Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

XE ĐIÊN

Khoai@

Chuyên về xe và giao thông, "Cố" Nguyễn Đăng Ninh mặc dù tuổi cực cao nhưng vẫn có những đóng góp cực kỳ hữu ích cho xã hội với giọng văn phủi.

Xin giời thiệu cùng bạn đọc.

Xe điên

Địnhnghĩa:

Xe điên là loại xe không dừng lại bằng phanh. Nó dừng lại bằng gì thì tùy theo hiện trường; có thể là dải phân cách, cột điện, xe máy, nhà dân.....Bạn có thể thắc mắc rất công chính rằng: Thằng lái ở đâu mà không đạp phanh? Xin thưa: Thằng lái vẫn ngồi đó nhưng sợ cứng người, mất hết phản xạ, ôm chặt vô lăng, nhắm tịt hai mắt và đạp lút chân ga.

Cái danh từ Xe điên này là do lá cải nó đặt, bần nông quen mồm adua rồi thành ra là thế chứ xe nó có điên cái con cặc nó í. 

Cố đã lái đủ các loại xe, đi đủ các loại đường thậm chí đéo có đường. Cố từng chạy xe xuyên rừng xuyên núi dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn gầm, trên đầu ra bom rơi ầm ầm rốc két bắn chiu chíu mà cố chưa từng thấy cái xe nào nổi điên đâm loạn xị. Thế mà bây giờ hơi tí là xe điên. Vừa xong vụ xe điên phố huế thì búp phát lại xe điên đường Phạm hùng. Nạn nhân chết như ngả rạ. Đang chờ đèn đỏ đông nghẹt mà vớ phải ông 4 bánh lao rầm rầm vào đít thì đỡ thế đéo nầu được có phỏng ? Thậm chí đang ăn cơm trong nhà cũng bị nó phi vào giữa mâm, đang xi nhan cho nó vào bãi đỗ cũng bị nó tự dưng nổi điên lao cho gãy cẳng....dcm..vô số vụ ....vụ nầu cũng vãi đái.

Hiện trạng cai đắng nầy đã, đang và sẽ tiếp tục khiến cố không thể không múa phím ngõ hầu tránh những thảm họa tương tự trong tương lai.

Đầu tiên phải xác nhận với nhau rõ nét rằng xe nó không điên mà chính là thằng cầm lái nó điên. Chỉ vì cái xe không biết nói nên nhiều khi bị thằng lái điên sau khi gây tai nạn đổ oan cho những tội như nổ lốp, dính chân ga, mất lái, mất phanh...vân vân. Nếu cái xe mà biết nói cố cam đoan nó sẽ nhỏ nhẹ nói với thằng lái rằng: Mả cụ cái thàng lái khùng.

Sau khi nghe cái xe nó phát biểu như vậy cố sẽ thay từ xe điên bằng từ lái khùng cho nó chuẩn.

Lái khùng là do đâu?

Có ba loại lái khùng: Loại bẩm sinh và loại tài non và loại tài say

1- Loại bẩm sinh:

Trong cuôc đời cầm lái của mình cố nhận ra rằng không phải ai cũng lái được xe ô tô. Có những người hoàn toàn không bao giờ nên lái xe ôtô vì họ không bao giờ có những phẩm chất về tinh thần và thể chất để làm việc đó. Nếu các bạn nghĩ rằng chỉ việc học, thi có bằng rồi nhảy lên xe và lái rồi dần thành tài già là các bạn đang sai lầm. Và đáng tiếc thay, sai lầm ấy chỉ được nhận ra khi quá muộn.

Rất nhiều người sinh ra không để lái xe, và nếu số phận buộc họ phải cầm lái thì tai nạn là cái đã được định sẵn ở cuối con đường, cho dù họ lái lâu đến đâu chăng nữa. Tuy nhiên cũng có những dấu hiệu cảnh báo sớm điều đó.

Hãy tự phán xét mình theo tiêu chí dưới đây: Tiêu chí nà ycố soạn ra theo kinh nghiệm của mình. Nếu bạn đã lái trên 5000km mà vẫn có những triệu chứng sau thì bạn là loại bẩm sinh không thể lái xe, và do vậy bạn không bao giờ nên cầm lái:
  • 1- Bạn đổ mồ hôi mỗi khi lái xe dù trời lạnh
  • 2- Bạn luôn có cảm giác bất an khi vượt xe
  • 3- Bạn luon lo lắng về việc bị công an phạt
  • 4- Bạn uôn lo sợ và hoảng hốt mỗi khi đi trên con đường không quen thuộc
  • 5- Bạn luôn lấy xe máy dò đường trước khi đi bằng ô tô.
  • 6- Bạn luôn đổ mồ hôi đít và nghẹo sái cổ mỗi khi lùi.
  • 7- Bạn luôn phát điên khi thằng đằng trước không cho bạn vượt.
  • 8- Bạn luôn liếc gương chiếu hậu vì bạn có cảm giác vừa chẹt qua cái gì/hoặc ai đó.
  • 9- Và cuối cùng: Bạn không thể hòa nhập với xe bạn lái, cho dù bạn đã lái chiếc xe đó trên 15.000km. Hòa nhập nghĩa là bạn điều khiển chiếc xe đó như thể nó là một bộ phận trên cơ thể của mình.
2-Loại tài non:

Trước khi thành tài già bạn phải là tài non. Chỉ có điều người ta chỉ được phép là tài non khi ở trường dạy lái xe mà thôi. Nếu điều khiển xe ra ngoài đường bạn không được phép non nữa. Sau khi có bằng mà vẫn non thì bạn phải học bổ túc tay lái với xe có hướng dẫn viên và phanh phụ cho đến khi bạn thành thục.

Phải thừa nhận rằng các trung tâm dạy lái xe ở Việt nam dạy như con cặc. Cái quan trọng nhất là dạy lái xe trên thực tế thì dạy lơ là, người học chỉ nhăm nhăm học đi hình lùi chuồng để thi đỗ. Phần lớn xe con bây giờ là xe số tự động nhưng học và thi thì toàn xe số sàn. Một trung tâm giỏi lắm có 1 đến 2 xe số tự động để giới thiệu cho học viên là chính chứ không có trung tâm nào dạy kỹ lưỡng về loại xe phổ biến này. Ngoài ra bộ môn tâm lý lái xe thì hoàn toàn biến mất. Học viên không được học cách điều khiển tâm lý để sập cửa xe lại là sập luôn mọi tác động ngoại lai ví dụ như áp lực công viêc, áp lực gia đình...vào việc điều khiển xe.

Dạy dỗ kiểu ấy không sinh ra tài non mới là chuyện lạ.

3-Loại Tài say:

Loại này đéo cần bàn. Nốc đẫy vào rồi gây tai nạn. Tống cổ vào tù đéo nói nhiều.

Tình hình này thì hiện tượng lái khùng còn tái diễn. Cố dất quan ngại và khẩn thiết yêu cầu cải tổ tận gốc việc học và sát hạnh cấp bằng lái xe cho sát với thực tế. Cố cũng khẩn thiết yêu cầu các bạn đang ngày đêm bẻ vô lăng soi lại chính mình. Hãy rời vành lái ngay và luôn nếu bạn có các triệu chứng mà cố liệt kê phía trên.

Ngày xưa những người lái xe như cố luôn được cần lao gọi một cách trân trọng bằng bác tài. Ngày nay bi ai thay, đéo ai còn gọi như thế nữa.

