Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

CÓ CẦN CẢM ƠN LÝ QUANG DIỆU?

LâmTrực@


Ngưỡng mộ ai là quyền của mỗi người. 


Đã có nhiều bài viết ca ngợi ông Lý Quang Diệu và sẽ không có gì đáng bàn cãi nếu như họ không đem ông Lý Quang Diệu ra để so sánh với Hồ Chí Minh, hoặc khen ông một cách thái quá, hoặc, tâng bốc ông Lý Quang Diệu lên mây nhằm cố tình khơi mào cho những bình luận vô luân.

1. So sánh

Trong bài: "Tư duy bồi bàn của "Ráo sư" Nguyễn Zăng Tún", nhà văn, nhà phê bình văn học Đông La đã chỉ ra lối "tư duy bồi bàn" của Nguyễn Văn Tuấn trong bài viết Hồ Chí Minh và Lý Quang Diệu: Tư tưởng lớn gặp nhau?. Những phân tích, bình luận của Đông La, quả là không thể chê vào đâu được. 

Đông La Viết: Mọi sự so sánh đều có phần khập khễnh, có sự so sánh hoàn toàn đúng, nhưng người có lương tri, có văn hóa không bao giờ làm cả. Như về tài đánh hơi, không ai bảo ông GSTS Y khoa Nguyễn Văn Tuấn thua loài chó!

Nguyễn Văn Tuấn viết:
Tôi nghĩ quan tâm về giáo dục của ông Hồ ở tầm thấp hơn và địa phương hơn so với tầm của ông Lý. Trong khi ông Lý nói về “university education”, “innovation”, “management”, “global entrepreneuship” thì ông Hồ chỉ nói đến giáo dục trong vai trò xoá nạn mù chữ. Cho đến cuối đời, ông Hồ cũng chỉ nói đến ước mơ “ai cũng được học hành”, chứ ông chưa nghĩ đến cái gì cao xa như giáo dục đại học hay khoa học và công nghệ;
Thật ra, sự khác biệt này cũng không có gì đáng ngạc nhiên, bởi vì hai người có trình độ rất khác nhau. Tôi nghĩ trình độ học vấn và trải nghiệm quốc tế đóng vai trò rất quan trọng trong tầm nhìn và viễn kiến. Người có cơ hội sống và học tập trong môi trường đẳng cấp quốc tế, có dịp tiếp kiến với giới "elite" (tinh hoa), thì gần như tự nhiên, họ có tầm nhìn cao và xa. Còn người không có cơ hội làm việc và sống trong môi trường học thuật tốt thì tầm nhìn của họ cũng hạn chế… Ông bà chúng ta có câu "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là rất rất đúng.
Ông Lý … học từ những trường danh giá bậc nhất trên thế giới. Ông từng theo học và tốt nghiệp luật hạng danh dự từ Đại học Cambridge của Anh… ở London School of Economics, một trường kinh tế lừng danh trên thế giới… Còn ông Hồ, thì do hoàn cảnh đất nước và gia đình, chưa xong bậc trung học, trình độ nói chung còn hạn chế. Ông tiêu ra rất nhiều năm nay đây mai đó làm chính trị, làm cách mạng, hơn là học hành.
Đông La tóm tắt: "Tôi chỉ có thể nói gọn một câu, trên đây là suy nghĩ và so sánh của một kẻ ngu xuẩn, vì một người có tư duy biện chứng và minh triết không ai so sánh như thế. Như người ta không thể so sánh Đức Phật với người thợ sửa tivi rồi cho Đức Phật lạc hậu vì thời đó chưa có tivi".

Một cách khách quan, Đông La viết: "Nếu khách quan đánh giá toàn diện ông Lý Quang Diệu, ông quả là một người tài đức, có nhiều công trạng đối với Singapore, vì thế ông mới được dân Singapore suy tôn, dư luận thế giới coi trọng. Nhưng cũng phải biết Singapore chỉ là một thành phố, từ khi ông Lý nắm quyền không trải qua chiến tranh, ông được toàn tâm, toàn ý xây dựng kinh tế đất nước. Trên thế giới cũng có những nơi, những nuớc nhỏ có nét giống Singapore như Hồng Công, Đài Loan, Thụy Sĩ, Luxembourg, Qatar, Brunei, v.v… cũng rất giầu có. Nếu Sài Gòn cũng là một quốc gia, không chiến tranh, tôi tin là nó phát triển không kém Singapore. Điều này dễ hiểu, nuôi một người tất phải dễ hơn nuôi 100 người. Vì vậy, nếu so với quy mô Việt Nam, ông Lý Quang Diệu chỉ là một tỉnh trưởng làm kinh tế giỏi mà thôi.

Còn Bác Hồ được cả thế giới suy tôn là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, với dân Việt Nam, Bác đã trở thành một vị thánh. Gần đây tôi nghiên cứu nhiều về tâm linh, với khả năng tiên tri của Bác thì tôi thấy Người đúng là một vị thánh. Khả năng tiên tri đó chính là thiên tài, cùng với cái đức cao cả, lòng nhân ái bao la, Bác đã thu phục nhân tâm của cả một đất nước. Chỉ có thế, dân ta từ một kiếp nô lệ, một cổ hai tròng Nhật, Pháp, 2 triệu người chết đói, 1945, đã theo Bác giành lại được nền độc lập. Từ đội quân có 34 người, 9 năm sau, 1954, khi Pháp quay lại, quân dân ta đã đánh tan quân Pháp chính quy tại Tập đoàn cứ điểm kiên cố ĐBP; 20 năm sau, chúng ta lại thắng tiếp Mỹ, một nước giầu mạnh nhất cùng cả một lũ chư hầu, tay sai.

Còn ông Lý Quang Diệu, năm 1961, để thoát sự cai trị của người Anh, ông đã khởi phát chiến dịch đòi sáp nhập Singapore với Malaysia. Ngày 16 tháng 9 năm 1963, Singapore trở nên một phần của Liên bang Malaysia. Như vậy Singapore hết thuộc Anh lại thuộc Malaysia. Khi Singapore bị Thủ tướng liên bang Tunku Abdul Rahman trục xuất ra khỏi Malaysia, trong cuộc họp báo được truyền hình trực tiếp, Lý Quang Diệu đã nức nở: “Đối với tôi, đây là một khoảnh khắc đau thương”. Với một quốc gia, nền độc lập là quý giá nhất, vậy về khoản này xem chừng ông Lý không phải có công mà là có tội".

