Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

TRUNG QUỐC: MỘT XÃ HỘI MAN RỢ ĐẾN TỞM NÔN

Cuteo@


Người ta mới chỉ biết đến Trung Quốc là quốc gia hội đủ các yếu tố bẩn tưởi là tham lam, bành trướng, trộm cắp, gian manh, lừa lọc, sấc láo và xảo trá. Nhưng cũng sẽ không ngạc nhiên nếu thêm vào đặc tính nữa là: MAN RỢ!

Đây là những câu chuyện chỉ có thể xảy ra tại Trung Quốc. Bất kể ai đọc xong cũng đều "đứng hình" về mức độ man rợ đến tởm nôn.

Kinh hãi chuyện mua bán... xác người cho đủ chỉ tiêu

Khánh Chi (Tổng hợp)


ANTĐ - Dư luận Trung Quốc lại sốc với thông tin cán bộ Nhà nước tích cực thu mua thi hài để đạt đủ chỉ tiêu hỏa táng được giao. Tuy nhiên, thực trạng đào bới và mua bán xác người tại Trung Quốc không phải mới xuất hiện, nó đã tồn tại từ rất lâu bởi nhiều lý do…

Nhiều người tại Trung Quốc dù đã chết vẫn không được yên vì nạn trộm, bán xác hoành hành

Từ“chạy” đủ chỉ tiêu hỏa táng

Những năm gần đây, thị xã Bắc Lưu thuộc thành phố Ngọc Lâm, khu tự trị dân tộc Choang - Quảng Tây thường xuyên xảy ra nạn đào trộm mộ, có trường hợp chỉ sau 1 đêm được chôn, tử thi đã không cánh mà bay. 

Ngày 29-6-2014, một nông dân họ Cố thuộc thị trấn Lục Tĩnh (Bắc Lưu) đã đến cơ quan công an trình báo, di hài người ông 81 tuổi đã bị đánh cắp. Sáng 8-7, cơ quan công an thị xã Bắc Lưu thông tin đã bắt được đối tượng chuyên đào trộm mộ. Tại cơ quan điều tra, đối tượng họ Chung khai nhận từng nhiều lần trộm xác chết ở quanh thị xã Bắc Lưu và đem đi tiêu thụ tại tỉnh Quảng Đông. Ngay sau đó, hai cán bộ Nhà nước có biệt danh “lão Na Vụ” và “lão Hà Hoa” đã lần lượt sa lưới. 

Đó là cán bộ họ Đổng – Phó chủ nhiệm Văn phòng Tổng hợp chính trị thị trấn Na Vụ, thị xã Hoa Châu và quan chức họ Hà – Chủ nhiệm Ban phụ trách các vấn đề xã hội thuộc trấn Hà Hoa, thị xã Cao Châu, thuộc thành phố Mậu Danh, tỉnh Quảng Đông. Hai quan chức này đều chịu trách nhiệm thực hiện mai táng văn minh. Theo lời khai của Đổng, từ tháng 11-2013, đối tượng này quen biết Chung, sau đó thỏa thuận, mỗi xác người được mua với giá 3.000 NDT. Đối tượng họ Hà cũng cho biết, đã làm ăn với Chung từ năm 2012 và mua được thi hài với giá rẻ hơn Đổng một nửa - 1.500 NDT.

Sau khi vụ việc bị phanh phui, Đổng khai nhận đã mua 10 xác chết do Chung bán. Cứ đến cuối tháng, Đổng lại cùng “tay chân” đến một hang động trên núi để đem thi thể giấu trong đó đến Nhà tang lễ thành phố Mậu Danh hỏa táng. Còn Hà hỏa táng những xác thu mua được tại Nhà tang lễ thị xã Cao Châu. Khi chuyển giấy tờ tử thi cho nhà tang lễ, Đổng gán tên những người đã qua đời có hộ khẩu trong thị trấn mà hắn phụ trách cho những xác chết không rõ danh tính được thu mua.

Được biết, thị trấn Na Vụ mỗi tháng đều có chỉ tiêu hỏa táng, nhưng người dân tại đây vẫn giữ thói quen địa táng với quan niệm “chết là trở về với đất mẹ” nên Đổng phải mua thi hài để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Đối tượng họ Hà khai nhận tương tự, đồng thời cho biết lãnh đạo thị trấn cũng đồng ý với phương án này, tờ Chinanews của Trung Quốc đưa tin. 

Trung Quốc có truyền thống thổ táng và xây mộ cho người đã khuất nhưng Chính phủ khuyến khích hỏa táng để tiết kiệm đất đai và phát triển kinh tế - xã hội nên tình trạng “chạy” cho đủ chỉ tiêu hỏa táng mới phát sinh. Giao chỉ tiêu hỏa táng cho các địa phương là chủ trương đúng đắn nhưng mặt trái của nó là tạo điều kiện cho cấp cơ sở làm giả số liệu và nạn thu mua xác có “đất” phát triển. Theo Đại Hà báo, trước năm 2004, nhiều người phụ trách các nhà tang lễ, cán bộ quản lý thực hiện nếp sống mới trong tang lễ thuộc thành phố Thiết Châu (tỉnh Quảng Tây) đã tham gia đường dây trộm bán xác người. Đường dây này đã giao dịch gần 200 xác chết. Năm 2009, tạp chí Bán Nguyệt đàm Tân Hoa xã cũng chỉ ra hiện tượng lợi dụng việc đổi mới hoạt động tang lễ để buôn bán xác chết và vơ vét tiền phi pháp, trong đó có sự câu kết của các đối tượng đào trộm mộ, đánh cắp xác người chết và bán lại cho những đơn vị cần hoàn thành chỉ tiêu hỏa táng.

Đến hủ tục “đám cưới ma”

Cuối tháng 10-2014 trang Nam Hoa tảo báo dẫn nguồn tin từ Đài truyền hình tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc cho biết, tháng 6 vừa qua, công an huyện Cự Dã (Sơn Đông) khám phá đường dây chuyên ăn trộm và bán thi hài phụ nữ. Đối tượng của vụ án - tên Vương khai rằng, tháng 3 năm nay, hắn cùng 8 đồng bọn đào tử thi phụ nữ đã được chôn 3 tháng để bán với giá 18.000 NDT. Theo kẻ đào trộm mộ này, xác chôn nhiều năm không đáng giá, vừa chết mới giá trị, có thể bán được hơn 20.000 NDT (gần 70 triệu VND).

