Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2014

XIN HỎI NHÀ ĐÀI, ĐÓ LÀ LUẬN ĐIỆU CỦA AI?

Khoai@


Cái tên VTV đã từng là một thương hiệu lớn, nhưng gần đây đang bị dư luận chú ý bởi những chương trình phản cảm, thiếu tính giáo dục, và ở đằng sau nó người ta đồn đoán rằng có chuyện gì đó không ổn.

Tất nhiên, câu hỏi của khán giả là: Họ đang làm gì thế nhỉ?

Bản thân người viết entry này đã không ít lần thất vọng về nhưng người thực hiện các chương trình và đôi khi, ngay cả các chủ đề, cùng thông điệp mà họ muốn gửi gắm đến công chúng. Người viết không có mục đích gì khác ngoài mong muốn "nhặt sạn" để mong rằng, VTV sẽ được trả về đúng vị thế của nó.

1. Giai điệu tự hào

Nội dung phần này được lược lại các ý kiến của các bạn về chương trình này, chủ yếu tập trung ở bài "nhà đài nên xem lại chương trình tự hào" của bạn Thai Vu Nguyen gửi đăng trên blog này. 

Chương trình "Giai điệu tự hào” đã VTV mua bản quyền từ một chương trình thành công của truyền hình Nga mang tên “Báu vật quốc gia”. Theo ý kiến cá nhân, đây là một chương trình rất đáng làm, bởi những bài ca đi cùng năm tháng được thể hiện trong chương trình đã làm người xem xúc động và khơi dậy niềm tự hào dân tộc qua những ký ức lịch sử đáng trân trọng, lòng biết ơn đối với những thế hệ cha ông đã hi sinh biết bao xương máu để chúng ta có được độc lập, hòa bình như ngày hôm nay. Có lẽ vì thế nó được chuyển tên từ "Báu vật quốc gia" thành "Giai điệu tự hào". 

Điểm chính cần bàn là người dẫn chương trình và ngay cả những người tham gia thuộc đủ thành phần đã không làm tốt vai trò của mình ở tầm "quốc gia" như nhà đài VTV, và vì thế ý nghĩa của nó không chỉ bị mất mà còn bị lợi dụng.

Trong chương trình phát sóng đầu tiên, ngay từ ca khúc đầu là “Bài ca năm tấn”, nhà văn Trang Hạ, không một lời khen, và loanh quanh rằng ca khúc này đã lỗi thời, chị phán như thánh: “…xuyên suốt bài hát là hình ảnh người phụ nữ trên ruộng lúa, con trâu đi trước cái cày theo sau (và đó) là một cái hình ảnh đẹp đẽ nhưng mà nó làm tổn thương xã hội này (?!). Bởi vì suốt hơn 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi, thậm chí là nói xin lỗi một số thanh niên nông thôn vẫn nói rằng là chúng tôi chẳng khác gì đời cha anh (?!), tức là lấy mông con trâu làm thước ngắm”

Nói cho đúng, đây là lời nhục mạ lớn nhất đối với người phụ nữ Việt Nam, và nó biến những ca khúc bất hủ, được VTV gọi là "Giai điệu tự hào". Tôi thấy không có lý do gì để nhà văn Trang Hạ coi hình ảnh phụ nữ Việt Nam với "con trâu đi trước, cái cày theo sau" lại là hình ảnh làm tổn thương xã hội này cả. Trái lại, nó là hình ảnh đẹp của "phụ nữ ba đảm đang". 

Một bạn có Thai Vu Nguyen đã viết: "Với những người bình thường thì khi được nghe những giai điệu mượt mà và được xem lại những hình ảnh nhân dân miền Bắc anh hùng chắc tay súng vững tay cày trong ca khúc “Bài ca năm tấn”, chắc hẳn rằng không ai không bồi hồi xúc động và trào dâng một niềm cảm phục khó tả. Ấy thế mà những người được gọi là “nhà văn” ấy lại phán rằng hình ảnh ấy “làm tổn thương” xã hội. Đúng là cái nhìn của một kẻ lệch lạc và thần kinh có vấn đề.". Vâng, bạn nó đúng, thần kinh có vấn đề.

Vẫn giọng điệu đó, Trang Hạ lại tiếp tục xuyên tạc rằng “suốt hơn 50 năm qua thì điều đấy nó không thay đổi”. Tôi được biết chị đi nhiều, va đập nhiều cùng chiếc xe máy cào cào đặc trưng "Trang Hạ", nhưng tôi không biết vì sao chị không thấy được sự đổi thay kì diệu của nông thôn Việt Nam ngày nay so với cách đây 10 năm chứ chưa nói đến 50 năm. Thực tế là, bên cạnh những đổi thay diệu kì, thì vẫn còn nhiều nơi chưa thoát khỏi đói nghèo và lạc hậu. Nhưng những biến chuyển về nông thôn ngày nay và những sự thật về xóa đói giảm nghèo là không thể phủ nhận. Sử dụng xảo thuật, lấy cái cụ thể để quy chụp cho cái toàn thể là không thể chấp nhận.

Tôi vẫn là độc giả thường xuyên của Trang Hạ, tôi cảm phục và quý mến chị vì phong thái văn có một không hai của chị, nhưng không thể đồng tình với lối miệt thị người phụ nữ nông thôn thông qua sự thể hiện "trách nhiệm" của người thành phố như chị nói: "Có lẽ chính những cái người thành phố được ăn học như chúng ta và có hiểu biết và có nhiều sự lựa chọn phải có trách nhiệm với những người nông thôn mà vẫn đi đằng sau lưng con trâu đó”. 