2. Phải cảm ơn ông Lý Quang Diệu?


Công đức của Lý Quang Diệu đối với Singapore là không phải bàn cãi và người viết entry này cũng rất ngưỡng mộ. Tuy nhiên, bốc thơm một cách mù quáng, thiếu hiểu biết thì không nên. 


Về một trong những nguyên nhân làm nên sự giầu có của Singapore, trên trang Mít sờ tơ Khù Văn Khoằm có đăng một tài liệu có ý độc đáo:
Người ta nói: "trâu bò đánh nhau, ruồi muỗi chết" xem ra không đúng? Khi trâu bò đánh nhau kiểu gì cũng xuất hiện các vết thương và ruồi muỗi được hưởng lợi từ các vết thương đó (các dịch vụ phục vụ chiến tranh).
Trong bài "Thư Lý Quang Diệu gửi Margaret Thatcher về vấn đề thuyền nhân Việt Nam" của Phạm Thị Hoài, có đoạn: "Chúng ta đã biết rằng Lý Quang Diệu ủng hộ sự xích lại gần nhau của Trung Quốc và Hoa Kỳ sau Chiến tranh Việt Nam để kiềm chế ảnh hưởng của Liên Xô. Ông cũng biện bạch cho Pol Pot, rằng Khmer Đỏ là một phương án cần thiết, chẳng qua chỉ bị giới truyền thông cường điệu lên thành ma quỷ. Về xung đột biên giới Việt-Trung, ông cho rằng nếu Trung Quốc không dạy cho Việt Nam một bài học thì giờ này Liên Xô đã bành trướng thế lực ra toàn Đông Nam Á, rằng các nước trong khu vực đều hưởng lợi từ đòn phủ đầu của người Tàu". 

Dẫn ra thế này để thấy, những ai căm thù quân xâm lược Trung Quốc đã cho rằng Lý Quang Diệu là người bạn tốt của Việt Nam và cảm thấy biết ơn ông như nhà báo Trung Bảo (Báo Lao Động) đã viết thì nên nhìn nhận lại vấn đề.


Hãy đọc lá thư mà Lý Quang Diệu trả lời bà Margaret Thatcher về vấn đề "Thuyền nhân Việt Nam" để thấy ông ta nhân đạo như thế nào, và nghĩ gì về Việt Nam:
Ngày 5/6/1979
Thưa Thủ tướng,
Cảm ơn bà về bức thư ngày 30 tháng Năm.
Vấn đề người tị nạn này rất nghiêm trọng và có lẽ sẽ còn tồi tệ hơn.
Tháng trước, tại một hội nghị quốc tế ở Jakarta ngày 15-16 tháng Năm, đại diện Việt Nam đã tuyên bố rằng Việt Nam sẽ cho phép 10,000 người di tản hợp pháp mỗi tháng. Ông ta ước chừng dè dặt là có khoảng 600,000 người muốn ra đi. Phần lớn cho rằng con số ấy có thể lên đến gần một triệu.
Bà có đề nghị tôi thỉnh nguyện chính phủ Đài Loan nhận những người tị nạn trên con tàu "Roach Bank". Vì quan điểm của chính nước tôi trong vấn đề người tị nạn Việt Nam, tôi không thực sự là người thích hợp để đưa ra yêu cầu đó. Chính sách của Đài Loan không khác gì chính sách của Singapore. Tuy nhiên, tôi sẽ đề nghị họ cân nhắc việc đưa ra một ngoại lệ, ngoại lệ duy nhất, cho những người tị nạn trên tàu "Roach Bank". Tôi không lạc quan về kết quả, vì tôi biết rằng nếu họ chấp nhận thì cử chỉ đó sẽ kéo theo hàng ngàn người tị nạn khác.
Tôi tin rằng những tin tức về vấn đề người tị nạn trên truyền thông và từ các phát ngôn viên của các chính phủ phương Tây chỉ làm lợi cho chính quyền Việt Nam. Chú trọng vào những giải pháp có thể đặt ra, chẳng hạn nước nào sẽ đảm nhận những người tị nạn nào và bao nhiêu, truyền thông đã biến họ thành đối tượng cho sự đổ lỗi lẫn nhau giữa các chính quyền phi cộng sản. Các nước này sẽ bảo đảm được quyền lợi của mình hơn, nếu tập trung năng lượng vào việc vạch trần sự bỉ ổi của chính quyền Việt Nam. Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á.­­
Chúng ta phải đẩy họ vào thế thủ. Các nhà lãnh đạo Việt Nam không phải là những kẻ điên rồ vô lý như kiểu Idi Amin. Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh. Chỉ có nguy cơ bị cộng đồng quốc tế ruồng bỏ mới khiến họ phải suy xét lại đường lối hiện tại. Từ giờ đến lúc đó, họ sẽ còn tung ra hàng ngàn người tị nạn mỗi tuần.
Kính thư
Lý Quang Diệu
Thờ ơ, lãnh cảm với các thuyền nhân, và thẳng thừng từ chối tiếp nhận do khác nhau về chính kiến với chính phủ Việt Nam ông Lý Quang Diệu khó có thể tự hào về trái tim nhân đạo của mình.

Nhìn nhận một cách khách quan về Lý Quang Diệu để thấy đúng là ông giỏi. Nhưng cũng thấy một sự thật là không có gì phải cảm ơn ông ta cả. 

Thực tế là Lý Quang Diệu là người thực dụng, bất cứ thứ gì đem lại lợi ích cho Singapore thì cái đó là chân lý. Điều này lý giải vì sao đến cuối đời, ông đã trở thành một người bạn tốt của Việt Nam.


************** Bạn đọc có thể đọc bài "Cảm ơn ông, Lý Quang Diệu" của phóng viên Trung Bảo, đăng tải trên báo Lao Động để thấy cái tâm và cái tầm của một pv hiện đại theo đường link sau:

http://laodong.com.vn/thu-gui-mot-nguoi/cam-on-ong-ly-quang-dieu-310532.bld

Và đây, hình ảnh chụp từ màn hình sẽ cho thấy chân dung cũng như ý đồ của ông PV Trung Bảo:





HỒ CHÍ MINH LÀ NGƯỜI TRUNG QUỐC?

Hồ Chí Minh là người Trung Quốc?

