Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

CHỌC TIẾT LỢN ĐẰNG ĐÍT

“Chọc tiết lợn đằng đít”

Sáng ngày thứ 2, mùng 2 tháng 7 tại Bắc Kinh Người phát ngôn Bộ ngoại giao của Tầu Cộng Lưu Vi Dân lại lên tiếng tại cuộc họp báo, rằng ” vì hòa bình và ổn định” ở Biển Đông yêu cầu Việt Nam ” hành xử sao cho có lợi cho quan hệ hai bên”.

Nghe thằng cha này nói, giọng lưỡi nó giống như một tay thạo nghề “chọc tiết lợn đằng đít”.

Vì rằng, lưỡi hắn uốn “vì hòa bình và ổn định” nhưng hắn lại ngang nhiên đưa tàu chiến của hắn ra Biển Đông tuần tra trên lãnh hải của Việt Nam. Trắng trợn hơn, hắn lại kêu gọi các nước đến hợp tác với nước hắn để thăm dò và khai thác kinh tế trên biển của Việt Nam.

Hành xử như một kẻ ăn cướp đích thực mà mồm lại đòi “ổn định” thì cái thứ ổn định đó là ổn định kiểu gì? Ổn định kiểu để chúng mày dễ bề ăn cướp a? Đã thế Tàu Cộng lại còn cao giọng thế này nữa mới thêm thối hoắc: “Trung Quốc luôn luôn phản đối các nước khác có hành động làm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông”.

Ai làm phức tạp? Biển của người ta, mày đem tàu bè đến xua đuối, bắt bớ, đánh đập, cướp bóc ngư dân của người ta; rồi lại mời kẻ khác đến “ăn” chung ” miếng bánh” mày muốn cướp” thì ai là kẻ “làm phức tạp tình hình” đã quá rõ ràng rồi. Kẻ đó chính là mày, là thằng Tầu Cộng.

Nói như thằng này, nhân dân Việt Nam đã có thành ngữ định vị thế này này: ” Chọc lợn đằng đít”. Mà chọc lợn kiểu này, son máu cẳng thấy đâu chỉ thấy sùi ra một cục “bui nhùi” có mùi đích thị là cứt.

Nhưng, công bằng mà nói, trong lời lẽ kiểu “chọc lợn đằng đít” của Tầu Cộng không phải câu nào cũng có ” mùi” hay “chọc vào đít” như vây. Có câu, có ý hắn cũng đã chọc vào đúng cổ con…lợn. Như câu này: "Trung Quốc kêu gọi Việt Nam hành xử sao cho có lợi cho quan hệ hai bên”.

Có lợi cho hai bên là hai bên nào? Tàu Cộng chúng mày là một bên. O ke. Còn một bên là một bên nào? và quan hệ là quan hệ với ai ? 

Tất nhiên là đéo có ai như thế rồi. Người Việt Nam thì không như thế.

Nhân dân Việt Nam biết chúng mày từ lâu rồi. Từ bốn nghìn năm nay kia. Sẹo chúng mày để lại trên thân thể dân Việt Nam nhiều vô kể, có chỗ đã lành có chỗ vĩnh viễn không lành. Chẳng hạn như vú Bà Triệu đến nay vẫn con sưng tẩy, vì bà đã phải dùng vú đập vào mặt chúng mày. Dái đàn ông Việt cũng thỉnh thoảng lị sị đau vì những vệt sẹo do dao chúng mày thiến, hẳn còn. Lê Lợi 10 năm nếm mật, nằm gai, lăng tẩm nơi Lam Kinh vẫn còn ngùn ngụt khói. Cổ Trần Bình Trọng ” thà làm quỹ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, vẫn còn tươi, máu vẫn còn chảy dòng dòng. Móng trâu, móng bò, đia đỉa, thuồng luồng…vẫn còn trên gác bếp mỗi nhà. Rể hồi, khoai lang…vẫn còn chất đống…quanh bờ ruộng, núi đồi…Quan hệ với chúng mày sớm muộn gì cũng từ liệt đến tử vì chúng mày.

Vậy thì, chúng mày bảo có lợi cho hai bên là hai bên nào?