Theo lời khai của nghi phạm, lực lượng công an đã tìm được người mua là một đối tượng họ Lưu ở tỉnh Hà Bắc. Lưu cho biết, trong lúc tìm người mua, hắn giữ xác chết trong một nhà xác một bệnh viện. Khoảng 1 tuần sau, hắn bán được cho một người ở thị xã Vũ An (Hà Bắc) được 38.000 NDT. Hiện, phía công an đã bắt giữ được 11 đối tượng liên quan đến đường dây này.

Tử thi phụ nữ trở thành “món hàng” sinh lợi cao trong giới tội phạm buôn xác chết ở Trung Quốc bởi nhiều địa phương ở nước này như Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Hà Bắc, Quảng Đông... vẫn tồn tại hủ tục làm “đám cưới ma” cho người thân đã chết trẻ mà chưa lập gia đình. Mới đây, hồi cuối tháng 8, Tòa án huyện Bạch Thủy (Thiểm Tây) đã phán quyết đối tượng Tôn Ngân Hợp 1 năm 6 tháng tù vì tội đánh cắp thi thể để bán cho một gia đình làm “đám cưới ma”. Vụ án xảy ra vào tháng 12-2010, Tôn thuê 2 cửu vạn đào trộm mộ, lấy xác một phụ nữ nhưng trên đường vận chuyển thì nhóm của Tôn bị công an bắt giữ. Mùa đông năm 2011, một nhóm tội phạm đào mộ ở Thiểm Bắc đã thu lợi hơn 240.000 NDT từ 10 thi hài phụ nữ đánh cắp được. Thi hài của nhóm này có giá cao bởi chúng tắm rửa sạch sẽ cho tử thi và làm giả giấy tờ thể hiện tử thi mới được lấy ra từ nhà xác của bệnh viện. 

Không chỉ đơn thuần đào trộm xác chết, hủ tục làm đám cưới cho người đã khuất ở Trung Quốc còn khiến nhiều bi kịch nảy sinh. Tháng 6-2013, một đôi vợ chồng ở huyện Hóa (Thiểm Tây) đã bán con gái nuôi tên Đình Đình, 18 tuổi, bị bại não, cho người có nhu cầu mua “vợ quỷ”. Sự việc bị lực lượng an ninh phát hiện và Đình Đình may mắn không bị chôn sống. Trước đó, năm 2011, một người đàn ông tại Thiểm Tây đã giết hại tàn nhẫn một thai phụ chỉ để bán thi thể nạn nhân cho một “đám cưới ma” với giá 22.000 NDT. Tên này sau đó đã bị tử hình.

Theo ANTĐ

Hoàng Hữu Phước: BÀ PHẠM CHI LAN RẤT TĂM TỐI, MƠ HỒ!

Khoai@


Mình thấy ông Hoàng Hữu Phước thật kỳ lạ!

Nhưng mình thấy ông nói đúng và ông thực sự là người có tâm với đất nước, với chế độ.
--------------------------------
Ông Hoàng Hữu Phước nói bà Phạm Chi Lan: "Rất tăm tối, mơ hồ"

DIỆU LINH

(GDVN) - "Cách phát biểu này rất tăm tối mơ hồ và an toàn một cách khôn ngoan vì Bà Lan không nêu cụ thể bất kỳ một giải pháp nào để hiến kế với nhà nước...".

Đây là nội dung mà ông Hoàng Hữu Phước viết trên trang cá nhân nhằm vào chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, với tên gọi “Hội chứng bầy đàn” đăng trên trang cá nhân vào ngày 20/8/2013.

Ông nghị Phước giới thiệu rằng, ông ta đưa ra quan điểm này khi đọc báo Kiểm Toán số 30(56) ra ngày 25-7-2013 có bài “Ta đang ở đâu trên thế giới này?” của Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan.

"Tôi thấy cực kỳ thất vọng. Chuyên gia Kinh tế Phạm Chi Lan đã dựa vào hai báo cáo của Ngân hàng Thế giới gồm bản Cập nhật kinh tế Việt Nam trong sáu tháng đầu năm 2013 và dự báo triển vọng cả năm; còn báo cáo kia là bảng xếp hạng 177 nền kinh tế thế giới trong đó Việt Nam đứng thứ 42 trên thế giới và thứ 6 trong khối ASEAN, để nêu ra vài chi tiết mang tính so sánh xem Việt Nam thua những ai và những ai đã vượt qua Việt Nam để rồi kết luận như một kẻ chưa-bao-giờ-làm-chuyên-gia bằng câu hỏi: “Làm thế nào đây để không phải nhìn con tầu kinh tế khu vực và thế giới chạy vun vút, bỏ ta lại sân ga?”.

Ông Hoàng Hữu Phước gọi phát biểu của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan là "rất tăm tối mơ hồ". Ảnh TTO.

Cũng giống như giọng điệu thiếu văn hóa, xúc phạm ông Dương Trung Quốc, ông Phước bình luận phát biểu của bà Phạm Chi Lan là "tăm tối mơ hồ".

Cụ thể: "Cách phát biểu này rất tăm tối mơ hồ và an toàn một cách khôn ngoan vì Bà Lan không nêu cụ thể bất kỳ một giải pháp nào để hiến kế với nhà nước hoặc chí ít cũng phân tích vấn đề một cách đầy đủ trên cương vị một chuyên gia đã từng được nhà nước đào tạo và giao trọng trách làm lãnh đạo cao cấp của VCCI trong suốt nhiều năm".

Sau đó, ông Phước bình luận: Làm “chuyên gia” hưởng lương nhà nước kể cả lương hưu – tức sống bằng tiền thuế của người dân – thì có bốn việc phải hoàn thành đối với mộtchuyên gia, đó là (a) làm tròn trọng trách chuyên môn vì là chuyên gia, (b) làm tròn trọng trách chuyên môn ở mức độ chất lượng cao nhất và hiệu quả cao nhất vì đó là thể hiện tính chuyên nghiệp vốn luôn đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, (c) chuyên tâm với công việc chuyên môn của đẳng cấpchuyên gia, và (d) chuyên chú vào việc đem chuyên môn ra phục vụ quốc gia, dân tộc".

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh: VNN.