Trước hết, người phụ nữ nông thôn dù "không được ăn học" như người thành phố nhà chị cũng luôn tâm niệm trong lòng rằng, "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "uống nước nhớ nguồn", và họ không bao giờ quên được công lao của những thế hệ ông cha đã hy sinh xương máu để có được ngày hôm nay. Những người phụ nữ nông thôn cũng sẽ rất lấy làm tự hào với "bài ca năm tấn", với phương thức sản xuất "con trâu đi trước, cái cày đi sau" đã góp phần giải phóng miền Nam, và gần gũi hơn nữa, nhờ đó chúng ta và cả chị nữa, có cái để bỏ vào mồm, có cái ấm lòng mà ăn mà học.

Ca khúc nổi tiếng “Tôi là người thợ lò” của nhạc sĩ Hoàng Vân được NSND Quang Thọ biểu diễn làm khán giả trường quay và người xem cực kỳ hưng phấn. Nhưng tiếc thay, những bình luận "từ đáy lòng" của một cô nhà báo Quỳnh Hương đã phá hỏng toàn bộ giá trị của tác phẩm.

Sau câu nói đãi môi như học thuộc lòng chỉ để vờ vịt tôn vinh người công nhân của thế hệ trước, Quỳnh Hương đã bộc lộ thái độ xỏ xiên rằng: “người công nhân của ngày hôm nay thì là những cái người mà cuộc sống ít an toàn nhất, khổ nhất và thu nhập thấp nhất, và họ có những cái gọi là, chúng ta có thể vẫn nói rằng cái xã hội này là xã hội của công nông binh đi vì đấy là XHCN, nhưng mà tôi nghĩ rằng đấy là những cái người mà họ không có một cái lựa chọn để mà cuộc sống họ tốt hơn và họ không có một cái gì để mà tự hào và kiêu hãnh về cái công việc, về cái nghề nghiệp của mình hết” (?!). Có lẽ đấy là một phát biểu thậm ngu của một kẻ mà chúng ta vẫn gọi là nhà báo. Nhưng phát biểu đó không chỉ là thâm ngu, mà nó còn thể hiện trình độ nhận thức và ý đồ của một kẻ chống cộng khi quy kết: "cái xã hội này là xã hội của công nông binh đi vì đấy là XHCN".

Vì sao cô nhà báo lại dám phát biểu liều và xúc phạm người công nhân đến mức cho rằng "người công nhân họ không có cái gì làm thì mới phải buộc phải làm công nhân, rằng họ chỉ biết cắm mặt mà làm chứ không có gì mà tự hào"? Cô nghĩ gì khi nói: "chúng ta có thể vẫn nói rằng cái xã hội này là xã hội của công nông binh đi vì đấy là XHCN"? 

Hết nhà văn, nhà báo và đây là thạc sĩ - bác sĩ Tăng Hà Nam Anh. Anh ta chém rằng: “người thợ lò người ta rất muốn đổi nghề lắm nhưng người ta biết đổi cái gì, và thậm chí là đôi khi người ta cũng sợ và không dám đổi”

Vẫn bạn Thai Vu Nguyên viết: "Về khả năng thẩm âm của tay thạc sĩ - bác sĩ này thì khỏi phải bàn. Một ca khúc đỉnh cao như “Tôi là người thợ lò” mà anh ta cho rằng nó chỉ là bài hát “cổ động”, và rằng anh ta rất dị ứng với ca khúc cổ động. Tuy nhiên anh ta nghe ca sĩ Quang Thọ hát thì hay, nghe thì thấy nó hay nhưng nó không có cảm xúc gì cả, nó hay chỉ vì nó hay (?!). Thực tế, qua bình chọn hôm đó, ca khúc này đạt số phiếu bình chọn cao nhất. Đúng là mời “tai trâu” nghe nhạc có khác!".

Nó đến những nhận xét cho các ca khúc kiểu đó, không thể không nhắc đến Kiến trúc sư Nguyễn Hoàng Phương. 

Nghe anh ta phát biểu sau khi nghe bài “Đất nước trọn niềm vui”, chắc hẳn các bạn sẽ thấy rất phiền lòng. Kể một câu chuyện rằng đã có lần anh ta ngồi cùng với một người không cùng chiến tuyến của những người chiến sĩ ở miền bắc, và có một nỗi đau nó thầm lặng, nó cứ cứa đi cứa lại mỗi lần họ được nghe bài này vào cái dịp đó. Và anh ta đặt câu hỏi rằng “chúng ta đang hòa nhập tất cả những người Việt Nam trên cả thế giới, thế nhưng nếu chúng ta cứ nhắc đi nhắc lại câu chuyện này mãi như thế liệu chung ta có thể xóa đi được ranh giới mà chúng ta vẫn tự tạo ra hàng năm hay không?”.

Tôi có chung suy nghĩ với bạn DDK, anh ta sợ là sự hân hoan sung sướng của cả dân tộc Việt Nam trong ngày vui thống nhất đất nước qua ca khúc sẽ làm “đau lòng” những người lính ngụy và bọn cờ vàng đu càng máy bay Mỹ vẫn thường gào réo ngày 30/4 là ngày “cuốc hận”, ngày “mất nước” của bọn chúng. 