Nhân dân Việt Nam bị mắc lừa chúng mày nhiều rồi.

Mày xui dân Việt Nam trường kỳ đánh Mỹ cho đến người Việt Nam cuối cùng, để rồi mày bắt tay với kẻ thù “nuốt” ngọt Hoàng Sa của Việt Nam. Mày lừa dân Việt Nam để rồi bây giờ mày nhan danh đồng chí trắng trợn ăn cướp Biển Đông của Việt Nam, vân vân.

Cái “lợi” do chúng mày mang lại thực chất chỉ là cái ” lợi” để nhân dân Việt Nam mất nước, để nhân dân Việt Nam phải thần phục chúng mày, để chúng mày tha hồ cướp phá.

Thôi đi cái thằng. Nhân dân Việt Nam hiểu mày quá rõ rồi. Mày nên nhớ rằng, mày nói như vậy chỉ làm cho nhân dân Việt Nam thêm tức giận. Nó giống như dân tao kinh bỉ cái thằng được giao giết mổ lợn mà lại đem dao chọc tiết lợn ở đằng đít. Kiểu chọc này, lợn không thể chết, mà chỉ làm cho nó vùng văng và phóng phân vào mặt người chọc tiết mà thôi. Vì vậy, tao khuyên mày: hãy thôi đi.
-------------

P/s: Bài chôm trên net, có đục đẽo ti ti.

VĂN VIỆT VỚI THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA

Ong Bắp Cày

Ngay từ khi Văn Việt tuyên bố mở mục, đã có một số ý kiến không tán thành xuất hiện trên mạng, tiêu biểu là của nhà báo Phạm Thành gửi cho Văn Việt: 1/ Văn hoá Việt đồng nghĩa văn hoá Trung Hoa nên nói thoát văn hoá Trung là hủy văn hoá Việt. 2/ Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải văn hoá.

Cho nên đặt vấn đề thoát Trung về văn hóa để thảo luận đồng nghĩa với việc đặt vấn đề tiêu tùng văn hóa Việt, người Việt.

Đó là lý do mà trong một ngàn năm người Việt có chính quyền nhà nước, chưa từng có triều đại nào đặt đề thoát Trung về văn hóa như mấy nhà điều hành mạngvanviet.info đang phát động.

Nhưng, mặc dù học tập và ứng dụng đại trà Văn hóa Trung Hoa vào nước Việt nhưng người Việt vẫn giữ gìn được bờ cõi cương vực, và mặc dù triều đại nào của nước Trung Hoa cũng đưa quân xâm lược nước Việt, rốt cuộc chúng nó vẫn bị đánh cho tơi bời, buộc phải cong đuôi rút chạy về nước.

Cũng có một số ý kiến cho rằng việc học văn hoá Trung Hoa để chống lại Trung Hoa là cần thiết, như học Khổng là thiết yếu để xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam để bảo vệ độc lập.

Ý kiến văn hoá Việt đồng nghĩa hoặc chịu ảnh hưởng rất quan trọng (theo hướng tốt) của văn hoá Trung Hoa cũng được chia sẻ ở các mức độ khác nhau, như hai dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng và Trần Đĩnh đều nhấn mạnh giá trị và sự hấp dẫn không thể phủ nhận của văn học Trung Hoa xưa, điện ảnh Trung Quốc bây giờ. Hai tác giả cảnh báo phải thận trọng khi nói đến văn hoá, một vấn đề “rất trừu tượng mà cũng rất cụ thể” (Trần Đĩnh) và không được sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (Trần Tiễn Cao Đăng, Trần Đĩnh), vì văn hoá Trung Hoa là sản phẩm tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa qua ngàn năm lịch sử.

Nhưng, kể cả về chính trị thì Việt Nam cũng có lệ thuộc hay phụ thuộc vào Trung Quốc bao giờ đâu mà thoát?

HỘI THẢO "THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA" HAY "DIỄN ĐÀN CHỐNG CỘNG"?

Ong Bắp Cày


Đấy, chị nói cấm có sai. 

