Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

LÊ CÔNG ĐỊNH KHÔNG THỂ HOÀN LƯƠNG

Khoai@

Xin trân trọng giới thiệu bài viết của Khanh Kim, một độc giả thân thiết của Tre Làng với bài viết "Lê Công Định Không thể hoàn lương". Một bài viết hay, và mặc dù còn đôi chỗ cần phải làm rõ thêm, nhưng ý nghĩa của bài viết là không thể phụ nhận. Xin cảm ơn bạn Khanh Kim đã có những bài viết sâu sắc như thế này.

Nhân 50 năm Ngày Ngô Đình Diệm Tổng thống cái gọi Đệ nhất VNCH bị giết sau một cuộc đảo chính quân sự (2/11/1964) nay đã gần 1 tháng mà báo chí vẫn cứ lùm xùm về “công tội” của ông Tổng thống họ Ngô đối với người dân Việt, dân tộc Việt. Thiết tưởng truyền thông ngày nay, truyền miệng ngày xưa trên thế gian, cùng với sử sách ở thế kỷ XX và đến tận đầu thế kỷ XXI vẫn còn đầy rẫy các thông tin, những câu chuyện, những bài viết nói về Tổng thống Ngô đình Diệm công hay tội đều rõ cả như ban ngày, chỉ có điều nhận thức và ý thức tôn trọng sự thật của từng người về Ngô đình Diệm thế nào mà thôi. Điều đáng bàn ở bài viết này là lời nói của Lê Công Định (LCĐ) một kẻ mang danh luật sư (thày cãi) đọc và học đến thành danh lại tráo trở, hồ đồ và ngu sử đến như vậy, khi anh ta bịa đặt về Lịch sử Việt nam và có lời“ngưỡng mộ” vị Tổng thống họ Ngô, đó mới là chuyện lạ nhưng có thật của của vị luật sư đầy chữ nghĩa nhưng lại sáo rỗng về nhân cách này.

Ngày 2/11/1964 Ngô Đình Diệm, bị tướng tá dưới trướng theo lệnh của quan thầy đế quốc hạ thủ ông ta bằng cuộc đảo chính quân sự. Kể cũng lạ Tổng thống họ Ngô gia đình có đến 3 đời làm tay sai cho Thực dân, Phát xít và Đế quốc nên mới được “vinh dự” mang danh bia miệng nhục nhã để đời “Tam đại Việt gian” Ngô Đình Diệm, bị cả dân tộc này nguyền rủa và người đời phỉ báng. Ấy thế mà để kỷ niệm cái ngày (giỗ) thứ 50 khi ông ta về nước Chúa (2/11/196 - 2/11/2014). Lê Công Định một người có ăn, có học, học đến thành danh, được cho là hiểu biết sự đời trên con đường tập làm chính trị, nên mới có chuyện khôi hài "Chính biến cố bắt giam tôi ngày 13-6-2009 đã đẩy tôi vào con đường chính trị một cách bất đắc dĩ"!

Một luật sư “gánh thêm vai” nhà dân chủ, làm chính trị nửa mùa có những lời nói, bài viết đạt “độ chuẩn” tận cùng của sự ngu xi, lú lẫn đến mức mất cả tư duy, hết cả của lý trí ở một con người đang muốn làm chính trị, như chính LCĐ đã tự nhận có ý thức chính trị từ lúc còn trẻ con 7 tuổi, để đến khi trưởng thành tuổi 20 đã có tham vọng (hoang tưởng) muốn làm một việc nào đó để thay đổi, chính trị và xã hội VN. Tuổi 46 đủ độ chín để đánh giá hay làm một việc gì đó có ý nghĩa, thế nhưng anh ta đã không làm được điều đó, mà lại mũ ni che tai, nhắm mắt trước sự thật, thể hiện một con người nhận thức quá tầm thường, không chín chắn để trở thành một kẻ ngu chính sử, lẫn cả chính danh với cái gọi là “sự ngưỡng mộ với Ngô đình Diệm”, một kẻ yêu nước theo kiểu bán nước cầu vinh, LCĐ một kẻ mang danh luật sư, hay một nhà chính trị “chỉ vì bị tù vì vi phạm pháp luật nên mới làm chính trị” thì té ra anh ta chỉ là một kẻ nông cạn và ấu trĩ, quá viển vông về chính trị, làm chính trị mà không có động cơ, mất cả phương hướng, và anh ta cũng chỉ là kẻ mơ hồ về đường lối, tiêu cực về đường đi nên những sai lầm mà anh ta đã và đang phạm phải đã được tiên đoán trước là không tránh khỏi.

Khi nói về Ngô Đình Diệm LCĐ suy diễn, nếu không bị lật đổ, thì vị Tổng thống họ Ngô này có thể đưa Việt Nam “sánh ngang với Nhật Bản ở Á châu” thế nhưng một suy diễn tồi đã thành sự thật, ngày 2/11/1964 vị Tổng thống họ Ngô này đã bị lật đổ kết thúc cuộc đời bán nước, bám đít ngoại Bang một cách đau đớn, cái chết đau đớn nữa của Ông ta (NĐD) không phải chết vì bàn tay CS mà y chết chính vì quan thầy mà y đã từng một thời ôm chân và những kẻ bầy tôi một thời dưới trướng “hạ thủ” bởi sự độc tài, gia đình trị và sự man rợ, tàn ác giết người không ghê tay của ông ta. Vậy mà LCĐ cứ nhắm mắt viết bừa, cãi bừa rằng “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20”... “nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam". Ngòi bút của LCĐ thật ma giáo, luôn là một “thày cãi” (LS) tráo trở biến một kẻ bán nước, cả một đời theo giặc chống lại Nhân dân, lúc ẩn danh, khi ẩn tích, một kẻ chẳng có công trạng gì, bỗng dưng trở thành nhà yêu nước Ngô chí Sỹ “Vĩ đại” được“Quan thầy cùng Hồng y Spellman và giáo hoàng Pius XII đặt vào cái ghế tổng thống” vì “quan thầy đế quốc cùng Spellman đã nhìn thấy ở Diệm có những đặc điểm, những tố chất của một người lãnh đạo Công Giáo nồng nhiệt và là một kẻ chống Cộng điên cuồng” nay (LCĐ) “Úm ba la” “biến” Ngô Đình Diệm thành “nhân vật lịch sử từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia VN” thì thật là lố bịch và khôi hài. Tôn vinh, ngưỡng mộ một kẻ bán nước, ở một gia đình có đến 3 thế hệ làm tay sai cho quân xâm lược, như thế LCĐ tự hạ thấp nhân cách, tự biến mình chẳng khác gì một kẻ cùng hội, cùng thuyền với dân cờ vàng CCCĐ. Một tay trí thức rởm, một tên bồi bút rẻ tiền, đã tự bẻ cong ngòi bút, viết trái với lương tâm, cùng đạo lý để thể hiện sự tráo trở một cách điên rồ và mù quáng có chủ đích của mình.

Vậy chúng ta đi ngược dòng lịch sử để xem “Một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20”, “Một nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam” ra sao? Hiệp định Giơnevơ (1954), được ký kết, Việt Nam tạm thời phải chia đôi, ngăn cách bởi vĩ tuyến 17. Theo hiệp định này tháng 7 năm 1956 hai miền Nam, Bắc sẽ bầu cử tự do để thống nhất đất nước. Thế nhưng Đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam thay chân Thực dân Pháp và nặn ra cái nước (Ngụy) do Ngô đình Diệm làm Thủ tướng rồi Tổng thống sau cuộc trưng cầu dân ý được gọi là “tự do” nhưng dưới họng súng, nhưng lại rất khôi hài cứ như một trò cười cho thiên hạ đàm tiếu. (Ở sài gòn có khoảng 450.000 cử tri đi trưng cầu dân ý kết quả thì có đến khoảng 650.000 phiếu được kiểm ủng hộ Diệm).

Cái nước (Ngụy) VNCH kia thoát thai và được nuôi dưỡng từ Thực dân đến Đế quốc, được chỉ huy bằng các nhà Lãnh đạo Quốc gia, là các chính khách tay sai quân xâm lược, những Tướng lĩnh là những tên “Lính Tẩy”, Lính “Khố Đỏ, Khố Xanh”, “Lính Dõng” thời Pháp thuộc, đặc biệt Tổng thống họ Ngô có một lý lịch “Vô cùng đen tối” một gia đình có đến 3 đời (Tam đại Việt gian) làm tay sai cho quân xâm lược (Pháp, Nhật, Mỹ). Nhìn “Diện mạo” các nhà lãnh đạo Quốc gia của chế độ VNCH toàn những thành phần cộm cán có lý lịch “Xỏ nhầm” giầy Tây. Họ cũng có hoàn cảnh rất giống nhau là cùng đi lính đánh thuê cho (Tây), làm việc cho Tây rồi cho Mỹ. Họ cũng vỗ ngực tự xưng là những người yêu nước, nhưng yêu nước theo kiểu bán nước để cầu vinh, như Bác Hồ đã từng ví von khi nói “ông Diệm cũng là người yêu nước, nhưng yêu nước theo kiểu của ông ấy (kiểu …..).

Tổng thống họ Ngô và chính quyền của y đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ, trắng trợn tuyên bố “Không thi hành hiệp định với lí giải không phải là một bên ký Hiệp định này nên không có nghĩa vụ phải thực thi. Ngô Đình Diệm đã thâu tóm quyền hành, xây dựng một chế độ bạo ngược, tàn ác và chuyên chế, cùng với sự độc tài không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Nên đã gây ra phẫn uất của người dân miền Nam. Người ta nói đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền là những gia nô (gia đình trị) vô liêm sỉ”. Một chính thể mất lòng dân, không được người dân ủng hộ Vì thế tháng 7 năm 1956 không có cuộc bầu cử tự do để thống nhất đất nước như theo quy định của hiệp đình Giơneovơ vì tự thân Diệm cũng tự hiểu rằng nếu tổ chức bầu cử sẽ có 95% người dân ủng hộ ông Hồ chí Minh. Vì thế thay cho bầu cử tự do là sự đàn áp đẫm máu phong trào Cách mạng MN. Đầu năm 1959, Ngô đình Diệm cho ra đời Luật 10/59 để hợp thức hóa sự tàn bạo của Y bằng sự thiết lập những “tòa án quân sự” di động khắp miền Nam để xử án những người đối lập chính trị và xử tử họ. Những tòa án quân sự này bắt giữ, điều tra và tuyên án những kẻ “phạm tội” qua tuyên bố không còn tính người “Thà giết nhầm còn hơn hơn bỏ sót”,“Thấy cộng sản ở đâu là phải tiêu diệt ngay, thấy ai tuyên truyền cho cộng sản cũng bắn bỏ ngay không thương tiếc”. Đó là lối hành sử rất bất nhân, kiểu thú tính, mất tính người của “một nhân vật từng có sự nghiệp vĩ đại nhất của dân tộc ở thế kỷ 20”, “Một nhân vật lịch sử đã từng tranh đấu và ngã xuống vì quốc gia Việt Nam” của LCĐ và những kẻ CCCĐ, cùng những kẻ gia nô đã từng được ăn bổng lộc của gia đình họ Ngô.