Lâu nay rận nội, rận ngoại thi nhau đào bới lịch sử Trung Quốc, Việt Nam để chứng minh cho bằng được Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, Nguyễn Tất Thành hay Nguyễn Ai Quốc đã bị thủ tiêu với nhân chứng, vật chứng rất là …đâu ra đấy. Mục đích thì ai cũng hiểu, chúng sống chết để tìm chứng cứ chứng minh Trung Quốc thao túng dân tộc Việt Nam biến Việt Nam thành con bài chiến đấu với Mỹ cho Xô – Trung đắc lợi. Thực chất, việc hạ bệ lãnh tụ Hồ Chí Minh cuối cùng cũng chỉ là nhằm chứng minh phủ nhận vai trò của ĐCSVN do Hồ Chí Minh sáng lập ra không phục vụ lợi ích dân tộc, là đảng ngoại bang…

Những năm trước đây, chúng ra sức tung hứng cho một cuốn có tên “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” được dịch từ cuốn sách của người Đài Loan nào đó là hậu duệ của họ Hồ (Hồ Tuấn Hùng, giáo viên đại học ở Đài Bắc) viết, nhận Hồ Chí Minh chính là Hồ Tập Chương. Họ viên Trung Quốc cho in, phát hành sách này công khai, viện bào việc có một ông Phạm Quế Dương, nguyên TBT tạp chí gì đó của quân đội đệ hẳn cái đơn đòi Đảng, Chính phủ phải “xác nhận” và “trả lời trước công luận”. BBC, RFA …làm vài bài viết, phóng sự kiểu “Nhận xét về cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo” (BBC), “Hồ Chí Minh là ai?” (RFA), “Cần làm sáng tỏ các tài liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh” (RFI) … lùa theo tin vịt . Sau đó một số báo chí trong nước công khai các khảo sát về danh xưng, tên gọi của Hồ Chí Minh, một số rận ngoại như Bùi Tín, Vũ Thư Hiên phủ nhận tin vịt lố bịch trên bằng chính mắt thấy tai nghe của họ và cha họ là những thư ký, trợ lý của Hồ Chí Minh, đồng thời trên mạng xuất hiện nhiều bài viết bêu rếu trò lố này, thông tin về Hồ Chí Minh là Hồ Tập Chương tạm thời “chìm xuồng”.

Gần đây, rận lại bắt đầu bu vào thông tin “có thật” trong quá trình hoạt động cách mạng của Người, rằng Hồ Chí Minh là “thiếu tá Hồ Quang”. Dân làm báo làm hẳn bài viết “Thiếu tá Hồ Chí Minh” được lưu hành rộng rãi trên thế giới chống Cộng với khảo sát “bài bản” chứng minh “sự thật lịch sử” mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều khẳng định “Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang”, rằng Hồ Chí Minh “không phải là Nguyễn Tất Thành nhưng giả danh nghĩa của Nguyễn Ái Quốc trong mưu đồ Hán hóa Việt Nam”. Tất nhiên, lần này ông già Phạm Quế Dương lại được đem ra làm “nhân chứng” để bồi đắp cho nghi vấn “Hồ Chí Minh là thiếu tá Hồ Quang” được TQ dựng lên !!!

Sự thực “trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Người qua 4 châu lục, 3 đại dương, đặt chân lên gần 30 nước, làm hàng chục nghề khác nhau. Trong điều kiện hoạt động cách mạng bí mật, Người phải thay đổi họ tên rất nhiều lần. Bất kỳ ở đâu, trong hoàn cảnh nào, Người cũng chỉ có một mục đích như chính Người đã từng nói: “Cả đời tôi chỉ có một mục đích, là phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân. Những khi tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào chốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo là vì mục đích đó”.

Từ Nguyễn Sinh Cung, đến tên gọi Văn Ba khi xuất dương tìm đường cứu nước, rồi trở thành Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, Người đã dùng nhiều tên gọi, bí danh, bút danh khác nhau. Đây là một bằng chứng sinh động nhất về cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi, phong phú của Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới.

Mỗi tên gọi, mỗi bí danh Chủ tịch Hồ Chí Minh dùng phần lớn đều gắn với những sự kiện lịch sử, những bước ngoặt quan trọng trong hành trình cứu nước của Người, trong từng chặng đường của cách mạng Việt Nam đều mang ý nghĩa nhất định. Nhiều bài báo, tác phẩm Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sử dụng bút danh là những tác phẩm lý luận quan trọng, là cẩm nang chỉ đường cho Đảng và nhân dân ta trong mỗi bước đường cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh – Người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và là một nhà báo có một khối lượng bài viết lớn: khoảng 2.000 bài.

Trên cơ sở tài liệu lưu giữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, qua một số sách báo công bố, cho đến nay chúng ta mới tập hợp được 174 tên gọi, bí danh và bút danh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dùng.”

Ngoài tên gọi Hồ Chí Minh (dùng từ 1942), và tên tự Nguyễn Tất Thành, trong cuộc đời mình, Người còn có nhiều tên gọi và bí danh khác như Paul Tất Thành (1912); Nguyễn Ái Quốc, từ 1919); Văn Ba (khi làm phụ bếp trên tàu biển, 1911); Lý Thụy (khi ở Quảng Châu, 1924-), Hồ Quang (1938-40), Vương (Wang) (1925-27, 1940), Tống Văn Sơ (1931-33), Trần (1940) (khi ở Trung Quốc); Chín (khi ở Xiêm La, 1928-30) và được gọi là Thầu (ông cụ) Chín; Lin (khi ở Liên Xô, 1934-38); Chen Vang (trong giấy tờ đi đường từ Pháp sang Liên Xô năm 1923); ông cũng còn được gọi là Bác Hồ, Bok Hồ, Cụ Hồ. Khi ở Việt Bắc ông thường dùng bí danh Thu, Thu Sơn và được người dân địa phương gọi là Ông Ké, Già Thu,. Tổng thống Indonesia Sukarno gọi ông là “Bung Hồ” (Anh Cả Hồ).
Ông dùng 173 bút danh khi viết sách, báo Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn, Nguyễn A.Q, Ng A.Q, Ng. Ái Quốc, N.A.Q, N., Wang, N.K., A.N; P.C. Lin, P.C. Line (1938, Trung Quốc), Line (1938, Trung Quốc), Q.T, Q.TH, Lê Quyết Thắng (1948-50), A.G, X.Y.Z (1947-50), G., Lê Nhân, Lê, Lê Ba, Lê Nông, Lê Thanh Long, L.T., T.L. (1955-69), Trần Dân Tiên, (1946), T.Lan (1955-69), Tuyết Lan, Thanh Lan, Đin (1950-53), Tân Trào, Đ.X (trong chuyên mục “Thường thức chính trị” trên báo Cứu quốc năm 1953), C.B (trên báo Nhân Dân 1951-57), V.K. , K.C., C.K., Trần Lực (1948-61), C.S, Chiến Sĩ, Chiến Đấu, La Lập, Nói Thật, Thu Giang, K.V., Trầm Lam, Luật sư TH. Lam, Nguyễn Kim, K.O, Việt Hồng..v.v.

