự thật.

Hôm qua 22-7-2014, được tin phía chính quyền sở tại khẳng định không có câu chuyện đau lòng ấy xảy ra ở chùa Bồ Đề. Đại diện công an quận Long Biên cho biết, công an quận và phường Bồ Đề thường xuyên kiểm tra, quản lý biến động về nhân khẩu tại chùa; hướng dẫn nhà chùa thủ tục đăng ký tạm trú, tạm vắng, và thời gian qua chưa phát hiện hiện tượng mua bán trẻ em.

Một số tờ báo trước đây đăng tin đã bắt đầu cải chính.

Dẫu có tin được khẳng định của phía công an và chính quyền hay không (vì người ta có quá nhiều lý do và tiền lệ để nghi ngờ), nhưng rõ ràng thông tin này ít nhiều đã làm nhẹ lòng những người quan tâm.

Nhẹ lòng cho tất cả chúng ta.

Bởi, phàm đã là kẻ tu hành, không ai làm được cái việc ác độc tày trời như vậy. Chuẩn mực đạo đức của Phật giáo, lấy quy tắc (quy phạm) Ngũ giới Thập thiện, hoàn thiện nhân cách; lấy việc cứu đời giúp người của thánh hiền, để thăng hoa đạo đức; lấy Bát nhã không tuệ của Bồ tát, để minh tâm kiến tính.

Bởi, Phật nói không làm điều ác. Và bởi, người bình thường làm ác đã phải chịu nghiệp báo nặng nề, người tu hành mà làm ác, chắc chắn nghiệp báo sẽ lớn gấp bội! 

Phương Dung/ANTĐ

TÌNH BÁO MỸ XÁC NHẬN NGA KHÔNG DÍNH LÍU TRỰC TIẾP VỤ MH17

Tình báo Mỹ xác nhận Nga không dính líu trực tiếp vụ MH17


(VIETNAM+)

Tại cuộc họp báo ngày 22/7, trung tướng Nga Igor Makushev tố cáo SU-25 của Ukraine đã bay cách chiếc MH17 3km ngay trước khi máy bay Malaysia bị rơi. (Ảnh: RT)

Các phương tiện truyền thông tại Mỹ ngày 22/7 dẫn lời các quan chức tình báo cấp cao của nước này xác nhận Nga không dính líu trực tiếp tới vụ bắn rơi chiếc máy bay mang số hiệu MH17 của Malaysia làm 298 hành khách thiệt mạng, đồng thời bác bỏ những cách giải thích của Nga về sự cố này.

Theo các quan chức tình báo giấu tên của Mỹ, chiếc máy bay MH17 nhiều khả năng bị bắn hạ bởi một quả tên lửa phòng không SA-11 của lực lượng ly khai ở miền Đông Ukraine và chưa rõ liệu có người Nga nào có mặt tại bệ phóng hoặc nhóm người bắn quả tên lửa đó đã được đào tạo tại Nga hay không. 

Một quan chức cấp cao khác thì cho rằng không loại trừ khả năng chiếc máy bay bị bắn hạ do nhầm lẫn.

Các nguồn tin tình báo cấp cao nói rằng họ quyết định tổ chức họp báo một phần nhằm phản bác lại điều mà họ gọi là luận điệu tuyên truyền sai lệch của Nga và truyền thông quốc gia Nga về vụ máy bay MH17. 

Một quan chức tình báo cấp cao cho rằng việc chính phủ Ukraine đã bắn hạ chiếc máy bay là không thực tế bởi Kiev không có các hệ thống tên lửa trong khu vực đó, nơi rõ ràng nằm dưới sự kiểm soát của quân ly khai.

SỰ ĐỂU GIẢ CỦA BBC TIẾNG VIỆT: KHƠI MÀO VÀ KÍCH ĐỘNG TRANH CHẤP LÃNH THỔ

LâmTrực@


Lẽ ra người viết không thèm nhắc đến BBC Tiếng Việt bởi chất lưu manh ba sàm của nó. Người đời gọi nó là báo lá cải, lá ngón hay lá vông thì kệ (cm), tôi quan tâm.

