Thứ Bảy, 16 tháng 8, 2014

VĂN VIỆT VỚI THOÁT TRUNG VỀ VĂN HÓA

Ong Bắp Cày

Ngay từ khi Văn Việt tuyên bố mở mục, đã có một số ý kiến không tán thành xuất hiện trên mạng, tiêu biểu là của nhà báo Phạm Thành gửi cho Văn Việt: 1/ Văn hoá Việt đồng nghĩa văn hoá Trung Hoa nên nói thoát văn hoá Trung là hủy văn hoá Việt. 2/ Vấn đề cấp thiết hiện nay là thoát Trung về chính trị chứ không phải văn hoá.

Cho nên đặt vấn đề thoát Trung về văn hóa để thảo luận đồng nghĩa với việc đặt vấn đề tiêu tùng văn hóa Việt, người Việt.

Đó là lý do mà trong một ngàn năm người Việt có chính quyền nhà nước, chưa từng có triều đại nào đặt đề thoát Trung về văn hóa như mấy nhà điều hành mạngvanviet.info đang phát động.

Nhưng, mặc dù học tập và ứng dụng đại trà Văn hóa Trung Hoa vào nước Việt nhưng người Việt vẫn giữ gìn được bờ cõi cương vực, và mặc dù triều đại nào của nước Trung Hoa cũng đưa quân xâm lược nước Việt, rốt cuộc chúng nó vẫn bị đánh cho tơi bời, buộc phải cong đuôi rút chạy về nước.

Cũng có một số ý kiến cho rằng việc học văn hoá Trung Hoa để chống lại Trung Hoa là cần thiết, như học Khổng là thiết yếu để xây dựng nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam để bảo vệ độc lập.

Ý kiến văn hoá Việt đồng nghĩa hoặc chịu ảnh hưởng rất quan trọng (theo hướng tốt) của văn hoá Trung Hoa cũng được chia sẻ ở các mức độ khác nhau, như hai dịch giả Trần Tiễn Cao Đăng và Trần Đĩnh đều nhấn mạnh giá trị và sự hấp dẫn không thể phủ nhận của văn học Trung Hoa xưa, điện ảnh Trung Quốc bây giờ. Hai tác giả cảnh báo phải thận trọng khi nói đến văn hoá, một vấn đề “rất trừu tượng mà cũng rất cụ thể” (Trần Đĩnh) và không được sa vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi (Trần Tiễn Cao Đăng, Trần Đĩnh), vì văn hoá Trung Hoa là sản phẩm tốt đẹp của nhân dân Trung Hoa qua ngàn năm lịch sử.

Nhưng, kể cả về chính trị thì Việt Nam cũng có lệ thuộc hay phụ thuộc vào Trung Quốc bao giờ đâu mà thoát?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét