Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

TÔI RẤT GHÉT NỖI SỢ

Tôi rất ghét nỗi sợ

Bài Tâm Phan, ảnh Đỗ Hương. Nữ quyền, bắt đầu từ những điều đáng yêu thế này.

Mỗi khi có 1 nỗi sợ nào đó dâng lên thì tôi phải đối diện với nó và giết nó.

Con người bị hạn chế bởi nhiều nỗi sợ.

Sợ bị đánh giá nên phải sống giả vờ, không dám sống thật với chính mình. 

Sợ mất việc nên phải nịnh sếp.

Sợ vô lễ nên phải nín nhịn.

Sợ cô đơn nên phải níu kéo.

Sợ bị chê cười nên phải giấu giếm.
...
Tôi rất sợ sâu róm.

1 lần có con sâu róm bò lên chân tôi, tôi đã hét lên, gạt nó xuống đất và di nó nát bét đến mức không còn nhận ra 1 sợi lông của nó, cho đến khi nó tan vào cát bụi. 

Không. Tôi không hề dũng cảm. Tôi chỉ ghét nỗi sợ. 

Với bất kỳ nỗi sợ nào tôi cũng làm thế. 

Trước kia ngực tôi đầy đặn nở nang, sau khi cho con bú, ngực tôi teo lại. Rất nhiều chị em phụ nữ giống như tôi và họ hoảng hốt, sợ bị chồng chê, sợ ai đó phát hiện và họ sẽ vô cùng xấu hổ vì bộ ngực lép kẹp của mình. Tôi cũng có chung nỗi sợ đó.

Vậy tôi phải đối diện với nỗi sợ này và giết nó. 

Tôi là 1 phụ nữ đẹp trong mắt chồng tôi. Anh yêu tôi không phải vì bộ ngực đẹp. Chỉ có đàn ông ngu xuẩn mới yêu 1 phụ nữ vì bộ phận cơ thể nào đó. Bởi vì cô ta sẽ già, bộ ngực hay bộ mông có đẹp mấy cũng phải chảy xệ. Gương mặt ngây thơ, làn da mịn màng đến mấy cũng phải nhăn nheo. Tất cả chúng ta ai cũng sẽ già và hình thức bên ngoài chỉ là tạm thời. Khí chất tâm hồn mới là vĩnh cửu. 

Bầu vú này đã từng căng mọng sữa để nuôi con. Tôi tự hào vì con tôi mạnh khỏe, ít ốm đau nhờ sức đề kháng tự nhiên từ sữa mẹ. Bộ ngực teo nhỏ hoàn toàn xứng đáng cho một đứa con khỏe mạnh. Hãy nghĩ đến những bà mẹ vú to mà không có sữa, con nhỏ ốm đau triền miên. Họ sẵn sàng đánh đổi lấy bộ ngực nhỏ, miễn là có đủ sữa và 1 đứa con khỏe mạnh.

Tôi nhận được 1 lá thư của 1 bà mẹ trẻ. Cô ấy bị bỏng dầu sôi khi mới lên 5. Vết bỏng chiếm 3/4 cơ thể nhưng cô bé may mắn thoát chết. Như bao cô gái khác, cô ấy rất thích chụp ảnh, nhất là khi mang bầu em bé, nhưng sự mặc cảm tự ti vì những vết sẹo đã khiến cô ấy không dám nói ra, sợ bị chê cười. So với cô ấy, chúng ta quá may mắn khi có thể chụp ảnh tự sướng post FB. 

Hãy nghĩ đến những người bị ung thư vú, phải cắt bầu vú để cứu mạng sống của chính mình. Khi ấy vú to hay vú nhỏ cũng phải cắt hết. 

Hãy yêu cơ thể mình, chị em ạ. Bởi chỉ có bản thân mình mới hiểu sự hy sinh và giá trị sức khỏe của bản thân. Chết là hết. Vú to hay vú nhỏ cũng trở về với cát bụi.

Tôi đã hoàn toàn giết được nỗi sợ đó!

Nguồn: Lấy từ Beo Blog

NHẮN ANH HẢI ĐẠI TƯỚNG QUÂN

Nhắn anh Hải đại tướng quân

"Dìm hàng thiết giáp của anh Hải" thế là đủ, bên hàng xóm đã tổng hợp bình luận khá dày ở đây, mềnh định bụng sẽ không mổ cò cóp pết chiện này nữa để thể hiện sự tôn trọng nổ lực dám nghĩ dám làm, đột phá trong cách làm ăn của cha con anh ở nước bạn. Anh Hải và bạn cá lóc có xem, coi như là cái kết.

Một bạn già từng sống lâu năm ở CPC nói với lão Cạo, tui thấy tội ông Hải, ông ấy trả lời báo chí rất thật thà, nhưng mờ tui lo quá không khéo bể độ chứ chẳng chơi... nên mới có bài này.

Có những nghi ngờ tự hiểu với nhau không cần phân tích.

- Những chiếc xe sửa chữa, cải tiến mới chỉ chạy thử, các tính năng quan trọng chưa thấy thông tin thử nghiệm. Xe chiến đấu, người ta quan tâm hàng đầu là sức mạnh chứ không phải giá thành hay tiết kiệm nhiên liệu... 

- Những chiếc xe độ không thể gọi là "chế tạo mới" vì ngoài tầm kỹ thuật của một hai lúa và điều kiện đất nước CPC hiện nay. Muốn làm nó, tâm huyết chưa đủ cần tổ chức một đội ngũ chất xám cao, còn nhà xưởng làm xe ở CPC thì nhìn vào đã biết.

Có gì đó khuất lấp trong vấn đề này, cần diễn giải.

- Vì sao báo chí CPC không đưa tin rầm rộ như Việt Nam, phải chăng họ không muốn kẻ khác dòm ngó vào chuyện làm ăn của quân đội Hoàng gia?

- Nhưng tại sao họ tổ chức phô trương diễu binh hàng đoàn xe? phải chăng cần phải thế mới nuốt trôi kinh phí nhà nước CPC?.

