Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2015

HÃY CỨ CHỐT CỬA, CHỜ CÔNG AN ĐẾN

Khoai@


Lũ kền kền lên tiếng bênh vực người đi sai chỉ vì họ đi xe bé hoặc họ nghèo. Đkm, đó là thói đạo đức giả.

Đã biết bao vụ tai nạn xảy ra, người lái xe mở cửa bước xuống là ngay lập tức bị nện hội đồng đến nhừ tử rồi mới nói đến đúng ai, đéo coi pháp luật ra gì.

Vậy nên, hãy chốt cửa, chờ công an đến.

Gây tai nạn chốt cửa ở trong là quá đúng với thực trạng giao thông Việt Nam bây giờ

Trách ai được? Đến bao giờ còn cái gọi là xe to đền xe bé thì ngày đấy sẽ còn những tài xế bỏ trốn, những người cố thủ. Bởi cái máu côn đồ ăn vào người nhà thì chẳng cần giải thích cũng lôi nhau ra đánh, ra chém được.

Đọc ý kiến của bác Chung Nguyen, thấy cô gái đóng sập cửa xe khi đâm cụ gài 71 tuổi cũng là điều dễ hiểu.

Kẻ thù truyền kiếp của chúng ta, chúng có thể là nam hay nữ, già hay trẻ, xấu hay đẹp, nhưng dứt khoát là phải đi ô tô.

Tôi liên tưởng tới người lái đò sông Đà trong tác phẩm cùng tên của Nguyễn Tuân vung mái chèo đưa con thuyền nhỏ vượt qua ba trùng vi thạch trận, nghe thì dữ dội, nhưng nếu ông được lái xe ô tô chở khách ở Việt Nam ngày nay, chắc ông cũng sẽ phải sớm bỏ nghề.

Ở Châu Âu, luật giao thông áp dụng cả cho động vật, nhưng riêng ở Việt Nam, lệ bất thành văn là xe to phải đền cho xe nhỏ khi gặp tai nạn, điều này có nghĩa là một anh chị cần lao nào đó phóng xe máy đâm vào ô tô đang lưu thông đúng làn đường và tốc độ, thì ô tô vẫn phải đền cho xe máy. Tội duy nhất của họ là sở hữu một phương tiện giao thông xa xỉ ở một đất nước có 70% dân số làm nông nghiệp.

Dân ta, đã có thể làm một việc khiến cả thế giới văn minh lắc đầu thán phục, đó là sang đường vào giờ tan tầm ở Hà Nội hay Sài Gòn. Xe máy và những người đi xe máy giết người hiệu quả hơn bất kỳ một loại máy chém nào của thực dân đế quốc, nhưng bao căm hờn, oán thán luôn được trân trọng trút lên đầu những người sở hữu ô tô.

Ngoại ngữ và tin học có thực sự nên là những ưu tiên nhất trong giáo dục, khi mạng sống chúng ta có thể đơn giản bị tước đi một cách đầy ngẫu hứng, kể cả là sau khi tai nạn đã xảy ra, bởi một thế lực đông đảo, hung hãn, khát máu và hừng hực căm thù tất thảy những người đi ô tô, với lực lượng nòng cốt là người nhà nạn nhân và quần chúng bức xúc đi đường? Liệu có cần dẫn chứng thêm những hiệu ứng đám đông, bầy đàn của cần lao nhảy vào đánh, giết những người đi ô tô khi xảy ra tai nạn, bất kể họ đúng hay sai?

Kinh nghiệm sinh tồn của tôi khi lái xe ở Việt Nam đó là không để thứ gì quý giá ở ô tô cả, từ tư trang đến giấy tờ xe, để khi cần có thể rời xe một cách nhẹ nhàng, gọn gàng trong thời gian ngắn nhất. Một ngày đẹp trời nào đó trên đường phố Hà Nội thiếu bóng cây xanh, một cần lao cua gấp cắt ngang đường cho kịp bữa cơm chiều, hay một nhi đồng đột nhiên nhảy qua dải phân cách cứng xuất hiện sừng sững trước đầu xe, khiến không một loại phanh ABS tốt nhất nào có thể kịp cứu vãn, thì việc nhanh chóng tắt máy, mở cửa chuồn khỏi hiện trường là một việc làm sáng suốt để giữ được tính mạng. Trong trường hợp bị bao vây bởi cần lao hung hãn, hãy khóa cửa xe cố thủ, gọi cứu thương và đợi cảnh sát đến làm việc, nên nhớ, mạng chúng ta mới là quan trọng nhất. Bạn sẽ bị chém chết khi đang làm thủ tục nhập viện cho nạn nhân nếu chở họ đi cấp cứu, đây là Việt Nam, đừng đùa.