Ông này viết tiếp: "Nhiều chuyên gia kinh tế đã không làm tròn trọng trách chuyên môn, không tuân thủ tính chuyên nghiệp, không chuyên tâm vào nhiệm vụ được giao, và không chuyên chú đem chuyên môn ra phục vụ đất nước, trả món nợ với nhân dân. Không giúp ích gì được cho đất nước này, đề xuất toàn những sách lược kinh tế vô trách nhiệm, đẩy đất nước không vào vị thế tối ưu, không đủ khả năng viết lách bất cứ công trình công trình nào cho hậu thế như các nhà kinh tế từng đoạt giải Nobel, mà chỉ dựa vào cái bằng tiến sĩ, thạc sĩ, hay cái tước hiệu chuyên gia, để núp trong chiếc áotrí thức mà không biết thế nào mới được gọi là nhà trí thức, và cái ô nhân sĩ mà chớ hiểu phải ra sao mới được gọi là nhân sĩ.

Rồi cứ như để chữa thẹn bản thân không làm gì nên thân, chả viết gì được nên hồn, hễ ai rủ rê là cứ ký tên vào kiến nghị hay thỉnh nguyện thư hay cái vớ vẩn gì đấy theo bầy đàn để được công chúng hiểu lầm là có đóng góp công sức tạo nên cái công trình kiến nghị tâm huyết ấy, và để được gọi là nhân sĩ, là trí thức". 

Không hiểu bà Phạm Chi Lan nghĩ gì và sẽ hành động thế nào khi biết ông Hoàng Hữu Phước nói bà "phát biểu tăm tối mơ hồ".

Liệu đây có phải là một cuộc tranh luận đúng nghĩa với tư cách chuyên gia, học giả, nhà khoa học... hay chỉ là cái cớ để ông Hoàng Hữu Phước bêu xấu bà Phạm Chi Lan, như cách ông này làm với hai Đại biểu Quốc hội là ông Dương Trung Quốc và ông Trương Trọng Nghĩa?

Ông Hoàng Hữu Phước tự giới thiệu:
- Tổng Giám Đốc Công ty Doanh Thương Mỹ Á
- Thạc sĩ kinh doanh quốc tế, Cử nhân Anh văn
Ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XIII
Bầu cử ngày 22 tháng 5 năm 2011
Đơn vị bầu cử số 1: Quận 1, Quận 3, Quận 4
Sinh ngày 09 tháng 4 năm 1957 tại Sài Gòn, quê quán Nam Định.
Quá trình công tác như sau:
- Từ năm 1976 đến năm 1981: Sinh viên Đại Học Tổng Hợp (Khoa Anh Văn) TP.HCM
- Từ năm 1982 đến năm 1988: Giáo viên Anh văn tại trường Cao Đẳng Sư Phạm TP.HCM
- Từ năm 1988 đến năm 1989: Đại Diện cho Công ty TICO LTD (Nhật Bản) tại TP.HCM
- Từ năm 1989 đến năm 1996: Trợ lý đại diện cho Công ty CIMMCO (Ấn Độ) tại TP.HCM
- Từ năm 1996 đến năm 1999: Chuyên viên Công ty Dịch vụ Cơ Quan Nước Ngoài (FOSCO), Hiệu trưởng trường FOSCO Khai Minh, TP.HCM
- Từ năm 1999 đến năm 2000: Giám Đốc Điều Hành American Business College (Cao Đẳng Doanh Thương Hoa Kỳ) 100% vốn nước ngoài tại TP.HCM
- Từ năm 2001 đến năm 2005: Giám đốc Tuyển dụng và Giám đốc Nhân sự Công ty Manulife (Canada) tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Từ năm 2006 đến nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại – Dịch vụ – Tư vấn – Đầu tư Doanh Thương Mỹ Á.

CON GÁI LÂM BƯU KÊU GỌI BẮC KINH TÔN TRỌNG LỊCH SỬ

Cuteo@


Bắc Kinh đã từng dùng súng trường bắn vào quá khứ, và giờ đây đang bắt đầu hứng loạt đại bác đầu tiên.
--------------------

Con gái "kẻ phản bội" Lâm Bưu kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng lịch sử

HỒNG THỦY

(GDVN) - Tập Cận Bình sẽ quan tâm để có được sự hỗ trợ nhiều hơn từ "hạt giống đỏ" thế hệ 2 trong quân đội, nơi ông đang cần củng cố quyền lực.

Bà Lâm Đậu Đậu, con gái Lâm Bưu.

South China Morning Post ngày 7/11 đưa tin, con gái Lâm Bưu, một trong những khai quốc công thần của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhưng sau này trở thành "kẻ phản bội, kẻ cầm đầu tập đoàn phản cách mạng" đã lên tiếng kêu gọi (Bắc Kinh) tôn trọng nhiều hơn các sự thật lịch sử.

Lâm Đậu Đậu còn được biết đến với tên gọi Lâm Lập Hành đã tham gia một buổi tọa đàm của khoảng 100 con cháu các nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu Trung Quốc. Tọa đàm tổ chức tại Bắc Kinh 1 ngày sau khi Tập Cận Bình chủ trì cuộc họp quân chính với hơn 400 tướng lĩnh tại Cổ Điền, Phúc Kiến.

Những người này được gọi là "hạt giống đỏ thế hệ thứ 2" đã tham dự tọa đàm "Hậu duệ của Đông lộ quân Hồng quân công nông binh Trung Quốc" nhân 70 năm kỷ niệm cuộc trường chinh, ngày 11/1 tại khách sạn Vạn Thọ, thủ đô Bắc Kinh.

Theo tờ DW của Đức, hãng AFP đã dẫn lời Lâm Đậu Đậu phát biểu tại hội thảo này kêu gọi: (Bắc Kinh) "cần phải hết sức tôn trọng sự thật lịch sử, nghiên cứu đào sâu và điều chỉnh các sự kiện lịch sử", tuy nhiên bản tin không nhắc tới liệu phát biểu của con gái Lâm Bưu có liên hệ gì với sự kiện "Lâm Bưu bỏ trốn".

Các tài liệu công khai của Trung Quốc cho biết, ngày 13/9/1971, Lâm Bưu cùng vợ là Diệp Quần, con trai Lâm Lập Quả đã lên chuyên cơ cất cánh từ sân bay Sơn Hải để tìm cách trốn khỏi Trung Quốc, nhưng máy bay đã bị rơi tại Mông Cổ và cả 3 người tử vong.

Từng là 1 trong 10 nguyên soái của quân đội Trung Quốc, khai quốc công thần, "nhân vật số 2" chỉ sau Mao Trạch Đông, năm 1973 Lâm Bưu bị khai trừ đảng, năm 1981 bị gọi là trùm tập đoàn phản cách mạng.