CPC là đất nước có đảng đối lập cực đoan với mục tiêu là hạ bệ bằng mọi giá chính phủ Hun Sen, nhất định phe Sam Rainsy không lơ với chuyện này. Chắc chắn họ đã biết phong phanh và nhờ Việt Nam qua ông Hải, họ có thêm cứ liệu đầy đủ. Nên nhớ ở CPC, nhiều người biết tiếng lẫn chữ Việt, hàng ngày xem báo chí để nắm tin và truy cập blog VN để coi bình luận. Họ càng thêm rõ, đủ cơ sở để đưa vấn đề ra Quốc hội và yêu cầu giải trình, lập đoàn thanh tra độc lập... Lúc đó mọi chuyện mới bung bét...

Thì chuyện gì sẽ xảy ra? còn tùy thuộc vào khả năng che chắn của bạn Hun và Chỉ huy lữ đoàn 70.

Ôi giá như ông Hải đừng vì muốn khẳng định cái tôi, làm mà không nói, ông cứ ở biệt thự, cỡi xe sang, tiền lượm đầy túi... "Thần khẩu hại xác phàm", hậu quả biết đâu, không những cha con ông Hải tắt đường làm ăn xứ người, thậm chí ông Hải phải đối mặt với luật pháp nước bạn về tội... 

Lường trước là vậy, theo giả thuyết âm miu chứ không có ý vu khống chính phủ CPC và ông Hải, ở đòi hiểu sao được bằng người trong cuộc... 

Dù gì vẫn là góc nhìn suy luận bình loạn cảm tính của một thợ cạo, không có chuyên môn kỹ thuật, không óc kinh doanh, chém gió với tinh thần "tình thương mến thương" cha con ông Hải.

Nguồn: Lão Thợ Cạo

NGUYÊN TỔNG THANH TRA CHÍNH PHỦ TRẦN VĂN TRUYỀN SẼ BỊ XỬ LÝ THEO QUY ĐỊNH

Khoai@

Một tin vui cho cuộc chiến chống tham nhũng: Yêu cầu thu hồi nhà, đất ông Trần Văn Truyền.

Ngày 21-11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có thông cáo báo chí về Kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà, đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ.

Toàn văn Thông cáo như sau: 

Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm về thực hiện chính sách nhà đất đối với ông Trần Văn Truyền, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ. Sau khi báo cáo xin ý kiến Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương thông báo: 

Tại kỳ họp lần thứ 26, ngày 02-03/10/2014 và kỳ 27, ngày 29-30/10/2014 qua xem xét, thảo luận báo cáo kết quả kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

Ông Trần Văn Truyền là cán bộ xuất thân từ gia đình có công với cách mạng, có quá trình cống hiến lâu dài, đảm nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo chủ chốt ở địa phương và cơ quan Trung ương, có những đóng góp thiết thực trong công tác xây dựng Đảng và chính quyền trên các cương vị và chức trách, nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, trong thời gian còn đương chức và khi về nghỉ hưu, ông Truyền đã có một số khuyết điểm, vi phạm trong thực hiện chính sách nhà, đất như sau:

1. Về thửa đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Tháng 12-1992, ông Trần Văn Truyền được Quân khu 9 cấp thửa đất tại lô số 61 thuộc Khu C, địa chỉ 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thị xã Bến Tre do đơn vị Quân y thuộc Tỉnh đội Bến Tre quản lý với diện tích 210 m2 (diện tích trên thực tế là 351 m2).

Việc ông Trần Văn Truyền tuy không phải là cán bộ quân đội nhưng được cấp mảnh đất trên là do Tỉnh đội Bến Tre đề nghị với Quân khu 9, trong khi đồng chí không có đơn đề nghị, không có xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi công tác. 

Sau khi được cấp đất, gia đình có san lấp mặt bằng, làm tường rào nhưng không làm nhà ở mà cho người khác mượn để mở quán bán cơm.

Đến năm 2002, khi được chính quyền địa phương thông báo nộp 16 triệu đồng tiền sử dụng đất để làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ông Trần Văn Truyền làm đơn đề nghị miễn giảm tiền sử dụng đất theo chính sách với gia đình người có công và được Cục Thuế tỉnh Bến Tre quyết định miễn giảm theo Nghị định số 38/CP, ngày 23-8-2000 của Chính phủ đúng với số tiền là 16 triệu đồng.

Năm 2007, Ủy ban Kiểm tra Trung ương tiến hành kiểm tra Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre về nhà ở, đất ở.

Qua kiểm tra cho thấy, năm 1992, ông Trần Văn Truyền đã nhận đất của Quân khu 9, đến năm 2003 đồng chí lại được tỉnh bán cho căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP của Chính phủ; do vậy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã yêu cầu ông Truyền trả lại mảnh đất trên cho Tỉnh đội Bến Tre quản lý; ông Trần Văn Truyền cũng đã có đơn trả lại.

Nhưng từ năm 2007 đến nay, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh chưa thu hồi được thửa đất trên, do giữa gia đình ông Trần Văn Truyền và các cơ quan chức năng của tỉnh chưa thống nhất được mức giá đền bù phần chi phí gia đình bỏ ra để san lấp mặt bằng và làm tường rào.

Trong khi chưa giải quyết dứt điểm, thì đến năm 2013, ông Truyền lại có đơn xin làm nhà tạm trên lô đất này cho con dâu làm kho chứa bia và đã được Sở Xây dựng cấp giấy phép.

Như vậy, ông Trần Văn Truyền biết mình không đúng đối tượng được cấp đất, nhưng vẫn nhận. Sau khi đã được mua nhà theo Nghị định số 61/CP và sau khi được Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu trả lại, ông đã không kiên quyết, dứt khoát thực hiện, sau đó lại có đơn xin làm nhà tạm để con dâu sử dụng.

Việc làm trên của ông Trần Văn Truyền thể hiện sự thiếu gương mẫu của người cán bộ lãnh đạo, gây dư luận không tốt đối với bản thân.

Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bến Tre và các cơ quan chức năng thực hiện không nghiêm chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi đất, để kéo dài, gây dư luận không tốt đối với lãnh đạo ở địa phương. 

2. Về căn nhà tại số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre

Năm 2002, UBND tỉnh đồng ý cho gia đình ông Trần Văn Truyền, được thuê căn nhà số 06 Lê Quý Đôn, Phường 1, thành phố Bến Tre với diện tích: nhà chính 118,22 m2, nhà phụ 24,48 m2, khuôn viên đất 117,69 m2.

Trước khi ông nhận nhà, Công ty Xây dựng và Phát triển nhà Bến Tre đã tiến hành sửa chữa, cải tạo mới căn nhà trên với tổng chi phí là 413,385 triệu đồng. 

Năm 2003, khi đã chuyển công tác ra Hà Nội, ông Trần Văn Truyền có đơn xin mua căn nhà số 06 Lê Quý Đôn và đã được UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định chuyển quyền sử dụng đất và bán cho đồng chí căn nhà trên theo Nghị định 61/CP.

Trong đơn xin mua nhà, ông Truyền cam kết chưa được cấp đất theo chính sách nhà, đất của Nhà nước. UBND tỉnh Bến Tre đã quyết định bán cho ông Trần Văn Truyền căn nhà trên theo Nghị định 61/CP, với số tiền miễn giảm là 76,291 triệu đồng; số tiền còn phải nộp cho Nhà nước là 277,969 triệu đồng.

Như vậy, thời điểm mua căn nhà trên, ông Trần Văn Truyền đã được hưởng chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định trước đó vào năm 2002.

Bản thân ông Trần Văn Truyền đã thiếu tự giác, thiếu gương mẫu khi đồng thời trong hai năm 2002 và 2003 được hưởng 2 lần chính sách về nhà, đất của Nhà nước, không đúng với quy định tại khoản 4, Điều 2, Nghị định 61/CP của Chính phủ "Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình...”. 

Việc UBND tỉnh chỉ đạo cho sửa chữa, bán cho ông Trần Văn Truyền căn nhà số 06 Lê Quý Đôn cũng có một số khuyết điểm, vi phạm;

3. Về căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh

Năm 2003, khi đã chuyển ra Hà Nội công tác, ông Trần Văn Truyền có đơn gửi UBND TP.HCM trình bày hoàn cảnh khó khăn do công tác xa ở Hà Nội và có nhu cầu nhà ở tại TP.HCM trong khi gia đình không có khả năng mua đất để xin thuê nhà tại thành phố và đã được UBND TP.HCM giải quyết cho thuê căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận. 

Năm 2008, do thời hạn hợp đồng gần hết, ông có làm đơn và được Công ty Quản lý - Kinh doanh nhà TP.HCM đồng ý chuyển tên trong hợp đồng cho con gái là Trần Thị Ngọc Huệ làm việc tại Công ty cổ phần Bảo hiểm dầu khí Sài Gòn, tiếp tục được thuê căn nhà trên. 

Đến tháng 3-2011, ông làm đơn trình bày hoàn cảnh khó khăn, bức xúc về nhà ở và đề nghị UBND TP.HCM bán căn nhà này cho ông và để con gái là Trần Thị Ngọc Huệ đứng tên.

Sau đó các cơ quan chức năng của TP.HCM đã đồng ý bán căn nhà trên cho bà Trần Thị Ngọc Huệ theo hình thức thu 100% tiền sử dụng đất theo đơn giá do Thành phố quy định hàng năm và thực hiện quy trình bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước theo Nghị định 61/CP của Chính phủ, nhưng không tính miễn, giảm các khoản được hỗ trợ theo chính sách.

Vào thời điểm tháng 7/2014, qua kiểm tra và báo cáo của công an quận Phú Nhuận, ông Trần Văn Truyền và gia đình không sử dụng căn nhà này mà cho người khác ở và bán hàng. 

Tại thời điểm làm đơn xin mua căn nhà này, vợ ông là bà Phạm Thị Thủy đang đứng tên sở hữu căn nhà số 465/48C khu phố Phước Hậu, phường Phú Khương, Quận 9, TP.HCM là nhà được tặng; con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ đang đứng tên sở hữu căn hộ 28.04A, Khu căn hộ cao cấp Hùng Vương tại Quận 5, TP.HCM.

Như vậy, ông Trần Văn Truyền đã thiếu trung thực, không báo cáo thông tin đầy đủ, đúng sự thật về nhà, đất; đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định bán nhà của UBND TP.HCM không đúng đối tượng và chính sách của Nhà nước.

Sau khi được mua thì không sử dụng ngay mà lại để cho người khác ở và bán hàng. Việc làm trên của ông là có vi phạm, làm cho uy tín cá nhân bị giảm sút, gây dư luận xấu trong xã hội.

4. Về nhà công vụ tại số 61, đường Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội

Năm 2004, ông Trần Văn Truyền được Cục Quản trị A, Ban Tài chính quản trị Trung ương hợp đồng với Văn phòng Chính phủ cho thuê nhà công vụ phòng số 607, B1, Khu nhà A, 61 Trần Quang Diệu, quận Đống Đa, Hà Nội với diện tích 95m2... 

Tháng 10-2011, ông Trần Văn Truyền nghỉ hưu theo chế độ. Đầu năm 2014, khi có thông tin, dư luận về thực hiện chế độ nhà công vụ và Ủy ban Kiểm tra Trung ương nắm tình hình thì ông mới đề nghị trả lại nhà. Đến tháng 5-2014, Bộ Xây dựng đã tiếp nhận lại căn hộ trên.

Như vậy, sau khi đã nghỉ hưu gần 3 năm ở tỉnh Bến Tre, ông Trần Văn Truyền mới trả lại nhà công vụ ở Hà Nội cho Nhà nước. Với cương vị nguyên là cán bộ cấp cao, ông có khuyết điểm khi chưa thực sự gương mẫu trong sử dụng nhà công vụ.