Điều vừa nói ở trên làm chúng ta liên tưởng tới một nhà văn hạng "zân chủ giả cầy" có tên Nguyễn Quang Lập (Bọ Lập - Quê Choa). Nguyễn Quang Lập cũng “sợ” rằng việc phong danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng cho những bà mẹ liệt sĩ sẽ làm đau lòng những bà mẹ lính ngụy. Và theo ý anh ta thì để “hòa hợp, hòa giải” dân tộc, thì nhà nước đừng có tổ chức kỷ niệm ngày 30/4 nữa và chúng ta cũng đừng có hát bài “Đất nước trọn niềm vui”nữa vì đây sẽ là rào cản cho việc hòa hợp dân tộc (?!). 

Xin hỏi nhà đài VTV, đó là luận điệu của ai?

Không biết tự bao giờ VTV đã trở thành cái diễn đàn công khai cho bọn trí thức rởm thỏa sức lộng hành hết xiên xỏ, miệt thị công nông, bôi bác xã hội đến đòi bỏ luôn bài ca chiến thắng! 

Trách nhiệm của nhà đài đến đâu khi để xảy ra những hiện tượng như thế này? 


2. VTV với món quà cho các nhà giáo

(đọc ở entry sau)

GỬI CHỒNG CŨ CỦA CHỊ CHŨM!

Gửi chồng cũ của Chị Chũm! 



" Ta xa nhau thật rồi phải không anh
Như một giấc mơ ngọt lành em từng biết
Tưởng tình yêu là thứ gì bất diệt
Hóa ra đéo phải hả giời.

Ngày vu quy nước mắt em rơi
Lã chã giọt buồn, giọt vui, thảng thốt
Phận gái muôn đời mười hai bến nước
Thuyền chở em về bến nao?

Cơm áo gạo tiền thân xác hư hao
Em quên hẳn lời yêu " anh bảo vệ em đến cùng trời cuối đất" 
Quên hẳn lời thì thầm như rót mật
Khi trong đống rơm anh hổn hển thở vào hồn.

Anh đi công tác xa nửa tháng đã thèm ...cồn 
Tắt hẳn máy đi cho đỡ dở tờ rym đang nhưng nhức
Em bên này cứ ôm con ngồi trực
Ba đêm liền không rời mắt khỏi cái Sam sung

Tiếng khóc vỡ òa khi điện thoại em rung
Lạy chúa tôi chồng em còn sống
Lạy chúa, em tưởng đợi anh về trong vô vọng
Tiếng anh vẫn sang sảng diệu kì

Và anh về khi hết chuyến đi
Nụ cười trên môi em chưa kịp hé ra đã tắt
Vòng tay em chưa kịp ôm xiết chặt
Anh đặt lá đơn li dị
... xuống bàn.

Em không bàng hoàng
Em chẳng đớn đau
Chỉ nhìn con với đôi mắt đục ngầu 
Và trái tim như chiếc khăn vắt kiệt
Xoắn khô thảm thiết...
Con à! Từ nay chúng mình chỉ có hai..."

P/s: Bài thơ hơi bậy. Mọi ng đừng chửi em nha! 

@Xuân Hương rách đít.

KỶ LỤC ÁN OAN MỸ: ĐƯỢC TRẮNG ÁN SAU 39 NĂM NGỒI TÙ

Ricky Jackson bước ra khỏi cổng nhà tù sau 39 năm bị khép tội oan

Ricky Jackson, Wiley Bridgeman và em trai Ronnie Bridgeman được tòa án thành phố Cleveland tuyên vô tội và trả tự do tại tòa sau khi đã ngồi tù 39 năm vì án oan giết người. Chứng cứ duy nhất để buộc tội các nghi can này lại là lời khai của một đứa trẻ 12 tuổi, nay đã 51 tuổi nói rằng ông đã bị ép buộc bởi các thám tử.

Wiley Bridgeman sáu mươi tuổi ra khỏi nhà tù Cuyahoga County chỉ một vài giờ sau khi Ricky Jackson 57 tuổi cũng đã được trả tự do.

'Trong ngôn ngữ tiếng Anh thậm chí không đủ để diễn tả những gì tôi đang cảm thấy. Tôi như đang bay trong mơ.'- Ricky Jackson.

Xem video clip:

Hôm thứ Sáu, 21/11/2014, Thẩm phán Richard McMonagle bác bỏ bản án kết tội hai người đàn ông là Ricky Jackson, Wiley Bridgeman, sau khi nhân chứng duy nhất đã rút lại lời khai trước đây. Witness Eddie Vernon- nhân chứng duy nhất, người chỉ là một cậu bé 12 tuổi tại thời điểm xét xử sơ thẩm đã thay đổi lời khai, bác bỏ lời khai của mình năm xưa. Từ năm ngoái, Witness Eddie Vernon nay đã 51 tuổi, rằng thám tử cảnh sát thành phố Cleveland đã ép buộc anh làm chứng về việc ba người đã giết doanh nhân Harry Franks vào buổi chiều ngày 19 Tháng 5 năm 1975.

Doanh nhân Harry Franks bị giết vào chiều ngày 19 Tháng 5 năm 1975.

Theo dữ liệu của Cơ quan quốc gia đăng ký miễn trừ trách nhiệm hình sự Hoa Kỳ, Ricky Jackson và Wiley Bridgeman đã lập kỷ lục về thời gian ở tù theo phán quyết oan uổng.