Nhưng hôm nay, ngay trên trang nhất, BBC lại một lần nữa thể hiện sự bẩn tưởi của mình qua bài viết: "Chủ tịch Việt Nam thăm đảo Bạch Long Vĩ" của phóng viên nào đó (không đề tên tác giả), nên người viết phải biên vài dòng. Có thể nói đây là bài viết cực mất dạy với ý đồ khơi mào cho một cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa ta và Tàu Khựa, trong điều kiện những kẻ khát máu đang rình rập biến vùng không có tranh chấp thuộc chủ quyền của Việt Nam thành vùng có tranh chấp.

Trong bài viết, ngoài phần giật tít và thủ pháp lươn lẹo bóng gió về hòn đảo Bạch Long Vĩ để hướng lái dư luận, thì BBC dành hẳn một phần có tên "Đảo tranh chấp?" để châm ngòi, khêu gợi cho một cuộc chiến lãnh thổ, với âm mưu biến cái không tranh chấp thành cái có tranh chấp. Luận điệu này sẽ góp phần cổ súy cho cánh diều hâu có tư tưởng Đại Hán được dịp phô bày cơ mõm.

Tiện đây, cũng xin được nhắc lại, ngay trên BBC cũng đã từng có bài về Bạch Long Vĩ, các bạn có thể tham khảo:

BBC đã tự tay vả vào miệng của mình khi trước đó đã cho đăng bài phỏng vấn ông Dương Danh Dy có tựa đề: "có "tranh chấp" về Bạch Long Vĩ". Trong bài này ông Dương Danh Dy cũng đã khẳng định Bạch Long Vĩ là của Việt Nam và từ trước đến nay không hề có tranh chấp. Xin trích nguyên văn đoạn phỏng vấn như sau:
Vậy thực hư về chuyện "tranh chấp" giữa Việt Nam và Trung Quốc quanh đảo Bạch Long Vĩ là như thế nào? Đài BBC đã hỏi chuyện nhà nghiên cứu TQ Dương Danh Dy tại Hà Nội:
Ông Dương Danh Dy: Không hề có chuyện tranh chấp về đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ. Câu chuyện lịch sử là như thế này: tháng 10/1954, sau khi ký Hiệp định Geneve, quân đội Pháp rút khỏi miền Bắc Việt Nam.
Đảo Bạch Long Vĩ lúc đó vẫn là của Việt Nam, nhưng do có một số khó khăn, và tôi cũng không rõ là thỏa thuận ở cấp nào nhưng có việc Việt Nam nhờ Trung Quốc ra tiếp quản hộ.
Trung Quốc giữ hộ Việt Nam tới năm 1956 thì trả lại cho Việt Nam.
Hồi đó tôi còn trẻ, sau khi vào Bộ Ngoại giao thì tôi có được tận mắt đọc biên bản ký kết về việc Trung Quốc trao trả lại đảo Bạch Long Vĩ cho Việt Nam. Có một chi tiết thú vị là lúc đó Việt Nam còn ngần ngừ chưa nhận vì chưa có phương tiện để ra đảo. Thế là phía Trung Quốc, sau khi thỉnh thị, lại tặng thêm cho Việt Nam hai chiếc ca-nô.
Từ đó, không có chuyện gì xảy ra. Hơn nữa, trong đàm phán Vịnh Bắc bộ vừa qua, rõ ràng không hề có vấn đề gì về chủ quyền Bạch Long Vĩ.
Nhưng tôi cũng biết gần đây có tin đồn bên Trung Quốc là "Trung Quốc cho Việt Nam mượn" đảo Bạch Long Vĩ.
Việc Chủ tịch Việt Nam ra thăm đảo, có những tuyên bố cứng rắn, đanh thép chắc đã khiến một số người Trung Quốc tức tối, khó chịu.
Nhưng không phải tin chính thức nên cũng chẳng cần có phản ứng gì.
BBC: Theo như ông biết, về mặt chính thức phía Trung Quốc chưa lên tiếng gì về Bạch Long Vĩ phải không ạ?
Ông Dương Danh Dy: Không bao giờ, và không thể lên tiếng được. Tôi xin khẳng định là như thế.
Và đây, theo Cổng thông tin điện tử Huyện Bạch Long Vỹ thì Bạch Long Vĩ là hòn đảo nằm giữa Vịnh Bắc bộ, ngoài cái tên Đuôi Rồng trắng, trước đây còn có tên là đảo Vô Thuỷ (có nghĩa là không có nước). Sau này, có thời kỳ gọi là Phù Thuỷ Châu (có nghĩa là hòn ngọc nổi trên mặt nước), đến nay vẫn còn di tích làng Thuỷ Châu trên đảo.

Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên đảo Bạch Long Vĩ không có dân cư sinh sống, đảo chỉ là nơi tránh gió của ngư dân trên biển.

Năm 1887, sau khi thực dân Pháp thôn tính xong Bắc kỳ, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã thoả thuận: Những hòn đảo nằm kề phía đông của kinh tuyến Paris (105043' đông), nghĩa là đường thẳng Bắc- Nam đi qua mũi phía đông đảo Trà Cổ (còn gọi là Vạn Chú) và tạo thành biên giới trên biển thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này trong đó có đảo Bạch Long Vĩ thuộc về An Nam.

Đến năm 1920, sau khi tìm được giếng nước ngọt, dân cư vùng Quảng Yên - Việt nam tìm tới đây sinh sống, lập nghiệp bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt trên đảo và khai thác hải sản dưới biển.

Năm 1937, chính quyền Bảo Đại phái người tới đảo lập đồn canh phòng và xây dựng chế độ lý trưởng trên đảo.

Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương và cho quân ra đảo tước khí giới của binh lính Bảo Đại. Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo.

Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, lực lượng phản cách mạng Trung Quốc chạy ra đảo Bạch Long Vĩ lấy đảo làm điểm trú chân. Do tầm quan trọng của đảo với việc bảo vệ lãnh thổ hai nước, tháng 7 năm 1955, quân giải phóng Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo đánh đuổi bọn Quốc Dân Đảng và quản lý đảo.

Ngày 16/01/1957, Việt nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo để quản lý và khai thác, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quang đảo theo quy định của luật biển quốc tế. Trước khi giải phóng, trên đảo có 135 hộ dân với 518 người sinh sống.

Ngày 16/01/1957, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 49/TTg quy định đảo Bạch Long Vĩ là xã trực thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hải phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22 ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tầu đấnh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản.

Cuối năm 1965, cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt nam bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra ngày càng quy mô và ác liệt, toàn bộ dân cư của đảo đã được sơ tán về đất liền. Từ năm 1965 cho đến 1992, trên đảo chỉ có lực lượng vũ trang (Tiểu đoàn 152 sau này là Trung đoàn 952 Vùng I hải quân) làm nhiệm vụ chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh.

Ngày 09/12/1992, Chính phủ ra Nghị định số 15/NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo Bạch Long Vĩ thuộc thành phố Hải phòng. Ngày 26/02/1993, Hải phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc tại đảo. Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo Bạch Long Vĩ.

Ngoài các tư liệu trên, các bạn có thể tham khảo tại đây: 

https://www.google.com.vn/url?sa=t&rct=j&q=&esrc=s&source=web&cd=2&cad=rja&uact=8&ved=0CCUQFjAB&url=http%3A%2F%2Fvi.wikipedia.org%2Fwiki%2FB%25E1%25BA%25A1ch_Long_V%25C4%25A9&ei=lnXOU5zbEsKE8gXs04KoDg&usg=AFQjCNHwYWqxabosjbAxd8P3MnE8mt7NyQ&sig2=hiiylxLfh-DPh0GxyM_lwg

Như vậy, các bạn đã có thể kết luận được BBC đăng bài với mục đích gì.

Khó có thể nói được từ nào hơn là: Đểu giả!