Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

LỌC VÀ MƯỢT GIỚI THIỆU THƠ DG

Mượt

Biết Phạm Khánh Sơn đã lâu, nhưng chị vẫn không khỏi suy ngẫm mỗi khi đọc những vần thơ của anh.

Thôi em đừng buồn nữa/ Chuyện đã có gì đâu/ Hết thương, thì giải tán/ Vấn vương chi nhức đầu.

Chiều nay anh về vội/ Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi/ Nhớ gì đâu, tóc rối/ Thương gì đâu, xa xôi…

Đọc thơ của Phạm Khánh Sơn, lúc có cảm giác anh như chú bé nhà quê thảng thốt lạc giữa buổi chiều phố thị, lúc lại thấy anh như người chiến sĩ đang gác ngoài biên ải nhớ về người vợ trẻ và đứa con thơ, lúc lại thấy trầm tư như một người đàn ông trung niên đang hồi tưởng về quá khứ chiến trận oai hùng.

Cái tình trong thơ anh cũng như chính con người anh, giản dị mà sâu lắng, chân tình mà rỗng tuếch, thuỷ chung mà cũng chẳng thiếu nét phong tình.

Không những thế, thơ Phạm Khánh Sơn còn mang hơi thở đương đại bởi giằng xé giữa toan tính của miếng cơm manh áo với tâm hồn thi sĩ mong manh. Đó là ẩn ức bi kịch mà kẻ sĩ như anh luôn ẩn giấu trong cuộc sống thường ngày.

Hay, nhẹ mà ngấm, cảm ơn anh, mong anh có thêm những vần thơ hay cho bạn đọc.

Anh là Zái ghẻ DG , bé yêu của chị Mượt. Địt mẹ anh. Hehe.

Nguồn: Mượt Khắm

Lọc

Sự kiện chấn động làng Face khi chùm thơ của anh Dái Ghẻ với nghệ danh Phạm Khánh Sơn, kĩ sư xây dựng, sinh năm 1980 quê Nghệ An được in lên 1/4 trang Tiền Phong Chủ nhật. Những bài thơ mà trước đây dù đang vui vẻ chém gió nhân lúc trà dư tửu hậu thì anh cũng chỉ dám nói sẽ vào hợp tuyển của QUÁN THƠ BỰA. Tỉ dụ như tôi giờ muốn đăng quảng cáo thuốc gia truyền trị bệnh trĩ lên đấy nhẽ phải mất đôi chục củ chứ đùa, hehe.

May mắn thay, cả Tiền Phong online cũng đã đăng thơ anh. Thật chứ tiên nhân chúng nó không chịu đăng thì bao nhiêu fan hâm mộ biết bình ở đâu hay làm sao dám bỏ tiền ra mua về đọc rồi lại cho đồng nát.

Sáng qua anh có nhắn tin cho tôi bảo Lọc có bận mấy thì bận hãy viết cho anh mấy lời bình. Để mấy con nỡm kia nó bình thì còn gì là oai phong lẫm liệt của Trại chủ Lương Sơn Trại.

Tôi định viết thật lòng nhưng mấy lần báo đều không đăng. Nguyên nhân chính là vì cái đoạn này:

"Biết Phạm Khánh Sơn chưa lâu, tôi đã kết ngay cái chất thơ anh. Tự nhiên một cách đầy sắp đặt, giản dị mà vẫn lấp lánh leng keng, chân tình mà đầy sáo rỗng, hehe".

Đúng là cũng khó đăng thật. Lỡ hứa rồi không nuốt lời được nên tôi có viết thế này:

"Hẳn đã phải viết mòn những mỹ từ, hoa ngữ rồi mới lắng ra những câu thơ tình và dung dị như vậy.

Thơ Sơn như thứ rượu quê được ủ bằng men ta và chưng cất kĩ lưỡng. Say, nồng nàn và đầy hậu vị.

Nói như bạn tôi thì nó giản dị như sự thật, như bóng đêm, như bốn mùa, như sống chết.

Phải nghe Sơn ngâm thơ thì mới thấy hết cái vẻ đẹp tâm hồn giàu trí tuệ và tình cảm của anh qua giọng ngâm đầy nội lực và say đắm

Anh chính là một trong những người đi tiên phong khai mở ra một thứ ngôn ngữ mới vượt qua những giới hạn của ngôn ngữ bây giờ".

Sau rồi báo đăng cho tôi hai đoạn đầu vì nâng bi đoạn sau lên hơi cao, qua mẹ cả chiếc khăn gió ấm. Mời anh em ai chưa đọc thì hãy đọc những câu thơ bốc mả của anh Dái, ai đọc rồi thì cùng đọc lại với tôi cho nó thi vị ngày làm việc đầu tiên của năm mới:

"Chiều nay anh về vội
Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi
Nhớ gì đâu, tóc rối
Thương gì đâu, xa xôi...".