Bridgeman ôm em trai của mình, người đã được trả tự do vào năm 2003 và hiện nay mọi người thường gọi làKwame Ajamu.

Ajamu cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Năm rằng ông đã đón sinh nhật thứ 18 của mình trong xà lim tử tù và khi ở trong tù đã đón nhận tin mẹ của mình, một anh trai và một em gái đã chết.

Các tử tù đang chờ đợi ngày hành quyết thì may mắn thay, vào năm 1978 Tòa án Tối cao Mỹ đã giảm án: Án tử hình được chuyển xuống thành án chung thân. 

Quá trình ba năm dẫn đến bản án xóa tội cho các phạm nhân bắt đầu bởi một bài báođược xuất bản trong Tạp chí Cảnh trong năm 2011 đã đưa ra các chi tiết sai sót trong hồ sơ vụ án, bao gồm cả vấn đề lời khai của nhân chứng Eddie Vernon.

Nhân chứng Vernon, bây giờ 51 tuổi, đã im lặng trong nhiều năm liền cho đến khi một bộ trưởng đến thăm ông tại một bệnh viện trong năm 2013. Vernon đưa ra các lời khai sốc trong một phiên tòa xử lại cho Jackson vào thứ Ba khi ông mô tả các mối đe dọa bởi các thám tử và nỗi ám ảnh về tội lỗi ông đã thực hiện từ rất lâu.

Vernon, trong một bản tuyên thệ ký vào ngày 04.5.2013, tuyên bố rằng ông đã khôngnhìn thấy bất cứ ai trong số các nghi phạm trong vụ nổ súng năm 1975. Ông nói rằng ông đã bị áp lực để buộc tội Jackson và anh em Bridgeman.

"Một thám tử đã tức giận hét vào mặt tôi và gọi tôi là một kẻ nói dối," Vernon nói. "Các thám tử nói tôi quá trẻ để đi tù, nhưng ông ta sẽ bắt cha mẹ tôi cho tội tôi khai man."

"Bạn phải hiểu rằng tôi chỉ 12 tuổi vào thời điểm đó. Tôi nghĩ rằng tôi đã làm điều đúng đắn." (Xem bản khai tuyên thệ dưới đây.)

Theo một nghiên cứu công bố hồi tháng 4/2014, cứ 25 tù nhân bị khép tội tử hình tại Mỹ thì có 1 người vô tội. Hiện có khoảng 3.000 tù nhân Mỹ đang chờ bị xử tử.

Phân biệt chủng tộc ở Mỹ ảnh hưởng nặng nề đến việc có bị án tử hình hay không. Màu da của cả nạn nhân và kẻ phạm tội có quyết định rất lớn trong kết quả của một vụ án xử tử hình. Năm 1990, một báo cáo của Văn phòng kế toán tổng hợp Mỹ (General Accounting Office) đã đưa ra kết luận, 82% kết quả các vụ án được nghiên cứu có ảnh hưởng bởi màu da, chủng tộc của bị cáo và nạn nhân. Thường trong một vụ án, nếu nạn nhân là người da trắng thì khả năng kẻ giết người bị nhận án tử hình sẽ cao hơn rất nhiều so với nạn nhân là người da đen.

Nước Mỹ hiện cũng có 32/51 bang có áp dụng hình phạt tử hình.

Trâm Anh- Tổng hợp từ báo chí Mỹ
Nguồn: GoogleTienlang
Bài đã được lược bớt đi một số hình ảnh vì lý do kĩ thuật


Comment đáng chú ý được lấy từ GoogleTienlang:

Đồng Thị Kim Thanh18:32 Ngày 23 tháng 11 năm 2014

Mình cũng thấy những vụ án oan kỷ lục pở Mỹ đều là người da đen là sao nhỉ?

1. Mỹ: Một phụ nữ da đen được trả tự do sau 32 năm tù oan, đó là cụ bà 74 tuổi Mary Jones 
Bà Mary Virginia Jones là trợ lý giáo viên. Ngày 3-4-1981, từ trường về bà phát hiện bạn trai Mose Willis (thất nghiệp) định dùng ngân phiếu hoàn thuế của bà để mua cocaine bán lại. Mose Willis dùng súng ép bà và hai người đàn ông trong nhà lên xe ô tô đến một con hẻm ở Los Angeles. Sau đó bà nghe tiếng súng nổ rồi bỏ chạy. Bà tá túc tại nhà một người bạn cho đến khi bị bắt vài ngày sau. Mose Willis cũng bị bắt và chết trong thời gian chờ thi hành án tử hình.
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/nhung-vu-oan-ky-luc-gioi.html

2. Andre Davis, một người đàn ông da đen ở bang Illinois (Mỹ), đã được trả tự do sau 32 năm ngồi tù oan về tội cưỡng hiếp và giết chết một bé gái 3 tuổi.
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/nhung-vu-oan-ky-luc-gioi.html?showComment=1396108824179#c2174963561302587888

3. Người đàn ông da đen Glenn Ford, 64 tuổi, đã bị kết án tử hình từ tháng 8/1988 do bị xác định là nghi can trong vụ án giết chết thợ kim hoàn mà ông từng làm việc là Isadore Rozeman.
Xem ảnh: http://media.tinmoi.vn/2014/03/12/duoc-tra-tu-do-sau-gan-30-nam-ngoi-tu.jpg
Các phương tiện truyền thông cho biết ông là một trong những tử tù thụ án lâu nhất để chờ ngày được minh oan trong lịch sử hiện đại Mỹ: 25 năm ngồi tù chờ án tử hình.
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/nhung-vu-oan-ky-luc-gioi.html?showComment=1396111008922#c9000727204692421519