5. Về căn nhà biệt thự tại xã Sơn Đông, thành phố Bến Tre

Từ năm 2009 - 2010, con trai ông Trần Văn Truyền là Trần Hoàng Anh, cán bộ cảnh sát giao thông Công an tỉnh mua gom đất của 4 hộ dân (với 08 thửa liền kề), diện tích 16.567,4m2, tổng số tiền theo hợp đồng là 1,43 tỷ đồng (ngoài ra còn 01 lô đất gần 8.000 m2 của con gái đồng chí là Trần Thị Ngọc Huệ mua, nhưng chưa sử dụng). 

Tháng 12-2012, căn cứ đơn đề nghị của ông Trần Hoàng Anh, UBND thành phố Bến Tre cấp phép xây dựng nhà cho ông Trần Hoàng Anh với diện tích xây dựng tầng trệt 441,71 m2; tổng diện tích sàn 1.226,61 m2; công trình có 03 tầng với chiều cao là 19,96m.

Tháng 5-2014, UBND Thành phố Bến Tre đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất cho ông Trần Hoàng Anh.

Ông Trần Văn Truyền có báo cáo giải trình về nguồn kinh phí đầu tư xây dựng công trình trên là từ 7 tỷ đồng tiền của vợ chồng ông dành dụm và 4 tỷ đồng mượn của bà Phạm Thị Kim Anh, trú tại khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, TP.HCM và hiện ông đang ở trong căn nhà này..

Như vậy, việc mua đất và xây dựng nhà của các con ông Truyền được thực hiện theo các quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, với cương vị nguyên là cán bộ lãnh đạo cấp cao, ông Trần Văn Truyền đã thiếu cân nhắc và chủ quan khi xây dựng công trình biệt thự lớn trong khuôn viên đất rộng, trong khi nhà ở và đời sống nhân dân địa phương trong vùng còn nhiều khó khăn, thiếu thốn; gây phản cảm và tạo dư luận xấu, lan rộng trong xã hội.

Việc làm trên của ông thể hiện sự thiếu cân nhắc thận trọng và thiếu gương mẫu trong thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ảnh hưởng đến uy tín của cá nhân ông và tổ chức đảng; vi phạm mục C, khoản 1, Điều 1, Hướng dẫn số 03, ngày 15-3-2012 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01-01-2011 của Ban Chấp hành Trung ương về những điều đảng viên không được làm: “Làm những việc pháp luật không cấm, nhưng ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên”.

6. Về căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, TP.HCM

Nguồn gốc căn nhà số 465/48C, khu phố Phước Hậu, phường Long Phước, Quận 9, TP.HCM là từ việc ông Trần Văn Truyền có quen biết gia đình bà Trần Thị Lý, sinh năm 1930, trú tại Quận 9.

Bà Lý có nhận ông Trần Văn Truyền làm con nuôi. Tháng 7-2000, bà Lý có lập di chúc để lại cho con gái là Phạm Thị Kim Anh, sinh năm 1967.

Trong di chúc của bà Lý có nội dung để lại toàn bộ tài sản cho con gái là bà Kim Anh, do bà Kim Anh toàn quyền quyết định khi bà mất, trong đó đồng ý việc chia tài sản cho các con đỡ đầu và các cháu. 

Sau khi bà Lý mất, bà Kim Anh đã mở di chúc để chia số tài sản thừa kế cho một số người, trong đó có ông Truyền. Năm 2008, bà Kim Anh tặng cho vợ ông Trần Văn Truyền là bà Phạm Thị Thuỷ 1 căn nhà 3 tầng, diện tích xây dựng 211,8m2, tổng diện tích sàn là 505,1m2 tại số 465/48C khu phố Phước Hậu.

Từ khi được tặng căn nhà, ông Truyền chưa sử dụng, nay theo báo cáo đã giao lại cho bà Kim Anh quản lý, đồng chí nhận của bà Kim Anh 4 tỷ đồng để làm nhà biệt thự ở Bến Tre. 

Tóm lại, từ 6 trường hợp cụ thể về nhà, đất nói trên, qua kiểm tra cho thấy:

Trong thời gian giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt ở địa phương, cơ quan Trung ương và khi đã về nghỉ hưu, ông Trần Văn Truyền đã có khuyết điểm, vi phạm: thiếu cân nhắc, thiếu gương mẫu trong việc tự mình thực hiện hoặc tác động, đề nghị với các cơ quan chức năng để xử lý một số trường hợp về nhà, đất có liên quan đến lợi ích của bản thân và gia đình; trong đó có việc thiếu trung thực, có việc vi phạm hoặc chưa gương mẫu thực hiện tốt quy định về những điều đảng viên không được làm và thực hiện Cuộc vận động học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Những việc làm của đồng chí gây phản cảm, tạo dư luận xấu ở địa phương và lan rộng trong xã hội, ảnh hưởng đến uy tín của bản thân đồng chí và tổ chức đảng; 

Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh và các cơ quan chức năng tỉnh Bến Tre có khuyết điểm, vi phạm trong việc còn nể nang, không chỉ đạo thu hồi dứt điểm lô đất tại số 598B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre; trong việc sửa chữa, cải tạo mới và bán cho đồng chí Trần Văn Truyền nhà số 6 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre theo Nghị định 61/CP. 

UBND TP.HCM và các cơ quan chức năng của thành phố đồng ý bán cho con gái ông Trần Văn Truyền căn nhà tại số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 15, quận Phú Nhuận là không đúng đối tượng, thiếu căn cứ pháp lý, có sự nể nang, vi phạm Quyết định số 118/TTg, ngày 27-11-1992 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 2527/BXD-VP, ngày 18-12-2008 của Bộ Xây dựng và Công văn số 76/UBND-ĐTMT, ngày 20-02-2009 của UBND TP.HCM.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy, những khuyết điểm, vi phạm của ông Trần Văn Truyền đến mức phải thực hiện quy trình xem xét, xử lý trách nhiệm theo quy định. 