Thật chứ nó giản dị và đầy chất đời đến mức mà nhiều lúc tôi cứ băn khoăn tự hỏi hay là đéo phải thơ.

Nguồn: Lọc


Chùm thơ Phạm Khánh Sơn

TP - Chất đương đại nằm ngay trong những dòng thơ không cầu kỳ cách tân của Phạm Khánh Sơn.

Ru con

Đêm ta nằm ru con
À ơi, đoàn quân Việt Nam đi
À ơi, đêm chong đèn ngồi nhớ lại
À ơi, tạm biệt rồi còn đọng mãi
Những nụ hôn bên cửa sổ mùa xuân

Đêm ta nằm ru con
Chân con đập uỳnh uỳnh trên ngực
À ơi, lửa đã cháy ở phía trước
Bốn ngàn năm sao chưa dứt à ơi...

Đêm ta nằm ru con
Tay ta vòng tìm ngực vợ
À ơi những mối tình dang dở
Quay đều thương mãi vòng xe

Đêm ta nằm ru con
À ơi, một giàn thiên lý
À ơi, chân đồi khéo nhé
Kẻo nhầm rồi lại à ơi…

Chuyện đã có gì đâu

Thôi em đừng buồn nữa
Chuyện đã có gì đâu
Hết thương, thì giải tán
Vấn vương chi nhức đầu.

Em hãy về, bên đó
Lại con bế, con bồng
Và hãy cười, như thể
Ngày nao, bước theo chồng

Chuyện đời mà, đơn giản
Anh - cũng như bao thằng
Đàn ông, thời khốn nạn
Buồn gì, chút gió trăng!

Chiều nay anh về vội
Lòng nhẹ tênh, hẳn rồi
Nhớ gì đâu, tóc rối
Thương gì đâu, xa xôi…

Có những chiều về ngang chợ cóc

Có những chiều về ngang chợ cóc
Bâng khuâng muốn tặng em, ví dụ, một đóa hồng
Nhưng cứ đứng bần thần rồi ngại
Chẳng biết vợ mình có chọc mình không?

Anh lặng nhìn những thanh niên trên phố
Chợt thấy lơ ngơ giữa lấp lánh đèn màu
Chúng ngúng nguẩy nào gấu bông, hoa đỏ
Bỗng chợt giật mình, ta có gì cho nhau?

Ôi thời buổi mở cửa ra là khốn khó
Là cơm áo sáng mai, là con cái đến trường
Là nghề nghiệp chông chênh thời khủng hoảng
Là nụ cười gượng gạo buổi nhiễu nhương

Nhẽ nào anh được đổ cho thời buổi?
Và được đổ cho cơm áo gạo tiền
Để mỗi lúc chạm vào vùng lãng đãng
Anh tự huyễn mình, cho phép được quên

Chiều nay, nếu về qua chợ cóc
Nhất định anh sẽ mua, ví dụ, một đóa hồng
Rồi cứ thế, mỉm cười, anh tặng
Mặc kệ em rằng, có chọc hay không…

Cảnh giác: GIÀN KHOAN 981 ĐANG DI CHUYỂN GẦN BIỂN VIỆT NAM

Cuteo@

Một động thái mới gắn liền với họa xâm lăng xuất hiện từ phía Trung Quốc: Giàn khoan Hải Dương 981 đang di chuyển xuống phía Nam, gần vùng biển của ta. Giàn khoan này đã từng hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

Cảnh sát biển Việt Nam xác nhận giàn khoan Hải Dương 981 đang được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên biển Ðông, gần vùng biển của Việt Nam. Cụ thể, giàn khoan này đang di chuyển từ bắc xuống nam biển Ðông và đã đi qua vĩ tuyến 15.

Giàn khoan Hải Dương 981 thời điểm được hạ đặt trái phép tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam

Ngay sau khi nhận được thông tin về việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981, các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đã theo dõi hướng di chuyển của giàn khoan này để có các biện pháp ứng phó kịp thời.

Thông tin bước đầu xác định giàn khoan được kéo sang Ấn Ðộ Dương để thực hiện việc khoan thăm dò theo một hợp đồng với một quốc gia Ðông Nam Á vừa ký kết với phía Trung Quốc. Và việc di chuyển của giàn khoan Hải Dương 981 hiện nay là bình thường, đang đi trên vùng biển quốc tế hướng sang Ấn Ðộ Dương.

HOAN HÔ ANH THĂNG ĐÃ CẢNH CÁO NHÀ THẦU TRUNG QUỐC

Khoai@

Bức xúc trước thái độ thiếu trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã sòng phẳng: "Các anh vì lợi nhuận mà đổi tính mạng đồng bào chúng tôi"

Có lẽ đây là câu nói mạnh mẽ nhất của Bộ trưởng Thăng mà tôi nghe được.