4- Kash Delano Register Register bị kết án giết Jack Sasson, 78 tuổi, hồi tháng 4/1979 và ngồi tù 34 năm rồi được minh oan
Xem ảnh:
http://petrotimes.vn/stores/news_dataimages/duyhung/112013/10/11/Kash_Delano_Register.jpg

http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/nhung-vu-oan-ky-luc-gioi.html?showComment=1396110388529#c7580401165667181573

Gilford Beatty đến từ Houston, bang Texas (Mỹ) đã bị bắt giữ với cáo buộc đã thực hiện 5 vụ cướp khác nhau
Xem ảnh: http://media.doisongphapluat.com/thumb_x670x/266/2014/3/28/thegioi-my.png

Sam Mandez mới 14 tuổi bị kết án tù chung thân không ân xá vì tội giết người ở tuổi 14 dù thẩm phán và bồi thẩm đoàn không thể chứng minh anh ta phạm tội.
16 năm bị giam giữ biệt lập trong căn phòng nhỏ của trại giam, Mandez đã bị mắc bệnh tâm thần nghiêm trọng, không được điều trị năm này qua năm khác.
Hiện các luật sư của Mandez đang tiến hành điều tra lại vụ án, đặc biệt là dấu vân tay trong vụ việc này nhằm tìm ra thủ phạm thực sự của vụ giết hại Winte
http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/nhung-vu-oan-ky-luc-gioi.html?showComment=1396112092711#c8814522283562924506

Vụ máy đo nộng độ cồn siêu tốc: BÁO VNEXPRESS NHẦM LẪN HAY CỐ TÌNH?

Khoai@


Mình rất bức xúc khi đọc bài của Bá Đô trên VnExpress. Bài báo có tên "Kiểm tra nồng độ cồn bằng máy siêu tốc". Trong bài báo này, không hiểu vô tình hay cố tình "nhầm" mà Bá Đô đưa ra giá của mỗi chiếc máy đo nồng độ cồn là gần nửa tỉ đồng cùng sự mập mờ về nguồn cung cấp máy.

Thông tin trên khiến độc giả phẫn nộ và chĩa mũi dùi vào ngành công an, tạo nên những dư luận không tốt và không đúng về ngành này.

Trưa nay, vào lúc Thứ bảy, 22/11/2014 | 11:38 GMT+7, bài báo đã được đính chính. Giá của chiếc máy đo nồng độ cồn đó khoảng 1.055 USD (tương đương hơn 23 triệu đồng, được ưu đãi giảm 30% so với giá thị trường). 

Bài báo cũng cho biết thêm, Những chiếc máy này được tổ chức Y tế thế giới (WHO) trang bị cho CSGT 5 tỉnh thành trong dự án thí điểm Tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. 

Như vậy đã rõ, lực lượng công an không tự mua máy này, và giá cả của nó cũng không đắt đỏ như bái báo của VnExpress nêu ban đầu.

Bài báo đã được sửa chữa, đính chính, và đó là việc làm đúng. Tuy nhiên, việc đính chính dường như được tiến hành lén lút, và chút văn hóa tối thiểu là xin lỗi bạn đọc cũng không được VnExpress thực hiện. 

Nhiều người cho rằng, chiêu "nhầm lẫn" này chỉ là hành động câu khách tầm thường của VnExpress.

Tham khảo: bài "Kiểm tra nồng độ cồn bằng máy siêu tốc" sau khi đã được sửa bằng cách bấm vào dòng chữ màu đỏ.

Vậy, VnExpress nhầm thật hay cố ý?

Đây là ý kiến của bạn đọc về cái sự "nhầm lẫn" tai hại này:

"Lịt mẹ ló là vậy là phải phạt thằng báo này vì dám đăng tin nhầm lẫn gây hoang mang trong quần chúng nhân dân,trong đó có tôi

Có một sự nhầm lẫn đáng tiếc về giá máy đo nồng độ cồn đăng trên bài báo rất hay của Vnexpress:
Những máy đo "siêu tốc" nêu trong bài không phải do CSGT tự trang bị mà do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trang bị cho CSGT 5 tỉnh trong dự án thí điểm Tuần tra,Kiểm Soát và xử lý vi phạm về nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế. Giá mua là khoảng $1500, không phải 450 triệu như trong bài dưới đây. Tôi đang đề nghị đại diện WHO Việt Nam có thông tin giá chính xác nhất để gửi đến bạn bè và báo VnExpress. 

Việc báo chí làm ăn theo kiểu chộp giật như thế này là hành động ko chấp nhận được,khi mà nhân dân tin vào báo chí thì những lời nói của báo chí là chuẩn mực,nếu đúng thì ko sao. Còn nếu sai có thế gây hậu quả khôn lường làm xói mòn miền tin của người dân đối với những cơ quan công quyền.

Hai ngày qua cộng động mạng xôn xao bàn tán chiếc máy này (trong đó có cả tôi) khi mà nó được 1 tờ báo đem giáo tới gần nữa tỷ nhưng giá của nó thực chất chí có gần 40 triệu.... làm dẫy lên một câu hỏi nghi ngờ rằng nghành công an khai gian đế hướng lợi nhuận hoa hồng này nọ.và sự thật thế nào...? những chiếc máy đó giá Giá mua là khoảng $1500, không phải 450 triệu như trong bài báo đó đưa tin. và những chiếc máy đó ko phải do chúng ta nhập về mà được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trang bị cho CSGT 5 tỉnh trong dự án thí điểm Tuần tra,Kiểm Soát và xử lý vi phạm về nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế.