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã báo cáo và được Ban Bí thư đồng ý (như nêu tại Công văn số 9161-CV/VPTW, ngày 20-11-2014 của Văn phòng Trung ương Đảng), theo đó Ban Bí thư yêu cầu:

- Đối với ông Trần Văn Truyền:

+ Kiểm điểm trách nhiệm theo quy trình về các khuyết điểm, vi phạm nêu trên trước Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bến Tre và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.

+ Yêu cầu các thành viên trong gia đình thực hiện nghiêm các quyết định xử lý về nhà, đất của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bến Tre:

+ Thực hiện quy trình kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với đồng chí Trần Văn Truyền về những khuyết điểm, vi phạm nêu trên.

+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi dứt điểm thửa đất tại số 598 B5 Nguyễn Thị Định, phường Phú Khương, thành phố Bến Tre theo quy định của pháp luật. 

+ Chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc chậm thực hiện kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thu hồi thửa đất nói trên và việc cải tạo, sửa chữa, bán nhà số 6 Lê Quý Đôn, thành phố Bến Tre.

- Đối với Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM

+ Chỉ đạo các cơ quan chức năng thu hồi căn nhà số 105 Nguyễn Trọng Tuyển, phường 15, quận Phú Nhuận theo hướng đề xuất của UBND TP.HCM tại Công văn số 685/UBND-ĐTMT-M, ngày 30-9-2014. 

+ Chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan khi không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc bán nhà thuộc sở hữu nhà nước tại số 105-Nguyễn Trọng Tuyển, quận Phú Nhuận.

Thông tin từ TTXVN

XIN XỎ LÀ CHUYỆN TẤT NHIÊN?

Khoai@


Chuyện ở phần đối thoại đéo phải ở Việt Nam:

Ban đêm, Cảnh sát giao thông giơ gậy vẫy một chú lái xe.

- Tôi cảm thấy anh vừa uống rượu bia khi lái xe.

- Em lạy anh, em thề là không uống tí nào.

- Hôm nay thiết bị đo nồng độ cồn hỏng, vì vậy tôi hỏi anh một câu. Trả lời đúng tôi bỏ qua. Nếu anh chạy ban đêm, thấy phía trước có 2 đốm sáng. Đó có thể là cái gì? 

- Đương nhiên tôi sẽ phán đoán là ô tô.

- Thì đúng, nhưng ô tô gì, xe tải, xe khách, xe con, xe bán tải? Tịt hả. Tệ thật. Nhưng thôi, hỏi anh câu nữa. Nếu anh chạy đêm, thấy phía trước có 1 đốm sáng. Đó có thể là cái gì?

- Thì, có lẽ là xe máy…

- Rõ vậy, nhưng loại gì. Xe phân khối lớn, xe SH, wave, hay nhỡ bọn đi xe đạp lắp đèn thì sao? Tôi sẽ tạm giữ xe vì có khả năng anh đã uống rượu.

Lái xe ức quá.

- Này, đồng chí CSGT, tôi hỏi anh một câu được không?

- Tất nhiên.

- Bên lề đường có một em tóc vàng minijupe đến bẹn, áo cổ rộng lòi cả ti không mặc xu chiêng, tay vẫy xe đi qua. Đó là ai?

- Đương nhiên là “hàng” rồi, - CSGT không ăn mặc như thế khi vẫy xe, CSGT mỉm cười đắc thắng. – Còn ai vào đây nữa?

- Thì đúng là “hàng”. Nhưng chính xác là ai chứ: mẹ anh, vợ anh hay con gái anh?

Vầng, và thực ra, đa số chúng ta khi bị một ai đó mà mình “cảm thấy” có quyền lực hơn mình “bắt nạt”, việc đầu tiên là cứ phải lạy lục, xin xỏ cái đã, dù có thể lẽ phải thuộc về mình hoặc mình đang bị kẻ đó tìm cách lừa vào bẫy.

Một chú sinh viên mới ra trường bị lừa học và mua sản phẩm bán hàng đa cấp kiểu như Herbalife, biết bị lừa nhưng việc đầu tiên vẫn là lạy lục xin xỏ bọn lừa đảo trả lại tiền cho mình.

Một chú du khách bị thằng bán Iphone ở Simlim Square Singapore lừa mua đắt, việc đầu tiên là khóc lóc lạy lục xin xỏ xin thằng chủ cửa hàng trả lại tiền cho mình.

Phải chăng “cơ chế xin cho” trong môi trường gia đình từ bé, cho đến môi trường xã hội khi lớn làm cho số đông chúng ta quen với việc… lạy lục xin xỏ như một việc tất nhiên?

Vậy, có nhất thiết phải lạy lục xin xỏ người Việt chúng ta, xin đừng… lạy lục xin xỏ nữa, khi vừa vẫn bị lừa mất tiền, vừa mất tư cách, lại tự an ủi bản thân kiểu AQ… thôi thì đỡ mất thời gian và rắc rối.

Kiện chết kụ chúng nó đê… 

P/S: Không liên quan nhưng cách đo nồng độ cồn trong ảnh minh họa có vẻ phù hợp với "cơ chế xin cho" ra phết. 


Nguồn tham khảo đây

ỐI, CHỮ ƠI...

Cuteo@

Các người hãy im lặng, đừng nhân danh sự tử tế mà chém những điều đao to búa lớn đi được không? Hãy nhìn thẳng, và hãy đi đến cùng sự thật như các người từng tuyên bố là "bổn phận" của nhà báo đi, để thấy rằng, bên cạnh các người, còn có bao người khác còn khổ sở hơn nhiều. Hãy dừng bới móc và làm đi để người dân đừng khổ như thế này nữa.

Những bà mẹ địu con đi học

Khi đêm xuống, lớp học ở điểm trường Trống Tông, xã La Pán Tẩn (Mù Cang Chải, Yên Bái) lại sáng đèn. Các cô giáo cầm tay những phụ nữ đã có chồng, con giúp họ tập viết chữ, đánh vần, làm phép tính.