Nguồn: Cố

NGƯỜI MẪU VÀ MẠI DÂM

Người mẫu và mại dâm


Nhân dân cần lao hay chửi các cô là phò, khiến tôi rất đau lòng. các cô không ăn cắp, cũng ko làm hại ai hết.

Một món hàng, cần bán khi giá cao nhất, điều đó, đến con chó cũng biết. 

Nếu tôi là liền bà hoa hậu, thì tôi bán dâm đương nhiên, có điều giá tôi cao đễn nỗi, chỉ cần 1 khách là đủ, thằng khách đó phải là đại gia.

Nếu tôi là á hậu hay thấp hơn, giá thấp hơn, lúc này có thể tôi có hơn 1 khách, cơ mà vẫn phải là đại gia, loại có đến 20 khách là suy vi lắm rồi, cơ mà kiếm đc nhà, xe, tiền là tôi ưng.

Là hoa hậu, giá tôi sẽ đắt và cực đắt, 1 nháy giao cấu đc tặng con bmw mui trần tội gì tôi giữ ơ kìa? hay giao cấu miễn phí mới là cao-quý? lí gì mà kì lạ vậy?

Kệ miệng lưỡi người đời chửi, những kẻ đó vị thế thấp đéo chấp.

Nếu giao cấu lấy tiền gọi là phò thì tôi tin các bà vợ của nhân dân cần lao cũng là phò nốt, vì khi anh chồng trót tiêu mẹ hết lương tháng ko nộp cho các cô, các cô cũng dỗi hông cho giao cấu nữa ơ kìa...

1 cô gái xinh đẹp là sinh viên, yêu 1 bạn học cùng sinh viên nghèo cũng, họ rau cháo nhúc nhắc giao cấu qua ngày.
Bốp 1 phát, cô đoạt giải 1 cuộc thi hoa hậu lớn, thì RIP thàng kia luôn.

Sau 1 tuần 1 tháng lên xe xuống ngựa váy áo lả lướt đại-gia mời tôm hùm vang trắng, lênh khênh cao gót lội bùn cống thối vào xóm nghèo làm từ thiện, cầm tay mẹ liệt sỹ nhăn nheo nhét phong bì!!!.

Thì anh người yêu sinh viên nghèo kia mời thủ dâm mà tự tưởng tượng ra hình bóng người xưa. 
Chàng đã mất nàng, mãi mãi....

Hay các anh chị sắp kể tôi nghe 1 chuyện hài kiểu: "chị đồng nát từ chối đại-gia??" hay "Cảm động mối tình Hoa hậu cưới anh ba gác" ???

Các cô người mẫu này tham lên bị bẫy, tôi chê.

Nhẽ ra là cao cấp, cần đi ăn hải sản tu hài, vang trắng, nến hồng, mềnh màng va chạm tý, chân chạm chân nhẹ nhẹ dưới gầm bàn phủ khăn trắng, có anh hầu bàn cầm chai vang đứng cạnh rót diệu bú mềnh màng, chạm cốc leng keng, nói với nhau về xoai vần thế sự..... 

Sau đó mới vào khuê phòng 5 sao, đi thang mái lên nhẹ nhàng, nghe con tim đang rung động, rồi lao vào như 2 con chọi máu, cao sang biết bao hỡi ôi...... 

Đàng nài vào KS tàu nhanh như 1 cô phò cỏ đồ sơn 200 VND/ phát hỡi ôi, mới bị bọn CA nó bẫy cho vào tròng . 

Tôi là cô người mẫu kia các chị ơi, tôi bán tối tăm mặt mũi, kể ngày đc đôi nhát kiếm 3k $, 1 năm làm 300 ngày trừ 65 ngày đèn đỏ có gần 1 triệu đô....làm độ dăm năm, kiếm vài triệu mĩ kim, rồi tôi bỏ nghề, lấy 1 anh. 

Sau đó đầu tư lại cỡ 100k $ đi làm từ thiện, cho bọn lá cải vài k $ cho chúng nó viết bài nâng-ghe, thế là tôi lại: "Thơm như hương huệ hoa nhài...Sạch như nước suối ban mai giữa rừng...ngày mai...trong giá trắng ngần." (@thơ thàng qp nào đéo nhớ). 

Khi 2 vợ sống với nhau, đôi khi tình dục Ko phải là tất cả. Nếu chồng chị trót đi giao cấu với các cô phều, hãy tha thứ, 1 hoạc thậm chí nhiều lần, lếu chị trót sa vào lưới tình của ai đó, tôi cũng nói i hệt với anh nhà !!! hãy tha thứ, nếu việc đó làm vợ hay chồng vui hơn...theo khoa học gì đó, 1 cặp vợ chồng sau 7 năm, tình dục sẽ nhạt nhòa nhạt nhòa phôi pha và ko HAM MUỐN hỡi ôi đau xót.

Để sống đc với nhau đến đầu bạc rang long, ngoài tình yêu, cần thêm lòng vị-tha.

Và khi về già, họ có thể nắm tay nhau, ngồi trên ghế đá, ngắm mặt hồ, và nói: hồi trẻ tôi lừa bà đi giao cấu ngoài 167 lần... và chị vợ (già cũng) nói: tôi lừa ông gấp 3 từng đó...và họ móm mém cười với nhau.

Rồi họ cầm tay nhau chặt hơn, nhìn lá vàng nhẹ rơi, mơ màng về thời hoàng-tráng.... 

(Bài biên có sử dụng ý tưởng của An hoang trung tướng lừng danh)

Được múa bởi Ngẩu Pín

TƯỚNG LÊ MÃ LƯƠNG NÓI VỀ KACHIUSA TRONG TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ

Trận Điện Biên Phủ: Tiểu đoàn tên lửa Kachiusa có tham chiến?


(VTC News) - Thiếu tướng, Anh hùng quân đội Lê Mã Lương khẳng định Liên Xô có viện trợ hệ thống pháo Kachiusa cho Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Lê Mã Lương - Ảnh: Tùng Đinh 

Sau khi VTC News đăng tải bài viết Điện Biên Phủ: Vũ khí gì của Liên Xô khiến quân Pháp kinh hồn, bạt vía?nhiều bạn đọc đã email, điện thoại đến tòa soạn trao đổi lại thông tin về việc pháo Kachiusa không tham chiến trong chiến dịch này. 

Ý kiến cho rằng pháo Kachiusa tham chiến ở Điện Biên Phủ do sử gia nổi tiếng Anatoly Sokolov nêu ra và được Đài Tiếng nói nước Nga đăng tải. 

Để làm rõ vấn đề này, VTC News đã phỏng vấn Thiếu tướng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, cựu Giám đốc Bảo tàng quân đội Lê Mã Lương điểm lại những đóng góp to lớn của Liên Xô với Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Tướng Lương cho biết: "Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam có một tiểu đoàn pháo Kachiusa".

- Ông có thể cho biết Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam những gì trong chiến dịch Điện Biên Phủ chấn động địa cầu?

Về chiến dịch Điện Biên Phủ, nếu không có sự viện trợ kịp thời của Liên Xô và Trung Quốc, đặc biệt là Liên Xô thì Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Khi đó, nếu chúng ta quyết tâm tấn công cứ điểm Điện Biên Phủ mà chỉ dùng sức mạnh bộ binh, không có sự hỗ trợ từ pháo binh thì sẽ phải hứng chịu tổn thất nặng nề về con người. Vì thế những đóng góp của Liên Xô với Việt Nam trong chiến dịch này rất đáng ghi nhận, trân trọng.