Cây Đèn Dầu Cái này mình mới phản ứng trong cái "Hội ủng hộ liên ngành 141" đấy
Rất bực cái cách viết stt của thằng Ad hùa theo báo
Giá mình cũng nói luôn rồi đấy, kể cả cái Phiểu trong hình là để "Đo cồn cưỡng bức" đối với mấy người quá say.. còn không là nếu đo ...See More

Dao Le Quoc Tien cái page đó treo đầu dê bán thịt chó mà 

VÌ ĐÂU MÀ CHẬM TIẾN?

Cuteo@

Chỉ cần nhìn vào Lê Khánh Bá Trình và Ngô Bảo Châu - 2 người giỏi Toán nhất đương thời mà thế giới công nhận, là ta sẽ rút ra được nguyên do GIÁO DỤC VN LẠC HẬU !!!

Trong khi Lê Khánh Bá Trình ở lại Việt Nam cống hiến đến khi chỉ còn là ông Tiến Sĩ bình thường lương ba cọc ba đồng...Thì Ngô Bảo Châu đã thức thời sang Tây du học, tiếp cận "Môi Trường Khuyến Khích Sáng Tạo" và đã có được thành công như ngày hôm nay !

Việt Nam đã giành được hàng chục Huy Chương Olimpic....Trong gần 40 năm kể từ chiếc Huy Chương đầu tiên ấy lẽ ra Việt Nam phải có biết bao nhiêu sản phẩm công nghệ và kỹ thuật ra đời tạo những bước tiến nhảy vọt cho nhân loại ở THẾ KỶ 21, thì mới chỉ có NGÔ BẢO CHÂU là "bước ra ánh sáng của nhân loại".

Cùng các giải Robocom khi VN thắng cả Ấn Độ và Nhật Bản thì... Bây giờ Ấn Độ đã phóng tàu vũ trụ đến Sao Hỏa. Nhật Bản đã ứng dụng công nghệ Robot vào cuộc sống khiến cho số "nhân công chân tay" trong các ngành công nghiệp dịch vụ bị thất nghiệp !!! Nhưng Việt Nam vẫn chưa làm được ỐC VÍT đúng chuẩn cho các hãng Ô TÔ đóng nơi sản xuất tại VN, hoặc công nghệ sản xuất ỐC VÍT còn yếu kém hơn người, khiến giá thành ỐC VÍT cao hơn người ta nên để lỡ mất những dây chuyền sản xuất điện tử lớn.

Vậy "nguyên nhân" từ đâu ?

Các bạn có biết rằng:

+ Người phát minh ra hệ thống ATM là người VIỆT NAM
+ Người thu nhỏ chiếc máy vi tính hàng tấn thành chiếc máy tính cá nhân chạy WIN 95 là người VIỆT NAM 

+ Người vẽ đường bay cho tàu APOLO là người VIỆT NAM
Thứ duy nhất cản trở việc học hành của tôi chính là nền giáo dục.
Albert Einstein
và ..."Thứ duy nhất cản trở nền giáo dục của một dân tộc chính là Nền chính trị." 

Một nền giáo dục "ngu dân" sẽ hạn chế và triệt tiêu mọi sự sáng tạo, những cách nhìn đa chiều, quyền tự do đề xuất ý kiến,..v..v. từ đó gia tăng sự "thống trị một chiều" từ Nhà nước.

(trích từ Tuitênlà Lê Hồng Phongthậtmàà)

DANH HIỆU DÀNH CHO AI?

Cuteo@

Giá trị đích thực của danh hiệu và hiện tượng tìm cách để có được các loại danh hiệu như một thứ bảo bối phòng thân, và ra oai với người khác là một thực tế.

Nếu đã và đang làm việc trong các cơ quan nhà nước, hẳn điều này không hề xa lạ với các bạn. Vấn đề là danh hiệu được trao cho những người không xứng đáng, trước sự "đồng tình" của những người lương thiện. 

Dĩ nhiên, những người tử tế, sau vài chục năm công tác, cống hiến mới giật mình nhận ra rằng, mình không có bất cứ danh hiệu nào, trong khi đó, những kẻ "trú mưa, tránh nắng" vẫn là những người có vô số danh hiệu để vươn lên thành người đứng đầu.

Thảm cảnh đó sẽ được khắc họa phần nào trong bài viết sau đây.

Cứ ra ngõ gặp toàn anh hùng lao động?

Nguyễn Công Thảo

VNN - Có lẽ đã đến lúc những vở kịch vụng về cần phải được hạ màn, những “con sâu thi đua” cần phải được cho uống thuốc giải, những danh hiệu cần phải được trả về đúng vị trí.

Đã có nhiều bài báo và quan chức chính phủ từng cảnh báo, bộ phận công chức “cắp ô” sáng đi muộn, chiều về sớm đang ngày càng tăng hay không ít cơ quan có giảm đi một nửa biên chế vẫn vận hành bình thường. Theo công bố năm 2013 của Tổ chức Lao động Quốc tế, năng xuất lao động của công nhân Việt Nam thấp hơn Singapore 15 lần, Nhật Bản 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Với các nước ASEAN, một lao động Malaysia làm việc bằng 5 lao động Việt Nam…

Nghịch lý này khiến cho người ta phải đau đáu nhiều câu hỏi…

Hãy bắt đầu từ phong trào được phát động hàng năm mà bất cứ công chức, viên chức nào cũng biết.