Chúng ta không nên bức xúc trước hành vi của người phụ nữ đóng cửa xe không xuống giúp bà cụ 71 tuổi vừa đâm vào xe của chị. Đây là hành động đúng đắn thể hiện kỹ năng sinh tồn đỉnh cao của những người văn minh, nên nhớ, trước khi công an giao thông đến tiếp quản, thì bất kỳ một nỗ lực cứu người nào, cũng có thể được lấy làm bằng chứng cho tội ác ghê tởm của bạn, và họ - người đi đường và người nhà nạn nhân, đại diện cho công lý đường phố, sẽ chẳng ngần ngại xiên cho bạn một dao chết tốt ở ngay hiện trường hoặc xa hơn là cổng buồng cấp cứu.

Các bạn không thể đòi người khác phải có đạo đức, ở Việt Nam lòng tốt nên được dùng đúng nơi, nhất là khi việc cứu người bị tai nạn vẫn còn là một trò chơi sinh tử.

HỒI KẾT CỦA CHIẾN TRANH CHỐNG CỘNG: ÔM TRUNG CỘNG, NIXON GIẾT CHÓ














Mỹ truyên truyền tẩy não nhiều người VN trở thành giống như loài chó sẵn sàng giết người VN để chống cộng chết bỏ nhưng cuối cùng Nixon lại lết sang tàu để kết giao với Trung Cộng, cúp viện trợ cho đàn chó săn ở VN và do đó đã làm cho cái chế độ ngụy quyền tay sai đó phải chết tức tưởi!

Các bạn CC hay thích chê người khác ngu mà không bao giờ biết thử sờ gáy mình! Tôi thường nghe các bạn nói CS lừa dân VN chống Mỹ rồi chẳng được gì cả. Dân tộc VN đã được độc lập này, đất nước VN đã thống nhất sau cả trăm năm chia cắt này. Mấy cái đó là khẩu hiệu kháng chiến đã được hết rồi còn gì? Lừa cái gì?! Cái chuyện được này loại chó săn tay sai tất nhiên không có khả năng hiểu chứ không phải dân VN ngu nhé. Chó săn thì dĩ nhiên không hiểu được độc lập là gì và để làm gì rồi! :v

Chuyện Nixon mò sang tận tàu bắt tay với Mao và cắt cơm cho đàn chó ngoan chết tức tưởi mới là quả lừa thế kỷ! Mỹ hô hào đàn chó săn chống cộng chết bỏ ở VN rồi lại bắt tay với tàu cộng! Dụ ngụy quyền ký Hiệp định Paris với lời hứa tiếp tục viện trợ CC nhưng lại cúp luôn làm đám tay sai quen được nuôi nấng chỉ huy từ A đến Z chới với không biết đường nào mà xoay sở. Dân thì đã trót phản lại mấy đời rồi cho nên không thể dựa vào nữa. 'Đồng minh' khác thì đã theo chân Mỹ bỏ rơi và tránh như tránh hủi! Căn bản là chỉ chờ đến giờ thì chạy thôi. Thế mà cứ cho là mình khôn! :v

Mấy chục năm sau cũng chẳng có cái bài gì mới mà cứ xúi chế độ này phải ôm hẳn chân Mỹ, làm luôn con chó cho Mỹ để được Mỹ bảo vệ! Ngoại giao đa phương, đu dây là ngu! :v Ừ, nếu CS mà 'khôn' như các bạn CC thì cũng đã 'mất nước' lâu rồi nhỉ?! Vụ mấy cái đảo thì cứ bắn hải quân tàu trước cho nó được cớ danh chính ngôn thuận phản công tóm trọn một lần cho sạch hết cả như Hoàng sa thì mới là khôn, là không hèn nhỉ?! :v

Chốt lại trên đời này 'khôn' nhất là cái đám bây giờ vẫn còn kiên trì sủa những khẩu hiệu CC cũ rích được bơm vào não từ thời Chiến tranh Lạnh, trong khi chủ mình đã ăn nằm với tàu cộng bốn mươi mấy năm, buôn bán với nó để giúp nó phất lên, khối CS đã tan rã 25 năm và VN chẳng phải là một nước CS!

Nguồn: Meo Meo

QUAN HỆ VIỆT NAM - HOA KỲ ĐÃ CÓ BƯỚC ĐỘT PHÁ, THAY ĐỔI ĐÁNG KINH NGẠC

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã có bước đột phá, thay đổi đáng kinh ngạc

HỒNG THỦY

(GDVN) - Chuyến thăm Washington của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến vào tháng Sáu này sẽ là bước cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa này.

Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang và Giám đốc FBI James Comey tại Washington, ảnh: Thanh nien News.

Giáo sư Alexander L. Vuving từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á - Thái Bình Dương tại Honolulu ngày 10/4 bình luận trên trang The Diplomat, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có bước đột phá gần đây, một chuyến viếng thăm thể hiện sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương. Nổi lên như một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ Mỹ - Việt đã trải qua bước đột phá trong thời gian gần đây.

Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến thăm Washington của Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang từ ngày 15 đến 20/3 vừa qua. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì xem nó như một hoạt động trao đổi thường xuyên ở cấp Bộ trưởng giữa 2 nước. Nhưng hoạt động của Bộ trưởng Trần Đại Quang trong chuyến thăm này đã vượt xa ngưỡng trao đổi thường xuyên, nội dung các cuộc hội đàm của ông chỉ ra một sự thay đổi về chất trong quan hệ Mỹ - Việt.

Giáo sư Vuving bình luận, không những là người đứng đầu 1 trong 2 bộ mạnh nhất chính phủ, ông Trần Đại Quang còn là Ủy viên Bộ Chính trị. Chuyến công du Hoa Kỳ của ông được cho là nhằm chuẩn bị chuyến thăm nước Mỹ lần đầu tiên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, dự kiến sẽ diễn ra vào tháng Sáu này. Theo ông Vuving, là bất thường đối với một Bộ trưởng khi tướng Trần Đại Quang đã hội đàm với hầu hết các quan chức cấp cao trong chính phủ hoa Kỳ, bao gồm Bộ An ninh nội địa, FBI, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Hội đồng An ninh quốc gia, Bộ Tư pháp và CIA.

Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng có các hoạt động tiếp xúc cấp cao với các nhà lập pháp. Các chủ đề mà ông thảo luận cũng vượt ra ngoài phạm vi của một Bộ trưởng Công an, trải rộng từ quốc phòng, an ninh đến thương mại và đầu tư, nhân quyền. Chuyến thăm của Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng đã củng cố sự ủng hộ của Mỹ đối với Việt Nam trong vấn đề Biển Đông và an ninh khu vực.

Thông qua chuyến thăm Hoa Kỳ của tướng Trần Đại Quang, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã có thông điệp rõ ràng về thái độ với Hoa Kỳ. Ông Quang được chọn để thực hiện chuyến đi chuẩn bị cho Tổng bí thư thăm chính thức Hoa Kỳ là vì ông nhận được sự tin cậy của tập thể các nhà lãnh đạo. Ông cũng là Bộ trưởng Công an đầu tiên của Việt Nam tới thăm Mỹ. Chuyến công du của ông là động thái mới nhất trong một loạt hoạt động tiếp xúc cấp cao đã làm thay đổi bản chất quan hệ Việt - Mỹ.

Trước đó chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đến Hà Nội tháng 7/2012, bà đã hội kiến với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và mời Tổng bí thư thăm Hoa Kỳ. Cử chỉ này cho thấy Washington đã chấp nhận sự khác biệt giữa 2 nước, ý nghĩa lời mời của bà Clinton rất quan trọng. Trên thực tế điều này đã mở cửa cho hợp tác thực chất giữa hai nước.

Chuyến thăm Việt Nam của bà Hillary Clinton đã mở đường cho việc thành lập quan hệ hợp tác toàn diện Việt - Mỹ được chính thức đặt ra một năm sau đó trong hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Barack Obama với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tháng 7/2013. Hai nước cam kết tôn trọng hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đầu tháng 10/2014 Ngoại trưởng John Kerry đã hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và công bố quyết định nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam.

Một trở ngại nữa giữa quan hệ 2 nước đã được gỡ bỏ khi Bộ trưởng Trần Đại Quang thăm Mỹ vừa rồi đã cho biết, Việt Nam cho phép lực lượng gìn giữ hòa bình của quân đội Mỹ được hoạt động tại Việt Nam, giáo sư Vuving cho biết, điều này đánh dấu một sự thay đổi đáng kể.