Bọn con bò tổ chức hội thảo "Thoát Trung về văn hóa" thực chất là gì đã được phơi bày ra ánh sáng như cá mực phơi khô. Thành công như muôn đời vẫn thế được Nguyễn Chí Đức phát biểu: "Cần nhiều hơn nữa những cuộc hội thảo như thế này". Kinh chưa?

Ông GS Chu Hảo đóng vai chủ lễ cho "buổi cầu nguyện thoát Trung về văn hóa" tại hội trường tầng 4, tòa nhà Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, 53 Nguyễn Du, Hà Nội vào chiều ngày 15/08/2014 với sự tham gia của gần 50 người. Đó là những gương mặt từng hiện diện tạo nên bộ mặt từ biểu tình bờ hồ, café nhân quyền cho đến những bang hội được khoác áo "dân sự" như "diễn đàn xã hội dân sự", "văn đoàn độc lập", "mạng lưới blogger Việt Nam".

Ông Hảo cũng vẫn còn đủ tỉnh táo đề phòng trường hợp bị ông Quang A "cướp diễn đàn" như thường thấy nên đã nhanh tay ra đòn bằng việc nhấn mạnh: "hội thảo Thoát Trung về văn hóa là bàn cách bài trừ những ảnh hưởng tiêu cực từ văn hóa Trung Quốc chứ không phải kích động tư tưởng bài Trung hay chính quyền…". 

Trước tiên, như các bạn thấy, Buổi hội thảo quy tụ nhiều thành phần mà ai cũng rõ thuộc các nhóm XHDS nhưng chưa một lần đăng kí và được phép, và oái oăm thay nó lại được tổ chức ngay trong trụ sở của Liên hiệp các hội Khoa học kĩ thuật Việt Nam, một cơ quan trực thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dưới khẩu hiệu "Đảng cộng sản Việt Nam quanh vinh muôn năm" và tất nhiên, bên cạnh đó là tượng cụ Hồ, ảnh ông Mác, ông Lê Nin cùng Quốc kỳ và Đảng kỳ. 

Đéo thể nào hài hơn được nữa. Chị thật.

Thôi thì đó là chuyện hình thức chả chấp làm gì, nhưng chị hơi buồn vì chủ đề "Thoát Trung về văn hóa" đã bị dần mất kiểm soát và chuyển thành "Thoát Trung về chính trị".

Ngay sau khi ông Chu Hảo mở đầu là tay nhà thơ Hoàng Hưng đã lập tức chiếm lĩnh diễn đàn, và nhấn mạnh đến bài viết của nhà báo Phạm Thành, rằng: “Văn hóa Việt đồng nghĩa với văn hóa Trung Hoa, thoát văn hóa Trung đồng nghĩa với hủy văn hóa Việt” và “Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải về văn hóa”. 

Vậy là lạc đề con mẹ nó rồi. Cái sự lạc đề ấy chính là điểm khơi mào cho các bài phát biểu của Quách Hạo Nhiên, Phùng Hoài Ngọc, Nguyễn Khắc Mai, Nguyễn Ngọc Lanh với sự tung hứng của Hoàng Hưng. 

Điểm chung nhất, hội thảo đã không còn bàn đến văn hóa, nói đúng hơn, văn hóa chỉ là cái cớ để hô hào "thoát chính trị" với các luận điểm kiểu: "Thoát Trung là thoát chủ nghĩa Mác - Lênin. “Cách quyết định nhất chính là vòng kim cô mang tên chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đây đẻ ra cái gọi là ý nguyện cộng sản mà lãnh đạo chính quyền Việt Nam mê muội không chịu từ bỏ nên là bị Trung Quốc lợi dụng”; “Thoát Trung cần bắt đầu từ việc đổi tên Đảng”, “tôi đề nghị Đảng cộng sản Việt Nam thoát khỏi cảnh danh xưng “cộng sản” để khỏi trùng hợp với cái tên Đảng cộng sản Trung Quốc”, “Thực chất hơn nữa thì rút lại chính là thoát khỏi ý thức hệ độc tài toàn trị.”; hay "Sự giả dối gần nửa thế kỷ trên cả nước đã phá hủy rất căn bản nền đạo đức xã hội của người Việt mà tôi coi đó là một tội ác lớn nhất của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao đối với dân tộc ta". 