Đầu những năm 1950, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho Việt Nam các phương tiện, vũ khí theo đề nghị từ phía Hà Nội: “Trang bị cho một số trung đoàn pháo phòng không, pháo mặt đất”.

Tuy nhiên, để đến được Việt Nam, các trang bị khí tài phải đi hàng vạn km, từ Liên Xô, qua Trung Quốc. Yêu cầu đặt ra khi đó là đưa được vũ khí về Việt Nam hoàn chỉnh, kịp thời và an toàn về cả con người và trang thiết bị.

Ngoài ra, trong tình hình khi đó buộc quân đội Việt Nam phải đảm bảo khi vũ khí về đến nơi sẽ có thể sử dụng được ngay, không cần thêm thời gian làm quen, đào tạo.

- Phương án nào đã được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu này trong thời điểm đó, thưa Thiếu tướng?

Với các yêu cầu trên, 3 nước đồng ý với phương án Việt Nam sẽ nhận các vũ khí như pháo cao xạ, lựu pháo mà Nga đã cung cấp cho Trung Quốc trước đó nhưng chưa được sử dụng để rút ngắn quá trình vận chuyển.
 Đặc biệt, trong sư đoàn công pháo 351 khi đó, có một tiểu đoàn tên lửa Kachiusa do Liên Xô viện trợ. 
Theo kế hoạch, các loại pháo sẽ được vận chuyển bằng đường sắt từ Trung Quốc đến các cửa khẩu Việt Nam ở Lạng Sơn, Lào Cai. 

Việt Nam cử một số đoàn chuyên gia sang Trung Quốc, tiếp nhận vũ khí đồng thời làm quen, học cách sử dụng ngay tại chỗ trước khi lên đường vận chuyển về Việt Nam.

Chính vì thế, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân đội ta đã hoàn toàn làm chủ được vũ khí hiện đại, nhất là những loại pháo cao xạ, pháo mặt đất do Liên Xô viện trợ khi đó có sức mạnh ngang ngửa với quân Pháp.

Cũng chính nhờ vào sự hỗ trợ này mà quân Pháp đã hoàn toàn choáng váng trước hỏa lực pháo của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Thậm chí, Trung tá Piroth, tư lệnh lực lượng pháo binh Pháp ở cứ điểm này đã phải tự sát vì bất lực trước hỏa lực pháo binh Việt Nam.

- Mới đây, Đài tiếng nói nước Nga có đăng bài viết về sự xuất hiện của giàn tên lửa Kachiusa – Ngọn lửa Stalingrad ở Chiến dịch Điện Biên Phủ, tuy nhiên có độc giả còn đặt nghi vấn về câu chuyện này, xin ông nói rõ thêm về thông tin này?

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng ta có khoảng hơn 10 vạn quân, chia thành 5 sư đoàn, trong đó có 4 sư đoàn bộ binh và 1 sư đoàn công pháo.

Lựu pháo mặt đất của Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ 

Sư đoàn công pháo 351 chính là đơn vị sở hữu toàn bộ các loại pháo do Liên Xô qua Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam khi đó.

Đây là sư đoàn kết hợp giữa công binh và pháo binh, sử dụng các loại pháo cao xạ phòng không 35mm và lựu pháo mặt đất 105mm. Đặc biệt, trong sư đoàn 351 khi đó, có một tiểu đoàn tên lửa Kachiusa do Liên Xô viện trợ.

Tiểu đoàn này bao gồm 6 khẩu Kachiusa, mỗi khẩu có 6 nòng có khả năng nhả đạn liên tiếp. Như vậy, sư đoàn công pháo 351 khi đó sở hữu 36 nòng tên lửa Kachiusa của Liên Xô.

Tuy nhiên, tiểu đoàn Kachiusa này chưa từng có cơ hội thể hiện trong chiến dịch Điện Biên Phủ dù đã triển khai trận địa, vì cục diện thay đổi và quân đội Việt Nam chỉ cần sử dụng cao xạ 37mm và lựu pháo 105mm là đủ.

Một điều đặc biệt về quá trình vận chuyển các khẩu pháo này từ cửa khẩu vào sâu địa phận Việt Nam đó là bộ đội ta tháo rời từng bộ phận rồi thả bè theo sông Hồng trôi về xuôi.

Mặc dù đây là các vận chuyển độc nhất vô nhị trên thế giới nhưng tất cả khí tài khi về đến đích đều an toàn, các linh kiện được bảo toàn tuyệt đối, không mất mát trong quá trình di chuyển.

- Ngoài loại vũ khí này, Liên Xô đã viện trợ những gì cho Việt Nam trong giai đoạn này, thưa ông?

Bên cạnh các loại pháo, Liên Xô khi đó có hỗ trợ Việt Nam một lượng lớn tiểu liên K50 và súng trường. Đây là những loại súng Liên Xô đã sử dụng thành công trong Thế chiến II và rất hiện đại, hữu dụng với bộ đội ta thời điểm đó.

Ngoài ra, quân đội Việt Nam còn được viện trợ các loại pháo không giật DKZ 75, DKZ 82.

Súng tiểu liên K50, loại Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ 

Đây là các vũ khí rất hiện đại, hỏa lực mạnh khi đó, chuyên dùng để tấn công lô cốt, xe thiết giáp hoặc các cụm bộ binh của Pháp. Thậm chí, quân đội Việt Nam vẫn tiếp tục sử dụng trong kháng chiến chống Mỹ.

- Nhiều người cho rằng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Việt Nam có sử dụng nhiều vũ khí do Trung Quốc viện trợ, ông có ý kiến gì về nhận định này?

Như đã nói ở trên, các vũ khí của Việt Nam khi đó được Liên Xô viện trợ nhưng nhận hàng trực tiếp từ Trung Quốc để giảm thời gian vận chuyển, chứ không phải vũ khí đó là Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam.

Với Trung Quốc khi đó, viện trợ lớn nhất dành cho bộ đội ta là trang phục. Những đôi giày mềm của Trung Quốc rất được bộ đội ưa chuộng vì sự thoải mái, bền bỉ. 

Cho đến những năm kháng chiến chống Mỹ, các tư trang của bộ đội vẫn được Trung Quốc viện trợ và chất lượng rất tốt.
 Thậm chí, Trung tá Piroth, tư lệnh lực lượng pháo binh Pháp ở cứ điểm này đã phải tự sát vì bất lực trước hỏa lực pháo binh Việt Nam. 
Ngoài ra, dấu ấn lớn nhất của Trung Quốc trong chiến dịch Điện Biên Phủ đó là những chiếc xẻng quân dụng.

Mặc dù không có sức mạnh tấn công như pháo Liên Xô, nhưng những chiếc xẻng chính là yếu tố quyết định trong chiến lược của Việt Nam ở Điện Biên Phủ.

Bộ đội ta sử dụng xẻng để đào chiến hào, giao thông hào, hầm trú ẩn hay đường hầm dẫn vào đồi A1 đặt khối bộc phá gần 1 tấn. 

Những đoạn chia cắt trận địa, sân bay của Pháp ở Điện Biên Phủ đều có dấu ấn của xẻng quân dụng Trung Quốc cung cấp cho Việt Nam.