Công trình đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông do nhà thầu TQ là chủ đầu tư, ngoài việc thi công cẩu thả, làm chậm tiến độ, gây ảnh hưởng tiêu cực đến giao thông và mỹ quan đô thị, thì công trình này đã 2 lần để xảy ra tại nạn nghiêm trọng, làm chết người đi đường.

Hậu quả để lại không chỉ đơn giản là thiệt hại về kinh tế xã hội, về tính mạng con người, mà quan trọng là làm mất niềm tin của người dân vào nhà nước. Dưới góc nhìn này, nhà thầu Trung Quốc không khác nào kẻ phá hoại.

Sau khi để xảy ra tại nạn đè bẹp chiếc taxi, ngay đầu năm mới hôm 4/1/2015, lãnh đạo Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có buổi làm việc với Tổng thầu EPC Trung Quốc, nhằm đánh giá lại sự cố vừa xảy ra tại Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông xảy ra hôm 28/12 vừa qua.

Bộ trưởng Thăng khẳng định: Tổng thầu EPC Trung Quốc thiếu năng lực, thiếu trách nhiệm, đơn vị tư vấn giám sát kém cỏi, vô cảm với tính mạng của người dân khi để xảy ra sự cố nói trên

Gay gắt hơn, anh phát biểu: "Mỗi khi xảy ra sự cố các anh lại xin lỗi, hứa sửa chữa nhưng các sự cố nghiêm trọng vẫn xảy ra. Các anh vì lợi nhuận mà đổi tính mạng của đồng bào chúng tôi. Các anh phớt lờ các yêu cầu và cảnh báo của Bộ GTVT".

Đó chính là tâm huyết của người lãnh đạo.

Trước đó Bộ GTVT đã ban hành rất nhiều văn bản nhắc nhở Tổng thầu về quy trình, quy phạm trong khi thi công, đặc biệt là sau khi xảy ra sự cố hồi tháng 11/2014, nhưng EPC vẫn không thực hiện.

Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu thay chỉ huy trưởng công trường, tư vấn giám sát, nhà thầu phụ không đủ năng lực, để đảm bảo tính mạng người dân và chất lượng, tiến độ Dự án. Đồng thời lãnh đạo Bộ này cũng yêu cầu đơn vị có liên quan ký hợp đồng tư vấn giám sát với đơn vị của Việt Nam do Bộ GTVT chỉ định để đảm bảo chất lượng Dự án. 
Dự án này không phải nơi thí điểm để một số cán bộ, kỹ sư thiếu năng lực, trình độ và lương tâm tới làm việc. Do đó phải thay tổng chỉ huy công trường; Thay thế, tăng cường các kỹ sư, cán bộ và những người có trách nhiệm, năng lực, lương tâm sang làm việc tại Dự án
Bộ trưởng Đinh La Thăng gay gắt.
Để đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện cũng như đảm bảo chất lượng, tiến độ Dự án, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu cảnh cáo Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc.

Cũng tại cuộc họp, đại diện Tổng thầu EPC, ông Chu Hằng Vũ, Phó Tổng giám đốc Công ty hữu hạn Tập đoàn Cục 6 Trung Quốc đã nhận lỗi trước sự việc mới vừa diễn ra: "Sự việc đáng tiếc và đau buồn này thuộc trách nhiệm của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp thu, tiếp nhận mọi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Bộ GTVT để giải quyết triệt để tận gốc sự việc, không để xảy ra các sự cố khác".

Ông Chu Hằng Vũ cũng cho biết thêm phía EPC chấp nhận hoàn toàn ý kiến của Bộ GTVT. Đồng thời EPC cũng sẽ thành lập tổ chuyên gia kỹ thuật sang Việt Nam để kiểm tra lại toàn bộ Dự án. Tất cả nhà thầu dọc tuyến để xảy ra sai phạm sẽ bị xử lý. Đối với nhà thầu phụ không theo yêu cầu, không đảm bảo năng lực sẽ bị thay thế.

Tôi tin anh Đinh La Thăng nói được là làm được.

CẦU CHO ANH NGUYỄN BÁ THANH QUA CƠN BẠO BỆNH

"Cầu cho anh Thanh qua cơn bạo bệnh"

(PetroTimes) - Biết tôi công tác ở Đà Nẵng nên mấy hôm nay rất nhiều bạn bè và người thân trong khắp cả nước gọi điện, hỏi thăm về ông Nguyễn Bá Thanh. Không chỉ người dân Đà Nẵng, mà người dân trên cả nước đang hết sức quan tâm đến sức khỏe của ông. Vì sao như vậy?