Phải mất 2 thập kỷ sau chiến tranh, Hoa Kỳ và Việt Nam mới bình thường hóa quan hệ năm 1995. Chuyến thăm Washington của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng dự kiến vào tháng Sáu này sẽ là bước cuối cùng trong tiến trình bình thường hóa này, ông Vuving bình luận. Trong khi đó Trung Quốc đã trở thành yếu tố quan trọng "kéo và đẩy" quan hệ Mỹ - Việt, Việt Nam và Mỹ đang di chuyển gần nhau hơn. Sau Chiến tranh Lạnh, lợi ích chiến lược của Việt Nam và Mỹ đã hội tụ với ưu tiên cao nhất của cả 2 nước là một môi trường hòa bình, ổn định và có lợi cho phát triển kinh tế.

Nỗ lực lâu dài của cả Việt Nam và Hoa Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng trong việc làm giảm nhận thức về mối đe dọa lẫn nhau. Nhưng yếu tố quyết định Hoa Kỳ và Việt Nam trở thành bạn bè những năm gần đây là sự xuất hiện của một mối đe dọa an ninh chung. Hoạt động của Bắc Kinh ở Biển Đông đã làm thay đổi những tính toán chiến lược của cả Hoa Kỳ và Việt Nam, đối mặt với một thách thức rất lớn từ Trung Quốc, cả Hoa Kỳ và Việt Nam đang chuẩn bị giảm nhẹ những khác biệt để tập trung vào lợi ích chiến lược chung.

Ngày nay, quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ về mặt hình thức là quan hệ đối tác toàn diện, nhưng xét về nội dung thì đó là một quan hệ đối tác chiến lược, giáo sư Alexander L. Vuving bình luận. Quan điểm thể hiện trong bài viết là của riêng tác giả, không phản ánh quan điểm của Bộ Quốc phòng, chính phủ Hoa Kỳ hay trung tâm nơi ông làm việc.

http://www.giaoducvietnam.vn/Quoc-te/Quan-he-Viet-NamHoa-Ky-da-co-buoc-dot-pha-thay-doi-dang-kinh-ngac-post157300.gd

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

ĐỌC KĨ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

Ở tây có cái máy dành cho người FA giải toả. Có anh xứ Lừa qua bển cũng muốn thử. Ra cái máy thấy 2 cái lỗ nghĩ mình châu Á bé nhỏ bèn cho vào lỗ bé cho rẻ. Ai dè, te cmn tua.


Khiếu nại ra hãng thì hãng chỉ bảo: Tại anh không "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng". Đó là lỗ gọt bút chì.

Chuyện đại khái thế nhưng diễn ra ở xứ Tây.

Hình minh họa, nhưng không nhất thiết phải khác với sự thật

Ở xứ Lừa có chị khuyết tật đi máy bay. Như những người khác ở xứ Lừa, chị dí vào đọc hướng dẫn sử dụng hay điều lệ vận chuyển. Đến khi, bị dừng dịch vụ (vì chính sự an toàn của mình), chị lại lên báo như thể mọi uất ức, bất công XH đè cmn nén lên một NKT như chị.

Hãng hàng không kia mau mắn xin lỗi và kỷ luật nhân viên.

Vẫn chả yên. Đâu ra lắm người khuyết tật (NKT) bị hàng không giá rẻ áp bức thế hả Giời. Ai cũng lên mạng kể lể. Mà chả ai hé răng là có đọc quy định của hãng hay không.

Lại thử đặt trường hợp là hãng đó cho phép một nhân viên cõng NKT ra máy bay. Tự dưng anh/ chị này ngã cái oạch, văng NKT ra.

Ối giời ơi, các bạn có thể tưởng tượng ra cơn bão truyền thông rồi đấy: Nào là hàng không không tuân thủ quy định, nào là không vì an toàn hành khách, đáng lẽ...

Rồi các nhà pháp chế bàn luận. Các nhà đạo đức bàn luận. Vice car lone chứ đùa à.

À mà thôi. Nói nhiều làm gì. Anh xem Thần tượng âm nhạc đây. Mà nghe nói chương trình này bị Bôn 4T cấm rồi mà.

Xứ Lừa thật là "sáng đúng chiều sai mai vẫn thế". Anh thật.

P/s: Anh chỉ đi Jetstar không đi VJ. Khỏi bảo PR.

Nguồn: Dương Tiêu

TRUNG QUỐC TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ TRONG LĨNH VỰC CHIẾN TRANH MẠNG

Andrei Popescu – ET Romania


Theo trang Washington Free Beacon, chính phủ Trung Quốc đang gia tăng đáng kể khoản đầu tư vào các chương trình chiến tranh mạng, còn các quan chức tình báo Mỹ lại cho rằng việc này nhằm mục đích cạnh tranh với khả năng của các mạng quân sự hàng đầu của Mỹ.