Lớp học xóa mù chữ cho người Mông do các cô giáo Đặng Thị Hòa và Đinh Thị Thương, giáo viên trường Tiểu học La Pán Tẩn đứng lớp. Học viên trong độ tuổi từ 15 đến 60, chủ yếu đã lập gia đình và không biết chữ. Vào năm 2013, Phòng giáo dục Mù Cang Chải chọn La Pán Tẩn là nơi thí điểm mô hình lớp học xóa mù chữ ban đêm, mở 5 lớp học với 159 học viên. Năm nay, lớp xóa mù chữ mở 2 lớp đặt ở các điểm trường Trống Tông và Trống Páo Sang.


Cô giáo Đinh Thị Thương đã 13 năm gắn bó với những bản làng ở La Pán Tẩn. Ban ngày cô dạy lớp 1, buổi tối đứng lớp xóa mù chữ này. Cô cho biết, lớp học duy trì 50% đến 70% số người đi học. Học viên đều là lao động chính trong gia đình, bận việc nương rẫy. Nhiều khi đi làm về muộn, họ đến lớp chậm mất 30 phút hoặc cả tiếng đồng hồ, các cô đều đợi. Vào mùa vụ, học viên xin nghỉ một vài buổi rồi tiếp tục đi học nên cô giáo cũng phải thông cảm, không còn cách nào khác.


Lớp học bắt đầu lúc 19h30, kết thúc lúc 22h. Thời gian học được chia ra làm ba giai đoạn gọi là lớp 1, 2, 3, sử dụng tài liệu xóa mù chữ do Bộ GD&ĐT quy định. Học viên lớn tuổi, nhiều khi bất đồng ngôn ngữ vì họ không nói được tiếng phổ thông, cách giao tiếp, ứng xử cũng khác. Cô Thương và cô Hòa cùng lên lớp để hỗ trợ lẫn nhau. Một người giảng chính trên bục và một người trợ giảng dưới lớp.


Mỗi buổi, học viên được các cô giáo cầm tay tập viết, đánh vần, ghép chữ làm phép tính. Đôi bàn tay ban ngày đi chỉa ngô, chặt củi rừng, cầm kim thêu, tối về lại cầm bút tập viết.


Qua vài tháng, học viên đã tiến bộ. Có người nhận diện được mặt chữ, biết phép tính đơn giản.


Giàng Thị Bla (21 tuổi) đem theo con gái mới 5 tháng lên lớp học. Trước khi sinh, Bla đã đăng ký đi học xóa mù chữ nên sau khi con gái được vài tháng tuổi, chị liền quay trở lại lớp. “Lúc nào nó khóc, ta lại đem nó về nhà cho chồng rồi lại đi học. Nhà gần đây mà”, Bla nói.


Nhiều gia đình trong bản, buổi sáng con đi học, buổi tối mẹ đến trường. Ở nhà, con dạy mẹ đánh vần, làm phép tính để đến lớp cô giáo kiểm tra bài cũ. Có học viên đưa con đi học cùng. Mẹ ngồi trong lớp thì con thẩn tha chơi ngoài sân trường hoặc ngồi trong lòng mẹ cùng học bài. Có lúc chờ khuya quá, các bé mệt thì được cô giáo trải chăn cho ngủ, chờ mẹ tan học rồi cùng về.


Hờ Thị Chư (22 tuổi) lấy chồng từ khá sớm. Nhà đông anh em, lại là con gái nên Chư không được đi học. Giờ có lớp học ban đêm, người mẹ trẻ đến lớp thường đưa theo con gái 1 tuổi cùng đi.


Những phụ nữ trước nay chỉ biết việc nương rẫy, ở nhà chăm sóc chồng con nay lóng ngóng khi cầm phấn, chần chừ trước một phép tính. Sau một thời gian tham gia lớp học, nhiều người đã biết đếm tiền, nhắn tin điện thoại cho con.


Học viên này cho biết, dù đọc chưa thạo nhưng anh cũng đã biết ký tên mình vào giấy tờ. Trước đây, họ toàn phải điểm chỉ bằng đầu ngón tay.


Kết thúc khóa học kéo dài 6 tháng, người học sẽ được cấp giấy chứng nhận biết chữ. “Người dân nơi đây còn tâm lý ngại sử dụng tiếng phổ thông trong giao tiếp hàng ngày nên có nguy cơ tái mù chữ. Đó chính là nỗi lo lắng của giáo viên nơi đây, cũng là bài toán dang dở cho giáo dục miền núi. Chờ huyện có kế hoạch, trường sẽ tiếp tục tổ chức các lớp thuộc chương trình giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ để hạn chế tình trạng tái mù chữ nơi đây”, cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng trường Tiểu học La Pán Tẩn trăn trở.


Hơn 22h đêm, lớp học tan, cô Thương về điểm trường chính La Pán Tẩn cách bản Trống Tông 2 km. Còn cô Hòa thì ở lại, tranh thủ chấm điểm, xem bài. Nhà cũng ở Yên Bái nhưng cách nơi dạy hàng trăm km nên có dịp các cô mới về nhà. “Ngày 20/11 chắc là lớp học vẫn duy trì bình thường. Nếu cho học viên nghỉ thì phải học bù để còn bổ sung kiến thức cho bà con trong bản”, cô Hòa cho hay.

Giang Huy - Hoàng Phương

VTV LẠI GÂY BỨC XÚC CHO CÁC NHÀ GIÁO

Bức xúc từ câu chuyện “Nhặt xương cho thầy”

TTO - Tối 19-11, trong khi thầy trò cả nước nhộn nhịp kỉ niệm Ngày nhà giáo thì chương trình "Quà tặng cuộc sống" của VTV3 phát câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" khiến nhiều nhà giáo bức xúc.

Ảnh chụp lại từ clip chương trình "Quà tặng cuộc sống" của VTV3 trên Youtube.