Đơn giản hai chữ “vì dân”

Đúng như vậy, không phải lúc này ông đang lâm trọng bệnh mà người dân quan tâm đến ông. Còn nhớ năm 2012, khi nghe tin ông sắp ra Hà Nội nhận công tác mới, đại đa số người dân thành phố sông Hàn bùi ngùi, tiếc nuối, cảm thấy trống vắng. Nhiều người lo lắng không biết người kế nhiệm ông sẽ như thế nào…

Tôi đã được dự buổi ông tiếp xúc với gần 2.000 hộ tiểu thương buôn bán ở chợ Cồn và một số chợ lân cận. Thời ấy, các hộ buôn bán ở đây nhốn nháo trước tin thành phố sẽ lấy chợ Cồn để xây dựng Trung tâm thương mại. Là người buôn bán lâu năm tại đó, ai cũng lo sợ về kế sinh nhai của mình sẽ ra sao, nếu không còn chỗ buôn bán, phải chuyển sang chỗ mới. Không khí lo âu, băn khoăn bao trùm lên không gian vốn luôn náo nhiệt và sôi động. Song những toan lo, băn khoăn ấy được giải tỏa ngay sau cuộc tiếp xúc.

Chị Nguyễn Thị Thúy Hạnh, một tiểu thương đã vui sướng nói rằng “tôi cứ tưởng gặp ông Bí thư là khó lắm, ai ngờ ông dân giã và giải quyết nguyện vọng của chúng tôi một cách nhanh chóng như thế…”. Trong buổi tiếp xúc ấy, ông chăm chú lắng nghe là chính, ông không ngắt lời bất cứ ai, dù có người gay gắt, có người nặng lời phê phán. Tôi để ý, ông Thanh không hề khó chịu trước những lời nói gọi là “khó nghe” ấy. Kết luận buổi tiếp xúc, ông nhẹ nhàng nói rằng, chính quyền đã đáp ứng nguyện vọng, bà con cứ yên tâm buôn bán, nhưng tôi chỉ xin nhắc, làm nghề gì cũng vậy, cái tâm cái đức phải để hàng đầu, buôn bán cũng phải có văn hóa, ai dịu dàng chân thật thì được phúc, phúc ấy là khách hàng, ai buôn gian bán lận thì mất khách, nặng hơn thì bị phạt hành chính, nặng nữa thì bị xử lý theo quy định của pháp luật… Lúc đó gần 2.000 tiểu thương rất vui mừng. Song không ít người có những lời “quá đáng” trong cuộc tiếp xúc đã lặng lẽ cúi đầu…

Tôi cũng đã được dự cuộc tiếp xúc cử tri quận Sơn Trà của ông Nguyễn Bá Thanh, vào sáng 26/4/2013. Đây được coi là buổi tiếp xúc cuối cùng của ông trên cương vị Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP Đà Nẵng.

Chị Trần Thị Chính và anh Nguyễn Xuân Trình tại cổng nhà ông Nguyễn Bá Thanh chiều ngày 2/1/2015.

Ngoài việc trả lời thỏa đáng ý kiến cử tri, ông còn “mách nước” cho nhân dân cách xử lý về sự thiếu trung thực của một vài cán bộ thuộc ban quản lý dự án. Ông bảo, tại sao lại có trường hợp anh (Ban quản lý dự án-PV) “thoáng” với hộ này, “ép” hộ kia, vấn đề là ở chỗ ấy “thoáng” chưa hẳn là anh tận tụy vì dân đâu, mà phía sau ấy là có chuyện “đi đêm” đấy; còn anh “ép” tôi, “đì” tôi thì tôi kiến nghị, tôi kiện. Cái ghế anh ngồi coi chừng đổi chủ. Tất nhiên, ông nhấn mạnh, nhân dân có quyền giám sát, quyền được biết, có quyền kiến nghị, nhưng tất cả phải theo quy định, đừng đội đơn vượt cấp làm gì, vừa mất thời gian, vừa mất công sức, có gì cứ điện thoại cho ông.

Bà Nguyễn Thị Vân Lan, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Trưởng ban Dân vận thành phố, nay là Phó Chủ tịch Hội bảo trợ Phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố cho hay, bệnh viện ung thư Đà Nẵng được như ngày hôm nay công đầu thuộc về ông Nguyễn Bá Thanh. Bà Lan kể rằng, sau khi đi thăm quan cơ sở Bệnh viện Ung thư ở TP Hồ Chí Minh, ông Thanh thấy người nhà bệnh nhân phải nằm la liệt ngoài hành lang. Tình trạng ấy không riêng gì ở bệnh viện này, mà ở bệnh viện nào cũng có, ai vào bệnh viện cũng đều thấy cả. Nhưng duy nhất chỉ có ông Nguyễn Bá Thanh là người trăn trở, thấu hiểu và thông cảm với bệnh nhân và cả người nhà của họ. Chính vì vậy, khi xây dựng bệnh viện Ung thư tại Đà Nẵng, ông Bá Thanh đã đưa ra chủ trương xây thêm khu ký túc xá để có chỗ ở cho người nhà bệnh nhân. Không chỉ vậy, ông còn chỉ đạo trích ngân sách, vận động những nhà hảo tâm giúp đỡ thêm, nhờ đó người nhà người bệnh nhân có bữa ăn trong những ngày ở bệnh viện chăm sóc thân nhân của mình. Với tầm nhìn và tấm lòng của mình, ông Bá Thanh chính là người đã san sẻ bớt gánh nặng cho biết bao gia đình, cho biết bao con người không may mắc bệnh hiểm nghèo..

