Chủ Nhật, 10 tháng 8, 2014

PHIẾM VỀ CẦU LONG BIÊN

@Mượt

Việc bảo tồn cây cầu Long Biên như một chứng tích lịch sử là điều không thể bàn cãi. Không thể viện cớ thiếu kinh phí đền bù giải tỏa xây cầu mới mà phá bỏ đi cây cầu này. Cầu mới có thể xây sau chứ cầu cũ không thể dựng lại. 

Thậm chí xuống cấp đến độ không còn giá trị sử dụng như một cây cầu thì nó vẫn còn vô vàn những công năng khác. Đơn giản, cầu Long Biên đã trở thành một biểu tượng của Hà Nội. Đó là lịch sử, ai có thể viết lại được lịch sử đây? 

Tại Florence, Italia có cây cầu Ponte Vecchio được xây bằng đá từ thời La Mã. Cầu không có xe cộ chạy qua lại, chỉ có hai dãy nhà vắt ngang qua sông Arno. Cầu bây giờ được sử dụng như là một phố mua sắm đi bộ và ngắm cảnh. Nó trở thành một phần của thành phố, người ta quan niệm, nếu chưa đến cây cầu này thì coi như chưa đến Florence, Italia. 

Tuy nhiên, cái cách mà những người bảo vệ cây cầu Long Biên lên tiếng hầu như là chưa xứng với tầm vóc và những giá trị lịch sử của nó. Cách gắn cây cầu với những sự kiện chính trị, với những cuộc chiến đẫm máu khiến nó mất đi giá trị trong mắt người dân. Đó đơn thuần là chính trị. 

Cây cầu trăm năm qua đã chứng kiến những cuộc mưu sinh của triệu mảnh đời khốn khổ, những kỉ niệm cá nhân của nhiều thế hệ người Hà Nội vun đắp thành những giá trị không gì thay thế được. Thể chế có thể thay đổi, chính trị có thể xoay vần nhưng Cầu Long Biên là vĩnh cửu vì nó đã là một phần máu thịt và kí ức của nhân dân. Và chỉ có nhân dân mới đủ sức để bảo tồn nó cho các thế hệ mai sau. 

Cầu không chỉ là cầu. Cầu còn là lòng dân. 

Đó là lĩ lẽ vững chắc nhất để bảo vệ cây cầu này trước những kẻ đốt đền vô thần, vô đạo, ngu si, dốt nát và tham lam. 

Chị Mượt và những thế hệ cha ông có nhiều kỉ niệm với cây cầu này nên nói chỉ có đúng, cấm cãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét