Cuteo@
Hôm qua, một chiếc Su-37 của bọn Khựa đã khiêu khích một chiếc máy bay của Mẽo bằng các hành động nguy hiểm.
Hành động trên cho thấy mức độ nguy hiểm của sự việc, và cũng đồng thời gửi đến Mỹ cũng như các láng giềng của Trung Quốc rằng, Bắc Kinh không sợ ai, kể cả Mỹ.
Vài năm trước, một chiếc máy bay chiến đấu của Bắc Kinh cũng đã va chạm với một chiến đấu cơ của Mỹ và buộc phải hạ cánh xuống lãnh thổ Trung Quốc. Và ngay sau đó, một chiến hạm của Trung Quốc lại cố tình khiêu khích một tàu chiến của Mỹ khi nó hoạt động trên vùng biển quốc tế.
Phản ứng của phía Mỹ vẫn chỉ là: Đó là hành động khiêu khích nguy hiểm.
Còn ở Việt Nam, những hành động khiêu khích của phía Trung Quốc là phổ biến như cơm bữa, mới nhất là chuyện đâm va trên biển, cướp bóc đập phá tàu thuyền của ngư dân. Tất nhiên, chính phủ Việt Nam đã lên tiếng bảo vệ lợi ích của dân tộc, nhưng điều đó có vẻ như chưa làm hài lòng với một số người đang mang danh đấu tranh vì zân chủ, nhân quyền. Họ liên tục lu loa rằng chính phủ hèn nhát, không dám bảo vệ lợi ích dân tộc.
Điều dễ thấy, là những người luôn mồm nói xấu chính phủ ấy đều là những hạng người có vấn đề trong xã hội, và âm mưu của họ là làm cho người dân mất lòng tin vào lãnh đạo đất nước. Vì những luận điệu đó, họ bị người Việt chân chính gọi là "rận", hoặc "rận mu".
Hãy nhìn cách chính phủ Mỹ phản ứng để hiểu được rằng vì sao chúng ta lại phản ứng như vậy.
Trong trường hợp máy bay Mỹ bị máy bay Trung Quốc khiêu khích, liệu bọn rận có lu loa lên rằng: chính phủ Mỹ hèn nhát không nhỉ?
Mời đọc: Su-37 Trung Quốc khiêu khích 'sát thủ săn ngầm' Mỹ
Kiều Hương | Reuters | TCĐNA
(Seatimes) Ngày 22/8, Mỹ cáo buộc một chiến đấu cơ của Trung Quốc đã tiếp cận nguy hiểm một máy bay tuần tra hải quân Mỹ trong không phận quốc tế hồi tuần qua khi bay chỉ cách vài mét và thậm chí còn thực hiện xoay vòng xung quanh máy bay của Mỹ.
Chuẩn Đô đốc John Kirby, thư ký báo chí Lầu Năm Góc, tuyên bố Mỹ phản đối qua kênh ngoại giao chính thức với Bắc Kinh về vụ việc, diễn ra vào ngày 19/8, cách 135 dặm (215 km) về phía đông đảo Hải Nam, khu vực căn cứ tàu ngầm “nhạy cảm” của Trung Quốc.
Ông Kirby cho biết chiến đấu cơ Trung Quốc đã nhiều lần vượt qua và bay dưới máy bay chống ngầm và trinh sát P-8 Poseidon của Mỹ. Có thời điểm, máy bay phản lực Trung Quốc bay chỉ cách đầu cánh máy bay Mỹ khỏang 9 mét, thậm chí sau đó nó còn thực hiện một cú lộn mình trên không.
"Máy bay phản lực của Trung Quốc còn lướt qua mũi của P-8 một góc 90 độ với cái bụng hướng về phía P-8 Poseidon, chúng tôi tin rằng hành động này nhằm cho thấy chiến đấu cơ được trang bị vũ khí", Chuẩn Đô đốc Kirby nói. "Hành vi này không chuyên nghiệp và thiếu an toàn".
Chính quyền Obama kịch liệt lên án vụ việc, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Ben Rhodes gọi đó là một "hành động khiêu khích gây quan ngại sâu sắc”.
"Chúng tôi khuyến khích một quan hệ quân sự mang tính xây dựng với Trung Quốc, tuy nhiên hành động này... rõ ràng vi phạm tinh thần đó và chúng tôi đã phản ánh trực tiếp mối bận tâm này đến Bắc Kinh ", ông nói
Hồi tháng 4/2001, một chiến đấu cơ F-8 từng chặn máy bay do thám EP-3E của Mỹ cũng tại khu vực này, dẫn đến một vụ va chạm làm phi công Trung Quốc thiệt mạng. Máy bay Mỹ buộc phải hạ cánh khẩn cấp xuống một căn cứ ở đảo Hải Nam.
24 thành viên tổ bay Mỹ bị giữ trong 11 ngày cho tới khi Washington xin lỗi. Vụ việc gây tổn hại quan hệ Mỹ - Trung vào những ngày đầu chính quyền thời Tổng thống Mỹ George W. Bush.
Mặt khác, quân đội Mỹ và Trung Quốc đã thúc đẩy trao đổi trong những năm gần đây trong bối cảnh lợi ích kinh tế của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng và Trung Quốc sẽ đóng một vai trò an ninh lớn hơn trên thế giới.
Tàu Trung Quốc gần đây cũng đã tham gia lần đầu tiên trong RIMPAC - cuộc tập trận Hải quân lớn nhất thế giới Vành đai Thái Bình Dương. Các quan chức Mỹ nói rằng trao đổi giữa quân đội giữa hai nước ngày càng tăng để tránh hiểu lầm khi hoạt động gần nhau hơn.
làm gì dám mà lên tiếng?
Trả lờiXóa