Bà Vân Lan nói: "Dù anh đã ra Trung ương làm việc, nhưng anh vẫn là Chủ tịch Hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh thành phố. Với tinh thần làm việc vì cái lợi chung, với tấm lòng vì dân, thương dân. Tôi tin rằng anh Bá Thanh sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình và tiếp tục chỉ đạo, dìu dắt Hội chúng tôi trong thời gian tới".

Cầu cho ông Thanh qua cơn bạo bệnh

Nhiều ngày qua người dân Đà Nẵng không ai bảo ai nhưng đều có chung một tâm trạng, đấy là sự bồn chồn, lo lắng về sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh. Cách đây mấy ngày, nhiều người dân không chỉ ở quận Liên Chiểu mà ở các quận huyện trên địa bàn thành phố đã về Tịnh thất Bửu Sơn ở đường Đà Sơn, quận Liên Chiểu cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh.

Thượng tọa Thích Quảng Tâm, chủ trì buổi lễ cầu an cho chúng tôi biết, buổi lễ cầu an này không phải do ai đứng ra tổ chức cả. Nhiều ngày qua có rất nhiều phật tử, nhiều người dân khi nghe ông Thanh lâm bạo bệnh đã lo lắng tự động đến đây để thắp hương cầu an cho ông. Buổi lễ được tổ chức kết hợp với lễ cầu siêu cho thân phụ của Thượng tọa là liệt sĩ.

Trước đó, ngay từ tháng 10/2014 khi nghe tin ông Bá Thanh lâm trọng bệnh, nhiều người dân cũng đã đến chùa Linh Ứng ở Sơn Trà lập đàn cầu an cho ông, mong ông sớm bình phục sức khỏe về lo việc dân, việc nước. Có thể nói, tấm lòng của người dân Đà Nẵng đối với ông Nguyễn Bá Thanh là hết sức chân thành, người dân lo lắng cho ông, như lo cho chính người thân của chính mình. Trong mấy ngày qua, chính bản thân tôi cũng như nhiều phóng viên của các cơ quan báo chí khác, lúc thì ở sân bay quốc tế Đà Nẵng, khi thì về địa chỉ nhà riêng của ông. Và tại đây chúng tôi đã gặp rất nhiều người dân thành phố cùng chung tâm trạng.

Chiều ngày 2/1, gặp chị Trần Thị Chính, một thương binh ở gần chợ Hàn Đà Nẵng tại cổng nhà riêng ông Nguyễn Bá Thanh ở đường Cách mạng tháng Tám. Chị Chính hai mắt đỏ hoe, chị bảo: "Tôi hoang mang quá, mấy ngày nay đọc thông tin trên mạng, chẳng biết thực hư thế nào, tôi phải nhờ người chở lên nhà anh Thanh hỏi thăm".

Cũng như chị Chính, anh Nguyễn Xuân Trình, một thời là Phó chủ nhiệm hợp tác xã, khi ông Bá Thanh làm Chủ nhiệm, anh bảo: "Tôi ở quận Cẩm Lệ, mấy ngày nay tôi cứ chừng chừng phóng xe xuống nhà anh Thanh, ở nhà nóng ruột không yên…".


Quang cảnh lễ cầu an cho ông Nguyễn Bá Thanh, tại Tịnh thất Bửu Sơn.

Tại sân bay quốc tế Đà Nẵng, chúng tôi gặp không ít cựu chiến binh, những người lao động bình thường, nghe tin ông Nguyễn Bá Thanh về nước chữa bệnh, ai cũng mong muốn được nhìn thấy ông, ai ai cũng cùng chung suy nghĩ, cùng cầu mong cho ông vượt qua bạo bệnh và sớm bình phục. Ông Chế Đăng Khoa, một cựu chiến binh nói: "Nghe tin ông Thanh về nước chữa bệnh, tôi cùng mấy người bạn ra sân bay, chúng tôi ra đây không phải vì sự hiếu kỳ, chúng tôi ra đây với tấm lòng của một công dân đối với người lãnh đạo để lại nhiều dấu ấn của sự phát triển của thành phố".