Sau này, khi về thăm lại chiến trường xưa, nhiều cựu binh Pháp vẫn không hiểu vì sao, cứ điểm tưởng như ‘bất khả xâm phạm’ của họ bị xuyên thủng, đập nát cho đến khi được giới thiệu về quá trình hoạt động của bộ đội ta với chiếc xẻng thô sơ của mình.

- Là chuyên gia về lĩnh vực quân sự, xin ông cho biết quan hệ Việt Nam với Liên Xô trước đây và Nga hiện nay có những điểm gì đáng chú ý?

Với thế hệ những người lính tham gia kháng chiến chống Mỹ như chúng tôi bị ảnh hưởng tương đối sâu về nghệ thuật quân sự Xô Viết, bên cạnh nghệ thuật quân sự Việt Nam với hàng ngàn năm lịch sử, kế thừa từ cha ông.

Khi đó, đa số những người lính trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp, bước qua chống Mỹ đều đi học ở Liên Xô. 

Khi trở về, họ trở thành chỉ huy các cấp và truyền thụ trực tiếp những kiến thức thu nạp được từ Liên Xô cho các chiến sĩ mới, vận dụng vào chiến tranh chống Mỹ.

Ngoài ra, các vũ khí của Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ gần như hoàn toàn của Liên Xô, từ trang phục cho chiến sỹ, vũ khí bộ binh cho đến những quả tên lửa phòng không hiện đại.

Không những vũ khí, Liên Xô còn giúp đỡ về lương thực, thuốc men, để lại dấu ấn đậm nét trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước của Việt Nam.

Bên cạnh đó, Liên Xô cũng gửi đến Việt Nam rất nhiều cố vấn, chuyên gia quân sự để tham mưu trong quá trình tổ chức chỉ huy, kỹ năng xử lý tình huống trong chiến đấu với những kinh nghiệm họ có được sau Thế chiến II.

Trong quan hệ với Nga hiện nay, Việt Nam được đánh giá rất cao và được Nga tin tưởng nhất. Nga vẫn tạo điều kiện rất lớn cho Việt Nam trong quá trình mua sắm vũ khí, trang bị mới.

Việt Nam liên tục đưa các học viên sang Nga học tập, nâng cao kỹ năng sử dụng vũ khí. Trong khi đó, Nga vẫn gửi chuyên gia sang Việt Nam để sửa chữa, nâng cấp các hệ thống vũ khí cũ nhằm đáp ứng được yêu cầu chiến đấu trong thời kỳ mới.

Tùng Đinh (Thực hiện)

QUAN CHỨC VÀ HỐI LỘ TÌNH DỤC!

Quan chức và hối lộ tình dục!


Vì thế có lẽ đến giờ phút này, hối lộ tình dục vẫn còn nhởn nhơ nhoẻn miệng cười đứng ngoài mọi vòng cương tỏa?

Cũng rất có thể, vì thế mà hiện tượng lạm phát cấp phó, lạm phát quan chức sợ gì mà không tiếp tục… thăng tiến!

I-Trong tuần nổi lên quá nhiều vấn đề, mà vấn đề nào cũng trở thành hấp dẫn dư luận xã hội.

Tỷ như câu chuyện “lạm phát cấp phó”. Đây là khái niệm thiếu tướng Trần Đình Nhã (Thừa Thiên- Huế) đưa ra tại phiên thảo luận về ngân sách 2014 và dự toán phân bổ năm 2015 (kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII) ngày 3/10. Theo ông Trần Đình Nhã, cả nước có 139.000 cơ quan hành chính sự nghiệp. Mỗi cơ quan hành chính sự nghiệp như vậy, có 01 cấp trưởng, và có gấp 2 – 3 – 4 lần cấp phó, nhưng có cơ quan tới 5 – 6, 7 – 8 cấp phó. Cứ tính mỗi cấp phó hàng năm ngân sách chi thêm khoảng 30 triệu đồng phụ cấp chức vụ, diện tích phòng làm việc, điện, nước… thì chỉ với 139.000 cấp phó đã phải chi hơn 4.000 tỷ đồng. Nếu số lượng cấp phó gấp 2, 3, 4 thì chi còn gấp nhiều lần nữa” (theo Dân trí, ngày 3/11).

Làm quan trong con mắt của một số kẻ, vốn là “nghề” hái ra bổng lộc lớn so với tài năng… bé của họ. Vì thế mà “nghề” này quá đắt khách. Đến nỗi không đi giữa ban ngày thì “đi đêm”. Mà nhiều khi đi giữa ban ngày nhưng thực chất vẫn là… “đi đêm”.

Xã hội vẫn đang dai dẳng câu chuyện ông cựu Chánh TTCP, không chỉ nổi tiếng bởi khối tài sản khủng, trước khi nghỉ hưu đã làm “mụ đỡ” mát tay cho 60 quan chức non trẻ ra đời. Một “mụ đỡ” mát tay khác, quan chức cấp sở (VH-TT-DL) của t/p Hồ Chí Minh, trước khi nghỉ hưu cũng kịp “đỡ” cho hơn 20 quan chức “sơ sinh” ra đời. Chỉ có điều, tiếng khóc cho thân phận mình không phải của các quan chức “sơ sinh”, mà là của người dân. Vì các quan được sinh ra lắm thế.

ĐBQH Trần Đình Nhã. Ảnh: Dân trí

Quan trọng hơn, trong bối cảnh mua quan bán tước đang là một tệ nạn, thì hiện tượng “đỡ đẻ” tài năng của vị cựu Chánh TTCP liệu có khiến người dân tin được không về cái sự hợp lý? Hay người ta sẽ trả lời người dân kiểu văn chương, rằng tin thì tin, không tin thì thôi! Nếu biết rằng ở các cục vụ viện của TTCP nói trên, đều đã có 03 cấp phó trở lên, theo Người Cao tuổi (ngày 05/11)

Cũng chả cứ cấp phó mới lạm phát, mà bộ máy công chức hành chính của nước Việt cũng “hoành tráng” không kém. 

Trước đó, ngày 09/6, theo VietNamNet, một báo cáo của Bộ Nội vụ cho biết, cả nước có khoảng 130.000 thôn với tổng số cán bộ thôn (bao gồm trưởng thôn, bí thư, và công an viên) là hơn 570.000 người. Bên cạnh đó, cũng ở cấp thôn, có tới 900.000 cán bộ không chuyên trách từ các tổ chức chính trị, xã hội, an ninh được hưởng lương bằng nguồn đóng góp của dân. Bộ này cho biết thêm, tổng số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu người.

Điều đáng nói, không chỉ nợ công, nợ xấu đều đang ở mức báo động nguy hiểm, mà năng suất lao động của người Việt cũng rất thấp. Một nghiên cứu của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) công bố vào tháng 5/2014 cho biết năng suất lao động của VN năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á- Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật Bản 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Thậm chí, so với các nước láng giềng ASEAN, năng suất lao động của VN thấp chỉ bằng 1/5 Malaysia, và 2/5 Thái Lan.

Năng suất lao động thấp, nợ công, nợ xấu tăng, lại phải nuôi một bộ máy công chức cồng kềnh, trong đó 30% công chức không làm được việc, có cũng như không; một bộ máy quan chức “lạm phát cấp phó”, thì chắc chắn đời sống người dân Việt vẫn còn phải… lạm phát cái nghèo. Đại biểu QH Trần Du lịch đã từng phải chua xót: Không dân nào đóng thuế nuôi nổi bộ máy này.