Không thể phủ nhận bản chất ban đầu của hoạt động này là tích cực bởi nó khuyến khích người ta phấn đấu, nỗ lực, sáng tạo trong khả năng tốt nhất của mình. Thi đua vì thế trước hết là với bản thân bởi nó khích lệ người ta khám phá, vượt qua giới hạn bình thường của mỗi cá nhân.

Đâu đó nhiều nơi, thi đua dường như bị đồng nhất với danh hiệu, bằng khen, với lên lương trước thời hạn, thành tích, tăng lương rồi tiến chức… Tấm bằng khen giờ đây trở thành một thứ bảo bối mà không ít người “lao tâm, khổ tứ” muốn kiếm được bằng mọi giá. Điều đáng nói là dường như càng là bộ phận “cắp ô”, người ta càng phải trang trí hồ sơ của mình với càng nhiều danh hiệu thi đua càng tốt bởi thiếu chúng, lí lịch cán bộ của họ sẽ trống trơn đến tội nghiệp.

Trong khi đó, ít người có năng lực thực chất ham hố điều này bởi lòng tự trọng, bởi họ không muốn “xin” những thứ mà họ cho đáng ra nên được cấp trên tự động khen thưởng dựa trên thành tích cá nhân. Hơn nữa, họ thấy cũng chẳng cần phải tô điểm hay chứng minh thêm gì ngoài kết quả làm việc cụ thể của mình.


Đâu đó nhiều nơi dường như trở thành sân khấu cho những màn kịch vụng về đến tội nghiệp bởi người đạo diễn không biết phân vai phù hợp cho các diễn viên của mình. Người xứng đáng thì không đăng kí, mà không đăng kí thì làm sao được xét? Người không xứng đáng thì đăng kí và được xét, vì không xét cho họ thì biết xét cho ai?

Đâu đó nhiều nơi bỗng trở nên “trào phúng” đến quặn lòng mỗi kỳ họp bình chọn danh hiệu. Người ta chả buồn nghe báo cáo thành tích của người đăng kí, người ta thờ ở bình chọn. Cứ 100% hay ít nhất cũng trên 90% phiếu thuận cho những bảng thành tích quá đỗi nghèo nàn, rồi thì lương lại tăng, bậc lại nâng…

Thế là, thay vì thi đua với chính mình, người ta “thi” rồi “đua” với những lá phiếu, những mối quan hệ. Thay vì làm việc, nỗ lực sáng tạo hơn, người ta dành nhiều thời gian cho những toan tính cá nhân, lấy lòng người nọ, thuyết phục người kia. Người ta chẳng ngó ngàng đến chuyên môn của mình, cũng không thèm quan tâm đến việc làm của đồng nghiệp. Như thế cho nó an toàn…

Thế rồi, thi đua dường như biến số đông trở nên “thỏa hiệp” hay “thụt chí” với bản thân. Người ta ngày càng trở nên “vô trách nhiệm” với lá phiếu của mình. Ai cũng tự nhủ thôi thì chả mất gì, cho cơ quan có phong trào, ý kiến này nọ thì lại bị cho là thiếu tinh thần xây dựng, lại bị oán ghét. Thế là người ta dần dần….im lặng với thi đua.

Có đồng nghiệp từng bảo tôi gì mà nghiêm trọng hóa vấn đề như thế. Có tổn hại gì đâu, thôi thì cũng phải có phong trào cho nó vui vẻ, cho có cớ vỗ tay, rồi ăn nhậu cuối năm.

Nhưng tôi cứ ngờ rằng nếu “thi” mãi kiểu này, rồi biết đâu sẽ dẫn đến không ít hệ lụy…

Các doanh nghiệp nước ngoài rồi đây liệu còn dám đầu tư, thuê lao động của ta. Đẳng cấp đã đứng đầu ASEAN, rồi chẳng lâu nữa sẽ là nhất châu Á, không biết chừng rồi sẽ nhất quả đất cũng nên. Khi ấy có khi công nhân xứ mình thất nghiệp hết cũng nên bởi tiền nào mà ng

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhìn nhận: Việc suy tôn, phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng có biểu hiện tràn lan, nhiều trường hợp được khen thưởng chưa phải là tấm gương tiêu biểu, khen thưởng cho người lao động trực tiếp sản xuất, nông dân, công nhân còn ít.

Có lẽ đã đến lúc những vở kịch vụng về cần phải được hạ màn, những “con sâu thi đua” cần phải được cho uống thuốc giải, những danh hiệu cần phải được trả về đúng vị trí.

BÂY GIỜ RÕ MẶT ĐÔI TA

Bây giờ rõ mặt đôi ta…


PNO - Xin mượn câu Kiều của Nguyễn Du để nói về một sự thật vừa được phơi bày trước ánh sáng: khối tài sản kếch xù của ông Trần Văn Truyền - nguyên Tổng thanh tra Chính phủ.

Tổng cộng những căn nhà, căn biệt thự mà ông Truyền không biết có được bằng cách nào lên đến 6 căn “khủng”. Đó là khối tài sản nổi được phát hiện, còn tài sản chìm thì… có trời mới biết nó đang ở đâu.