Theo Sách hiếm của cố Giáo sư Trần chung Ngọc trong thời gian Ngô đình Diệm lên cầm quyền đã có khoảng gần 300.000 nghìn người dân vô tội và chiến sỹ CM đã bị giết, 40.000 người bị bắt, bị cầm tù, bị tra tấn hành hạ dã man như thời trung cổ...Tội ác trời không dung đất không tha đối với Ngô đình Diệm đã quá rõ ràng, bởi chính y đã làm tan vỡ cơ hội thống nhất và tái thiết đất nước sau chiến tranh, đệ nhất VNCH của Diệm rồi đến đệ nhị VNCH của Thiệu, Kỳ đều là những kẻ đã làm đất nước bị chia đôi, chiến tranh kéo dài 20 năm, đã tàn phá đất nước này, hàng triệu người chết, hàng triệu người bị thương lòng người bị li tán, chia rẽ đến nay vẫn chưa hàn gắn được. Tội ác tày trời của gia đình họ Ngô và bản thân Ngô đình Diệm đã quá rõ ràng bởi “từ chính tư liệu của các học giả phương Tây viết và nghiên cứu về chế độ Diệm rất khách quan không thiên vị”, đó cũng là một trong những bằng chứng không thể chối cãi. Thế nhưng một con người mang danh luật sư, con mọt sách đầy rẫy những kiến thức, nhưng rỗng tếch về nhân cách, cố tình cãi lấy được, mà quên đi một sự thật lịch sử, ngu xuẩn, lẫn cả hồ đồ nói rằng tội ác của ông Diệm chỉ là “Luận điệu tuyên truyền của nhà nước này” xem ra LCĐ một kẻ hoang tưởng, bại não chẳng khác như một kẻ tâm thần. Việc Lê Công Định cho rằng, “Nhà nước Việt Nam hiện nay vu cáo ông Diệm lê máy chém” khắp miền Nam là không có bằng chứng gì chứng minh việc đó? Như thế có khác gì LCĐ một kẻ như mù hai con mắt, như điếc hai lỗ tai nên không nghe, không thấy và không biết tội ác tày trời của NĐD trong khi đó cả dân tộc này đều biết, Nhân dân thế giới đều biết Ngô Đình Diệm là một trong 100 tên đồ tể giết người của thế kỷ XX trong đó có Hít le, Stalin, franxco, Hutxein, Pon pốt, Pi nô chê...

Để làm rõ hơn tội ác của Ngô đình Diệm cũng xin được nhắc lại. Tháng 4 năm 1959, cái gọi Quốc hội VNCH thông qua luật số 91. Luật này đã được ban hành ngày 06 tháng 5 năm 1959 mang tên “luật 10-59″ về/việc thành lập các “tòa án quân sự đặc biệt”. Theo luật 10-59, tội xử chỉ có hai mức: tử hình và khổ sai chung thân. Xét xử chỉ được phép kéo dài tối đa 03 ngày, không có giảm khinh, không có kháng cáo, không có giảm án, bản án phải được thi hành ngay...Luật này áp dụng cho tất cả mọi người bị quy là“phạm tội thời chiến” chống lại chế độ VNCH. Máy chém đã từng là một trong những công cụ giết người được lê đi khắp miền Nam nó đi đến đâu gieo rắc nỗi kinh hoàng của người dân Việt lúc bấy giờ, được sử dụng hành quyết phạm nhân bị kết án tử hình theo luật này. Theo lời kể của rất nhiều còn sống trong thời kỳ đen tối, họ được chứng kiến ông Hoàng Lệ Kha (một người cộng sản ở Tây Ninh) là người cuối cùng mà chính quyền Ngô Đình Diệm dùng máy chém. Hiện nay chiếc máy chém này vẫn đang được trưng bày tại Bảo tàng CM Thành phố Cần Thơ cùng một số di ảnh chiến sỹ CM đã từng là nạn nhân của nó, thế mà LCĐ dám mở mồm bênh một kẻ giết người, “một nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX” mà không cảm thấy nhục nhã và tội lỗi trước anh linh của các anh hùng liệt sỹ CM đã bị giết không toàn thây bởi cỗ máy chém giết người kia đã chặt đầu của họ, LCĐ lại dám tráo trở coi đó là luận điệu tuyên truyền? thì thật là bỉ ổi và vô liêm sỷ. Để đánh gía khách quan về Ngô đình Diệm tác giả mượn lời của cố Giáo sư Trần Chung Ngọc đã viết về “cụ Diệm” như sau:

Từ 20 lời phê phán của các tác giả ngoại quốc trên, chúng ta có thể rút tỉa ra được những gì? Sau đây là vài điểm chính. 

1). Ngô Đình Diệm là người vô tài, vô đức, nhu nhược, được Hồng Y Spellman, với sự phụ giúp của ngoại trưởng John Foster Dulles cùng một vài chính khách Công giáo Mỹ khác, theo lệnh của Vatican, vận động với Mỹ đưa Diệm về cầm quyền ở Nam Việt Nam vì Diệm thuộc loại người Công giáo cuồng tín khát máu Tây Ban Nha trong thời Trung Cổ, chống Cộng điên dại nên đương nhiên có thể tin cậy để chống Cộng cho Mỹ và cho Vatican. Ngoài ra Vatican cũng còn góp phần vận động, thuyết phục Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Cái tội này của Vatican đối với Việt Nam sẽ được ghi vào sử sách.

2). Chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ bạo ngược, chuyên chế, không có sự hậu thuẫn của quần chúng. Đó là một chế độ mà hầu hết những người nắm quyền hành chánh, quân sự là những gia nô vô liêm sỉ.

3). Chính cái chất Công Giáo cuồng tín, tổng hợp của ngu dốt, kiêu căng, huênh hoang, hợm hĩnh [theo giáo sư Nguyễn Mạnh Quang] của Diệm đã làm hại Diệm. Sách lược Công giáo hóa miền Nam bằng thủ đoạn tiêu diệt các giáo phái khác của Diệm trong một nước mà Công giáo chỉ chiếm có 7% là một sách lược ngu xuẩn, đi ngược lại tinh thần Tam Giáo Đồng Nguyên của dân tộc, đã đưa đến sự oán ghét của tuyệt đại đa số người dân Việt Nam. Sách lược này đã ghi thêm một chương ô nhục vào lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, một giáo hội vốn đã nổi tiếng là: “Hễ phi dân tộc thì thể nào cũng phản bội dân tộc.

Sau hơn 03 năm ở tù vì "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân dân", ngày 6-2-2013, Lê Công Định được ra tù trước thời hạn đã thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo của Đảng và nhà nước VN, Thiết nghĩ Lê Công Định sẽ rút ra bài học bổ ích, nhớ đời cho bản thân để làm lại cuộc đời, thế nhưng thất vọng thay sau ít ngày ẩn dật, nay qua một số bài viết hay các cuộc trả lời phỏng với các hãng truyền thông lá cải nước ngòai, hình như anh ta (LCĐ) vẫn đang là LCĐ ngày nào, trước thế nào sau Y vẫn thế. Người ta có cảm giác trong tâm trí của anh ta đã và đang thể hiện, hay đang nuôi dưỡng một âm mưu, hay một thủ đoạn nào đó để đang muốn chứng minh mình là con người vẫn đang làm chính trị để đạt được mục đích nào đó?

Là người có học, ham đọc sách lại thông minh nhưng lại có nhiều định kiến với xã hội cho nên LCĐ cố tình dùng kiến thức cùng tư duy bệnh hoạn để soi mói, nhào nặn nhằm xuyên tạc và viết lại lịch sử để người đọc hay người nghe hoài nghi tính xác thực lịch sử của dân tộc việt, từ trước đến nay là không đúng sự thật, hoặc cố tình hay chí ít đánh lận con đen để hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của đảng khi LCĐ hạ thấp ý nghĩa trọng đại của ngày 2-9, Lê công Định dựa vào đâu để viết ngày 11-3-1945 "Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", hủy bỏ Hòa ước Patenôtre ký với Pháp năm 1884 cùng các hiệp ước nhận bảo hộ và từ bỏ chủ quyền khác, khôi phục nền độc lập của đất nước, thống nhất Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ" là "thời điểm đáng lưu ý... xét về phương diện thực tế và pháp lý, Việt Nam đã thực sự độc lập từ ngày 11-3-1945"? Có người nói “LCĐ Viết như vậy, tự chứng tỏ anh ta hoặc là người rất kém hiểu biết lịch sử, hoặc cố tình xuyên tạc lịch sử để phủ nhận một sự kiện, một giá trị quan trọng của đất nước Việt Nam. Bởi người Việt Nam hiểu biết lịch sử Việt đều có chung nhận thức ngày 11-3-1945 Bảo Đại ký đạo dụ "Tuyên cáo Việt Nam độc lập", ra tuyên bố này khác,... là do sức ép của phát-xít Nhật, qua đó chấp nhận thay thế thế lực ngoại xâm đô hộ này (Pháp) bằng thế lực ngoại xâm đô hộ khác (phát-xít Nhật). Để sáng tỏ, Lê Công Định nên tìm đọc hồi ký của ông Trần Trọng Kim cùng các tài liệu liên quan để hiểu quan hệ của ông với người Nhật như thế nào, tại sao lại có ý kiến cho rằng "Trần Trọng Kim bị người ta dùng làm con bài, mà vẫn tưởng là họ cho ông ra đóng góp với dân tộc"!