Cực đoan hơn nữa, Nguyễn Ngọc Lanh tuyên bố như đúng rồi: "Đảng cộng sản Trung Quốc là kẻ thù từ năm 1979”. Truyền thống đền ơn đáp nghĩa là nguyên nhân cản trở tất cả sự phát triển của Việt Nam. Thoát văn hóa Trung để đi đến văn hóa nào? Thứ nhất khôi phục truyền thống văn hóa Việt đã bị xóa bỏ hoặc xói mòn bởi bọn xâm lược Trung Hoa và sự tiếp nhận mù quáng của giới lãnh đạo Việt Nam". 

Chị tuyên bố cho bọn con bò buồn: Những tham luận của chúng nó chỉ như giấy chùi đít, sặc mùi mũi dãi chả có tí tẹo chất xám. Thực ra, chả có đéo gì mà thoát cả.

Đồng ý, đừng nên lệ thuộc vào nước nào là điều nên làm và cổ súy. Nhưng qua hội thảo này, chị cũng thấy tầm hiểu biết của các trí thức trong hội thảo này vẫn chỉ như ếch ngồi đáy giếng, nhất là bọn ăn theo nói leo như Nguyễn Xuân Diện hay Thùy Linh. 

Thử hỏi, bọn chúng biết gì về quan hệ Việt - Trung? đã không biết thì tại sao dám nói Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc về chính trị, để rồi từ đó kêu gào như bò rống: "Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải về văn hóa".

Tiện đây chị khai sáng cho chúng nó luôn về bản chất quan hệ Việt - Trung. Vấn đề này anh Bao Bất Đồng đã nói từ lâu, chi tiết chị quên mẹ, nhưng đại loại thế này.

Có thể nói, mặc dù có vấn đề về ý thức hệ, song Việt Nam chưa bao giờ lệ thuộc vào bất cứ nước nào, dù là Mỹ, Nga, hay Trung Quốc. 

Thời kỳ còn hai phe, Việt Nam buộc phải chống xâm lược Pháp và Mỹ nên bị đẩy về khối XHCN, và ngay khi nằm trong khối XHCN thì Việt Nam vẫn không lệ thuộc/Phụ thuộc vào nước nào. Các con bò có thể thấy khi Liên Xô và Trung Quốc mâu thuẫn thì Việt Nam vẫn trung lập. Hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh đứng giữa hai nhà lãnh đạo Xô - Trung trong lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh là minh chứng cụ thể cho đường lối ngoại giao mà Việt Nam theo đuổi: tranh thủ ủng hộ từ Liên Xô và Trung Quốc, nhưng không ngả về phía nào. 

Năm 1964, phóng viên Pháp khi phỏng vấn chủ tịch Hồ Chí Minh có hỏi rằng: "với những giúp đỡ của Bắc Kinh cho Việt Nam DCCH thì trong tương lai Việt Nam DCCH có chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh và trở thành một tỉnh của Trung Quốc?", cụ Hồ trả lời "không, tuyệt nhiên không". 

Ngay cả khi biết Trung Quốc không hề muốn Việt Nam thống nhất, họ muốn kiểm soát miền Bắc để chống ảnh hưởng của Liên Xô và biến miền Bắc thành vùng đệm bảo vệ Trung Quốc khỏi sự xâm lược của Mỹ, kiểu như Bắc Hàn ngày nay thì Việt Nam vẫn có hướng đi riêng của mình mà không lệ thuộc vào ai. Quyết tâm giải phóng đất nước rõ ràng là đòn đau với Trung Quốc, nhất là khi quyết tâm ấy lại được Liên Xô ủng hộ. 

Nếu nói Việt Nam, hay lãnh đạo Việt Nam lệ thuộc, hay không nhận ra âm mưu của Trung Quốc như bọn trí thức đểu ở diễn đàn này bi bô, thì thử hỏi có hay không hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc và Tây - Nam? 