Theo các quan chức Mỹ, việc gia tăng đầu tư này thể hiện qua việc phân bổ lại về lâu dài và trên quy mô lớn các nguồn lực của Trung Quốc. Trung Quốc cùng với Nga được coi là một trong những nước có khả năng tiến hành chiến tranh mạng nhất trên thế giới.

“Chúng tôi có những dữ liệu cho thấy Bắc Kinh đã tăng khoảng 20-30% tiền đầu tư vào lĩnh vực không gian mạng so với những năm trước đây “. Theo tuyên bố của một quan chức Mỹ nắm rõ các chi tiết của chương trình chiến tranh mạng của Trung Quốc, quân đội Trung Quốc có một chiến lược dài hạn để tăng cường nỗ lực trong lĩnh vực này.

Các quan chức Mỹ giấu tên cho biết việc Trung Quốc đẩy mạnh nỗ lực đã được tiến hành sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận ra rằng chương trình mạng quân sự của họ tụt hậu so với Mỹ trong nhiều khía cạnh quan trọng.

Mặc dù không thể tìm ra tổng số tiền mà Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã chi cho chương trình không gian mạng, một số nhà phân tích độc lập đã ước tính rằng số tiền này có thể dao động từ vài trăm triệu đến vài tỷ đô la.

Đảng viên Đảng Cộng hòa Mỹ Mike Pompeo nói rằng Trung Quốc thông qua Quân đội Giải phóng nhân dân đã phát triển một số tính năng mạng phức tạp nhất trên thế giới. “Chính quyền Trung Quốc đã đánh cắp sở hữu trí tuệ có giá trị hàng trăm tỷ USD từ các công ty Mỹ và vẫn tiếp tục hành động trộm cắp này. Người Trung Quốc đã cải thiện khả năng của mình để tiến hành các cuộc tấn công mạng lớn và tiếp tục coi loại vũ khí này như một công cụ thiết yếu trong kho vũ khí của họ”.

Tăng chi tiêu cho lĩnh vực chiến tranh mạng là một phần của chương trình được quân đội Trung Quốc gọi là “chiến tranh thông tin”, vấn đề này thể hiện rất rõ trong ngân sách quốc phòng mới nhất của Trung Quốc được công bố vào đầu tháng 3.

Vào ngày 4 tháng 3, chính phủ Trung Quốc đã công bố chi tiêu quốc phòng năm nay sẽ tăng 10% so với ngân sách năm ngoái, đạt 143,6 tỷ USD.

Tuy nhiên, con số chính thức này chưa tính các chi phí của Trung Quốc cho các lực lượng hạt nhân chiến lược, nhập khẩu vũ khí của nước ngoài, các chương trình quân sự không gian, các chương trình nghiên cứu và phát triển quân sự. Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế ở Stockholm ước tính rằng, trên thực tế, chi tiêu của Trung Quốc trong lĩnh vực quốc phòng có thể cao hơn 55% so với con số chính thức, theo Washington Free Beacon.

Việc mở rộng các chương trình chiến tranh mạng của Trung Quốc đã được tiến hành sau cuộc họp trong tháng 9 năm 2014 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc khi chủ tịch Tập Cận Bình yêu cầu áp dụng một chiến lược chiến tranh thông tin mới.

Theo truyền hình nhà nước Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình đã khuyến khích quân đội thay đổi tư duy cố định về chiến tranh cơ giới để tạo ra một khái niệm về chiến tranh thông tin, khi cho rằng Trung Quốc phải đối mặt với những áp lực ngày một tăng từ các nước khác trong các vấn đề liên quan đến hoạt động gián điệp .

Ngoài ra, ông Tập Cận Bình đã yêu cầu quân đội nước này phải nỗ lực nhiều hơn để chống lại các mối đe dọa phi truyền thống đối với an ninh quốc gia, bao gồm cả các mối đe dọa kinh tế và tăng cường các hoạt động quân sự chung giữa các khu vực quân sự của Trung Quốc để mở rộng khả năng chiến đấu.

Các cuộc tấn công mạng do quân đội Trung Quốc thực hiện vào các mạng máy tính của chính phủ Mỹ và vào khu vực tư nhân đã buộc Bộ Tư pháp Mỹ truy tố 5 hacker thuộc Quân Giải phóng Nhân dân hôm 1 tháng 5 năm 2014.

Trong khi các chương trình chiến tranh và gián điệp không gian mạng của Trung Quốc được giữ bí mật, thì các bài báo của quân đội Trung Quốc lại đưa ra một số dấu hiệu cho thấy chỉ đạo của Bắc Kinh về vấn đề này.