Phát ngôn mê muội về ngày độc lập của dân tộc đó là hành vi phỉ báng đối với cả dân tộc này. Nay LCĐ đã và đang xuyên tạc lịch sử với dã tâm viết lại lịch sử và phủ nhận thành quả CM mà Nhân dân đã giành được trong cuộc kháng chiến trường kỳ và vô cùng anh dũng của dân tộc đó cũng là một tội lỗi, một hành vi cần phải kịch liệt lên án. Lê Công Định đang tự biến mình thành kẻ “ăn cháo đá bát”, phản bội lại nhân dân và cả dân tộc này và chính y cũng đang tự biến mình như những kẻ chống cộng mù quáng, thành tội đồ của dân tộc.

Một điều đáng nói nữa, không hiểu sao tự dưng LCĐ lại chuyển hướng đề tài viết lách ca ngợi...chế độ bán nước VNCH trước đây! Một chế độ tay sai ngoại bang hết “liếm gót giầy Tây, bám đít Mỹ”. Lê Công Định còn làm thơ "tặng" những viên tướng (ngụy) VNCH những kẻ đã gây quá nhiều tội ác với dân tộc, với Nhân dân. Những viên tướng “Kiêu hùng” kia nay bại trận nhục nhã, cực chẳng đừng mà đã phải tự kết liễu đời mình, bởi chúng cũng tự hiểu rằng tội ác tày trời của chúng đã gây ra nếu bị bắt, trước hay sau cũng bị “Tắm máu” nên cái chết nhục nhã đi cùng với tội ác là điều chúng nên làm, vì thế LCĐ đã biến những viên tướng bại trận “tuẫn tiết” kia thành anh hùng trong các bài viết hay những áng thơ “mù quáng” của y cũng chẳng khác gì của đám CCCĐ hải ngoại. Suy tôn những kẻ xưa là kẻ thù nay thành những anh hùng đối với "tướng lĩnh, sỹ quan binh lính VNCH", qua câu thơ "Từng thao lược, can trường xông trận mạc - Giặc thù phơi xác, máu loang chân". Giặc thù của LCĐ là ai? Một sự phản bội, tráo trở và trắng trợn đến đê tiện của LCĐ, Viết lách như vậy, nói như vậy người ta hiểu LCĐ đang có dã tâm với ý đồ “ve vãn” đám CCCĐ đang sống tỵ nạn nơi đất khách quê người. Bùi kim Thành, Trần khải Thanh Thủy, rồi Cù Huy Hà Vũ, Cùng với Điếu Cày đang là tấm gương đấu tranh vì dân chủ đã được người Mỹ quan tâm mà LCĐ cũng đã và đang muốn được như vậy, LCĐ cũng đang muốn dọn đường để tiếp tục đi trên con đường cũ, con đường phản lại dân tộc, phản lại nhân dân, nay Y muốn sang Mỹ bằng cách thức khác để đi tiếp con đường, cùng tham vọng chính trị hoang tưởng nhưng vô vọng của mình thì chẳng khác gì “Dã tràng xe cát biển Đông” mà thôi.

Ngày 21 tháng 11 năm2014

Khanh Kim

ÔNG TED OSIUS CHÍNH THỨC TRỞ THÀNH ĐẠI SỨ MỸ TẠI VIỆT NAM

Khoai@

Thượng viện Hoa Kỳ đã chính thức chuẩn thuận nhân vật được Tổng thống Barack Obama đề cử vào chức vụ Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear.

Ông Ted Osius đã được Thượng viện Mỹ phê chuẩn hôm qua, sau nhiều tháng trì hoãn. Nhà ngoại giao kỳ cựu này đã được ông Obama đề cử tới Hà Nội thay thế người tiền nhiệm là ông David Shear hồi tháng Năm.

Ông Shear đã rời Việt Nam nhiều tháng trước để trở về Mỹ nắm giữ vị trí Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Trong phiên điều trần nhằm được chuẩn thuận hồi tháng Sáu vừa qua, ông Osius đã đề cập tới các vấn đề mà Mỹ quan tâm trong quan hệ với Việt Nam như nhân quyền, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), biển Đông, và lệnh cấm vũ khí sát thương.

Ông Osius nói rằng 2014 là năm thuận lợi nhất để phát triển mối bang giao Việt – Mỹ: “Ngoài vấn đề TPP, tình thế chiến lược mà Việt Nam đang phải đối mặt ở biển Nam Trung Hoa đồng nghĩa với việc là nếu chúng ta muốn giúp thúc đẩy việc quản trị tốt đất nước và tôn trọng pháp quyền, nhân quyền thì giờ là lúc để làm điều đó. Không có thời điểm nào tốt hơn năm nay nhất là khi Việt Nam tỏ ra mong muốn làm sâu sắc mối quan hệ với chúng ta”.

Dẫu vậy, ông Osius thừa nhận rằng Hà Nội và Washington vẫn còn phải đối mặt với ‘các khác biệt thật sự’, nhất là về nhân quyền.

Ông Osius là một viên chức chuyên nghiệp của Ngành Ngoại giao, hàm Tham tán Công sứ. Gần đây nhất, ông là Phó Giáo sư tại trường Đại học Chiến tranh Quốc gia từ năm 2013. Ông từng giữ chức tùy viên chính trị tại Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. Hồ Chí Minh và tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, Việt Nam từ năm 1997 đến 2001. Ông có thể nói cả tiếng Việt, Pháp và Ý, Ả Rập, Hindi, Thái Lan, Nhật Bản và Indonesia. Ted Osius xuất thân từ Maryland, và đã tốt nghiệp tại trường Đại học Harvard vào năm 1984. Ông từng làm cộng tác viên lập pháp cho Thượng nghị sĩ Al Gore từ năm 1985-1987.

Đến năm 1989, ông tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế quốc tế và Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ tại trường nghiên cứu quốc tế Johns Hopkins, sau đó trúng tuyển vào Bộ Ngoại giao Mỹ.

Năm 1996, ông Osius chính là một trong những nhà ngoại giao Mỹ đầu tiên làm việc tại Việt Nam kể từ sau năm 1975. Một năm sau đó, ông đã góp phần thiết lập nên tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP. HCM. Trong khoảng thời gian này, thậm chí có một lần ông đã “nổi hứng” đạp xe đi từ Hà Nội đến TP. HCM.

Osius trở về Washington vào năm 1998 đảm nhiệm chức vụ cố vấn cao cấp về các vấn đề quốc tế cho Phó Tổng thống Hoa Kỳ Al Gore, chuyên trách về các lĩnh vực châu Á và các vấn đề thương mại - kinh tế quốc tế.

Năm 2012, ông Osius về Washington, được bổ nhiệm làm thành viên cấp cao và cố vấn chính sách đối ngoại tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS). Trong năm 2013, ông đã được trở thành giáo sư giảng dạy tại Đại học Quốc phòng Mỹ. Trong suốt buổi điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ vừa qua, chính ông Osius là người nêu quan điểm ủng hộ Mỹ xem xét dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam.

Ông Osius là người đồng tính thứ 7 của Mỹ được Tổng thống Barack Obama bổ nhiệm làm đại sứ tại nước ngoài. Osius đã gặp gỡ chồng mình là Clayton Bond vào năm 2004 tại cuộc họp mặt của những người đồng tính trong ngành Ngoại giao Hoa Kỳ. Họ sau đó đã tiến hành lễ kết hôn vào năm 2006 tại Vancouver, Canada. Hiện tại, ông và Bond đã nhận nuôi một bé trai.

Khoai@ tổng hợp từ net

NHỮNG ĐAM MÊ NÀO NÊN ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH?

Cuteo@

Một nội dung rất được cử tri chú ý trong phiên chất vấn Bộ trưởng Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân là những sáng tạo, nghiên cứu khoa học của người dân. 

1.Sự quan tâm của nhà nước

Công bằng mà nói, nhìn một cách tổng thể, nhà nước, mặc dù có thể rất quan tâm, nhưng vẫn còn những bất cập trong chính sách, hoặc nói nôm na là cơ chế không thông thoáng, dẫn đễn nạn cháy máu chất xám. Bằng chứng chính là các nhân tài thực sự sau khi ra nước ngoài học tập đã không muốn trở về phục vụ đất nước, hoặc người nào đã về, rất có thể không muốn làm việc trong khu vực nhà nước.

Điều này phản ánh một cách trung thực việc chúng ta lãng phí nguồn tài nguyên chất xám. Vì thế, sau vụ việc ông Trần Quốc Hòa, một nông dân ở Tây Ninh được phía Campuchia tặng thưởng huân chương Đại tướng quân vì đã có thành tích sửa chữa, "chế tạo" xe bọc thép, đã có những ý kiến cho rằng "Việt Nam cần phải học tập Campuchia về việc sử dụng chất xám người... Việt".

Muốn nói gì thì nói, những khiếm khuyết về cơ chế, chính sách trong thu hút, sử dụng nhân tài của ta cần phải được nhận diện sửa chữa một cách nghiêm túc. Còn chuyện học ai, học cái gì thì phải cẩn trọng chọn lựa, không thể bừa bãi

Về vấn đề này, BT Nguyễn Quân khẳng định: "Nhà nước luôn trân trọng những sáng kiến, phát minh của người dân, nhưng các sản phẩm phải được thị trường chấp nhận, phải có giá trị thực tiễn với cuộc sống. Bộ luôn hỗ trợ cho phát minh của người dân qua các hội chợ Techmart hàng năm, nhiều người đã phát triển được sản phẩm của mình và trở thành những doanh nghiệp sản xuất. Tàu ngầm, máy bay là sản phẩm đặc thù quốc phòng, phải tuân thủ qui định pháp luật, bảo đảm các tiêu chuẩn an toàn".

Bộ trưởng Nguyễn Quân cũng cho biết, ông rất quan tâm đến vấn đề này. Ông kể chi tiết về những công trình tàu ngầm của ông Nguyễn Quốc Hòa (Thái Bình), Phan Bộ Trân (TP.HCM), tàu ngầm Hòa Bình của một số nhà khoa học ở Vinashin. Tuy nhiên, ông nói: "có nông dân hợp tác với cơ quan chuyên môn, lại có nhiều người lặng lẽ làm, khi cơ quan quản lý, chức năng biết thì mọi thứ đã xong, khó góp ý để sửa chữa lại".