Gia đình Lâm Bưu.

Tham gia cuộc gặp mặt các "hạt giống đỏ" lần này còn có La Đông Tiến là con trai La Vinh Hoàn, 1 trong 10 nguyên soái Trung Quốc và Túc Nhung Sinh, con trai Túc Dụ - 1 trong 10 đại tướng đầu tiên của quân đội Trung Quốc.

Con cái các tướng thế hệ đầu của Trung Quốc cũng đã gặp gỡ để kỷ niệm một "trận chiến tàn bạo" ở Chương Châu, Phúc Kiến xảy ra 2 năm sau hội nghị Cổ Điền do Mao Trạch Đông chủ trì. Những "hạt giống đỏ" này đang thúc giục Bắc Kinh xây dựng một đài tưởng niệm ở Chương Châu và một lễ kỷ niệm cấp nhà nước vào tháng 4 năm tới.

South China Morning Post dẫn lời Trương Lập Phàm, một nhà sử học dộc lập tại Bắc Kinh cho biết, cuộc gặp mặt của con cháu tướng soái thế hệ đầu tiên của Trung Quốc là một cách để tầng lớp "hạt giống đỏ" có tiếng nói lớn hơn.

Thế hệ "hạt giống đỏ" thứ 2 cảm thấy cuối cùng họ đã tìm được một người trong số họ đứng lên phụ trách và muốn tiếng nói của họ được giới lãnh đạo lắng nghe, bao gồm sự công nhận chính thức những gì cha ông họ đã làm.

Ông Phàm cũng cho rằng Tập Cận Bình sẽ quan tâm để có được sự hỗ trợ nhiều hơn từ "hạt giống đỏ" thế hệ 2 trong quân đội, nơi ông đang cần củng cố quyền lực. Cánh con cháu tướng soái Trung Quốc cũng cần đến sự giúp đỡ của Tập Cận Bình.

Thứ Năm, 6 tháng 11, 2014

GIÁO XỨ THÁI HÀ CẦN TÔN TRỌNG SỰ THẬT "HỒ BA GIANG"

LâmTrực@



Ngày 16/10/2014, các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế, giáo xứ Thái Hà có "Đơn khiếu nại khẩn cấp" gửi ông Nguyễn Thế Thảo - Chủ tịch UBBD Tp.Hà Nội phản đối chính quyền Hà Nội xây dựng công viên cây xanh, sân chơi, tiểu cảnh cho khu vực hồ Ba Giang ở phường Quang Trung, quận Đống Đa. 

Vẫn giọng điệu "cù nhầy" như thường thấy, họ cho rằng: "khu đất Hồ Ba GIang rộng 18.230 mét vuông, nằm trên địa bàn P. Quang Trung, Q. Đống Đa thuộc quyền quản lý của giáo xứ Thái Hà và Nhà dòng Chúa Cứu Thế từ 1928", và yêu cầu chính quyền phải ngừng ngay việc thi công đó. Bên cạnh đó, họ xúi bẩy, kích động giáo dân tụ tập cản trở các đơn vị thi công công trình công cộng này.

Ngay sau khi nhận được đơn của Linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng, phó bề trên Dòng Chúa Cứu thế HN, Chánh xứ Thái Hà, ngày 16/10/14. UBND quận Đống Đa đã trả lời.

Năm 2009, LM Vũ Khởi Phụng đại diện nhà thờ Thái Hà có đơn đề nghị trả lại đất cho GX Thái Hà - Dòng Chúa Cứu thế HN, UBND quận Đống Đa đã xem xét giải quyết có kết luận số 635/KL-UBND ngày 28/9/09 và thông báo trả lời tại văn bản số 193/TB-UBND ngày 15/10/09. Ngay sau đó, ông Vũ Khởi Phụng không đồng ý và có đơn khiếu nại lên UBND thành phố.

Cũng ngay sau đó, ngày 4/4/2011, UBND TP đã có văn bản 2309/UBND-TNMT trả lời. Trong đó có đoạn: "Khu đất Hồ Ba Giang (DT 14.182 mét vuông) nằm trong diện tích hơn 60.000 m2 đất mà Linh mục Vũ Ngọc Bích đã bàn giao sang cho Nhà nước quản lý từ năm 1961, nên việc ông Vũ Khởi Phụng có đơn đòi nhà nước trả lại cho nhà thờ Thái Hà là không đúng, trái với khoản 2, điều 10 Luật Đất đai năm 2003 và Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc ội khóa 11, không có cơ sở để giải quyết".

Căn cứ Điều 1, Điều 2 Nghị quyết số 23: "Nhà nước không xem xét lại chủ trương chính sách và việc thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất đã ban hành trước ngày 01/7/1991. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách về quản lý nhà đất và chính sách cải tạo XHCN liên quan đến nhà đất; Nhà nước hoàn thành thủ tục pháp lý về sở hữu toàn dân đối với các loại nhà đất mà nhà nước đã quản lý, bố trí sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách cải tạo nhà, đất cho thuê; Cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh; Quản lý nhà đất vắng chủ; Quản lý nhà đất trong từng thời điểm nhất định về nhà, đất của đoàn hội, tôn giáo; Quản lý nhà đất của những người di tản, chuyển vùng ra nước ngoài."

Căn cứ Khoản 5 điều 26 Luật đất đai năm 2013 quy định: "Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam".

Thực tế là, từ năm 2008, LM Vũ Khởi Phụng, chánh xứ Thái Hà đã có đơn khiếu nại về mảnh đất Hồ Ba Giang. UBND Tp Hà Nội đã trả lời khiếu nại và cung cấp đầy đủ văn bản pháp lý do LM Vũ Ngọc Bích ký ngày 27/5/1963 với nội dung xin bàn giao cho đất, nhà trên đất cho chính quyền quản lý, kèm theo bản kê khai ruộng đất, hồ ao và bất động sản trên đất cho Hợp tác xã dệt thảm Đống Đa sử dụng. Giáo xứ đã nhận 40 triệu đồng bồi thường của HTX dệt thảm Đống Đa. 

Việc Linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong, thuộc Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà thông tin với RFA rằng: "Chính xác từ năm 1928 khi các linh mục Canada đến Việt Nam và mua mảnh đất ở Hà Nội này thì khu đất Hồ Ba Giang đã nằm trong bản đồ đất đai của Nhà Dòng chúng tôi. Và từ đó đến nay chúng tôi chưa có trao nhượng, bán hay giao quyền sử dụng, sở hữu cho bất cứ cá nhân hay tổ chức nào" là hoàn toàn trái ngược với những gì mà đại diện Dòng Chúa Cứu thế là linh mục Vũ Ngọc Bích đã ký kết với chính quyền, đồng thời phỉ báng  những điều răn của chúa.