Với bí danh là Hồ Quang, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận quân phục và phù hiệu Bát Lộ Quân Trung Quốc với quân hàm thiếu tá vào cuối năm 1938, thậm chí có hẳn một sơ yếu lý lịch đầy đủ tất nhiên là “thật 100%” nhưng là được sử dụng trong giai đoạn Người tham dự “Lớp huấn luyện Nam Nhạc thuộc tỉnh Hồ Nam với danh nghĩa “ Hồ Quang – Phụ trách điện đài – 38 tuổi – Quảng Đông – Thiếu tá – tốt nghiệp Đại học Lĩnh Nam – Giáo viên trường Trung học. Biết ngoại ngữ, quốc ngữ”. Tài liệu này được phía Trung Quốc lưu giữ và hiện được trưng bày tại Bảo tàng mang tên “CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI XÂY ĐẮP NỀN MÓNG QUAN HỆ HỮU NGHỊ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC (TRƯỚC NĂM 1945)”


Riết chán Hồ Tập Chương, quay sang Hồ Quang, mai mốt chắc còn gần chục cái tên Trung Quốc khác của Hồ Chí Minh sẽ được đám rận đem ra chưng dụng nốt để luôn nuôi dưỡng được “dư luận” rằng, Hồ Chí Minh là người Trung Quốc theo kiểu nói trăm lần chưa được, nói nghìn lần thì “nhiều người” sẽ tin chúng!?!

Đúng là bản chất của những kẻ “lưu vong” cho dù chúng có sống trên đất đai tổ tiên hay đang lang bạt “tìm đường phục quốc” ở hải ngoại đều không ngai ngùng đổi trắng thay đen, miễn sao lừa bịp được những người nhẹ dạ cả tin, thiếu thông tin mà theo chúng. Bảo sao chúng cứ lừa hết trò nọ nối trò kia suốt 40 năm qua mà vẫn chưa làm nên cơm cháo gì.

Nguyễn Biên Cương

"WE ARE ONE" - THÊM MỘT PHONG TRÀO DÂN CHỦ GIẢ HIỆU

"We are one" – Thêm một phong trào dân chủ giả hiệu

Thời gian gần đây, xuất hiện “chiến dịch” Vận động nhân quyền, tự do, dân chủ cho Việt Nam năm 2015 (2015 human rights, freedom, demoracy for Viet Nam campaign) với khẩu hiệu “We are one” (chúng ta là một). Mục tiêu của “chiến dịch” là sưu tầm đủ 100.000 chữ ký bằng cách đăng nhập vào trang web www.nhanquyen2015.net. Khi đã đủ 100.000 chữ ký, những người đứng đầu phong trào này kêu gọi những người đã ký ủng hộ, rời bỏ bàn phím, xuống đường biểu tình đòi tự do, dân chủ cho Việt Nam!

Thực sự, tôi sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, mang hai dòng máu Việt – Mỹ. Ba tôi sang đây lập nghiệp từ trước những năm 1975. Mặc dù, xa quê nhưng gia đình tôi luôn theo dõi sự phát triển của Việt Nam, xem quê hương đổi mới từng ngày. Trước đây, khi kinh tế gia đình chưa có điều kiện, khi Internet chưa phát triển, chúng tôi thường xuyên đóng góp cho những phong trào tự xưng là đòi tự do, dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Họ tuyên truyền cho chúng tôi một hình ảnh Việt Nam nghèo nàn, lạc hậu, người dân bị đàn áp dã man về mọi mặt, không có tự do dân chủ. Chính vì thế tôi đã chọn học ngành Khoa học Chính trị, với mong ước mang cái gì đó tốt đẹp cho quê hương. Nhưng khi tôi càng học, càng lớn lên, tôi nhận thấy những “phong trào, chiến dịch” đó, không mang lại một lợi ích nào cho nhân dân Việt Nam, thực chất đó là phương tiện kiếm sống của một nhóm người. Khi mâu thuẫn về lợi ích, ăn chia không đồng đều, thì họ nói xấu nhau, bôi nhọ, hạ bệ nhau mà những người này toàn những bậc cha, chú. Họ hưởng welfare (phúc lợi xã hội) không đủ, khi nào thiếu tiền thì họ sẵn sàng hùa theo để kiếm ít tiền tiêu vặt.

Giữa năm 2014 vừa rồi, có một nhóm người vận động đóng một con tàu ra Trường Sa để khẳng định chủ quyền, phản đối Trung Quốc. Nhưng khi nghe toàn bộ những luận điệu của họ, tất cả những người có hiểu biết đều khẳng định, họ bị hoang tưởng về mặt chính trị, hoặc tìm cách đánh bóng tên tuổi mình để kiếm chút tiền hỗ trợ từ những chương trình tuyên truyền của Chính phủ Mỹ.

Đối với đa số bà con Việt kiều ở Mỹ đều đã chán ngán với tất cả những gì họ làm, chúng tôi không còn muốn đóng tiền cho những “dự án, phong trào” trên mây nữa! Tất cả đều là giả hiệu! Chính những người tự xưng là “dân chủ chính hiệu” như Phạm Văn Hải, Lê Công Định qua đây thời gian đầu còn được tiền hô, hậu ủng nhưng khi miếng bánh lợi ích không được như cũ thì tất nhiên, trong chính trị, ma mới phải im lặng và dần mất tiếng! Khi nào cần tiền họ sẽ viết bài, hoặc khi nào có một vấn đề gì đó xảy ra trong nước, các đài truyền hình của người Việt ở bên này “đoái hoài” đến họ thì sẽ cho họ một cuộc phỏng vấn! Nhưng cũng chẳng trúng trật vào đâu.