Chương trình "Quà tặng cuộc sống" phát trên sóng VTV3 lúc 22g20 đã phát một câu chuyện có tên "Nhặt xương cho thầy" khiến nhiều nhà giáo bức xúc.

Chuyện kể về một gia đình muốn kiếm thầy dạy tư cho con nên đã mời một thầy giáo đến nhà, đãi cơm thịnh soạn. Vì giữ ý với phụ huynh, ông thầy vờ từ chối thức ăn do cha, mẹ của trò gắp cho, không ngờ bố mẹ cậu bé tưởng thật nên không mời nữa.

Ông thầy rất ấm ức nên nghĩ kế yêu cầu được sắp cơm ăn riêng với trò. Khi chỉ có hai thầy trò, ông thầy ăn hết phần cá, thịt, cậu học trò chỉ được thầy gắp cho vào bát những chiếc xương gà, xương cá.

Hết thời gian dạy học, thầy trò chào nhau. Cậu học trò chúc thầy thọ 100 tuổi còn mình sẽ thọ 101 tuổi, “để thu gom xương cho thầy ".

Theo một cô giáo dạy Văn ở Hà Nội, mảng truyện cười dân gian phê phán thầy dốt, tham ăn được nhiều thế hệ Việt Nam biết đến và các thầy, cô cũng có đưa vào trong chương trình cho học sinh đọc thêm.

Tuy nhiên việc đưa vào chương trình đều đi kèm với sự phân tích, giảng giải của thầy, cô giáo để các em học sinh hiểu giá trị của mảng truyện này, những mặt trái cần phê phán bên cạnh mặt tích cực cần được tôn vinh của người thầy.

Nhưng việc VTV đưa một "Bài học cuộc sống" chỉ vỏn vẹn là chuyện người thầy tham ăn, tính toán để ăn tranh phần của học trò vào đúng dịp nhạy cảm "tôn vinh thầy cô giáo" khiến cho người xem nhìn người thầy chỉ với hình ảnh méo mó, xấu xa, độc ác.

PGS Văn Như Cương, trường THPT Lương Thế Vinh, cũng tỏ ra ngạc nhiên khi biết VTV chọn đưa câu chuyện này đúng vào dịp kỉ niệm ngày Ngày giáo Việt Nam.

“Chuyện các ông đồ xưa vì nghèo khó mà tham ăn được đưa vào truyện cười có ý phê phán nhẹ nhàng. Ví như chuyện thầy muốn liếm đĩa thức ăn thì hỏi học sinh chữ “nhất” thế nào, chữ “nhị” thế nào… đồng thời với hành vi “liếm đĩa”. Người VN thế hệ trước ai cũng biết những chuyện tương tự. Ngày nay có thể cũng có những ông thầy chưa chuẩn mực đối với học trò cần phê phán. Nhưng nên là lúc khác, cách thể hiện khác. Việc đưa câu chuyện phản ánh về hình ảnh rất xấu của người thầy vào dịp cần “ tôn vinh người thầy” là việc khó hiểu. Xét ở khía cạnh giáo dục học sinh thì càng không nên”- PGS Cương nhận xét.

Thầy giáo Ngô Văn Điệp, nguyên giáo viên trường THPT Tây Hồ-Hà Nội cũng có cùng suy nghĩ: “Đây là một cách làm thể hiện sự cẩu thả của người biên tập, duyệt chương trình, thậm chí ác ý đối với nhà giáo. Là một nhà giáo, tôi thấy ngậm ngùi khi nhiều người lớn có hiểu biết còn không biết cách tôn trọng thầy, cô giáo thì làm sao giáo dục được con trẻ việc này”.

Chia sẻ về câu chuyện "Nhặt xương cho thầy", chị Nguyễn Thị Hiếu, cán bộ ngành Ngân hàng có con đang học tiểu học, cho biết: “Con tôi rất thích chương trình "Bài học cuộc sống" trên sóng VTV. Xét một cách công bằng, có nhiều "Bài học cuộc sống" có ý nghĩa sâu sắc, ngắn gọn, hình ảnh sinh động. Vì thế nhiều phụ huynh đều khuyến khích con xem. Nhưng chương trình tối 19-11 thì khiến tôi thấy sốc luôn. Tôi cứ nghĩ mãi liệu VTV có sơ hở gì ở khâu kiểm duyệt không hay đây là chủ ý của nhà đài? Nếu là chủ ý thì thật đáng buồn.".


VĨNH HÀ

KÝ ỨC VỀ CÔ GIÁO LÀNG CỦA MỘT THỜI XA LẮM

Ký ức về cô giáo làng của một thời xa lắm


Nhà cô giáo lúc ấy đúng là thiên đường, đầy ắp niềm vui và tiếng cười. Quây quần bên cô, chúng tôi tìm thấy hơi ấm của một người mẹ.

Mấy hôm nay Bống, con gái tôi hầu như dành toàn bộ buổi tối để nằm bò ra vẽ tranh. Cháu vẽ đi vẽ lại một bức tranh cô giáo cháu mặc áo dài hoa đứng trên bục giảng. Bống bảo con vẽ nhiều bức, bức nào đẹp nhất con sẽ dành tặng cô nhân ngày 20/11… Trước đó, vào ngày 20/10 (Ngày truyền thống Phụ nữ Việt Nam) khi đưa cháu đên cổng trường, nhìn thấy những cửa hàng hoa lưu động, cháu cứ nài nỉ bố mua cho một bó hoa để mang tặng cô giáo. Chiều con, tôi chọn mua cho cháu lẵng hoa to nhất ở đấy. Cô giáo phải như thế nào, con tôi mới dành nhiều tình cảm cho cô như vậy.

Lúc ấy, rõ ràng lắm, tôi nhớ cô. Đấy không hẳn là một nỗi nhớ mà là cảm xúc ấm áp và tiếc nuối về một thời vô cùng trong trẻo tưởng như đã lùi xa lắm lắm.