Trong các điều răn của đức Ki Tô, điều răn thứ bảy nói: "Ngươi không được trộm cắp". Hội Thánh nhìn giới răn này là nền tảng cho giáo huấn xã hội của mình, để xét đến hành động đúng đắn trong lãnh vực kinh tế, trong đời sống xã hội. Ðiều răn thứ bảy buộc phải tôn trọng tài sản của người khác, qua việc thực thi công bằng và bác ái, sống tiết độ và liên đới. Ðặc biệt, điều răn này buộc: Tôn trọng các lời hứa và các hợp đồng đã cam kết; đền bù những điều bất công đã gây ra và hoàn trả những gì đã trộm cắp...


Như vậy, dù dưới góc độ lịch sử hay pháp lý thì mảnh đất Hồ Ba Giang cũng thuộc sở hữu nhà nước và do nhà nước quản lý, và nó tuyệt nhiên chưa từng và không thể thuộc quyền quản lý của Giáo xứ Thái Hà kể từ khi Linh mục Vũ Ngọc Bích bàn giao cho chính quyền quản lý từ ngày 27/5/1963. Vì vậy, việc gửi đơn khiếu nại khẩn cấp của linh mục Giuse Nguyễn Văn Phượng là không có cơ sở để giải quyết.

Hình dưới đây là văn bản trả lời của UBND quận Đống Đa:








Về việc này, ý kiến của một số linh mục cho rằng, trong lịch sử nó thuộc giáo xứ Thái Hà, vậy nên bây giờ nó cũng thuộc Giáo xứ Thái Hà là một lập luận nực cười và phỉ báng luật pháp cũng như những tín điều Thiên Chúa.

Với lập luận ấy, thì Phật giáo cũng có thể đòi Giáo hội công giáo trả lại khu đất Nhà Thờ Lớn (42 Nhà Chung) cho họ, bởi lẽ, khu đất này trước khi có thiên chúa, nó là cơ sở của Phật giáo, nổi tiếng với chùa Báo Thiên (Tên đầy đủ là Sùng Khánh Báo Thiên Tự). 

Và tương tự như vậy với trường hợp Thánh Địa La Vang.

Thực ra, các vị chủ chăn tại Thái Hà đều hiểu rõ điều này. Họ cũng hiểu rõ việc kiện cáo "không phải để lấy lại" mảnh đất mà họ đã bàn giao cho chính quyền quản lý, mà cái chính là phục vụ cho những mưu đồ chính trị bẩn thỉu. Trong lịch sử chúng ta chưa quên những câu chuyện về vùng tự trị công giáo, nơi pháp luật được thay thế bằng giáo luật, còn cha xứ nghiễm nghiên trở thành lãnh đạo, lãnh tụ với phương châm "lời cha ý chúa" để tận dụng triệt để thần quyền cho các mưu đồ thế tục. 

Người dân không ngu, họ biết cách phân biệt giữa Công giáo và Cong giáo. Chả phải ngẫu nhiên đại sứ Mỹ Martin, trước khi lên máy bay dông tuốt Washington 1975, đã để lại lời nhắn nhủ: "Bây giờ đến lượt chiến tranh tôn giáo". Ngay sau đó, nhà thờ Vinh Sơn nổ súng. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Mỹ, một dân tộc dưới Chúa, đã từng cấm bang giao với Vatican trong 117 năm (1867 - 1984). In God we trust, in Church we don't, phải nhắc lại lần nữa. Chính người phương Tây đã đúc kết trải nghiệm thế.

Xin được dẫn lời Thánh Phaolô để cảnh tỉnh cho những người đang cố tình vi phạm pháp luật: "Ai chống đối luật pháp công quyền là phản nghịch chương trình Thiên Chúa thiết định. Kẻ ấy sẽ phải chuốc lấy án phạt cho mình!".

Hy vọng giáo dân Thái Hà hiểu rõ điều này.
--------
P/s: Bài viết có sử dụng tư liệu của em Đỏ

VIỆT NAM ĐỦ SỨC ĐÓNG GIÀN KHOAN NHƯ "HẢI DƯƠNG 981"

Việt Nam đủ sức đóng giàn khoan như Hải Dương 981


Việt Nam đã đóng được giàn khoan tự nâng với công nghệ hiện đại theo thiết kế của Friede and Goldman. Hải Dương 981 của Trung Quốc cũng mua thiết kế của hãng này.

Tháng 10 vừa qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), chủ đầu tư Liên doanh Việt - Nga Vietsopetro phối hợp cùng với tổng thầu Công ty Cổ phần Chế tạo Giàn khoan Dầu khí (PV Shipyard) đã tổ chức Lễ đặt Ky (Keel laying) cho Giàn khoan Tam Đảo 05 sau hơn 10 tháng thi công.

Giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 được thiết kế theo mẫu JU-2000E của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) với tổng trọng lượng khi hoàn thành là 18.000 tấn; có thể hoạt động ở độ sâu độ sâu hơn 120 m (400ft) nước biển và có khả năng khoan tới độ sâu 9000m (30.000ft).

Thi công giàn khoan Tam Đảo 05

Giàn khoan Tam Đảo 05 có giá trị 230 triệu USD và theo dự kiến sẽ được hoàn thành sau 32 tháng thi công. Đây là giàn khoan tự nâng thứ 2 do các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chế tạo hoàn toàn trong nước sau giàn khoan tự nâng Tam Đảo 03 đã được đưa vào sử dụng từ năm 2012.

Ông Nguyễn Xuân Sơn - Chủ tịch HĐTV Tập đoàn nhấn mạnh: "Việc chế tạo Giàn khoan Tam Đảo 05 cũng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và thể hiện chủ quyền đối với tài nguyên quốc gia.”

Có thể nói giàn khoan tự nâng Tam Đảo 05 là một bước tiến quan trọng trong công nghiệp khai thác năng lượng của Việt Nam, đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh năng lượng và thể hiện chủ quyền đối với tài nguyên quốc gia.