Một ví dụ điển hình về sự quan tâm của nhà nước đối với công trình khoa học do dân tiến hành là"Tàu ngầm Hòa Bình" do một số nhà khoa học cũ của Vinashin tự nghiên cứu, bỏ tiền làm và cũng đã được nhà nước hỗ trợ. Ông Nguyễn Quân bày tỏ sự tin tưởng, đánh giá cao những phát kiến của người dân, ông nhắn nhủ: "người sáng chế cần hợp tác với các cơ quan khoa học để sản phẩm được lưu hành, việc thương mại hóa được thuận lợi", và "Chúng tôi luôn trân trọng tất cả sáng kiến, cải tiến của người dân. Nhưng chúng ta bước vào thế kỷ 21 được hơn 10 năm, hội nhập quốc tế sâu rộng, nên mọi sản phẩm để cung ứng cho xã hội phải có giá trị nhất định, phải được xã hội và nhất là thị trường chấp nhận".

Ông cũng chứng minh sự quan tâm của nhà nước tới sáng kiến của người dân thông qua việc dẫn dụ rằng "Bộ Khoa học và các đơn vị liên quan đã tổ chức các hội chợ thiết bị hàng năm như Techmart. Tại đây, tác giả của các sáng kiến, cải tiến kỹ thuật sẽ có cơ hội giới thiệu sản phẩm của họ tới cộng đồng. Nhiều doanh nghiệp đã tiếp cận, đầu tư và thực tế không ít sáng kiến đã được ứng dụng". Tuy nhiên, theo người đứng đầu ngành khoa học, lĩnh vực tàu ngầm, máy bay ở mức độ cao liên quan đến an ninh quốc phòng, nên để sử dụng cần phải tuân thủ quy định của pháp luật.

Vấn đề đặt ra, liệu nhà nước có cần quan tâm đến mọi đam mê "sáng tạo" của người dân? Hai trường sau sẽ góp phần giải đáp câu hỏi trên.

2. Trường hợp tàu lặn Hòa Bình

Tàu lặn Hòa Bình do nhóm các nhà khoa học cũ của Vinashin cùng với một số nhà khoa học khác bên ngoài tự bỏ vốn, thiết kế chế tạo. Tàu có thể chở được 4 người, lặn tối đa 2 ngày và ở độ sâu 50 mét. Nhóm khoa học này cũng đã mời cơ quan đăng kiểm của Bộ Giao thông, cùng các cơ quan khoa học trong nước và đại diện Bộ Quốc phòng cùng tham gia.

Bộ trưởng Nguyễn Quân nói: "Tàu Hòa Bình có thể được thương mại hóa để thành sản phẩm giúp cho việc kiểm tra các chân đế giàn khoan, phục vụ du lịch, cứu hộ cứu nạn ở vùng nước không sâu". Ông cũng tâm sự: "Tôi đã trực tiếp ngồi vào con tàu và lặn ở Cam Ranh khi thử nghiệm và kết quả rất thành công ở tất cả các thông số. Tôi dám ngồi vào tàu bởi tôi hoàn toàn tin tưởng vào trình độ, năng lực của những người làm khoa học, với sự bảo lãnh của cơ quan đăng kiểm nước ngoài".

Điều đáng tiếc và có lẽ nên học tập nước ngoài là: "Dù Bộ Khoa học và Công nghệ đã cố gắng hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng trong tổng số 28 tỷ đồng để chế tạo con tàu, nhưng do hệ thống chính sách chưa phù hợp vì vậy Bộ chỉ quyết toán được chưa đến ba tỷ đồng (khoảng 10% giá trị con tàu)".

Tàu Hòa Bình có giá chưa đến 1,5 triệu USD, trong khi nếu mua ở nước ngoài đến 5-7 triệu USD; thậm chí là giá thuê tàu nước ngoài trong ba ngày còn đắt hơn mua tàu lặn của Việt Nam.

Bộ trưởng Quân mong muốn người dân khác hợp tác chặt chẽ với các cơ quan khoa học, quản lý để sản phẩm khi làm ra được đánh giá tốt, được phép lưu hành và được hỗ trợ thương mại hóa. Điều này còn liên quan đến an toàn quốc gia, an toàn của người dân, bởi trong quá trình sử dụng các trang thiết bị có thể chưa phù hợp với quy định, chưa được đăng kiểm, hoặc chưa theo tiêu chuẩn.

3. Trường hợp xe bọc thép do ông Trần Quốc Hải "chế tạo"

Đã có ý kiến cho rằng, nhà nước không quan tâm nên dẫn đến chất xám bị chảy ra nước ngoài. Tôi cho rằng, đúng là nhà nước có thể chưa quan tâm thỏa đáng, nhưng nếu nói nhà nước không quan tâm thì có lẽ là ông Hải đã "Nổ" hơi quá. Các bạn có thể tham khảo tại đây.


Về sáng tạo của người dân, Bộ trưởng Nguyễn Quân đã có ý kiến, theo tôi là đúng: "Điều này còn liên quan đến an toàn quốc gia, an toàn của người dân, bởi trong quá trình sử dụng các trang thiết bị có thể chưa phù hợp với quy định, chưa được đăng kiểm, hoặc chưa theo tiêu chuẩn". 

Thêm nữa, theo tôi, sáng tạo gì thì sáng tạo, sản phẩm làm ra phải tiêu thụ được, giá thành rẻ, phải tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật, và các quy định về an toàn do pháp luật quy định. Xét dưới góc độ này, sản phẩm máy bay trực thăng, hay xe bọc thép của ông Hải không thể đảm bảo và có lẽ không đáng khuyến khích, mặc dù sáng tạo rất cần được nâng niu trân trọng.

- Có đúng là các chuyên gia không làm được?

Dưới góc độ cá nhân, tôi cho rằng, việc ông nói rằng: "nhiều xe bọc thép của họ hư hỏng, không khởi động được", "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được" là ông "nổ" hơi quá đà. Điều này cũng giống như ông phát biểu: "sẽ chế tạo máy bay trực thăng rơi mà không chết". Đó là những phát biểu đại ngôn mà không biết rằng, ngay tại Việt Nam, chuyện sửa chữa, nâng cấp, cải tiến, thay thế động cơ đã được thực hiện khá tốt với giá thành rẻ. Các bạn có thể gõ từ khóa về "nâng cấp tăng thiết giáp" để thấy các đơn vị quốc phòng Việt Nam đang làm những gì, và cần lưu ý rằng, đó không phải là tất cả những gì chúng ta đã làm được.

Ông Nguyễn Thanh Huy, trong một bài về Xe bọc thép của ông Hải, gửi cho BBC có đoạn: "Khách quan mà nhìn lại việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường khi mà ở Việt Nam số lượng người làm nghề sửa chữa thiết bị khá đông và đa số họ hoàn toàn làm được. Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diedel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định.".

- Giá thành

Xin được loại bỏ phần nhận xét đánh giá về khả năng tác chiến và phòng vệ của chiếc xe bọc thép do ông Hải "chế tạo" vì đã có nhiều bài viết về vấn đề này. Chỉ xin nhấn mạnh đến giá thành hay tính "kinh tế" của nó.

Theo tờ Vnexpress, ông Hải được trả công 25.000USD cho mỗi chiếc xe được sửa chữa (chưa kể phụ tùng, trang thiết bị) và mất 200.000USD cho "tổng chi phí mua sắm thiết bị, trả tiền nhân công" (tức chưa kể phần "tiền lời" của ông ấy) đối với xe mới. Như vậy là đắt hay rẻ? 

Bạn Nguyễn Thanh Tùng cho biết: "Tham khảo một trang chuyên bán các loại tăng thiết giáp cũ thời Liên Xô ở Ukraina, giá của các xe "đời mới" hơn loại BRDM-2 mà ông Hải "nâng cấp", chẳng có cái nào quá 30.000USD(!). 

Tất nhiên, những xe này đã bị gỡ bỏ các trang bị quân sự nhưng các bộ phận quan trọng nhất của nó là giáp, động cơ,... thì còn nguyên vẹn. Nếu các bạn có nhu cầu thì chọn loại nào sau đây?

- Mua một chiếc BRDM-2 (từ 1962) không chạy được và bỏ ít nhất 50.000USD ra sửa chữa, nâng cấp (ông Hải bỏ 25.000USD ra sửa cái xe đầu tiên và được thưởng công 25.000USD cho mỗi xe sửa).

- Chi khoảng 40.000USD - 50.000USD (gồm vận chuyển và các phí khác - bỏ qua thuế má vì mua cho quân đội) mua các xe thiết giáp đời 7x và gắn thêm súng ống?


Hình trên: Một chiếc xe BRT-60MTD, sản xuất năm 1979, được giới thiệu là trong "tình trạng tuyệt hảo" được rao bán giá 25.000USD.

Các bạn có thể bấm vào đây để liên hệ mua một chiếc xe bọc thép do nước ngoài sản xuất nếu có nhu cầu mà giá thành chỉ bằng 1/2 giá thành do bố con ông Trần Quốc Hải "chế tạo". Hình bên dưới là giao diện trang web đang rao bán xe bọc thép của Nga:


Từ những phân tích trên, hẳn các bạn hiểu rõ vì sao ông Hải phát biểu:"đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam".

Có bạn đọc đã rất dí dỏm khi phát biểu: Cái gì không đáng khuyến khích, hãy để họ áp dụng ở nơi khác!

***************************
P/s: Bài có sử dụng tư liệu của báo Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên và của blogger Nguyễn Thanh Tùng.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: QUAN HỆ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC: VỪA HỢP TÁC VỪA ĐẤU TRANH

Thủ tướng khái quát 6 chữ về quan hệ Việt - Trung


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ phương châm quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc là “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ phương châm quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc là “Vừa hợp tác, vừa đấu tranh”.

Trả lời đại biểu Quốc hội Thích Thanh Quyết về chủ trương của Đảng và Nhà nước ta sau khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng biển của nước ta, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: Đối với Trung Quốc hay đối với tất cả các nước trên thế giới, chúng ta thực hiện đường lối đối ngoại kiên trì, nhất quán của Đảng và Nhà nước.

Trong Hiến pháp mới Quốc hội vừa thông qua năm 2013, toàn bộ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã được nêu trong Điều 12. Đó là đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác phát triển, đa phương hóa, chủ động, tích cực, hội nhập, hợp tác quốc tế. Trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, tuân thủ hiến chương Liên Hợp quốc, thực hiện các cam kết, các công ước quốc tế mà chúng ta là thành viên và gìn giữ lợi ích quốc gia, dân tộc, hợp tác bình đẳng cùng có lợi để đóng góp tích cực cho hòa bình, hữu nghị, tiến bộ trên thế giới.