Một tài liệu kỹ thuật được đăng vào ngày 1 tháng 10 năm 2013 trên tạp chí Khoa học quân sự Trung Quốc cho biết “Dự đoán trong tương lai gần rất có khả năng chiến tranh mạng sẽ hỗ trợ hoặc thậm chí thay thế vũ khí thông thường trong các cuộc chiến tranh hiện đại và tương lai”.

Theo Washington Free Beacon, các cuộc tấn công mạng không chỉ giới hạn ở bên quân sự thực hiện, mà còn có cả các hacker thường dân hay định dạng nặc danh tiến hành để đối phó với việc phải trả lời về những cuộc tấn công này.

TOÀN VĂN THÔNG CÁO CHUNG VIỆT NAM - TRUNG QUỐC

Toàn văn Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc


VOV.VN - Hai bên tuân thủ nhận thức chung và nghiêm túc thực hiện thỏa thuận về giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.

1. Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiến hành thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 07 đến ngày 10 tháng 4 năm 2015.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình

Trong thời gian chuyến thăm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; hội kiến với Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ tướng Quốc vụ viện Lý Khắc Cường; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trương Đức Giang; Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh.

Trong không khí hữu nghị, chân thành, hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi Đảng, mỗi nước; đi sâu trao đổi ý kiến và đạt nhận thức chung rộng rãi về việc tăng cường quan hệ hai Đảng, hai nước trong tình hình mới và về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Ngoài Bắc Kinh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm tỉnh Vân Nam.

Hai bên nhất trí cho rằng chuyến thăm đã thành công tốt đẹp, góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh vì lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời góp phần thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

2. Hai bên bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của mỗi nước trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đặc trưng của mỗi nước là sự lựa chọn đúng đắn, phù hợp với lợi ích căn bản của nhân dân hai nước. Hai bên sẽ tiếp tục nỗ lực, học hỏi lẫn nhau, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới của Việt Nam và sự nghiệp cải cách, mở cửa của Trung Quốc phát triển về phía trước, không ngừng tạo sức sống mới cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Phía Trung Quốc đánh giá cao những thành tựu to lớn mà nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã giành được trong việc thúc đẩy toàn diện sự nghiệp đổi mới từ Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng nhân dân Việt Nam sẽ thực hiện được những nhiệm vụ mục tiêu mà Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra, hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Phía Việt Nam đánh giá cao những tiến triển to lớn trong các lĩnh vực mà Trung Quốc đạt được từ Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII đến nay, chân thành chúc và tin tưởng rằng dưới sự lãnh đạo kiên định của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhân dân Trung Quốc nhất định sẽ thúc đẩy hài hòa xây dựng toàn diện xã hội khá giả, đi sâu cải cách toàn diện, quản lý đất nước theo pháp luật toàn diện, quản lý Đảng nghiêm minh toàn diện, thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng thành công nhà nước hiện đại xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, dân chủ, văn minh, hài hòa.

3. Nhân dịp 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhìn lại truyền thống tốt đẹp kề vai sát cánh, ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau của nhân dân hai nước trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc và trong tiến trình thúc đẩy sự nghiệp cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.

Hai bên đã tổng kết những kinh nghiệm và gợi mở quan trọng về sự phát triển của quan hệ Việt - Trung: tình hữu nghị truyền thống Việt - Trung do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Mao Trạch Đông cùng các nhà lãnh đạo tiền bối hai nước đích thân vun đắp là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, cần được quý trọng, gìn giữ và phát huy; hai nước Việt Nam - Trung Quốc có lợi ích chung rộng rãi làm cơ sở cho đại cục quan hệ hai nước, hai bên cần luôn kiên trì tôn trọng lẫn nhau, hiệp thương chân thành, cầu đồng tồn dị, kiểm soát bất đồng; tin cậy chính trị Việt - Trung là cơ sở cho quan hệ song phương phát triển lành mạnh, ổn định, hai bên cần tăng cường thăm viếng và trao đổi cấp cao, từ tầm cao chiến lược, đưa quan hệ song phương phát triển về phía trước; hợp tác cùng có lợi giữa Việt Nam và Trung Quốc mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, góp phần thúc đẩy hòa bình, phát triển và phồn vinh của khu vực, cần tăng cường và làm sâu sắc toàn diện.

4. Hai bên nhấn mạnh, Việt Nam và Trung Quốc sẽ tiếp tục kiên trì nỗ lực thực hiện tốt phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, luôn nắm vững phương hướng phát triển của quan hệ Việt - Trung, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung không ngừng phát triển lên phía trước.