Đại diện của Shipyard, ông Vũ Ngọc Hoan nhấn mạnh, đây là loại giàn khoan có thể tự di chuyển trên biển, chuyên dùng trong lĩnh vực thăm dò dầu khí và sửa chữa các giếng dầu. Khi có Tam Đảo 05 Vietsovpetro chủ động hơn trong lĩnh vực trên mà không phải đi thuê giàn khoan của nước ngoài.

Nhận xét về giàn khoan Tam Đảo 05 này, chuyên gia hàng hải Đỗ Thái Bình cho rằng, Việt Nam đã sở hữu khả năng đóng những giàn khoan tiên tiến.

“Giàn khoan tự nâng được sử dụng trong việc khai thác những mỏ dầu gần bờ, ven bờ, như các mỏ Bạch Hổ, Đại Hùng… mà chúng ta đang khai thác. Còn nếu muốn khai thác ở những lô dầu khí xa hơn có độ sâu nước vài trăm mét đến gần 1000 mét như trong vùng biển Trường Sa, Hoàng Sa, sẽ phải sử dụng công nghệ giàn khoan khác như giàn khoan nửa chìm.

Tiêu biểu như việc vừa qua Trung Quốc đã đưa trái phép giàn khoan nửa chìm Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981) vào vùng biển Hoàng Sa của ta để khoan thăm dò.

Tuy nhiên cần nhìn nhận thẳng thắn rằng Trung Quốc không phải nước thiết kế ra cái giàn khoan nửa chìm đó mà chỉ đi mua thiết kế của Friede and Goldman (Hoa Kỳ) rồi chế tạo, gia công tại Trung Quốc.

Chuyên gia Đỗ Thái Bình nhận định: “Việc Việt Nam chế tạo được giàn khoan hiện đại như Tam Đảo 05 bằng thiết kế của Mỹ cũng rất đáng khen. Nó khẳng định thế hệ kỹ sư trẻ của Việt Nam có thể làm được nhiều việc nếu họ được tập hợp dưới một lá cờ có tổ chức và quyết tâm làm việc thực sự, khẳng định mình thực sự.”

Ông Đỗ Thái Bình cho rằng việc tự đóng các công cụ để khai thác là điều tất yếu và cần phải thúc đẩy. Giàn khoan tự nâng này dù chỉ hoạt động ở các mực nước ven bờ nhưng có thể coi đó là một bước thử nghiệm, tích lũy kinh nghiệm, Việt Nam hoàn toàn có thể đóng được những giàn khoan lớn hơn, hoạt động ở mực nước sâu hơn với sự giúp đỡ từ công nghệ của Mỹ.

Minh Tú
(Báo Đầu Tư)

THỦ DÂM TIẾT HẠNH BỀN VỮNG-TIẾP

Khoai@


Tôi ủng hộ các đại biểu Quốc hội sử dụng mạng xã hội làm phương tiện sẻ chia thông tin, vì trước hết nó là cách tốt nhất để các đại biểu gần dân, sau nữa nó là cách nhanh nhất để người dân cất lên tiếng nói của mình, thay vì phải vượt qua hàng trăm cửa ải hành chính.

Rất tiếc, một ông nghị biết sử dụng mạng xã hội trong bối cảnh hiện nay lại bị cho là lạc loài, thậm chí có người còn ám chỉ đó là "thần kinh", hay "khùng".

Ai đó đã đúng khi nói: Trong một xã hội, toàn người còng lưng, thì một người lưng thẳng sẽ bị coi là dị dạng!
-----------------------

Copy tiếp bài từ Beo sắcThủ dâm tiết hạnh
(Cái tựa mượn chữ của chú DG DG)

2. Blog là cái chi chi

Blog là nhà riêng, có địa chỉ tên tuổi đàng hòang. Tuy nhiên, khi nó để ngỏ cửa, nó cũng buộc tuân thủ một số nguyên tắc của cộng đồng và, tuân thủ những gì luật pháp cấm: kích động lật đổ chính quyền, xâm phạm đời tư, sao chép từ người khác cũng vẫn phải chịu trách nhiệm…

Trong tất cả các entry Nghị Phước viết trên blog của ông có liên quan đến Nghị Nghĩa, Beo đọc rất kĩ, không tìm thấy những gì vi phạm hai điều buộc phải tuân thủ nêu trên.

Beo đọc hết vào 8PM giờ Boston hôm qua và không chịu trách nhiệm trường hợp Nghị Phước đã sửa chữa cắt cúp entry trước đó.

3. Định nghĩa Nghị

* Làm ông Nghị, tức là người của công chúng, bắt buộc phải nghe công chúng nói những gì thuộc về lãnh vực ông họat động.

Công chúng có đủ lọai. Lọai thưa ông thưa bà lọai nó gọi tọach thằng nọ con kia. Từ đại gia đến thằng ăn cắp vặt, phải nghe tất, khi người ta tìm đến.

Việc của Nghị là xem họ đề cập đến vấn đề gì, yêu cầu đòi hỏi cái gì, chứ không phải vì nó không dùng kính ngữ với mình, thời phủi đít bỏ đi.

Thứ đến, phàm là người của công chúng, Nghị phải chấp nhận những chỉ trích đàm tiếu về các hành vi, phát ngôn của mình, bằng tất cả các thể lọai ngôn ngữ của xã hội.

Nếu những đàm tiếu kia vi phạm luật pháp hoặc có dấu hiệu vi phạm luật, Nghị, cũng như mọi công dân khác lôi nó ra công đường phán xử.

* Các entry của Nghị Phước chỉ trích Nghị Nghĩa, đều có đưa ra các lập luận phản bác của mình. Có cái đồng ý có cái không với Nghị Phước về quan điểm nhìn nhận nhưng phải thừa nhận, hàm lượng chất xám trong các phản bác ấy là cực tốt, chặt chẽ, sâu sắc.

Nghị trường, không phải là công đường phán xử những tranh luận trên blog. Việc Nghị Nghĩa gửi yêu cầu tới đòan TP HCM, là lạc chỗ. Thọat tưởng tôn trọng nguyên tắc tổ chức, kì thực chẳng biết gì về nguyên tắc tổ chức. Nó như vợ chồng cãi nhau, vác ra hội làm vườn nhờ can thiệp vậy.

Phải chi Nghị Nghĩa đăng đàn (blog-đồng phương tiện) công khai tranh luận lại với Nghị Phước, con dân lấy đó cân đo trình thực của ông và trình thực của Phước, con dân lấy đó mà mở mang trí óc. Làm vậy, nó vừa ra tầm người lớn, vừa ra người thực tâm cầu thị cho sự phát triển của đất nước này, thay vì chấp vặt.