Vì sao bộ máy hành chính của nước Việt lại cồng kềnh kỳ lạ như vậy?

Dưới con mắt của một chuyên gia, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa (thuộc Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright) cho rằng, mô hình tổ chức nhà nước của VN hiện nay giống như mô hình búp bê Matrioska (con mắn đẻ) của Nga, có nghĩa bên trên có ban bệ gì thì dưới có y nguyên như vậy. Đô thị cũng như nông thôn, phường cũng như xã đều có mô hình giống nhau (TBKTSG, ngày 08/6).

Cái sự giống nhau kiểu đó đã khiến cho bộ máy hành chính phình nhanh về nhân sự, nhân danh quản lý các cấp. Nhưng tác dụng đến đâu? Câu hỏi này chắc chỉ GDP và ngân sách Nhà nước trả lương mới trả lời nổi.

Còn vì sao “lạm phát cấp phó”? Người viết bài cho rằng có hai nguyên nhân lớn khá sâu xa:

Thứ nhất, hiện tượng này còn là hệ lụy của những việc lúc tách ra, lúc nhập vào như chơi về bộ máy các bộ, ngành, các cấp, kể cả đơn vị hành chính Nhà nước. Khiến cho cán bộ, nhân viên các cơ quan công quyền, các đơn vị hành chính bỗng nhiên muốn khóc, vì quá nhiều lãnh đạo cấp phó, nhìn nhau là… chán! Thêm nữa, tính hợp tác của người Việt rất kém, tính cục bộ nặng, nên bộ máy thì phình, nhưng chất lượng, hiệu quả công việc lại không… phình như bộ máy.

Thứ hai, ở không ít cơ quan, vì rất nhiều lý do “tế nhị”, vì ekip, ân huệ, vì phe nhóm, người ta tìm việc để “đặt người” chứ không phải tìm người để “đặt việc”. Và đây chính là mảnh đất dung dưỡng mọi loài sâu ăn tạp nảy nở. Thậm chí tạo nên những lợi ích nhóm cục bộ, thao túng.

Nhưng làm thế nào để giảm bớt lạm phát cấp phó? Cứ nhìn cái cách “đỡ đẻ” tài năng của ông cựu Chánh TTCP, của ông cựu giám đốc sở nọ, sẽ hiểu bài toán tinh giản dường như không có lời giải. 

***********************
II- Trong khi bài toán tinh giản bộ máy công chức, tinh giản cấp phó còn chưa có lời giải, lại có một bài toán mang tính thách đố cơ quan phòng chống tham nhũng, vừa mới đặt ra.

Đó là bài toán “hối lộ tình dục”, mà ông Nguyễn Doãn Khánh, Phó trưởng Ban Nội chính TƯ đưa ra tại hội thảo “Hoàn thiện các quy định về tội hối lộ trong Bộ Luật Hình sự năm 1999” (do Ban Nội chính TƯ phối hợp với Chương trình phát triển LHQ tại VN) tổ chức ngày 29/10.

Ý kiến này ấn tượng đến nỗi dư luận báo chí xôn xao bàn luận ồn ào hẳn lên

Ấn tượng, vì đây là kiểu hối lộ “đặc biệt”. Nó liên quan đến yếu tố giới tính, tình dục, đến bản năng sinh lý con người- và có cả những trường hợp mang thêm màu sắc tình cảm… thi vị. Nhưng vì nó có thể kéo theo sự bất an, bất ổn của đời sống gia đình con người, nên rất khó “đụng chạm’, dù loại hình hối lộ này chẳng hề mới mẻ gì trong xã hội ta. Có điều, tính chất của tội này nhạy cảm, phức tạp, tế nhị quá nên có khi trong cộng đồng, tất cả mọi người đều hiểu mà đành ngoảnh mặt làm ngơ.

Vì thế về danh chính ngôn thuận, đây vẫn là hình thức hối lộ lần đầu tiên được đề cập. Một kiểu hối lộ dù có được trả giá đến mấy bằng chiếc ghế quyền lực, bằng hợp đồng kinh doanh, hay tiền bạc, nó vẫn rất rẻ mạt ở một khía cạnh nào đó của nhân phẩm, mặc dù hình thức hối lộ, và nhận hối lộ nào thì nhân phẩm công dân cũng đã được định giá… quá bèo. Bởi thực chất khi đó, họ đã bước chân vào con đường tội phạm.

Ông Nguyễn Doãnh Khánh. 

Nó cũng cho thấy sự ma mị chết người của quyền lực, tiền bạc, sự hào quang của sang giàu, cho thấy tham vọng của đàn bà cũng thật vô giới hạn.

Khái niệm hối lộ tình dục chỉ mới mẻ bởi lần đầu tiên được phơi bầy ra ánh sáng ở nước Việt. Chứ nó không hề xa lạ với loài người. Thậm chí nhiều vụ hối lộ tình dục khi đưa ra trước pháp đường còn chấn động cả các quốc gia.

Như Trung Quốc chẳng hạn. Theo VietNamNet, ngày 02/11, tháng 6/2013, tòa án TQ đã tuyên án tử hình treo đối với cựu Bộ trưởng Đường sắt Lưu Chí Quân, đồng thời tước của ông này quyền chính trị suốt đời và tịch thu toàn bộ tài sản. Đối tượng “đưa hối lộ” cho ông ta là Đinh Thư Miêu, từ một cô gái thất học bán rong, trở thành “yêu nữ” can thiệp sâu vào các hoạt động đấu thầu hàng chục dự án của ngành đường sắt TQ, kinh doanh trái phép với số tiền lên tới 29 tỷ USD, tương đương 1/4 số tiền đầu tư của chính phủ TQ vào ngành đường sắt năm 2010. Cũng là loại đàn bà dễ có mấy tay.

Như ở Singapore chẳng hạn. Ng Boon Gay, lãnh đạo Cục Phòng chống Ma túy trung ương Singapore, bị tố cáo lạm dụng vị trí để quan hệ tình dục với nữ giám đốc một công ty công nghệ có tên là Cecilia Sue Siew Nang. Đổi lại, bà Nang ký được các hợp đồng công nghệ với ông này. Chả biết khi cùng nhau ký kết, bà Nang có nghĩ tới cái ngày mất sạch- cả hợp đồng lẫn danh dự?

Như ở Mỹ chẳng hạn. Trung tá Hải quân gốc Campuchia Michael Vannak Khem Misiewicz bị buộc tội di chuyển tàu "như quân cờ" tới các cảng ở châu Á để làm lợi cho một nhà thầu quốc phòng. Đổi lại ông này nhận được sự chăm sóc của các gái mại dâm, hưởng các chuyến du lịch và vé xem Lady Gaga hát. V.v.. v.v..

Đương nhiên, lần đầu tiên tội hối lộ tình dục được đưa ra ở VN, nó lập tức nhận được sự đồng tình pha chút bàn loạn của xã hội. Bởi hối lộ tình dục tuy khó tìm ra chứng cứ, vật chứng, nhưng nó cũng khó đánh lừa được cộng đồng, dư luận xã hội. Đôi khi nó cứ âm ỉ truyền khẩu, được thêm thắt mắm muối, và cuối cùng, bản thân những quan chức “được” trong cuộc nhưng cũng “mất” thanh danh, mất uy tín không ít trong con mắt người đời.