Hai bên nhất trí chú trọng đi sâu hợp tác trong các lĩnh vực sau đây:

- Tiếp tục duy trì truyền thống tốt đẹp tiếp xúc mật thiết cấp cao giữa hai Đảng, hai nước bằng các hình thức linh hoạt, kịp thời trao đổi ý kiến về tình hình quốc tế, khu vực và những vấn đề quan trọng trong quan hệ song phương, không ngừng đi sâu trao đổi chiến lược, củng cố tin cậy chính trị, tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo đối với sự phát triển của quan hệ Việt - Trung.

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của các cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hai Đảng, hai nước như Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt – Trung; thúc đẩy tổng thể hợp tác, điều phối giải quyết các vấn đề, phục vụ cho lợi ích của nhân dân hai nước. Thực hiện tốt “Chương trình hành động triển khai quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc”, thúc đẩy hợp tác thực chất trên các lĩnh vực giữa hai nước đạt tiến triển mới.

- Thực hiện tốt Kế hoạch hợp tác giữa hai Đảng, tiếp tục tổ chức tốt các hội thảo lý luận, thúc đẩy giao lưu hợp tác giữa các cơ quan tương ứng của hai Đảng, tăng cường trao đổi kinh nghiệm về xây dựng Đảng, phát triển kinh tế-xã hội, quản lý đất nước..., đi sâu hợp tác về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Đảng và chính quyền. Tích cực thúc đẩy giao lưu hợp tác hữu nghị giữa Quốc hội Việt Nam với Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc, giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc.

- Thực hiện tốt “Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế - thương mại Việt - Trung giai đoạn 2012 - 2016”, thúc đẩy thực hiện Danh mục các dự án hợp tác trọng điểm và các thỏa thuận hợp tác kinh tế thương mại mà hai bên đã ký kết. Thúc đẩy thương mại song phương tăng trưởng ổn định, cân bằng, bền vững; phía Trung Quốc khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam; hai bên tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng. Thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch... Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư phát triển và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam đến Trung Quốc khai thác mở rộng thị trường. Phía Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cần thiết cho các doanh nghiệp Trung Quốc sang đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

- Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thoả đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh, triển khai có hiệu quả các cơ chế hợp tác và thỏa thuận hợp tác đã ký kết; tăng cường hợp tác về chống khủng bố, phòng chống tội phạm ma túy, tội phạm lừa đảo viễn thông, quản lý xuất nhập cảnh, quản lý biên giới, an ninh mạng...; bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và công dân nước này tại nước kia.

- Mở rộng giao lưu và hợp tác hữu nghị giữa hai bên trong các lĩnh vực báo chí, văn hóa, giáo dục, du lịch và giữa các địa phương hai nước; tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động giao lưu nhân dân như Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt - Trung, diễn đàn nhân dân Việt – Trung; tích cực thúc đẩy công tác thành lập trung tâm văn hoá nước này tại nước kia, tăng cường giao lưu báo chí và thăm viếng lẫn nhau giữa phóng viên hai nước; đi sâu giao lưu hữu nghị giữa các cơ quan nghiên cứu và học giả; thiết thực đẩy mạnh tuyên truyền về tình hữu nghị Việt - Trung, không ngừng tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

- Tiếp tục phát huy tốt vai trò của Ủy ban liên hợp biên giới trên đất liền Việt - Trung, thực hiện tốt các văn kiện về biên giới trên đất liền giữa hai nước; sớm ký "Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác nguồn tài nguyên du lịch khu vực Thác Bản Giốc" và "Hiệp định về quy chế tàu thuyền tự do đi lại tại khu vực cửa sông Bắc Luân"; cùng duy trì bảo vệ sự ổn định và phát triển của khu vực biên giới. Phát huy tốt vai trò của Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới đất liền Việt - Trung; tăng cường xây dựng và quản lý cơ sở hạ tầng cửa khẩu biên giới hai bên, nâng cao mức độ mở cửa hợp tác của các cửa khẩu biên giới hai nước. Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh/khu biên giới hai bên, thúc đẩy cùng phát triển khu vực biên giới 
hai nước.

5. Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả "Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC) và sớm đạt được "Bộ quy tắc về ứng xử của các bên trên Biển Đông" (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; xử lý kịp thời, thỏa đáng vấn đề nảy sinh, duy trì đại cục quan hệ Việt - Trung và hòa bình, ổn định ở Biển Đông.

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.