Như ông nói, ông là thầy của Nghị Phước, chứ có phải đàn em của Phước đâu, mà lại chọn cách méc với bố mẹ nhờ bênh.

* Trong điều kiện cơ chế tổ chức, ngay các đại biểu của dân cũng do Đảng "quy họach có định hướng" như hiện nay, thì việc tận dụng mạng xã hội để cận dân là cực kì quý, với các Nghị thực sự vì dân.

Cùng một lúc, ngồi trong văn phòng, ông có thể nghe 10 người nói và chứng kiến tận mắt 10 sự kiện đang diễn ra. Cùng thời gian vật chất, năng xuất tiếp dân của ông tăng gấp chục lần.

Theo chiều ngược lại, dân cũng biết rõ hơn về những người đại diện cho mình, thay mình quyết định chuyện đại sự ra sao.

Chính vì cái sự kín như hũ nút, nên người dám bộc lộ mình ra như ông Nghị Phước, mới trở thành khùng. Hãy bỏ chút thời gian đọc những gì ông ấy viết trên blog để rồi so sánh những phát ngôn trên nghị trường, xem thực sự ai khùng hơn ai. Nói như một facebooker nổi tiếng: Một người mặt rất đẹp mà khùng, một người mặt tưởng khùng hóa khùng thiệt.

Vin vào văn phong, vào vài từ ngữ netizen để tránh né tranh luận công khai, đặt cái tôi cá nhân mình cao hơn vấn đề quốc kế dân sinh mà người khác đã cất công chỉ mặt đặt tên đích danh, Beo gọi là thủ dâm tiết hạnh. Tình trạng thủ dâm tiết hạnh mà còn bền vững, tiền đồ dân tộc này còn tối như ngã ba chị Dậu dài lâu.

3. Nghị Phước đã có những lập luận trái chiều gì với Nghị Nghĩa.

đang viết

GIẢNG VIÊN AN-NAM THU NHẬP BAO NHIÊU?

LâmTrực@


Sáng nay đọc bài "Giảng viên Việt Nam kêu lương thấp nhưng vẫn sở hữu nhà, xe hơi", và bài "Thu nhập giảng viên cao nhất lên đến hơn 1 tỷ/năm" đăng trên Dân Trí của tác giả Hồng Hạnh, Phạm Hiệp, Đàm Quang Minh, thấy đã khó ngồi yên.

Có lẽ các tác giả trên chưa bao giờ là giảng viên Đại học nên chỉ biết "đếm cua trong lỗ". Đoc bài cũng thấy các tác giả này không phân biệt nổi đâu là lương và đâu là thu nhập. Vì thế các kết luận như trong bài là hồ đồ.

Xin giới thiệu bài viết của Baron Trịnh để bạn đọc hiểu sâu hơn vê vấn đề này.


Ảnh: TS Đàm Quang Minh - Hiệu trưởng trường Đại Học FPT

Là thế này, có bạn Tag mình bài báo trên VNN của bạn hiệu trưởng trẻ trường FPT rằng: Thu nhập giảng viên (An-nam) cao nhất hơn 1 tỷ/năm. Chuyện thiên hạ, chả muốn chém zó, nhưng thấy mấy bạn liếm láp bơ sữa ở Khoai Tây một thời gian, về nước cứ như người zời, toàn nói chuyện trên mây, y như mấy hội thảo cải cách giáo dục đại học cách đây mấy tháng, nên cũng nên nói cho các bạn í hiểu, để lần sau bớt bi-bô những điều tối nghĩa đi. Đối tượng nói trong stt này là giảng viên, từ to đến bé, không nói đến các đối tượng ngành nghề khác trong xã hội.

1. Đầu tiên phải xác định cái từ "tỷ", nghe có vẻ rất to, nhưng lại cũng rất bé. Dĩ nhiên là nói về tiền ông Cụ, chứ tiền ông Ô-ba-ma thì chả có ai (sở hữu tỷ Ô-ba-ma) điên và thừa thời gian đi chém zó mấy cái vớ vẩn, lìu tìu của xứ An-nam cả.

Đại loại những ông mà trả tiền cho buổi chén anh chén chú dăm người 5-7 triệu thì tỷ bạc là chuyện bình thường. Còn mấy ông mua được cái đầu cá tươi chợ chiều về nấu nồi canh chua để vợ chồng con cái xúm xít vào sụp soạp thì trăm triệu đã là to lắm, nói gì đến tỷ.

2. Đoạn này nói về thu nhập, không nói về lương. Bởi lẽ mấy trường tư trả lương như nào thì tôi chả rành. Nhưng trường công, hệ số lương cao nhất là của giáo sư chỉ là 8.0. Kể cả phụ cấp đương chức, vượt khung 5% và phụ cấp đứng lớp thì thu nhập lương thực tế của giáo sư An-nam chính tắc chỉ tầm 15 triệu đồng/tháng. Nghĩa là một năm thu nhập chả quá 10.000 đô-la. Dạng giảng viên lìu tìu không tính, vì chả vượt qua 200-300 đô-la/tháng.

Ở đây, bài báo nói về thu nhập, nên tôi cũng nói về thu nhập. Bao gồm lương cứng và thu nhập ngoài lượng. Dĩ nhiên, đối với giảng viên các trường công lập.

Tôi chia ra 5 loại hình thu nhập thêm ngoài lương, bao gồm:

1.1. Thu nhập chính tắc bằng chuyên môn cao: Nói chính tắc là những thu nhập có đóng thuế thu nhập, hay được hưởng theo quy định của Bộ Tài chính (có thêm một tý hệ số thực tế hehe) như thỉnh giảng, hướng dẫn nghiên cứu, tham gia nghiên cứu khoa học (cả cho các bộ ngành, tỉnh thành, các tổ chức ngoài nhà nước và tổ chức quốc tế), tham gia các hội đồng tuyển chọn và thẩm định đề tài khoa học, tham gia hội đồng chấm cao học, tiến sỹ,...

Những giảng viên trong nhóm này thường là các cây đa, cây đề, chuyên gia trong các ngành. Thường có học hàm, học vị cao. Mức thu nhập phụ thuộc vào tần suất được mời tham gia và uy tín khoa học. Tôi tạm chia làm 3 mức: Thường xuyên, thường và thi thoảng.