Đối với Trung Quốc chúng ta là láng giềng, dù nắng mưa hay bão lũ chúng ta vẫn là láng giềng, mãi mãi là láng giềng. Do vậy cần gìn giữ hòa bình, hợp tác cùng phát triển để thực hiện một cách thực chất, hiệu quả phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt, để đem lại lợi ích cho cả 2 nước.

Chúng ta mong muốn 2 bên đều chân thành hợp tác, gìn giữ hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở 2 bên cùng có lợi, 2 bên cùng thịnh vượng và giải quyết thỏa đáng những bất đồng.

Nếu nói ngắn nhất, đầy đủ nhất về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, tôi xin khái quát 6 chữ, đó là: VỪA HỢP TÁC, VỪA ĐẤU TRANH.

Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh không chỉ với Trung Quốc mà với tất cả với các nước. Chúng ta vừa hợp tác vừa đấu tranh để có hòa bình ổn định, có hữu nghị, tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi cùng phát triển, cùng thịnh vượng. Chúng ta vừa hợp tác, vừa đấu tranh để bảo vệ độc lập chủ quyền thiêng liêng của đất nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của chúng ta trên cơ sở đường lối đối ngoại nhất quán của Đảng và Nhà nước đã ghi trong Hiến pháp.

Về ý kiến chất vấn của đại biểu Thân Đức Nam liên quan đến đảo Gạc Ma, Thủ tướng nói: Đồng chí đồng bào cả nước đều biết đảo Gạc Ma và một số đảo trong quần đảo Trường Sa chủ quyền của Việt Nam bị Trung Quốc cưỡng chiếm năm 1988.

Trong tình thế lúc đó, chúng ta đã cùng với các nước ASEAN ký với Trung Quốc tuyên bố chung về thái độ ứng xử của các bên liên quan trên Biển Đông gọi tắt là DOC. Theo đó các bên giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, mọi tranh chấp giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, không dùng vũ lực, không đe dọa dùng vũ lực để giải quyết.

Còn việc Trung Quốc bồi lấp biển, theo thông tin báo chí đảo Chữ Thập đang được bồi đắp thành một đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, khoảng 49 ha, lớn hơn đảo Ba Bình (đảo lớn nhất hiện nay).

Chúng ta phản đối, vì điều này đã vi phạm điều 5 của tuyên bố DOC, tức là vi phạm tuyên bố về thái độ ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông mà Trung Quốc là một bên ký kết với các nước ASEAN. Lập trường này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao của chúng ta đã nhiều lần nêu rõ.

Thủ tướng nói: Tại hội nghị cấp cao ASEAN vừa rồi, thay mặt Chính phủ Việt Nam tôi đã phát biểu lập trường này ở các Hội nghị. Tôi nhấn mạnh là các hội nghị gồm hội nghị cấp cao 10 nước ASEAN, hội nghị cấp cao 10 nước ASEAN với 8 nước (cấp cao Đông Á) có Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Ấn Độ, Mỹ, Úc, Canada, Hàn Quốc… tại Hội nghị ASEAN với 3 nước là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, rồi ở Hội nghị ASEAN với từng nước, và ASEAN với Liên hiệp quốc, tôi cũng đã phát triển lập trường này của Việt Nam. Tôi đã phát biểu lập trường này của Việt Nam trước các hội nghị quốc tế. Đó là chủ trương thái độ của chúng ta trước việc này, chúng ta đã công khai bày tỏ rõ ràng lập trường của chúng ta.

"ĐẠI TƯỚNG QUÂN" VÀ TRÒ "ĐÂM BỊ THÓC, CHỌC BỊ GẠO" CỦA "LỀU BÁO"

Khoai@


Đã có nhiều bài viết về ông "Hai Lúa" chế tạo thiết giáp, và trên Tre Làng cũng đã có vài bài phản ánh sự kiện này. Hôm nay xin giới thiệu bài viết chi tiết và đầy đủ nhất của Thanh Tùng về vụ việc trên.

"Đại tướng quân" và trò "đâm bị thóc chọc bị gạo" của "lều báo"


Chuyện ông Trần Quốc Hải sang Campuchia sửa chữa và "chế tạo" xe bọc thép đáng lý ra là một chuyện vui, đáng tự hào về tay nghề của một người thợ Việt Nam nhưng qua "định hướng" của một số "lều báo", nó trở thành một trò lố, thậm chí được lợi dụng để hướng dư luận vào trò "đâm bị thóc, chọc bị gạo" đối với các chính sách của nước ta. Trước khi đi vào chi tiết, cần phải khẳng định rằng tôi rất tôn trọng tâm huyết, khát vọng sáng tạo và mến phục tài năng của cha con ông Hải. Nhưng với những gì mà báo chí và ông đã thể hiện trong những ngày vừa qua, tôi không thể không lên tiếng để làm rõ một số điều..

1. "Đại tướng quân"?

Sau khi ông Hải được Hoàng gia Campuchia tặng thưởng huân chương, một số báo Việt Nam với bản chất la liếm của mình thay nhau tung hô ông Hải thành một "Đại tướng quân" như thể ông thực sự là một quan chức cấp cao của quân đội Campuchia thật sự. Không rõ đây là sự ấu trĩ, thô thiển của người làm báo hay là một trò "hô phong hoán vũ" để câu khách và "xỏ mũi" dư luận như thói quen của họ?

Huân chương của cha con ông Hải nhận được thực chất là một loại huân chương hữu nghị của Hoàng gia Campuchia, có tên tiếng Anh là "The Royal Order of Sahametrei". Huân chương này được dùng để trao tặng cho những cá nhân, tổ chức nước ngoài có những đóng góp nhất định cho vương quốc Campuchia, trên mọi lĩnh vực. Đây là một hệ thống khen thưởng có từ thời Pháp thuộc và "nhái" theo "Bắc đẩu bội tinh" của Pháp. Khởi thủy của Bắc Đẩu Bội Tinh là do Naponelon lập ra để tặng thưởng cho những cá nhân hoặc tổ chức (cả dân sự và quân sự) có đóng góp đặc biệt cho nước Pháp. Những người được tặng thưởng Bắc đẩu bội tinh sẽ trở thành một thành viên trong Légion d'honneur (đội quân danh dự). Vì theo hình thức một đội quân thời phong kiến ở phương tây và cho những người "có đóng góp", những cấp bậc của hệ thống huân chương này tượng trưng cho các cấp bậc chỉ huy trong quân đội phong kiến & theo nghĩa là "đội quân hiệp sỹ" (nhưng là danh dự - "có tiếng mà không có miếng"). Huân chương này được chia làm 5 cấp như sau:

1. Grand croix / Grand cross (Moha Serivodho or Mohasereivadh) - Tạm dịch "đại thập tự", hiểu là huân chương hữu nghị hạng nhất.
2. Grand officier / Grand officer (Vorsenea) - Tạm dịch "sỹ quan cao cấp", hiểu là huân chương hữu nghị hạng nhì.
3. Commandeur / Commander (Thipden) - Tạm dịch "chỉ huy", hiểu là huân chương hữu nghị hạng ba.
4. Officier / Officer (Senea) - Tạm dịch "sỹ quan", hiểu là huân chương hữu nghị hạng tư.
5. Chevalier / Knight (Assarutti) - Tạm dịch "hiệp sỹ", hiểu là huân chương hữu nghị hạng năm.

Cha con ông Hải được tặng thưởng loại thứ 2, chẳng hiểu sao được "chuyển ngữ" thành Đại tướng quân? Hãy xem những gì mà báo chí thổi phồng dưới đây có lố bịch không?
Và cha con ông Hải đã được Thủ tướng Campuchia Hun Sen trao tặng “Huân chương Đại tướng quân” – Huân chương cao quý nhất của Hoàng gia Campuchia (Lao Động - ngày 14/11/2014).
Ông Hải thật thà cho biết, số tiền đi kèm huân chương chỉ có vài ngàn USD. Tuy nhiên, sau khi phong tướng, cả gia đình ông được biệt đãi rất trịnh trọng. Cuộc sống, sinh hoạt của gia đình ông hưởng đúng tiêu chuẩn cấp tướng. (Một thế giới - ngày 13/11/2014).Ngay cái tiêu chí đầu tiên của nghề làm báo là TRUNG THỰC, xem ra đã chẳng có báo nào thực hiện nổi!
Huân chương cha con ông Hải nhận được là loại Grand officier

2. Giá trị của "Đại tướng quân"

Vì là huân chương hữu nghị nên mục đích chính của nó là ghi nhận sự đóng góp của người được tặng thưởng đối với hoàng gia, chính phủ hoặc nhân dân Campuchia. Giá trị tiền thưởng khoảng "vài ngàn USD" (như ông Hải thổ lộ). Và không chỉ cha con ông Hải mà trước đó có rất nhiều người Việt Nam đã từng được tặng thưởng loại huân chương này (nhưng có lẽ không đủ "thơm" để các "lều báo" la liếm!). Ví dụ:

- Gần đây nhất, tháng 9/2014, huân chương này được trao cho các ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam; ông Vũ Mão, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia; ông Đào Xuân Cần, Chủ nhiệm Liên minh hợp tác xã Việt Nam; ông Nguyễn Hải Giang, Phó Chủ nhiệm Liên minh hợp tác xã Việt Nam; Thượng tọa Thích Đức Thiện, Phó Tổng Thư ký Giáo hội phật giáo Việt Nam và ông Lý Quang Bích, Phó Tổng Thư ký Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia. (http://www.vietnamplus.vn/don-nhan-huan-chuong-do-vuong-quoc-campuchia-trao-tang/279738.vnp)

- Tháng 7/2012, 5 cá nhân và tập thể ở Kon Tum được trao tặng huân chương này "vì đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, xây dựng và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện láng giềng tốt đẹp Việt Nam và Campuchia, giữa tỉnh Kon Tum và tỉnh Rattanakiri". (http://dantri.com.vn/chinh-tri/campuchia-trao-tang-huan-chuong-huu-nghi-cho-5-ca-nhan-tap-the-tinh-kon-tum-618460.htm).