Còn nữa, kể từ khi Việt - Trung bình thường hóa quan hệ vào cuối 1989 cho đến nay, chị hỏi là Việt Nam dã có quan hệ đồng minh với nước nào hay chưa? Chị hỏi vì khi đã thiết lập quan hệ đồng minh, điều đó đồng nghĩa với quan hệ lệ thuộc. Vậy tại sao những con bò lại tưởng tượng ra Việt Nam có một quan hệ đồng minh/ phụ thuộc vào Trung Quốc? Địt mẹ, ngu hết chỗ nói.

Ngẫm đi, động não đi! Việt Nam - Trung Quốc có hiệp ước quân sự nào hay không? Lãnh thổ Việt Nam có căn cứ quân sự nào của Trung Quốc hay không?

Hãy nhìn các đồng minh của Mỹ phản ứng thế nào mỗi khi Mỹ choảng nhau với kẻ thù. Chúng có nghĩa vụ và buộc phải ủng hộ tất tần tật từ mồm, lá phiếu cho tới cả máu xương. Mối quan hệ Việt - Trung khác biệt hoàn toàn mối quan hệ của các nước Philippin, Hàn Quốc, Nhật Bản, Tây Âu đối với Mỹ. 

Đám trí thức cặn bã kia mù hay sao mà không nhận ra ? 

À, còn đây nữa: "4 tốt và 16 chữ vàng" ! Đây là lí do chúng nó bảo Việt Nam phụ thuộc vào Trung Quốc. Mẹ kiếp, với những loại trí thức giòi bọ như thế này thì đến bao giờ đất nước mới hóa rồng đây. Chị nói cho mà biết, phàm đã là chính trị, ngoại giao thì đầu môi chót lưỡi cho mát lòng nhau thì có gì mà xoắn? Thay vì mang quân ném vào cối xay thịt Iraq, Afganistan để làm hài lòng đại ca Mỹ và đồng minh thì lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau có phải tốt hơn không?

Hãy mở mắt ra, nhìn lại chặng đường 26 năm thực thi chủ quyền Biển - đảo sau sự kiên Gạc Ma 1988 ai dám nói Việt Nam lệ thuộc, hèn hay buông xuôi trước Trung Quốc ? 


Mới nhất, tại Shangri La, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khảng khái nói với thế giới, mà thực chất là đập vào mặt Trung Quốc cũng lũ trí thức mất dạy kia rằng: "chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng, nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó".


Đấy mới là bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, rõ chưa, đồ con bò.


Tóm lại, những tiếng gào thét "thoát Trung về văn hóa" vang vọng đâu đó không phải xuất phát từ lòng yêu nước trong sáng và sự thông tuệ. Đó chỉ là giọng điệu của những kẻ có tư duy nô lệ nhược tiểu và cơ hội, một biểu hiện bầy đàn của đám ăn theo nói leo. 


Thực chất, cuộc hội thảo này chỉ là một diễn đàn chống cộng mà thôi.

Chị thật, hội thảo "Thoát Trung về văn hóa" còn nhiều điều hài vãi. Chị sẽ nhắc đến phát biểu của Thùy Linh, Xuân Diện và Quang A trong entry sau.


Hãy ngủ ngon và có giấc mơ đẹp.

TRUNG QUỐC LẠI CHƠI BÀI "HẢI TẶC" VỚI NGƯ DÂN LÝ SƠN

Cuteo@


Quấy rối, đe dọa ngư dân Việt Nam cùng các nước khác là một con bài của Bắc Kinh với mục đích làm cho họ sợ hãi mà không dám ra biển, và đó là điều kiện thuận lợi để ngu dân Trung Quốc chiếm hữu biển Đông, góp phần khẳng định sự chiếm đóng của Trung Quốc trên thực tế.

Sau sự kiện giàn khoan 981, tình hình tạm thời yên ắng, bất chấp nỗ lực của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, nhằm hạ nhiệt phía Trung Quốc lại tiếp tục giở bài "hải tặc" để đe dọa ngư dân ta. Ngày hôm qua, một tàu cá Lý Sơn đã lại bị tàu Trung Quốc đập phá, cướp tài sản.