6. Phía Việt Nam khẳng định kiên trì chính sách một nước Trung Quốc, ủng hộ quan hệ hai bờ eo biển Đài Loan phát triển hòa bình và sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hành động chia rẽ Đài Loan độc lập dưới mọi hình thức. Việt Nam không phát triển bất cứ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập trường trên của Việt Nam.

7. Hai bên đồng ý tiếp tục tăng cường phối hợp trong khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc, APEC, ASEAN - Trung Quốc; cùng duy trì, bảo vệ và thúc đẩy hòa bình, phồn vinh và phát triển của thế giới. Phía Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2017, Việt Nam chúc mừng Trung Quốc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC 2014. Hai bên đồng ý tăng cường hợp tác xây dựng kết nối khu vực, thúc đẩy cùng phát triển trong khu vực.

8. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.

9. Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc về sự đón tiếp trọng thị, chân tình và hữu nghị, trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sớm sang thăm chính thức Việt Nam; Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời./.

VOV
http://vov.vn/chinh-tri/toan-van-thong-cao-chung-viet-nam-trung-quoc-393521.vov

BÁO CHÍ - BÀI HỌC SINH ĐỘNG VÀ CAY ĐẮNG

Cù Thị Thanh Huyền


TNO - Báo chí không vì cộng đồng, vì nhân dân, vì những người bỏ tiền ra mua sản phẩm báo chí mỗi ngày, thì còn vì ai khác?

Cách đây vài tuần, tôi đứng lớp ở một trường đại học, nói với sinh viên về nghiệp vụ truyền thông.

Hôm đó, tôi đã nói với các bạn về truyền thông và báo chí, về sự khác biệt giữa hai khái niệm này, về tôn chỉ mục đích của các cơ quan báo chí, về chuyện báo chí hoạt động vì lợi ích của ai…

Cộng đồng, nhân dân, người đóng thuế, độc giả, người trả tiền… là những từ xuất hiện nhiều trong phần giảng này.

Báo chí không vì cộng đồng, vì nhân dân, vì những người bỏ tiền ra mua sản phẩm báo chí mỗi ngày, thì còn vì ai khác?

Nói như thế là mặc định các cơ quan báo chí cùng chung nhiệm vụ, cùng chung chiến hào - nhiệm vụ vì nhân dân và chiến hào chiến đấu bảo vệ người dân.

Ấy thế mà chỉ ít hôm sau, những cô cậu học trò đang còn trong sáng và hừng hực lửa ấy, lại ngỡ ngàng trước một thực tế mà với các em là vô cùng kỳ lạ. Thực tế ấy khác xa với bài giảng của tôi hôm trước.

Họ thấy cả một đội quân báo chí với sự giúp sức của các nhà khoa học, các cơ quan quản lý và rất nhiều người dân rùng rùng lên tiếng đòi giữ nguyên trạng một khúc sông. Nhưng họ cũng mục kích một lực lượng báo chí khác kiên quyết giữ quan điểm phải lấn, nắn dòng và tận “khai thác” khúc sông ấy.

Cả hai hoặc ngấm ngầm hoặc công khai gây áp lực lên nhau. Nhưng, cả hai đều nhân danh vì cộng đồng, vì nhân dân cả.

Mùa này, có nhiều bạn sinh viên báo chí đang đi thực tập. Mùa này cũng có những bạn vừa mới ra trường, đang chân ướt chân ráo theo các đàn anh, đàn chị học nghề.

Họ thấy gì?

Hẳn là họ không thể không thấy những đồng nghiệp sôi sục tình yêu với từng gốc cây, từng giọt nước từ dòng sông hiền hòa. Hẳn họ cũng nhìn thấy hàng chục phóng viên ngày ngày đeo bám hiện trường, đeo bám các nhà khoa học, các nhà quản lý, đi tìm các tàng thư… để cập nhật tin tức, để mong chặn đứng phi vụ lấn sông này.

Họ nhìn thấy gì nữa? Hẳn không có gì có thể ngăn họ nhìn vào một phía khác, một khoảng lặng mênh mông của báo chí, khoảng lặng mà ở đó nhà báo "đi nhẹ, nói khẽ" đến ngỡ ngàng!

Ngày hôm ấy, tôi cũng nói với các bạn trẻ về mối quan hệ và lằn ranh giữa báo chí và truyền thông xã hội. Rồi đây, bài học tiếp theo của các bạn sẽ là những lằn ranh trong chính nội bộ làng báo. Bài học này những ngày qua đang diễn ra quá sinh động mà dù cay đắng tôi cũng không thể không cùng các bạn luận bàn.