- Doanh nhân, cựu chiến binh Phạm Đức Quảng đã có nhiều đóng góp về kinh tế cho Campuchia nên "là một trong số các doanh nhân đầu tiên của Việt Nam được nhà Vua và Chính phủ Hoàng gia Campuchia trao tặng phần thưởng cao quý: Huân chương Đại Hiệp Sĩ và tên anh được đặt cho một con đường khu vực Bộ Tư lệnh cảnh vệ, tại Phnôm Pênh" (http://www.cuuchienbinhtphcm.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=212:nho-cau-giup-ban-la-tu-giup-minh&catid=82:gng-ngi-tt-vic-tt&Itemid=192).
......

Và theo thông tin "bên lề" của một số người có kinh nghiệm về Campuchia thì bạn chỉ cần khoảng một khoản tiền kha khá là có thể "mua" được một cái danh "tướng quân" bên Campuchia để được "hai bên có lính hầu đi dẹp đường" rồi đó. Các "lều báo" Việt ta lắm tiền, thử một lần xem sao?! :D


3. Giá trị sử dụng của "xe thiếp giáp ông Hải"

Đã có nhiều bài trên các mạng xã hội phân tích về khía cạnh tính khả dụng của các xe mà ông Hải sửa chữa, "chế tạo" trong quân sự. Một trong những bài đó, bạn có thể tham khảo tại đây. Tuy nhiên, dù không phải là người có chuyên môn về quân giới, cơ khí nhưng tôi cũng xin nói thêm vài điều về những điều mà chỉ cần "nhìn ảnh, đọc báo" cũng biết. Trước hết, cần lưu ý rằng thông tin về việc cha con ông Hải sửa chữa, "chế tạo" xe thiết giáp tại Campuchia chỉ đến từ phía ông Hải và báo chí Việt Nam và được một số trang tiếng Anh đăng tải lại, nên chúng ta không có được sự đánh giá cụ thể, nghiêm túc và khoa học từ những người có chuyên môn.

Thứ nhất, ông Hải nói "nhiều xe bọc thép của họ hư hỏng, không khởi động được", "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được". Tôi không phải là không tin những điều ông nói nhưng quả thực tôi rất thắc mắc là ở Nga, ở Ukraina họ sản xuất ra loại xe này và hàng ngày vẫn sản xuất ra các loại chiến xa tân tiến hơn, nhẽ nào họ không làm nổi cái việc cho động cơ khởi động? Về Việt Nam, xin mời ai nghi ngờ thì cứ lên google, gõ từ khóa về "nâng cấp tăng thiết giáp" thì thấy các đơn vị quốc phòng VN đang làm những gì (mà chỉ là "bề nổi" thôi nhé!).

Thứ hai, ông Hải nói về việc thay động cơ xăng bằng động cơ dầu diezel. Như vậy, ông Hải đã làm cái việc mà "rất nhiều chuyên gia, kỹ sư từ Ukraina, Nga và cả Việt Nam sang sửa chữa cũng không được", tức làm cho xe chạy được, bằng cách "thay động cơ" của xe (!). Quả thật là các vị "chuyên gia, kỹ sư" kia quá kém thật, có vậy mà không nghĩ ra!!! Còn chuyện "chỉ tốn 25 lít dầu diesel cho 100 km thay vì phải mất 45 lít xăng như trước kia" thì xin miễn bàn vì không có thông tin cụ thể (chẳng hạn như "công suất máy"). Nhưng xin trích ra đây một phần bài viết của ông Thanh Huy gửi cho báo BBC Việt ngữ về vấn đề này để cùng tham khảo: "Khách quan mà nhìn lại việc ông Hải sửa chữa xe bọc thép BRDM 2 với trọng lượng 7,7 tấn là một việc hết sức bình thường khi mà ở Việt Nam số lượng người làm nghề sửa chữa thiết bị khá đông và đa số họ hoàn toàn làm được. Việc thay động cơ xăng với kỹ thuật, công nghệ chế tạo từ thập niên 60 bằng một động cơ diedel tương đồng với công nghệ hiện đại là việc làm đơn giản. Hiệu quả tăng công suất thiết bị, lượng tiêu hao nhiên liệu giảm đi khoảng 1,5 lần là mặc định.".

Thứ ba, về chiếc xe mới mà ông Hải "chế tạo" thì ngoài các bất cập về kỹ thuật quân sự như các bài viết khác đã nói, cần phải xác định rằng đây là một chiếc xe ông Hải lắp ráp lại từ các linh kiện mà ông ấy mua được và công sức lớn nhất của ông là tạo ra bộ khung, vỏ cho nó từ thiết kế của mình (theo mẫu thiết giáp V300 của Mỹ). Điều đó có quá khó khăn với các anh thợ cơ khí khéo tay Việt Nam hay không?! Vậy ta bàn về cái phần "của ông Hải" trong chiếc xe này, tức "bộ giáp". Dù không có đủ các thông số cần thiết để đánh giá nhưng nhìn độ dày của lớp lá chắn cho xạ thủ và nắp tháp súng thì quả thật cũng rất đáng lo ngại về khả năng chống đạn của nó. Hãy tham khảo ảnh dưới để thấy một viên đạn AK có thể xuyên qua tấm thép 10mm dễ dàng thế nào.

Đây là một tấm thép dày 10 mm, có 2 vết đạn súng ngắn K59 và súng trường tiến công AK-47. Vết đạn súng AK-47 đã xuyên từ bên này qua bên kia tấm thép.

Chiếc xe do ông Hải "chế tạo"

Thứ tư, về giá cả: theo Vnexpress, ông Hải được trả công 25.000USD cho mỗi chiếc xe được sửa chữa (chưa kể phụ tùng, trang thiết bị) và mất 200.000USD cho "tổng chi phí mua sắm thiết bị, trả tiền nhân công" (tức chưa kể phần "tiền lời" của ông ấy) đối với xe mới. Như vậy là đắt hay rẻ? Tham khảo một trang chuyên bán các loại tăng thiết giáp cũ thời Liên Xô ở Ukraina, giá của các xe "đời mới" hơn loại BRDM-2 mà ông Hải "nâng cấp",chẳng có cái nào quá 30.000USD (!). Tất nhiên, những xe này đã bị gỡ bỏ các trang bị quân sự nhưng các bộ phận quan trọng nhất của nó là giáp, động cơ,... thì còn nguyên vẹn. Nếu các bạn có nhu cầu thì chọn loại nào: mua một chiếc BRDM-2 (từ 1962) không chạy được và bỏ ít nhất 50.000USD ra sửa chữa, nâng cấp (ông Hải bỏ 25.000USD ra sửa cái xe đầu tiên và được thưởng công 25.000USD cho mỗi xe sửa) hay bỏ khoảng 40.000USD - 50.000USD (gồm vận chuyển và các phí khác - bỏ qua thuế má vì mua cho quân đội) mua các xe thiết giáp đời 7x và gắn thêm súng ống?


Một chiếc xe BRT-60MTD, sản xuất năm 1979, được giới thiệu là trong "tình trạng tuyệt hảo" được rao bán giá 25.000USD

Như vậy, có thể đánh giá sơ bộ, những chiếc xe của ông Hải có lẽ được lữ đoàn 70, một lữ đoàn cảnh vệ, chống khủng bố - bạo động,.. sử dụng như một công cụ trấn áp biểu tình (và "duyệt binh") chứ còn xét về tính năng quân sự thực sự thì e rằng còn nhiều điều phải nói. Và như những điều đã phân tích ở trên, có lẽ nhận xét dưới đây của một bạn trên internet về vấn đề này khá là hợp lý và thú vị:

"Mấy ông bạn K thừa biết trang bị chơi vậy thôi, chứ làm gì có đánh nhau trong thời gian này mà lo bại lộ chuyện áp phe làm hàng dỏm kiếm tiền. Một thời gian sau,về hưu rồi thì xe cũng thanh lý theo , tạo điều kiện cho đàn em sau này mua sắm cái khác kiếm ăn. Còn chuyện cải tiến tầm bắn 7m là do lo sợ dân biểu tình tiếp cận chiếm xe giống ở Ucraina, trong khi xe thiết giáp ở K chủ yếu là dùng thị uy trấn áp biểu tình. Mai mốt lỡ như có dân biểu tình ở K mà bị chết vì sự cải tiến này thì mối thù Youn càng nặng hơn! Giả sử có đánh nhau với VN, mấy chiếc xe kiểng này tiêu tùng nhanh chóng, ông Hải sẽ bị truy lùng tội làm gián điệp phá hoại quân lực hoàng gia. Xem ra hòa bình hay chiến tranh gì thì ông Hải cũng gặp nguy trong nay mai ! lợi bất cập hại rồi ông ơi!"


4. Chuyện "làm khoa học"

Ông Hải có vẻ như rất mê cái danh xưng "nhà khoa học". Ông và các báo la liếm ăn theo, liên tục giật gân về việc "được gọi là nhà khoa học" để từ đó kết luận là "ở đó làm khoa học sướng lắm, không cần bằng cấp gì cả". Trên cơ sở đó, ông Hải và các báo cũng không quên tranh thủ "đá giò lái" về phía Việt Nam cứ như thể đất nước này, thể chế này thực sự không biết "trọng tài" của ông vậy.

Ngay cả việc nói nên những điều này đã chứng tỏ rằng ông Hải và các báo đang làm những việc phi khoa học.

Thứ nhất, cần làm rõ thế nào là một nhà khoa học. Theo tổng hợp của trang tự điển mở Wikipedia thì: 
"Nhà khoa học, theo nghĩa rộng, là người tham gia vào những hoạt động mang tính hệ thống nhằm thu được tri thức trong một lĩnh vực nào đó. Theo nghĩa hẹp hơn, một nhà khoa học là người áp dụng các phương pháp khoa học trong nghề nghiệp của họ".
Mà "phương pháp khoa học" là gì?
"Phương pháp khoa học là một bộ các kỹ thuật nhằm nghiên cứu các hiện tượng, mục đích là để thu được kiến thức mới, hoặc chỉnh sửa và gắn kết với các kiến thức trước. Để được coi là khoa học, phương pháp điều tra phải được dựa vào việc thu thập chứng cứ thực nghiệm hoặc chứng cứ đo lường được, tuân thủ theo những nguyên tắc lý luận cụ thể.".
Vậy việc "thay động cơ", "độ" lại xe hay thậm chí là lắp ráp một chiếc xe mới từ những linh kiện có sẵn và "tấm áo" mới thì có phải là một công việc của một nhà khoa học? Việc được một người nào đó, trong một lúc nào đó gọi là nhà khoa học thì nghiễm nhiên ông Hải là một nhà khoa học?!