Thông tin ban đầu được biết tàu cá QNg 66074 TS của ngư dân Lý Sơn trong khi đang khai thác tại ngư trường Hoàng Sa thì bị tàu Trung Quốc đập phá, cướp tài sản. Tàu cá QNg 66074 TS do ngư dân Trần Hiền (37 tuổi, ở thôn Tây xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ tàu, kiêm thuyền trưởng cập bờ trong tình trạng bị đập phá tan hoang.

Thuyền trưởng Trần Hiền kể lại: "Tôi cùng 9 ngư dân Lý Sơn cho tàu vươn khơi Hoàng Sa vào ngày 14/8. Đến khoảng 12h ngày 14/8 khi đang cho tàu thả lưới cách đảo Trụ Cẩu (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) khoảng 4 hải lý về phía Nam thì bất ngờ tàu Hải giám Trung Quốc số hiệu 46002 xuất hiện. 

Ngay lập tức tàu này thả xuồng bay số hiệu 2002 cùng lực lượng tiếp cận tàu cá. 12 người đi trên xuồng bay tay lăm lăm dùi cui cùng búa đinh nhảy lên tàu cá, họ dồn toàn bộ ngư dân lên mũi tàu rồi tiến hành đập phá cabin, cắt phá thuyền thúng cùng dây hơi, ngoài ra họ còn lấy đi toàn bộ thiết bị máy móc gồm máy Icom, định vị và 2 tấn cá, ước thiệt hại trên 200 triệu đồng".

"Khi đang đập phá thì một người Trung Quốc bị mảnh kính ca bin làm bị thương nặng ở tay phải nên những người Trung Quốc vội đưa người bị thương xuống xuồng rồi rút lui, nên chúng tôi mới có cơ hội cho tàu chạy về cập đảo".

Ngư dân Nguyễn Văn Hùng (40 tuổi), thuyền viên tàu cá QNg 66074 TS bàng hoàng kể lại: "Sau khi nhảy lên tàu cá, họ bắt chúng tôi giơ tay sau gáy, rồi tiến hành phá phách, vừa đập phá họ vừa sử dụng búa và dùi cui đe dọa, anh em trên tàu ai cũng hoảng hồn bởi sự hung hăng thô bạo của họ".

Nhận được tin khi cập bờ, bộ đội biên phòng cùng các cơ quan chức năng huyện Lý Sơn đang có mặt để xác minh vụ việc.

Có lẽ đã đến lúc, chúng ta cần đến các phương án loại trừ "hải tặc" kiểu này để ngư dân yên tâm sản xuất và giữa biển.

CÁI GIÁ PHẢI TRẢ CHO HÀNH ĐỘNG PHÂN BIỆT VÙNG MIỀN

Phạt 220 triệu, đình bản báo điện tử Tri Thức Trẻ


Một Thế Giới - Sáng 15/8, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Trương Minh Tuấn đã ký quyết định số 1171/QĐ-BTTTT đình bản báo điện tử Tri Thức Trẻ 3 tháng. Cùng ngày chánh thanh tra Bộ Thông tin truyền thông ký quyết định xử phạt báo Tri Thức Trẻ 220 triệu đồng.

Trước đó, chiều 14/8 thứ trưởng Trương Minh Tuấn đã triệu tập cuộc họp khẩn cấp với Thanh tra Bộ TT&TT, Cục báo chí, Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử xem xét sai phạm của báo điện tử Tri Thức Trẻ liên quan đến bài viết “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ” đăng trên báo điện tử Tri Thức Trẻ vào ngày 12/8.

Bài viết đã đăng trên tờ Tri Thức Trẻ là điển hình của những trò giật gân, câu khách rẻ tiền trên một số tờ báo điện tử hiện nay. Ngoài việc vi phạm pháp luật nghiệm trọng, thông tin trên báo điện tử Tri Thức Trẻ còn ảnh hưởng đến xã hội, gây bức xúc cho dư luận.

Vận hành và khai thác báo điện tử Tri Thức Trẻ là Công ty cổ phần truyền thông Việt Nam (VC Corporation) hiện nay cung cấp công nghệ rất nhiều tờ báo điện tử. Quyết định đình bản báo điện tử Tri Thức Trẻ đi kèm theo quyết định phạt hành chính 220 triệu đồng.