Quay trở lại chiến dịch “Vận động nhân quyền, tự do, dân chủ cho Việt Nam năm 2015”, điểm qua những cá nhân, những tổ chức tự xưng tham gia phong trào này đều là “những gương mặt thân quen” như Mạng lưới blogger Việt Nam, Hội Bầu Bí tương thân, Bauxit Việt Nam, Dân làm báo, Diễn đàn xã hội dân sự, Câu lạc bộ nhà báo Tự do…, Nguyễn Quang A, Huỳnh Ngọc Chênh, Lê Công Định, Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Phạm Văn Hải…v.v. Thực ra, tên hội thì nhiều nhưng hội viên thì cũng chỉ có một số người đó. Còn có một số người ghi tên và địa chỉ ở nước ngoài, thực chất là tên giả địa chỉ thật, nhưng không phải người đó tham gia, hoặc tên thật địa chỉ giả, hỏi ra cũng không phải người đó tham gia! Và chắc chắn kết cục của “chiến dịch” này cũng giống như các phong trào trước đây, cũng chỉ có nhiêu đó người, lên Internet tung ra “chiến dịch” rồi tự chìm nghỉm và rơi vào quên lãng. Nhưng mục đích của những người này có thể chỉ để kiếm một chút ít từ tiền tài trợ từ các chiến dịch tuyên truyền của Chính phủ Mỹ, hoặc đánh bóng tên tuổi mình, hoang tưởng về mặt chính trị. Tiếc thay, có vẫn có một số bạn Việt Nam trẻ tuổi tiếp nhận thông tin một chiều, thiếu khách quan, vội vã kết luận mà đi ngược lại con đường phát triển của đất nước.

Theo sự phát triển, bất kỳ quốc gia nào đều có hai mặt, những việc chưa làm được và làm được. Nếu như, các nhà “dân chủ” ở Việt Nam hay lấy hình mẫu tự do, dân chủ kiểu Mỹ thì Mỹ cũng có pháp luật, và mọi thứ đều trong khuôn khổ của pháp luật. Hơn nữa, tại Mỹ hay bất kỳ đâu ở châu Âu, luôn có những thành phố bị bỏ hoang sau một thời gian phát triển thịnh vượng vì nó không còn có tác dụng kiếm ra tiền cho các ông chủ dầu mỏ, khai khoáng. Năm 2014, cử tri ở thị trấn nhỏ Cormorant bang Minnesota bầu chú chó Duke 7 tuổi làm thị trưởng; thành phố Hampton bang Florida đứng trước nguy cơ biến mất mãi vì tham nhũng; rồi những thanh niên da đen bị cảnh sát đánh, bắn chết không vì bất kỳ lý do nào…, da đen và da vàng chỉ là sắc dân thứ 2, thứ 3. Như vậy, dân chủ kiểu Mỹ luôn có hai mặt, khuyến khích người ta nói, phát triển cá nhân nhưng tự mọi người phải biết điều đó luôn nằm trong pháp luật. Hơn nữa, dân chủ kiểu Mỹ cũng chứa đựng trong nó những điều “bất ngờ bật ngửa” mà không có nơi nào có.

Việt Nam mấy ngày gần dây, xảy ra hai vụ việc thu hút sự chú ý của là chặt 6.700 cây ở Hà Nội, lấp sông Đồng Nai làm dự án xây nhà cao tầng. Thế là được dịp, các nhà dân chủ tự xưng lu loa lên. Nhưng nếu như bình tĩnh thì có thể nhận thấy, bất kỳ quốc gia đang phát triển nào cũng đều mắc phải những vấn đề khó khăn nhất thời, điều quan trọng là nhận thấy và khắc phục, không mắc phải sai lầm nữa. Trong dịp Tết Ất Mùi vừa rồi, tôi có về Việt Nam, đi về Bến Tre, Cà Mau. Trái ngược với lời kể của ba tôi lúc trước là những căn nhà lụp xụp, ánh đèn dầu leo lét, là những con đường quê lát beton, những mái ngói đỏ, tất nhiên vẫn còn đó những khó khăn, vất vả nhưng tất cả đều tin vào một tương lai tốt hơn. Mong rằng, với nhận thức của mình, các bạn trẻ tại Việt Nam, những người bằng lứa sinh viên năm thứ 3 như tôi hiểu, biết, nhận thức được một cách khách quan. Và một ngày kia, tôi sẽ về Việt Nam làm việc, cống hiến cho quê hương là điều tôi mong ước.

Hoàng Ly (viết từ California)

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2015

MẬT LỆNH GIẢI PHÓNG TRƯỜNG SA

Mật lệnh giải phóng Trường Sa


Trong bức mật lệnh số 990B/TK của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi đến Chính ủy Quân khu 5 Võ Chí Công và Tư lệnh Chu Huy Mân lúc 17h30 ngày 4/4/1975 có nội dung “Nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện gấp rút, nhằm thời cơ thuận lợi nhanh nhất, đánh chiếm các đảo do quân ngụy miền Nam chiếm đóng thuộc quần đảo Trường Sa”.

Trong đó, Đại tướng nhấn mạnh: “Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nếu không hành động sớm sẽ bị nước khác đánh chiếm”. 

Cùng thời điểm này, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân Hoàng Hữu Thái cũng nhận được mật lệnh của Tướng Giáp yêu cầu tổ chức lực lượng thực hiện Chỉ thị của Bộ Tổng tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, tranh thủ thời cơ giải phóng Trường Sa, kiên quyết không để lực lượng nào khác đến đánh chiếm trước. 

Theo đó, Quân chủng Hải quân chọn Đoàn 125 và Đoàn đặc công 126 thực thi nhiệm vụ giải phóng Trường Sa dưới sự chỉ huy của Thượng tá Mai Năng, Anh hùng lực lượng vũ trang sau này là Thiếu tướng Tư lệnh binh chủng đặc công – người đã từng chỉ huy đánh chìm nhiều tàu chiến của địch trên tuyến Cửa Việt – Đông Hà. 

Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Chơn – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 2 Quân khu 5 giao cho Trung tá Nguyễn Thanh Thí – Trung đoàn trưởng Trung đoàn 38 và Thiếu tá, Chính ủy Trần Dược trực tiếp chỉ huy Tiểu đoàn 4 và một bộ phận của Trung đoàn pháo binh 368 phối hợp 3 biên đội tàu hải quân 673, 674, 675 của Đoàn 125 do các anh Nguyễn Văn Đức, Phạm Duy Tam, Nguyễn Xuân Thơm làm thuyền trưởng và Đoàn đặc công 126 từ Hải Phòng vào hợp thành Đoàn C75 do Đoàn trưởng Mai Năng chỉ huy.

Bộ đội đặc công giải phóng đảo Song Tử Tây. Ảnh: Tư liệu lịch sử. 

Sau này Thiếu tướng Mai Năng nhớ lại: “Mặc dù anh em lính đặc công đã chiến đấu và chiến thắng hàng trăm trận đánh với nhiều kinh nghiệm, nhưng tôi trăn trở lo toan khi trao đổi với anh Hoàng Hữu Thái rằng, anh em từng đánh tàu chiến, cầu tàu, cầu cảng… nhưng lần đầu tiên được giao đánh căn cứ trên đảo giữa biển khơi xa khi chưa thông thạo địa hình nên trách nhiệm giải phóng Trường Sa không hề đơn giản”. 

Nghe ông bày tỏ, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân hỏi: “Liệu có đánh được không ?”. Sau vài giây suy nghĩ, ông Năng quả quyết: “Được. Nhưng phải có chiến thuật mới, đó là vừa trinh sát, vừa tấn công hỏa lực. Với 3 biên đội tàu và 250 cán bộ - chiến sĩ, không thể đồng loạt tấn công các đảo, vì thế Đoàn C75 thực hiện phương án đánh chiếm từng đảo”.

Để né tránh tầm kiểm soát của máy bay địch từ trên không, ba biên đội tàu 673, 674, 675 cải trang thành tàu đánh cá của nước ngoài rời cảng Đà Nẵng hướng mũi lái ra Trường Sa. Không có hải đồ từ đất liền ra Trường Sa, chỉ có một la bàn từ, đồng hồ thiên văn, bộ định hướng theo sao trời. 

Khi mới vươn khơi một chặng hải trình đã gặp sóng gió xô đập dữ dội, nhưng với kinh nghiệm của những thuyền trưởng, thuyền phó đã từng một thời chỉ huy những chuyến tàu không số theo đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam, ba biên đội tàu vẫn vượt sóng gió vươn khơi. 

Sau hơn hai ngày đêm tiến quân trên biển, đến 19h ngày 13/4/1975, phía trước mũi tàu là vệt đen hiện rõ dần lên đảo Song Tử Tây. Những chiếc xuồng cao su thả xuống biển khi những đợt sóng lớn xô đập mạnh, nhiều nơi rạn san hô nổi lởm chởm nhưng ba mũi quân của Đoàn C75 vẫn kiên cường tiếp cận mép đảo, bám sát mục tiêu. 

4h30 sáng 14/4/1975, mệnh lệnh tấn công đã được khai hỏa bằng những loạt đạn DKZ. Phía địch có bắn trả nhưng pháo binh của ta dội lửa hỗ trợ kịp thời cho đặc công, bộ binh xông lên chiếm giữ mục tiêu, cờ giải phóng tung bay trên đảo Song Tử Tây lúc 5h sáng cùng ngày. 

Trả lời câu hỏi của Thượng tá Mai Năng vì sao không kháng cự quyết liệt, Trung úy, Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây lúc đó nói rằng: “Nếu có một lực lượng nào khác đến chiếm đảo, chúng tôi sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng. Chúng tôi bàn giao lại đảo cho quân giải phóng vì miền Bắc hay miền Nam cũng đều là người Việt cả”.

Khi biết tin đảo Song Tử Tây đã bị quân giải phóng làm chủ, địch huy động hai tàu HQ-16, HQ-402 và máy bay trực thăng từ Vũng Tàu ra Trường Sa để mở cuộc phản kích, còn trung tâm chỉ huy ở đảo Nam Yết tăng cường phòng thủ. 

Khi nhìn thấy cờ giải phóng tung bay trên đảo Song Tử Tây, hai tàu chiến và máy bay tăng viện đã phải rút lui, trong khi tinh thần sĩ quan, binh lính trên các đảo Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa, Nam Yết, An Bang lâm vào tình trạng hoảng loạn, vội vã chen chân ra tàu chiến, ca nô, xuồng máy để tìm đường rời khỏi đảo trong thời gian sớm nhất. 

Tranh thủ cơ hội thuận lợi, rạng sáng 25/4/1975, các mũi quân của Đoàn C75 tiến lên đảo Sơn Ca. Những tiếng súng bắn trả rời rạc, yếu ớt không ngăn được bước chân của bộ đội đặc công, bộ binh nên gần một giờ sau đảo Sơn Ca đã được giải phóng. 

Khi tiến công vào các đảo An Bang, Nam Yết, Sinh Tồn trong các ngày 27, 28/4/1975, các mũi quân của ta không vấp phải một sự kháng cự nào vì phía địch đã nhận diện thất bại. Đến sáng 29/4/1975, Đoàn C75 đã làm chủ đảo Trường Sa Lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Quân ủy Trung ương giao cho Quân chủng Hải quân và Quân khu 5.

Trong một cuộc tiếp xúc với báo chí, Thiếu tướng Mai Năng – người trực tiếp chỉ huy chiến đấu giải phóng Trường Sa với chức trách Đoàn trưởng C75 đã bày tỏ: “Chúng tôi vô cùng xúc động và tự hào khi nhìn lá cờ giải phóng tung bay trên nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa, lòng cảm phục tài năng và tầm nhìn chiến lược quân sự của Đại tướng Võ Nguyên Giáp – vị tướng huyền thoại”. 

Với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Hải quân nói riêng và Quân đội nhân dân Việt Nam nói chung, cán bộ, chiến sĩ Đoàn C75 giải phóng Trường Sa là những “Yết Kiêu thời đại Hồ Chí Minh”.

Phan Thế Hữu Toàn/Báo CAND

Lịch sử: ĐẶC CÔNG VIỆT NAM PHÁ HỦY ĐÀI RADAR PHÁO BINH 10 TRIỆU ĐÔ CỦA TRUNG QUỐC

Radar Cymbeline được đưa vào biên chế trang bị của quân đội Anh và Liên bang Đức từ những năm 70 của thế kỷ 20, dựa trên quỹ đạo bay của đầu đạn, có khả năng xác định toạ độ của đạn cối trong cự ly 10km, đạn pháo 120mm trong phạm vi 14km, đồng thời có thể theo dõi 20 mục tiêu.

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ khi đó là Casper Weinberger đã trao đổi với phía TQ rằng, loại rada này được rút ra từ trang bị hiện có của quân đội Mỹ, có tính năng ưu việt, và do đó có giá thành khá cao, khoảng trên 10 triệu USD một hệ thống.

FV436 Cymbeline

Hoạt động của radar này đòi hỏi phía TQ phải cung cấp cho phía Mỹ các thông số bản đồ quân sự khu vực tác chiến để nhập vào chương trình của hệ thống. Phía TQ sau khi cân nhắc, đã quyết định cung cấp cho phía Mỹ thông số mật về hệ thống toạ độ khu vực biên giới TQ- VN bao gồm khu vực bố trí sau này thuộc tỉnh Vân Nam và khu vực liên quan trên lãnh thổ VN.