Từ khi biết dùng email đến giờ, tôi vẫn duy trì hộp thư lập đầu tiên là hộp thư giao dịch chính. Tên cô được dùng làm đáp án cho câu hỏi bảo mật của email. Mỗi lần đi xa, đặc biệt là khi ra nước ngoài công tác, truy cập thường bị trục trặc, khi điền tên cô để trả lời câu hỏi bảo mật: “Tên cô giáo cấp 1 của bạn là gì?”, trong tôi lại trào lên cảm giác vừa ấm áp, buồn buồn và áy náy. Mấy chục năm rồi tôi không gặp lại cô, một cô giáo làng nghèo và có cuộc sống cô độc, nhưng cô là hình mẫu vĩnh cửu đến mức cực đoạn của tôi về một người thầy lý tưởng.

Thế hệ học trò những năm tám mươi đều không thể quên cảnh nghèo khó tiêu điều lúc ấy. Cái nghèo hằn lên từng gia đình, từng cách đi, dáng đứng của mỗi người. Làng tôi chìm trong cái nghèo khó chung ấy. Ra đường nhìn ai cũng cũ kỹ, u tối, âu lo. Người ta có thể giấu được cái giàu, không ai giấu được sự nghèo. Hầu như cả làng chả ai có quần áo lành lặn, chuyện mặc quần áo không vá víu, không có vài miếng tích kê ở bả vai, đầu gối hay mông là điều quá xa xỉ, thậm chí là lập dị.

Thế nên ngày đầu tiên vào lớp 1, nhìn thấy cô đứng trên bục giảng, áo trắng tinh, quần là theo nếp thẳng tắp, mái tóc vấn cao, phong thái vừa nghiêm nghị, vừa dịu dàng, tôi như nhìn thấy hào quang toả ra từ một thế giới khác. Sau này tôi mới để ý, cô chỉ có đúng 2 bộ quần áo như vậy. Đi từ nhà tới trường, mặc dù chỉ hơn 1 cây số, bao giờ cô cũng mặc quần áo vá. Chỉ đến cổng trường, cô mới ghé qua phòng thường trực thay bộ quần áo đã được là ủi nghiêm chỉnh để sẵn trong cặp. Tan lớp, cô lại thay lại bộ quần áo vá trước khi ra khỏi cổng trường. Lên cấp hai, rồi cấp ba, khi về gặp lại cô, tôi vẫn thấy cô chỉ có hai bộ quần áo như vậy, tất nhiên là chúng đã sờn cũ theo tháng năm, nhưng bao giờ cũng được là ủi phẳng phiu, ngay ngắn.

Cô tôi nhanh chóng thuộc tâm tính, gia cảnh, lực học của từng học trò. Đứa nào nhà đứt bữa thường xuyên, luôn luôn chậm tiền đóng học phí, đi học quần áo phong phanh giữa mùa đông lạnh giá. Đứa nào mặc cảm cảnh cha mẹ bất hoà, gia đình ở địa vị thấp kém trong làng. Đứa nào nghịch ngợm, không ngoan… Mỗi đứa cô đều có cách quan tâm rất khéo léo. Vì nghèo nên chúng tôi không có tiền góp giúp các bạn, cô nghĩ ra những cách rất đơn giản như cả lớp đi bắt cá, mót khoai, ngô…, mùa nào thức ấy, gom thành quĩ chung để chia sẻ với các bạn. Ngoài giờ dạy học trên lớp, buổi chiều cô thường tụ tập những đứa học yếu đến nhà dạy thêm, tất nhiên là không thu tiền, cô còn gọi chúng tôi, những đứa học khá hơn đến giúp cô kèm cặp các bạn. Nhà cô lúc ấy đúng là thiên đường, đầy ắp niềm vui và tiếng cười. Quây quần bên cô, chúng tôi tìm thấy hơi ấm của một người mẹ, điều mà thậm chí nhiều bạn tôi không tìm thấy ở chính gia đình mình.

Đến ngày nhà giáo Việt Nam, chúng tôi hay gom góp tặng cô hoa hái ngoài vườn hay trên những hàng rào cây lá um tùm bên đường làng và những trái cam chua loét trẩy từ vườn nhà muốn ăn được phải cần thêm rất nhiều đường hoặc muối, thậm chí là vài bắp ngô non, vài củ xu hào… Khỏi phải nói niềm tự hào hạnh phúc bừng sáng trong đôi mắt long lanh của cô trước vẻ ngượng nghịu xấu hổ của đám học trò.

Lúc ấy tôi còn quá bé để đọc được nỗi cô đơn sâu thẳm ẩn giấu trong ánh nhìn, tiếng cười của cô. Tôi không hiểu vì sao cô không lấy chồng và cứ ở vậy một mình. Thời ấy, mỗi buổi tối đi qua cổng nhà cô, thấy bóng cô ngồi nghiêng nghiêng soạn bài bên ánh đèn dầu leo lét, tôi chỉ thấy đẹp và ấm áp mà không nhìn thấy một khối cô đơn vĩnh cửu toả ra từ đấy.
Bây giờ cô đã già, các bạn tôi ở quê nói rằng mắt cô đã mờ đục, không còn nhận ra người quen nữa. Ngôi nhà cô ở vẫn không thay đổi, nó trở nên nhỏ bé và lạc lõng giữa một cái làng đang ầm ào vỡ ra thành phố thị…Bây giờ nhiều người nói là khó tìm thấy những người thầy như cô tôi nữa. Mà có lẽ cũng không thể bắt những thầy cô giáo phải tuyệt đối sống như các thế hệ đi trước. Thời thế đã khác rồi, như dòng nước chảy qua cầu không bao giờ dừng lại. Thế nhưng, cách ứng xử của con gái tôi lại tạo ra niềm tin, vẫn còn những người thầy tuyệt vời mang đến tình yêu thương và sự tin cậy, hy vọng cho con trẻ. Bởi vì nếu thầy cô không phải là những người mang đến niềm tin về sự Tử Tế thì chúng ta còn biết tin vào điều gì nữa ./.

Phạm Kinh Bắc/VOV.VN