Có điều, điều tra, xử lý tội hối lộ tình dục có khó không, nhất là ở nước Việt, vốn “khó nói” về những loại hối lộ này? Tại nhiều nước tiên tiến, luật pháp đều quy định hối lộ tình dục bị xếp vào hàng tội phạm tham nhũng. Và những án phạt tù nghiêm khắc với những nhân vật nhận hối lộ tình dục như ở các quốc gia nói trên đều đã được tuyên.

Cũng theo ông Nguyễn Doãn Khánh, Công ước quốc tế đã quy định hối lộ tình dục thuộc phạm trù hối lộ phi vật chất (mà thật ra rất… vật chất). Nhiều chuyên gia quốc tế và các tổ chức quốc tế đều cho rằng, những quy định về hối lộ tình dục trong hệ thống luật pháp quốc tế nên được nghiên cứu theo hướng nội hóa vào luật pháp VN để đảm bảo chống tham nhũng triệt để.

Không phải không có những ý kiến ngần ngại, ngại khó, ngại nhạy cảm. Nhưng vẫn có những ý kiến đáng chú ý như của ông Nguyễn Đình Hương – Nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương khi cho rằng.

“Đưa hối lộ tình dục vào Bộ luật Hình sự bổ sung chắc chắn sẽ khó và có nhiều vấn đề cần cân nhắc, tuy nhiên, có khó cũng vẫn nên làm, bởi trên thực tế đã tồn tại việc hối lộ tình dục, mà nếu không đưa vào luật thi sẽ rất khó xử lý. Bởi vấn đề hối lộ trong xã hội hiện nay đã không còn là vấn đề cá biệt, nhưng vì đó là vấn đề nói lên thực trạng xã hội, nên dù có khó cũng vẫn phải làm”.

Người viết bài bỗng nhớ đến những vụ việc xảy ra cách đây không lâu. Vụ chạy công chức 100 triệu, rồi vụ bôi trơn sổ đỏ 08 triệu. Ồn ào mãi, dền dứ mãi, quyết tâm mãi, mà cuối cùng chẳng tìm ra.

Nói chi đến hối lộ tình dục.

Vì thế có lẽ đến giờ phút này, hối lộ tình dục vẫn còn nhởn nhơ nhoẻn miệng cười đứng ngoài mọi vòng cương tỏa?

Cũng rất có thể, vì thế mà hiện tượng lạm phát cấp phó, lạm phát quan chức sợ gì mà không tiếp tục… thăng tiến!

(còn nữa)
Kỳ Duyên

Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu

Người Việt chưa có chút văn hóa giao thông tối thiểu



(VTC News) – Một Việt kiều Canada có tiếng ở Canada đặt câu hỏi, thế giới đã tiến quá xa, sao người Việt vẫn chưa có nổi chút văn hóa giao thông tối thiểu?

Xin giới thiệu bài viết dưới đây của Anthony Chim, một trong những Việt kiều có tiếng ở Canada (phần giới thiệu về tác giả ở cuối bài viết): 

Ông bà ta có câu “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Đây là khuôn vàng thước ngọc của nền văn hóa Việt Nam mà ta cần gìn giữ, tức là làm bất cứ việc gì, từ việc to lớn như “ăn nói” đến việc cực kỳ đơn giản như “gói mở” thì đều phải có nề nếp, toát ra được nét thanh lịch của một người có “học”, có “văn hóa”. 

Tiếc thay, có lẽ giao thông ngày xưa đơn giản lắm hay sao mà ông bà ta quên dạy câu “học đi, học đứng, học lái, học chờ”, để đến ngày hôm nay, văn hóa giao thông Việt Nam đã đến mức báo động đỏ. Là một người Việt xa xứ được chu du nhiều nơi, nhưng mỗi lần đến Việt Nam, tôi luôn cầu nguyện cho mình được “toàn vẹn thân thể” để trở về Canada. 

Anthony Chim - tác giả của bài viết này.
 
Tôi biết viết bài phiếm luận này sẽ có người đồng tình vì đó là nỗi ưu tư chung, nhưng cũng sẽ có vài độc giả cho rằng, gớm, sao “bôi bác Việt Nam” như thế?! Ở Canada thì lo cho Canada đi!. 

Thật ra giao thông Canada thuộc loại an toàn bậc nhất thế giới cho nên tôi chẳng có gì phải “lo” cả. Tôi chỉ muốn viết lên “những điểu trong thấy mà đau đớn lòng” của văn hóa giao thông Việt Nam. 

Tôi vẫn nhớ mãi lần đầu về nước vào năm 1995, vừa ra khỏi phi trường Tân Sơn Nhất thì trái tim tôi dường như ra khỏi lồng ngực bởi vì có cảm giác các xe sẽ đâm đầu vào nhau. Người chạy xe hai bánh thì chạy tứ tung. 

Người chạy xe ba bánh thì làm nghẽn giao thông khi qua đường mà không thèm nhìn ai. Kẻ chạy xe bốn bánh thì lái xe không theo làn quy định. Người bán hàng thì chiếm hết vỉa hè, thỉnh thoảng tạt nước bẩn vào người đi bộ, rồi còn bảo “ngu quá, thấy sao không tránh?”. 

Rồi mọi người bóp còi inh ỏi, tạo nên một không gian hỗn loạn về âm thanh cũng như về hình ảnh, cứ như trong một bộ phim chiến tranh vừa mới được xem. Và tôi phải sống trong nỗi sợ hãi này hết hai tháng. Tuy rất vui khi gặp lại người thân, bạn bè, nhưng nỗi sợ hãi về “văn hóa giao thông” này làm tôi không được thoải mái. 

Ngày càng tụt lùi


Cảnh giao thông thông thoáng ở Athabasca (Canada) 

Tôi đã cầu nguyện cho “văn hóa giao thông” Việt Nam sẽ ngày càng tiến bộ hơn. Tiếc thay, nhưng lần về kế tiếp (cứ khoảng 2-4 năm một lần), tôi thấy văn hóa giao thông Việt Nam không những không tiến bộ mà còn…bị thụt lùi đến báo động đỏ. 

Điều trớ trêu là trong những năm qua, đường sá rộng rãi hơn, các phương tiện giao thông thô sơ dường như được giảm nhiều. 

Gần đây, khi đọc và chứng kiến những vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam, tôi thấy rất sợ bởi vì nạn nhân là những người “thụ động” khi tham gia giao thông như: đi xe bus, xe ôm, người qua đường… 

Xe bus thì không biết cách dừng trạm an toàn để đụng người chờ xe. Đấy là thiếu văn hóa. Xe máy vẫn chạy toán loạn, có người còn luồn lách nguy hiểm. Đó là thiếu văn hóa!

Người đi đường thản nhiên đi mà chẳng màng đến tính mạng. Đó là thiếu văn hóa. Nạn xe ô tô chạy không đúng làn là điểu rất vô lý. Rồi tại các bến phà, điển hình là phà Cát Lái, các loại xe đua nhau đển trước để khỏi “chờ” phà. Đó là thiếu văn hóa. 

Rồi đang chạy trên đường với vận tốc khá cao (không nhất thiết là phải trên đường cao tốc hiện đại) tự nhiên có một con trâu hay con bò đi qua cùng với người chăn!!! Đó là thiếu văn hóa, quá nguy hiểm! Biết bao lần tôi và các bạn đồng hành phải lắc đầu vì chuyện này, và suýt bị lật xe mấy lần. Những đoạn đường này tuyệt đối không nên có thú vật qua lại. 