Thứ hai, nếu thực sự ở Campuchia, người ta có thể "thích làm gì thì làm, không cần bằng cấp, giấp phép gì cả" thì ông Hải và các ông "lều báo" nên lấy làm tiếc cho dân Campuchia vì họ đang được bảo hộ bởi một chính quyền không quan tâm gì đến lợi ích của họ và nên mừng vì những gì nhà nước Việt Nam đang lo lắng cho họ. Tại sao ư? Cứ thử tưởng tượng một "khoa học gia tự phong" nào đó nổi hứng nghiên cứu về bom, chất nổ,... trong một khu dân cư, hay một vị nổi hứng chế xe thiết giáp để bán cho các phe phái chống chính quyền thì sẽ thế nào? Chắc hẳn là chính quyền Campuchia sẽ mặc kệ vì "anh làm được gì thì cứ làm" nhỉ?

Có thể ở Campuchia, người ta có chính sách thông thoáng hơn về việc "làm khoa học" nhưng cần phải hiểu rằng, đó chưa chắc đã là thế mạnh mà rất có thể là những lỗ hổng về việc quản lý. Chẳng có một chính quyền nghiêm túc nào cũng như chẳng có hiệp hội khoa học nào mà dễ dãi trong việc "làm khoa học" cả!

Ông Hải và báo chí "xỏ xiên" về những trở ngại của phía chính sách nhà nước khi "làm khoa học" thì tôi cũng cảm thấy không được thuyết phục vì rõ ràng, nếu gọi cách tạo ra các sản phẩm của ông Hải là "làm khoa học" thì hàng ngày, hàng giờ vẫn có hàng trăm, hàng ngàn người trên khắp Việt Nam đang tự do thực hiện sự sáng tạo đó đấy thôi. Thậm chí, đài truyền hình quốc gia có hẳn chương trình Nhà sáng chế để dành riêng phục vụ nhu cầu sáng tạo của người dân Việt.

Không biết là ông Hải có từng đăng ký chương trình này hay không nhưng tôi nghĩ là cho dù ông ấy có đăng ký thì cũng chẳng gặt hái được kết quả gì nhiều vì các sản phẩm của ông ấy rõ ràng chỉ là mô phỏng lại những gì có sẵn (thêm chút cải tiến như ... đẩy xạ thủ nhô cao lên khỏi tháp súng làm mồi cho đạn đối phương!) chứ không thỏa mãn các tiêu chí của sáng chế, là"một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được".

5. Về những "trực thăng ông Hải"

Nhân chuyện những chiếc xe này, ông Hải và báo chí lại khơi gợi lại chuyện những chiếc máy bay trực thăng mà ông Hải đã chế tạo. Để thấy những gì ông Hải đã làm được đối với sản phẩm của mình và "trở ngại" từ phía cơ quan chức năng như thế nào, mời các bạn tham khảo bài viết của nhà báo Thu Uyên (VTV), người có mối liên hệ trực tiếp với sự kiện này:
Chuyện anh Hải chế máy bay trực thăng: (Xe bọc thép là chuyện khác, tôi không biết nên không ý kiến)
Cuối 2005 đầu 2006, khi anh Hải và anh Danh lắp xong 1 chiếc trực thăng nữa (cả 2 chiếc đều chưa thể bay), báo chí viết: "Hai Lúa chế tạo máy bay!" rất phấn khích. Lúc đó tôi vừa làm "Tại sao không?", liền cùng bạn biên tập Thủy Trà về ngay Suối Dây, Tây Ninh xem thực hư ra sao. Nhà anh Hải nghèo, 2 mô hình máy bay nằm ở 2 gian lợp tôn. Máy bay thứ nhất động cơ xe Zin, ghế nhựa buộc dây thép, ống sắt. Mô hình thứ hai gắn Honda hay Kole gì đó, bộ phanh ga cũng là của động cơ trên, tôi không còn nhớ, phủ sắt gò sơn trắng gồ ghề. Cánh quạt kiếm từ phế liệu chiến tranh. Riêng cửa kính trước anh Hải kể phải đi lùng ở chợ Dân Sinh rất lâu. Gia đình rất thân thiện và lúc đó anh Hải anh Danh chỉ mong làm sao được các nhà khoa học chứng nhận cho sáng chế này. Mặc dù trước đó, mô hình trực thăng đầu tiên không bay được, khi mang ra đồng thử nghiệm thì không thể cất cánh, địa phương phải yêu cầu dừng vì sợ chết người, nhưng anh Hải vẫn được địa phương cử đi dự Hội nghị tôn vinh những Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới toàn quốc, điều đó chứng tỏ chính quyền ủng hộ anh đến thế nào. Và anh đã nói, nhờ vinh dự đó mà anh quyết chế chiếc thứ hai!
Anh Hải là người tâm huyết và lắm sáng kiến, lại khéo tay. Lúc đó chúng tôi hỏi anh làm gì để sinh sống và có tiền chế máy bay, thì anh chỉ những chiếc xe tải nhẹ chở mía chạy qua, bảo chúng đều do anh độ, để tăng hiệu suất chở mía. Nông dân quanh vùng đều đến anh để cải tiến xe của họ. Ngoài ra, anh còn đang chế một vài loại công cụ làm ruộng khác, và anh chỉ cho chúng tôi xem 1 cái máy bừa.
Đúng kiểu "Tại sao không?", chúng tôi đam mê cái đam mê của anh, và quan tâm xem điều gì đã thúc đẩy anh nghĩ tới máy bay trực thăng, anh mở máy tính, cho xem khoảng 30 tấm ảnh download từ internet về các loại máy bay trực thăng từ thời ban đầu của chúng. Bản vẽ hai chiếc máy bay rất sơ sài và thuần túy là mô hình, ngay từ đầu chúng tôi đã thấy không mang yếu tố cơ khí chính xác.
Tôi giới thiệu các anh với ba tôi, Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuyên, khoa Cơ khí, bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không Đại học Bách khoa Hà Nội. Các anh rất phấn khởi và trong tháng đó đã ra ngay Hà Nội để gặp ba tôi. Nhận xét của ba tôi là: Anh Hải và anh Danh không nắm kiến thức cơ bản, cụ thể nhất là trọng tâm máy bay ở đâu thì không xác định được. Các kiến thức như khí động lực, cơ học các vật thể bay lại càng không có. Do đó, 2 vật thể được tạo ra chỉ mang tính chất mô phỏng, chỉ là mô hình máy bay trực thăng. Cả nhà tôi yêu mến sự nhiệt tình của các anh, Ba tôi tặng 2 anh quyển "Mục đích cuộc sống", hồi ký của Công trình sư Yakovlev, cha đẻ của máy bay trực thăng YAK. Và ông giới thiệu hai anh với Bộ môn Cơ học chất lỏng và Kỹ thuật Hàng không ĐHBK Hà Nội, lúc đó Phó tiến sĩ Nguyễn Thế Mịch, phụ trách về Kỹ thuật hàng không đã sẵn sàng lập 1 nhóm vào Tây Ninh giúp 2 anh nghiên cứu và điều chỉnh lại, trước nhất là tìm trọng tâm của máy bay, mọi chi phí do Bộ môn chịu. Tôi nhớ hai anh phấn khởi lắm, lên ngay kế hoạch và điện thoại qua lại, gửi ảnh gia đình rất vui.
Nhưng chỉ sau độ nửa tháng, anh Hải có "báo tin vui" với ba tôi, là hội Cựu chiến binh với 1 ông tướng bộ binh về hưu nào đó vừa tới thăm và cam kết sẽ yêu cầu các cấp chính quyền công nhận sáng chế của các anh. Rồi anh được một số người quân sư viết thư lên Chủ tịch nước. Rồi, diễn ra 1 chương trình Người đương thời về 2 anh, trong đó có nhà khoa học phản biện rằng máy bay như thế không thể bay được. Nhưng có lẽ anh Hải chỉ cần được công nhận.
Báo chí sau đó thỉnh thoảng lại xới lên là Hai Lúa còn chế được máy bay, coi đó là "cái tát nhẹ" đối với các trường, viện, các kỹ sư nói chung. Ngay như thông tin là chiếc máy bay thứ hai được trưng bày ở Viện bảo tàng Nghệ thuật hiện đại New York trong mấy tháng, không ai chú ý rằng đó là do 1 nghệ sĩ gốc Việt giới thiệu như một tác phẩm nghệ thuật đương đại trong Project Gallery. Một mô hình.
Năm 2007, sau khi khảo nghiệm nhiều lần, Bộ Quốc phòng đã kết luận: máy bay này không có bản vẽ, không tiêu chuẩn kỹ thuật về khí động học, độ bền kết cấu, dung sai các phần tử, nhất là phần tử chuyển động quay, lắp ráp cũng sai nguyên lý điều khiển của máy bay trực thăng. Động cơ chế chỉ có khả năng nâng một nửa trọng lượng của vật thể. Cần lái không điều khiển được theo ý của người lái, nếu có nhấc lên khỏi mặt đất sẽ vô cùng nguy hiểm. Bộ Quốc phòng khuyến cáo dừng ngay việc thử nghiệm máy bay. Như vậy là chính quyền và quân đội mất nhiều công để bảo vệ tính mạng cho anh và những người xung quanh.
Một điều chắc chắn rằng, có những sáng chế đơn giản, sáng ý là làm ra được, như cái phin cà phê bằng giấy, hay cái máy bừa. Nhưng trực thăng không phải là cái có thể sáng chế ra kiểu nhanh trí như thế. Nhiều bài báo về anh Hải cũng mắc tội nhanh trí khôn, nghe - chép, nhìn - mô phỏng. PV Việt ngữ BBC sang bên Tây rồi cũng không khá gì hơn. Cái ý "Ở Campuchia, nếu anh làm được một công trình nào đó, đánh giá xong họ công nhận anh là nhà khoa học" làm tôi thấy phì cười. Và chủ ý của bài viết, "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở VN" thật thô thiển. Anh Trần Quốc Hải có lẽ là người nông dân được ưu ái nhất trong số những người cần cù lao động và tự chế tạo những công cụ cho mình.