Thời điểm diễn ra trận đánh theo tư liệu phía TQ vẫn còn nhiều mâu thuẫn, có tài liệu nói rằng đó là vào thời điểm ngày 10.6.1984, lực lượng đặc công VN, biên chế 01 tiểu đội, thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, trung đoàn 821 trực thuộc Bộ tư lệnh đặc công, (tài liệu khác lại cho rằng lực lượng tham gia thuộc trung đoàn 198 đặc công). Vạch kế hoạch cho hoạt động xâm nhập lần này là Phó Trung đoàn trưởng thiếu tá Trần Minh Hưng (sau được phong trung tá, Trung đoàn trưởng). Hoạt động của tiểu đội đặc công diễn ra cùng với thời điểm trấn tiến công của trung đoàn 14 (sư 313) vào điểm cao 662,6. Lực lượng xâm nhập lợi dụng khu vực tiếp giáp giữa đội hình phòng ngự của Sư 40 và trung đoàn 15 biên phòng TQ, đã tấn công vô hiệu hoá trận địa radar, trận địa cối 160 và ban chỉ huy trung đội 9 thuộc trung đoàn 122 bố trí tại Ba Tiêu Bình (Đông Sơn, Bát Lý Hà) phía cánh trái Lão Sơn (tên VN là Núi Đất?). Trận tập kích diễn ra trong khoảng 10 phút.

Tài liệu thứ 2 cho rằng: lúc 23 ngày 04.7.1984, một tiểu đội thuộc trung đội 7, tiểu đoàn 406, đoàn đặc công 821 VN, xâm nhập vào đất TQ qua khu vực gần điểm cao 1134, ngày 05 đã đến địa điểm tập kết là hang núi Bạch Thạch (sau trận tập kích, khi điều tra đã lính TQ đã tìm thấy điểm tập kết này), tiểu đội đã trụ lại thực hiện quan sát trong một ngày đêm. Khoảng 0h30 ngày 06.4, tiểu đội để lại một tổ trụ lại cảnh giới, tiếp ứng, số còn lại chia làm 4 mũi tiếp cận mục tiêu; hướng tiến công thứ nhất: tập kích vào trận địa cối 160, và trận địa của tiểu đội 3, thuộc trung đội 9, trung đoàn 122, sư 41; trên hướng thứ hai: từ cánh trái tập kích vào trận địa rada. Lúc 02h30, hiệp đồng cùng nổ súng, lúc 02h40 trận chiến kết thúc. Phía TQ: chết 10, bị thương 49; phía VN: hy sinh 1, bị thương 10 (?). Đặc công VN sau đó rút lui theo đường cũ. Kết quả điều tra sau này của phía TQ cho thấy, lính TQ hoàn toàn bị động trước đòn tấn công, một phát hiện nữa là trong đêm hôm đó, 1 lính TQ sau khi hết ca gác đã gọi người gác ca sau, người này ậm ừ nhưng lại không dậy gác tiếp, bị trí gác bỏ trống…

TQ cho rằng trong trận tập kích này lực lượng đặc công VN sử dụng vũ khí là lựu đạn, mìn định hướng, tên lửa cá nhân, các trận địa quân TQ gần đó cứ ngỡ rằng tiếng nổ ban đêm là do pháo VN tập kích…Bình luận về trận chiến, phía TQ nhận xét: “Trận tập kích này, từ hoạt động chuẩn bị chiến đấu, chiến thuật vận dụng cho tới sử dụng vũ khí, đáng được gọi là tác phẩm kinh điển về nghệ thuật tập kích, gây thiệt hại nặng cho đối phương, đồng thời đã che giấu được ý đồ tác chiến, đến sáng ngày mồng 6, binh lính ở trận địa bên cạnh vẫn cho là bị VN bắn pháo trong đêm”.

Sau trận tập kích, phía TQ ráo riết tìm cách xác định lực lượng tấn công, từ kết quả chặn thu liên lạc vô tuyến điện của VN, TQ đưa ra kết luận vụ tập kích diễn ra khá tình cờ, minh chứng là trên liên lạc vô tuyến điện phía VN báo cáo lên cấp trên đã phá huỷ một trạm thông tin liên lạc của quân TQ, không biết là đã phá huỷ 1 hệ thống radar hiện đại bậc nhất lúc bấy giờ.

Một số phản ứng của TQ sau trận tập kích: 

Sau khi hệ thống rada này bị phá huỷ, với mức độ nghiêm trọng của sự vụ, chỉ huy mặt trận đã phải trực tiếp báo cáo lên Đặng Tiểu Bình (Chủ tịch Quân uỷ Trung ương). Kinh ngạc trước khả năng xâm nhập tác chiến của đặc công Việt Nam, Bình "lùn" đã nhấn mạnh với viên chỉ huy mặt trận: Đặc công VN ghê gớm vậy sao ? Vậy đặc công của ta thì sao ? Đặc công của ta thì làm gì? 

Phòng tác chiến Bộ tổng tham mưu ngay trong đêm đã phải bàn bạc, vạch kế hoạch tổ chức lực lượng trinh sát đối phó với đặc công VN. Một số thay đổi sau đó là: 

(1) Rada chỉ thị pháo dự bị được đưa vào thay thế;

(2) Bắt đầu từ tháng 7.1984, TQ chọn lựa lực lượng tinh nhuệ từ quân khu Vũ Hán (sau sát nhập vào quân khu Quảng Châu), quân khu Quảng Châu, QK Thành Đô, QK Tế Nam, lực lượng lính đổ bộ đường không, QK Tân Cương, QK Lan Châu, ĐQK Bắc Kinh, QK Thẩm Dương để thành lập 5 đợt bao gồm tổng cộng 15 đại đội trinh sát cấp trung đoàn đưa lên biên giới Trung- Việt hoạt động, hoạt động của lực lượng này diễn ra liên tục trong 5 năm sau đó. Lực lượng ban đầu tổng số khoảng trên 1000 lính. Trong số này có Tham mưu trưởng đại đội trinh sát thuộc Quân đoàn 54, sau này được phong Trung đoàn trưởng Trung đoàn 483, được cho là có rất nhiều thành tích trên chiến trường VN.

Theo Đơn vị tác chiến điện tử

QUÂN ĐỘI VIỆT NAM: NHÌN TỪ BÊN TRONG

Phóng sự hình đặc biệt (Xem Videoclip ở cuối bài)

Phóng viên Ivan Mikhailov (Truyền hình quân đội Belarus)

Đây là hoạt động hợp tác bình thường đã được lên kế hoạch từ trước nhằm giới thiệu hình ảnh quân đội Việt Nam tại Belarus và quân đội Belarus tại Việt Nam.