Tôi nghĩ mọi người phải cùng nhau nghĩ cách giải quyết chứ, sao cứ đổ lổi cho “cuộc sống cơm áo gạo tiến”? Chính vì sự thiếu văn hóa này mà biết bao người bị chết oan ức! Đặc biệt hơn nữa, tôi cảm thấy rất lo lắng về sự an toàn của người nước ngoài đến Việt Nam sinh sống hoặc đi du lich, bởi họ khó thích nghi với nó.

Đa số đường sá ở Việt Nam nhỏ, nhưng lượng phương tiện tham gia giao thông quá cao, cộng thêm sự “thiếu văn hóa” giao thông, tạo nên thảm cảnh. Đó cũng là lý do trước khi đến Việt Nam, hầu hết khách du lịch đều được cảnh báo về sự “phức tạp, nguy hiểm” của giao thông tại Việt Nam để biết cách thích nghi và xử lý. 

Lượng người đi lại trên đường phố Việt Nam, đặc biệt là Sài Gòn hay Hà Nội quá đông đúc. Vào lúc trời mưa, giao thông lại càng hỗn loạn hơn. Thế nhưng, đáng buồn là mọi người không biết chạy xe chậm lại để khỏi tạt nước vào nhau. 

Nếu khách du lịch đi bộ đang thích thú chụp ảnh, quay phim trong mưa thì coi chừng bị một “cơn hồng thủy” do các xe tải chạy nhanh tạt vào! Vậy là hết vui! Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện với bạn bè quốc tế. Hai vấn đề “khó chịu” mà họ đề cập nhiều nhất khi đến Việt Nam đó chính là: “Ý thức bảo vệ môi trường và tham gia giao thông”. 

Phải chữa bằng văn hóa!

Cảnh giao thông hỗn loạn ở Việt Nam (Ảnh: Internet) 

Ông Chua Chin Khee (Singapore) phát biểu: “Văn hóa giao thông Việt Nam quá tệ. Ở Singapore chúng tôi cũng đông người, nhưng đâu có hỗn loạn như vậy? Xin đừng đổ thừa do đất chật người đông!”. Trong khi đó, anh Thonsing (Lào) nói: “Tại sao từ bốn làn xe mà có đến sáu xe chạy? Ở Lào mà như thế là bị phạt cao lắm!”. 

Chị Nancy (Mỹ) nêu quan điểm: “Hình như người Việt Nam không có văn hóa xếp hàng và nhường nhịn. Bữa mình đi thử xe bus xem sao. Ai ngờ bị chen lấn xém nữa là bị xe đụng. Sợ quá!”. 

Cùng cảnh ngộ với Nancy, chị Vân (Việt Kiều Canada) tâm sự: “Ba mươi mấy năm mình mới về lại Việt Nam. Phát khiếp vì có khi đang đi bộ trên đường tự nhiên có một người ném con chuột cống đã chết trúng người, và còn bảo “chuột chết thôi mà, bộ chưa bao giờ thấy sao?”. 

Rồi ngoài Bắc xe taxi chạy ẩu vô cùng. Đi xe khách thì nhồi nhét quá chừng và các xe cứ đua nhau đón khách, giống như mình đang xem phim “Fast and Furious” vậy”. 

Ông Kyo (Mỹ), đang làm việc tại Việt Nam kể: “Tôi đã bị tai nạn khi chạy xe ở Buôn Mê Thuột và có một phụ nữ chở 3 đứa con nhỏ trên một xe gắn máy, không ai đội mũ bảo hiểm. Họ đã chạy băng ngang đường và lao vào xe tôi. 

Tôi rất hoảng loạn vì sợ xảy ra chuyện không tốt với những đứa bé, nhưng may mắn là tôi chạy rất chậm nên va chạm nhẹ. Sau đó, người phụ nữ tiếp tục chở 3 con nhỏ đi như không có gì, trong khi tay tôi bị chảy nhiều máu vì bị ngã xuống đường.

Lần thứ hai, khi băng qua đường, tôi thấy đèn báo hiệu ưu tiên cho người đi bộ sáng nên tôi đã đi chậm lại. Bất chợt, từ phía xa có một thành niên vượt lên đụng vào chân tôi. Anh ta còn chửi: “Đi chết đi nhé, thằng Tây…”. Anh ta đang vượt đèn đỏ mà? Tôi may mắn được người dân đưa vào bệnh viện. 

Ba tháng trong bệnh viện, tôi phải tự chăm sóc mình vì không có người thân ở đây. Tôi tiếp tục lo sợ! Mất văn hóa đến thế là cùng!!”. 

Nhiều khách du lịch nước ngoài phát hoảng khi tham gia giao thông ở Việt Nam (Ảnh minh họa: Internet) 

Viết bài này tôi đau lắm chứ! Bạn thử nghĩ xem, nếu báo chí liên tiếp đưa tin chuyện người nước ngoài bị tai nạn giao thông tại Việt Nam, liệu còn có du khách nào dám đến với đất nước của các bạn, dù có rất nhiều điều thú vị đang chờ đón. 

Thêm nữa, mỗi lần tận mắt thấy những tai nạn thương tâm ở Việt Nam, tôi càng đau thêm. Tại sao ra nông nỗi? Ở Việt Nam rõ ràng có luật giao thông, nhưng dường như mọi người không muốn chấp hành. Vậy ta phải làm sao đây? 

Bệnh nào thì chữa bằng thuốc đó. Bệnh “mất văn hóa” thì phải chữa bằng “văn hóa”, chứ dựa vào “xử phạt phân minh” thì không phải là cách, bởi nhân viên thi hành công vụ đâu có mặt hết khắp nẻo đường đất nước.

Đường sá có rộng thênh thang cấp mấy mà “văn hóa ngõ hẹp” thì cũng buồn lắm! Năm 1969, người Mỹ đã lên được tận cung trăng kia mà. Chẳng lẽ 45 năm sau, người Việt Nam chúng ta không có được một “văn hóa giao thông” tối thiểu hay sao? 

Xin chia sẻ đôi dòng: Nếu thương Việt Nam, thì mỗi người dân Việt Nam cần có ý thức an toàn giao thông, tôn trọng mạng sống của nhau, biết tuân theo luật lệ, lái đúng làn xe, tốc độ, biển báo, nhường người đi bộ, giữ gìn vệ sinh, tránh đưa thú vật ra ngoài đường cao tốc...
*****
Anthony Chim là hiệu trưởng gốc Việt đầu tiên tại thành phố Calgary, Canada, nơi diễn ra Thế vận hội mùa Đông năm 1988. 

Ông hiện đang cộng tác với Hiệp hội Giáo chức Alberta thuộc Bộ Giáo dục Canada, là diễn giả có tiếng. 

Ông là Công dân Ưu tú Canada 1998, Huân chương Thiên niên kỷ Canada 2005, Ngôi sao lãnh đạo tương lai 1994. Anthony đặt chân đến 96 quốc gia và tất cả 7 châu lục (kể cả Nam Cực và Bắc Cực). 


Calgary, Canada, 20/3/2014
Anthony Chim

Thứ Sáu, 7 tháng 11, 2014

CÓ NƠI NÀO SƯỚNG HƠN NƯỚC VIỆT NAM?



Đây là bức hình chụp lại quang cảnh tắc đường ở xứ sở của Căng-gu-ru và nó khiến ta phải đặt ra nhiều câu hỏi...?