- Đối với mức thường xuyên, có thể thu nhập ngoài lương trung bình từ 3.000-5.000 đô-la/tháng. Nhóm này có thể chiếm khoảng 2-3% tổng số giảng viên.

- Đối với mức thường, có thể thu nhập ngoài lương từ 1.000-3.000 đô-la/tháng. Nhóm này có thể chiếm khoảng 3-5% tổng số giảng viên.

- Đối với mức thi thoảng, có mức thu nhập thêm ngoài lương khoảng dưới 1.000 đô-la/tháng. Nhóm này có thể chiếm khoảng 15% tổng số giảng viên.

Như vậy, nếu tính thu nhập (cả lương) thì nhóm này có khoảng 3-5% có thu nhập trên 1 tỷ/năm.

1.2. Thu nhập chính tắc bằng chuyên môn thường: Nhóm này chủ yếu là thu nhập do dạy vượt giờ, thỉnh giảng và làm thêm cho các trung tâm, công ty thuộc trường. Lý do tôi gọi là chuyên môn thường vì những giảng viên này phần lớn là "thợ dạy". Đi dạy ngoài chủ yếu là "chạy xô" để kiếm thêm. Chất lượng dạy thỉnh giảng từ mức trung bình đến yếu.

Mức tiền thu nhập thêm do dạy vượt giờ từ 50.000-120.000 đồng/tiết, mức tiền trả cho dạy thỉnh giảng từ 60.000-180.000 đồng/tiết, tùy thuộc vào học hàm, học vị, thâm niên và quy định của từng trường.

Nhóm này, để có thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm thì chắc không có, bởi vì nếu trừ lương cơ bản khoảng 120 triệu/năm. Chả ai đủ sức dạy được khoảng 7.500 tiết/năm cả (đó là tính trung bình với mức trả cao là 120.000 đồng/tiết).

1.3. Thu nhập chính tắc liên quan đến chuyên môn: Nhóm này chủ yếu là những người làm thêm ở ngoài liên quan đến chuyên môn như mở công ty, trung tâm,... hay đi làm thêm cho một công ty khác. Chẳng hạn một ông giảng viên dạy xây dựng mở một công ty đi thi công từ công trình vài chục tỷ đến cái nhà 500 triệu. Nhóm này có cả người chuyên môn cao ở nhóm 1, cả chuyên môn lìu tìu ở nhóm 2 (thợ dạy), và cả chuyên môn lìu tìu ở mức chỉ hơn kỹ sư họ dạy ra một tý.

Đối với người làm thuê thì chắc chắn khó có thể vượt qua mức lương 3.000 đô-la/tháng, nên không thể thu nhập trên 1 tỷ/năm được. Đối với người làm chủ thì khoảng 80% thu nhập từ công ty, trung tâm hơn 1 tỷ/năm (chưa tính lương ở trường). Nhóm đối tượng này chiếm khoảng 20% tổng số giảng viên.

1.4. Thu nhập chính tắc không liên quan đến chuyên môn: Nhóm này thu nhập từ các hoạt động ngoài chuyên môn như kinh doanh, buôn bán, môi giới không nằm trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Tỷ dụ như một giảng viên dạy tự động hóa đi môi giới địa ốc, hay một giảng viên dạy tin học kinh doanh nhà nghỉ. Thậm chí cả bán giày dép váy áo hay bỉm trẻ con.

Nhóm này cực đông (ước tính 30-40% tổng số giảng viên), nhưng thu nhập khoảng 1 tỷ/năm lại không nhiều, chỉ khoảng 20-30% trong nhóm.

1.5. Thu nhập bất chính: Tiền thu nhập bất chính có thể từ các công việc như bán điểm, nhận hối lộ của sinh viên, chạy trường chạy lớp, tham nhũng của công... Nhóm này có mặt của cả các giảng viên của 4 nhóm nói trên. Mức thu nhập thì không thể biết được là bao nhiêu, nhưng có thể nói là rất nhiều.

Ví dụ cách đây 5-7 năm, thời tại chức còn là nồi cơm của các trường ĐH. Một giảng viên dạy những môn thuộc loại cực khó hay cực trìu tượng có thể "nhặt" từ 2-5 triệu/1 sinh viên. Một năm lượn chục lớp tại chức thì tỷ bạc chỉ là muỗi.
Chính nhóm này làm tha hóa nền giáo dục đại học của xứ An-nam. Làm cho thầy trò cùng họ nhà tôm. cứt lộn lên đầu tất.

5 nhóm nêu trên chỉ nói đến những người có nhu cầu kiến tiềm phục vụ cho cuộc sống gia đình và làm giàu. Đối với những đối tượng có điều kiện khá giả, không có nhu cầu kiếm tiền thì không tính (tỷ dụ một cô giảng viên lấy anh chồng quan chức hay doanh nhân giàu sụ).

Như vậy, nếu tính đầy đủ ra, thì phải có trên 30-40% giảng viên ở An-nam có thu nhập trên 1 tỷ/năm. Thậm chí nếu nhóm 5 mà nhiều thì tỷ lệ còn cao hơn rất nhiều. Đó là thu nhập, còn trừ ăn tiêu đi họ tiết kiệm được bao nhiêu không tính. Đó cũng là lý do tại sao xã hội vẫn đánh giá, giảng viên đại học giàu đến rất giàu. Đặc biệt là nhóm 3 và nhóm 5.

Thế nhưng, nếu để kiếm được 1 tỷ/năm bằng chuyên môn chính thống lại rất ít. Chỉ có khoảng 3-5% như ở nhóm 1 đã nêu.

Nếu không có các việc liên quan tý đến chuyên môn. nghề tay trái ngoài chuyên môn và kiếm tiền bất chính thì giảng viên An-nam lại ở mức thu nhập cực thấp so với mặt bằng xã hội.

Còn đám giảng viên là các phó giáo sư chạy hội đồng để được phong, tiến sỹ học online đến bán online, thạc sỹ thợ dạy vừa học thêm buổi tối vừa chạy sô công trình lẫn thỉnh giảng,... Nếu tính thu nhập bằng chuyên môn thì chỉ có nước vác rá đi vay gạo để nuôi con thôi.

Thực tế là nó như vậy, đám ngẫn ạ. Cứ ở trên zời mà ăn tục nói phét. Khảo sát được mấy chục giảng viên ngồi máy bay đi nước ngoài xoành xoạch rồi kết luận cho gần nửa triệu giảng viên của cái xứ này như chân lý í.

Hãm!!!

Nguồn: Baron Trịnh