Tôi cũng đã gặp anh em trong đội xe gắn máy làm nghề chở khách ở phường Hòa Thọ Tây, mà mọi người quen gọi là xe ôm. Thời ông Bá Thanh làm Bí thư Thành ủy, Đội xe này được ông biểu dương về thành tích giữ gìn an ninh trật tự, anh em trong đội vừa hành nghề kiếm sống, vừa là những đội viên bắt cướp, giữ gìn trật tự an ninh trên địa bàn. Anh Lê Đức Tịnh, một thành viên trong đội nói rằng: "Có lần chúng tôi xem truyền hình trực tiếp từ cuộc họp Hội đồng nhân dân thành phố, anh em chúng tôi sướng rơn khi được nghe chính ông Nguyễn Bá Thanh biểu dương, ông nói với các đại biểu lúc nào rảnh rỗi xách rượu xuống uống với anh em chúng tôi. Anh em bọn tôi không cho đây là chuyện “lời nói gió bay”, mà đấy là tấm lòng của người lãnh đạo đối với người dân, biết rằng ông bận nhiều công việc, nhưng được nghe ông nói vậy là anh em vui lắm".

Anh Tịnh bảo, khi nghe tin ông ra Hà Nội, anh em tụi tôi buồn, thấy trống vắng, anh em bảo nhau vậy là từ nay không được nghe, được xem ông trên truyền hình qua các buổi chất vấn ở các cuộc họp Hội đồng nhân dân nữa. Giờ lại nghe ông lâm bệnh nặng, thú thực ông không phải bà con, ruột rà của bọn tôi, nhưng chúng tôi thực sự lo lắng cho sức khỏe của ông, anh em chúng tôi cầu mong ông sớm bình phục.

Tôi cũng đã được nghe nhiều ý kiến của các nhà đầu tư, trong đó có cả những Việt kiều đang làm ăn tại Đà Nẵng, họ đều nhận xét về ông với một tình cảm mến mộ, ông Nguyễn Bá Thanh là con người của công việc, ông làm việc nguyên tắc, nhưng trong cái nguyên tắc ấy đều có cái tình, ông luôn lắng nghe ý kiến các nhà đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi có thể để các nhà đầu tư làm việc có hiệu quả, chúng tôi thật sự kính trọng nhân cách của ông, nhân cách của một quan chức chính quyền đầy tâm huyết…

Có thể nói, những tình cảm chân thành của các tầng lớp nhân dân thành phố Đà Nẵng và cả nước dành cho ông Nguyễn Bá Thanh là tấm lòng, là niềm tin và cả sự ngưỡng mộ trước một nhân cách; một cán bộ tận tụy với công việc; một con người luôn trăn trở, lo toan cho sự phát triển bền vững của Đà Nẵng; sự tâm huyết xây dựng chính quyền vì dân; sự đau đáu với từng mảnh đời, từng số phận. Cái tình mà người dân dành cho ông xuất phát từ tự đáy lòng. Cuộc sống bình dị và hành động quyết liệt của ông đã lay động hàng triệu trái tim.

Cầu mong cho ông qua cơn bạo bệnh để tiếp tục lo cho dân, cho nước.

Đà Nẵng ngày đầu năm
Đặng Trung Hội (tổng hợp)
Báo Petrotimes

NHIỀU TIẾN BỘ MANG TÍNH ĐỘT PHÁ TRONG QUAN HỆ VIỆT - MỸ

Nhiều tiến bộ mang tính đột phá trong quan hệ Việt - Mỹ

TP - Trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí Việt Nam thường trú tại Mỹ hôm 3/1, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, ông Phạm Quang Vinh, nói rằng, quan hệ hai nước trong năm 2014 đạt một số tiến bộ đột phá, tuy nhiên, nhiều trở ngại vẫn ở phía trước nên còn cả chặng đường để làm sâu sắc quan hệ đối tác toàn diện.

Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao APEC tại Trung Quốc, ngày 10/11/2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Cuộc gặp Cấp cao TPP. Ảnh: TTXVN

Đại sứ Phạm Quang Vinh cho biết, điểm đáng chú ý trong năm 2014 là quan hệ chính trị - ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ tiếp tục được tăng cường với một loạt cuộc gặp, chuyến thăm các cấp giữa hai nước trong năm 2014: Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Tổng thống Barack Obama bên lề Cấp cao APEC, Cấp cao Đông Á; 13 chuyến thăm Việt Nam của các lãnh đạo Quốc hội Mỹ như Chủ tịch thường trực Thượng viện P.

Leahy và các Thượng nghị sĩ J.McCain, B.Cardin, B.Corker....; các chuyến thăm Mỹ của Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị; Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh... Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động trao đổi các đoàn cấp bộ, ngành, địa phương, triển khai 11 cơ chế đối thoại.

Ông Phạm Quang Vinh, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ

Kinh tế tiếp tục là điểm sáng nổi bật trong hợp tác hai nước. Mỹ tiếp tục là đối tác kinh tế và thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Đặc biệt, tổng kim ngạch thương mại hai nước năm 2014 ước đạt khoảng 35-36 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ hơn 28 tỷ USD, tăng 19% so với năm 2013.

Mỹ cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 7 vào Việt Nam với khoảng 700 dự án và tổng vốn gần 10,7 tỷ USD, chưa kể đầu tư của doanh nghiệp Mỹ qua nước thứ 3. Trong khuôn khổ đàm phán chung, hai bên cũng đạt được những tiến triển thực chất trong đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Sắp tới, việc đàm phán này cần tiến tới một TPP bảo đảm phù hợp trình độ phát triển và lợi ích của các bên tham gia.