Giáo sư Nguyễn Văn Tuyên đang hướng dẫn ông Hải các kiến thức về trực thăng

Như vậy việc ông Hải và báo chí kêu gào về cái gọi là "bằng sáng chế" cho những chiếc trực thăng KHÔNG BAY ĐƯỢC đó và ta thán trên báo ngoại quốc là "Đam mê của tôi không được khuyến khích ở Việt Nam" thực sự là một trò hề vì áp dụng theo tiêu chí của "sáng chế" nêu trên thì không rõ những sản phẩm này đã đạt được điều gì và quan trọng nhất, đã được thẩm định và xác nhận như thế nào? Khi kêu gào những điều này, ông Hải và báo chí có đưa ra được bất kỳ bằng chứng gì về sự thành công của các sản phẩm này không? Hay họ nghĩ việc những chiếc "trực thăng không biết bay" này được mua, đưa ra nước ngoài và trưng bày như một MÔ HÌNH là một thành công của sự SÁNG CHẾ? Nếu vậy thì có được mấy sự khác biệt về giá trị sử dụng giữa "sáng chế" này và các mô hình máy bay từ phế liệu khác?

Cùng chung giá trị ... trưng bày

6. Kết luận

Như đã nói ở phần mở đầu, tôi không hề có ý định phủ nhận tài năng và tâm huyết của cha con ông Hải nhưng việc thổi phồng một cách quá lố về những gì ông Hải làm được và từ đó "đâm bị thóc, chọc bị gạo" về các chính sách, chế độ đãi ngộ nhân tài của Việt Nam của báo chí (đặc biệt là các bài trên báo Một thế giới) là một việc làm đáng lên án. Trong những ngày vừa qua, dư luận xã hội, đặc biệt là các "cư dân mạng" đã sôi sục, bức xúc theo những gì mà các báo đăng tải, định hướng. Không chỉ là trên mạng, trong hội thảo "Tự hào Việt Nam" của báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 16/11/2014, có sự tham dự của ông Dương Trung Quốc (ĐBQH) và bà Phạm Phương Thảo (cựu chủ tịch HĐND TPHCM), một cử tọa đứng tuổi đã rất bức xúc phát biểu về vấn đề này (theo những gì được báo chí "định hướng") trong sự đồng tình của đám đông cử tọa. Tất nhiên, khó có thể trách dư luận được vì thực tế họ cũng chẳng phải là những người có chuyên môn, không được mục sở thị các sản phẩm của ông Hải, lại tin tưởng vào những gì "báo chí cách mạng" đăng tải nên tự "nuốt thuốc độc" mà không biết. Nhưng xin thưa với "dư luận" là các bạn cũng nên chịu khó sờ lên đầu mình mỗi khi đọc các tin tức giật gân trên báo chí, truyền thông để xem mình có vô tình mọc thêm đôi tai dài nào không. Hãy tự trau dồi mình trở thành những "người tiêu dùng (thông tin) thông thái" nếu không muốn trở thành "lừa" cho "lều báo" nó chăn.

Nói đi thì phải nói lại, các nhà quản lý của các cơ quan của các cơ quan có liên quan đến việc phát triển khoa học - công nghệ nước nhà cũng cần phải xem xét lại các quy trình làm việc của mình đã tốt chưa, cần thêm bớt những gì để tạo sự thông thoáng trong quy trình hành chính cho những người ham thích sáng tạo của Việt Nam cũng như tích cực tìm cách để khuyến khích họ. Các vị cũng nên nghĩ đến việc cần có người đại diện đứng ra để phản bác những thông tin sai trái của báo chí đối với lĩnh vực của mình, thậm chí kiện những tờ báo cố tình làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan mình, tránh cảnh "một mình một chợ" của giới truyền thông như hiện nay. Làm được như thế, các vị cũng đóng góp không nhỏ vào việc làm trong sạch môi trường thông tin truyền thông tại Việt Nam đó.

Nguyễn Thanh Tùng

CÓ "LỪA ĐẢO" DÀN XẾP GIẢI THƯỞNG TẠI CUỘC THI "CẶP ĐÔI HOÀN HẢO" TRÊN VTV3 ?

“Lừa đảo” dàn xếp giải thưởng tại cuộc thi “Cặp đôi hoàn hảo” trên VTV3

Trung Nhân 

(Bài viết được cung cấp bởi PV báo Đời sống & Tiêu dùng)

MTG - Ngày 13.11, anh D.P.T (sinh năm 1982, ngụ tại Q.8, TP.HCM) đã đến gặp gỡ PV kêu cứu và tố cáo ông Nguyễn Tùng Chi (ngụ P.11, Q.5, TP.HCM) đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tiền và tổ chức đánh anh vào chiều 11.11 trước Rạp Quốc Thanh, Q.1, TP.HCM. Vụ việc này liên quan đến nghi vấn “lừa đảo” dàn xếp giải thưởng tại cuộc thi “Cặp đôi hoàn hảo” trên VTV3.

Trong đơn. anh D.P.T trình bày: Vào đầu tháng 8.2014, anh có giao kèo với Nguyễn Tùng Chi (trước đó ông Chi cho biết đang là cộng tác viên của Cát Tiên Sa) về việc lo cho vợ anh (tên T .K.) tham gia chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” phát sóng trên kênh VTV3 Đài truyền hình Việt Nam với chi phí 40 triệu đồng. Theo Nguyễn Tùng Chi cam kết sẽ đảm bảo đậu, nếu không đậu sẽ trả lại tiền đặt cọc 12 triệu đồng.

Trong ngày 29.8, anh D.P.T đã 2 lần chuyển tiền, một lần 2 triệu và một lần 10 triệu vào tài khoản của Nguyễn Tùng Chi tại Ngân hàng Vietcombank, TP.HCM. Sau đó, vợ anh có tham gia chương trình “Cặp đôi hoàn hảo” nhưng kết quả báo là không đậu.

Theo thỏa thuận, Nguyễn Tùng Chi phải trả lại số tiền đặt cọc 12 triệu đồng. Anh đã nhiều lần liên lạc Chi hẹn ra quán cà phê nói chuyện và ông Chi hứa sẽ trả lại tiền vào ngày 16.10. Ông Chi bảo nhắn số tài khoản để ông chuyển tiền trả. Nhưng đợi 3 ngày sau vẫn không thấy ông chuyển tiền, anh D.P.T gọi điện thoại và nhắn tin nhiều lần thì ông Chi không nghe máy và không trả lời tin nhắn.

Đầu tháng 11, anh D.P.T đến nhà ông Chi nhưng không có ông ở nhà. Vài ngày sau, ông Chi gọi điện thoại bảo là đang đi công tác ở Hà Nội, hẹn 3 ngày sau về sẽ giải quyết. Đến ngày 11.11, khoảng 4 giờ chiều, ông Chi gọi điện thoại bảo anh D.P.T đến rạp hát Quốc Thanh ở đường Nguyễn Trãi quận 1 gặp để ông trả tiền. Khoảng 20 phút sau, anh D.P.T nhờ người bạn là Nguyễn Trọng Hiếu (ngụ P.Bến Thành, Q.1) chở đến. Đợi khoảng 15 phút không thấy ông Chi, anh D.P.T gọi điện thì Chi bảo đến nhà Q.5. Anh D.P.T và Hiếu đến nhà nhưng không gặp Chi. Một lúc sau, Chi lại gọi điện bảo trở lại rạp hát Quốc Thanh.

Khoảng 5 giờ chiều, hai anh có mặt trước rạp Quốc Thanh thì thấy ông Chi và một số người đi cùng đang có mặt tại đây. Anh D.P.T và Hiếu dựng xe và đứng sát lề đường, còn Chi và một số người đứng trên vỉa hè. “Tôi vừa hỏi chuyện nợ nần thì ông Chi xáp tới chửi thề, tôi nói không trả tiền mà còn muốn đánh hả thì người ngồi trên xe máy nhảy xuống móc súng ngắn ra gí vào đầu tôi nói: “Tao bên Bộ Công an C54 đây”.

Tôi hỏi tôi làm gì mà anh gí súng vào đầu tôi thì lập tức Tùng Chi và nhóm người cầm chai, ly (thủ sẵn trong người) và nón bảo hiểm lao vào tấn công tới tấp tôi và Hiếu. Lúc này chúng tôi chỉ biết quơ tay loạn xạ đỡ đòn. Số người này đã đánh tôi và Hiếu bị thương, máu chảy ướt áo. “Tôi chạy qua bên kia đường, nhờ người dân gọi công an phường. Ngay sau đó, CAP Nguyễn Cư Trinh đến đưa chúng tôi và người gí súng về CAP làm việc. Sau đó tôi và anh Hiếu đến bệnh viện xử lý vết thương, tôi khâu 12 mũi ở môi, anh Hiếu khâu 5 mũi trên cổ. Sau đó, tôi tìm hiểu được biết, người gí súng vào đầu tôi là Vũ Đăng Quý” - anh D.P.T trình bày thêm.

Anh Nguyễn Trọng Hiếu cũng có đơn tố cáo tương tự, anh cho biết vết thương trên cổ may 5 mũi, toét môi, bác sĩ bảo phải theo dõi 7 ngày.

Từ đơn tố cáo của hai anh D.P.T và anh Hiếu, sáng 14.11, PV đã gặp Đại tá Nguyễn Tấn Đạt – Trưởng Công an Q.1 tìm hiểu sự việc, đồng chí Đạt cho biết vụ việc đang được điều tra nên không thể cung cấp thông tin chi tiết. Tuy nhiên, lãnh đạo Công an Quận 1 xác định có xảy ra sự việc đánh nhau gây thương tích, còn số người trên có sử dụng súng hay công cụ hỗ trợ thì cần điều tra làm rõ.

Từ hình ảnh anh D.P.T cung cấp, chúng tôi nhận thấy nhiều vệt máu trên môi anh và trên áo anh Nguyễn Trọng Hiếu chảy ròng chứng tỏ số người đánh hai anh đã dùng hung khí tấn công.

Vụ việc trên cho thấy một số vấn đề liên quan cần làm rõ: Có hay không việc tồn tại “đường dây đen” chuyên dàn xếp kết quả cuộc thi “Cặp đôi hoàn hảo”? Bởi dấu hiệu nghi vấn từ việc Nguyễn Tùng Chi hứa sẽ lo đậu với số tiền 40 triệu đồng.

Theo lời kêu cứu của anh D.P.T và gia đình băn khoăn “không hiểu vì sao chuyện xảy ra đã 4 ngày mà Công an Q.1 chưa mời anh và anh Hiếu lên làm việc, lấy lời khai”. “Tôi khẳng định vật gí vào đầu là súng chứ không phải công cụ hỗ trợ” - anh D.P.T trình bày.