Minh Sơn

CAO HỌC - ĐẮNG LÒNG!

LâmTrực@


Đọc bài "Nộp 1 tỉ đồng 'chống trượt' thi cao học" đăng trên trang Một Thế Giới mà thấy buồn vô cùng. 

Tôi biết vụ việc này từ lâu nhờ công của báo chí, và vẫn âm thầm theo dõi cho đến khi có kết luận chính thức của Sở GD-ĐT Thanh Hóa.

Được biết, tình trạng này diễn ra không chỉ có ở Thanh Hóa, và không chỉ ở kỳ thi cao học, mà nó còn diễn ra ở mọi kỳ thi hệ Tại chức, Liên thông.

Đó là sự thật đắng lòng!

Theo kết luận của Sở GD-ĐT Thanh Hóa thì có tới 40 học viên là cán bộ các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, kinh doanh tự do của tỉnh cùng nộp tiền “chống trượt” khi thi đầu vào cao học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên với số tiền lên tới 1,08 tỉ đồng.

Theo đó, việc tổ chức ôn thi cao học quản lý kinh tế do ba cán bộ phòng quản lý đào tạo của trung tâm là ông Bùi Sỹ Hồng – trưởng phòng, ông Lê Trọng Sơn – phó trưởng phòng, bà Lê Thị Liên – nhân viên – tổ chức móc nối, nhận, giữ số tiền 1,08 tỉ đồng của 40 học viên nhằm giúp học viên đạt kết quả cao trong kỳ thi cao học.

Để đạt kết quả cao trong kỳ thi, các học viên nhờ ông Hồng, ông Sơn tìm người giúp đỡ. Ông Sơn trao đổi với bà Liên tìm người. Việc thu mỗi học viên 27 triệu đồng được sự thống nhất của các học viên, có sự đồng ý, chứng kiến của ông Hồng, ông Sơn (tổng số tiền 1,08 tỉ đồng). Ngày 16.8.2013, ba cán bộ trên hẹn một số học viên ra Hà Nội tìm người giúp đỡ nhưng không thành, số tiền trên bà Liên giữ lại. Từ khi nhận, giữ tiền (ngày 16.8 đến 14.9.2013, trước khi thi) bà Liên không liên hệ được người giúp nhưng không trả lại tiền cho học viên trước khi thi.

Khi có kết quả thi, chỉ có 7/40 người đậu. Sau đó, các học viên kéo đến trung tâm yêu cầu ba cán bộ phòng quản lý đào tạo trả lại tiền. Ông Hồng chỉ đạo ông Sơn, bà Liên trả lại tiền cho 40 học viên qua 2 đợt: đợt một vào ngày 23.10.2013 cho 31 học viên có tổng điểm thi của ba môn dưới 11 điểm, đợt hai vào ngày 5.11.2013 cho 9 học viên còn lại, trong đó có 7 học viên trúng tuyển.

Kết luận thanh tra của Sở GD-ĐT Thanh Hóa khẳng định việc ba cán bộ trên tổ chức móc nối, nhận và giữ số tiền 1,08 tỉ đồng của 40 học viên gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Trao đổi với báo chí trong cuộc họp báo gần đây, ông Vương Văn Kiệt – phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa – khẳng định: “Căn cứ vào kết luận thanh tra, báo cáo của Sở GD-ĐT, lãnh đạo tỉnh vừa chỉ đạo ngành chức năng xử lý nghiêm khắc đối với cá nhân, tập thể có sai phạm. Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị, cơ quan có cán bộ là học viên tham gia nộp tiền “chống trượt” tiến hành kiểm điểm, xử lý nghiêm cán bộ của mình”.

Ngày 13.8 ông Đào Phan Thắng – giám đốc Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thanh Hóa – cho biết thực hiện công văn của Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa về việc phối hợp cung cấp tài liệu xác minh liên quan, trung tâm vừa có công văn gửi Công an tỉnh. 

Đại tá Trần Văn Thực – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn báo chí của Công an tỉnh Thanh Hóa – cho biết hiện nay Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh đang thụ lý vụ việc, chưa có báo cáo kết luận cụ thể.