Hợp tác về khoa học - công nghệ có đột phá mới với việc Hiệp định hạt nhân dân sự 123 chính thức có hiệu lực từ ngày 10/9/2014, mở ra cơ hội lớn cho hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân dân sự. Mỹ tiếp tục cam kết và triển khai hợp tác tích cực giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như các dự án tẩy độc tại những khu vực bị nhiễm dioxin (tổng trị giá 15 triệu USD...), dự án hỗ trợ người bị khuyết tật do hậu quả chiến tranh (7,5 triệu USD)…

Hợp tác an ninh - quốc phòng tiếp tục được thúc đẩy trên cơ sở triển khai Biên bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng (9/2011). Việc Mỹ chính thức tuyên bố bãi bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam được đánh giá cao và Việt Nam đề nghị Mỹ nên sớm dỡ bỏ hoàn toàn, phù hợp khuôn khổ quan hệ đối tác toàn diện hai nước. Hai bên cũng đã trao đổi nhiều đoàn quốc phòng, đáng chú ý là chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên của Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân, tướng M. Dempsey, hồi tháng 8/2014.

Hợp tác trong lĩnh vực cảnh sát biển được mở rộng. Hai bên đang triển khai gói hỗ trợ 18 triệu USD Mỹ dành cho Việt Nam nhằm nâng cao năng lực hàng hải.Việt Nam dẫn đầu về số lượng sinh viên học ở Mỹ trong các nước ASEAN với tổng số hơn 16.000 sinh viên, đứng thứ 8 trong số tất cả các nước có sinh viên đang học tập tại Mỹ. Trong năm 2014, số lượng khách du lịch Mỹ đến Việt Nam tiếp tục tăng, đạt 443.000 lượt khách, đứng thứ 4 trong số các nước có nhiều khách du lịch vào Việt Nam. 

Đối thoại để giải quyết khác biệt 

Đại sứ Phạm Quang Vinh nói rằng, vẫn còn nhiều dư địa để hai bên thúc đẩy hợp tác. Quan hệ hai nước vẫn còn một số khó khăn, nhất là việc Mỹ tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp và rào cản thương mại như áp đặt cơ chế giám sát cá da trơn; áp dụng các chính sách vệ sinh thực phẩm đối với hàng hoa quả, mật ong...

Với những khác biệt đó, Việt Nam chủ trương đối thoại thẳng thắn và hợp tác xây dựng trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau. Vừa qua, có nhiều quan chức chính giới, Quốc hội Mỹ thăm Việt Nam; họ đều đã hiểu thêm về chính sách và sự phát triển của đất nước, trong đó có cả những vấn đề liên quan tự do, dân chủ, nhân quyền.

Về những ưu tiên trong công tác đại sứ trong năm 2015, khi Việt Nam và Mỹ kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, ông Phạm Quang Vinh nói rằng, năm 2015 là một năm có ý nghĩa rất quan trọng, mang tính dấu mốc trong chiều dài quan hệ Việt - Mỹ, nên việc đầu tiên và hàng đầu là triển khai hiệu quả và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam - Mỹ, trên cả 9 lĩnh vực ưu tiên đã được xác định, tạo ra những đột phá mới, dấu mốc mới trong từng lĩnh vực này.

Để tiếp tục huy động sự đóng góp và thúc đẩy gắn kết của cộng đồng người Việt tại Mỹ với quê hương, ông Phạm Quang Vinh nhấn mạnh vấn đề thu hút chất xám của kiều bào, làm thế nào để có những cơ chế, chính sách sử dụng hiệu quả chuyên gia, trí thức Việt Nam ở nước ngoài.

Rất nhiều trí thức người Việt tâm huyết, trăn trở với các vấn đề của đất nước và muốn đóng góp tri thức cho đất nước. Đại sứ sẽ dành nhiều thời gian để gặp gỡ, tiếp xúc, đi các địa phương để lắng nghe ý kiến của bà con cũng như tìm cách tháo gỡ những rào cản còn tồn tại.

CẢNH GIÁC VỚI LUỒNG THÔNG TIN BỊA ĐẶT

Cảnh giác với luồng tin bịa đặt

Fanpage Thanh Niên


Gần đây, dư luận chú ý về việc một số trang web, tờ báo hải ngoại tung ra những thông tin bịa đặt, vu khống, xuyên tạc với suy diễn nguy hiểm nhằm hạ thấp uy tín một số cán bộ lãnh đạo cấp cao của Đảng.

Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông

Đây là chiêu trò không mới của những phần tử cơ hội khi nhào nặn thông tin để “ném đá giấu tay” nhằm phá hoại nhiều mặt. Việc cảnh giác, không tin, không lan truyền những thông tin kiểu ấy luôn cần thiết.

Thông thường, trước mỗi kỳ Đại hội hay Hội nghị Trung ương Đảng, các kỳ họp Quốc hội, các thế lực thù địch thường tung ra nhiều thông tin “hậu trường chính trị” nhằm làm suy giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước. Giữa năm 2012, khi Đảng ta đang đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng thì một số trang mạng “... làm báo” liên tiếp tung ra các thông tin xuyên tạc các chính sách kinh tế vĩ mô, hoạt động tài chính - ngân hàng cùng với các thông tin bịa nhằm hạ thấp uy tín một số vị lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước. Qua đó đã tạo ra dư luận đồn đoán theo hướng tiêu cực, gây hoang mang, lo lắng trong xã hội. Sang năm 2013, rồi từ cuối năm 2014 đến nay, tình trạng vu khống, nói xấu cán bộ cấp cao lại tiếp diễn.

Ngày 29.12.2014 vừa qua, tại hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, vấn đề xử lý thông tin xấu độc đã được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề cập: “Quan trọng nhất là chúng ta chủ động cung cấp thông tin, nêu những điểm tốt, đúng đắn để phát huy, chỉ rõ hạn chế yếu kém, giải pháp khắc phục, đồng thời hạn chế thông tin không chính xác, không có lợi. Trên cơ sở đó tạo sự đồng thuận, nhất trí chung sức, chung lòng thực hiện thắng lợi toàn diện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”.

Trong thực tế, không chỉ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta mà các đại biểu Quốc hội, phần lớn cán bộ, đảng viên và người dân đều nhận diện chân tướng của những trang tin “hậu trường chính trị” như trên. Tại các kỳ họp thứ 6, thứ 8, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều lưu ý các đại biểu Quốc hội thận trọng trước những thông tin “ngoài luồng”, có ý đồ xấu. Và sự thật thì những thông tin đó không đánh lừa được xã hội. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa qua cho thấy, các vị đại biểu Quốc hội đã tỏ rõ “dù ai nói ngả nói nghiêng, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Chính kết quả trong nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành của cán bộ chủ chốt mới là thước đo phẩm chất, năng lực, đánh giá uy tín của họ.

Về mặt lâu dài, cần có các biện pháp ngăn chặn, xử lý những trang mạng xấu độc như trên. Theo trung tướng Nguyễn Quốc Thước, bản chất của các thế lực thù địch không bao giờ thay đổi, chúng ta phải kiên quyết đấu tranh, không mơ hồ, ảo tưởng. Tuy nhiên, cũng không nên quy chung một rọ những người có ý kiến trái chiều với các thế lực phản động. Đối với những người còn có nhận thức khác, cần chủ động tăng cường đối thoại, thông tin hai chiều, cung cấp thông tin đúng đắn, chính xác.

Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí gần đây, nhà báo Hữu Thọ, nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã nhắc đến câu của A.Einstein mà ông tâm đắc, đại ý: Thảm họa của xã hội không phải nằm ở một số kẻ xấu, mà nó nằm ở số đông người im lặng. Mà kẻ xấu thì bao giờ cũng ít hơn rất nhiều so với những người không xấu song im lặng. Nếu toàn Đảng và toàn xã hội làm tốt hơn việc phát huy dân chủ, đấu tranh phê bình và tự phê bình, đẩy lùi những sự “im lặng đáng sợ” thì chắc chắn sẽ không còn đất sống cho các web, blog có nội dung xấu.

Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông đã khẳng định: “Những thông tin vu khống, bịa đặt, xuyên tạc cần được kiểm soát chặt chẽ và có chế tài cụ thể bằng pháp luật vì nó vi phạm đến nhân phẩm, uy tín cá nhân, quyền công dân của người khác”. Mặt khác, TS Nguyễn Thế Kỷ, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho rằng: “Cần phải có một cơ chế cung cấp thông tin thật nhanh và chính xác cho báo chí trong nước; các phương tiện truyền thông trong nước phải đưa thông tin thật nhanh nhạy, hấp dẫn, bổ ích. Khi công chúng được đáp ứng đủ nhu cầu thông tin thì họ không cần phải tìm kiếm ở bên ngoài. Chúng ta cần luôn nhanh chóng nói đúng bản chất sự việc, nói có tính định hướng để công chúng hiểu”.

Nguyên Minh
Nguồn: Báo Thanh Niên

THĂM MẸ (BÒN)


Con về thăm mẹ chiều qua
Làm dăm chục trứng kèm gà đôi con

Vịt tháng mười, mẹ bảo ngon
Vâng, thêm con nữa.. vẫn còn thừa bao
Thôi thế mẹ ra bờ rào
Vặt dăm quả mướp bỏ vào…là xinh./…

Về thăm mẹ biếu được trăm bạc mua quà thì tha đi bao tướng, bòn kinh lên được...Há há há.

Nguồn: Suong Themoi