Chúng tôi rã băng (lượt dịch) sang chữ viết. Để tiện theo dõi, ở mỗi đoạn chúng tôi có để thời gian tương ứng với thời gian (tương đối) trong băng hình. Số trước dấu chấm (.) là phút, hai số sau là giây.

0.02 Việt Nam. Một đất nước ở Đông Nam Á. Có Lịch sử phong phú, văn hóa nổi bật, những truyền thống lâu đời, sự phát triển nhanh chóng. Đứng thứ 13 trên thế giới về dân số, và thứ nhất trong khu vực của họ về quân số lực lượng vũ trang. Nhóm quay phim của chúng tôi có cơ hội được nhìn Quân đội Việt Nam từ bên trong. Ivan Mikhailov với sự hỗ trợ của Trung tâm Truyền hình và Truyền thanh Quân đội thuộc Bộ Quốc phòng Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

0.54 Quân đội Nhân dân Việt Nam bao gồm lục quân, phòng không và không quân, hải quân và lính thủy đánh bộ có quân số gần 500 ngàn người. Hiện nay đó là quân đội đông nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Lục quân được tổ chức thành 7 quân khu và 4 quân đoàn; phần lớn các chiến sĩ nhập ngũ theo nghĩa vụ quân sự. Thời hạn phục vụ trong quân ngũ từ 18 đến 36 tháng tùy thuộc vào binh chủng và học vấn của người lính. Thí dụ trong hải quân thì thời hạn phục vụ ba năm, còn trong lính thủy đánh bộ thì chừng hai năm. Nhưng để trở

Màn hình: Đại tá Nguyễn Duy Định, lữ đoàn trưởng lữ đoàn lính thủy đánh bộ 147 
Chỗ này tiếng Việt nói:
Hiện nay chúng tôi đang... 

1.34 Nhưng mà phần thuyết minh tiếng Nga thì nói thế này:
Chúng tôi có những đòi hỏi rất nghiêm ngặt đối với tân binh vào binh chủng này. Trong đó không chỉ là những yêu cầu về trạng thái sức khỏe, mà còn cả về tâm lý, đạo đức nữa. Chúng tôi đặc biệt lưu ý đến động cơ của những thanh niên trẻ, tới việc họ có sẵn sàng vượt qua những khó khăn hay không.

2.07 Các chiến sĩ gia nhập vào lực lượng lính thủy đánh bộ sau giai đoạn huấn luyện quân sự ban đầu tại các trường của các binh chủng khác. Nằm trong thành phần Hải quân, các chiến sĩ lính thủy đánh bộ luôn ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao, vũ khí trang thiết bị ở các lĩnh vực này thường xuyên được hoàn thiện. Thí dụ hiện nay bên canh súng AK ở đây sử dụng thí điểm súng Galil của Israel cỡ đạn 5,56.

Hiện nay quá trình trang bị lại vũ khí đang diễn ra tích cực không chỉ ở lữ đoàn của chúng tôi, mà trong toàn bộ quân ngũ. Mặc dù vậy, chúng tôi không đặt cược vào một vài mẫu, mà tập trung vào việc huấn luyện chiến sĩ trong tổ hợp. Trong quá trình phục vụ trong quân đội các chiến sĩ làm quen với các loại trang bị khác nhau.

Huấn luyện chiến đấu tích cực - đó là tấm cạc - vidit không chỉ của lính thủy đánh bộ mà còn của cả lực lượng phòng không. Phần lớn trang bị của lực lượng này là các tên lửa phòng không của Liên Xô và Nga sản xuất.

3.14 Những trang bị này thuộc thành phần Trung đoàn phòng không Hà Nội, hầu như tất cả đều cơ động. Các tổ hợp cơ động này chỉ trong vòng vài phút có khả năng sẵn sàng bảo vệ bất kỳ khu vực định sẵn nào. 

Kiểm tra sẵn sàng chiến đấu số một trong bộ phận này tiến hành gần như hàng ngày, mặc dù không có phóng đạn thật. Tuy nhiên chẳng bao lâu nữa thì nhược điểm này sẽ được khắc phục. 

Màn hình: Vũ Hùng Kiệt (chắc thế)
Trưởng khoa huấn luyện đặc biệt

Chúng tôi dạy các học viên sử dụng thành thạo tất cả các loại vũ khí. Chúng tôi cố gắng bồi dưỡng trí thông minh sắc sảo và mong muốn tự hoàn thiện mình của họ.

Màn hình: Phạm Văn Trung
Chỉ huy đơn vị

3.37 Mặc dù tổ hợp S300 là khá phức tạp, nhưng chúng tôi cố gắng làm chủ nó một cách đầy đủ. Trong việc này, các phong trào thi đua có ý nghĩa lớn, khi mà chúng tôi có thể trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị khác, và thể hiện khả năng tối đa của mình. 

4.16 Các tổ hợp phòng không được hiện đại hóa liên tục. Một phần các công việc được tiến hành tại các viện nghiên cứu và các xưởng máy. Trong các vấn đề hiện đại hóa sâu thì có sự trợ giúp của các chuyên gia từ các nước khác, trong đó có cả Belarus.

CỜ MỸ BỊ CẤM TRONG TRƯỜNG HỌC MỸ - VÌ AN TOÀN TẬP THỂ

Cờ Mỹ bị cấm trong trường học Mỹ - vì an toàn tập thể !

From: "Mike Wilson" 
Date: 3/31/15 5:50 am

Tùy hoàn cảnh mà cho phép tự do ngôn luận nếu tự do ấy khích động bạo lực tập thể thì chính tự do ấy cũng bị cấm ngay trên đất Mỹ bởi tòa án địa phương với sự im lặng toa rập đồng lõa của Tòa Án Tối Cao !!!

Mặt khác, chính sách ngoại giao của Mỹ là thúc đẩy và xúi giục tự do không giới hạn tại các nước khác để lấy cớ nhúng mũi vào chính trị nội bộ bản địa và cài cắm tay sai, lật đổ chế độ.

Đấy là tiêu chuẩn kép, là chính trị hai mặt ...!

Quốc dân ta phải hiểu rõ như vậy.

(Xem bản tin dưới đây)

Supreme Court turns down American flag ban case


On Monday morning, the United States Supreme Court refused to hear a case from California that allowed a public school to ban American flag apparel worn by students.