Thứ Năm, 14 tháng 8, 2014

BẮT KHẨN CẤP TRÙM XÃ HỘI ĐEN MINH SÂM Ở BẮC NINH

Cuteo@


Các trang mạng đồng loạt đưa tin, có tới hàng trăm cảnh sát đã đột kích, bắt giữ Nguyễn Ngọc Minh - Giám đốc Công ty Đại An lớn nhất, đồng thời là “trùm” buôn gỗ khét tiếng ở tỉnh Bắc Ninh - cùng 8 đồng phạm về tội cưỡng đoạt tài sản. Cuộc đột kích từ chiều tới đêm 13-8.

Lực lượng cảnh sát của Bộ Công an đang khám xét, bắt giữ bên trong trụ sở Công ty TNHH Đại An

Chiều ngày 13-8, hàng trăm cảnh sát thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy (C47, Bộ Công an), Cảnh sát cơ động cùng các đơn vị khác của Bộ Công an, phối hợp với Công an tỉnh Bắc Ninh đã ập vào Công ty TNHH Đại An (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), bắt Nguyễn Ngọc Minh, Giám đốc Công ty Đại An cùng 8 đồng phạm khác.

Đồng thời, lực lượng cảnh sát cũng tổ chức khám xét Công ty Đại An cùng nhiều địa điểm liên quan đến công ty và nhóm đối tượng này. Việc bắt giữ, khám xét được tiến hành từ khoảng 16 giờ chiều đến hơn 23 giờ đêm ngày 13-8.

Hàng trăm cảnh sát cơ động bao vây công ty Đại An, khu chợ gỗ ở thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) để đảm bảo việc bắt các đối tượng.

Trao đổi với Báo Người Lao Động tại hiện trường vụ bắt giữ và khám xét tối 13-8, Thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng C47, đang trực tiếp chỉ huy tại trụ sở Công ty Đại An cho biết lực lượng cảnh sát đã bắt gọn 9 đối tượng mà không vấp phải sự phản kháng nào.

Lực lượng cảnh sát đã thu 6 khẩu súng và 1 quả lựu đạn. Các đối tượng bị bắt để điều tra về hành vi Cưỡng đoạt tài sản. Tuy nhiên, các đối tượng còn bị điều tra về nhiều hành vi khác. “Đây là vụ phức tạp, đã được theo dõi trong thời gian dài” - tướng Tuấn cho biết.

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Đại An được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2000. Công ty TNHH Đại An kinh doanh trong lĩnh vực: Đồ gỗ mỹ nghệ cao cấp; Bất động sản và Xây dựng…

Rất nhiều người dân đã đổ ra chứng kiến lực lượng cảnh sát bắt giữ ông "trùm" xã họi đen buôn lậu gỗ

Công ty Đại An nổi tiếng là doanh nghiệp lớn nhất của Bắc Ninh. Dân buôn gỗ Bắc Ninh cũng rỉ tai nhau Đại An có tầm ảnh hưởng rất lớn trong việc buôn gỗ không chỉ Bắc Ninh mà còn Bắc Giang, Thái Nguyên, muốn mua bán gỗ đều phải thông qua doanh nghiệp này.

Đại An có nhiều xe vận tải, vận chuyển gỗ cho các doanh nghiệp gỗ ở địa phương. Song nhiều đơn vị buôn bán gỗ đều bị Đại An “ép” phải sử dụng phương tiện vận chuyển của công ty này rồi thu tiền cước vận chuyển dù đã đầy đủ giấy tờ.

Nguyễn Ngọc Minh được biết đến là một “trùm” buôn gỗ của Bắc Ninh, đồng thời là một võ sư, mở cả một võ đường Đại An dạy võ cho nhân viên.

Theo tiết lộ từ lực lượng cảnh sát, trong số 9 đối tượng bị bắt, có cả con của “trùm” buôn gỗ này nữa.

Tin Minh Sâm cùng đồng bọn bị bắt, người dân tỏ ra hết sức vui mừng.

Vụ việc đang tiếp tục được điều tra, làm rõ.