Nhà đất có liên quan đến ông Truyền ở nhiều nơi được ủy ban Kiểm tra trung ương làm rõ - Đồ họa: V.Cường (Nguồn ảnh: Tuổi Trẻ Online).

Khối tài sản kếch xù ấy, chắc chắn không thể có từ đồng lương công chức nhà nước. Những con mắt nhân dân thừa biết nó từ đâu, và vì sao mà có.

Vấn đề đặt ra ở đây là, tại sao hàng năm cán bộ chủ chốt, đảng viên đều phải kê khai tài sản, vậy mà trong từng ấy năm, các cơ quan hữu trách vẫn không phát hiện những tài sản đáng ngờ của ông Tổng thanh tra.

Chắc có lẽ vì ông ấy là Tổng thanh tra nên biết cách xóa… dấu vết. Chắc có lẽ ông ấy là Tổng thanh tra nên không ai dám thanh tra. Và chắc có lẽ, nhóm lợi ích của ông ấy khi đương quyền “đoàn kết chặt chẽ” nên không ai phá nổi.

Lỗi này, theo tôi có phần của chi bộ quản lý ông Truyền khi còn tại chức. Chi bộ đã quá lơi lỏng cho cán bộ có cơ hội dấn sâu vào sai lầm. Do đó, đến khi về hưu rồi, những chuyện động trời mới được phanh phui.

Tổng thanh tra chính phủ đáng lẽ phải THANH SẠCH –THANH BẦN mới đủ tư cách đi TRA người khác. Đằng này, anh càng tra người khác thì anh càng giàu sụ. Như vậy, thử hỏi anh đã bao lần bắt tay hay thỏa hiệp với cái xấu để góp phần làm nghèo cái đất nước, đã bao lần anh nhắm mắt làm ngơ cho qua những công trình kém chất lượng?… 

Điều này, ông Truyền biết rõ hơn ai hết. Ông có thể qua mặt tổ chức, ông có thể lừa dối nhân dân nhưng làm sao ông có thể qua mặt được chính ông khi ông đối diện với chính mình.

Ngoài ra, góp phần cho sự tha hóa của ông, còn là sự cả nể của những người có trách nhiệm quản lý đất đai, có nhiệm vụ cấp phát những căn nhà trên cho ông. Chắc không có người dân nào đồng tình với một vị có trách nhiệm đứng đầu TP.HCM phát biểu: “UBND TP không biết gia đình ông Truyền đã có nhà khi nhận đơn đề nghị bán nhà thuộc sở hữu nhà nước số 105 Nguyễn Trọng Tuyển (phường 15, quận Phú Nhuận) của ông Trần Văn Truyền” (Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20141122/thu-hoi-nha-dat-ong-tran-van-truyen/675108.html). Thế mà, những chuyện…buồn cười như thế vẫn xảy ra.

Một người dân dù mù chữ, người ta vẫn biết rằng không thể nào với đồng lương của một Tổng thanh tra chưa đến 20 triệu đồng một tháng, mà khi về hưu lại có thể xây dựng một dinh thự còn hơn dinh thự một ông hoàng tại xã Sơn Đông, TP. Bến Tre với tổng diện tích sàn 1.226,61 m2, trên diện tích 16.567,4 m2, tổng chi phí xây dựng 11 tỉ đồng. Và cũng không có cô em kết nghĩa, em nuôi nào tốt đến nổi cho anh 10 tỉ để cất biệt thự. Nếu có, thì ông anh nuôi đã giúp gì mà em nuôi đền ơn “hậu hĩnh” thế.

Ngay tỉnh Bến Tre, nơi quê hương Đồng Khởi của ông Truyền vẫn còn những mái trường ọp ẹp, không có kinh phí sửa chữa, vẫn còn những bà mẹ Việt Nam anh hùng sống một cuộc sống thiếu thốn cho phần đời còn lại của mình…

Vậy mà, có người từng được quê hương nuôi lớn lên, từng nói những lời hay ý đẹp trên diễn đàn Quốc hội, từng có những hành động như một Bao Thanh Thiên nay lộ chân tướng, mà bi kịch là chân tướng ấy như lời ông từng phát biểu: “Song, hợp pháp đến đâu, khi truy nguyên nguồn gốc cũng là tham nhũng. Vì nhờ có chức quyền, anh nắm được quy hoạch, đầu cơ đúng chỗ đúng lúc nên mới mua 1 đồng bán 10, 100 đồng. Biểu hiện tham nhũng rất rõ: một số cán bộ giàu lên nhanh chóng. Căn cứ đồng lương, kể cả việc sản xuất kinh doanh gia đình cũng không thể lý giải được mức sống đó" (lời ông Trần Văn Truyền phát biểu năm 2005, khi đang đảm nhiệm chức Phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng).

Có lẽ từ nay phải dạy con cháu nhớ rằng: khi người ta nói hay, làm đúng ở một thời điểm nào đó, chưa chắc người ấy sẽ mãi mãi nói hay, làm đúng. Có thể sáng một ai đó nói, hành động như thánh, nhưng tối thì lại cư xử như quỷ dữ. Tất cả đều do bản lĩnh của người làm cán bộ. Anh thờ Tổ quốc, thờ nỗi đau khổ của con người thì có lẽ không bao giờ anh xem “quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày” theo nghĩa bóng đầy mai mỉa.

NHÂN TIẾN (TP.HCM)