Câu trả lời như thế nào tuỳ thuộc vào cách suy nghĩ và cảm nhận của từng cá nhân, với riêng cá nhân mình chắc chắn ở Việt nam "TỰ DO ĐI LẠI " là quyền được áp dụng tốt nhất thế giới ( Bạn có thể đi lên bất kì đâu, bất kì phía nào trái phải không quan trọng thậm chí có thể phi lên lề cỏ, vỉa hè... Miễn là có thể di chuyển được). 

Nếu không tin xin mời đọc thêm bài viết dưới đây của g.s Óc phớt-UKNguyen Quang


Có nơi nào sướng hơn nước Việt Nam

Tôi, ngẩu Pín lừng danh, phán như vậy đó, sau 6 năm sống, lao động và học tập quyết-liệt theo gương Nữ Hoàng Anh E li da bét đệ nhị ở United Kingdom, đã nhận ra, chả nơi đéo nào bằng Việt Nam.

Có nơi nào, anh chị được ỉa giữa phố không? 

(Ảnh ăn cắp)

Ở Anh, nó sẽ phạt cho thấy ông bà ông vải chứ lị, cơ mà VN thì không sao hết, dân cũng đéo thèm quan tâm. Ỉa xong, để lại cục cứt nóng hổi bốc khói ngào-ngạt, chuồn ra chỗ khác thế mới vui.

Ngay cả vứt rác, tây cũng không thể đọ, bọn nó có 3 loại thùng rác, để bỏ riêng nhựa, thủy tinh, chất hữu cơ vv, rách việc quá đi, chó ỉa chủ cũng phải nhặt cứt cho thùng riêng, chó mà hơn cả bố đẻ.

Việt Nam ta chỉ nhẹ nhàng thả rác xuống đường, hoạc nếu là lon bia hay vỏ chai rỗng thì ném ra xa cho nó kêu lộc cộc leng keng, sút thêm phát nữa cho nó hoành, kẻo đéo ai biết mình vừa nốc xong lon đó.

Ở Anh, nếu anh khạc đờm rồi nhổ vào lùm cây, bọn chúng nó đã tránh xa như hủi rồi.

Có nơi nào được đấm vợ như Việt Nam không?

100% là không.

Anh liền ông Việt Nam rất là sướng nhé, bú diệu phê phê, vấn tóc vợ vào cột nhà, hoặc trói cổ nó lại, rồi song phi, đánh chỏ, lên gối, rồi ngủ chả vấn đề đéo gì. 

Kệ mẹ con vợ thút-thít.

Chúng nó đánh người chung-chăn-gối như đập đất.

Viva Việt Nam.

Bên Anh, cảnh sát sẽ đến, tùy tội trạng, nhưng anh sẽ bị tù và phạt tiền và cả hai, ở tù cỡ chục năm, lâu phết đó, đành ràng tù tây nhẽ sướng, nhưng hãy nhớ: "nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại (lời anh nào quên mẹ nguồn). 

Phần chị vợ, ăn đòn xong, chị vợ kêu ầm ỹ, nếu mắt tím thì đéo dám đi làm, rồi thề sống chết bỏ chồng, cơ mà phần lớn lại vùng vàng nhưng cuối cùng tha thứ, ê lệ chổng mông cho nó dập cơ mà đéo cho hôn, rồi lại nhồng lên tới lần ăn-đập kế. Mà phải oánh giữa đường mới máu nhé.

(Ảnh ăn cắp)

Tôi yêu Việt nam.

Có nơi nào, dân đánh cả công an không?

Việt nam chứ đâu, tôi yêu Việt Nam quá đi, anh đệ tôi, say diệu, xin xe bị giữ, lại được quân vô-lại xui đểu, xông vào đấm nhau với công an, chân đá như quạt trần. Anh bị đi có 7 tháng tù, nếu đút vào cỡ 3k $, anh sẽ đi 1 nửa thời gian đó, thích không, được đánh công an mà đi nhẹ hều.

Và vô số anh khác, cậy số đông chó đàn, o ép chửi bới công an, đấm trộm công an, chả sao hết, lúc sau ra quán khoe ầm lên như chiến công. Chúng nó coi công an Việt Nam hehe đéo bàng cục vàng. 

Tôi yêu Việt Nam quê hương tôi quá đi. 

Ở Anh, phú lít (police) nó sẽ rút cái nài ra nài: 

(Ảnh ăn cắp)

Xin lỗi, bã trầu là 1, đậu phụ là 2, sẽ văng đầy đường, cái nhà anh nào đấm Cớm Anh sẽ bị bắn đến chết, tại sao đến chết? vì đéo thừa tiền đâu mà chữa cho loại đó, tiền thuế nhân dân cả đó. 

Cứ nã hết đạn đéo sợ phí. 

Dân đéo ai thương. Tộ sư quân tư bản dã man chưa??.

Ôi, tôi yêu Việt Nam quê hương tôi.

Có nơi nào được đánh độc đồng bào giữa phố không? 

(Ảnh ăn cắp)

Mà đồng bào cũng chả coi đó là gì to tát, cứ mua ăn còn lâu mới chết?

Yêu quá Vn ơi..

Tổ sư bên Anh, 1 chai vốt ca 70ml loại rẻ nhất tôi phải trả 10 £ (=350k) bú hai hiêu là hết mẹ chưa kịp la-dà..

VN quê hương tôi với 350k tôi mua được cả can 20 lít, bú phê lòi mắt ra. Vừa ăn, vửa bú, vừa hút, vừa nói, vừa nhai nhồm-nhoàm. Phê phê ngã bò lê bò càng giữa phố, dân cũng cười hoan hỉ cho cái nhà anh say.

Bọn Tây nó ghét nhai nhồm nhoàm, ăn chả có tiếng động đéo gì tôi khinh.

Ta ăn là phải kêu, cái xương cẳng gà cứng thế như phải cắn vỡ đôi kêp cái rốp, rồi mút hết tủy suỵt soạt, rồi chiêu hớp diệu kêu, khà, rồi ném mớ rau thơm vào mồm kên rồm-rộp. 

Ăn thế mới gọi là ăn, bọn Anh ngu.

Nơi nào nhiều quán nhậu như VN không? cả 1 thành phố đâu đâu cũng là quán nhậu, tiếng hò dô 100% vang động cả phố phường, người với người bá cổ ôm vai toàn anh em xương máu, đoàn kết 1 lòng, hoan hỉ lắm thay..

Nơi nào, thuê người hầu rẻ như VN ko??? 

Tổ sư ở Tây, thuê lau của kính, thuê dọn nhà, thuê làm vườn, cứ 400k/h mà trả (giá mềm đó, có quốc gia mắc hơn) thuê 10h? 4 chai, thuê 1 tháng? vỡ mồm trả tiền luôn.

Việt Nam rẻ hều, vài triệu/ tháng + nuôi ăn, có người phục vụ đủ 24/24, cơ mà tiền nào của đó, lắm lúc chủ cũng vỡ mồm với ô sin, cơ mà đó là chuyện khác rồi...

Tôi yêu Việt Nam, nói gì thì nói. 

Cả thế giới này, chả có nơi đéo nào tự do như quê hương tôi.

Được múa bởi Ngẩu Pín

P/s: Tre chỉ sửa có 1 chữ, mong bác Pín thông cảm!